2020-04-05, 11:37 AM
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Bấm huyệt giúp ích cho cơ thể ....
|
2020-04-05, 11:37 AM
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2020-04-05, 11:39 AM
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2022-03-01, 08:42 AM
[color=var(--custom-heading-color,#262626)]Bấm huyệt chữa đau đầu, không dùng thuốc mà vẫn hiệu quả
[url=https://hellobacsi.com/expert/vothinhung] Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI Cập nhật: 08/12/2021 Tham vấn y khoa: Bác sĩ Võ Thị Nhung Bạn không muốn uống thuốc hoặc không có sẵn thuốc mỗi khi đau đầu? Nếu những viên thuốc giảm đau không phải là lựa chọn của bạn, hãy thử học cách bấm huyệt chữa đau đầu vừa đơn giản lại vừa tránh được các tác dụng phụ như buồn ngủ, nôn mửa, huyết áp cao… Đau đầu là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối với những người mắc chứng đau đầu mạn tính, việc uống thuốc giảm đau trong thời gian dài không phải là cách chữa trị tốt nhất, vì sức khỏe có thể bị ảnh hưởng khá nhiều và dễ gặp tình trạng lờn thuốc. Lúc này, liệu pháp bấm huyệt chữa đau đầu là phương pháp an toàn giúp thuyên giảm chứng đau đầu về lâu dài. Theo Y học cổ truyền định nghĩa thì huyệt là những điểm nằm trên da, cơ, chỗ lõm các đầu xương khớp trên cơ thể( không liên quan đến hình thái cấu trúc của vị trí), có liên quan mật thiết với kinh lạc và là nơi ra vào của khí. Vị trí của huyệt nhạy cảm hơn so với các vị trí khác, có khả năng kích thích lưu thông máu trong cơ thể, giải phóng tình trạng căng cơ. Bấm huyệt giúp cải thiện sức khỏe, làm giảm các cơn đau và hồi phục sự cân bằng cho cơ thể. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp điều trị không cần dùng thuốc trị đau đầu, hãy thử học cách bấm huyệt chữa đau đầu nhé. Nghiên cứu về hiệu quả của bấm huyệt chữa đau đầu Một vài cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, liệu pháp xoa bóp huyệt đạo ở đầu và hai vai có thể làm giảm các cơn đau đầu. Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ năm 2002, các nhà khoa học đã tìm hiểu về cách mà phương pháp xoa bóp có thể giúp 4 người vượt qua chứng đau căng đầu mạn tính, khoảng 2–3 lần/tuần trong suốt 6 tháng. Vào cuối thời gian điều trị, số lần đau đầu trung bình của mỗi người đã giảm từ 7 xuống còn 2 lần/tuần. Thời gian kéo dài trung bình của các cơn đau cũng giảm đi một nửa, từ 8 giờ xuống còn 4 giờ trong suốt thời gian điều trị. Một nghiên cứu với quy mô lớn hơn đã được tiến hành trong hơn 2 tuần, với 10 phương pháp xoa bóp trị liệu thực hiện bởi các chuyên gia, được thực hiện trên 21 phụ nữ mắc chứng đau đầu mạn tính. Sau khi nghiên cứu trong thời gian dài hơn, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, phương pháp này có ảnh hưởng rất lớn đến tần suất, thời gian và cường độ của cơn đau đầu. Đau đầu bấm huyệt nào? Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt chữa đau đầu Dưới đây là một số cách bấm huyệt phổ biến mà bạn có thể áp dụng để làm giảm cơn đau đầu hiệu quả ngay tại nhà. 1. Cách bấm huyệt chữa đau đầu: Huyệt Hợp Cốc (He Gu) Huyệt Hợp Cốc nằm trên bàn tay, tại vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái. Bạn có thể tự xác định vị trí huyệt Hợp Cốc bằng cách đặt nếp gấp giữa đốt 1 và ngón 2 của ngón tay cái bên kia lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón tay tới đâu thì đó là huyệt. Y học cổ truyền cho rằng, huyệt Hợp Cốc là huyệt chủ trị vùng đầu, mặt, cổ. Bấm huyệt Hợp Cốc sẽ làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, các chứng đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, bấm vào huyệt này còn có thể trị mất ngủ, sốt cao, cảm mạo, ù tai, mồ hôi trộm, liệt dây thần kinh số VII, đau răng hàm trên và ho. Cách bấm huyệt Hợp Cốc chữa đau đầu[/color]
Lưu ý: Không tác động lên huyệt Hợp Cốc ở phụ nữ có thai do nguyên nhân làm tăng co bóp tử cung và gây sảy thai. 2. Huyệt Toàn Trúc (Zan Zhu) Huyệt Toản Trúc hay còn gọi là huyệt Toàn Trúc là hai điểm chỗ lõm nằm ở đầu trong cung lông mày. Bấm vào những vị trí này có thể làm giảm cơn đau do áp lực, nhức mỏi mắt hay viêm xoang gây ra. Do đó, bấm huyệt Toản Trúc cũng trị một số bệnh về mắt, giúp lưu thông máu trong xoang mặt, trị đau đầu, liệt dây thần kinh VII ngoại biên. Cách bấm huyệt Toản Trúc trị đau đầu[/size]
3. Cách bấm huyệt chữa đau đầu: Huyệt Thiên Trụ (Tian Zhu) Các huyệt Thiên Trụ nằm song song với nhau ở phía sau gáy, ngay đáy hộp sọ và giữa hai cơ cổ dọc. Cách bấm huyệt chữa đau đầu này sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau do căng thẳng, mệt mỏi ở cổ, đau vai gáy, đồng thời cũng trị đau mắt, đau tai và giảm nghẹt mũi. Cách bấm huyệt Thiên Trụ chữa đau đầu[/size]
Có thể bạn quan tâm: Bấm huyệt trị nghẹt mũi: Bấm thế nào mới đúng? 4. Bấm huyệt Ấn Đường (Yin Tang) giảm đau đầu hiệu quả Huyệt Ấn Đường nằm ở vị trí giữa hai lông mày, ngay giữa đầu sống mũi và trán. Ngoài chữa đau đầu, phương pháp bấm huyệt Ấn Đường còn có thể làm giảm cơn mỏi mắt và chứng viêm xoang. Không những thế, cách bấm huyệt chữa đau đầu này còn giúp trị sốt cao, chảy máu cam, viêm xoang trán và giảm nhức mỏi mắt khi nhìn màn hình vi tính quá lâu. Huyệt Ấn Đường cũng là một trong những vị trí bấm huyệt giúp giảm cân và nâng cao sức khoẻ đấy. Cách bấm huyệt Ấn Đường chữa đau đầu [/size]
Có thể bạn quan tâm: Lấy lại vóc dáng bằng 13 vị trí bấm huyệt giảm cân đơn giản 5. Cách bấm huyệt chữa đau đầu: Huyệt Kiên Tỉnh (Jian Jing) Đây là huyệt nằm trên đường mép vai, chính giữa bờ vai và phần cổ của bạn. Bấm huyệt Kiên Tỉnh có tác dụng làm giảm áp lực ở cổ và vai, giảm cơn đau cổ và ngăn ngừa cảm giác đau đầu do mỏi cổ. Bên cạnh đó, bấm huyệt Kiên Tỉnh cũng có tác dụng trị co cứng cơ thang, cơ vùng cổ hoặc bả vai. Cách bấm huyệt Kiên Tỉnh chữa đau đầu[/size]
Lưu ý: Tuyệt đối không ấn huyệt Kiên tỉnh cho phụ nữ có thai do việc tác động lên huyệt này gây nguy cơ sảy thai. Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bạn cách bấm huyệt trị đau cổ 6. Bấm huyệt Thái Xung trên mu bàn chân Huyệt này nằm ở trên mu bàn chân, chỗ hõm từ khe giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai đo lên khoảng 3 khoát ngón tay. Từ huyệt này có đường kinh chạy dọc theo chân, qua thân mình và khung xương sườn. Từ đây, các nhánh khác nhau chạy lên ngực, cổ, mặt đến đỉnh đầu. Vì vậy, bấm huyệt này giúp giảm đau hiệu quả cơn đau ở phía trước và trên đỉnh đầu. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm chóng mặt, mờ mắt, đỏ mắt hoặc kích ứng mắt, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan. Cách bấm huyệt Thái Xung chữa đau đầu Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt này với lực vừa phải, giữ trong khoảng 4 phút cho đến khi thấy huyệt đau nhẹ thì ngừng, day nhẹ 30 giây và tiếp tục ấn lại. Lặp lại chừng 3-4 lần, tổng thời gian bấm huyệt khoảng 15-20 phút. Vì bấm huyệt là phương pháp chỉ tiếp xúc ngoài da, không xâm nhập vào bên trong cơ thể và không liên quan đến thuốc, do đó rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt là việc bấm huyệt bạn hoàn toàn có thể tự mình áp dụng ở bất kỳ đâu. Hãy dành một ít thời gian để thư giãn và bấm huyệt mỗi ngày, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt đấy! Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa[/size]
Be Vegan, make peace.
2022-03-01, 08:51 AM
Thứ hai,16/08/2021, 06:15 (GMT+7)
Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ giảm đau, hạ sốt trong điều trị COVID-19 SKĐS - Người bệnh COVID-19 thường có triệu chứng nóng sốt, ho đau họng, đau đầu tức ngực sườn. Bên cạnh dùng thuốc, nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt để hỗ trợ điều trị. Đây là liệu pháp an toàn hầu như không có tác dụng phụ. COVID-19 cũng như ôn dịch có triệu chứng tương đồng. Theo Đông y, xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau nhanh, điều hòa khí huyết hạ nhiệt, khôi phục trạng thái cân bằng cho người bệnh. Sau đây là một số huyệt cơ bản có thể sử dụng bấm huyệt, châm cứu, massage, day ấn, xoa dầu ấm vào huyệt. [size=undefined][size=undefined] Người bệnh COVID-19 giai đoạn mới mắc bệnh hoặc phục hồi Người bệnh có biểu hiện sốt ho ớn lạnh, đau họng, ho đàm, thở mệt, nhức mỏi... nên tiến hành với các huyệt sau đây: ADVERTENTIE Thiếu thương: Huyệt ở cách góc ngoài góc móng tay cái khoảng 0,1 tấc (thốn). Công năng: Sơ tiết hỏa nghịch 12 kinh, thanh nhiệt thuận khí hóa đàm, điều hòa khí huyết. Khi nhiệt tà được giải thì nóng sốt, đàm hỏa cũng giảm. Từ đó chứng sưng đau rát họng, nhức mỏi cũng giảm. Khúc trì: Huyệt ở lõm vào nơi nếp gấp của khuỷu tay. Công năng: Khu phong, giải nhiệt tà, hóa độc, thư cơ… Khi nhiệt tà thanh giải, gân cơ thư thái thì khí huyết lưu thông. Các chứng nóng sốt ớn lạnh, đau đầu chóng mặt, cao huyết áp, nổi mụn phát ban giảm. Đồng thời các chứng liên quan nhiệt độc cũng giảm. Xích trạch: Huyệt nằm ở nếp gấp khủyu, chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu. Công năng: Thanh nhiệt ở thượng tiêu, tiết phế nhiệt, giáng hỏa; trị các chứng ho nóng sốt, đau họng, ho đờm, tức ngực, sườn. Các chứng liên quan đến phế hỏa cũng giảm. [img=382x0]https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2021/8/12/photo-1628737080354-16287370804631629785289.jpg[/img] Điểm huyệt xích trạch giúp người bệnh COVID-19 giảm các chứng ho nóng sốt, đau họng, ho đờm, tức ngực, sườn. Liệt khuyết: Huyệt nằm ở lằn cổ tay, phía động mạch quay đi lên1,5 tấc. Công năng tuyên phế, khu phong tà, thông điều mạch nhâm, tuyên thông phế khí. Phòng trị các chứng ho thở, ho đau tức ngực sườn, đau vùng cổ gáy rất kiến hiệu. Phế du: Huyệt nằm dưới gai đốt sống thứ 3, đo ngang ra 1,5 tấc. Công năng: điều hòa phế khí, thanh nhiệt, hòa vinh thông huyết, trị chứng đau tức vùng sau vai gáy lưng trên, giảm ho tức ngực sườn. Phong trì: huyệt ở chổ lõm sau gáy, phía ngoài cơ thang ngay sát đáy hộp sọ. Công năng: Phòng trị các chứng ngoại tà ôn bệnh, nội thương âm hư can hỏa thịnh, sinh chứng đau đầu chóng mặt, đau vùng sau gáy. Hợp cốc: Huyệt nằm ở điểm cao nhất khi khép ngón tay cái và trỏ vào nhau. Công năng: Chủ trị các bệnh tật ở vùng đầu mặt, bệnh về ngoại tà, nội thương, tâm phế, dạ dày, đường ruột... Người bệnh COVID-19 có đàm thấp tắc trở kinh phế gây ho khó thở nhiều Nên phối hợp các huyệt: Đại chùy, phong môn, đản trung. Đại chùy: Ở sau gáy, dưới gai đốt sống cổ 7. Phong môn: dưới mỏm gai của đốt sống lưng thứ 2 đo ngang ra khoảng 1,5 tấc. Đản trung: Huyệt nằm ở giữa ngực, điểm giữa đường nối hai vú (với nam). Công năng các huyệt trên: Thông phế khí, hóa đàm thông trệ, hạ hỏa, thư giãn gân cơ, tăng cường sức đề kháng. [img=382x0]https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2021/8/12/photo-1628737082119-16287370822901754763583.jpg[/img] Điểm huyệt đản trung giúp người bệnh COVID-19 dễ thở, giảm ho sốt, thư giãn gân cơ, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh âm hư hỏa thịnh, đau đầu chóng mặt, huyết áp cao Nên phối hợp các huyệt: Ấn đường, ty trúc không, thái dương, bách hội, a thị huyệt. Ấn đường: Huyệt nằm ở chính giữa hai đầu lông mày. Ty trúc không: Huyệt ở cuối đuôi lông mày. Thái dương: Huyệt nằm ở hai bên thái dương ngoài đuôi mắt 1 tấc. Bách hội: Huyệt nằm chính giữa đỉnh đầu; Công năng của các huyệt: Thanh nhiệt dưỡng âm, thư giãn cơ giảm đau nhanh... Từ đó giảm căng thẳng thần kinh, khôi phục lại trạng thái cân bằng cơ thể A thị huyệt: Nơi nào đau là huyệt, không có vị trí nhất định. Công năng: Thông kinh lạc, giảm đau cục bộ, thư giãn gân cơ thần kinh. [img=382x0]https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/324455921873985536/2021/8/12/photo-1628737082974-16287370830761185686043.jpg[/img] Day huyệt thái dương Lưu ý: Các huyệt trên có thể dùng bằng cách châm cứu, bấm huyệt hoặc tự day ấn massage, xoa dầu ấm vào huyệt. Công năng hỗ trợ cơ thể giải nhiệt tà, dưỡng âm, điều hòa khí huyết. Ngoài ra còn thúc đẩy khả năng tự phục hồi cho người bệnh COVID-19. Từ đó hỗ trợ chữa chứng ôn dịch cũng như COVID-19 rất tốt. Nên tiến hành đều đặn hằng ngày, mỗi huyệt làm 1 – 2 phút, ngày vài lần. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Những trường hợp nặng cần khám điều trị chuyên khoa. [img=0x0]https://delivery.lavanetwork.net/www/delivery/lg.php?bannerid=124&campaignid=280&zoneid=1053&loc=https%3A%2F%2Fsuckhoedoisong.vn%2Fxoa-bop-bam-huyet-ho-tro-giam-dau-ha-sot-trong-dieu-tri-covid-19-169210812103232088.htm&referer=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&cb=fed256c7bf[/img] [/size][/size] Lương y Nguyễn Minh Phúc
Be Vegan, make peace.
2022-03-01, 08:53 AM
[img=103x0]https://vmcvietnam.org/wp-content/themes/vmcshopping/images/logo-trung-tam-vmc.png[/img]
Tăng cường hệ miễn dịch mùa COVID-19 bằng xoa bóp bấm huyệt
ADMIN 16/08/2021 NỘI DUNG BÀI VIẾT Tăng cường hệ miễn dịch mùa COVID-19 bằng xoa bóp bấm huyệt
Tìm hiểu thêm:
Thiếu Thương là một trong những huyệt đạo được sử dụng nhiều nhất trong trị liệu các bệnh liên quan đến phế quản. Thiếu Thương là huyệt đạo cuối cùng trên đường kinh, khu vực kinh khí ít dư thừa nhất trên cơ thể. Đồng thời nó cũng là huyệt tỉnh ở đường kinh, nơi kinh khí xuất phát. Trong Y học Cổ Truyền huyệt đạo này còn có tên gọi khác là huyệt Quỷ Tín. Vị trí huyệt Thiếu Thương nằm ngay trên bàn tay ở phần bờ ngoài của ngón tay cái, vị trí tiếp giáp giữa đường ngang qua góc chân móng tay cái với gan – mu bàn tay. Huyệt Thiếu Thương có nhiều tác dụng trong việc sơ tiết hỏa xung nghịch giữa 12 nhóm kinh khí, làm thanh phế nghịch, thông kinh khí hiệu quả. Huyệt có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến phế, họng, chủ trị sốt, viêm amidan, chủ trị trúng gió, hôn mê, bệnh động kinh hoặc khó thở, giúp đẩy lùi nhiều triệu chứng tổn thương ở phế quản. Nếu bạn bị các bệnh lý này có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt để điều trị hiệu quả, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay. Virus Sar-Covi-2 tấn công chủ yếu vào phế quản, họng và phổi chịu tổn thương rất nhiều. Do đó, việc thường xuyên xoa bóp bấm huyệt Thiếu thương sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ phổi chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần xác định đúng vị trí huyệt, sau đó tiến hành ấn vào huyệt Thiếu Thương. Nếu có cảm giác đau tức là bạn đã tác động chính xác tới huyệt. Các chuyên gia y học khuyên bạn nên thực hiện bấm huyệt thường xuyên, mỗi ngày để giúp quá trình điều trị bệnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể đạt hiệu quả hơn. Bấm huyệt khúc trì – Giảm ho, hạ sốt Huyệt Khúc trì nằm tại chỗ lõm ở bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Cách đơn giản hơn để xác định vị trí của huyệt Khúc trì như sau:
Bấm huyệt Đản trung – Giảm tức ngực, khó thở Huyệt đản trung nằm ở vị trí giữa ngực, nơi gần trái tim. Cụ thể hơn, huyệt Đản trung chính là điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (nam giới) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ). Huyệt Đản trung có công dụng điều khí, hóa đàm, thanh phế, thông ngực, lợi cách hay mô. Ngoài ra, đây là huyệt chuyên chủ trị những cơ đau ngực, khó thở, các cơn hen suyễn tái phát, viêm màng ngực hay đau thần kinh liên sườn. Nếu thường xuyên bị đau cơ ngực, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong hoặc mang đến những hệ lụy về sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các bệnh liên quan đếnđau dây thần kinh liên sườn với các cơn đau đột ngột gây khó thở. Cơn đau sẽ tăng dần lên sau khi người bệnh ho nhiều hoặc gặp chấn thương, khi thay đổi thời tiết hay dễ thấy hơn ở các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho có thể chính là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn những triệu chứng của COVID. Áp dụng phương pháp bấm huyệt Đản trung trên cơ thể giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng, đồng thời giúp điều chỉnh lượng máu để không ép vào tim, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cách thực hiện bấm huyệt Đản trung vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay cái liên tục xoa tại huyệt đạo này theo chiều dọc đến khi cảm nhận được lồng ngực nóng lên. Lưu ý nên thực hiện với tốc độ nhanh và mạnh. Khi thực hiện ngón tay cái cần ép mạnh lên huyệt đản trung sao cho đạt cảm giác tê tức tại huyệt. Ngón tay đồng thời thực hiện vừa ép vừa day theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện ép huyệt cần kéo dài ít nhất trong 5 giây rồi lại ngừng lại trong 3 giây. Thực hiện liên tục khoảng 2 phút thì kết thúc. Ngoài ra, bạn cũng có thể xoa bóp, massage huyệt Đản trung bằng cách massage trên lồng ngực theo chiều từ trên xuống từ 100 – 200 lần sẽ giúp kích thích tuyến ức giúp phòng tránh được các bệnh như viêm, ung thư, tăng sức khỏe, và tuổi thọ con người. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID -19, cả nước ta cùng nhau chung sức để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng động. Với bài viết tăng cường hệ miễn dịch bằng xoa bóp bấm huyệt, VMC hi vọng đã cung cấp cho bạn những phương pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong mùa COVID. Bạn có thể thực hiện bấm huyệt cho bản thân, gia đình và tuyên truyền với mọi người để cùng nhau có một sức khỏe tốt nhất nhé! Ngoài ra, VMC cũng cung cấp các khóa học liên quan đến massage bấm huyệt chăm sóc sức khỏe, bạn có thể tham khảo tại đây.
Be Vegan, make peace.
|
« Next Oldest | Next Newest »
|