Thiền sư Ajahn Chah
#1
Nên nhớ là bạn hành thiền không phải để đạt được "một cái gì" cũng không phải để loại trừ "một cái gì". Không phải hành thiền với tham ái mà với xả bỏ. Nếu bạn "muốn" điều gì thì bạn đã đi ra ngoài thiền.


Remember that meditation is not about achieving "something" nor about "something". It is not necessary to meditate with craving but with renunciation. If you "want" something then you go out meditation.

Trích trong

Chẳng có ai cả 
Những lời dạy của thiền sư AJAHN CHAH.
Reply
#2
Sinh và tử của ta chỉ là một. Bạn không thể có cái này mà chẳng có cái kia. Người ta buồn rầu than khóc khi có ai chết, và vui cười hớn hở khi thấy một đứa trẻ sinh ra đời. Thật si mê và khôi hài làm sao! Nếu muốn khóc, hãy khóc lúc có ai sinh ra. Hãy khóc cái nguyên nhân, khóc cái gốc, vì không sinh ra thì sẽ không chết.

Ajahn Chah
Reply
#3
Một người học trò của Ajahn Chah trong lúc rút dây cắm máy thâu băng ra khỏi ổ điện, sơ ý nắm vào chốt điện, và bị giật nên vội vàng buông bỏ dây ra. Ajahn Chah, không bỏ lỡ cơ hội dạy giáo pháp, bèn nói: "ồ! Sao con có thể buông bỏ một cách dễ dàng như vậy? Ai dạy con đó?"
Reply
#4
Có người hỏi Ajahn Chah về sự giác ngộ, Ajahn Chah trả lời: "Giác ngộ chẳng có gì khó hiểu. Chỉ lột vỏ chuối ra bỏ vào miệng là bạn sẽ biết ngay hương vị của nó. Bạn phải thực hành để tự mình chứng ngộ, và bạn cần phải kiên trì. Nếu thành đạo dễ dàng thì mọi người đã làm rồi. Tôi bắt đầu vào chùa từ lúc tám tuổi và trở thành một nhà sư đã hơn bốn mươi năm; còn bạn thì chỉ muốn hành thiền một hai đêm thôi để đi thẳng đến Niết bàn. Đâu phải chỉ cần ngồi xuống là tức khắc giác ngộ. Không phải chỉ cần một người nào đó gõ vào đầu bạn một cái là bạn thành đạo ngay.

Bạn không cần phải hoàn toàn đắc đạo mới có thể hướng dẫn người khác. Chỉ cần thành thật với họ và nói cho họ những gì bạn biết từ chính tâm bạn. Hãy nói cho người ta biết những gì trong khả năng của bạn. Đừng giả vờ như có thể nhấc được tảng đá to trong khi bạn chỉ có thể nhấc tảng đá nhỏ. Người ta sẽ không cảm thấy khó chịu nếu biết bạn đang thực hành và đang làm việc. Thế rồi cuối cùng bạn có thể nhấc được tảng đá to.
Reply
#5
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn.
Reply
#6
Cái gì chắc chắn bền vững đây? Chẳng có gì ngoài đau khổ. Đau khổ đến và đi. Hạnh phúc lại thay chỗ cho đau khổ. Cứ thế mãi. Ngoài chuyện đó ra chẳng có gì nữa cả. Nhưng chúng ta là những kẻ lạc đường không ngừng chạy theo và nắm bắt dục lạc. Dục lạc không thật đâu, chỉ là sự thay đổi thôi.
Reply
#7
Cái mà nhận thức được về các đối tượng của giác quan thì được gọi là “tâm.” Các đối tượng của giác quan “lang thang vào” tâm. Ví dụ, có một tiếng động, như tiếng máy bào điện ở đây. Nó lọt vào qua tai và đi sâu vào trong đến tâm, tâm nhận ra rằng nó là tiếng máy bào điện. Cái nhận ra tiếng động ấy được gọi là “tâm.”
Bây giờ thì cái tâm nhận ra tiếng động này vẫn còn rất cơ bản. Nó chỉ là cái tâm trung bình. Có thể sự khó chịu sẽ khởi sinh trong lòng người đã nhận biết. Ta phải luyện tập thêm để “người nhận biết” trở thành “người hiểu biết” theo chân lý – hiểu biết theo Phật Tổ. Nếu ta không hiểu rõ theo chân lý thì ta sẽ khó chịu trước tiếng người, xe, máy bào điện,… Đó chỉ là một cái tâm bình thường, chưa được rèn luyện, nhận biết về tiếng động với sự khó chịu. Nó hiểu biết theo sự thiên vị của nó chứ không theo chân lý. Ta phải rèn luyện tâm thêm để nó hiểu biết với tri và kiến, Nñāṇadassana (Chánh tri kiến), sức mạnh của cái tâm đã được tinh luyện, để nó hiểu tiếng động chỉ là tiếng động mà thôi. Nếu ta không bám chấp vào tiếng động thì sẽ không bị khó chịu. Tiếng động khởi sinh và ta chỉ cần ghi nhận nó thôi. Việc này được gọi là hiểu biết chân chính về sự khởi sinh của các đối tượng của giác quan. Nếu ta phát triển được Phật Tính, thấy rõ tiếng động là tiếng động thì nó sẽ không làm ta khó chịu. Nó khởi sinh theo hoàn cảnh, nó không phải là một sinh vật, một cá nhân, một bản ngã, một “ta” hay “họ”. Nó chỉ là tiếng động mà thôi. Tâm sẽ buông bỏ.
Sự biết này được gọi là Buddho (Phật tính), sự hiểu biết rõ ràng và thấu suốt. Với sự hiểu biết này ta có thể để mặc cho tiếng động chỉ là tiếng động mà thôi. Nó không quấy ta trừ khi ta quấy nó bằng suy nghĩ là “Tôi không muốn nghe thấy tiếng động này, nó khó chịu quá.” Khổ khởi sinh vì suy nghĩ này. Ngay ở đó là nguyên nhân của khổ, vì ta không biết sự thật về vấn đề này, nên ta chưa phát triển được Phật tính. Ta vẫn chưa sáng, vẫn chưa tỉnh, vẫn chưa biết. Đó là cái tâm thô lậu, chưa được luyện rèn. Cái tâm này vẫn chưa thật hữu dụng cho ta.
Do đó Đức Phật dạy rằng cái tâm này phải được luyện rèn và phát triển. Ta phải phát triển tâm hệt như ta phát triển thân, nhưng ta làm theo cách khác. Để phát triển thân ta phải tập luyện, chạy sáng, chạy chiều,… Đó là sự luyện tập thân thể. Kết quả là thân thể sẽ trở nên lanh lợi hơn, khỏe hơn, sự hô hấp và hệ thần kinh trở nên hiệu quả hơn. Để luyện tâm ta không cần phải đưa nó đi đâu cả, mà làm nó dừng lại, làm nó nghỉ ngơi.
Chẳng hạn, khi hành thiền, ta lấy một đối tượng như sự thở vào và ra làm nền tảng thực hành của mình. Cái này sẽ thành tâm điểm chú ý và suy ngẫm của ta. Ta ghi nhận sự thở. Ghi nhận sự thở có nghĩa là bám theo sự thở với sự tỉnh giác, ghi nhận nhịp điệu của nó, sự vào ra của nó. Ta đặt sự tỉnh giác vào hơi thở, bám theo sự thở vào và ra tự nhiên rồi buông bỏ hết thảy mọi cái khác. Như một thành quả của việc an trú với một đối tượng tỉnh giác, tâm ta sẽ trở nên khoan khoái. Nếu ta để tâm nghĩ lan man về điều này điều nọ thì sẽ có nhiều đối tượng tỉnh giác, tâm sẽ không hợp nhất được thành nhất điểm tâm, nó không dừng lại được.
Nói tâm dừng lại có nghĩa là nó cảm thấy như thể nó dừng lại thật, nó không chạy đó chạy đây. Điều này tựa như có một con dao bén. Nếu ta dùng con dao này để cắt bừa các thứ ví dụ như đá, gạch hay kính, con dao của ta sẽ nhanh chóng bị cùn. Ta nên dùng nó chỉ để cắt những thứ phù hợp. Tâm ta cũng vậy. Nếu ta để tâm lang thang theo các suy nghĩ và cảm giác vốn dĩ không có giá trị hoặc ích lợi gì, tâm sẽ mệt và yếu. Nếu tâm hết năng lượng, trí huệ sẽ không khởi sinh vì cái tâm thiếu năng lượng là cái tâm thiếu samadhi (định).
Nếu tâm không dừng thì ta không thể nhìn thấu bản chất các đối tượng của giác quan. Sự hiểu biết rằng tâm là tâm, đối tượng giác quan chỉ là đối tượng giác quan, chính là bộ rễ mà từ đó Đạo Phật đã lớn mạnh và phát triển. Đó là trái tim của Phật Giáo.
Ta phải trau dồi cái tâm này, phát triển nó, rèn luyện nó trong sự bình an và thấu suốt. Ta rèn tâm để có được giới và tuệ bằng cách để tâm dừng lại và cho tuệ khởi sinh, bằng cách hiểu được bản chất của tâm. Thực ra, cách sống của loài người, cách chúng ta làm mọi chuyện đều hệt như đứa trẻ. Một đứa trẻ không biết gì cả. Với một người lớn đang quan sát hành vi của một đứa trẻ thì cái kiểu nó chơi đùa chạy nhảy chung quanh và các hành động của nó dường như không có nhiều mục đích. Nếu tâm ta không được luyện rèn thì nó cũng như đứa trẻ. Ta nói năng mà thiếu tỉnh giác và hành động mà thiếu trí tuệ. Ta có thể suy sụp hoặc gây ra vô số thiệt hại mà thậm chí không biết. Đứa trẻ vô minh, nó chơi đùa như bọn trẻ con vẫn chơi đùa. Cái tâm vô minh của ta cũng vậy.
Nên ta phải rèn luyện tâm. Đức Phật dạy ta rèn luyện tâm, dạy tâm. Thậm chí nếu ta hộ trì Đạo Phật bằng bốn món nhu yếu phẩm, sự hộ trì của ta vẫn nông cạn hời hợt, nó chỉ chạm được được “vỏ” hay “dác gỗ” của cây. Sự hộ trì thật sự với Phật Giáo phải được làm bằng sự thực hành, không đâu khác, phải rèn luyện hành động, lời nói và suy nghĩ theo lời Phật. Sự hộ trì này hiệu quả hơn nhiều. Nếu ta thẳng thắn và lương thiện, có được giới và tuệ, sự thực hành của ta sẽ đem đến sự hưng thịnh. Sẽ không có nguyên nhân để mà giận dữ và thù địch. Đó là cách mà tôn giáo của ta dạy ta.
Nếu ta xác định giới luật chỉ bằng sự truyền tụng tín ngưỡng, thì dù là Thầy có dạy chân lý đi chăng nữa, sự thực hành của ta cũng sẽ thiếu hụt. Ta có thể học các giáo lý và nhắc lại, nhưng ta phải thực hành giáo lý nếu ta thật sự muốn hiểu. Nếu ta không phát triển sự thực hành, điều này có thể thành một trở ngại ngăn cản sự thấu hiểu của ta về tinh túy của Phật Giáo trong vô số kiếp sống sắp đến. Ta sẽ không hiểu được bản chất Đạo Phật.
Do đó cho nên sự thực hành tựa như một chìa khóa, một chìa khóa của thiền. Nếu ta có đúng chìa trong tay thì dẫu ổ khóa có chặt thế nào, khi ta lấy chìa ra và xoay nó thì khóa cũng sẽ mở. Nếu ta không có chìa thì ta không thể mở khóa. Ta sẽ chẳng bao giờ biết cái gì trong rương.

Ajahn Chah
Reply