2020-02-16, 12:10 AM
Trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỷ 20 Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận.
Vương Trí Nhàn Báo Thể thao & Văn hóa Thói tục di truyền (Huỳnh Thúc Kháng, Báo Tiếng dân, năm 1929): Một là, học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mà không khôn mới làm
hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi.
hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi.
Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan", cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan chủ chốt.
Hai là, làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành(1) không ai cho là điều quái lạ hồ thẹn.
Ba là, a dua người quyền quý. Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức. .. bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương.
---------------