2020-04-09, 11:10 AM
Mọi người thường sử dụng giấy vệ sinh cho mọi nhu cầu, ngay cả việc lau mặt, lau miệng, bất chấp những mối nguy về sức khỏe đang tiềm ẩn trong cuộn giấy “ngậm” chất tẩy trắng.
Sử dụng cho mục đích gì… do người tiêu dùng quyết định
Chức năng của giấy vệ sinh vốn chỉ được sử dụng trong toilet, tuy vậy nó hầu như lại được sử dụng cả với mục đích lau mặt, lau miệng, lau bát đũa… nhất là tại các quán ăn. Vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng hiện nay chủ yếu phân biệt giấy ăn và giấy vệ sinhthông qua các kiểu dáng hay tên sản phẩm, chứ chưa chú ý cụ thể mục đích sử dụng được ghi chú trên sản phẩm cùng các chỉ tiêu chất lượng. Ví dụ, giấy ăn được cắt theo các kiểu dạng khác nhau như hình vuông, chữ nhật, còn giấy vệ sinh chủ yếu là dạng tròn, có hoặc không lõi.
Các chuyên gia đều nhận định, với mỗi loại giấy nhà sản xuất đều đưa ra mục đích riêng nhưng việc sử dụng phụ thuộc vào người tiêu dùng. Nhiều người sử dụng giấy ăn cho vệ sinh hay ngược lại dùng giấy vệ sinh dạng cuộn để lau mặt, tay… là do ý thức từng người. Tất nhiên, khi dùng giấy kém chất lượng cho việc vệ sinh sẽ có thể gặp một số hạn chế hoặc tác động đến sức khoẻ. Ví như dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng…
Tiêu chuẩn nào cho giấy ăn và giấy vệ sinh?
Hiện nay mới có tiêu chuẩn giấy ăn và giấy vệ sinh, trong đó điểm khác nhau chủ yếu ở tính chất độ bền kéo, khả năng thấm hút và định lượng. Các chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các phép đo bằng lực và chỉ số. Tuy nhiên, vì là tiêu chuẩn nên chỉ mới dừng lại ở mức khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất làm theo, chứ chưa phải ép buộc như ở quy chuẩn hay hợp chuẩn hợp quy. Vì thế, việc các đơn vị sản xuất giấy với chất lượng mỗi loại như thế nào, có đảm bảo tiêu chuẩn hay không vẫn là bài toán khó biết đối với người sử dụng.
Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.
Nguy hại từ việc sử dụng giấy vệ sinh lau miệng
Giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ, còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ… Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tẩy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
BS Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại. Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Giấy ăn và giấy vệ sinh cũng có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn…
Sử dụng cho mục đích gì… do người tiêu dùng quyết định
Chức năng của giấy vệ sinh vốn chỉ được sử dụng trong toilet, tuy vậy nó hầu như lại được sử dụng cả với mục đích lau mặt, lau miệng, lau bát đũa… nhất là tại các quán ăn. Vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng hiện nay chủ yếu phân biệt giấy ăn và giấy vệ sinhthông qua các kiểu dáng hay tên sản phẩm, chứ chưa chú ý cụ thể mục đích sử dụng được ghi chú trên sản phẩm cùng các chỉ tiêu chất lượng. Ví dụ, giấy ăn được cắt theo các kiểu dạng khác nhau như hình vuông, chữ nhật, còn giấy vệ sinh chủ yếu là dạng tròn, có hoặc không lõi.
Các chuyên gia đều nhận định, với mỗi loại giấy nhà sản xuất đều đưa ra mục đích riêng nhưng việc sử dụng phụ thuộc vào người tiêu dùng. Nhiều người sử dụng giấy ăn cho vệ sinh hay ngược lại dùng giấy vệ sinh dạng cuộn để lau mặt, tay… là do ý thức từng người. Tất nhiên, khi dùng giấy kém chất lượng cho việc vệ sinh sẽ có thể gặp một số hạn chế hoặc tác động đến sức khoẻ. Ví như dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng…
Tiêu chuẩn nào cho giấy ăn và giấy vệ sinh?
Hiện nay mới có tiêu chuẩn giấy ăn và giấy vệ sinh, trong đó điểm khác nhau chủ yếu ở tính chất độ bền kéo, khả năng thấm hút và định lượng. Các chỉ tiêu này được đánh giá thông qua các phép đo bằng lực và chỉ số. Tuy nhiên, vì là tiêu chuẩn nên chỉ mới dừng lại ở mức khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất làm theo, chứ chưa phải ép buộc như ở quy chuẩn hay hợp chuẩn hợp quy. Vì thế, việc các đơn vị sản xuất giấy với chất lượng mỗi loại như thế nào, có đảm bảo tiêu chuẩn hay không vẫn là bài toán khó biết đối với người sử dụng.
Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.
Nguy hại từ việc sử dụng giấy vệ sinh lau miệng
Giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ, còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ… Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tẩy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
BS Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại. Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Giấy ăn và giấy vệ sinh cũng có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn…
Theo Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp) / healthplus.vn
Tâm An Vạn Sự Thành