Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I: Tam Bảo Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp
#1
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

[Image: BiaSach.jpg]


Mục Lục




Ba Ngôi Cao Cả
Đức Phật (Buddha)
Đức Phật Gotama
Tiền Kiếp Của Đức Phật Gotama
24 Đức Phật Thọ Ký Theo Tuần Tự
Đức Bồ Tát Sumedha - Bậc Đại Trí
Thỉnh Đức Bồ Tát Giáng Thế
Đức Bồ Tát Tái Sanh Làm Người
Đức Bồ Tát Đản Sanh
32 Tướng Tốt Của Đức Bồ Tát Kiếp Chót
80 Tướng Tốt Phụ Của Đức Bồ Tát
Đức Bồ Tát Chứng Đắc Tam Minh
Chuyển Pháp Luân
45 Hạ Của Đức Phật
Nghiệp Tiền Kiếp Của Đức Phật
Đức Phật Với Cội Bồ Đề
Đức Pháp
Pháp Học Chánh Pháp
Bài Kinh Chuyển Pháp Luân

Tứ Thánh Đế
Tam Bảo Trọn Vẹn Xuất Hiện
Kinh Vô Ngã Tướng
Chúng Sinh Trong Tam Giới
[/url][url=http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TamBao/TamBao4.htm#5]Pháp Vô Ngã Anattà
Phật Giáo
Pháp Học Phật Giáo Là Gì?
Tam Tạng
Ngũ Bộ
Cửu Chi
84.000 Pháp Môn
Duy Trì Pháp Học Phật Giáo
Phật Giáo Suy Đồi
Đức Tăng
Thế Nào Gọi Là Chư Thánh Tăng
Thế nào Gọi Là Chư Phàm Tăng
Đức Tăng Suy Đồi
Xá Lợi Đức Phật Niết-bàn





Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.


Paṇāmagāthā

Tilokekagaruṃ Buddhaṃ,     

Pāyādibhayahiṃsakaṃ,

Āyuno pariyosānaṃ,

Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Ādimajjhantakalyāṇam,

Buddhassa dhammamosadhaṃ,

Nibbānapariyosānaṃ,

Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Tassa sāvakasaṃghañca,

Puññakkhettaṃ anuttaraṃ,

Arahattapriyosānaṃ,

Gacchāmi saraṇaṃ ahaṃ.

Buddhaṃ Dhammañca Saṃghañca,

Abhivandiya sādaraṃ,

Mūlabuddhasāsanan’ ti,

Ayaṃ gantho mayā kato.

Kệ lễ bái Tam Bảo

Đức Thế Tôn cao thượng nhất tam giới,

Dắt dẫn chúng sinh thoát khỏi họa tai,

Nguyện suốt đời con xin quy y Phật,

Mong chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế.

Pháp của Ngài như linh dược nhiệm mầu,

Hoàn hảo ở phần đầu giữa và cuối,

Nguyện suốt đời con xin quy y Pháp,

Mong được chứng ngộ Niết Bàn thoát khổ.

Tăng bậc Thánh Thanh Văn đệ tử Phật,

Là phước điền cao thượng của chúng sinh,

Nguyện suốt đời con xin quy y Tăng,

Mong được chứng đắc Thánh A-ra-hán.

Đức Phật Đức Pháp Đức Tăng cao thượng,

Con hết lòng thành kính lạy Tam Bảo,

Rồi góp nhặt biên soạn tập sách nhỏ,

Soạn phẩm này gọi “Nền Tảng Phật giáo”

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác ấy.





NỀN TẢNG PHẬT GIÁO


(MŪLABUDDHASĀSANA)


QUYỂN I


TAM BẢO


(RATANATTAYA)


Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)


Lời Nói Đầu

Nền Tảng Phật Giáo là một bộ sách có 7 quyển gồm 9 chương. Mỗi chương được khái quát như sau:


* Chương thứ nhất: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)
- Đức Phật (Buddha) - Đức Pháp (Dhamma) - Đức Tăng (Saṃgha)


* Chương thứ nhì: Tam Bảo (Ratanattaya)
- Đức Phật Bảo (Buddharatana) - Đức Pháp Bảo (Dhammaratana) - Đức Tăng Bảo (Saṃgharatana)


* Chương thứ ba: Ân đức Tam Bảo (Ratanattayaguṇa)
Ân đức Phật (Buddhaguṇa) -  n đức Pháp (Dhammaguṇa) - Ân đức Tăng (Saṃghaguṇa)


* Chương thứ tư: Quy y Tam Bảo (Tisaraṇa)
Quy y Phật Bảo (Buddhasaraṇa) - Quy y Pháp Bảo (Dhammasaraṇa) - Quy y Tăng Bảo (Saṃghasaraṇa)


* Chương thứ năm: Giới hạnh (Sīlācāra)
Giới hạnh của người tại gia cư sĩ (Gahaṭṭhasīla)
Giới hạnh của bậc xuất gia tu sĩ (Pabbajitasīla)


* Chương thứ sáu: Nghiệp - Quả của nghiệp (Kamma-kammaphala)
Bốn loại nghiệp (Kammacatukka):

Quote:Bất thiện nghiệp (Akusalakamma)
Quả bất thiện nghiệp (Akusalavipāka)
Thiện nghiệp (Kusalakamma)
Quả thiện nghiệp (Kusalavipāka)

* Chương thứ bảy: Phước thiện (Puññakusala)
10 nhân sinh phước thiện (Puññakiriyāvatthu)


* Chương thứ tám: Pháp hạnh ba-la-mật (Pāramī)
10 pháp hạnh ba-la-mật (Dasapāramī)


* Chương thứ chín: Pháp hành (Bhāvanā)
Pháp hành thiền định (Samathabhāvanā)
Pháp hành thiền tuệ (Vipassanābhāvanā)


Bộ Nền Tảng Phật Giáo gồm 9 chương, chia thành 7 quyển, mà mỗi quyển được đặt tên theo nội dung của từng chương:

"Nền Tảng Phật Giáo, quyển I: Tam Bảo" gồm có chương thứ nhất và chương thứ nhì.


Chương thứ nhất: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)
Đức Phật (Buddha) - Đức Pháp (Dhamma) - Đức Tăng (Saṃgha)
Đức Phật (Buddhađó là Đức Phật Gotama.


Để trở thành Đức Phật Gotama, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đã trải qua vô lượng kiếp để tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, thời gian lâu dài trải qua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.
- Thời kỳ phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.
- Thời kỳ được 24 Đức Phật thọ ký xác định thời gian còn lại Đức Bồ Tát chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất. Đến kiếp chót là Đức Bồ Tát Siddhattha trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 năm, cho đến khi Ngài tịch diệt Niết Bàn.


Thực ra, chư Đức Bồ Tát đó là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát Độc Giác, Đức Bồ Tát Thanh Văn Giác, những tiền kiếp của quý Ngài là một cuộc hành trình tử sinh luân hồi trên con đường thẳng theo thời gian để tạo những pháp hạnh ba-la-mật, thuộc pháp thiện có cứu cánh cuối cùng là Niết Bàn. Cho nên, từ kiếp này sang kiếp khác, tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau, dù thay đổi về phần sắc thân, còn phần tâm vẫn có phận sự tích lũy ba-la-mật diễn tiến trên con đường thẳng đến mục đích cuối cùng, tùy theo sở nguyện của mỗi vị, như để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác hoặc Đức Phật Độc Giác hoặc bậc Thánh Arahán Thanh Văn Giác, sẽ tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bồn loài. Như vậy, chư Đức Bồ Tát dù trải qua vô số kiếp từ vô thủy mà hữu chung (không biết kiếp bắt đầu, mà có kiếp cuối cùng).


Các hạng chúng sinh khác không phải là Đức Bồ Tát, vô số kiếp của họ cũng là một cuộc hành trình trên con đường vòng tròn tử sinh luân hồi, cũng tạo nghiệp (thiện nghiệp hoặc ác nghiệp) mà không có mục đích cuối cùng; nghĩa là không có sở nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác hoặc Đức Phật Độc Giác hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác. Bởi vì, không có mục đích cuối cùng, cho nên các chúng sinh ấy cứ luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.


Như vậy, các hạng chúng sinh không phải là Đức Bồ Tát thì phải trải qua vô số kiếp từ vô thủy đến vô chung (không biết kiếp bắt đầu, cũng không có kiếp cuối cùng).
Đức Pháp (Dhamma) đó là những lời giáo huấn của Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Gồm có 10 chánh pháp:


- 1 Pháp học - 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đaọ + 4 Thánh quả + 1 Niết Bàn)
Hoặc nói cách khác, Phật giáo có 3 pháp:


Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana). - Pháp hành Phật giáo (Paṭipattisāsana) - Pháp thành Phật giáo (Paṭivedhasāsana)
Trong Phật giáo, người Phật tử là bậc xuất gia tu sĩ hoặc hàng tại gia cư sĩ cần phải cố gắng tinh tấn theo học pháp học Phật giáo, rồi theo hành pháp hành Phật giáo sẽ dẫn đến kết quả chứng đắc pháp thành Phật giáo đó là chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng nhất. Trí tuệ biết rõ kiếp này là kiếp chót, sau khi chết chính là lúc tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.


Trong đời, một người dù cố gắng tinh tấn theo học và hành một bộ môn nào, cũng khó có thể nói đã học và hành rốt ráo xong bộ môn ấy. Ví như một sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, có bằng cấp, học vị rất cao; nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên ấy học và hành xong rồi, không còn phải học và hành nữa. Thật ra, sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên ấy cần phải học và hành nhiều hơn nữa. Bởi vì, các môn học trong đời hoàn toàn không đạt đến “chân lý” và “mục đích” cuối cùng. Do đó, thành ngữ xưa có câu: “Càng học, càng thấy dốt”.


Hơn nữa, trong đời không có môn học nào dẫn đến sự diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, nhưng ngược lại, các môn ấy có thể là nhân duyên làm phát sinh thêm phiền não, tham ái; mà tham ái là nhân sinh khổ. Nếu tham ái càng nhiều, thì khổ càng nhiều. Vì vậy, các môn học và hành trong đời sẽ không dẫn đến giải thoát khổ tử sinh, mà chỉ có kéo dài sự tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài mà thôi.


Đức Tăng (Saṃgha) đó là chư Thánh Tăng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Gồm có 4 đôi: Thánh Đạo - Thánh Quả tương xứng, thành 8 bậc Thánh.


4 đôi: Thánh Đạo - Thánh Quả tương xứng.

Quote:Nhập Lưu Thánh Đạo → Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo → Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo → Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo → Arahán Thánh Quả.

8 Bậc Thánh: 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả.

Quote:Nhập Lưu Thánh Đạo
Nhất Lai Thánh Đạo
Bất Lai Thánh Đạo
Arahán Thánh Đạo
Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Quả


Tám bậc Thánh chia làm hai hạng:


Bậc Thánh hữu học (Sekkha) gồm có 7 bậc Thánh từ bậc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả cho đến Arahán Thánh Đạo là các bậc Thánh cần phải học và hành giới- định-tuệ.


Bậc Thánh vô học (Asekkha) đó là bậc Arahán Thánh Quả, bậc Thánh Arahán cao thượng nhất không còn học và hành giới-định-tuệ nữa; đã hoàn thành xong mọi phận sự Tứ Thánh Đế lần cuối cùng, đã thành tựu xong phạm hạnh cao thượng. Bậc Thánh Arahán ngay trong kiếp hiện tại, đến khi hết tuổi thọ đồng thời tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.


Trong đời, các hàng đệ tử hoặc các học trò của các vị thầy khác trong các trường học trong đời, ví như những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, với học vị rất cao, khi ra trường, làm việc đúng theo sở học của họ, để giúp đời và nuôi mạng trong kiếp hiện tại này.


Chương thứ nhì: Tam Bảo (Ratanattaya)
Đức Phật Bảo (Buddharatana) - Đức Pháp Bảo (Dhammaratana) - Đức Tăng Bảo (Saṃgharatana)


Đức Phật gọi là Đức Phật Bảo, Đức Pháp gọi là Đức Pháp Bảo, Đức Tăng gọi là Đức Tăng Bảo; bởi vì mỗi ngôi có 5 đặc tính quý báu và cao thượng, mà các thứ báu vật trong cõi người, cõi Long vương, các cõi chư thiên, phạm thiên không thể sánh với Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Tam Bảo được. Cho nên những người nào đã từng tạo phước duyên nơi Đức Phật hoặc Bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Phật trong thời quá khứ, thì nay kiếp hiện tại này, những người ấy mới có duyên lành được gần gũi thân cận với Đức Phật hoặc Bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Họ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo, nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo. Như vậy, họ có Tam Bảo ở trong tâm của họ, có thiện tâm an lạc, đức tin càng tăng trưởng, mọi thiện pháp cũng càng tăng trưởng từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp đem lại sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai.


Nếu những người ấy có đầy đủ pháp hạnh ba-la-mật, thì ngay trong kiếp hiện tại, những người ấy có khả năng tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng. Có vị là bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hạng thường, có vị là bậc Thánh Đại Thanh Văn đệ tử, có vị là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử. Mỗi vị Thánh Thanh Văn được thành tựu do sở nguyện của mình từ trong kiếp quá khứ. Ngay kiếp hiện tại, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, đồng thời chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.


Những người giàu sang phú quý trong đời, dù họ thường trang điểm kim cương, hột xoàn, ngọc mani... các thứ báu vật ấy làm nhân phát sinh tâm hoan hỷ. Tất cả báu vật quý giá ấy chỉ có thể đem lại sự lợi ích, sự an lạc trong kiếp hiện tại này mà thôi, chứ không thể đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho những kiếp vị lai.


* Nội dung diễn tiến của mỗi ngôi cao cả từ khi bắt đầu cho đến cuối cùng


Đức Phật Gotama: Tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát, từ khi bắt đầu có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Ngài đã tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trải qua 3 thời kỳ:


1) Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát đã phát nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Ngài đã tạo các pháp hạnh ba-la-mật suốt thời gian 7 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.


2) Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát đã có đủ năng lực ba-la-mật, nên đã phát nguyện ra bằng lời nói, để cho mọi chúng sinh biết ý nguyện của Ngài muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Ngài đã tạo các pháp hạnh ba-la-mật suốt thời gian 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.


3) Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Sumedha được Đức Phật Dīpaṅkara lần đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Ngài chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama. Từ đó, Ngài trở thành Đức Bồ Tát cố định (niyatabodhisatta) bất thoái, cố gắng tinh tấn không ngừng bồi bổ cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Trong suốt thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, hễ một khi có Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thì Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đều đến hầu Đức Phật Chánh Đẳng Giác ấy, và được Đức Phật ấy thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama.


Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đã được 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký. Đức Phật Kassapa là Đức Phật cuối cùng thọ ký xác định thời gian, trong thời vị lai, ngay trong kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, Đức Bồ Tát chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama.


Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama tiếp tục bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật, cho đến kiếp chót là Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha.


Thái tử lên ngôi Vua năm 16 tuổi ngự tại kinh thành Kapilavatthu suốt 13 năm. Đức vua từ bỏ kinh thành ngự đi xuất gia năm 29 tuổi, Ngài đã hành pháp hành khổ hạnh suốt 6 năm ròng rã. Bỏ pháp hành khổ hạnh, Ngài tiến hành thiền định, và tiến hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, mọi tham ái, mọi ác pháp; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật đã tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ. Ngài đã tự mình trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trong toàn thế giới chúng sinh, gọi là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama, đúng như Chư Phật quá khứ đã thọ ký. Lúc ấy, Ngài tròn 35 tuổi. Đức Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 hạ (năm) cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn, năm tròn 80 tuổi.


Đó là diễn tiến cuộc hành trình trải qua vô số kiếp của Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama, từ khi bắt đầu cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn.


Đức Pháp: Phật ngôn đầu tiên của Đức Phật Gotama bắt đầu từ hai câu kệ mà Ngài tự thuyết ở trong tâm tại Đại cội Bồ đề, nơi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama, vào đêm rằm tháng tư (âm lịch).


Anekajātisaṃsāraṃ...
 Taṇhānaṃ khayamajjhagā
”(Dhammapadagāthā câu kệ số 153-154.)


Vào chiều rằm tháng sáu (âm lịch) Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) lần đầu tiên, để tế độ nhóm 5 Tỳ-khưu là Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana. Trong nhóm 5 Tỳ-khưu sau khi lắng nghe bài kinh ấy, chỉ có một mình Ngài Koṇḍañña chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não tà kiến và hoài nghi, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Tiếp theo mỗi ngày một vị chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, đến ngày 19 tháng 6 cả nhóm 5 Tỳ-khưu đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. Ngày 20 tháng 6 (âm lịch) Đức Phật thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) tế độ nhóm 5 Tỳ-khưu này. Sau khi lắng nghe bài kinh xong, cả nhóm 5 Tỳ-khưu đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán, trở thành Chư Thánh Thanh Văn đệ tử đầu tiên của Đức Phật Gotama.


Từ đó về sau, suốt 45 hạ (năm) Đức Phật cùng Chư Thanh Văn đệ tử của Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh gần xa trong cõi người, các cõi trời dục giới, các cõi trời sắc giới. Những chúng sinh ấy gồm có nhân loại, chư thiên, phạm thiên... đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh.
Giáo pháp của Đức Phật gồm có 3 phần chính:


Pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana) - Pháp hành Phật giáo (Paṭipattisāsana) - Pháp thành Phật giáo (Paṭivedhasāsana)


Trong ba pháp chính này, pháp học Phật giáo là nền tảng căn bản được gom thành Tam Tạng, hoặc Ngũ Bộ, hoặc Cửu Chi, hoặc 84.000 pháp môn.


Tuy Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, song vẫn còn lại 84.000 pháp môn, như là vị Tôn sư tồn tại trên thế gian, theo giáo huấn, dạy dỗ các hàng Thanh Văn đệ tử.
Phật giáo được giữ gìn duy trì bằng trí tuệ ba-la-mật của các hàng Thanh Văn đệ tử. Về sau, theo thời gian, trí tuệ ba-la-mật của các hàng Thanh Văn đệ tử càng ngày càng kém dần; do đó, Phật giáo càng ngày càng bị mai một, bị suy đồi theo thời gian.


Bắt đầu pháp thành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần; bởi do pháp hành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi. Pháp hành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần; bởi do pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi.


Pháp học Phật giáo bị mai một, bị suy đồi dần dần theo thời gian tuổi thọ của Phật giáo là 5.000 năm. Đến khi các hàng Thanh Văn đệ tử không còn ai ghi nhớ được một câu kệ của Đức Phật. Pháp học Phật giáo, pháp hành Phật giáo, pháp thành Phật giáo bị mai một, bị suy đồi. Khi ấy, Phật giáo hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi.


Đức Pháp diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.


Đức Tăng: Đức Tăng xuất hiện trên thế gian này sau Đức Phật và Đức Pháp. Sau khi Đức Phật thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta) để tế độ nhóm 5 Tỳ-khưu là Ngài Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji. Trong nhóm 5 Tỳ-khưu chỉ có một mình Ngài Koṇḍañña chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não tà kiến và hoài nghi, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Ngài Đại đức Koṇḍañña kính xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Sadi - Tỳ-khưu. Quán xét về phước thiện và ý nguyện của Ngài Đại đức Koṇḍañña xong, rồi Đức Phật cho phép Ngài Đại đức Koṇḍañña thọ Tỳ-khưu theo cách gọi “Ehi Bhikkhu!”rằng:


“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya”.


Sau khi Đức Phật vừa dứt lời, Ngài Đại đức Koṇḍañña trở thành Tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của Tỳ-khưu phát sinh do phước thiện (thần thông), có tăng tướng trang nghiêm như một vị Tỳ-khưu có 60 hạ.


Ngài Đại đức Koṇḍañña là vị Tỳ-khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama; đồng thời, ngay khi ấy, lần đầu tiên Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo đầy đủ trọn vẹn cũng xuất hiện trên thế gian, vào ngày rằm tháng sáu (âm lịch).


Đức Phật cùng nhóm 5 Tỳ-khưu an cư nhập hạ đầu tiên tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana trong xứ Bārāṇasī. Mỗi ngày tiếp theo, tuần tự Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu và cũng được Đức Phật cho phép thọ Tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”.


Đến ngày 20 tháng 6, Đức Phật thuyết bài kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) tế độ nhóm 5 Tỳ-khưu, quý Ngài đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán. Như vậy, Đức Phật đã có 5 vị Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Ngài trong thế gian.


Đức Phật còn thuyết pháp tế độ công tử Yasa, công tử chứng đắc thành bậc Thánh Arahán và được Đức Phật cho phép thọ Tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”...


Nhóm 54 người bạn thân xưa của Ngài Đại đức Yasa, nghe tin Ngài Đại đức Yasa đã trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama; tất cả đều đến hầu đảnh lễ Đức Phật, lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, tất cả đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, và được Đức Phật cho phép thọ Tỳ-khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”. Sau khi trở thành Tỳ-khưu không lâu, tất cả 54 vị đều chứng đắc thành bậc Thánh Arahán.


Trong mùa hạ đầu tiên này, Đức Phật đã có 60 vị Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Ngài. Sau khi mãn 3 tháng hạ, Đức Phật truyền dạy 60 vị Thánh Arahán, mỗi vị một con đường (2 vị không nên đi chung cùng một con đường) du hành khắp mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng sinh.


Từ đó về sau, càng ngày càng có đông người xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật, thậm chí có số đông tu sĩ phái Bàlamôn, phái ngoại đạo cũng theo xuất gia trở thành Tỳ-khưu Phật giáo.


Đức Phật cùng chư Tỳ-khưu Tăng du hành khắp mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng sinh có duyên lành nên tế độ. Ngày đêm suốt 45 hạ, Đức Phật có sự tinh tấn không ngừng làm 5 phận sự để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh, cho đến lúc Ngài tịch diệt Niết Bàn tại khu rừng Kusinārā, vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), năm Ngài tròn đúng 80 tuổi.
Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn rồi, chư Tỳ-khưu Tăng vẫn tiếp tục đi du hành khắp mọi nơi để thuyết pháp tế độ chúng sinh.


Vào thời kỳ Đức vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn; Đức vua là một Đấng Minh Quân trị vì cõi Nam Thiện Bộ Châu, Người là một cận sự nam có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có nhiệt tâm hết lòng phụng sự Tam Bảo. Đức vua đã truyền lệnh xây cất 84.000 ngôi chùa tháp trên khắp cõi Nam Thiện Bộ Châu, để cúng dường Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo và Đức Tăng Bảo. Thời kỳ âý, Phật giáo được phát triển mạnh, số chư Tỳ-khưu Tăng, chư Tỳ-khưu ni rất đông.


Đức vua Asoka không chỉ là một đại thí chủ (mahādāyaka) chưa từng có từ trước đến nay, mà còn là một thân quyến kế thừa của Phật giáo (dāyāko sāsanassa) nữa, bởi vì, Đức vua đã cho phép Thái tử Mahinda và Công chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni trong Phật giáo.


Đức vua Asoka không những hộ độ chư Tỳ-khưu Tăng để quý Ngài phát triển Phật giáo trong nước, mà còn hộ độ quý Ngài truyền bá Phật giáo sang các nước lân cận.


Phật lịch năm 236 (sau Đức Phật tịch diệt Niết Bàn) Đức vua Asoka hộ độ phái đoàn do Ngài Đại đức Mahindatthera (Ngài vốn là Thái tử của Đức vua Asoka, nay Ngài là Bậc Thánh Arahán) làm trưởng đoàn cùng với 4 vị Đại đức khác đi sang đảo quốc Srilankà để truyền bá Phật giáo. Và một phái đoàn khác do Ngài Đại đức Sonatthera và Ngài Đại đức Uttaratthera đi sang vùng Suvaṇṇabhūmi: Vùng đất vàng, nay là nước Indonesia, nước Myanmar, nước Thái Lan, nước Lào, nước Campuchia... để truyền bá Phật giáo.


Đức vua Asoka cũng gởi một phái đoàn Tỳ-khưu ni do Ngài Đại đức Tỳ-khưu ni Saṃghamittā (Ngài vốn là Công chúa của Đức vua Asoka, nay là bậc Thánh nữ Arahán) làm trưởng đoàn đi sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất gia thọ Tỳ-khưu ni cho các cận sự nữ trên đảo quốc này. Từ đó, chư Tỳ-khưu ni Tăng cũng được phát triển cho đến sau thời kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankà. Theo sử liệu, thời gian sau 500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, thì không còn Tỳ-khưu ni nữa.


Như vậy, chư Tỳ-khưu ni Tăng đã bị mai một trước, chỉ còn lại chư Tỳ-khưu Tăng tồn tại trên các nước Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) cho đến thời hiện tại này.


Ngày nay, Phật giáo được truyền bá rộng đến nhiều nước trên thế giới. Chư Tỳ-khưu Tăng vẫn còn giữ gìn duy trì theo truyền thống từ thời kỳ Đức Phật. Nhưng trong thời vị lai, trải qua thời gian lâu dài về sau, chư Tỳ-khưu sẽ mất dần tăng tướng, thậm chí đến nổi chỉ còn một mảnh y nhỏ quấn trên cổ, hoặc cột ở cổ tay, vẫn còn tên gọi “Tỳ-khưu: Bhikkhu” mà không hiểu rõ lời giáo huấn của Đức Phật, không hành giới mà hành ác pháp, làm ăn nuôi mạng. Cuối cùng những vị Tỳ-khưu này nghĩ rằng: “Lợi ích gì mảnh y nhỏ này!”, những vị Tỳ-khưu ấy vứt bỏ mảnh y nhỏ, cũng đồng thời chư Tỳ-khưu bị mai một hoàn toàn trên cõi thế gian này.


Đức Tăng diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn. Phật giáo cũng bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.
Trong quyển sách “Tam Bảo” này, bần sư đã cố gắng hết sức mình để sưu tầm, góp nhặt những tài liệu có liên quan đến Tam Bảo, từ Tam Tạng Pāḷi và các Chú giải Pāḷi chỉ được bấy nhiêu thôi! Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về Tam Bảo, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.


Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện trí từ bi chỉ giáo, góp ý chân tình. Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an lạc cho phần đông chúng ta. Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.
Quyển sách “Tam Bảo” này được hoàn thành do nhờ có nhiều người giúp sức như: Đệ tử Sīlācāra (Giới Hạnh), cô Dhammanandā đã tận tình đánh máy vi tính, dàn trang, làm thành quyển; các thí chủ trong nước và ngoài nước có đức tin trong sạch lo ấn hành là: Pháp đệ Bửu Đức cùng nhóm Phật tử chùa Hương Đạo (Hoa Kỳ), gia đình anh Đinh Vạn Xuân cùng nhóm Phật tử ở Úc, các nhóm Phật tử ở Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada, Úc... gia đình anh Hoàng Quang Chung... và đã được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho phép ấn hành. Bần sư vô cùng hoan hỷ và biết ơn tất cả quý vị.


Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (Tỳ-khưu Hộ Pháp) thành kính dâng phần pháp thí thanh cao này đến Ngài Cố Vaṃsarakkhitamahāthera (Cố Đại Trưởng Lão Hộ Tông) là sư phụ của con, đồng thời đến Ngài Cố Đại Trưởng Lão Thiện Luật, Ngài Cố Đại Trưởng Lão Bửu Chơn, Ngài Cố Đại Trưởng Lão Giới Nghiêm, Ngài Cố Trưởng Lão Hộ Giác (chùa Từ Quang) cùng chư Đại Trưởng Lão, Đại đức khác đã dày công đem Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt Nam thân yêu, và xin kính dâng đến chư Đại Trưởng Lão ở nước Thái Lan, nước Myanmar (Miến Điện), đã có công dạy dỗ con về pháp học và pháp hành.


Con kính mong quý Ngài hoan hỷ.
Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.


Phước thiện pháp thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếp trong quá khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để thóat khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.


Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu.


Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phước đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng sinh từ cõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh, nhân loại, chư thiên trong các cõi trời dục giới, chư phạm thiên trong các cõi trời sắc giới,... tất cả quý vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi sự khổ, được an lạc lâu dài.
Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.


Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.


Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tiếp tục tử sinh luân hồi, thì do năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này ngăn cản mọi ác nghiệp không có cơ hội cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh; và cũng do năng lực phước thiện này chỉ hỗ trợ thiện nghiệp cho quả tái sinh trong cõi thiện giới: cõi người, các cõi trời dục giới... mà thôi. Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con cũng là người có chánh kiến, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện trí, lắng nghe chánh pháp của bậc thiện trí, có đức tin trong sạch nơi bậc thiện trí, cố gắng tinh tấn hành theo lời giáo huấn của bậc thiện trí, không ngừng tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, mong diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, trở thành bậc Thánh Arahán.


Trong vòng tử sinh luân hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng ngự nơi nào, dù gần dù xa, chúng con liền phát sinh tâm hỷ lạc, có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng; quyết tâm tìm đến nơi ấy, để hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, hoặc chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Ngài, lắng nghe chánh pháp, cố gắng tinh tấn hành theo chánh pháp của Ngài, để mong chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp, trở thành bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.


Nay chúng con hết lòng thành kính thọ phép quy y Tam Bảo: Quy y Đức Phật Bảo, quy y Đức Pháp Bảo, quy y Đức Tăng Bảo, và thành tâm hộ trì Tam Bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp. Do nhờ năng lực phước thiện thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có được duyên lành sâu sắc trong Phật giáo.


Do nhờ năng lực phước thiện pháp thí thanh cao này hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con, khi thành tựu quả báu ở cõi người (manussasampatti) như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc khi thành tựu quả báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được an lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. Bởi vì mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con là cầu mong sớm thành tựu quả báu chứng ngộ Niết Bàn (Nibbānasampatti), giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ
Khippameva samijjhatu.


Điều mong ước, ý nguyện của chúng con
Cầu mong sớm được thành tựu như ý.
Tỳ-khưu Hộ Pháp
Thiền viện Viên Không

Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành

Bà Rịa-Vũng Tàu

Mùa an cư nhập hạ Pl: 2548/2004


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#2
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

[Image: BiaSach.jpg]



CHƯƠNG I
BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)

Đạo Phật có ba ngôi cao cả đó là:
Đức Phật (Buddha) - Đức Pháp (Dhamma) - Đức Tăng (Saṃgha)

Đức Phật (Buddha) là Bậc tự chính mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trên toàn cõi thế giới chúng sinh, nên có danh hiệu Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Sammā-sambuddha) độc nhất vô nhị; rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành nên tế độ, cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh.

Đức Pháp (Dhamma) là chánh pháp mà Đức Phật đã giác ngộ, Ngài có khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ để giáo huấn chúng sinh cho hiểu biết rõ và thực hành đúng theo lời dạy của Ngài; để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc trong kiếp hiện tại, những kiếp vị lai và đặc biệt đạt đến cứu cánh Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Chánh pháp có 10 pháp là:
- Pháp học (Pariyattidhamma).
- 9 pháp Siêu tam giới (Navalokuttaradhamma) (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + 1 Niết Bàn).

Đức Tăng (Saṃgha) là những bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, đã thực hành đúng theo lời giáo huấn của Ngài, trở thành bậc Thánh Nhân.
Trong Phật Giáo bậc Thánh Thanh Văn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới):

Bốn đôi: Thánh Đạo - Thánh Quả tương xứng
Quote:Nhập Lưu Thánh Đạo --> Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo --> Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo --> Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo --> Arahán Thánh Quả
Tám bậc Thánh: 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả
Quote:Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotāpattimagga)
Bậc Nhất Lai Thánh Đạo (Sakadāgāmimagga)
Bậc Bất Lai Thánh Đạo (Anāgāmimagga)
Bậc Arahán Thánh Đạo (Arahattamagga)
Bậc Nhập Lưu Thánh Quả (Sotāpattiphala)
Bậc Nhất Lai Thánh Quả (Sakadāgāmiphala)
Bậc Bất Lai Thánh Quả (Anāgāmiphala)
Bậc Arahán Thánh Quả (Arahattaphala)
Nếu tính theo Thánh nhân (Ariyapuggala)
Có 4 bậc:
Quote:Bậc Thánh Nhập Lưu (Sotāpanna)
Bậc Thánh Nhất Lai (Sakadāgāmi)
Bậc Thánh Bất Lai
 (Anāgāmi)
Bậc Thánh Arahán (Arahanta)


Trong Phật giáo, mỗi bậc Thánh Nhân là kết quả của những pháp hạnh ba-la-mật đã được tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, cho đến kiếp hiện tại. Trong những kiếp quá khứ, mỗi vị đã từng gieo duyên lành với Đức Phật quá khứ, hoặc với chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật quá khứ.

Trong kiếp hiện tại, mỗi vị đến hầu Đức Phật, hoặc bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Ngài, lắng nghe chánh pháp, rồi tiến hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến kết quả chứng đắc thành bậc Thánh từ thấp đến cao tuần tự như sau:

Nếu bậc thiện trí phàm nhân tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, mới là bậc Thánh Nhân thứ nhất trong Phật giáo.

Nếu bậc Thánh Nhập Lưu tiếp tục tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Nhất Lai Thánh Đạo - Nhất Lai Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhất Lai, mới là bậc Thánh Nhân thứ nhì trong Phật giáo.

Nếu bậc Thánh Nhất Lai tiếp tục tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Bất Lai Thánh Đạo - Bất Lai Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Bất Lai, mới là bậc Thánh Nhân thứ ba trong Phật giáo.

Nếu bậc Thánh Bất Lai tiếp tục tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, là bậc Thánh thứ tư cao thượng nhất trong Phật giáo.

Mỗi bậc Thánh Nhân đều chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Đức Phật chỉ dạy, còn chứng đắc thành mỗi bậc Thánh nào, thì hoàn toàn do ba-la-mật của mỗi bậc Thánh Nhân, do thời gian tạo pháp hạnh ba-la-mật khác nhau, năng lực của 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) khác nhau; do đó, mỗi bậc Thánh Nhân có khả năng đặc biệt khác nhau. Song chư bậc Thánh Arahán đến khi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi đều giống hệt nhau.

Mỗi bậc Thánh Nhân đều chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Đức Phật chỉ giáo, còn chứng đắc thành mỗi bậc Thánh Nhân như thế nào, nghĩa là trở thành bậc Thánh Thanh Văn Giác hạng thường, hoặc bậc Thánh Đại Thanh Văn Giác, hoặc bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác, hoàn toàn do sở nguyện của mỗi bậc Thánh Nhân đã phát nguyện, trong những kiếp quá khứ. Nếu Vị nào phát nguyện trở thành bậc Thánh Đại Thanh Văn Giác hoặc bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác, thì cần phải có Đức Phật quá khứ thọ ký xác định mới thành tựu.

Mỗi Đức Bồ Tát Thanh Văn Giác đều có sự khác nhau về thời gian mau hoặc lâu để tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật:
1. Bố thí ba-la-mật; 2. Giữ giới ba-la-mật; 3. Xuất gia ba-la-mật; 4. Trí tuệ ba-la-mật; 5. Tinh tấn ba-la-mật; 6. Nhẫn nại ba-la-mật; 7. Chân thật ba-la-mật; 8. Chí nguyện ba-la-mật; 9. Tâm từ ba-la-mật; 10. Tâm xả ba-la-mật.

Do năng lực già dặn hoặc non yếu khác nhau của 5 pháp chủ (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ), khi chứng đắc thành mỗi bậc Thánh Nhân, quý Ngài có khả năng đặc biệt khác nhau. Tuy nhiên, chư bậc Thánh Arahán khi hết tuổi thọ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài đều hoàn toàn giống nhau cả thảy.

Còn tiếp.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#3
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

[Image: BiaSach.jpg]



ĐỨC PHẬT (BUDDHA)

I Buddha nghĩa là gì?
Buddhā ti catusaccasambodhena Buddhā.

Buddha nghĩa là chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhân.
Trong bộ chú giải Udāna phân loại ra 3 hạng Buddha

Quote:Sāvakabuddha: Bậc Thánh Thanh Văn Giác.
Paccekabuddha: Đức Phật Độc Giác.
Sammāsambuddha: Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
1- Bậc Thánh Thanh Văn Giác (Sāvakabuddha) là những Bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đã được lắng nghe chánh pháp trực tiếp từ Đức Phật, hoặc các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, rồi tiến hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Thanh Văn Giác.
Thánh Thanh Văn Giác có 3 hạng

a) Bậc Thánh Thanh Văn Giác hạng thường (Pakatisāvaka) là Bậc đã lắng nghe chánh pháp trực tiếp từ Đức Phật, hoặc từ các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, rồi đã thực hành đúng theo chánh pháp, nên đã chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, hoặc bậc Thánh Nhất Lai, hoặc bậc Thánh Bất Lai, hoặc bậc Thánh Arahán. Những bậc Thánh Thanh Văn Giác ấy gọi là hạng thường, bởi vì quý Ngài chỉ có diệt đoạn tuyệt được phiền não mà thôi, không có hạnh nguyện xuất sắc nào trong các hàng Thánh Thanh Văn Giác.

Để trở thành bậc Thánh Thanh Văn Giác hạng thường này, vị Bồ Tát Thanh Văn Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba-la-mật, trong suốt thời gian dưới 100 ngàn đại kiếp trái đất(1 đại kiếp trái đất: Trải qua thời gian 4 a-tăng-kỳ thành-trụ-hoại-không. Con số thời gian không nhất định.) Gặp thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc thời kỳ giáo pháp của Đức Phật đang còn lưu truyền trên thế gian; Vị Thanh Văn Giác Bồ Tát hạng thường ấy được lắng nghe chánh pháp, rồi tiến hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả đến bậc nào tùy theo năng lực pháp hạnh ba-la-mật của mình, đã tích lũy từ nhiều kiếp trong quá khứ.

b) Bậc Thánh Đại Thanh Văn Giác (Mahāsāvaka) là Bậc đã lắng nghe chánh pháp trực tiếp từ kim ngôn của Đức Phật, rồi đã thực hành đúng theo chánh pháp, nên đã chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán có hạnh nguyện đặc biệt xuất sắc trong hàng Thánh Thanh Văn Giác.

Để trở thành bậc Thánh Đại Thanh Văn Giác, vị Bồ Tát Đại Thanh Văn Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba-la-mật trong suốt thời gian 100 ngàn đại kiếp trái đất. Vị Bồ Tát Đại Thanh Văn Giác ấy chắc chắn đến hầu Đức Phật, trực tiếp lắng nghe chánh pháp từ kim ngôn của Ngài, rồi tiến hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, khi Đức Phật đang còn trên thế gian. Mỗi bậc Thánh Arahán là Đại Thanh Văn Giác, thường có hạnh nguyện đặc biệt xuất sắc nhất trong hàng Thánh Thanh Văn Giác, do tiền kiếp đã phát nguyện và được Đức Phật quá khứ thọ ký.

Đức Phật Gotama có 80 vị Thánh Đại Thanh Văn Giác.

c) Bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác (Aggasāvaka) là Bậc đã lắng nghe chánh pháp trực tiếp từ kim ngôn của Đức Phật, đã thực hành đúng theo chánh pháp, nên đã chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng nhất trong các hàng Thanh Văn Giác.

Để trở thành bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác, vị Bồ Tát Tối Thượng Thanh Văn ấy cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba-la-mật, trong suốt thời gian 1 a-tăng-kỳ(Là thời gian không thể tính hay đếm bằng số lượng, cứ vô số kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không.) và 100 ngàn đại kiếp trái đất. Vị Bồ Tát Tối Thượng Thanh Văn ấy chắc chắn đến hầu Đức Phật, trực tiếp lắng nghe chánh pháp từ kim ngôn của Ngài, rồi tiến hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán có trí tuệ hoặc thần thông đặc biệt xuất sắc nhất trong các hàng Thánh Thanh Văn Giác, khi Đức Phật đang còn trên thế gian.

Bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác đã thành tựu do tiền kiếp đã phát nguyện và đã được Đức Phật quá khứ thọ ký.

Đức Phật Gotama có 2 vị Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác đệ tử là:
- Ngài Đại đức Sāriputta có trí tuệ đặc biệt xuất sắc nhất.
- Ngài Đại đức Mahāmoggallāna có thần thông đặc biệt xuất sắc nhất, trong các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật.


2- Đức Phật Độc Giác (Paccekabuddha) là Bậc đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành Đức Phật Độc Giác, trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, và cũng không có giáo pháp của Ngài.

Để trở thành Đức Phật Độc Giác, vị Bồ Tát Độc Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 20 pháp hạnh ba-la-mật: “10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thường và 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung”, ít nhất trong suốt 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất. Vị Bồ Tát Độc Giác này sinh làm người trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian và cũng không có giáo pháp của Ngài. Vị Bồ Tát Độc Giác ấy xuất gia, rồi tự mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán cũng là Đức Phật Độc Giác, mà không cần phải lắng nghe chánh pháp từ một vị Thầy nào. Đức Phật Độc Giác có thể có hàng trăm, hàng ngàn vị cùng trong một thời kỳ, nhưng mỗi vị đều do tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế. Tuy Chư Phật Độc Giác đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, nhưng không có khả năng chế định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng sinh để cùng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo các Ngài đã chứng ngộ.

3- Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha) là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, trên toàn cõi muôn ngàn thế giới chúng sinh.

Đức Phật Chánh Đẳng Giác có 3 hạng
- Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt nghĩa là trí tuệ của Đức Phật có nhiều năng lực hơn đức tin và tinh tấn.
- Đức Phật Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt nghĩa là đức tin của Đức Phật có nhiều năng lực hơn trí tuệ và tinh tấn.
- Đức Phật Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt nghĩa là tinh tấn của Đức Phật có nhiều năng lực hơn trí tuệ và đức tin.

a) Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt như thế nào?

Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, thì Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật:
- 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thường (pāramī): Khi tạo pháp hạnh ba-la-mật thuộc về sự hy sinh của cải, vợ con... bên ngoài thân mình, không liên quan đến thân thể và sinh mạng.

- 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī): Khi tạo pháp hạnh ba-la-mật nào thuộc về sự hy sinh những bộ phận trong thân thể, không liên quan đến sinh mạng của mình.

- 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramatthapāramī): Khi tạo pháp hạnh ba-la-mật liên quan trực tiếp đến sự hy sinh sinh mạng của mình.
Đức Bồ Tát ấy cần phải tạo pháp hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời kỳ:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện ở trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác để mong tế độ chúng sinh, trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ kiếp trái đất, tiếp đến thời kỳ giữa.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình, trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

Qua hai thời kỳ trên, Đức Bồ Tát vẫn còn là Đức Bồ Tát bất định (Aniyata-bodhisatta) nghĩa là Đức Bồ Tát ấy có thể thay đổi ý nguyện không muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chỉ muốn trở thành Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác mà thôi. Nếu như Đức Bồ Tát vẫn giữ ý nguyện tiếp tục tạo pháp hạnh ba-la-mật, thì sẽ dẫn đến thời kỳ cuối.

- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi ấy, Đức Bồ Tát ấy sẽ trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta). Đức Bồ Tát tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật.

Trong suốt thời kỳ bồi bổ cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, mỗi khi có Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, Đức Bồ Tát ấy đều đến hầu Đức Phật Chánh Đẳng Giác ấy, và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại. Đến kiếp chót, Đức Bồ Tát ấy chắc chắn tái sinh làm người, trong thời kỳ không có Đức Phật nào xuất hiện trên thế gian. Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy xuất gia, rồi tự chính mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, trên toàn cõi muôn ngàn thế giới chúng sinh. Đức Phật Chánh Đẳng Giác có khả năng đặc biệt chế định ra ngôn ngữ, để thuyết pháp tế độ chúng sinh có đầy đủ duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tạo trong những kiếp quá khứ và trong kiếp hiện tại này.
b) Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt như thế nào?

Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt, thì Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật giống như Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, nhưng về thời gian khác với Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt. Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt tạo pháp hạnh ba-la-mật trong mỗi thời kỳ có thời gian gấp đôi thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, nghĩa là:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát ấy phát nguyện trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, trong suốt thời gian 14 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát ấy phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình, trong suốt thời gian 18 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát ấy được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 8 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát ấy tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót.

Khi Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, đến kiếp chót tái sinh làm người trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy xuất gia, rồi tự mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, trên toàn cõi muôn ngàn thế giới chúng sinh. Đức Phật Chánh Đẳng Giác thuyết pháp tế độ chúng sinh có đầy đủ duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tích lũy trong những kiếp quá khứ và kiếp hiện tại.

c) Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt như thế nào?
Để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt, thì Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật giống như Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, nhưng về thời gian thì khác với Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt và Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt. Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt, cần phải tạo pháp hạnh ba-la-mật trong mỗi thời kỳ có thời gian gấp đôi thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt, và gấp 4 lần thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, nghĩa là:

- Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát ấy phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, trong suốt thời gian 28 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

- Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh biết ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình, trong suốt thời gian 36 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

- Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát ấy được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại là 16 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát này tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót.

Khi Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật, đến kiếp chót tái sinh làm người trong thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy xuất gia, rồi tự mình tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị, trên toàn cõi muôn ngàn thế giới chúng sinh. Đức Phật Chánh Đẳng Giác thuyết pháp tế độ chúng sinh có đầy đủ duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, tùy theo năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tích lũy trong những kiếp quá khứ và kiếp hiện tại.

Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian là một điều vô cùng hy hữu. Thật vậy, theo lịch sử Đức Phật Gotama trong bộ Jinakālamālī và bộ Chú giải Buddha-vaṃsa dạy:

Trong quá khứ, có khi trải qua thời gian 1 a-tăng-kỳ kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian gọi là Suññakappa nghĩa là trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.

Thật vô cùng diễm phúc, trong kiếp trái đất mà chúng ta đang sống, có năm Đức Phật đã tuần tự xuất hiện trên thế gian: Trong quá khứ Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana, Đức Phật Kassapa đã xuất hiện; trong hiện tại Đức Phật Gotama đã xuất hiện và đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm, song giáo pháp của Ngài vẫn còn được lưu truyền trên thế gian này cho đến 5.000 năm, rồi sẽ bị mai một hoàn toàn trên cõi người. Khi ấy, không còn một ai nghe biết đến Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng nữa. Sau đó, trong thời vị lai, Đức Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này.

Còn tiếp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#4
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo



Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp



[Image: BiaSach.jpg]

ĐỨC PHẬT GOTAMA


Hiện tại chúng ta đang sống trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật Gotama, tuy Ngài đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm, song giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền trên thế gian cho đến 5.000 năm, mới bị mai một hoàn toàn, bởi do các hàng Thanh Văn đệ tử không còn ai có trí tuệ giữ gìn duy trì giáo pháp của Ngài được nữa.
Tiền kiếp của Đức Phật Gotama

Đức Phật Gotama là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, những tiền kiếp của Ngài là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, trí tuệ của Ngài nhiều năng lực hơn đức tin và tinh tấn, cho nên thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài bằng một nửa thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt, và bằng một phần tư thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt.

Trong bộ Jinakālamālī và bộ Chú giải Buddhavaṃsa có giải thích tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu: Thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ chúng sinh giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, trong thời gian suốt 7 a-tăng-kỳkiếp trái đất.

Trong khoảng thời gian lâu dài vô số kể ấy, đã trải qua 125.000 Đức Phật tuần tự mỗi Vị đã xuất hiện trên thế gian.

Thời kỳ giữa: Thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh có thể nghe và hiểu biết rằng: “Đức Bồ Tát có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”, trong thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

Trong khoảng thời gian lâu dài vô số kể ấy, đã trải qua 342.000 (Theo Jinakālamālī có 387.000 Đức Phật). Đức Phật tuần tự mỗi Vị đã xuất hiện trên thế gian.

Trong suốt hai thời kỳ đầu và giữa, Đức Bồ Tát vẫn còn là Đức Bồ Tát bất định (Aniyatabodhisatta) có thể thay đổi ý nguyện, không còn muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, mà muốn trở thành Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác. Nếu Đức Bồ Tát vẫn không thoái chí, có tâm đại bi thương xót chúng sinh, có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ cứu vớt chúng sinh thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, thì Đức Bồ Tát tiếp tục tinh tấn tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật bước sang đến thời kỳ cuối.

Thời kỳ cuối: Thời kỳ Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, chắc chắn sẽ là Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong thời vị lai. Khi ấy, Đức Bồ Tát trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta) tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót.

24 ĐỨC PHẬT THỌ KÝ THEO TUẦN TỰ
1- Đức Phật Dīpaṅkara xuất hiện trên thế gian vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama là vị Đạo sĩ Sumedha đã chứng đắc các bậc thiền hữu sắc và chứng đắc ngũ thông trong tam giới (Thần túc thông, nhãn thông, nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông); Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha đến hầu Đức Phật Dīpaṅkara và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Đạo sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha lần đầu tiên được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Ngài vô cùng hoan hỷ. Bắt đầu từ kiếp ấy về sau, Ngài là Đức Bồ Tát cố định, kiên trì bồi bổ 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đầy đủ và trọn vẹn, để mong chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Phật Dīpaṅkara thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 a-tăng-kỳ trải qua vô số đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian; những kiếp trái đất ấy gọi là Suññakappa (Kiếp trái đất không có Đức Phật xuất hiện), mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa mới có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã xuất hiện trên thế gian.
2- Đức Phật Koṇḍañna xuất hiện trên thế gian, trong kiếp trái đất gọi là Sārakappa, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama là Đức Chuyển Luân Thánh Vương Vijitāvī, đến hầu Đức Phật Koṇḍaṅna và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 3 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Đức Chuyển Luân Thánh Vương Vijitāvī này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức vua Bồ Tát vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 30 pháp hạnh ba-la-mật. Về sau, Đức Bồ Tát từ bỏ ngôi vua, đến hầu Đức Phật Koṇḍanna xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.

Đức Phật Koṇḍanna thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 a-tăng-kỳ trải qua vô số đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sāramaṇḍakappa mới có 4 Đức Phật: Đức Phật Maṅgala, Đức Phật Sumana, Đức Phật Revata và Đức Phật Sobhita tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất ấy.

3- Đức Phật Maṅgala xuất hiện trên thế gian, trong thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Suruci đến hầu Đức Phật Maṅgala và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Bàlamôn Suruci này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Bồ Tát vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 30 pháp hạnh ba-la-mật. Về sau, Đức Bồ Tát Suruci đến hầu Đức Phật Maṅgala, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.

Đức Phật Maṅgala thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, ác pháp càng ngày càng tăng trưởng, còn thiện pháp càng ngày càng suy thoái; do đó tuổi thọ con người càng ngày càng giảm dần, giảm dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm. Sau đó một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra, con người chém giết lẫn nhau vô cùng tàn khốc, không phân biệt cha mẹ, con cái, anh em, bà con... một số người hoảng sợ chạy trốn trong rừng núi thoát thân. Khi biết nạn chém giết không còn nữa, số người ấy gặp lại nhau, cam kết không sát hại nhau nữa. Khi ấy, con người biết ghê sợ tội ác, cố gắng tinh tấn tạo phước thiện; thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng, cho nên, tuổi thọ con người càng ngày càng tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm. Thời kỳ ấy, con người sống dể duôi, ác pháp phát sinh; do đó, tuổi thọ con người lại giảm xuống dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍakappa ấy là.

4- Đức Phật Sumana xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Long Vương Atula đến hầu Đức Phật Sumaṇa và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Maṅgala rằng:

Trong thời vị lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Long Vương Atula này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Sumana thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra cũng giống như sau thời kỳ Đức Phật Maṅgala tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ 60 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍakappa ấy là.

5- Đức Phật Revata xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Atideva đến hầu Đức Phật Revata và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như 2 Đức Phật: Đức Phật Maṅgala và Đức Phật Sumaṇa rằng:

Trong thời vị lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Bàlamôn Atideva này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Revata thọ 60 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra cũng giống như sau thời kỳ Đức Phật Maṅgala và Đức Phật Sumana tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ 90 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Sāramaṇḍakappa ấy là.

6- Đức Phật Sobhita xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Sujāta đến hầu Đức Phật Sobhita và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như 3 Đức Phật: Đức Phật Maṅgala, Đức Phật Sumana và Đức Phật Revata rằng:

Trong thời vị lai, còn 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Bàlamôn Sujāta này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Sobhita thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 a-tăng-kỳ trải qua vô số đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Varakappa mới có 3 Đức Phật: Đức Phật AnomadassīĐức Phật Paduma và Đức Phật Nārada tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất ấy.

7- Đức Phật Anomadassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Thống tướng Yakkha đến hầu Đức Phật Anomadassī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Thống tướng Yakkha này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Anomadassī thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như Chư Phật quá khứ sau khi tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất gọi là Varakappa ấy là.

8- Đức Phật Paduma xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Sư tử Chúa đến hầu Đức Phật Paduma và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Anomadassī rằng:

Trong thời vị lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Sư tử Chúa này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Paduma thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng cũng xảy ra tương tự giống như sau thời kỳ Đức Phật Anomadassī tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần, giảm dần xuống đến tột cùng chỉ còn 10 năm; rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ 90 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy là.

9- Đức Phật Nārada xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là vị Đạo sĩ chứng đắc các bậc thiền hữu sắc và các bậc thiền vô sắc, có ngũ thông, đến hầu Đức Phật Nārada và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Anomadassī và Đức Phật Paduma rằng:

Trong thời vị lai, còn 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, vị Đạo sĩ này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Nārada thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 a-tăng-kỳ trải qua vô số đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa mới có một Đức Phật xuất hiện.

10- Đức Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Phú hộ Jaṭila đến hầu Đức Phật Padumuttara và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Phú hộ Jaṭila này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Padumuttara thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó trải qua 70.000 đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa mới có 2 Đức Phật: Đức Phật Sumedha và Đức Phật Sujāta tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất ấy.

11- Đức Phật Sumedha xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Uttara đến hầu Đức Phật Sumedha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, vị Tỳ-khưu Uttara được Đức Phật Sumedha thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 30 ngàn đại kiếp trái đất nữa, vị Tỳ-khưu Uttara này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Sumedha thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như Chư Phật quá khứ sau khi tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Maṇḍakappa ấy là.

12- Đức Phật Sujāta xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Chuyển Luân Thánh Vương đến hầu Đức Phật Sujāta, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, Đức Bồ Tát Tỳ-khưu được Đức Phật Sujāta thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Sumedha rằng:

Trong thời vị lai, còn 30 ngàn đại kiếp trái đất nữa, vị Tỳ-khưu này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Sujāta thọ 90 ngàn năm tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 28.200 đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Varakappa mới có 3 Đức Phật: Đức Phật Piyadassī, Đức Phật Atthadassī và Đức Phật Dhammadassī tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy.

13- Đức Phật Piyadassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Kassapa đến hầu Đức Phật Piyadassī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 1.800 đại kiếp trái đất nữa, Bàlamôn Kassapa này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Piyadassī thọ 90 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như Chư Phật quá khứ sau khi tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy là.

14- Đức Phật Atthadassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là vị Đạo sĩ Susīma đến hầu Đức Phật Atthadassī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Piyadassī rằng:

Trong thời vị lai, còn 1.800 đại kiếp trái đất nữa, Đạo sĩ Susīma này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Atthadassī thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng tương tự xảy ra cũng giống như sau khi Đức Phật Piyadassī tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm; rồi tuổi thọ con người tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột cùng a-tăng-kỳ năm; rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện cùng trong kiếp trái đất Varakappa ấy là.

15- Đức PhậtDhammadassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức vua trời Sakka cõi Tam Thập Tam Thiên đến hầu Đức Phật Dhammadassī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Piyadassī và Đức Phật Atthadassī rằng:

Trong thời vị lai, còn 1.800 đại kiếp trái đất nữa, Đức vua trời Sakka này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Dhammadassī thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 1.706 đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa mới có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện.

16- Đức Phật Siddhattha xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Phú hộ xuất gia trở thành Đạo sĩ tên Maṅgala đến hầu Đức Phật Siddhattha và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:
Trong thời vị lai, còn 94 đại kiếp trái đất nữa, Đạo sĩ Maṅgala này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Siddhattha thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 2 đại kiếp trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa mới có 2 Đức Phật: Đức Phật Tissa và Đức Phật Phussa tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất ấy.

17- Đức Phật Tissa xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đạo  Sujāta đến hầu Đức Phật Tissa và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:
Trong thời vị lai, còn 92 đại kiếp trái đất nữa, vị Đạo sĩ Sujāta này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Tissa thọ 100 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như Chư Phật quá khứ sau khi tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa ấy là.

18- Đức Phật Phussa xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 90 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Chuyển Luân Thánh Vương Vijītāvī đến hầu Đức Phật Phussa và xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, vị Tỳ-khưu Vijītāvī được Đức Phật Phussa thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Tissa rằng:

Trong thời vị lai, còn 92 đại kiếp trái đất nữa, vị Tỳ-khưu Vijītāvī này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Phussa thọ 90 ngàn năm tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian 1 đại kiếp trái đất không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, đến kiếp trái đất gọi là Sārakappa có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện.

19- Đức Phật Vipassī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm. Khi ấy Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama là Long vương Atula đến hầu Đức Phật Vipassī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 91 đại kiếp trái đất nữa, Long vương Atula này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Vipassī thọ 80 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 60 đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Maṇḍakappa mới có 2 Đức Phật: Đức Phật Sikhī và Đức Phật Vessabhū tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất ấy.

20- Đức Phật Sikhī xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 70 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức vua Arindama đến hầu Đức Phật Sikhī và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 31 đại kiếp trái đất nữa, Đức vua Arindama này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Sikhī thọ 80 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, mọi hiện tượng xảy ra diễn tiến theo một chu kỳ tuổi thọ giảm-tăng-giảm cũng giống như Chư Phật quá khứ sau khi tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tăng lên dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm, rồi lại giảm dần, giảm xuống dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Maṇḍakappa ấy là.

21- Đức PhậtVessabhū xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 60 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama là Đức vua Sudassana đến hầu Đức Phật Vessabhū xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, Tỳ-khưu Sudassana được Đức Phật Vessabhū thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Sikhī rằng:

Trong thời vị lai, còn 31 đại kiếp trái đất nữa, vị Tỳ-khưu Sudassana này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Vessabhū thọ 60 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, trái đất bị tiêu hoại và sau đó thời gian trải qua 31 đại kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian. Mãi cho đến kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa mới có 5 Đức Phật: Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana, Đức Phật Kassapa, Đức Phật Gotama và Đức Phật Metteyya tuần tự xuất hiện cùng trong kiếp trái đất này.
22- Đức Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 40 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức vua Khema đến hầu Đức Phật Kakusandha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, Tỳ-khưu Khema được Đức Phật Kakusandha thọ ký xác định thời gian rằng:

Trong thời vị lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị Tỳ-khưu Khema này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Kakusandha thọ 40 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài dần dần bị mai một hoàn toàn. Từ đó, ác pháp càng ngày càng tăng trưởng còn thiện pháp càng ngày càng suy thoái; do đó, tuổi thọ con người càng ngày càng giảm dần, giảm dần cho đến tột cùng chỉ còn 10 năm. Sau đó, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra, con người chém giết lẫn nhau vô cùng tàn khốc, không phân biệt cha mẹ, con cái, anh em, bà con... một số người hoảng sợ chạy trốn trong rừng núi thoát thân. Khi biết nạn chém giết không còn nữa, số người ấy gặp lại nhau, cam kết không sát hại nhau nữa. Khi ấy, con người biết ghê sợ tội ác, cố gắng tinh tấn tạo phước thiện, thiện pháp càng ngày càng tăng trưởng, cho nên, tuổi thọ con người càng ngày càng tăng lên dần, tăng lên dần cho đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm. Thời kỳ ấy, con người sống dể duôi, ác pháp phát sinh; do đó, tuổi thọ con người lại giảm dần, giảm dần cho đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện trên thế gian cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này là.

23- Đức Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức vua Pabbata đến hầu Đức Phật Koṇāgamana và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Kakusandha rằng:

Trong thời vị lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, Đức vua Pabbata này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.

Đức Phật Koṇāgamana thọ 30 ngàn tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài cũng dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, mọi hiện tượng xảy ra tương tự cũng giống như sau khi Đức Phật Kakusandha tịch diệt Niết Bàn. Tuổi thọ con người giảm xuống dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm; rồi tuổi thọ lại tăng dần lên đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm; rồi lại giảm xuống dần đến thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm. Khi ấy, một Đức Phật xuất hiện cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này là.
24- Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm. Khi ấy, Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Bàlamôn Jotipāla đến hầu Đức Phật Kassapa, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài. Về sau, Tỳ-khưu Jotipāla được Đức Phật Kassapa thọ ký xác định thời gian còn lại y như Đức Phật Kakusandha và Đức Phật Koṇāgamana rằng:

Trong thời vị lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị Tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Kassapa thọ 20 ngàn năm tuổi, rồi tịch diệt Niết Bàn, và giáo pháp của Ngài cũng dần dần bị mai một hoàn toàn. Về sau, mọi hiện tượng xảy ra tương tự giống như sau khi Đức Phật Kakusandha và Đức Phật Koṇāgamana tịch diệt Niết Bàn.

Còn tiếp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#5
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp



[Image: default.jpg]


Xác định thời gian trở thành Đức Phật


Ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha), mà Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác (Sammāsambodhisatta) cần phải trải qua 3 thời kỳ:
- Thời kỳ phát nguyện trong tâm có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ cứu vớt chúng sinh giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
- Thời kỳ phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh biết rõ ý nguyện của mình muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Cả hai thời kỳ này, dù Đức Bồ Tát kiên trì tinh tấn tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trải qua thời kỳ bao lâu, vẫn không thể biết được đến thời gian nào sẽ đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
- Thời kỳ Chư Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian Đức Bồ Tát sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Như trường hợp Đức Bồ Tát Sumedha tiền thân của Đức Phật Gotama, lần đầu tiên được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:
Trong thời vị lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, vị Đạo sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Và cuối cùng Đức Bồ Tát được Đức Phật Kassapa thọ ký xác định thời gian rằng:
Trong thời vị lai, ngay cùng trong kiếp trái đất Bhaddakappa này, vị Tỳ-khưu Jotipāla này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Thời gian suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất gồm có 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian, mỗi khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện, thì Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đều đến hầu Chư Đức Phật ấy và được Ngài thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama trải qua vô số kiếp không sao kể xiết, dù có lấy nước của 4 biển đại dương đếm từng giọt từng giọt, thì lượng nước của 4 biển đại dương cũng không đủ đếm số kiếp tử sinh luân hồi trong tam giới của Đức Bồ Tát đã trải qua, trong cuộc hành trình tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đầy đủ hoàn toàn, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát tiền kiếp được 24 Đức Phật thọ ký
Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama, trải qua vô số tiền kiếp không sao kể xiết, song chỉ có 24 kiếp được Chư Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký mà thôi. Trong 24 tiền kiếp ấy phân loại kiếp như sau:
9 kiếp Tỳ-khưu; 5 kiếp Đạo sĩ; 5 kiếp người tại gia; 2 kiếp Long vương; 1 kiếp Đức vua trời Sakka; 1 kiếp Thống tướng Yakkha; 1 kiếp sư tử chúa.

9 kiếp Tỳ-khưu được thọ ký
- Thời kỳ Đức Phật Koṇḍanna, Đức Bồ Tát là Đức Chuyển Luân Thánh Vương Vijitāvī đến hầu Đức Phật, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.
- Thời kỳ Đức Phật Maṅgala, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Suruci đến hầu Đức Phật Maṅgala, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Sumedha, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Uttara đến hầu Đức Phật Sumedha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Sujāta, Đức Bồ Tát là Đức Chuyển Luân Thánh Vương đến hầu Đức Phật Sujāta, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Phussa, Đức Bồ Tát là Đức vua Vijitāvī đến hầu Đức Phật Phussa, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Vessabhū, Đức Bồ Tát là Đức vua Sudassana đến hầu Đức Phật Vessabhū, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Kakusandha, Đức Bồ Tát là Đức vua Khema đến hầu Đức Phật Kakusandha, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Koṇāgamana, Đức Bồ Tát là Đức vua Pabbata đến hầu Đức Phật Koṇāgamana, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.
- Thời kỳ Đức Phật Kassapa, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Jotipāla đến hầu Đức Phật Kassapa, xin Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ-khưu.

5 kiếp Đạo sĩ được thọ ký
- Thời kỳ Đức Phật Dīpaṅkara, Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Sumedha đến hầu Đức Phật Dīpaṅkara, và được Ngài thọ ký lần đầu tiên.
- Thời kỳ Đức Phật Nārada, Đức Bồ Tát là Đạo sĩ đến hầu Đức Phật Nārada, và được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Atthadassī, Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Susīma đến hầu Đức Phật Atthadassī, và được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Siddhattha, Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Maṇgala đến hầu Đức Phật Siddhattha, và được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Tissa, Đức Bồ Tát là Đạo sĩ Sujāta đến hầu Đức Phật Tissa,  được Ngài thọ ký.

5 kiếp người tại gia được thọ ký
- Thời kỳ Đức Phật Revata, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Atideva đến hầu Đức Phật Revata và được Ngài thọ ký
- Thời kỳ Đức Phật Sobhita, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Sujāta đến hầu Đức Phật Sobhita,  được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Padumuttara, Đức Bồ Tát là phú hộ Jaṭila đến hầu Đức Phật Padumuttara,  được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Piyadassī, Đức Bồ Tát là Bàlamôn Kassapa đến hầu Đức Phật Piyadassī,  được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Sikhī, Đức Bồ Tát là Đức vua Arindama đến hầu Đức Phật Sikhī,  được Ngài thọ ký.

2 kiếp Long vương được thọ ký
- Thời kỳ Đức Phật Sumana, Đức Bồ Tát là Long vương Atula đến hầu Đức Phật Sumana,  được Ngài thọ ký.
- Thời kỳ Đức Phật Vipassī, Đức Bồ Tát là Long vương Atula đến hầu Đức Phật Vipassī  được Ngài thọ ký.

1 kiếp Đức vua trời Sakka được thọ ký
Thời kỳ Đức Phật Dhammadassī, Đức Bồ Tát là Đức vua trời Sakka đến hầu Đức Phật Dhammadassī,  được Ngài thọ ký.

1 kiếp Thống tướng Yakka được thọ ký
Thời kỳ Đức Phật Anomadassī, Đức Bồ Tát là Thống tướng Yakkha đến hầu Đức Phật Anomadassī,  được Ngài thọ ký.

1 kiếp Sư tử chúa được thọ ký
Thời kỳ Đức Phật Paduma, Đức Bồ Tát là Sư tử chúa đến hầu Đức Phật Paduma,  được Ngài thọ ký.
Mỗi Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama, khi Ngài đã được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu Đức Phật Gotama xong rồi, dù kiếp Đức Bồ Tát ấy thuộc hạng chúng sinh nào, là người hoặc Long vương, hoặc phạm thiên, hoặc sư tử chúa, voi chúa..., nhưng vẫn là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác cố định có mầm mống trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Buddhaṅkura) hoặc có hạt giống Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Buddhabījaṅkura) chỉ còn có con đường tiến triển tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật cho đầy đủ hoàn toàn theo thời gian còn lại mà thôi. Trong thời vị lai ấy, Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác ấy, chắc chắn sẽ trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu Đức Phật Gotama. Cho nên, toàn thể chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại đều vô cùng hoan hỷ; bởi vì họ biết rõ rằng: “Trong thời vị lai, vào thời kỳ ấy một Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế gian. Ngài sẽ thuyết pháp tế độ cứu vớt chúng sinh, thoát khỏi biển khổ luân hồi trong ba giới bốn loài”.

Tên gọi kiếp trái đất (Kappa)
- Suññakappa: Kiếp trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
- Sārakappa: Kiếp trái đất có 1 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
- Maṇḍakappa: Kiếp trái đất có 2 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
- Varakappa: Kiếp trái đất có 3 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
- SāraMaṇḍakappa: Kiếp trái đất có 4 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.
- Bhaddakappa: Kiếp trái đất có 5 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.

Còn tiếp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#6
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp



[Image: default.jpg]



ĐỨC BỒ TÁT SUMEDHA - BẬC ĐẠI TRÍ

Đức Bồ Tát Sumedha tiền thân Đức Phật Gotama sinh vào dòng dõi Bàlamôn qua bảy đời tinh khiết. Ngài theo học các bộ môn của dòng dõi Bàlamôn rất uyên thâm. Khi cha mẹ của Ngài qua đời, người quản gia gìn giữ các kho của cải đến trình cho Ngài biết rõ của cải tài sản của dòng họ tổ tiên ông bà cha mẹ để lại cho Ngài, một gia tài rất lớn lao...

Đức Bồ Tát suy xét rằng: “Tổ tiên ông bà cha mẹ suốt 7 đời của ta đã tích lũy của cải tài sản lớn lao như thế này; khi qua đời chẳng có một ai đem theo được một món nhỏ nào. Khi đến phiên ta qua đời, chắc chắn cũng không đem theo được gì. Tốt hơn! Ta nên đem bớt của cải này làm phước bố thí đến cho mọi người nghèo khổ thiếu thốn, ta sống tại gia tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật”.

Một hôm, Đức Bồ Tát ngồi một mình trên lâu đài suy tư rằng:
“Sự nóng của lửa tham, lửa sân, lửa si... hiện hữu; còn Niết Bàn tịch tịnh dập tắt được lửa tham, lửa sân, lửa si... cũng hiện hữu.
Sự khổ đế của danh pháp, sắc pháp trong tam giới hiện hữu; còn sự an lạc tuyệt đối của Niết Bàn Siêu tam giới cũng hiện hữu.
Sự tái sinh là khổ, sự già là khổ, sự bệnh là khổ, sự chết là khổ... vẫn hiện hữu; vậy ta nên mong muốn chứng ngộ Niết Bàn là pháp không sanh, không già, không bệnh, không chết... pháp giải thoát mọi cảnh khổ”.

Đức Bồ Tát suy xét rằng: “Đời sống tại gia có nhiều nhiêu khê phiền toái, bị ràng buộc... Tốt hơn, ta nên từ bỏ nhà xuất gia trở thành đạo sĩ”.

Để thực hiện ý định, Đức Bồ Tát cho người đi truyền rao khắp nơi gần xa dân chúng trong nước, ai cần của cải gì, thì hãy đến tự tiện lấy. Đức Bồ Tát Sumedha từ bỏ nhà, đi vào rừng núi Himavanta xuất gia trở thành Đạo sĩ. Đức vua trời Sakka, cõi Tam Thập Tam Thiên biết ý nguyện của Đức Bồ Tát, nên truyền lệnh cho vị thiên nam hiện xuống cõi người, hóa ra một cốc lá dưới chân núi Himavanta để cúng dường Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha. Ban đầu, Đức Bồ Tát Đạo sĩ nương nhờ sống nơi cốc lá rất hài lòng. Về sau, Đức Bồ Tát Đạo sĩ suy xét kỹ thấy cốc lá có 8 điều bất lợi, còn nương nhờ sống dưới cội cây có 10 điều thuận lợi. Thế là, Đức Bồ Tát Đạo sĩ từ bỏ cốc lá để đến nương nhờ sống dưới cội cây hành đạo.

Mỗi buổi sáng, Đạo sĩ Sumedha mang bát vào xóm nhà để khất thực, sau khi thọ thực xong, Ngài trở về ngồi dưới cội cây suy xét rằng:
Người ta phải làm lụng vất vả cực nhọc lắm mới có được vật thực này. Vậy, từ nay ta nên lượm nhặt những trái cây rụng để ăn sống qua ngày; ta chớ nên sống dể duôi, tinh tấn hành pháp hành thiền định, ngăn oai nghi nằm, ta chỉ thọ trì 3 oai nghi: đi, đứng và ngồi mà thôi”.

Đạo sĩ Sumedha tinh tấn tiến hành thiền định, trong vòng 7 ngày đã chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắc, 4 bậc thiền vô sắc và chứng đắc ngũ thông tam giới (thần túc thông, nhãn thông, nhĩ thông, tha tâm thông và túc mạng thông) an hưởng sự an lạc trong khi nhập thiền (Jhānasamāpatti) không hề hay biết rằng Đức Phật Dīpaṅkara đã xuất hiện trên thế gian.

Một hôm, Đạo sĩ Sumedha du hành bay trên hư không, nhìn thấy dân chúng xứ Rammavati đang vui mừng hoan hỷ sửa sang con đường. Muốn biết do nguyên nhân nào khiến người ta làm việc một cách hoan hỷ như vậy, Đạo sĩ liền đáp xuống bèn hỏi những người ấy rằng:

- Thưa quý bà con, quý bà con sửa sang con đường này để cho ai đi, mà thấy quý bà con vui mừng hoan hỷ đến như thế?
- Kính thưa Ngài Đạo sĩ Sumedha, Đức Phật Dīpaṅkara cao thượng nhất trong toàn cõi thế giới chúng sinh đã xuất hiện trên thế gian rồi, chúng tôi đang sửa sang con đường này để đón rước Đức Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh Arahán sẽ ngự qua con đường này.

Đạo sĩ Sumedha vừa lắng nghe danh từ “Buddha” (Đức Phật) tâm vô cùng hoan hỷ, suy nghĩ: “Đức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều hiếm có, thật vô cùng hi hữu. Ta nên cố gắng gieo phước thiện, tạo duyên lành nơi Đức Phật”. Vị Đạo sĩ liền thưa với bà con rằng:

- Thưa quý bà con, quý bà con sửa sang con đường này để đón rước Đức Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn vị Thánh Arahán ngự đến; xin quý bà con nhường cho bần đạo một đoạn đường, để bần đạo cùng sửa sang, đón rước Đức Phật cùng chư Thánh Arahán.

Dân chúng biết Đạo sĩ có nhiều oai lực thần thông, nên họ chỉ đoạn đường bùn lầy khó khăn. Đạo sĩ nghĩ rằng: “Nếu ta dùng phép thần thông để sửa đoạn đường này thì quá dễ, phước thiện ta được sẽ không nhiều. Vậy, ta nên tự dùng sức mình để sửa sang, thì chắc chắn ta được phước thiện nhiều hơn”. Đức Bồ Tát dùng sức của chính mình lấy đất từ nơi khác đến để san bằng, công việc sửa đoạn đường còn độ một sải tay nữa là hoàn thành.

Khi ấy, nghe mọi người reo hò vui mừng đón Đức Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh Arahán sắp đến. Đức Bồ Tát Sumedha quyết định rằng: “Hôm nay ta xin cúng dường sinh mạng của ta đến Đức Phật Dīpaṅkara, bằng cách nằm sấp trên đoạn đường còn lại. Nguyện lấy tấm thân này làm như một chiếc cầu, để cúng dường Đức Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh Arahán ngự đi qua. Chắc chắn ta sẽ được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài”.
Nguyện ước của Đức Bồ Tát Sumedha

Đức Bồ Tát Sumedha suy tư rằng: “Hôm nay, nếu ta từ bỏ ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì chắc chắn ta sẽ trở thành một bậc Thánh Arahán trong giáo pháp của Đức Phật Dīpaṅkara, rồi sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới chỉ một mình ta; nhưng còn bao nhiêu chúng sinh khác vẫn đang chìm đắm trong biển khổ tử sinh luân hồi. Ta không đành giải thóat khổ riêng một mình ta ”. Nghĩ vậy, với tâm đại bi vô lượng thương xót chúng sinh, nên Đức Bồ Tát Sumedha phát nguyện rằng:

“Buddho bodheyyaṃ...”Khi ta tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác rồi, khi ấy ta sẽ thuyết pháp giáo hóa chúng sinh cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn trở thành bậc Thánh Arahán y theo ta vậy (tự giác - giác tha).

“Mutto moceyyaṃ...”Khi ta tự mình giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc của tham ái, phiền não, chứng ngộ Niết Bàn rồi, khi ấy, ta sẽ dẫn dắt chúng sinh cùng giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc của tham ái, phiền não, chứng ngộ Niết Bàn y theo ta vậy (tự độ - tự tha).

“Tinno tareyyaṃ...”Khi ta tự mình vượt qua được biển khổ tử sinh luân hồi, đạt đến Niết Bàn an lạc rồi, khi ấy, ta sẽ cứu vớt, dẫn dắt chúng sinh cùng vượt qua biển khổ tử sinh luân hồi, đạt đến Niết Bàn an lạc y theo ta vậy (tự đáo - đáo tha).

Trong khi đó có một nữ Bàlamôn tên là Sumittā(là tiền kiếp của công chúa Yasodhara)trên tay cầm 8 đóa hoa sen để cúng dường Đức Phật Dīpaṅkara, khi nhìn thấy Đạo sĩ Sumedha nằm sấp lấy thân mình làm chiếc cầu trên đoạn đường ấy, cô liền phát sinh đức tin trong sạch, kính dâng đến vị Đạo sĩ 5 đóa hoa sen, còn 3 đóa hoa sen để lại cho mình. Đạo sĩ Sumedha nằm sấp, hai tay cầm 5 đóa hoa sen để trên trán. Khi ấy, Đức Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư vị Thánh Arahán ngự đi ngang qua bằng phép thần thông một cách nhẹ nhàng trên tấm thân của Đạo sĩ Sumedha; cho nên, sinh mạng của Đức Bồ Tát vẫn an toàn, chẳng hề gì cả.

Thường Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên chỉ thọ ký cho Đức Bồ Tát nào có đầy đủ 8 điều kiện như sau:

Đức Bồ Tát cần có đầy đủ 8 điều kiện để được thọ ký lần đầu tiên
- Loài người thật (không phải Long vương hoặc chư thiên hóa thành người).
- Người nam thật(không phải là ái nam, ái nữ).
- Kiếp hiện tại có đầy đủ pháp hạnh ba-la-mật có thê chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn trở thành bậc Thánh Arahán.
- Trực tiếp đến hầu Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
- Bậc xuất gia Đạo sĩ có chánh kiến về nghiệp.
- Chứng đắc đầy đủ 4 bậc thiền hữu sắc và 4 bậc thiền vô sắc, chứng đắc ngũ thông tam giới.
- Quyết định cúng dường sinh mạng đến Đức Phật.
- Ý nguyện vững chắc, không thoái chí nản lòng, quyết tâm trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Phật Dīpaṅkara ngự đứng phía trên đầu của Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha, bằng trí tuệ thấy rõ, biết rõ trong thời vị lai (anāgataṃsañāṇa) quán xét ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của Đạo sĩ Sumedha có thành tựu hay không. Sau khi thấy rõ, biết rõ chắc chắn sẽ thành tựu, nên Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

Trong thời vị lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, Đạo sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, có danh hiệu là Đức Phật Gotama”.
Đức Phật Dīpaṅkara là Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký cho Đức Bồ Tát Sumedha tiền kiếp của Đức Phật Gotama.
Đức Bồ Tát Sumedha đương nhiên trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta) chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, trong thời vị lai. Khi Đức Bồ Tát lắng nghe lời thọ ký xác định thời gian của Đức Phật Dīpaṅkara, tâm vô cùng hoan hỷ. Tất cả nhân loại, chư thiên, chư phạm thiên đồng hoan hỷ chắp tay lễ bái Đức Bồ Tát Đạo sĩ, tán dương ca tụng rằng:
Đạo sĩ Sumedha chắc chắn sẽ là mầm móng trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong thời vị lai”.

Thời gian hoàn thành 30 pháp hạnh ba-la-mật
Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama thuộc Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác (Sammāsamboddhisatta) có trí tuệ ưu việt (paññādhika) hơn đức tin và tinh tấn; cho nên, thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất là khoảng thời gian bằng nửa thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt và bằng một phần tư thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt.

Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt cần phải hoàn thành đầy
đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật: 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung và 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng. Trong khoảng thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, kể từ khi Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký đầu tiên cho đến Đức Phật Kassapa thứ 24 thọ ký cuối cùng, đến kiếp chót là kiếp Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha.

Những lộ trình tâm có mục đích cuối cùng

Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama đã trải qua cuộc hành trình bằng lộ trình tâm (vithicitta) từ sát-na tâm này qua sát-na tâm khác, sinh rồi diệt diễn tiến không ngừng từ lộ trình tâm này qua lộ trình tâm khác, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác kế tiếp nhau trên con đường thẳng dài theo thời gian, nhưng có mục đích cuối cùng. Để tạo cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật, kể từ thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện ở trong tâm có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ cứu vớt chúng sinh trong biển khổ tử sinh luân hồi. Đức Bồ Tát đã tạo những pháp hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ. Tiếp đến thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện bằng lời nói để cho mọi chúng sinh hiểu biết được ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác của mình. Đức Bồ Tát đã tạo những pháp hạnh ba-la-mật trong khoảng thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ. Và tiếp đến thời kỳ được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu là Đức Phật Gotama.



Trong suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất ấy, Đức Bồ Tát cố gắng tinh tấn không ngừng, bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật. Trong khoảng thời gian ấy có 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian, mỗi Đức Phật Chánh Đẳng Giác đều thọ ký Đức Bồ Tát xác định thời gian còn lại sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama.


Như vậy, Đức Phật Gotama là quả của 30 pháp hạnh ba-la-mật, do đã tạo và tích lũy từ vô số-vô số tiền kiếp trong quá khứ, sự liên hệ từ kiếp này đến kiếp khác qua các lộ trình tâm sinh rồi diệt, có mục đích cuối cùng, mà mỗi tâm trong lộ trình tâm đều có phận sự tích lũy nghiệp. Cho nên, sự liên hệ từ kiếp này qua kiếp khác, hoặc từ kiếp quá khứ qua kiếp hiện tại, hoàn toàn không phải liên hệ phần thân của mỗi kiếp, mà là sự liên hệ phần tâm của mỗi kiếp, vì tâm có phận sự tích lũy nghiệp (thiện nghiệp và bất thiện nghiệp). Khi thiện nghiệp 30 pháp hạnh ba-la-mật cho quả, kiếp chót Đức Bồ Tát Siddhattha có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc Đại nhân, và 80 tướng tốt phụ. Ngài xuất gia chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Và khi ác nghiệp cho quả, thì Đức Phật phải chịu quả xấu như khi bị nàng Ciñcāmānavikā vu oan, quả xấu như khi bị Tỳ-khưu Devadatta lăn đá rơi xuống làm bầm đầu ngón chân cái, v.v... Những lộ trình tâm diễn tiến trong suốt cuộc đời của Đức Phật, cho đến Niết Bàn lộ trình tâm (Parinibbānavīthicitta) cuối cùng, chấm dứt không còn tái sinh kiếp sau nữa. Đó là khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Còn các chúng sinh khác không có phát nguyện trở thành bậc Thánh Arahán, thì những lộ trình tâm không có mục đích cuối cùng, kế tiếp nhau trên con đường vòng tròn. Cho nên, sự tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài là vô cùng, vô tận, vô chung.

Còn tiếp

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#7
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp



[Image: default.jpg]




Tâm đại bi vô lượng của Đức Bồ Tát Sumedha

Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha, tiền kiếp của Đức Phật Gotama, biết rõ rằng: Hễ còn tái sinh là còn Khổ đếTái sinh trong ba giới bốn loài đều là Khổ đế, không có sự an lạc thật sự, mà chỉ có Khổ đế là sự thật chân lý.



Ngay trong kiếp Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha đón rước Đức Phật Dīpaṅkara, Ngài đã có đủ khả năng ba-la-mật để trở thành bậc Thánh Arahán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông trong giáo pháp của Đức Phật Dīpaṅkara. Cuối cùng trong kiếp ấy sẽ tịch diệt Niết Bàn, hoàn toàn giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Nhưng với tâm đại bi vô lượng của Đức Bồ Tát Đạo sĩ Sumedha, đối với chúng sinh đang đắm chìm trong biển khổ tử sinh luân hồi, nên Đức Bồ Tát Đạo sĩ không đành giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi cho riêng mình; mà Ngài có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng sinh giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi. Cho nên, Đức Bồ Tát Đạo sĩ chấp nhận chịu đựng kéo dài tử sinh luân hồi thêm khoảng thời gian dài 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, để tiếp tục bổ sung cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật, hầu mong chứng đắc thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác để thuyết pháp tế độ chúng sinh giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



- Chúng sinh ấy là ai?

- Chúng sinh ấy chính là chúng ta đây!



Đức Phật có tâm đại bi thương xót chúng ta, Ngài thuyết pháp chỉ dẫn cho chúng ta con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi, con đường duy nhất giải thoát khổ ấy là: Pháp hành Trung Đạo, hoặc Pháp hành Tứ Niệm Xứ, hoặc Pháp hành Thiền Tuệ, hoặc Pháp hành Bát Chánh Đạo dẫn dắt đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khỏi tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



Hành 30 pháp hạnh ba-la-mật



Ba-la-mật nghĩa là gì?

Ba-la-mật là dịch âm từ Pāḷi: Pāramī.

Pāramī có rất nhiều nghĩa, nghĩa chính yếu là: Pháp duyên chính dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn cao thượng.



Điều kiện thành tựu pháp hạnh ba-la-mật: Mỗi khi tạo pháp hạnh ba-la-mật nào, phải là thiện tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não nhất là tham ái (taṇhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi) và đồng thời hợp với tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí tuệ hướng đến chứng ngộ Niết Bàn (upāyakosallañāṇā). Khi hội đầy đủ các điều kiện trên, thì mới thành tựu được pháp hạnh ba-la-mật ấy.



* Pháp hạnh ba-la-mật có 10 loại

Quote:Bố thí ba-la-mật (dānapāramī)
Giữ giới ba-la-mật (sīlapāramī)
Xuất gia ba-la-mật (nekkhammapāramī)
Trí tuệ ba-la-mật
 (paññāpāramī)
Tinh tấn ba-la-mật
 (vīriyapāramī)
Nhẫn nại ba-la-mật
 (khantipāramī)
Chân thật ba-la-mật
 (saccapāramī)
Chí nguyện ba-la-mật
 (adhiṭṭhānapāramī)
Tâm từ ba-la-mật (mettāpāramī)
Tâm xả ba-la-mật (upekkhāpāramī)

* Pháp hạnh ba-la-mật có 3 bậc:



- 10pháp hạnh ba-la-mật bậc thường: 

Hành 10 pháp ba-la-mật bậc thường này không liên quan đến những bộ phận trong thân thể và sinh mạng của mình; hy sinh những gì thuộc bên ngoài.

Ví dụ: Của cải, tài sản, ngôi báu, vợ, con v.v...



- 10pháp hạnh ba-la-mật bậc trung: Hành 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung này không liên quan đến sinh mạng của mình; hy sinh những bộ phận trong thân thể của mình.

Ví dụ: Mắt, tay, chân, thận v.v...



- 10pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng: Hành 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc thượng này liên quan đến hy sinh sinh mạng của mình, khi đang còn sống.

Ví dụ: Khi hy sinh sinh mạng của mình vì một mục đích cao thượng.



Sau khi, Đức Bồ Tát Sumedha tiền thân của Đức Phật Gotama, được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, trong khoảng thời gian này Đức Bồ Tát cần phải bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật, để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.



Trong lịch sử Đức Bồ Tát tiền thân của Đức Phật Gotama, có những kiếp Đức Bồ Tát tạo ba-la-mật ở cõi người, khi hết tuổi thọ, do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới. Đức Bồ Tát không chịu hưởng sự an lạc ở cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ, mà Ngài nguyện từ bỏ kiếp thiên nam ở cõi trời ấy; do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người trong cõi người, để thuận lợi cho việc tạo nhiều pháp hạnh ba-la-mật. Cho nên, cõi người là cõi rất đặc biệt hơn các cõi khác như:



- Thuận lợi cho việc thực hành phạm hạnh cao thượng.

- Thuận lợi cho việc tạo mọi thiện phápDục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp và đặc biệt Siêu tam giới thiện pháp.

- Thuận lợi cho việc tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật.

- Chư Phật Chánh Đẳng Giác, Chư Phật Độc Giác, chư Thánh Tối Thượng Thanh Văn Giác, chư Thánh Đại Thanh Văn Giác đều xuất hiện tại cõi người này.



Đức Bồ Tát tiền kiếp của Đức Phật Gotama bổ sung 30 pháp hạnh ba-la-mật suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, được 24 Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký, và trải qua vô số-vô số kiếp không sao kể xiết được, cho đến khi đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật. Đến kiếp áp chót Đức Bồ Tát tái sinh làm thiên nam có tên Setaketu ở cõi trời Tusita (Đẩu Suất Đà Thiên) cõi trời thứ 4 trong 6 cõi trời dục giới, nghỉ ngơi hưởng sự an lạc trong cõi trời ấy.





THỈNH ĐỨC BỒ TÁT GIÁNG THẾ





Bốn Đức vua trời cõi Tứ Đại Thiên Vương, Đức vua trời Sakka cõi Tam Thập Tam Thiên, Đức vua trời Suyāma cõi Dạ Ma Thiên, Đức vua trời Santussita cõi Đẩu Suất Đà Thiên, Đức vua trời Sunimmita cõi Hóa Lạc Thiên, Đức vua trời Vasavatti cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, cùng chư thiên 6 cõi trời dục giới, chư phạm thiên các cõi trời sắc giới đồng tụ hội đến hầu Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả đồng chắp tay bạch rằng:



- Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, Ngài đã tạo đầy đủ trọn vẹn pháp hạnh ba-la-mật xong rồi. Các pháp hạnh ba-la-mật ấy không phải Ngài để mong ngôi vị các vua trời, cũng không phải để mong sinh làm phạm thiên, cũng không phải để mong ngôi vị Đức Chuyển Luân Thánh Vương; mà sự thật, các pháp hạnh ba-la-mật ấy, giúp hỗ trợ Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để thuyết pháp tế độ chúng sinh, giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam, bây giờ đúng lúc, đúng thời kỳ, để cho Ngài trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.



Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam, tất cả chúng con thành kính thỉnh Ngài tái sinh làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để thuyết pháp tế độ chúng sinh, giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



Lắng nghe lời thỉnh cầu của chư thiên, phạm thiên, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu chưa nhận lời thỉnh cầu ấy, mà Ngài quán xét trong thời quá khứ: “Chư Bồ Tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đã quán xét như thế nào?



Quán xét 5 điều trước khi tái sinh



Theo lệ thường, Chư Bồ Tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, thì phải quán xét đầy đủ 5 điều như sau:



Quote:Quán xét thời kỳ tuổi thọ con người.
Quán xét châu đến tái sinh.
Quán xét xứ sở đến tái sinh.
Quán xét dòng họ nơi tái sinh
.
Quán xét tuổi thọ của mẫu thân, để đầu thai.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét từng điều:



1) Đức Bồ Tát quán xét thời kỳ tuổi thọ con người



Chư Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời kỳ con người có tuổi thọ trên 100 ngàn năm và trong thời kỳ con người có tuổi thọ dưới 100 năm. Bởi vì, nếu con người có tuổi thọ sống lâu trên 100 ngàn năm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết pháp rằng: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; hoặc ngũ uẩn có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã...”, họ không hiểu rõ chánh pháp, phát sinh tâm hoài nghi. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.



Và nếu con người có tuổi thọ ngắn ngủi dưới 100 năm, thời kỳ ấy con người có phiền não nặng nề, làm cho tâm tư ô nhiễm tối tăm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết giảng chánh pháp vi tế cao siêu, họ khó hiểu rõ được chánh pháp ấy. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác cũng không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.



Trong quá khứ, Chư Phật thường xuất hiện trên thế gian, trong thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm đến 100 năm. Khi ấy, con người có trí tuệ sáng suốt, nếu lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, thì có thể hiểu rõ được chánh pháp, rồi thực hành theo chánh pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.



Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy rằng: Khi ấy, thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 năm, đó là thời kỳ thích hợp cho Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.



2) Đức Bồ Tát quán xét các châu đến tái sinh

Loài người có trong 4 châu: Đông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hóa châu, Nam Thiện Bộ châu và Bắc Câu Lưu châu.

Trong quá khứ, Chư Phật chỉ xuất hiện trong cõi Nam Thiện Bộ châu mà thôi, không xuất hiện ở ba châu khác. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh trong cõi Nam Thiện Bộ châu.



3) Đức Bồ Tát quán xét xứ sở đến tái sinh

Trong cõi Nam Thiện Bộ châu rộng lớn mênh mông, trong quá khứ, Đức Phật chỉ xuất hiện trong Trung xứ (Majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ Biên địa. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh nơi Trung xứ vùng Sakka kinh thành Kapilavatthu.



4) Đức Bồ Tát quán xét dòng họ nơi tái sinh

Trong quá khứ, chư Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác không sinh trong dòng họ hạ tiện, nghèo khổ, mà chỉ sinh một trong hai dòng dõi là dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bàlamôn. Nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Bàlamôn, thì Đức Bồ Tát kiếp chót sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Bàlamôn; hoặc nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Vua chúa, thì Đức Bồ Tát sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Vua chúa.



Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy thời kỳ ấy, tất cả mọi người đều kính trọng dòng dõi Vua chúa hơn dòng dõi Bàlamôn, nên Ngài quyết định sinh vào dòng dõi Vua Sakya. Đức vua Suddhodana trải qua nhiều đời vua tinh khiết (không lẫn lộn với dòng khác).



5) Đức Bồ Tát quán xét mẫu thân và tuổi thọ của bà

Mẫu thân của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác trong kiếp chót phải là người đã từng tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất và được Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ thọ ký rằng: Bà sẽ là mẫu thân của Đức Phật trong thời vị lai.



Mẫu thân của Đức Bồ Tát ấy phải là người có ngũ giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, không hề bị phạm giới nào; ngoài ngũ giới ra, bà còn phải thọ trì 8 giới (uposathasīla) trong những ngày giới hằng tháng. Đức Bồ Tát quán xét thấy bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, có đầy đủ những tiêu chuẩn trên và tuổi thọ của bà Mahāmayādevī còn đúng 10 tháng lẻ 7 ngày, nên Đức Bồ Tát chọn bà Mahāmayādevī làm mẫu thân của Ngài.



Sau khi quán xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.



Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu truyền dạy rằng:

Này chư thiên, chư phạm thiên, ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi. Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam Thiện Bộ châu, Trung xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng vua Sakya, Đức vua Suddhodana là phụ thân và bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, làm mẫu thân của ta”.



Sau khi lắng nghe lời truyền dạy của Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả chư thiên, và chư phạm thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu. Sau đó, đều cùng nhau xin phép trở về cảnh giới của mình. Chư thiên, chư phạm thiên loan báo cho khắp toàn thế giới chúng sinh biết rằng:



Đức Phật sẽ xuất hiện trên thế gian!

Theo truyền thống của Chư Phật, có những điều cơ bản hoàn toàn giống nhau, Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ như thế nào, thì Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong hiện tại cũng như thế ấy, và Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong vị lai cũng như thế ấy. Nếu có điều khác nhau, thì khác nhau những điều chi tiết như thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật, tuổi thọ, v.v...





ĐỨC BỒ TÁT TÁI SINH LÀM NGƯỜI





Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định từ bỏ kiếp thiên nam ở cõi trời Tusita (Đẩu Suất Đà Thiên) tái sinh đầu thai vào lòng mẫu thân Mahāmayādevī chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, kinh thành Kapilavatthu vào ngày thứ năm, nhằm ngày rằm tháng sáu lúc canh chót.



Chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī thấy mộng lành

Vào ngày rằm tháng sáu (âm lịch), Chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī của Đức vua Suddhodana đến hầu vị Đạo sư Kāladevila xin thọ trì uposathasīla (bát giới). Canh chót đêm ấy, trước khi Đức Bồ Tát tái sinh đầu thai vào lòng, bà Mahāmayādevī nằm mộng thấy Tứ Đại Thiên Vương cung nghinh bà lên núi Himavanta, đặt bà nằm trên một tảng đá lớn gần hồ Anotatta. Sau đó, có 4 chánh cung Hoàng hậu của Tứ Đại Thiên Vương cùng chư thiên nữ đến tắm sạch sẽ cho bà, xoa các thứ vật thơm của cõi trời, dâng những đóa hoa trời xinh đẹp, rồi cung nghinh bà đến một ngọn núi bằng bạc, có một lâu đài bằng vàng nguy nga tráng lệ, và đặt bà nằm nghiêng bên phải nghỉ ngơi nơi đó. Khi ấy, một con bạch tượng cao thượng hiện đến lâu đài bằng vàng nơi bà đang nằm nghỉ ngơi. Con bạch tượng ấy đi vòng quanh nơi bà nằm 3 vòng, rồi chui vào hông phía bên phải của bà.



Khi bà Mahāmayādevī đang nằm mộng, đó cũng là lúc Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu từ bỏ kiếp thiên nam ở cõi trời Tusita, đồng thời với đệ nhất đại quả tâm (đại quả tâm thứ nhất, hợp với trí đồng sinh với hỷ không cần động viênlàm phận sự tái sinh đầu thai vào lòng mẫu thân Mahāmayādevī, nhằm vào ngày thứ năm canh chót đêm rằm tháng sáu (âm lịch). Khi ấy, bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī có tuổi thọ được 55 năm 6 tháng 20 ngày (theo bộ Sumantacakkhudipani). Ngay lúc ấy, trái đất rùng mình rung chuyển và có 32 hiện tượng xảy ra chưa từng thấy bao giờ; chư thiên, phạm thiên trong 10 ngàn thế giới chúng sinh vô cùng hoan hỷ loan báo tin lành rằng:



Đức Bồ Tát đã tái sinh rồi!



Quân sư Bàlamôn đoán mộng

Chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī đã trải qua giấc mộng lành và sau khi tỉnh dậy, bà đến chầu Đức vua Suddhodana và tâu trình lên Đức vua về giấc mộng vừa qua. Sáng sớm hôm sau, Đức vua Suddhodana bèn truyền lệnh cho mời nhóm Bàlamôn quân sư vào triều yết kiến. Sau khi thiết đãi và ban thưởng xong, 

Đức vua bèn tường thuật lại giấc mộng canh chót đêm qua của chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī cho nhóm quân sư Bàlamôn nghe để họ cùng nhau suy đoán.



Còn tiếp

Trung Tâm Hộ Tông



Đức vua truyền hỏi rằng:

- Thưa quân sư, giấc mộng như vậy có ý nghĩa như thế nào? Xin quý quân sư tâu cho trẫm được rõ.



Một vị Bàlamôn trưởng bèn tâu rằng:

- Muôn tâu Đại vương, xin Đại vương an tâm, chánh cung Hoàng hậu đã thụ thai, thai nhi không phải là Công chúa mà chắc chắn là Thái tử, Bậc cao thượng nhất.



Nếu Thái tử sống trong triều, thì sẽ là Đức Chuyển Luân Thánh Vương trị vì thiên hạ có 4 biển làm ranh giới.

Nếu Thái tử bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ là Đức Phật Chánh Đẳng Giác cao thượng nhất trong toàn cõi thế giới chúng sinh.



Oai lực kiếp chót của Đức Bồ Tát

Từ khi Đức Bồ Tát kiếp chót tái sinh đầu thai vào lòng mẫu thân, do oai lực của Đức Bồ Tát, nên ngày đêm Tứ Đại Thiên Vương theo hầu, để tỏ lòng cung kính; không phải theo hộ trì bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī; bởi vì, Đức Bồ Tát kiếp chót có oai lực phi thường, nên không có một ai có thể làm hại bà được.

Mẫu thân của Đức Bồ Tát có giới đức tự nhiên, bà không phải đến làm học trò vị Đạo sư Kāḷadevila, để xin thọ giới như trước đây nữa; thân và tâm của bà thường an lạc. Tâm tham muốn trong dục lạc không hề phát sinh và khi Đức vua Suddhodana nhìn thấy bà liền phát sinh thiện tâm trong sáng, do đó Đức vua rất tôn trọng bà.

Đức Bồ Tát phát triển và tăng trưởng ở trong bào thai mẫu thân, như ở trong một căn phòng sạch sẽ và sang trọng. Đức Bồ Tát ngồi kiết già như vị Pháp sư đang ngồi trên pháp tòa, cho đến khi tròn đủ 10 tháng.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#8
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp



[Image: default.jpg]



ĐỨC BỒ TÁT ĐẢN SANH



Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī biết gần đến ngày đản sinh Đức Bồ Tát, bà đến chầu Đức vua Suddhodana bèn tâu rằng:
- Muôn tâu Bệ hạ, thần thiếp xin phép trở về cố quốc Vedeha để hạ sinh Thái tử.

Đức vua chuẩn tấu lời xin của bà và truyền lệnh cho các quan sửa sang đường sá bằng phẳng, trang hoàng đẹp đẽ từ xứ Kapilavatthu cho đến xứ Vedeha, để tiễn đưa chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī trở về cố quốc; Đức vua còn truyền lệnh làm một chiếc kiệu mới thật sang trọng để cho bà ngự đi.

Mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng, bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī được thỉnh ngự lên chiếc kiệu, các quan khiêng chiếc kiệu đi từ kinh thành Kapilavatthu đến kinh thành Vedeha. Trên đường, khi đoàn người vừa đến khu vườn Lumbīnī, hôm ấy, thật tuyệt vời! Cả muôn hoa đều đua nở và muôn chim cùng ca hót như hân hoan đón mừng một sự kiện trọng đại. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī muốn dừng kiệu lại, ghé vào vườn Lumbīnī, để du lãm.

Các quan tâu xin Đức vua, và Đức vua Suddhodana chấp thuận.

Chư thiên, chư phạm thiên tụ hội
Khi bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự vào vườn Lumbīnī, hôm ấy chư thiên, chư phạm thiên tụ hội tại khu vườn, và cả vạn thế giới chúng sinh vui mừng reo hò rằng:

- “Hôm nay, tại khu vườn Lumbīnī này, Đức Bồ Tát sẽ đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī”.

Chư thiên, chư phạm thiên, tay cầm những món quà từ cõi trời như vật thơm trời, những đóa hoa trời, nhạc trời trổi lên để cúng dường Đức Bồ Tát cùng với những chiếc lọng trắng che phủ khắp không gian.

Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī ngự đến một cây Sālā có thân to, cành cây đầy hoa đang nở rộ; khi bà đứng đưa cánh tay phải lên, thì cành cây tự nhiên sà xuống, bà đưa tay nắm lấy cành cây với tư thế dáng đứng rất đẹp. Đức Bồ Tát cao thượng sẽ đản sinh ra đời trong tư thế dáng đứng này; cho nên các quan, các cung nữ che màn xung quanh nơi bà đang đứng. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī đứng trong tư thế dáng đứng vững vàng. Khi ấy, Đức Bồ Tát cao thượng đản sinh ra đời khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī bằng đôi chân ra trước, rồi xuôi hai tay, toàn thân mình sạch sẽ ra sau, một cách suôn sẻ an lành cả Đức Bồ Tát lẫn mẫu thân của Ngài. Lúc đó, vào ban ngày của ngày thứ 6, nhằm ngày rằm tháng tư (âm lịch). Khi ấy, hai dòng nước ấm và lạnh từ trên hư không chảy xuống làm cho sạch sẽ thân hình của Đức Bồ Tát và mẫu thân của Ngài.

Khi Đức Bồ Tát cao thượng vừa ra khỏi lòng bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī, trước tiên 4 vị Đại Phạm Thiên có thiện tâm trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, mỗi vị cầm mỗi chéo tấm lưới bằng vàng đón nhận Đức Bồ Tát xong, rồi đặt trước mặt bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī và tâu rằng:

- Muôn tâu chánh cung Hoàng hậu, xin bà phát sinh tâm hoan hỷ ! Đây là Thái tử của bà, cũng là Đức Bồ Tát kiếp chót cao thượng. Ngài là Bậc đại phước có nhiều oai lực nhất trong tất cả chúng sinh trong tam giới.

Sau đó, Đức Bồ Tát từ trên tay 4 vị Đại Phạm Thiên được trao sang cho 4 vị Tứ Đại Thiên Vương đón tiếp bằng tấm da mềm mại; một lần nữa, Đức Bồ Tát từ tay 4 vị Tứ Đại Thiên Vương được trao sang cho các quan đón tiếp bằng tấm vải trắng tinh.

Khi ấy, Đức Bồ Tát từ trên tay các quan, bước xuống đạp trên mặt đất bằng đôi bàn chân bằng phẳng của Ngài, Đức Bồ Tát đứng quay mặt nhìn về hướng Đông, chư thiên và nhân loại dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:
- Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Tiếp đến, Đức Bồ Tát quay mặt nhìn về hướng Nam... hướng Tây... hướng Bắc... hướng Đông Nam< ... hướng Tây Nam ... hướng Tây Bắc... hướng Đông Bắc trong tám hướng, mỗi hướng chư thiên và nhân loại đều dâng hoa cúng dường Đức Bồ Tát, rồi tán dương ca tụng rằng:

- Kính bạch Đức Đại nhân, tất cả chúng sinh trong hướng này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có một ai cao thượng hơn Ngài.

Đức Bồ Tát cúi mặt nhìn xuống hướng dưới, rồi ngẩng mặt nhìn lên hướng trên, chư thiên, chư phạm thiên đều dâng hoa tán dương và ca tụng rằng:

- Kính bạch Đức Đại nhân, chư thiên, chư phạm thiên hướng trên này, Ngài là Bậc cao thượng nhất, không có chư thiên, chư phạm thiên nào cao thượng hơn Ngài.

Đức Bồ Tát đứng nhìn về hướng Bắc rồi bước đi 7 bước, bước đầu tiên Ngài bước bằng chân phải (theo thói quen, Đức Phật bước chân phải trước tiên). Khi Đức Bồ Tát bước đi, Vua trời phạm thiên cầm chiếc lọng màu trắng che cho Ngài, Đức vua Suyāma cầm quạt lông, còn 3 thứ khác là đôi hia, gươm báu, vương miện, mỗi vị Vua trời cầm mỗi thứ đi theo sau Đức Bồ Tát. Đó là 5 bảo vật của lễ phong Vương.

Đức Bồ Tát dừng lại ở bước chân thứ 7. Khi ấy tất cả chư thiên, chư phạm thiên đều bảo với nhau rằng:

Bây giờ, Đức Bồ Tát cao thượng sẽ truyền dạy những lời tối quan trọng”.

Đức Bồ Tát truyền dạy lời tối quan trọng đầu tiên

Tất cả đều im lặng, chờ lắng nghe, Đức Bồ Tát dõng dạc truyền dạy rằng:

Quote:
"Aggo ham asmi lokassa!
Jeṭṭho ham asmi lokassa!
Seṭṭho ham asmi lokassa!
Ayamantimā jāti
Natthi dāni punabbhavo”.

Ta là Bậc cao cả nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Ta là Bậc vĩ đại nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Ta là Bậc Tối Thượng nhất, trong toàn cõi thế giới chúng sinh!
Kiếp này là kiếp chót của ta
Ta không còn tái sinh kiếp nào khác nữa!
Chư thiên, chư phạm thiên và nhân loại vô cùng hoan hỷ, đồng thanh tán dương ca tụng Đức Bồ Tát.

Bảy người và vật đồng sinh với Đức Bồ Tát


Đức Bồ Tát đản sinh ra đời, đồng thời có 7 người và vật cùng sinh với Đức Bồ Tát:

- Công chúa Bhaddakaccānā gọi Yassodharā (là công chúa của Đức vua Suppabuddha và chánh cung Hoàng hậu Amittādevī xứ Vedeha).
- Hoàng tử Ānanda (Hoàng tử của ông hoàng Amittodana dòng Sakya là hoàng đệ của Đức vua Suddhodana).
- Channa (quan giữ ngựa).
- Kāḷudāyī (vị quan cận thần).
- Ngựa báu Kaṇḍaka.
- Cây Mahābodhi (cây assattha mọc trong rừng Uruvela sau này trở thành cây Mahābodhi của Đức Phật Gotama).
- Bốn hầm vàng, kho báu trong kinh thành Kapilavatthu.

Chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī cùng Thái tử ngự trở về lại kinh thành Kapilavatthu.

Đầu thai sinh làm người có 4 hạng người

Sự tái sinh đầu thai sinh làm người có 4 hạng người, và có sự hiểu biết qua ba thời kỳ khác nhau như sau:

1) Hạng người thường và Chư Bồ Tát Thanh Văn hạng thường, khi tái sinh đầu thai sinh làm người, hoàn toàn không biết cả ba thời kỳ:

Quote:
Không biết thời kỳ tái sinh đầu thai vào lòng mẹ.
Không biết thời kỳ đang ở trong lòng mẹ.
Không biết thời kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.
2) Chư Bồ Tát Đại Thanh Văn, khi tái sinh đầu thai sinh làm người kiếp chót, chỉ biết một thời kỳ và không biết hai thời kỳ:
Quote:

Trí tuệ biết thời kỳ tái sinh đầu thai vào lòng mẹ.
Không biết thời kỳ đang ở trong lòng mẹ.
Không biết thời kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.
3) Chư Bồ Tát Tối Thượng Thanh Văn và chư Bồ Tát Độc Giác, khi tái sinh đầu thai làm người kiếp chót, biết được hai thời kỳ và không biết một thời kỳ:

Quote:
Trí tuệ biết thời kỳ tái sinh đầu thai vào lòng mẹ.
Trí tuệ biết thời kỳ đang ở trong lòng mẹ.
Không biết thời kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.
4) Chư Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, khi tái sinh đầu thai làm người kiếp chót, biết rõ cả ba thời kỳ:

Quote:
Trí tuệ biết rõ thời kỳ tái sinh đầu thai vào lòng mẹ.
Trí tuệ biết rõ thời kỳ đang ở trong lòng mẹ.
Trí tuệ biết rõ thời kỳ đản sinh ra đời khỏi lòng mẹ.
Như trường hợp Thái tử Siddhatta là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác tái sinh đầu thai sinh làm người kiếp chót sẽ trở thành Đức Phật Gotama, Ngài có trí tuệ biết rõ cả ba thời kỳ:

* Ngài có trí tuệ biết rõ thời kỳ tái sinh đầu thai vào lòng mẫu thân: “Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī”.

* Ngài có trí tuệ biết rõ thời kỳ đang ở trong lòng mẫu thân, như ở trong căn phòng sạch sẽ sang trọng, Đức Bồ Tát ngồi kiết già, như một vị Pháp sư ngồi trên pháp tòa và mẫu thân của Ngài cũng biết được Ngài nữa.

* Ngài có trí tuệ biết rõ thời kỳ đản sinh, mẫu thân đứng trong tư thế vững vàng, Đức Bồ Tát sinh ra bằng đôi chân ra trước, xuôi hai tay toàn thân mình ra sau một cách suôn sẻ an toàn, như vị Pháp sư bước xuống pháp tòa.

Đó là trường hợp đặc biệt của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Còn các hạng người khác như: Hạng người thường, chư Bồ Tát Thanh Văn, chư Bồ Tát Đại Thanh Văn, chư Bồ Tát Tối Thượng Thanh Văn, chư Bồ Tát Độc Giác không biết thời kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ; bởi vì, khi sắp sinh ra, thai nhi bị nhào lộn quay đầu xuống dưới, để cái đầu ra trước, thân mình ra sau, cửa ra chật hẹp còn chịu đau đớn sợ hãi, tâm không còn bình tĩnh. Do đó, những hạng người ấy không biết thời kỳ sinh ra đời khỏi lòng mẹ.


Còn tiếp


http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TamBao/TamBao2.htm
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#9
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

[Image: BiaSach.jpg]


Tích vị Đạo sĩ Kāḷadevila

Đạo sĩ Kāḷadevila chứng đắc 8 bậc thiền, chứng đắc ngũ thông tam giới, là vị Tôn sư của Đức vua Suddhodana.

Hôm ấy, vị Đạo sĩ Kāḷadevila độ ngọ trong cung điện của Đức vua Suddhodana xong, liền lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên nghỉ trưa trong một lâu đài, ngồi nhập thiền để hưởng sự an lạc trong thiền định; khi xả thiền vị Đạo sĩ ra đứng trước cửa, nhìn thấy Đức vua Sakka cùng chư thiên nam, chư thiên nữ hoan hỷ vui mừng reo hò một cách khác thường, không giống như mọi ngày, vị Đạo sĩ bèn hỏi rằng:

- Này chư thiên, tại sao hôm nay quý vị hoan hỷ vui mừng, reo hò ca hát vui vẻ khác thường như vậy, quý vị có thể nói lý do ấy cho bần đạo nghe được hay không?
Chư thiên bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đạo sĩ, hôm nay Thái tử của Đức vua Suddhodana đã sinh ra đời rồi. Khi Thái tử trưởng thành sẽ từ bỏ nhà xuất gia và trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thuyết pháp Chuyển Pháp Luân tế độ cho chúng sinh: Nhân loại và chư thiên, phạm thiên có cơ hội được lắng nghe chánh pháp, rồi thực hành theo chánh pháp dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo- 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Đó là nguyên nhân làm cho chúng tôi vô cùng hoan hỷ, vui mừng reo hò ca hát khác thường như vậy!

Sau khi lắng nghe chư thiên trả lời như vậy, vị Đạo sĩ Kāḷadevila liền từ cõi trời Tam Thập Tam Thiên hiện xuống cõi người, đi vào cung điện của Đức vua Suddhodana; Đức vua cung kính đón tiếp, thỉnh mời ngồi chỗ cao quý, Đức vua đảnh lễ xong, ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, vị Đạo sĩ Kāḷadevila bèn hỏi rằng:
- Này Đại vương, bần đạo nghe nói rằng Thái tử của Đức vua đã sinh ra đời rồi, bần đạo xin được chiêm ngưỡng Thái tử.

Đức vua Suddhodana truyền lệnh thay trang phục cho Thái tử xong, rồi thỉnh Thái tử ra mắt đảnh lễ vị Đạo sĩ Kāḷadevila. Khi ra trước mặt vị Đạo sĩ Kāḷadevila, Đức Bồ Tát Thái tử liền hiện lên đứng trên đầu vị Đạo sĩ Kāḷadevila với tư thế vững vàng.
Vị Đạo sĩ Kāḷadevila nhận thấy Đức Bồ Tát Thái tử có oai lực phi thường, nên vị Đạo sĩ đứng dậy dời xuống chỗ ngồi thấp, nhường chỗ ngồi cao quý lại cho Đức Bồ Tát, Đạo sĩ chắp hai tay lễ bái Đức Bồ Tát Thái tử.

Đức vua Suddhodana nhìn thấy oai lực phi thường của Đức Bồ Tát Thái tử, khiến Đức vua lần thứ nhất đảnh lễ Đức Bồ Tát Thái tử.

Đạo sĩ Kāḷadevila mỉm cười và khóc
Vị Đạo sĩ Kāḷadevila chứng đắc 8 bậc thiền và ngũ thông tam giới, có khả năng đặc biệt thấy rõ, biết rõ trong thời quá khứ 40 đại kiếp, và trong thời vị lai 40 đại kiếp, như vậy gồm 80 đại kiếp. Vị Đạo sĩ Kāḷadevila dùng trí tuệ nhãn thông thấy rõ biết rõ thời vị lai của Đức Bồ Tát Thái tử sẽ có đầy đủ 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ, trí tuệ thấy rõ biết rõ rằng:

Không còn hoài nghi gì nữa, Đức Bồ Tát Thái tử này chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”.

Vị Đạo sĩ Kāḷadevila phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ, nên mỉm miệng cười.

Sau đó, vị Đạo sĩ Kāḷadevila quán xét thân phận của mình và thấy rõ rằng:
“Ta không có duyên lành gặp được Đức Phật và không được lắng nghe chánh pháp của Ngài; bởi vì, ta sẽ chết trước khi Đức Bồ Tát Thái tử trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Vả lại, sau khi ta chết, do năng lực của đệ tứ thiền vô sắc: Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiền sẽ cho quả tái sinh trong cõi trời vô sắc phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, có tuổi thọ lâu 84.000 ngàn đại kiếp. Vì cõi vô sắc chỉ có 4 danh uẩn, nên phạm thiên cõi vô sắc không có mắt để nhìn thấy Đức Phật, không có tai để nghe chánh pháp của Đức Phật khi Ngài xuất hiện trên thế gian”.

Khi vị Đạo sĩ Kāḷadevila biết mình không có duyên lành gặp được Đức Phật và không nghe được chánh pháp của Ngài, cảm thấy tủi phận, nên tủi thân khóc.
Đức vua Suddhodana nhìn thấy vị Đạo sĩ Kāladevila khi thì mỉm miệng cười, khi thì lại cảm động khóc bèn bạch hỏi rằng:

- Kính bạch Đạo sư, có tai họa nào xảy đến cho Thái tử của con không? Bạch Ngài.

Vị Đạo sĩ Kāladevila tâu rằng:
- Tâu đại vương, không có tai họa nào xảy đến cho Thái tử cả, Thái tử chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Bần đạo biết rõ như vậy nên mỉm miệng cười và bần đạo cũng biết rõ mình không có duyên lành được gặp Đức Phật và lắng nghe chánh pháp của Ngài, bần đạo cảm thấy tủi phận, nên tủi thân khóc.

Lễ đặt tên Đức Bồ Tát Thái tử
Đức Bồ Tát thái tử sinh ra đời được 5 ngày, thì Đức vua Suddhodana tổ chức trọng thể buổi lễ gội đầu và đặt tên cho Đức Bồ Tát Thái tử. Đức vua Suddhodana truyền lệnh mời 108 vị Bàlamôn thông hiểu ba bộ sách xem tướng (theo truyền thống của Bàlamôn) vào cung điện để thiết đãi món ăn đặc biệt “cơm nấu bằng sữa tươi nguyên chất”.

Trong số 108 vị Bàlamôn ấy, có 8 vị Bàlamôn đại trí là vị Bàlamôn Rāma, vị Bàlamôn Dhaja, vị Bàlamôn Lakkhaṇa, vị Bàlamôn Jotimanta, vị Bàlamôn Yañña, vị Bàlamôn Subhoja, vị Bàlamôn Suyāma và vị Bàlamôn Sudatta; sau khi xem tướng, thấy Đức Bồ Tát có đầy đủ 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ. Trong 8 vị Bàlamôn đại trí, có 7 vị đồng đưa lên 2 ngón tay và đoán quả quyết rằng: Thái tử là Bậc có đầy đủ trọn vẹn các tướng tốt chính và phụ này:

- Nếu sống tại cung điện, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương trị vì thiên hạ có 4 biển làm ranh giới.
- Nếu từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Duy chỉ có một vị Bàlamôn trẻ tuổi nhất, thuộc dòng dõi Koṇḍanna tên là Bàlamôn Sudatta, sau khi xem kỹ tướng của Đức Bồ Tát Thái tử xong, vị Bàlamôn này chỉ đưa một ngón tay lên và đoán quả quyết rằng:

- Thái tử có đầy đủ trọn vẹn các tướng tốt chính và các tướng tốt phụ này, Thái tử không thể nào sống tại cung điện, Thái tử sẽ từ bỏ nhà đi xuất gia, rồi chắc chắn Ngài sẽ trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Tất cả các vị Bàlamôn đại trí cũng đều nhất trí với nhau rằng:

Thái tử chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”.

Trong lễ gội đầu và đặt tên cho Đức Bồ Tát Thái tử, tất cả các vị Bàlamôn đại trí đều nhất trí với nhau rằng: Đức Bồ Tát Thái tử chắc chắn sẽ trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho chúng sinh trong tam giới (tam giới theo danh từ Pāḷi gọi là attha) và chắc chắn sẽ được thành tựu như ý (như ý theo danh từ Pāḷi gọi là siddha). Hai danh từ này được ghép với nhau thành tên của Đức Bồ Tát Thái tử là SIDDHATTHA (SIDDHA + ATTHA) nghĩa là sự lợi ích được thành tựu, hoặc Bậc đem lại sự thành tựu mọi lợi ích cho chúng sinh.

Khi các bậc đại trí làm lễ đặt tên cho đứa trẻ nào, quý Ngài quán xét về tương lai cuộc đời của đứa trẻ ấy, để đặt tên gọi cho phù hợp với cả cuộc đời đứa trẻ. Thật ra, tên gọi nào cũng chỉ là danh từ riêng chế định mà thôi. Nếu danh từ riêng ấy có ý nghĩa phù hợp với con người, thì tự nó có một tiềm năng động viên khuyến khích con người ấy vượt qua mọi trở ngại, để xứng đáng với tên gọi của mình.

Do đó, khi có đứa con sinh ra đời, gia đình thường mời các bậc đại trí đến nhà xem tướng, rồi làm lễ đặt tên cho đứa con của mình.

32 TƯỚNG TỐT CỦA ĐỨC BỒ TÁT KIẾP CHÓT

Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác (Sammāsambodhisatta) chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha), khi Đức Bồ Tát ấy đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là quả tốt của thiện nghiệp mà Đức Bồ Tát ấy đã tạo và tích lũy từ vô số-vô số kiếp trong quá khứ, hoàn toàn không liên quan đến huyết thống cha mẹ hay dòng dõi.

Tướng tốt của bậc Đại nhân như thế nào?
Bậc Đại nhân là người đàn ông cao thượng (mahāpurisa) mà các tướng tốt đặc biệt ấy được biểu hiện ra bên ngoài thân hình, cho nên, gọi là tướng tốt của bậc Đại nhân (mahāpurisalakkhaṇā).

Khoa xem tướng tốt của bậc Đại nhân là một trong các bộ môn mà dòng dõi Bàlamôn trí thức thường dạy và học đầy đủ 32 tướng tốt của bậc Đại nhân, theo truyền thống từ đời này sang đời khác của dòng dõi Bàlamôn, nhưng họ hoàn toàn không biết rằng mỗi tướng tốt của bậc Đại nhân là quả của thiện nghiệp nào.

Trong kinh Lakkhaṇasutta, Đức Phật giảng dạy về 32 tướng tốt của bậc Đại nhân và thiện nghiệp cho quả tướng tốt của bậc Đại nhân được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông Phú hộ Anathapinḍika, gần kinh thành Sāvatthi; tại nơi ấy Đức Thế Tôn gọi chư Tỳ-khưu mà dạy rằng:
- Này chư Tỳ-khưu, bậc Đại nhân (mahāpurisa) có đầy đủ 32 tướng tốt này, chỉ có hai con đường mà thôi, không có đường nào khác.

1- Nếu bậc Đại nhân sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương hành thiện pháp, Đức Pháp Vương trị vì toàn cõi đất nước, có 4 biển làm ranh giới, đều được bình yên vững chắc, và có đầy đủ 7 báu làLong xa báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, chánh cung Hoàng hậu báu, phú hộ báu, thừa tướng báu; Đức Chuyển Luân Thánh Vương có hơn 1.000 Hoàng tử anh hùng dũng cảm, có khả năng làm khuất phục mọi đội quân của kẻ thù. Đức Chuyển Luân Thánh Vương luôn luôn chiến thắng kẻ thù bằng thiện pháp, không sử dụng cực hình, khí giới; và trị vì trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới, không có kẻ thù chống đối, không có mọi cảnh tượng xấu xảy ra trên toàn cõi đất nước, mọi thần dân thiên hạ đều được sống trong cảnh thanh bình thịnh vượng.

2- Nếu bậc Đại nhân từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Arahán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đoạn tuyệt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.
- Này chư Tỳ-khưu, 32 tướng tốt của bậc Đại nhân là như thế nào, mà bậc Đại nhân có đầy đủ 32 tướng tốt ấy, chỉ có hai con đường mà thôi, không có con đường nào khác.

Nếu bậc Đại nhân sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương... hoặc nếu bậc Đại nhân từ bỏ nhà đi xuất gia, thì bậc Đại nhân ấy sẽ trở thành Đức Arahán, Đức Phật Chánh Đẳng Giác...

 32 TƯỚNG TỐT CỦA BẬC ĐẠI NHÂN

Đức Phật thuyết giảng Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót và chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Bồ Tát ấy, khi đản sinh ra đời đều có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc Đại nhân như sau:

1) Hai bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất...

2) Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận.

3) Hai gót chân dài (bằng một phần tư bàn chân).

4) Ngón tay dài và tròn trịa, đều đặn, thon như hình búp măng.

5) Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại.

6) Năm ngón tay, trừ ngón tay cái ra, 4 ngón còn lại đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.

7) Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay.

8) Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương.

9) Khi đứng thẳng, không cúi người xuống, hai bàn tay có thể sờ đụng hai đầu gối.

10) Ngọc hành được giấu kín trong bao da.

11) Toàn thân có da màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng.

12) Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình.

13) Mỗi sợi lông mọc ở mỗi lỗ chân lông.

14) Lông có màu xanh và xoắn về bên phải, đầu lông hướng lên mặt.

15) Thân hình ngay ngắn như thân hình phạm thiên.

16) Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, hai bả vai và cổ (không nhìn thấy gân và xương).

17) Thân hình trên dưới đầy đặn như thân hình phía trên của sư tử chúa.

18) Hai hốc bả vai có thịt đầy đặn (không thấy xương vai).

19) Chiều cao của thân bằng sải tay, và sải tay bằng chiều cao của thân (cũng như chiều cao của cây Nigrodha có chiều ngang bằng nhánh của cây ấy).

20) Cổ tròn trịa đầy đặn (khi nói không nổi gân cổ).

21) Bảy ngàn dây thần kinh rất tinh tế, tụ hội từ lưỡi đến cổ, tiếp nhận hương vị vật thực để nuôi dưỡng cơ thể.

22) Cái cằm giống cằm của sư tử chúa.

23) Đầy đủ 40 cái răngHàm trên 20 cái răng và hàm dưới 20 cái răng.

24) Hàm răng trên và dưới đều đặn, có màu trắng xinh đẹp.

25) Hai hàm răng sắp đều đặn và khít vào nhau, không có kẽ hở.

26) Bốn cái răng nhọn sạch sẽ, trắng đẹp.

27) Lưỡi lớn và dài, mềm mỏng, có màu đỏ hồng xinh đẹp; lưỡi lớn có thể trùm được cả mặt lên đến chân tóc, và lưỡi dài có thể le ra đến tận hai lỗ mũi, hai lỗ tai.

28) Giọng nói như giọng của phạm thiên, rõ ràng, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng chim karavīka.

29) Đôi mắt xanh sẫm và trong sáng rất đẹp.

30) Đôi mắt tựa như đôi mắt con bê mới sinh.

31) Sợi lông uṇṇa mọc trên trán, ở khoảng giữa hai đầu lông mày, có màu trắng dài mềm mại, xoắn bên phải, đầu lông hướng lên trên đầu rất đẹp.

32) Cái đầu tròn và có vầng trán cao rộng đẹp, đi vòng từ vành tai bên phải sang vành tai bên trái.



Đó là 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân được biểu hiện đầy đủ trong thân hình của Thái tử Siddhattha, Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác có danh hiệu Đức Phật Gotama.



Đức Phật dạy rằng:

- Này chư Tỳ-khưu, nhóm Đạo sĩ ngoại đạo có thể học hỏi ghi nhớ đầy đủ 32 tướng tốt của bậc Đại nhân này, nhưng nhóm Đạo sĩ ấy không thể biết rằng: “Mỗi tướng tốt của bậc Đại nhân là quả của thiện nghiệp nào”.



Thiện nghiệp cho quả 32 tướng tốt
32 tướng tốt chính của Đức Bồ Tát là quả của thiện nghiệp. Thiện nghiệp không những cho quả tướng tốt của bậc Đại nhân, mà còn cho quả rộng lớn, vô cùng phong phú đối với Đức Bồ Tát ấy và đối với mọi chúng sinh khác có liên quan đến Đức Bồ Tát ấy.
Còn tiếp
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#10
Nền Tảng Phật Giáo - Quyển I:
Tam Bảo

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

[Image: BiaSach.jpg]



Trong bài kinh Lakkhaṇasutta, Đức Phật giảng giải thiện nghiệp nào cho quả các tướng tốt nào, và các quả liên quan đến thiện nghiệp ấy. 32 tướng tốt của bậc Đại nhân ra quả của những thiện nghiệp như sau:

1- Tướng tốt: Bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất.

Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?
Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người có quyết tâm cao độ trong mọi thiện pháp, không hề lay chuyển, khi thân hành thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện. Khi làm phước bố thí, thọ trì ngũ giới, bát giới (uposathasīla) trong những ngày giới hằng tháng...; trong việc phụng dưỡng cha mẹ, hộ độ Samôn, Bàlamôn, trong sự cung kính những bậc Trưởng lão trong dòng họ và trong đời...

Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới, là một thiên nam có nhiều oai lực hơn tất cả các hàng chư thiên khác về 10 quả báu trong cõi trời ấy là: Tuổi thọ sống lâu, sắc đẹp, sự an lạc, danh thơm tiếng tốt, quyền lực cao nhất, sắc, hương, vị, xúc trong cõi trời ấy.
Khi mãn kiếp thiên nam, cũng do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân:
* Bàn chân bằng phẳng, vững vàng đạp trên mặt đất, chạm toàn bàn chân (gót chân, giữa bàn chân, đầu ngón chân) bằng phẳng đầy đặn tiếp xúc cùng một lúc với mặt đất.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước, có 4 biển làm ranh giới...
Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Mọi kẻ thù đều chịu hàng phục theo Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Không còn kẻ thù bên trong là phiền não: tham, sân, si..., và không có kẻ thù bên ngoài như: Samôn, Bàlamôn, chư thiên, Ma vương, phạm thiên, hay bất cứ một ai... trong đời này có thể gây tai hại cho Đức Phật được.

2- Tướng tốt: Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận.

Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người có thiện tâm trong sạch giúp đỡ nhiều người, đem lại sự an lạc cho nhiều người; làm giảm được sự sợ hãi kinh hồn cho nhiều người, trông nom bảo vệ mọi người một cách hợp pháp. Đặc biệt, khi làm phước bố thí là chính, thì thường có kèm theo những thứ phụ khác v.v...
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân:
* Hai lòng bàn chân có dấu bánh xe, trục xe có một ngàn căm và đầy đủ các bộ phận.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.

Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước, có 4 biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có bộ hạ tùy tùng đông đảo đó là các quan cận thần, các tướng lĩnh, các quân lính, các Hoàng tử anh hùng dũng cảm, các hàng Bàlamôn, cư sĩ, toàn thể thần dân thiên hạ tất cả đều một lòng trung thành với Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Các hàng đệ tử đông đảo, đó là chư Tỳ-khưu, chư Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ, nhân loại, chư thiên, Long vương, chư phạm thiên v.v... có đức tin trong sạch nơi Đức Phật.

3- Tướng tốt: Hai gót chân dài (bằng một phần tư bàn chân).
4- Tướng tốt: Ngón tay dài và tròn trịa, đầy đặn, thon như hình búp măng.
5- Tướng tốt: Thân hình ngay ngắn như thân hình phạm thiên.
Ba tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người không sát sanh, tránh xa sự sát sanh, bỏ gậy gộc, bỏ khí giới, có tâm hổ thẹn tội lỗi, tâm bi thương xót chúng sinh, mong tìm sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến tất cả chúng sinh.
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được 3 tướng tốt của bậc Đại nhân:
- Hai gót chân dài (bằng một phần tư bàn chân).
Ngón tay dài và tròn, đầy đặn, thon như hình búp măng.
Thân hình ngay ngắn như thân hình phạm thiên.


- Đức Bồ Tát có 3 tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có tuổi thọ sống lâu, giữ gìn tuổi thọ sống lâu, mà kẻ thù nào cũng không thể sát hại Đức Chuyển Luân Thánh Vương được.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có tuổi thọ sống lâu, giữ gìn tuổi thọ sống lâu, mà kẻ thù nào dù là Samôn, Bàlamôn, chư thiên, Ma vương hoặc bất cứ một ai trong đời... đều không thể sát hại Đức Phật Chánh Đẳng Giác được.

6- Tướng tốt: Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, hai bả vai và cổ (không nhìn thấy gân và xương).
Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người làm phước bố thí vật thực gồm các món ăn toàn là những món ăn cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng...
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được 1 tướng tốt của bậc Đại nhân:
Bảy nơi trong thân hình có thịt đầy đặn là hai mu bàn tay, hai mu bàn chân, cổ và hai bả vai (không nhìn thấy gân và xương).
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Thường được thọ thực toàn những món cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Thường được thọ thực toàn những món cao lương mỹ vị, các thức uống ngon lành bổ dưỡng.;

7- Tướng tốt: Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại.
8- Tướng tốt: Năm ngón tay, trừ ngón tay cái ra, bốn ngón còn lại đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.
Hai tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ, thường hành 4 pháp tế độ:
- Bố thí đến chúng sinh nào cần sự bố thí.
- Nói lời dịu ngọt dễ nghe, khuyên răn họ tránh xa ác pháp, cố gắng hành thiện pháp.
- Hành động đem lại sự lợi ích đến cho họ.
- Hòa mình cùng sống chung với họ, vui cùng vui, khổ cùng khổ.

Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được 2 tướng tốt của bậc Đại nhân:
- Hai bàn tay, hai bàn chân mềm mại.
- Năm ngón tay trừ ngón tay cái ra, 4 ngón còn lại đều dài bằng nhau, khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.


Đức Bồ Tát có 2 tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...
Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Các bộ hạ tùy tùng một lòng trung thành với Đức Chuyển Luân Thánh Vương; các bộ hạ tùy tùng đó là các quan cận thần, các tướng lĩnh, các quân lính, các Hoàng tử, các hàng Bàlamôn, gia chủ, toàn thể thần dân thiên hạ..., luôn tuân theo lệnh của Đức vua, làm cho Đức vua rất hài lòng.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Các hàng đệ tử đều có đức tin trong sạch nơi Đức Phật. Các hàng đệ tử đó là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ, nhân loại, Long vương, chư thiên, chư phạm thiên đều trở thành bậc thiện trí, có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, lắng nghe chánh pháp và hành theo chánh pháp của Đức Phật.

9- Tướng tốt: Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay.
10- Tướng tốt: Lông có màu xanh và xoắn về bên phải, đầu lông hướng lên mặt...
Hai tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?
Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người thường hay nói lời có ý nghĩa sâu sắc, hợp với thiện pháp, hướng dẫn dạy bảo cho mọi người làm mọi phước thiện, là người có thiện tâm trong sáng, có tâm từ mong đem lại sự lợi ích, sự an lạc đến cho tất cả chúng sinh, và đặc biệt là người thường kính trọng chánh pháp, cúng dường chánh pháp.
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được 2 tướng tốt của bậc Đại nhân:
- Hai mắt cá nằm cao cách bàn chân độ 2-3 lóng tay.
- Lông có màu xanh và xoắn bên phải, đầu lông hướng lên mặt...

Đức Bồ Tát có 2 tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...
Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Đức vua là người vĩ đại nhất, người cao thượng nhất, người đứng đầu cao cả nhất trong thần dân thiên hạ...
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Đức Phật là Bậc vĩ đại nhất, Bậc cao thượng nhất, Bậc cao cả nhất trong toàn cõi thế giới chúng sinh.

11- Tướng tốt: Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương.
Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?
Thiện nghiệp trong quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người có thiện tâm, thiện chí giảng dạy các môn học, hoặc hướng dẫn nghề nghiệp... bằng cách suy nghĩ rằng: “Làm cách nào, với phương pháp nào giúp cho mọi người, dễ hiểu, dễ biết, nhanh chóng thành đạt... mà không phải chịu vất vả khổ cực lâu ngày”.
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân.
Đôi chân thon, phần trên lớn rồi nhỏ dần xuống dưới, tròn đẹp như đôi chân con sơn dương.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...
Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có long xa sang trọng xứng đáng với địa vị Đức Chuyển Luân Thánh Vương, có đội quân hùng mạnh là bộ hạ tùy tùng của Đức vua, và những thứ đồ dùng xứng đáng với địa vị của Đức vua được phát sinh như ý.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có những thứ vật dụng thích hợp với Samôn, có các hàng đệ tử là những bậc Thánh Tối thượng Thanh Văn, bậc Thánh Đại Thanh Văn, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Chánh Đẳng Giác, và những đồ dùng của Samôn được phát sinh như ý.

12- Tướng tốt: Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình.
Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người thường đến gần gũi, thân cận các bậc Samôn, Bàlamôn, và bạch hỏi rằng:
Kính bạch Ngài.
Thế nào là thiện nghiệp?
Thế nào là bất thiện nghiệp?
Thế nào là có tội?
Thế nào là vô tội?
Nghiệp nào nên làm?
Nghiệp nào không nên làm?
Nghiệp nào đã tạo rồi cho quả xấu, chịu đau khổ lâu dài?
Nghiệp nào đã tạo rồi sẽ cho quả tốt, hưởng an lạc lâu dài?...
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân:
Làn da mịn màng, do làn da mịn màng, trơn nhẫy, nên bụi không thể bám vào thân hình.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Đức Chuyển Luân Thánh Vương là người có trí tuệ bậc nhất trong đời, mà những người tại gia không một ai có trí tuệ sánh được với Đức vua.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Đức Phật có trí tuệ ưu việt, trí tuệ rộng rãi, trí tuệ nhanh nhẹn, trí tuệ sắc bén, trí tuệ diệt đoạn tuyệt mọi phiền não... trong tất cả mọi chúng sinh, không một ai có trí tuệ sánh được với Đức Phật.

13- Tướng tốt: Toàn thân có da màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng.

Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người không có tính sân hận, nóng nảy, không có tức giận, dù khi người khác đến chọc tức, có tâm nhẫn nại không nổi giận, không bực tức, không buồn bực, không tỏ nỗi bất bình hiện rõ ra bên ngoài; còn là người thường làm phước bố thí đồ mặc bằng những thứ vải rất tốt đẹp, mịn màng như lụa, thứ vải dệt bằng lông thú..., những tấm vải để lót nằm cũng rất tốt đẹp và mịn màng.
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân:
Toàn thân da có màu vàng, óng ánh xinh đẹp như màu vàng ròng.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...

Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có những đồ trang phục bằng những thứ vải rất tốt, quý giá mịn màng như lụa, lông thú... và những đồ lót nằm cũng bằng những thứ vải quý giá, rất tốt đẹp mịn màng.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có những tấm y bằng những thứ vải rất tốt, quý giá mịn màng như lụa, v.v... Và những đồ lót nằm cũng bằng những thứ vải quý giá, rất tốt đẹp mịn màng.

14- Tướng tốt: Ngọc hành được giấu kín trong bao da.
Tướng tốt này là quả của thiện nghiệp nào?

Thiện nghiệp trong kiếp quá khứ
Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác đã từng sinh làm người trải qua nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ:
Là người thường hay đi tìm kiếm những người thất lạc lâu ngày đem trở về gặp lại người thân yêu như: tìm đứa con thất lạc đem trở về gặp lại cha mẹ, hoặc đi tìm người cha, hoặc mẹ thất lạc đem trở về gặp lại đứa con, đem em gặp lại anh, hoặc đem anh gặp lại em, đem em gặp lại chị, hoặc đem chị gặp lại em, v.v... Khi những người thân yêu gặp lại với nhau, họ vô cùng vui mừng sung sướng, Đức Bồ Tát cũng vui mừng sung sướng cùng với niềm vui của họ.
Sau khi mãn kiếp người, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời dục giới... Khi mãn kiếp thiên nam, do thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người.

Quả tốt trong kiếp hiện tại:
Là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót có được tướng tốt của bậc Đại nhân:
Ngọc hành được giấu kín trong bao da.
Đức Bồ Tát có tướng tốt này.
Nếu Đức Bồ Tát ấy sống tại gia, thì sẽ trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, là Đức Pháp Vương trị vì thần dân thiên hạ trên toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới...
Khi đã là Đức Chuyển Luân Thánh Vương, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có hơn một ngàn Hoàng tử đều là những người anh hùng dũng cảm, có nhiều oai lực chiến thắng mọi kẻ thù.
Nếu Đức Bồ Tát ấy từ bỏ nhà đi xuất gia, thì sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Khi đã là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thiện nghiệp ấy cho quả đặc biệt là:
Có rất nhiều đệ tử là bậc Thánh Thanh Văn dũng cảm, có nhiều oai lực chiến thắng tuyệt đối mọi kẻ thù phiền não Ma vương, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não tham ái.

15- Tướng tốt: Chiều cao của thân bằng sải tay, sải tay bằng chiều cao của thân; cũng như chiều cao của cây Nigrodha có chiều ngang bằng cành của cây ấy.

Còn tiếp.

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply