Chương Trình : 30/4 Quê Hương và Nỗi Nhớ ...
#1
Music 
[Image: qhvnnVB2.png]

MC: Green Grass
Ban Biên Tập: Green Grass, YêuAnhDạiKhờ, Rosie, NgạiDạn
Ban Kỹ Thuật: BaEch, Lãng, QueXua



Lời Giới Thiệu Chuơng Trình - YêuAnhDạiKhờ




Thân mời các bạn đón xem và cùng tham dự 
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#2
[Image: conduongquehuong.jpg]

Nằm bên bờ Thái Bình Dương, giải đất uốn cong hình chữ S với tên gọi đất Việt, quê hương yêu dấu thân thương. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, con đuờng Cái Quan đưa chúng ta, những người sống vạn dặm xa Việt Nam, về thăm lại Quê Hương gần gũi xa xưa ấy. Việt Nam của chúng ta vẫn nơi đó, tình nguời vẫn đong đầy. Từ Hà Nội ngập tràn Nỗi Lòng Người Đi, con đuờng Cái Quan đưa chúng ta vào Huế.  Một thi sĩ đã cảm xúc diễn tả, "Phải đi trong cơn mưa của cố đô, mới cảm nhận được nét thơ mộng của xứ Huế và nét thiết tha của Mưa Trên Phố Huế ".

Giữ mãi trong lòng hình ảnh cuộc tình của Huế Xưa, bước chân đầy vấn vương rời xa miền Trung. Chúng ta đi thăm những nơi danh lam thắng cảnh của xứ sương mù Đà Lạt với cảm giác Thương Về Miền Đất Lạnh. Gần Đà Lạt, thành phố Kontum, chúng ta ghi ơn những chiến sĩ anh hùng của Việt Nam Cộng Hoà và Nguời Ở Lại Charlie. Tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta cùng nhau bước theo con đuờng Cái Quan vào đến Sài Gòn. Những hàng me rũ lá tươi mát, Sài Gòn đem lại cảm giác gần gũi theo từng gót chân trên vỉa hè của Vùng Lá Me Bay. Trải dài xuống miền Tây, chúng ta dừng chân bên cạnh bến Ninh Kiều, tỉnh Cần Thơ và Chiều Tây Đô. Vùng đất miền quê Việt Nam và hình ảnh nông thôn với ánh hoàng hôn trên đất xưa Nhạt Nắng, lòng rộn rã khi chợt thấy Đám Cưới Trên Đuờng Quê.  Những nét đẹp của quê hương Việt Nam được đưa vào hai bài thơ : Nhớ Con Sông Quê Huơng Mộng về Quê Xưa.

Tâm tư chúng ta vấn vương của Những Ngày Xưa Thân Ái và vết dấu in lại của Con Đuờng Xưa Em Đi, gợi nỗi nhớ quay quắt về một Quê Hương Bỏ Lại. Chạnh lòng những phút giây và hụt hẫng theo Bay Đi Cánh Chim Biễn, lòng thầm ước ao Anh Về Với Em. Ánh đèn vàng dần buông phủ Phố Đêm, thấp thoáng Những Đóm Mắt Hoả Châu rực sáng vùng trời, gợi lại cho chúng ta một hoài niệm về Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn.

Dẫu cách xa hay ngay trong lòng đất Mẹ, Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê, để chúng ta có thể tự hào ngẩng cao cất lên Khúc Hát Ân Tình cho quê hương, miền đất Việt mến yêu.


1. Nỗi Lòng Nguời Đi - Rosie
2. Anh Về Với Em - Heart
3. Mưa Trên Phố Huế - Green Grass
4. Bay Đi Cánh Chim Biển - OneSunday
5. Những ngày xưa thân ái - SC: Tàu Hũ & Khoa

6. Thơ : Quê Hương Hoài Nhớ - YêuAnhDạiKhờ
7. Đêm nhớ trăng Sài Gòn - Lãng
8. Con Đuờng Xưa Em Đi - TànThu
9. Thơ : Mộng về quê xưa - Nhỏ Lan
10. Quê Hương - Anatta
11. Huế Xưa - SC:  Green Grass & Khoa
12. Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê - Ngại Đạn
13. Chiều Tây Đô - Tèo
14. Vĩnh Biệt Sài Gòn  - Khoa
15. Người Ở Lại Charlie - SC : Green Grass & Lãng
16. Những Đóm Mắt Hoả Châu - SC: Tàu Hũ & Lãng
17. Thương về miền đất lạnh - SC: Tàu Hũ & Green Grass
18. Phố Đêm - TeaOla
19. Vùng Lá Me Bay - Vee
20. Nhạt Nắng - Rosie
21. Thơ : Nhớ Con sông Quê hương - YêuAnhDạiKhờ & QueXua
22. Qu
ê Huơng Bỏ Lại - YêuAnhDạiKhờ
23. Duyên Quê - SC: Green Grass & Anatta
24. Đám Cuới Trên Đuờng Quê - SC: Rosie & Khoa
25. Khúc Hát Ân Tình - Tàu Hũ


Bonus : Tâm Tình (lời viết và tác phẫm) của thành viên



Cheer


.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#3
" Tôi xa Hà Ni , năm lên mừời tám khi va biết yêu ... " , li nhc thm bun, ai tng ri b quê hương x s mà  không nh v quê nhà  lòng chng ray rt, như ni lòng ca ai trong chiu mưa m đm.  " Sài Gòn ơi , mng vi tay cao hơn tri, tôi hái hoa tiên cho đi , đ ước mơ nên đp đôi ... " , c nhc sĩ Anh Bng gi tên Sài gòn, và nh Hà Nội . Có khi nào đêm nm mơ ph, ông thy mình gp li ngươi yêu ? Có l ông đã viết ra tâm s ca ông thay cho nhiu người khác cũng như nhng ngui con đt Vit tha phương , đã lìa xa nơi chôn nhau ct rn mà lòng luôn canh cánh nh quê hương, nh mái nhà xưa, nh ngôi trường cũ, nh bn nh bè và nh mi tình  đu đp và đ ri  " ... khóc tơ duyên lìa tan ... ".

Tình yêu trong th
i chiến hay thi bình, trong khói la hay trong thanh bình thì tình yêu cũng luôn là mt báu vt mà người ta mun ct gi  … "  Hà Ni ơi ! Nào biết ra sao bây gi , Ai đng trông ai ven h , khua nước trong như ngày xưa ! ... " . Mt bc tranh tình yêu thơ mng nhưng ly tan, tác gi nh người yêu và gi "Hà Ni ơị.." đ gi li nhng bui hn hò bên b h ngày xưa .


Ta’c phm no’i lên ni lòng ca nhng ai phi lìa xa Hà Ni,  Sài Gòn, Huế hay nhng nơi khác, vn đau đáu hoài mong, vn mang theo c mt ni nim cho mt min đđy p,  nhng k nim khi va biết yêu .  Ni Lòng Người Đi, như  mt nhp cu ni, mt s cm thông cho nhng ngui xa quê hương .


[Image: NLND.jpg]



Heavy-black-heart4
 
Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn được biết đến là một ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường. Tên tuổi của ông gắn liền với dòng nhạc lính, với hình ảnh nổi bật, oai hùng của người lính VNCH từ chiến trường đến hậu phương, trong cuộc chiến lẫn cuộc sống. Từng người lính nằm xuống là nổi đau riêng cho từng gia đình có thân nhân ra chiến trận và là sự mất mát chung cho đất nước. Song song đó là dòng nhạc tình phản chiếu lên sự chia cách, nổi nhớ mong, niềm tuyệt vọng lẫn ước mơ của tình yêu đôi lứa giữa nàng thiếu nữ với người lính xa nhà, xa người yêu qua những bản tình ca. Từng ca khúc của người nhạc sĩ tài ba thấm sâu vào tâm hồn mỗi người lính, nhẹ nhàng đi vào lòng của mọi người.
 
"Anh về với em như chim liền cánh như cây liền cành. Anh về với em mai ta lại cách xa nhau muôn trùng. Anh muốn em hiểu rằng đời chiến sĩ phong sương, nên một lần về thăm bằng vạn ngày gần nhau". Từng ca từ phản ánh nổi lòng xót xa của người chiến binh mà bi kịch chiến tranh gắn liền với bi kịch cá nhân của từng người lính.

[Image: AVVE.jpg]



Tulip4 

Trở lại Huế vào một chiều có mưa phùn lãng đãng, dạo bước qua những con phố cũ, nhìn những cặp nhân tình đang nép mình vào nhau trong vòng tay, vai khoác nhẹ chiếc áo choàng vừa đủ ấm lòng nhau, chợt thương Huế chi lạ.

Huế, miền đất của một kinh đô cổ kính, trầm mặc bên dòng sông Hương nước chảy lững lờ dưới chân cầu Tràng Tiền, nơi đã chứng kiến nhiều thay đổi trong lịch sử, những đau thương mất mát trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt, vẫn luôn giữ những kỷ niệm đau thương trong lòng, vẫn sống, vẫn vươn lên mạnh mẽ từ những người dân hiền lành, chất phác, chôn dấu niềm đau vào lòng chứ không thể quên đi được.

Huế, còn đó với những tà áo dài tim tím, còn đó với chiếc nón bài thơ trong nắng, còn đó với những kinh thành xưa cũ, còn đó tiếng chuông chùa Thiên Mụ, nơi gặp gỡ ngày xưa với nhiều kỷ niệm, còn đó hàng lá me bay trước chợ Đông Ba trút xuống đường những chiếc lá nho nhỏ, rơi nhẹ trong gió làm gợi nhớ những bước chân mình đi qua, lâu lắm rồi mà vẫn cứ ngỡ như ngày hôm qua.



Và còn đó, cơn mưa phùn thấm lạnh, riêng đậm chất Huế, chỉ có ở Huế. Mưa không nặng hạt, rơi xuống như những hạt sương ban sớm đến tận chiều, có khi qua đêm. Không đủ làm ướt sũng người, không mang cái lạnh nếu bên mình vẫn có người cùng dạo bước, nhưng sẽ giá buột tận vào tim nếu một mai xa cách, có lỡ bước chân độc hành trong cơn mưa phùn ấy mới cảm nhận được cái tha thiết gợi nhiều nhớ nhung cho tháng ngày cũ.

Từ những ngày xa xưa ấy, bài thơ Mưa Trên Phố Huế của nữ thi sĩ Tôn Nữ Thụy Khanh ra đời, da diết lòng người với nỗi niềm hoài vọng về một cơn mưa trên kinh đô Huế, tiếng mưa còn vương bao kỷ niệm một một thời yêu nhau, rồi xa nhau...

Tất cả những nỗi niềm thương nhớ trong bài thơ ấy đã được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ thành ca khúc  bất hủ : Mưa Trên Phố Huế ...



[Image: MTPH.jpg]



Heavy-black-heart4 

Ca khúc Bay đi cánh chim biển viết về tâm tình của chàng trai trẻ với nhiều hoài bão được bay cao bay xa như cánh chim biển. Ước mơ hụt hẫng, mối tình mới chớm lỡ làng, chiều chiều chàng ra nhìn những cánh chim hải âu bay xa mãi tận góc biển. Giấc mơ tan vỡ, nàng lìa xa chàng vì chẵng còn mối ràng buộc nào giữ chân người con gài, như cánh chim hải âu tung cánh qua làn sóng vỗ trên ghập ghềnh đá dưới ánh mặt trời chói chang để bắt đầu hành trình vô định về một nơi phương xa khuất mãi tận chân trời. Người yêu đã rời chàng, tình yêu đã vuột khỏi tầm tay, giấc mơ tan biến, chàng không thuộc một nơi nào trên đất trời bao la vô vọng này, như cánh chim biển lang thang theo chiều gió lông, vỗ cánh bay lượn bắt đầu một cuộc du hành giữa vùng trời rông mở trong tiếng sóng vỗ muôn trùng.

[Image: bay-di-canh-chim-bien.jpg]



Tulip4

Bài hát Những Ngày Xưa Thân Ái của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ viết về hai người lính là bạn thân từ thuở nhỏ. Họ đã cùng nhau trải qua những ngày tháng vô tư vui đùa qua những khóm dừa, rặng tre, và ấp ủ những giấc mơ về nàng tiên dịu hiền. Qua tuổi thơ, họ đã lớn lên trong chiến tranh mất mát.


Những ca từ trong lời nhạc đơn sơ, chân chất, mộc mạc đã thể hiện lên sự thương nhớ và hồi tưởng lại những ngày xưa thân ái của hai cậu bé:

"Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ,
Anh còn nhắc tên tôi?"


Cũng như đã bày tỏ sự xót xa, mất mát khi một người được tin người bạn mình gục ngã trên chiến trường . Tất cả trở thành hoài niệm đau thương. Còn đâu nữa , những đêm trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở , chúng ta gặp nhau tâm sự vui buồn bên bờ sông quê hương cũng như ngoài vườn cây tươi mát, hương thơm quả chín của miền quê đất Việt ...


[Image: NNXTA.jpg]



Tulip4

Thơ Phú Sĩ: Quê Hương Hoài Nhớ - YêuAnhDạiKhờ




.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#4
Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn

Thơ: Du Tử Lê
Phổ Nhạc :Phạm Đình Chương .

Tác giả viết năm 1978, sau ba năm làm ca hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, trước sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông. Nhưng sau ba năm, ông vẫn không tìm được một gần gũi, một đồng cảm nào giữa vầng trăng xứ người và thân phận tỵ nạn, lưu đầy của mình.

Tác giả nói lên tâm trạng của một người xa quê hương và những gì ông nhớ về của Sài Gòn , những địa danh quen thuộc thân thương mà ông từng gắn bó tình cảm như

Nhớ xa lộ, nhà hàng Hành Xanh
Nhớ em, lớp học , khóm tre
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường

Những nỗi nhớ về quê hương được tác giả khơi diễn một cách thân thương gần gũi mà tác giã không thể tìm thấy nơi xứ lạ .

[Image: DNTSG.jpg]



Tulip4

Có những cuộc tình khi chia tay để lại nhiều kỷ niệm, để mỗi khi nhớ về, những dấu tích của một thời yêu nhau bỗng hiển hiện trước mắt mình tất cả hình ảnh thật đẹp, thật thiết tha và cũng thật nhiều cảm xúc.
 
Như con đường ngày xưa anh và em đã từng dìu nhau về bằng những bước chân chầm chậm, mình cầm tay nhau, đưa em về qua khoảng đường vắng, ánh điện câu vàng vọt rọi đến, in hình bóng chúng ta trên con đường nhỏ.

Làm thân trai trong thời chiến, còn nặng nợ với quê hương, anh phải  lên đường, theo tiếng gọi của Tổ Quốc để đáp lời sông núi,ra đi biền biệt. Bỏ lại em với những đêm dài cô quạnh, bỏ lại con đường vắng hoe, giờ chỉ một mình em bước về. Có những đêm trường, trong phiên gác canh dài, nỗi nhớ về em thật quay quắt, anh vẫn mơ đến một ngày trở về trong chiến thắng, cùng em ngồi ngắm lại những mùa trăng vu quy từng hò hẹn thuở xưa, anh sẽ viết những bài thơ vy quy cho em, kể cho khách qua đường câu chuyện tình thật đẹp và cũng thật nhiều cách trở của hai chúng mình. Và chắc chắn sẽ ghi lại một đêm trăng thanh ngày đó, trong một quán vắng ven đường, chỉ còn anh với em, chỉ còn ta với ta.
 
Tất cả những cảm xúc ấy đã được nhạc sĩ Châu Kỳ và nhà thơ Hồ Đình Phương cùng chắp bút, viết lên một bài hát để đời, Con Đường Xưa Em Đi, hơn 40 năm vẫn nổi tiếng đến ngày nay và về sau này.



[Image: CDXEM.jpg]





[Image: MVQX.jpg]




Thơ: Nhỏ Lan
Đạo Diễn : QuêXưa
Nguời Đọc: Mời các bạn đoán xem là thành viên nào trong VB?



Heavy-black-heart4
 
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Giáp Văn Thách là bài hát "Quê Hương" được phổ nhạc từ bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Ông sinh năm 1951 và mất khi còn rất trẻ năm 1986. Bài thơ Quê Hương là bài thơ thành công nhất trong đời thơ của Đỗ Trung Quân và cũng là bài hát hay nhất trong đời nhạc của Giáp Văn Thạch.

Có những bài hát mà số phận của nó gắn liền với một giai đoàn lịch sử đất nước,  Quê Hương là môt trong số những bài hát ấy. Không chỉ nổi tiếng trong nước, bài hát được nhanh chóng lan tỏa và phổ thông ở nước ngoài. Năm 1996, Đài Truyền hình Nhật Bản NHK chọn Quê Hương là ca khúc châu Á có đời sống lâu dài nhất được phát trên đài truyền hình của nước mình trong suốt 10 năm 1986-1996. NHK đã trao giải thưởng tác giả bài hát 1.000 USD.
 
Ca khúc Quê Hương đã gắn bó cùng nổi buồn của người Việt trong và ngoài nước suốt hơn 30 năm qua. "Quê hương là chùm khế ngọt, Quê hương mỗi người chỉ một, Như là chỉ một Mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ ... Sẽ không lớn nổi thành người", thật chân tình và gần gủi gợi lên ý thức cội nguồn trong trái tim của mỗi chúng ta.

[Image: quehuong.png]




Tulip4  

Những biến động của thời cuộc khiến chúng ta mất mát đi rất nhiều thứ trong cuộc đời. Và có những mất mát không thể cân đong đo đếm được hoặc không thể kể hết ra được. 

Cả một khoảng trời thanh xuân có thể mất khoảng thời gian trong sáng để bước vào tăm tối, cả một tình yêu những tưởng sẽ đến với nhau trong hạnh phúc chan hòa bỗng nhiên chia cắt bởi một vòng đại dương xa thăm thẳm. Và có cả những mất mát một vùng trời quen thuộc, một nơi chốn để đi về, tất cả chỉ còn đọng lại trong ta một vùng ký ức nhạt nhòa. Ở đó có giòng sông mang tên Hương Giang lững lờ xuôi chảy, một giọng hò mái đẩy dìu dặt ru hồn người lữ khách phương xa, một thoáng của những tà áo dài tím bay bay trong gió chiều, một chiếc nón bài thơ đã đi vào thơ ca bất diệt. Huế của tôi với những hoài niệm đã đi vào trong thơ ca Việt Nam từ muôn thuở, với thôn Vỹ Dạ như giục khách mau quay về, Mơ khách đường xa, khách đường xa, Áo em trắng quá nhìn không ra, bởi Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ta có đậm đà. Ở đấy còn có cả một non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh, đã từng oằn mình hứng chịu bao đau thương chết chóc của mùa Xuân Mậu Thân khói lửa, khi qua rồi vùng đất ấy vẫn hồi sinh, mang cho đời những nét đẹp đến nao lòng người, bởi vẫn còn bóng trăng ngày nào vẫn vằng vặt trên trời đêm, soi bóng hồ sen trong một kinh thành đổ nát.
 
Tất cả những nỗi niềm ấy đã được nhạc sĩ Anh Bằng(*) vào năm 1980 viết nên bài hát Huế Xưa bất hũ, gợi cho ta nhớ lại những hình ảnh cũ ngày xưa của Huế, cùng hai câu hát gần cuối đã nói lên tất cả:
 
Tôi đã lạc em trong cơn biến động,
Để tháng năm hai đứa lạnh lùng…
 

(*): Vào thập niên 80—90, nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng bị cấm hát ở VN, thế nên để lách luật, một số ấn phẩm khi ấy lại ghi tên tác giả của bài hát này là Châu Kỳ (Minh Kỳ). Thật ra thì tuy cùng tham gia một nhóm ba người ngày xưa là Anh Bẳng, Minh Kỳ, Lê Dinh và mang tên chung là Lê Minh Bằng, nhưng nhạc sĩ Minh Kỳ đã thiệt mạng khi đi học tập cải tạo bởi một sự tranh chấp không đáng có trong tù ngáy ấy, nên không thể là tác giả của bài hát này, bởi nó ra đời vào những năm 80 khi nhạc sĩ Anh Bằng đi định cư bên Mỹ rồi.


[Image: HueXua3.png]


Heavy-black-heart4  

Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê  là một sáng tác của cố ca nhạc sỹ Duy Khánh . Bài hát này được Duy Khánh sáng tác trong một chuyến sang Lào vào năm 1966 . Một đêm trước khi về lại Việt Nam, nhạc sĩ và rất nhiều kiều bào lúc đó đã cùng nhau ngồi hát và ông đã sáng tác bài hát này trong lúc đó.


Cố nhạc sĩ Duy Khánh đã hoá thân vào các tác phẩm mà ông sáng tác và trình bày. Lúc thì ông là chứng nhân của quê hương miền Trung buồn bã nghèo khó của mình (Thương về miền Trung, Xin anh giữ trọn tình quê), lúc thì ông là người kể chuyện đời (Màu tím hoa sim, Ngày xưa lên năm lên ba)… Hình ảnh Việt Nam chân thực trong bài hát của ông, làm cho người nghe nao nao ứa lệ. Xuân Này Con Không Về, Thư Xuân Ba Viết Cho Cọn … là những bài hát về mùa xuân buồn da diết mà hầu như ai yêu nhạc bolero cũng muốn nghe lại trong những ngày cuối năm.

Bên cạnh đó, những sáng tác của Duy Khánh luôn ẩn chứa nỗi sầu thương. Ân oán cuộc đời ông trao gửi hết vào lời ca khi hát về nỗi buồn xa xứ. Mỗi lời cất lên là một nỗi ám ảnh cố hương. Hãy lắng nghe rằng: “Anh ơi, cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương. Xin anh còn giữ vẹn câu thề. Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê. “

Bài hát này như một lời nhắn nhủ những người đã chia tay bạn bè thân thương khi bỏ xứ xa quê huơng như hàng triệu nguời con đã rời bỏ đất Việt vào tháng 4 , 1975 rằng hãy “ tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi. Quê cũ mừng vui ".


[Image: XAGTTQ.jpg]

.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#5
Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương , đây là một uớc mong của nhạc sĩ Lam Phương trong tác phẫm Chiều Tây Đô .  Theo lời tâm sự của nhạc sĩ : " “.. Tôi không phải là người sanh dưỡng tại Cần Thơ, mà tôi sanh ở Rạch Giá. Nhưng tôi có một người bạn, người bạn đó nói ‘Sao anh viết cho mọi người được mà anh không viết cho em được? Em ở Tây Đô’. Chính vì vậy mà tôi viết bài ‘Chiều Tây Đô’ ..” . Tây đô chính là mỹ danh của thành phố Cần Thơ . Nhạc phẫm được Lam Phương viết vào năm 1984 khi ông đang ở Paris, Pháp. Đồng cảm với những người Việt tị nạn và người Việt còn ở lại trong nước, ông đã sáng tác bài này, lấy Tây Đô làm tâm điểm cho dòng tâm sự bởi vì nơi đây là quê hương của người tình cũ của ông. Ông cũng đồng cảm với người Việt tha hương và người Việt trong nước sống trong tủi nhục dưới ách thống trị của nhà cầm quyền cộng sản . Vợ chờ tin Chồng ngày về quá xa xăm … Một hình ảnh đau buồn trong tâm tưởng của những người nhớ quê hương ...



[Image: CTD.jpg]



****

Sau 30.04.1975 hàng triệu người Việt lưu lạc khắp thế giới. Khi quyết định bỏ nước ra đi hầu như mọi người đều ấp ủ hoài bảo và hẹn sẽ có ngày trở lại. Theo lời kể của nhạc sĩ Nam Lộc thì cái tựa đề bài hát nảy sinh trong đầu khi anh ngồi trên chiếc máy bay rời khỏi Sài Gòn trong đêm 27/4/1975. Nhìn ánh đèn leo lét, hình ảnh nhạt nhòa của thành phố mờ dần , anh thầm nhủ rằng mình vĩnh biệt Sài Gòn từ đây.

Cuối tháng tư năm 2020 đang đến; 45 năm đã trôi qua, bài hát Vĩnh Biệt Sài Gòn đã gần bốn chục tuổi đời, đã gắn bó với cộng đồng người Việt Nam tị nạn . Có người thắc mắc rằng tại sao nói là vĩnh biệt Sài Gòn nhưng trong lời ca có câu “Sài Gòn ơi tôi hứa rằng tôi trở về”, điều này mâu thuẫn thì tác giả Nam Lộc trả lời rằng phải có hứa như vậy để tạo niềm tin mà vươn lên trong những năm tháng đầu tiên bơ vơ của đời sống tị nạn.

Lời ca thắm thiết cùng với tâm trạng của người di tản nơi xứ lạ, bài hát đầu tiên về Sài Gòn thành phố đã xa, đã mất trong cuộc đời mình, làm cho Vĩnh Biệt Sài Gòn của Nam Lộc đi vào lịch sử của dòng nhạc lưu vong hải ngoại.


[Image: VBSG2.jpg]



****

Một thời ngang dọc kiêu hùng
Charlie gẩy cánh thiên thần. Tiếc Thương
Cánh dù lộng gió muôn phương
Vào lòng đất mẹ, máu xương ngậm ngùi
 
Bốn câu thơ đi đôi với tác phẫm nhạc Người Ở Lại Charlie để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo mà Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác. Nguời đại tá anh hùng này như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba. Anh chia sẻ vinh quang buồn thảm với đồng đội, sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng !!! Charlie, Cứ Điểm Thép của 11 Nhảy Dù cháy hừng hực trong cơn bão lửa, trong vụn vỡ nát tan của núi rừng hoang dã Tây Nguyên, chẳng còn gì nguyên vẹn ngoại trừ hồn phách của những người lính anh hùng Nhảy Dù can trường của Tiểu Đoàn Song Kiếm Trấn Ải !



[Image: Nguoi-O-Lai-Charlie.jpg]




****

" Những đóm mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới , Khi chiến chinh hết rồi, tương lai ta tìm tới  ... " . Nhạc sĩ Hàn Châu đã viết ca khúc Những Đóm Mắt Hỏa Châu để diễn tả một ước mơ hòa bình của những người sắp bước vào cuộc chiến nhưng tâm thức đã không thích chiến tranh, một điều mà nhạc sĩ đã thể hiện qua nét nhạc viết lên nỗi lòng mình.

Những trái hỏa châu làm sáng rực đêm tối, lộ những hình ảnh quê hương, nơi đó đầy những hiểm nguy và nỗi sợ ! Chỉ cần một tia sáng trong đêm đen cũng là chút hy vọng, dù đó là những vũ khí dành cho chiến tranh để soi rọi vào nỗi chết ! Nhạc sĩ Hàn Châu hình tượng hóa những hỏa châu trong đêm sẽ là hoa đăng nếu quê hương thanh bình. Những ca từ này hòa trong thể điệu nhạc chậm và buồn, bài hát da diết thấm vào lòng người với sự mong muốn hòa bình cũng là ước nguyện chung của người Việt N
am .

[Image: NDMHC.jpg]



****

Đà Lạt của muôn ngàn cỏ hoa như hoa Anh Đào , hoa Cẩm Tú Cầu, hoa Thạch Thảo,  hoa Mimosa, và hoa Dã Quỳ . Đà Lạt là những hồ nuớc xanh đẹp. Đứng trên triền dốc nhìn xuống là một hồ nước tĩnh lặng, mênh mông bát ngát, hàng thông rủ bóng xuống mặt hồ đẹp như một bức tranh thủy mặc. Bên kia hồ cũng bạt ngàn rừng thông, gợi cảm giác phiêu lưu. Có thể nằm dài trên đồi cỏ nghe tiếng thông reo.

 
Đà Lạt là thành phố của sương mù . Bên cạnh sương mù của trời đất, là sương mù của tình yêu với những cô nữ sinh và đôi má hồng hồng, với đôi mắt long lanh, trông giống như những cô gái bước ra từ một cõi thơ mộng hoang đường! 
 
Đà Lạt , khí hậu mát mẻ, đôi khi lạnh hơn khi vào đêm , tưởng như những bận rộn, phiền muộn trong đời không tồn tại trong trí óc của nguời dân hay du khách .  Từ con suối mơ đến dòng sông xa, từ nhánh cỏ gầy đến búp hoa dại không tên , từ những hàng thông cao , thành phố Đà Lạt, đuợc xem là đệ nhất thắng cảnh của Việt Nam Cộng Hòa ...

[Image: TVMDL.jpg]



****

[Image: PD2.jpg]

[Image: PD.jpg]
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#6
Sài Gòn , những hàng cây me bên đuờng và bao nhiêu mối tình thơ ngây vụng dại của thuở nào . Từ đường Nguyễn Du rẽ ngang sang đường Nguyễn Trung Trực , mắt chúng ta dịu ngay bởi màu xanh mướt của những tán me nằm kế nhau hai bên đường rợp bóng mát, nối dài suốt từ đầu đến cuối đường. Vẻ đẹp của hàng me dường như được tăng lên khi đường có độ dốc thoai thoải đổ về lộ chính Lê Lợi, đi từ đầu đường xuống hay cuối đường lên cũng chỉ thấy một màu xanh lớp lớp của hàng me phủ bóng. Nhờ có hàng me mát, nhiều con đường của thủ đô , trở nên gần gũi hơn với khách bộ hành khi nhịp bước chân trên vỉa hè. Con đường đôi khi vắng vẽ, mà dường như ai khi đi xe ngang đều muốn chạy chậm lại để tận hưởng cảm giác dịu mát của những hàng me đó . Cánh lá me mỏng manh thiết tha bay trong gió thoảng đã trở thành một hình ảnh lãng mạn đặc trưng của Sài Gòn. Sài Gòn đẹp nhất là những hàng me. Sài Gòn là thành phố lá me bay.


Vùng Lá Me Bay , tác phẫm gợi nhớ về những giây hạnh phúc với nhiều mối tình nảy nở và thủy chung qua một thời bom đạn khốc liệt, mà còn nhắc nhở lòng người trước một tình yêu đã phãi trải qua hy sinh và chia ly .





----

Tình hoài hương được định nghĩa  đơn giản là nỗi nhớ quê hương, nhất là mỗi lần tháng Tư về. Ai cũng có một  miền quê để nhớ, tuy mộc mạc, đơn sơ, bình dị , nhưng đây chính là quê huơng đất Việt của chúng ta .  Nghệ sĩ Việt Lang đã diễn tả một vùng quê với "ngàn dâu xanh ngát mấy nếp tranh xa mờ, tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa" hay nhạc sĩ Phạm Ngữ đã viết : "lúc trăng đang dần nhô cao đầu trên khóm tre già, chúng ta quây quần vui nô đùa bên mấy khóm hoa"  .

Tác phẫm Nhạt Nắng của hai nhạc sĩ Y Vân và Xuân Lôi gợi lên hình ảnh những buổi chiều nắng đẹp của quê hương Việt Nam của chúng ta . Lời và giòng nhạc êm đềm , mang ta về lại quê hương yêu dấu xa vời, của một quá khứ thật đẹp . Hình ảnh được giữ mãi trong tim của chúng ta là những dòng sông với con đò lặng lẽ mái chèo xuôi . Phía truớc là những cánh đồng lúa màu xanh rực rỡ . Sau lưng theo dấu vẽ chân trời là những buỗi chiều nhạt nắng , có bà Mẹ đứng ngóng chờ, mong những nguời con của Mẹ trở về ....

[Image: NN.jpg]


----

[Image: Nho-Con-Song-QH.jpg]






----


Mùa Tháng Tư Quốc Hận mỗi năm chúng ta không thể nào không nhớ đến một ca khúc mang tên Quê Hương Bỏ Lại của nhạc sĩ Tô Huyền Vân .  Nét nhạc thật quyến rũ, lời ca thấm thía nỗi xa quê hương, dễ hát và dễ nghe . ca khúc nói lên được nỗi buồn nhớ quê nhà ray rức của người viễn xứ . Trong tâm trạng lưu vong của những người Việt xa quê hương , nghe bài hát này khiến nhiều người rơi lệ. Ca khúc  như ngọn gió mát làm dịu cơn giận dữ, đồng thời bài hát cũng khơi dậy tình thương yêu giữa đồng hương với nhau. cảm nhận tình nghĩa đồng hương nơi đất khách và lòng bừng lên niềm tin.

Những lời trong ca khúc quyện vào những nốt nhạc len vào hồn người làm trái tim người nghe rung động với nhiều cảm xúc thiết tha , đó là sự thành công của ca khúc. Tác giả khơi lại những địa danh quen thuộc của đất nước Việt Nam như Sài Gòn. Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau, Nha Trang và Đồng Nai , để nói lên nỗi nhớ của tác giả với từng địa danh quen thuộc đó .từng mảnh đất thân yêu của quê hương chúng ta .

Riêng về thể loại thương nhớ quê hương và thích hợp để hát vào Kỷ Niệm Ngày 30 Tháng 4 thì bản Quê Hương Bỏ Lại của nhạc sĩ Tô Huyền Vân được xếp vào trong những bài được ưa chuộng nhất.

Có lẽ trong chúng ta khi nghe lại bài hát mà rưng rưng nước mắt nhớ Việt Nam .


[Image: Que-Huong-Bo-Lai.jpg]


Tulip4 

Tươi hồng một mối duyên quê
Ruộng vườn lên sắc hẹn thề đêm trăng
Gió xao một buồng cau trắng
Cho duyên đôi ta .. nên vợ thành chồng

Trong vườn âm nhạc Việt Nam, chúng ta có những bài hát về quê hương đồng nội, mà cũng có những bài mang hẳn màu sắc thôn quê về cả lời lẫn nét nhạc.  Đây là loại nhạc bình dân trong ý nghĩa là được đại đa số người dân miền quê yêu thích. Để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm quê hương, một bài hát cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi, đậm đà của miền quê Việt Nam, đó là “Duyên Quê”. Tác phẫm thể hiện tượng trưng phần nào hình ảnh bình dị của người dân miền quê, nhất là hình ảnh giản dị chất phác và thơ mộng của người con trai và cô gái của miền thôn giả. Lời tỏ tình trong ca từ tạo ra một không khí rộn ràng sống động vui tươi của nhiều trai gái thôn làng.

Duyên Quê, một hình ảnh tình tự quê hương đã đuợc cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác để họa lên bức tranh tươi đẹp của miền quê Việt Nam .

[Image: DQ.jpg]

Tulip4
Khi thưởng thức các nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, chúng ta có thể quả quyết ông chính là một nhạc sĩ của đồng quê …

Sinh ra trong một gia đình quan lại, tuy cha ông đều là quan nhà Nguyễn, nhưng suốt thời ấu thơ cố nhạc sĩ (tên khai sinh là Hoàng Hữu Ngạnh) lại luôn ở bên người mẹ hiền, gắn bó với làng quê Bích Khê – một xóm thôn rất đẹp nằm bên bờ sông Thạch Hãn, Quãng Trị .  Dọc bờ sông là những nương dâu xanh ngát, với người dân ở đây trồng dâu nuôi tằm, quay tơ, dệt vải, có những đêm trăng thanh gió mát, trai gái dập dìu cất tiếng hát ven sông … Hình ảnh xinh đẹp của quê hương ấy, đã ngấm vào ông như một tình yêu bản năng, và sau này đã cất lên thành nhạc .

Ô ! ô ! sáng hôm nay trên quê hương tôi,
Quê hương xinh xinh quê hương hữu tình,
Quê hương xinh xinh quê hương hòa bình..

Bức tranh của làng quê, dù sáng hay chiều, dù ngày hay đêm, khoảnh khắc nào cũng thật đẹp, cũng thật ấn tượng trong lòng người, như một bức tranh giàu màu sắc cứ rộn rã mãi trong lòng ta . Nhiều tác phẩm của ông đậm chất dân dã thôn làng và giàu âm hưởng đồng quê. Bởi thế, cố nhạc sĩ Phạm Duy đã nói về Hoàng Thi Thơ : " Nhờ anh, chúng ta chứng kiến cảnh tượng đưa em xuống thuyền trong đám cưới trên đường quê. Nhạc của anh lúc nào cũng giống như một đám rước : rước tình về với quê hương trong một thời đại đầy sóng gió”.

Vì vậy,  tình yêu quê hương đất nước luôn nồng nàn trong tâm hồn cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  ...

[Image: Dam-Cuoi-TDQ.jpg]

Heavy-black-heart4
Khúc Hát Ân Tình đuợc nhạc sĩ Xuân Tiên sáng tác vào giữa thập niên 1950 . Nhạc sĩ Xuân Tiên là một nhạc sĩ lão làng có nhiều đóng góp to lớn cho nền tân nhạc Việt Nam vào những năm giữa 1954 và 1975. Xuân Tiên có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, cả phương Đông lẫn phương Tây. Ông có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Không những thế, người nghệ sĩ còn cải tiến và chế tạo nhiều nhạc cụ mới. Xuân Tiên còn có tập thơ Trên kiếp hoa được nhà xuất bản Ba Vì, Canada in năm 1997.

Đuợc biết sau hiệp định Geneve (1954), miền Nam mở rộng vòng tay chào đón cả triệu người Bắc di cư vào cùng sống  chan hòa với nhau trong vận hội mới của đất nước. Triệu người Bắc cũng đã nhận miền Nam như là quê hương mới của mình. Trong cuộc sống mới có nhiều mối tình Nam – Bắc nẩy nở, kết hợp với nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngộ nhận đáng tiếc về sự khác biệt địa phương, có thể gọi là kỳ thị giữa những người khác miền với nhau. Trong hoàn cảnh đó, bài hát “Khúc Hát Ân Tình” (tức “Tình Bắc Duyên Nam”) ra đời như là một lời kêu gọi mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau và ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam – Bắc. Đây là lý do thúc đẩy nguời nhạc sĩ tài danh này sáng tác bản nhạc Khúc Hát Ân Tình  và những lời nhạc vui tuơi như : "  ơi đời sống yên vui, là vui , dìu nhau đi vào chung bóng mơ  .... "

[Image: KHAT.jpg]





.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#7
[b]Môi Ô Mai (Trúc Hồ) Tàu Hũ
[/b]
[Image: moiomai.png]

Hoa Biển (Nhật Trường) Già Ham Dzui
[Image: hoabien.png]



Đường Về Hai Thôn (Phạm Thế Mỹ) LamDzuyen

[Image: duongve1.png]

Tình Bơ Vơ (Lam Phương) LiveandLearn
[Image: tinhbovo.png]

Vĩnh Biệt Sài Gòn (Nam Lộc) LiveandLearn
[Image: saigonvinhbiet.png]
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#8
Bỏ lại quê hương, chúng ta luôn hoài niệm về những mối tình của thời mới lớn. Bây giờ có thể mái đầu của chúng ta đã lấm chấm muối tiêu, hay bạc trắng, những mối tình ngày xưa ấy vẫn luôn luôn nằm ẩn mình trong tiềm thức, để một lúc nào đó trỗi dậy khi chợt lắng nghe những lời nhạc ướt kỷ niệm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9:

Đêm nay ai đưa em về
Đường khuya sao trời lấp lánh  


Xin mời các bạn cùng ôn lại những mối tình thuở ấy với ca khúc "Ai Đưa Em Về" với sự trinh bày của Tì Nữ Tàu Hũ và Ếch



[Image: adev5.gif] 



****

Có những tình yêu tuyệt đẹp khi ta gần nhau nhưng sẽ để lại nhiều ray rứt và nhiều tiếc nuối khi ta không đến được với nhau bao giờ. Và khi chia tay, mỗi người mỗi ngã, khi những cơn gió mùa Đông giá buốt thổi về lòng người chợt thấy thêm lạnh giá bởi không còn hơi ấm một vòng tay ôm ngày xưa khi chúng mình gần nhau.

Ngày mình xa nhau, tiễn em về cuối trời thương nhớ, một mình anh lang thang bước sâu trong vũng tối nhạt nhòa, làm bạn với vần thơ bầu rượu, để những đêm say mềm trong những vần thơ điên đảo, vô tình em nhìn thấy , anh khẽ bảo em đi đi bởi với một người điên thì nỗi nhớ chỉ là điều xa xỉ và với một người say thì nỗi buồn chỉ là chuyện không tưởng. Để khi nhìn bóng em nhòa dần trên con đường khuya vắng, một mình anh ở lại với vì sao đêm lẻ loi, chợt nhớ đến quay quắt mùi tóc em ngày nào. Và trên con đường khuya em về, anh không thấy những giọt nước mắt của em, phải không?.
 
Người nghệ sĩ đôi khi sống không vì cảm xúc của mình mà còn vì của người khác, của những cuộc tình đẹp, của những cuộc chia ly mà đôi khi trên đường đời họ chứng kiến để lấy đó làm nguồn cảm hứng sáng tác. Và nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã mượn câu chuyện tình không đoạn kết ấy để sáng tác ra bài hát Mùa Đông Của Anh. Xin mời các bạn thưởng thức qua tiếng hát của anh Già Ham Dzui và cô bạn hàng xóm Út Chảnh cùng song ca.


[Image: muadong4-copy.jpg]




****

Hẳn ai trong chúng ta cũng có lúc ngồi nhớ về tuổi thơ và những trò chơi của tuổi ấu thời.
Con gái thì nhảy dây, lò cò, ô quan ...vv  Con trai thì đá dế, đá cầu, đánh đáo ... vv
Nhưng cũng có những trò chơi cả con gái và con trai đều chơi chung như chơi u , năm mười và cả bắn súng.
Ngày đó tôi còn nhỏ lắm nhưng có một bản nhạc mà mấy người anh hay hát tự dưng cứ hằn sâu vào trong tâm tưởng chỉ vì hai chữ rất đơn giản ... Bang Bang.


Ngày đó dấu ấn của người Mỹ khá nhiều nên hầu như tụi nhóc nào cũng thích trò chơi cao bồi, thích truyện tranh Lucky Luke. 
Tuổi thơ chúng tôi lớn lên hồn nhiên và giản dị như những trò chơi con nít như thế.

Rồi thời gian u uẩn trôi đi với sự sụp đổ của miền nam Tự Do, tuổi thơ chúng tôi cũng oằn mình dưới nghiệt ngã của thù hận. Những đứa bạn của một thời tuổi hoa nhìn nhau xanh mét không còn giữ nổi những tươi vui của ngày cũ.
Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi ... những thằng A, thằng B, nhỏ T, nhỏ D tản mát khắp nơi.  
Bây giờ mỗi lần tình cờ nghe lại Bang Bang là một hun hút nhớ tuổi thơ và những hồn nhiên một thuở.
Xin cám ơn cô em MYT đã rất vất vả vì tôi để nhập vai nhỏ T, nhỏ D của cái xóm nhỏ ngày xưa để cùng tôi nhớ về ... Khi Xưa Ta Bé.
 



[Image: Bang.jpg]



****

Để thay đổi không khí, hãy nghe tui đọc một bài viết với tựa đề "Ngu Hết Phần Thiên Hạ" của Ngô Trường An.




Lần đầu tiên trong đời đọc, edit, làm video và upload lên Youtube. Nương tay chút nhe.



****

Saigon với những ngôi trường nổi tiếng Trưng Vương, Gia Long, Văn Khoa... Những buổi chiều tan trường biết bao là những cây si chực chờ đưa rước. Những mối tình học trò, những mối tình sinh viên... Những mối tình đi đến một kết quả mỹ mãn, những mối tình rơi rụng trên các  con đường mà những chàng trai cô gái gởi lại bao nhiêu là cảm xúc. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vẽ lại bức tranh của những mối tình thơ mộng ngày đó bằng những con đường  tràn ngập lá me bay của đôi lứa với nhạc phẩm bất hũ "Con Đường Tình Ta Đi". Bạn có muốn bước lại một lần trên những con đường tình của ngày xa xưa đó? Xin mời các bạn cùng nghe nhạc phẩm đó với tiếng hát của Rosie và Lãng


[Image: Con-Duong-Tinh-Ta-Di.jpg]



****

Bài hát Tình ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy nói về  tình yêu non sông đất nước. Ngay từ câu mở đầu, ông đã viết: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”.

Tình ca đuợc ra đời trong năm 1952. Giòng nhạc và ca từ của nó rất oai hùng, sâu lắng, thiết tha và dằng dặt thể hiện cái hào khí của Con Rồng, Cháu Tiên.  Phạm Duy là một nghệ sĩ đa tình. Cả tình yêu đôi lứa lẫn tình yêu quê hương đều được ông đưa vào âm nhạc một cách trên cả tuyệt vời. Tình ca là một điển hình, đó là tình tự dân tộc. Tình ca trải dài theo tiếng ru à ơi vang vọng ngàn đời của người mẹ Việt Nam. Quê hương là nơi chốn để nguồn mạch của dòng đời, của luyến nhớ yêu thương từ khi mới ra đời, đã được khơi dẫn, để phát hiện và bộc lộ những buồn vui sâu thẳm vào trái tim của những nguời con của Mẹ Việt Nam. Đất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng. Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi!

4 câu trong tác phẫm diễn tả nét đẹp thân thuơng của Việt Nam,  giúp người nghe, nhất là nguời tha huơng, nhận đuợc nhiều cảm xúc về đất Mẹ:

Người yêu thế giới mịt mùng.
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng ư đồng Việt Nam.
Làm sao chắp cánh chim ngàn.
Nhìn Trung, Nam, Bắc kết hàng là hàng mến nhau.


[Image: Tinh-ca.jpg]


Lời Giới Thiệu: Khoa
Banner: Lãng



****


[Image: THAVTE.jpg]

Remix: Lãng
Banner: BaEch Theo lời yêu cầu của Sugarbabe



****

Bạn có nhớ những buổi trưa trời nóng bức, mồ hôi nhễ nhại, chiếc quạt điện chạy hết tốc lực vẫn không xua được cái nóng? Và bạn chợt nghe văng vẳng từ chiếc máy Akai ở nhà hàng xóm
"Em ơi, nếu mộng không thành thì sao..."

Có phải dường như cơn nóng từ mái tôn giảm đi vài độ? Bản "Duyên Kiếp" của Lam Phương là môt trong những bài hát bạn nghe trên khắp vùng miền đất nước. Một bản nhạc phổ thông như vậy nhưng không mấy ai nhớ đến tựa, chứ nói gì đến tác giả, nhưng gần như ai trong chúng ta cũng có thể lẫm nhẩm câu kế tiếp
"Mua chai thuốc chuột uống cho rồi đời!" 

Duyên Kiếp (Lam Phương)
Mix: TinhPhuDu
Trình bày: TinhPhuDu & 3X

[Image: Duyen-Kiep2.png]




****

[Image: giotbuonkhongten.jpg]

Remix: Lãng
Banner: Lãng



****

Miền quê hương

Ai trong cõi con người cũng có một quê hương, nơi ấy là những phố phường với ánh đèn rực rỡ, nơi ấy là cạnh một dòng sông bên lở bến bồi. Tôi cũng vậy, sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn mộc mạc, hiền hòa và bình dị.

Nơi ấy...

Có lẽ không đẹp, nhưng chẳng nơi nào tôi có thể yêu hơn. Mùa Xuân; sương giăng nhè nhẹ như làm bạc đầu những ngọn cỏ ven sông. Mùa Hè; cánh đồng khô nứt ra, nắng cứ sóng sánh trong mắt người, khó chịu. Mùa Thu; trăng soi bàng bạc cả dòng sông, soi cả những con người yêu lao động, họ thường gặt lúa và gánh lúa dưới trăng. Mùa Đông; mùa của gió mưa và giá lạnh ân tình, cánh đồng như dãi lụa trắng trong đêm, bao la, thăm thẳm, bạc phết một màu. Với tôi, bốn mùa ở quê mình là bốn mùa thương nhớ, bốn mùa của thèm khát đến cháy ruột mềm lòng.

Tuổi thơ con người đi qua có bao giờ trở lại, tuổi thơ riêng tôi có trở lại bao giờ! Một lần nghĩ, một lần muốn tìm về là một lần hối tiếc. Tôi khát kỷ niệm như một lữ khách đã từng khát nước trên những chặng đường xa. Quê ơi! Kỷ niệm ơi! Có nguôi đi nỗi nhớ!

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một lần phải cất bước ra đi. Những chuyến đi dù bất ngờ hay được hẹn định trước, dù xa hay gần, dù có mục đích gì thì cũng đều mang một ý nghĩa nào đó. Có thể là trốn chạy, kiếm tìm, phiêu lưu….. Riêng với tôi, “ra đi là để được trở về”, trở về nghe gió “Gọi Tên Bốn Mùa

Gọi Tên Bốn Mùa
sáng tác: Trịnh Công Sơn
trình bày: Mãi Yêu Thương
lời giới thiệu: Mãi Yêu Thương

[Image: goiten4mua.png]
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#9
Tàu Hũ tui... Đem bó hoa đẹp nhất đến tặng các ca sĩ của VietBest

Và không quên cám ơn ban điều hành, ban hỗ trợ, cũng như tất cả anh, chị, em trong gia đình VB

Mến chúc chương trình thành công, vui vẻ, hoà nhã, thân tình .

[Image: SN0009.jpg]
Tâm An Vạn Sự Thành 
Reply
#10
nhiều bài hát hay lắm  Clap
Reply
#11
tui chờ nghe Những Đóm Mắt Hỏa Châu ....  Musical-note_1f3b5
Reply
#12
Lẻ ra chương trình này nên cho mọi người tham gia như chương trình giọng ca bí ẩn kia, còn có ý nghĩa hơn
Reply
#13
Quote:Lẻ ra chương trình này nên cho mọi người tham gia như chương trình giọng ca bí ẩn kia, còn có ý nghĩa hơn

Theo như lời của BTC thì chúng ta có thể đăng nhạc mình ca, bài mình viết bất cứ lúc nào trong khi chương trình này diễn ra. BTC sẽ thêm các tiết mục của bạn vào danh sách của chương trình.

Quote:Bonus : Tâm Tình (lời viết và tác phẫm) của thành viên

Reply
#14
(2020-04-20, 07:56 AM)Nobody Wrote: tui chờ nghe Những Đóm Mắt Hỏa Châu ....  Musical-note_1f3b5

còn tui , đang chờ bài Nhạt Nắng , còn nhớ nghe lúc ở VN , bây giờ chờ nghe lại lần nữa ....
Reply
#15
Cuối cùng thì Chương trình cũng ra mắt cùng các Anh Chị Em và các Bạn Hữu gần xa sau bao ngày chờ đợi.

Bốn mươi lăm năm, một khoảng thời gian dài hơn nửa đời người đã trôi qua, có biết bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nỗ lực để vượt qua của tất cả Anh Chị Em chúng ta phải đối đầu với những nghịch cảnh khắc nghiệt để cùng tồn tại đến ngày hôm nay, và bây giờ tụ họp lại ở nơi này, một diễn đàn tuy nhỏ bé nhưng vẫn còn đầy đủ tiếng nói của tất cả các bạn ở nhiều nơi trên thế giới, cùng mang chung một màu da, cùng mang chung một tiếng nói, cùng mang chung một ngôn ngữ, một chữ viết riêng biệt để hòa chung vào dòng chảy văn hóa toàn cầu.

Không riêng gì chúng ta ở đây, vào những ngày này, bà con người Việt cùng hội tụ lại tại một nơi nào đó, tùy điều kiện, tùy hoàn cảnh riêng của mình, để nhớ lại những năm tháng đã qua, để nhớ lại một thời quá khứ oai hùng của dân tộc, để nhớ lại một thời vàng son của đất nước và ở đây, vào những giây phút này, cùng ngồi mơ về một tương lai sáng lạn hơn cho dân tộc mình. Xin hãy dành một phút để tưởng niệm về những anh hùng tử sĩ đã hy sinh vì cuộc chiến, về những người đã trôi thân trên biển cả khi đi tìm bầu trời tự do, về những người đã gục xuống trong nỗi mòn mỏi để cố nhìn về một tương lai tươi sáng cho dân tộc...

Và cũng là lúc để chúng ta, những người còn lại, quên đi những khó khăn trong cơn dại dịch toàn cầu, quên đi sự khác biệt về chính kiến, về xu hướng chính trị, quên đi những khác biệt về niềm tin Tôn giáo, quên đi cái TÔI của mình để cùng hòa vào không khí chung của Chương trình họp mặt hôm nay với một tinh thần hòa nhã, lịch sự và vui vẻ.

Xin cảm ơn và thân chúc cho Chương trình thành công trong tình Thân ái.


Em và Mẹ mang hoa, bánh, bong bóng... đón xe đò đi dự lễ nhé. 

[Image: nhung-cau-chuyen-hay-ve-tam-long-cua-me-2.jpg]

Lần sau, biết có còn gặp lại?...

Có khi lỗi hẹn một giờ.
Lần sau muốn gặp, phải chờ trăm năm..
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...
Reply