Nhật Ký Chép Bằng Kinh
LÀM SAO THÁO GỠ NHỮNG RÀNG BUỘC CUỘC SỐNG?
Câu kệ mà ông Jatabhāradvāja hỏi: Bạch Thế Tôn, ở đời này ai cũng sống trong những ràng buộc, con hỏi ngài làm sao mình tháo gỡ được? Đây là một câu hỏi rất hay, nếu tôi gặp được Đức Phật, đây cũng là một trong những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi; hoặc câu “con bỏ cái gì, con thêm cái gì mà con được an lạc, con bớt đau khổ”, đó là những câu quan trọng. Đức Phật trả lời vắn tắt: Người có trí là người biết và tin hai vấn đề: tam tướng và nhân quả. Người biết và tin hai vấn đề này sẽ lấy chúng để làm nền tảng tu tập tam học: giới, định, tuệ. 
- Giới là thân không làm điều quấy, khẩu không nói điều quấy. 
- Định: tâm an trụ vào một trong 40 đề mục không để bị lăng xăng, giống như ngọn lửa để thoải mái thì ánh sáng và sức nóng phân tán, nếu tập trung lại thì sẽ sáng hơn, nóng hơn. Tâm mình cũng vậy, tu thiền Chỉ là gom tâm vào đề mục: niệm Phật, niệm hơi thở, niệm đất, nước lửa gió, xanh vàng đỏ trắng v.v... Người không tu nghe cái này buồn ngủ hoặc mơ hồ về tác dụng lợi ích của nó, họ sẽ hỏi, tu mà tập trung tư tưởng làm chi. Một học trò giỏi là học trò có khả năng tập trung tư tưởng, không ai trên đời này làm được việc lớn mà không có khả năng tập trung tư tưởng. Đầu óc phân tán lăng xăng thì không làm được việc gì hết. Chuyện đơn giản nhất là xắt củ hành, chanh, ớt mà đầu óc lãng đãng là đã đứt tay, nói chi việc quan trọng hơn chi li hơn như lái xe, đi đứng ngoài đường. Làm gì cũng phải cần có khả năng định tâm tập trung vào việc đang làm. 
- Tuệ là biết rõ bản chất của mình và của thế giới này là gì, biết rõ sự vận hành của nó ra sao, biết thân này gồm 6 đại: đất, nước, lửa, gió, hư không và thức, thiện ác, buồn vui. Thiện là nhân của vui, ác là nhân của khổ. Khi vui thì biết đây là quả của thiện quá khứ, khi bực bội thì hiểu ngầm đây là quả của ác quá khứ, khi nào thấy tâm bất thiện thì biết đây là nhân của khổ tương lai, biết tâm mình có lành thiện thì biết đây là nhân của vui tương lai. Hãy nhớ câu thần chú: Thiện đời này là nhân của vui đời sau, vui đời này là quả của thiện đời trước, khổ đời này là quả của ác đời trước, ác đời này là nhân của khổ đời sau. 
Trong toàn bộ thân tâm mình chỉ có bốn thứ: thiện, ác, buồn, vui. Còn về hoạt động thì làm cái gì biết rõ cái đó, pháp môn thiền quán vắn tắt chỉ có nhiêu đó thôi. Buổi sáng thò chân xuống giường, biết chân chạm đất, đi vô nhà tắm đánh răng súc miệng, biết; tay cầm bàn chải cầm cái khăn, biết. Thực hành được như vậy đời sống các vị sẽ an lạc hơn và cái an lạc này hoàn toàn không thể chia sẻ cho người khác được. 
Người có trí là người BIẾT được, TIN được lý NHÂN QUẢ và lý TAM TƯỚNG, lấy đó để TU TẬP Tam học; người như vậy thì ràng buộc nào tháo cũng ra, đủ duyên thì thành Thánh tháo ngay đời này, vô duyên thiếu phước thì cũng là gieo duyên giác ngộ cho đời sau.
Sư Giác Nguyên
Reply
Bản chất các pháp không tốt không xấu
Sư Giác Nguyên
NĂM TRIỀN CÁI CHÍNH LÀ MIẾNG LỌC 
Cái đẹp xấu trên đời này là tương đối. Bản chất các pháp không tốt không xấu. Bản chất dòng nước không ngon không dở, giống như dòng đời vậy, không tốt không xấu nhưng do tâm của mình lọc. Khi mình lấy đồ lọc nước, thì cái mình giữ lại là rác. Cảnh đời đối với mình không tốt không xấu, nhưng khi mình đem tâm tham tâm sân ra để ghi nhận đón nhận cảnh đời thì cái mình giữ lại trong lòng toàn là rác. 
Tôi hỏi quí vị nhé, ly nước trà này ngon hay dở? 
Có học Vi Diệu Pháp thì không thể trả lời ly nước trà này ngon hay dở. Phải nói là tùy người và tùy lúc. Tôi thích uống trà, đối với tôi trà là ngon nhưng không phải lúc nào cũng ngon. Có khi tôi bị cảm thì một tuần lễ tôi không đụng tới trà, cái lưỡi không có cảm giác, mũi không có cảm giác nên tôi không uống. Trà ngon, nhưng phải là lúc nào tôi cũng thưởng thức được. 
Người ta khen hay chê thật ra không mắc mớ gì mình hết, nhưng vì mình lóng tai nghe rồi bỏ bụng. Người ta viết báo khen hay chửi không liên quan gì mình hết, nhưng vì mình đưa đôi tai ra nghe thế là…hứng. Nguyên dòng nước đang chảy bình thường không sao hết, do mình đưa cái tấm lọc chặn ngang, nên mình mới hứng lại toàn rác. Nước một bên mình một bên thì đâu có sao đâu, tự nhiên mình đưa đồ lọc ra hứng, rồi trách dòng nước này toàn rác.  Anh đưa cái lọc ra thì rác kẹt lại thôi. 
Chuyện đời thật ra không có cái nào tốt, không có cái nào xấu, cũng không ảnh hưởng gì tới mình, do mình đem cái tâm sân, cái tâm tham, cái tâm si ra mà đánh giá vấn đề cho nên đầu mình mới kẹt lại những miếng rác. 
Năm Triền Cái chính là miếng lọc. Người ta nói xấu mình như gió thổi mây bay không qua lỗ tai, tự nhiên mình đưa lỗ tai mình hứng thì mình chịu thôi.
Reply
Quote:...............................................

Chuyện đời thật ra không có cái nào tốt, không có cái nào xấu, cũng không ảnh hưởng gì tới mình, do mình đem cái tâm sân, cái tâm tham, cái tâm si ra mà đánh giá vấn đề cho nên đầu mình mới kẹt lại những miếng rác. 

Năm Triền Cái chính là miếng lọc. Người ta nói xấu mình như gió thổi mây bay không qua lỗ tai, tự nhiên mình đưa lỗ tai mình hứng thì mình chịu thôi.

Thumbs-up4 [Image: 909889171.jpg] [Image: 1107904834.gif]
Reply
Biết

Trên đời này có 3 cái biết: Cái biết của Trí, cái biết của Tưởng và cái biết của Thức.

Cái biết của Thức là cái biết thông qua các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi... , là cái biết về 5 Trần cảnh. Nó chỉ cần 7 sát na, 7 Tâm sở Biến hành là đủ rồi. Cái biết của Thức chỉ là chụp hình thôi, thí dụ nó chụp trái ổi, trái cam, con sâu, con rắn rồi đem vô trong cái Tưởng nó mới làm việc.

Tưởng cho biết đây là trái cam chứ không phải trái mận, đây là trái ổi chứ không phải trái xoài. Cái biết của Thức chỉ là chụp hình, còn cái biết của Tưởng mới bắt đầu nó định hình, định danh và định vị.

Cái biết của Trí là cái biết phân biệt, phân tích cái gì nên, cái gì không nên, cái này thiện, cái này ác, cái này tốt, cái này xấu. Là cái biết của giác quan hay thức thứ 6 trong điều kiện nó phải có Tâm sở Trí Tuệ đi cùng. Nó cần tới 19 Tâm sở Tịnh hảo trong đó có Trí Tuệ.

Thì 3 cái biết này trong đời sống bình thường, trong cái khả năng nhận thức thế giới của mình, mình xài cái nào nhiều nhất? Cái biết bằng Thức. Cái này mình xài thường xuyên. Tiếp theo là cái biết bằng Tưởng, tức là cái biết về hồi ức, kiến thức và kinh nghiệm.

Còn cái biết bằng Trí thì ít lắm, hiếm bao giờ chúng ta xài. Chúng ta phải sống đạo thì chúng ta mới sống bằng Trí. Tức là biết cái gì nên, cái gì không nên, biết cái gì thiện, cái gì bất thiện.

===== Sư Giác Nguyên =====
Reply
[Image: 133539302_3191832940916564_4285748717465...e=6017A957]
Reply
NGẮM HOA
Sắc, thinh, khí, vị, xúc là những gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng trong từng phút cùng với những gì ta suy tư trong từng phút gọi chung là sáu trần. Khi mình dành quá nhiều thời gian cho những tiếp xúc trần cảnh mà nó không có lợi ích cho đời sống tâm linh, cho sức khỏe thì có nghĩa là ta đã tiêu hoang cái thời gian cho những thứ vô ích và thậm chí là có hại.

Đừng có coi thường những cái mình thấy, mình nghe, mình ngửi. "Thì tôi thấy cái đó đẹp tôi nhìn; có gì đâu?". Lão Tử có một câu rất giống với Đạo Phật đó là "Đừng coi thường những thứ gì thoáng qua trong đầu của mình". Bởi vì nhiều lần thoáng qua nó sẽ trở thành ấn tượng, và khi nó trở thành ấn tượng nó có thể trở thành cái nguồn động lực để mình nói và làm, mình biến nó thành hành động. Tức là nhiều lần thoáng qua nó sẽ đi vào trong ký ức của mình, trong tiềm thức, trở thành ấn tượng tâm lý và khi trở thành ấn tượng tâm lý nó sẽ dễ dàng biểu hiện ra bằng ngôn từ và hành động. Ngôn từ, hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen.

Ví dụ mình thấy bông hoa mình hay nhìn, mà khi nhìn nhiều lần như vậy trong đầu mình nó hình thành ra một cái sở thích là ngắm hoa. Qua khỏi ngắm hoa đi tới một bước nữa là mua hoa về trưng, xa hơn nữa là trồng hoa. Cuối cùng mình tiêu phần lớn thời gian trong tuần cho cái chuyện trồng hoa mà ngày đầu mình không có ngờ. Tôi phải nói rõ tôi không có cực đoan đến mức mà tôi lên án cái chuyện ngắm hoa. Tôi nói theo tinh thần trong kinh (Tương Ưng Bộ kinh), Đức Phật ngài dạy rằng "Hạn chế cái thích ở đời." Bởi vì có nhiều cái thích thì tự nhiên có nhiều cái ghét. Cái thích nó càng nhiều thì nó sẽ kéo theo nhiều cái ghét. Khi mình thích êm ấm thì mình ghét cái gì sần sùi, thích mát mẻ thì mình sợ cái gì nóng nực, thích ấm áp thì mình sợ cái gì đó lạnh lẽo, mình tưởng đó là cái chuyện bình thường. Nhưng mà không. Nó quan trọng lắm. Có những người họ lạ chỗ họ ngủ không được vì nệm nó không có giống cái nệm ở nhà. Họ bị lệ thuộc đủ thứ. Tôi hình như cái ghế nào tôi ngồi cũng được, chỉ là đừng để vỏ sầu riêng là tôi không có ngồi được thôi. Chứ còn có nhiều người cái ghế phải ra sao họ mới ngồi được. Đó là lý do tại sao bên Thụy Sĩ có những cái ghế giá 1200 đô một cái. Cái ghế đó ngồi sướng thiệt, ngồi bốn đến sáu tiếng không có mệt. Nhưng mà giả sử như mình không có điều kiện để tậu cái ghế đó tính sao đây? Khi mình chìm sâu trong một nhu cầu nào đó thì chính mình trở thành nô lệ cho nhu cầu. Lẽ ra tiện nghi nó phục vụ cho mình thì mình trở thành nô lệ cho tiện nghi. Hai cái khác nhau. Cũng giống như mình nói mình làm chủ chiếc xe nhưng nếu mình nghĩ kỹ thì chiếc xe nó làm chủ mình. Bởi vì chiếc xe nó bị gì mình lo dữ lắm, chứ mình bị gì chiếc xe nó đâu có lo. 

Có mấy người Phật tử họ mới mua xe, họ nói với tôi "Khổ lắm Sư! Mỗi lần đi chợ, đi siêu thị ra đâu dám lên xe, phải đi một vòng coi nó có trầy không." Trong khi má của mình đi chợ ra mình không có dòm xem má mình có bị trầy xước gì không. Bà già mình mà mình không có nhìn mà lo nhìn chiếc xe. Điều đó có nghĩa là nhiều khi mình nói mình làm chủ nó nhưng thực ra nó làm chủ mình. Chưa hết, có những cái chữ rất là quan trọng mà bà con nghe nhiều mỗi ngày nhưng trong Đạo Phật nó rất là quan trọng. Đó là chữ "Có" và chữ "Của". "Tôi có cái nhà", chữ "có" này nó rất là mơ hồ, trừu tượng. Vì sao? Vì chỉ cần mình tắt thở một cái là chữ "có" đó không còn, đúng không? "Tôi có một cuộc tình". Thì cái chữ "có" đó mình rất hãnh diện nhưng thực ra nó rất mơ hồ. Từ "có" qua "không" cái khoảng cách nó mỏng hơn sợi tóc. Rồi "Cái đó là của tôi". Chữ "của" đó là do mình nghĩ nhiều hơn. Biết dựa vào đâu để gọi là "của"? Chỉ cần có một biến cố, một bất trắc, một trục trặc tí ti thì chữ "có" và chữ "của" đó trở nên vô nghĩa ngay.

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói, trong đời tôi có hai đối tượng mà tôi nể lắm: Một là người tu hành, bao gồm các bậc hiền thánh nói chung. Cái hạng người thứ hai tôi nể là người có vợ có chồng, tôi nể hơn. Bởi vì họ đã can đảm vô cùng. Họ đã dấn thân vào một cuộc chơi, một ván bài, một canh bạc cực kỳ mạo hiểm. Mình dựa vào cái gì để mình nói mình có nhau, mình giữ nhau, thuộc về nhau. Mình dựa vào cái gì? Mình gồng. Đến một lúc nào đó phải gồng để mà chịu đựng nhau, gồng riết nó quen.

Cái hạnh phúc nhất trên đời này đó là biết Phật pháp và được sống độc thân. Nếu ai hỏi tôi đời sống nào là hạnh phúc thì tôi sẽ nói "hạnh phúc nhất là sống một mình và biết Phật pháp". Tôi nói như vậy không có nghĩa là kêu quý vị sau buổi học này về là ly dị sạch. Không. Sáp vô được thì sáp cho đỡ mùa đông nhưng mà có một điều là tôi ngán lắm. Bởi vì chiếc xe mình ngán mình còn giải quyết được, cái nhà mình ngán mình còn giải quyết được, miếng đất mình ngán cũng giải quyết được, cái đồng hồ, mắt kính, tất cả mình đều giải quyết được. Nhưng mà cái mối hôn nhân nó đâu phải dễ giải quyết.

Những điều nãy giờ tôi nói nó có ý gì? Đức Phật ngài dạy "Con hãy cẩn thận với sáu trần của con. Đời sống của con nó được hạnh phúc hay nó bị đau khổ hoàn toàn do cái cách con nhìn đối với đời sống". Cho nên có câu này quý vị phải ghi: "Trình độ dẫn đến thái độ." Thái độ dẫn đến buồn khổ hay là hạnh phúc. Thái độ đối với đời sống, mà thái độ nó đến từ trình độ. Trình độ là khả năng mình ghi nhận, đón nhận thế giới này ra sao. Điều này rất là quan trọng. Mỹ nó nói rằng "The world is what you see", thế giới này chính là những gì anh thấy. Ngày còn trẻ còn nhỏ tôi biết cái câu đó mà tôi không có thấm bằng khi tôi lớn. Có nghĩa là mình nói rằng cái nhà của mình nó diện tích là bao nhiêu, miếng đất của mình diện tích là bao nhiêu, Houston này diện tích là bao nhiêu, Mỹ diện tích bao nhiêu, rồi Trái đất này diện tích là bao nhiêu. Cái đó là mình tính cho vui thôi chứ thực ra cái rộng hay hẹp của ngôi nhà này nó còn tùy thuộc vào cái tâm cảm của người sống trong ngôi nhà này nữa. Cái người chơi game họ chỉ biết có cái màn hình thôi. Có người thế giới này đối với họ chỉ là căn phòng hoặc căn nhà thôi. Có những người Phật tử mà tôi biết, họ ghen tuông nhiều quá cho nên thế giới này đối với họ chỉ là đối tượng họ đang ghen thôi, tối ngày chỉ biết cái người đó, ăn rồi chỉ muốn biết cái người đó đang ở đâu, đang làm gì, với ai, tối ngày chỉ biết anh chàng đó, khổ vậy đó. Thậm chí ở Houston này người ta có thể bắn nhau vì ghen, chuyện xưa rồi tôi không nhắc lại, họ chấp nhận ở tu mà, miễn là thỏa cái cơn đó thôi. Lúc quý vị đụng chuyện quý vị sẽ nhớ vô cùng cái câu của tôi trưa nay đó là: Thế giới này chính là những gì anh cảm nhận và anh cảm nhận nó ra sao.

Tôi nói tới nói lui hoài: Đời sống này và cái cuộc tu hành nó chỉ gói gọn trong có hai chữ thôi quý vị. Đó là chữ "What" và " chữ "How". Anh sống với cái gì và anh sống ra sao với nó. Cái đó mới lớn chuyện, chứ anh đừng có khoe với tôi anh có nhiều xe. Đối với tôi cái đó vô nghĩa. Anh làm gì với mấy chiếc xe đó? "What" là anh có cái gì, anh đang sống với cái gì, anh đang sở hữu cái gì, đó là "What". Nhưng mà cái "How" mới quan trọng.

SGN
Reply
5 NƠI CHỐN MÀ VỊ TỲ KHEO ĐÀNG HOÀNG KHÔNG NÊN LUI TỚI
Có 5 nơi chốn mà một tỷ kheo đàng hoàng không nên lui tới. Dầu cho một vị Thánh nhân có mặt ở những nơi đó cũng bị xem là người có hành tung khả nghi, ám muội (‘ussaṅkitaparisaṅkita’: khả nghi, ám muội):
(1) Gái bán hoa (rūpājīvī);
(2) Góa phụ;
(3) Gái già không chồng;
(4) Người có vấn đề phái tính;
(5) Trú xứ của tỷ kheo ni.

Đây là năm đối tượng mà vị tỳ kheo không nên lui tới. Khi lui tới như vậy thì dễ mang tiếng dầu đó là bậc ‘akuppa’. Trong Chú giải nói ‘akuppa’ (là Bậc bất động -- khīṇāsavo), thánh nhân mà lui tới cũng không tốt.
Đọc phớt qua bài kinh này mình thấy không có gì ghê gớm, chỉ là lời nhắc nhở chừng chừng thôi. Nhắc nhở vậy là đúng rồi, một vị tỳ kheo thì lui tới chỗ như vậy thì không nên. Nhưng không phải đơn giản như vậy, nội dung bên dưới mặt chữ của kinh này là cái nên tránh thì phải tránh, đã tránh thì phải tránh cho trót.
Nghĩa là, nếu mình biết thứ đó độc thì không ngửi, không nếm, không sờ chạm, không đến gần. Chứ còn lân la, còn dây dưa, còn rề rà thì không phiền kiểu này nó cũng phiền kiểu khác. Ở đây Ngài nói năm hạng người, nhưng ngoài năm hạng người này mình phải hiểu ngầm rộng ra, chứ không khư khư năm hạng này. Phải hiểu rằng: [Mọi sự ở đời, cái gì bất lợi cho cuộc tu, cho sức khỏe, cho cõi tâm linh, cho mạng sống, cho danh dự, cho nhân phẩm của mình thì dứt khoát phải tránh và đã tránh thì phải tránh cho trót.]
Vì bối cảnh nào đó Ngài mới nói 5 hạng người này. Những vị tỳ kheo vào thời điểm đó có lân la, lui tới, lai vãng qua lại với 5 hạng này nên Ngài mới trách cứ, giáo hối. Nhưng chúng ta phải hiểu ngầm thêm là không phải chỉ 5 hạng người này mà tất thảy những gì có nguy cơ phương hại cho sức khỏe, tánh mạng, tinh thần, tâm linh, cuộc tu, Phạm hạnh, giới đức của mình thì phải tránh và tránh cho trót.
Tàu có câu thế này: “Qua điền bất chỉnh lý, lý hạ bất chỉnh quan” (đi ngang ruộng dưa đừng sửa giày, đi ngang vườn lê đừng sửa nón). ‘Qua’ = dưa, giống như ‘khổ qua’ = ‘dưa đắng’. Qua ruộng dưa mà cúi xuống sửa giày người ta tưởng mình hái trộm dưa. Còn ngang vườn lê mà sửa nón trên đầu người ta tưởng mình hái trộm lê. Mình không làm bậy cũng đừng đẩy người ta vào thế nghi ngờ mình. Trong Luật Đức Phật dạy kỹ như mẹ dạy con gái chưa chồng vậy. Cho nên tinh thần “không sửa giày ở ruộng dưa không sửa nón ở vườn lê” này đã được Đức Thế Tôn nhấn mạnh lưu ý cho hàng đệ tử từ 26 thế kỷ về trước kính thưa quí vị.
SGN giảng
Reply
Sẵn đây xin hỏi thầy abc luôn nhá:

Mình không biết tiếng gọi "tỳ kheo" là gì, thầy có thể giải thích cho Bella học hỏi thêm được không? 

Còn có 1 câu hỏi khác nữa đây:

Nếu có một nhà sư vẫn còn mặc trên người chiếc áo cà sa của nhà chùa mà có lời khen đóa hoa đẹp và thơm, mình nói chữ đóa hoa theo nghĩa đen nhé thầy Biggrin...vậy vị sư đó có phạm vào sắc giới không vậy? Nếu thầy abc có rảnh trả lời cho Bella biết thì Bella xin vô vàn cảm tạ!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Please Hello
Ta nhẹ nhàng đi như khi ta nhẹ nhàng đến
Ta vẫy tay chào không một chút vấn vương!
Reply
(2021-01-25, 01:45 PM)Bella Wrote: Sẵn đây xin hỏi thầy abc luôn nhá:

Mình không biết tiếng gọi "tỳ kheo" là gì, thầy có thể giải thích cho Bella học hỏi thêm được không? 

Còn có 1 câu hỏi khác nữa đây:

Nếu có một nhà sư vẫn còn mặc trên người chiếc áo cà sa của nhà chùa mà có lời khen đóa hoa đẹp và thơm, mình nói chữ đóa hoa theo nghĩa đen nhé thầy Biggrin...vậy vị sư đó có phạm vào sắc giới không vậy? Nếu thầy abc có rảnh trả lời cho Bella biết thì Bella xin vô vàn cảm tạ!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Please Hello

tỳ kheo là danh xưng dùng cho cho một người thọ giới tỳ kheo. Thí dụ Tỳ kheo Viên Minh . Có 250 giới cho một vị tỳ kheo thọ nhận và giữ gìn . 

câu thứ hai có 2 phần , sắc giới là gì ? một nhà sư vẫn còn mặc trên người chiếc áo cà sa của nhà chùa khen hoa đẹp và thơm có phạm sắc giới không ? 

khi nói về sắc giới thường là ai cũng hiểu ngầm là giới về sắc , sắc ở đây ám chỉ sắc dục , nữ sắc .... Một vị tỳ kheo thì sắc giới là giới thuộc hàng đầu khó mà gìn giữ và là một đại giới ... 

khen hoa đẹp và thơm thì không có phạm sắc giới nếu hiểu theo nghĩa trên

tui nghĩ bạn Bella hỏi lắc léo khi hiểu chử sắc trong sắc giới như là hình sắc (hình sắc bông hoa) 

vậy một vị tỳ kheo khen hoa đẹp và thơm có phạm giới gì không?  Tui nghĩ là không , nhưng nếu vị đó chỉ biết hoa đẹp và thơm mà không dính mắc ( muốn hái hoa , muốn chiếm hữu ....) thì ok , còn có dính mắc thì đã gieo nhân và khi đủ duyên sẽ tạo quả ... ảnh hưởng đến hành trình giác ngộ và giải thoát
Reply
Tương Ưng
Tương ưng duyên là gì? Là lực đẩy có được từ sự hòa tan giữa nhân và quả. Nhân giúp quả bằng cách hòa tan vào nó. Bất tương ưng duyên là sự có được từ độc lập giữa nhân và quả. Hòa tan là hai đứa gom làm một, còn độc lập là riêng. Nó có trường hợp 2 người giúp nhau bằng cách gom thành một khối. Nhưng có trường hợp giúp đỡ bằng cách tách rời nhau.

Ví dụ đêm nay tôi cần dọn dẹp trên chùa, trên chùa có 1 mình tôi. Ở đây 3 vị tăng, ông Phát, ông Long và các vị không biết tên có thể vào ở chung cái phòng đó, ở chung với tôi để cùng làm việc. Đây là tương ưng duyên. Còn tôi tuyển vài cô lên giúp tôi qua đêm có nên hay không? Đây là giúp nhau bằng bất tương ưng duyên. Chứ mà các cô lên giúp và ngủ qua đêm thì cái việc giúp đó trở thành họa, banh chùa, giúp mà lại thành phá.

Trong 1 ly nước chanh, cái gì cần hòa tan và cái gì không cần hòa tan? Cái muỗng có cần hòa tan vào nước chanh không? Không. Vì sao? Bởi vì nó không phải là cái mình uống được. Đúng không? Ly nước chanh gồm có cái dĩa, cái ly, cái muỗng, đá, đường, chanh, với riêng tôi có thêm tí muối. Có những thứ cần phải hòa tan và có những thứ không thể hòa tan như cái ly, cái dĩa, cái muỗng. Nếu tôi biết mấy cái này hòa tan trong đó thì bà cố tôi cũng không dám uống.

Có những trường hợp ta giúp đỡ nhau bằng cách hòa tan thành một khối. Nhưng có trường hợp ta phải giúp nhau bằng cách nhân quả phải cách ly, độc lập.

Nhắc đến hòa tan mới nhớ đến một câu chuyện về ngài Cưu-ma-la-thập – một trong tứ đại dịch giả của Phật giáo Trung Hoa. Ngài thuyết pháp cực hay và dịch kinh cực giỏi. Bên Trung Hoa có nhiều dịch giả lớn, chia làm 2 trường phái: trực dịch và nghĩa dịch. Trực dịch là one-by-one, từng chữ dịch ra từng chữ, như "hot dog" thì dịch là "chó nóng." Còn nghĩa dịch là đọc một đoạn, xem nó là nghĩa gì rồi viết lại, vẫn giữ lại linh hồn cũ trong hình hài mới. Ngài Cưu-ma-la-thập là huynh trưởng trong trường phái nghĩa dịch. Ngài Huyền Trang thì dịch theo trực dịch, nên rất dễ truy ra bản gốc.

Còn sách của ngài Cưu-ma-la-thập đọc thì thấy hay, dễ hiểu, mượt mà nhưng khó truy ra bản gốc. Và có nhiều người đọc họ mượt quá họ không tin. Ngài dịch kinh quá hay, thuyết pháp quá giỏi nên vua quan quý ngài. Người ta cúng vàng bạc để cho ngài cất chùa, rồi người ta nghĩ cúng thêm cái khác. Họ hỏi ngài dịch kinh rồi ai nấu ăn cho ngài. Ngài nói mấy cụ. Họ nói không được, mấy cụ run lẩy bẩy mắt kém, lặt rau không kĩ sâu không. Nên họ mới cúng cho ngài mấy cô người hầu trẻ măng. Tổng cộng 13 cô. Mấy ông sư ổng thấy ổng bực, sư gì mà mấy cô trong chùa đông quá trời. Có ông chỉ trích, có ông bắt chước. Ông này nghe thấy vậy ổng mới tổ chức một buổi lớn lắm. Ổng mời hết mấy cha nội đó tới, mấy cha chỉ trích ông và mấy cha bắt chước ông. Sau khi cúng dường trai tăng xong, ông lấy cái bình bát ra ông hốt nguyên một nắm mấy cái kim may đồ bỏ vào bình bát. Ông đổ nước vào quậy. Kim nó tan hết. Rồi ông mới nâng cái bát lên ông nói: "Anh em nói tôi tu hành mà chùa gái không. Có người nói tôi phá giới này nọ, có người bắt chước. Thôi thì thế này, để cho nó đừng lùm xùm nữa mệt, bát nước có kim này, anh em nào uống hết thì tôi cho bắt chước. Còn anh em nào nói tôi phá giới cũng uống nửa bát. Tôi nói trước nha, trong đây nước và kim đã tan rồi đó." Không ai dám uống ông mới cầm lên uống hết. Ý ông nói là nội lực như ông thì 13 cô ông chứa được. Nếu ông mà như mấy ông này nghĩ thì cái bát này ông không thể nào uống được. Từ đó về sau mấy cha kia im ru. Ông có năng lực gì đó mình không nói được. Nhưng đại khái là nó phải tan thì ngài mới uống được. Nếu ngài là thứ tào lao thì thứ nhất nó không tan, thứ hai là ngài cũng không dám uống.

Có những trường hợp A giúp B bằng cách phải hòa tan vào nhau.

Mỹ có 1 câu rất là hay. United we stand, devided we fall. Tức là chúng ta tồn tại bằng cách đoàn kết, đoàn kết mới sống còn. Một trong những quốc hiệu mà tôi cho là hay nhất là United States. Một đất nước được hình thành bằng kết hợp nhiều bang. Tất cả chúng ta ở đây đều là sự kết hợp của nhiều bang. Muốn có 1 cô phải có 5 bang ít nhất là xúc – thọ – tưởng – hành – thức.

Có trường hợp A giúp B bằng cách độc lập, kiểu Ngưu lang Chức nữ.

Nhờ sống chánh niệm nên tôi được an lạc. Thì cái chánh niệm và an lạc hòa tan vào nhau; phải không?

Nhờ sinh hoạt đúng cách mà ta khỏe mạnh. Nhờ khỏe mạnh mà ta được an lạc. Nhờ sống chánh niệm và trí tuệ nên tôi được an lạc. Thì cái chánh niệm, trí tuệ thuộc về tinh thần hay vật chất? Tinh thần. Cái an lạc thuộc tinh thần hay vật chất? Tinh thần. Thì nhân và quả đều là tinh thần. Và nó giúp nhau bằng cách hòa tan với nhau. Vì 2 cái đều là tinh thần hết, nó cùng loại mà. Những sinh hoạt thường nhật của mình, đi đứng nằm ngồi giao tiếp nói năng, hoặc những thức ăn mà mình ăn vào, nhà cửa, ... những cái đó có hỗ trợ cho đời sống tinh thần không? Có. Nhưng mà cái giúp của vật chất với tinh thần nó có giống cái giúp của tinh thần với tinh thần không? Không.

Như vậy có những sự giúp đỡ nó hòa tan, có những sự giúp đỡ nó cần độc lập.

Cho nên có ngày nào đó quý vị nghe đồn tôi rất thân với một cô nào đó quý vị gửi tin nhắn. Tôi mà trả lời chúng tôi "cần tương ưng duyên" là chết!!! Có những trường hợp mình giúp bằng cách vắng mặt gọi là "ly khứ duyên", giúp bằng cách rời xa gọi là "vô hữu duyên". Có lúc A giúp B bằng cách cùng có mặt, có lúc A giúp B bằng cách có mặt trước, có lúc A giúp B bằng cách có mặt sau, có lúc A giúp B bằng cách vắng mặt, có lúc A giúp B bằng cách B phải giúp lại A thì A mới giúp được, có lúc A giúp B bằng cách A và B phải hòa tan vào nhau, có lúc A giúp B bằng cách 2 đứa phải 2 phương trời cách biệt.

Ví dụ có trường hợp vợ chồng sống với nhau không được phải ly dị. Nhưng khi ly dị rồi thì họ lại trở thành bạn tốt của nhau. Đây gọi là bất tương ưng duyên.

Có trường hợp ly thân một thời gian mà rồi khỏi ly dị luôn. Ngộ lắm. Nhưng mà 2 đứa không rời nhau được cũng kỳ lắm.

Nói về mặt chuyên môn, bất tương ưng duyên là A và B không cùng một loại. Bất tương ưng duyên là nhân và quả không cùng loại. Đứa là vật chất, đứa là tinh thần. Đứa là nước, đứa là lửa. Trong trường hợp hai đứa không cùng loại mà giúp nhau thì gọi là bất tương ưng duyên. Hai bạn gái giúp nhau là hỗ tương duyên, Người nam và người nữ người dưng giúp nhau là bất tương ưng duyên. Còn tương ưng duyên là sự giúp đỡ của hau đứa cùng loại.

Tại sao trong đời sống mình phải nghe lời phật? Tại sao mình phải tu hành, mình phải giữ giới, phải hành thiền? Là vì trong đời sống này có những cái mà mình không thể nào kết hợp đan xen hòa quyện với nó được.

Ví dụ như nhà sư có cần sự giúp đỡ của cư sĩ không? Có. Nhưng mà có nên quá thân thiết với cư sĩ không? Không.

Trong đời sống chúng ta cần sự hỗ trợ của rất nhiều thứ, và qua rất nhiều cách, hỗ trợ bởi cái gì (what) và hỗ trợ bởi thế nào(how). Hỗ trợ bởi what là sao? Là cái mà hỗ trợ mình nó là tinh thần hay vật chất. Còn hỗ trợ bởi how là sao? Là nó hỗ trợ mình bằng cách độc lập hay hòa tan.

Khi không được nghe cái này bà con đọc 24 duyên sẽ thấy rất là khó hiểu, rất là xa lạ. Khi học 24 duyên này mà được giải thích đàng hoàng, chúng ta sẽ nhận ra rất là nhiều chuyện.

Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện. Cái thứ hai, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình. Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi mình thấy mình là con số 0 mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm. Khi ta thấy ta là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống ta không bị tổn thương. Nhưng nếu ta là 1 cái chén thì chỉ từ lầu 1 rớt xuống là đã trào máu rồi. Khi mình thấy mình quan trọng quá thì bất cứ một cái tí tì ti nào cũng làm tim ta rỉ máu hết. Nhưng khi mình là con số 0 thì cái sự tổn thương ấy bị đặt trượt vào khoảng không. Cho nên Phật nói sống trên đời này con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là một tấm lưới không bị gió cuốn. Gió thổi vào lưới thì nó trớt quớt. Con phải sống như là cái đầu kim. Khi 6 căn như đầu kim và 6 trần như hột cải thì hột cải không thể đứng trên đầu kim. Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen. Nước đi đường nước, sen đi đường sen. Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị chích quá nên con đau khổ suốt đời.

Đọc kinh Phật thấy khiếp chỗ đó. Khi mà mình học về các duyên để mình thấy mình chỉ là các điều kiện cộng lại mà thôi. We are nothing but relationship. Chúng ta không là gì hết. Chúng ta chỉ là kết quả của những điều kiện cộng lại.

Và khi mình thấy mình là kết quả của những điều kiện cộng lại, mình phải có trách nhiệm hơn.

SGN
Reply
PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ

Nếu mình hiểu được phiền não đã xuất hiện rồi sẽ khó trừ thì mình phải tránh nó từ xa. Phàm phu thì có hai cách tu: tránh và trừ. Nếu thấy Trừ chịu không nổi thì mình Tránh. Mình biết tánh mình nóng thì nên tránh tiếp xúc, tránh va chạm trong trường hợp không cần thiết. Ví dụ biết tánh mình dễ tự ái, nên khi vô chùa làm phước, phục vụ, quét tước, trưng bày, dọn dẹp thì cứ cắm đầu lo làm, hoặc kiếm góc riêng nào đó mà làm, chứ đừng xáp vô cái đám nhiều chuyện thế nào cũng sinh sự. Chuyện đó không có gì khó hiểu hết, đó là tránh từ xa khi cái tánh mình nóng.

Quí vị không cần phải lên rừng sâu núi thẳm mới gọi là can đảm, quí vị phải có cái gan xóa đi những emails mà mình nghi ngờ, không cần thiết thì không cần đọc. Những tin nhắn mà mình thấy không cần thiết thì cứ bỏ đi, đừng có tiếc mà ráng đọc, đọc một hồi là sanh chuyện nữa. Mình biết là mình với người này không có chuyện gì hay ho để mà trao đổi thì hễ cứ thấy tin nhắn người đó là xóa liền. Phải nhớ rằng tuổi đời của mình càng lúc càng rút ngắn, càng teo tóp dần. Sức khỏe của mình càng lúc càng hạn chế dần, mình không có nhiều thì giờ cho những thù tạc qua lại với cuộc đời đâu quí vị. Phải tránh từ xa như vậy mình mới dồn hết thời giờ cho chuyện tu tập. Chứ còn giờ này mà cứ tự tìm cách biện hộ để rồi còn qua lại thù tạc với cuộc đời nhiều quá thì trước mắt là mất thời gian, hai là sớm muộn gì cũng sanh chuyện. Bởi vì trong kinh Ngài đã dạy rồi, phiền não mà đã xuất hiện rồi thì khó trừ lắm. Nhiều khi mình dể ngươi, lúc chưa xảy ra chuyện mình thấy đâu có gì đâu, tới hồi sanh chuyện rồi thì lúc đó đã quá muộn rồi. 

SGN giảng
Reply
(2021-02-23, 08:39 AM)abc Wrote: PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ

Nếu mình hiểu được phiền não đã xuất hiện rồi sẽ khó trừ thì mình phải tránh nó từ xa. Phàm phu thì có hai cách tu: tránh và trừ. Nếu thấy Trừ chịu không nổi thì mình Tránh. Mình biết tánh mình nóng thì nên tránh tiếp xúc, tránh va chạm trong trường hợp không cần thiết. Ví dụ biết tánh mình dễ tự ái, nên khi vô chùa làm phước, phục vụ, quét tước, trưng bày, dọn dẹp thì cứ cắm đầu lo làm, hoặc kiếm góc riêng nào đó mà làm, chứ đừng xáp vô cái đám nhiều chuyện thế nào cũng sinh sự. Chuyện đó không có gì khó hiểu hết, đó là tránh từ xa khi cái tánh mình nóng.

Quí vị không cần phải lên rừng sâu núi thẳm mới gọi là can đảm, quí vị phải có cái gan xóa đi những emails mà mình nghi ngờ, không cần thiết thì không cần đọc. Những tin nhắn mà mình thấy không cần thiết thì cứ bỏ đi, đừng có tiếc mà ráng đọc, đọc một hồi là sanh chuyện nữa. Mình biết là mình với người này không có chuyện gì hay ho để mà trao đổi thì hễ cứ thấy tin nhắn người đó là xóa liền. Phải nhớ rằng tuổi đời của mình càng lúc càng rút ngắn, càng teo tóp dần. Sức khỏe của mình càng lúc càng hạn chế dần, mình không có nhiều thì giờ cho những thù tạc qua lại với cuộc đời đâu quí vị. Phải tránh từ xa như vậy mình mới dồn hết thời giờ cho chuyện tu tập. Chứ còn giờ này mà cứ tự tìm cách biện hộ để rồi còn qua lại thù tạc với cuộc đời nhiều quá thì trước mắt là mất thời gian, hai là sớm muộn gì cũng sanh chuyện. Bởi vì trong kinh Ngài đã dạy rồi, phiền não mà đã xuất hiện rồi thì khó trừ lắm. Nhiều khi mình dể ngươi, lúc chưa xảy ra chuyện mình thấy đâu có gì đâu, tới hồi sanh chuyện rồi thì lúc đó đã quá muộn rồi. 

SGN giảng

PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ! REALLY??? 

Sư TOẠI KHANH nói: 
"Phàm phu thì có hai cách TU: tránh và trừ. 

Thằng NGU hỏi: 

"CÓ cách gì TU để TUI tránh và trừ ông Phật XUẤT HIỆN hoài mà KHÔNG MẤT TIÊU được không???
TUI mới thấy ỔNG XUẤT HIỆN đó! RỒI MẤT TIÊU như MA TRƠI! Nhìn HÌNH không chán thấy bà!"

Ờ mà CÓ cái gì ĐÃ XUẤT HIỆN mà KHÔNG CHỆT đâu ta????


Cũng như nickname Cao Thang PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN không tránh, không trừ mà cũng CHỆT bà nó ở xó nào rồi???

Yên TÂM chưa bà con cô bác VietBest.
Reply
... Phải nhớ rằng tuổi đời của mình càng lúc càng rút ngắn, càng teo tóp dần. Sức khỏe của mình càng lúc càng hạn chế dần, mình không có nhiều thì giờ cho những thù tạc qua lại với cuộc đời đâu quí vị. Phải tránh từ xa như vậy mình mới dồn hết thời giờ cho chuyện tu tập. Chứ còn giờ này mà cứ tự tìm cách biện hộ để rồi còn qua lại thù tạc với cuộc đời nhiều quá thì trước mắt là mất thời gian, hai là sớm muộn gì cũng sanh chuyện.

(SGN)

---------

Cám ơn bác abc.   Thank You!
Reply
Bà con cô bác có BIẾT: 

Tại sao PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ???

 Bà con cô bác CHẮC CHẮN KHÔNG BIẾT!

Bởi vì: 
Mấy ỔNG thần nước mặn chỉ Copy and Paste cái KHÔNG BIẾT mà NỔ như lựu đạn nên bà con cô bác nào TRÚNG MIỂNG KHÔNG BIẾT của mấy ỔNG Copy and Paste thì PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ! lắm lắm!  


Còn Đức Phật dạy: PHIỀN NÃO ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ! 

 Bởi vì:
Chúng ta VÔ MINH nên hành động nhận thức vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thứcthức duyên ra danh sắcdanh sắc duyên ra lục nhậplục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.

PHIỀN NÃO không thể TẠO RA PHIỀN NÃO cho bà con cô bác! Mà là CHÍNH bà con cô bác TẠO RA PHIỀN NÃO cho bà con cô bác thì:

Bà con cô bác là PHIỀN NÃO làm sao TU TẬP để TRÁNH, TRỪ  chính Bà con cô bác đây???

Một đời TÔI đi TÌM TÔI??? Sao THẤY???
Reply
Bà con cô bác có BIẾT: 

Sư TOẠI KHANH, Lê Thanh Phong và abc??? 
AI TẠO RA PHIỀN NÃO cho ai không??? 
RÕ RÀNG quá rồi phải không???

Bà con cô bác có BIẾT:

 Sư TOẠI KHANH, Lê Thanh Phong và abc???
 AI VÔ MINH không??? 
RÕ RÀNG quá rồi phải không???

VÔ MINH ĐÃ XUẤT HIỆN THÌ KHÓ TRỪ lắm lắm phải không??? Anatta


Một đời TÔI đi TRÁNH/TRỪ TÔI??? Sao ĐƯỢC??? What a Morons! Phải không ông bạn An Bình ViệtFun???
Reply