Dữ liệu ẩn từ internet và vệ tinh hé lộ bức tranh khác về dịch bệnh
- Hạ Chi
- •
- Chủ Nhật, 29/03/2020 • 9.5k Lượt Xem
Ảnh vệ tinh, tốc độ Internet và dữ liệu giao thông có thể kể cho chúng ta một câu chuyện rất khác về COVID-19 (hay mới đây được gọi là virus Trung Cộng).
(Ảnh: Shutterstock)
Câu chuyện từ tốc độ internet
Có điều gì đó không hợp lý với mạng Internet ở Malaysia. Đó là vào ngày 13/3 năm nay, càng nhìn vào các số liệu, Simon Angus càng chắc chắn rằng, đất nước này đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng mang tên virus corona.
Augus là một học giả tại Đại học Monash kiêm đồng sáng lập Kaspr Datahaus, một công ty có trụ sở ở Melbourne chuyên phân tích các kết nối internet toàn cầu để thu thập các dữ liệu về kinh tế xã hội. Công ty này giám sát hàng triệu thiết bị kết nối internet để đo lường tốc độ đường truyền Internet trên toàn thế giới.
Nếu có gì đó bất thường trong tốc độ internet ở một đất nước nào đó, thì với lý thuyết của Kaspr, chắc chắn là điều gì đó đã xảy ra. Và trong thời đại dịch bệnh lên ngôi này, thì “điều gì đó” chắc chắn có liên quan tới đại dịch COVID-19 – vì nó mà mọi người phải làm việc ở nhà, hoặc bị cách ly và bắt đầu sử dụng Internet nhiều hơn thường lệ.
Angus nói: “Với những người đang bị cách ly, hoặc đang hoảng loạn, hoặc đang tự cách ly ở nhà, thì Internet đã trở thành một thứ quan trọng không thể thay thế để tiếp nhận thông tin và giải trí.”
Nói đơn giản một chút, khi hàng triệu người bật Netflix, xem Youtube, học bài trên Zoom, chơi game online, hay đơn giản là lướt Facebook trong vô định, tất cả đều sẽ được phản ánh lên chất lượng Internet của một quốc gia. Đó là lý do tại sao Liên minh Châu Âu EU đã yêu cầu Netflix phải giới hạn việc phát video chất lượng cao để ngăn việc quá tải mạng Internet cho đến khi dịch bệnh qua đi.
Quay trở lại với Angus, những số liệu giúp anh phát hiện ra tốc độ Internet của Malaysia đã chậm hơn 5% trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 đến ngày 13/3 – còn tệ hơn cả số liệu của nước Ý đang bị phong tỏa. Mặc dù vào lúc đó, các số liệu chính thức của chính quyền chỉ cho biết Malaysia có 129 ca nhiễm virus – một con số tương đối nhỏ.
Vậy điều gì đã gây ra chuyện này? Hóa ra, người dân Malaysia đã cảm nhận được sự cẩu thả của chính quyền trong ứng phó với dịch bệnh. Cuối tháng 2, chính quyền đã cho phép một hoạt động tôn giáo lớn diễn ra ở Kuala Lumpur. Khi các ca nhiễm COVID-19 liên quan đến sự kiện trên xuất hiện, chính quyền cuống cuồng đi tìm tất cả những người tham gia – nhưng lại liên tiếp đưa ra những thông tin sai lầm – đầu tiên họ nói rằng chỉ có 5.000 người Malaysia tham gia tụ tập, sau đó con số tăng lên 10.000 rồi 14.500 người. Khi vụ việc bẽ bàng này được phơi bày, rất nhiều người Malaysia dường như đã quyết định ở nhà để tự bảo vệ trước dịch bệnh.
“Rõ ràng là rất nhiều người đã phát hiện chuyện gì đó đang diễn ra và bắt đầu lo lắng, đồng thời lập tức thay đổi thói quen sinh hoạt. Và điều đó là nguyên nhân cho sự thay đổi trên mạng Internet mà chúng tôi đã phát hiện ra. Và vì Malaysia không quá nổi tiếng với hạ tầng Internet, nên hệ thống của họ có lẽ đang trong tình trạng quá tải rồi.” Và sau đó, như chúng ta đã biết, Malaysia phong tỏa đất nước ngày 16/3, số ca nhiễm là 553 vào ngày 18, và mới đây nhất đã vượt mốc 2.000 ca.
“Các số liệu của chúng tôi cho thấy có điều gì đó nghiêm trọng đang diễn ra với hệ thống mạng của họ vì áp lực từ COVID-19, và giờ chúng tôi biết rằng đó là sự thật.”
Khi bóng ma khủng hoảng COVID-19 lan rộng ra khắp Trái Đất, nhiều người chỉ dựa vào số liệu chính thức từ các chính phủ để phán đoán mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng như thế là chưa đủ, vì các chính phủ có thể cố tình làm sai lệch thông tin để che giấu tình hình thực tế đang diễn ra ở nước họ – như Trung Quốc vẫn làm từ đầu dịch tới nay, hoặc việc thống kê số ca nhiễm và tử vong gặp khó khăn vì việc lấy mẫu xét nghiệm chỉ được thực hiện trong diện hẹp, v.v.
[size=undefined]
>> Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ… không tin ĐCSTQ[/size]
Nói chung, rất khó để các số liệu chính thức có thể bắt kịp với tình hình thực tế đang diễn ra trên thực địa. Theo bác sĩ Anthony Fauci trong nhóm chống dịch COVID-19 của tổng thống Trump, thời gian trễ của thông tin là khoảng 2 tuần. Tức là, thông tin có trong hiện tại phản ánh thực tế 2 tuần trước đây, và mọi hành động trong hiện tại sẽ chỉ biết được hiệu quả sau 2 tuần nữa. Điều này làm khó khăn thêm các nỗ lực chống dịch.
Đó là lý do tại sao các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư, các công ty, các nhà bảo hiểm đang viện tới các công ty như Kaspr của Angus để có được các số liệu phân tích từ nguồn khác chính xác hơn nhằm đánh giá đúng năng lực ứng phó tình trạng khẩn cấp của các quốc gia. Điều này có thể áp dụng cho cả các vấn đề về kinh tế lẫn xã hội.
[size=undefined]
Còn Trung Quốc thì sao?[/size]
[img=0x0]https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/03/khi-no2-trung-quoc-dich-corona.jpg[/img]
(Ảnh: Copernicus Sentinel data (2019-20), ESA, CC BY-SA 3.0)
Angus cho hay khi theo dõi mạng Internet Trung Quốc trong thời dịch, họ có thể biết các nhà máy công nghiệp tại những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đã phải đóng cửa. Trong vài tuần gầy đây, khi tình hình bớt căng thẳng hơn, mọi chuyện dường như đang quay trở lại bình thường, nhưng còn xa mới bằng hồi trước dịch, và cũng có những báo cáo cho biết các nhà máy chỉ khởi động lại để đối phó với hạn mức điện năng sử dụng như nhà nước yêu cầu, chứ không thật sự quay lại sản xuất.
“Trung Quốc vẫn chưa trở lại bình thường,” Angus nói. Từ các số liệu Internet của nước này, có thể thấy “hồi phục đang diễn ra, nhưng vẫn còn rất nhiều người phải tiếp tục cuộc sống ở nhà.”
Không chỉ có mạng Internet, nhiều kiểu dữ liệu khác cũng được sử dụng để đánh giá tình hình trong thời COVID -19. Ví dụ, dựa vào hệ thống thu phát tín hiệu của các tàu biển, cùng hình ảnh vệ tinh, người ta có thể kiểm tra xem có bao nhiêu tàu chở dầu đang đậu ở ngoài khu neo tại Trung Quốc, không thể vào nơi xuất dầu. Đây là một chỉ dấu cho thấy các cảng ở Trung Quốc làm ăn ra sao và sản xuất công nghiệp duy trì ở mức độ nào.
Một thông số khác là dữ liệu giao thông đường bộ TomTom tại các thành phố có thể giúp người ta hiểu được ảnh hưởng của các lệnh phong toả và hạn chế di chuyển. Samir Madani, nhà sáng lập công ty TankerTrackers nói: “Điều chúng tôi thấy là trong hai tuần qua đã có sự hồi phục đáng kể. Có nhiều lưu lượng giao thông hơn ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn, ngoại trừ Vũ Hán.”
Madani cũng nói thêm rằng lưu lượng giao thông trên đường cũng đang tăng đặc biệt ở các thành phố công nghiệp như Trùng Khánh hay Quảng Đông. “Dường như mọi sự đang nhộn nhịp trở lại.” Nhưng một phần của sự gia tăng kẹt xe có thể là do người dân tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, họ muốn giữ khoảng cách xã hội và chọn dùng xe cá nhân để thay thế.
[size=undefined]
>> Vũ Hán: Người dân xếp hàng dài nhận tro cốt, đăng ảnh cũng bị xóa
[/size]
Các dữ liệu về ô nhiễm cũng là một nguồn thông tin giá trị khác. Vài tuần qua, người dùng Twitter đã chia sẻ các hình ảnh vệ tinh ở một số nước, cho thấy mức độ ô nhiễm tại các trung tâm công nghiệp của thế giới đã sụt giảm mạnh do các lệnh phong tỏa vì virus corona. Đối với công ty của Madani, mức độ phát thải khí NO2, thường được đăng tải trên website của NASA, là một thước đo thể hiện nhiều điều về các hoạt động hậu công nghiệp của con người.
“NO2 là tất cả mọi thứ: nó là xe cộ, là công nghiệp, nó là lượng khí phát thải ra từ tất cả mọi thứ. Và nó đang thay đổi rất nhiều trong tháng vừa qua, bờ Đông nước Mỹ đang giảm mạnh, đây là nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp, còn ở Trung Quốc lại tăng mạnh.” Madani nói.
“Khi quan sát Trung Quốc, tôi phải nói rằng số liệu [phát thải] là vào khoảng 2/3 đến 3/5 so với cùng kỳ của họ năm ngoái. Họ rõ ràng là đang hồi phục đáng kể.”
Theo Wired
Hạ Chi biên dịch
https://trithucvn.net/khoa-hoc/du-lieu-a...-benh.html