LTP Học Phật Pháp
Sư Toại Khanh giảng Hạnh Phúc và Đau Khổ (2) (1-4)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29


Quote:Kalama tri ân bạn hongha7711 ghi chép

13/06/2020 - 02:11 - hongha7711

Xin bà con nhớ kỹ dùm một chuyện, con đường trên tấm bản đồ không phải là con đường ngoài thực tế, nếu vậy mình có cần xài bản đồ không? Nó không phải mà tại sao cần? Nếu mà bà con nhìn tấm bản đồ, bà con nghĩ con đường ở ngoài nó y chang như vậy là bà con nghĩ sai. Nhưng mà nếu bà con nghĩ rằng nó không giống, vậy thôi bỏ, khỏi xài, lại sai nữa. Cũng vậy, những cái giáo lý mà bà con học về Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, cái mô tả về Niết Bàn, phải nói rằng nó là tấm bản đồ vô hồn nhưng mà mình phải theo cái đó. Khi mà bà con hiểu được, thì Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi nó không có giống như mình học ngày xưa nữa, nhưng đừng có nghĩ rằng nó không giống nên không học là chết. Các vị xài app bản đồ, nó để cây xăng, nhà hàng, cửa tiệm... nhưng mà cửa tiệm trên đó không có giống ngoài đời. Tuy nó không giống nhưng mình phải nương theo đó mình lái xe. Ví dụ tôi đi với nhiều người quen họ chở tôi đi, họ muốn tìm Starbucks bằng app bản đồ. Họ chỉ cần đánh chữ Starbucks nó cho họ kết quả một rừng luôn nhưng mà cái hình ảnh trong đó nó đâu có giống như ngoài đời, nhưng mà tôi nhìn tôi hiểu ngầm cứ đi theo đường đó là tới Starbucks.

Cái quan trọng nhất quý vị Phật tử hỏi tôi là quý vị đi nghe Pháp nhiều, đi chùa nhiều, gặp gỡ Tăng Ni nhiều, mỗi thầy giảng một cách, bây giờ bị rối, quý vị phải làm cái gì. Bây giờ tôi xin nói một câu gọn thôi, tôi không biết các vị là Nam hay Bắc tông, tôi không biết các vị mến thầy nào, tôi không biết. 

Tôi chỉ có nói vắn tắt là bất kể là Nam hay Bắc, bất kể là đệ tử của thầy nào, 
  1. cái quan trọng nhất là học giáo lý và sống chánh niệm.
  2. Qua hai cái đó là bà con sẽ thấy Đức Phật ngồi đằng trước.
  3. Nên thờ Phật chứ không nên thờ Tổ, 
mặc dù Tổ là người hướng dẫn trước mắt của mình nhưng vẫn lấy cái chuẩn là lời Phật, kinh Phật. Mà muốn tu cho đúng kinh Phật thì chuyện đầu tiên phải học giáo lý trước cái đã. Tôi đã nói rồi mỗi thiền sư, mỗi giáo sư, họ đều mang cái dấu ấn cá nhân của họ vào trong từng trang viết, trong từng lời giảng. Họ có sở trường, sở đoản của họ và họ đem sở trường, sở đoản ấy họ gắn vào trong những gì họ viết và họ nói. Và nếu mình cứ ôm sở trường, sở đoản đó mình sẽ trở thành con chuột bạch của họ. 

Hôm nay tôi giảng cho quý vị về cái chữ Hạnh phúc và Đau khổ trong kinh Phật. Và cái điều rốt ráo tôi muốn nhắn nhủ đó là trong cái chuyện tu tập Tuệ quán, trong khi ngồi thiền đã đành mà trong đời sống cũng vậy, khi ta có lòng theo đuổi, trông đợi, kiếm tìm cái gì đó là ta đang chuốc khổ rồi đó. 

Vì trông đợi mà không được là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ. 

Cho nên người tu Phật coi nặng cái chữ "Tùy duyên". Có thân thì phải ăn, phải uống, phải tắm rửa nhưng không để những cái đó nó trở thành ông chủ của mình, mình không làm nô lệ cho những cái đó. 

Thứ hai, có những người chết rồi mà chưa chôn là sao? Là đi, đứng, nằm, ngồi, sinh hoạt mà không biết rằng mình đang sinh hoạt như thế nào, họ chỉ là cái xác chết chưa có chôn thôi. Mình đừng có nghĩ mình đang là ông này bà nọ, hãy nhớ là mình chỉ là cái xác chưa có chôn nếu mình sống thất niệm. 

Và hôm qua tôi nói rồi, thế giới này nó chỉ gồm có ba thứ: thứ đã mất thuộc về quá khứ, những thứ chưa có thuộc về tương lai và những thứ mình nói đang có thì nó lại vừa ra đi. 

Như vậy chỉ có người sống chánh niệm là người có đời sống sinh động nhất, tức là họ sống với giây phút hiện tại. Chứ còn sống thất niệm là mình sống kiểu của người khùng, trong Kinh Đức Phật có xài chữ (Pali) tất cả phàm phu đều là người loạn trí. Không có coi trong kinh giải thích mình sẽ không hiểu tại sao bởi vì Ngài nói tất cả phàm phu không biết sống với cái hiện tại trước mắt mà chỉ sống nhiều với ấn tượng, hồi ức về quá khứ, sống với những toan tính, những dự trù cho tương lai, còn hiện tại thì bỏ qua. Tây nó có câu rất là hay "Nếu ngay bây giờ không biết cười thì suốt đời sẽ không cười". Câu này nghe rất là kỳ đúng không? Nếu ngay bây giờ bạn không có cười thì cả đời này bạn không có biết cười. Hồi đó tôi nghe tôi ngạc nhiên lắm, giờ tôi không cười thì lát nữa tôi cười. Nhưng mà không phải, người ta nói cái ý khác. Ngay bây giờ, tại đây, right now và right here, nếu mà anh không có an lạc được thì biết chừng nào anh mới an lạc, bởi vì đời sống nó chỉ diễn ra ngay bây giờ thôi. 

Sáng nay tôi có việc tôi phải đi ra Galleria một chuyến . Trong lúc tôi ngồi chờ, theo thói quen tôi rút cuốn sổ tay ghi chép những chuyện cần phải nhớ. Tôi mở ra thấy cái trang ghi từ chiều hôm qua. Tôi nhìn nó tôi có cái chạnh lòng, là con người viết hàng chữ này bây giờ không còn nữa, và những dòng suy nghĩ trong lúc viết hàng chữ này đã ra đi không còn dấu vết . Chẳng qua, bây giờ, tôi chưa có chết và cuốn sổ đó nó chưa có cháy nên nhìn vào người ta nói đó là chữ viết của tôi và suy nghĩ của tôi, chứ thật ra con người viết cái đó đã không còn nữa. 

Trong kinh nói chúng ta có hai cái chết, 
  1. cái chết trong từng phút và
  2. cái chết lúc vào quan tài. 
Tất cả phàm phu chỉ sợ cái chết lúc vào quan tài chứ không có sợ cái chết từng phút. Nếu ta sống chánh niệm ta thấy rằng mình chết trong từng phút thì ta không còn sợ cái chết cuối đời nữa. Tôi nhắc lại nếu mà các vị biết rằng mình đang chết trong từng phút, thường xuyên sống như vậy, sống với nhận thức rằng: "Tôi đang chết trong từng phút" thì khi sống quen với cái đó, mai này đối diện với cái chết thiệt quý vị không còn bị sốc nữa. Và nhiều người khi nghe vậy hiểu lầm là đạo gì buồn quá, suốt ngày bị ám ảnh bởi cái chết. Sai! 

Khi các vị sống nhiều với cái chết các vị sẽ sống yêu đời hơn, dễ tha thứ hơn, dễ buông bỏ, dễ bao dung hơn . Còn đằng này khi mình quên nghĩ đến cái chết, mình cứ nghĩ đến cái gì đó lâu bền, mình nghĩ đến sự kiến tạo, sự gầy dựng.

Các vị còn nhớ bốn hạng nghe Đạo không. 
  1. Hạng thứ nhất, nghe xong rồi quên coi như không nghe gì hết, hạng này có đầy ở phố. 
  2. Hạng thứ hai, nghe xong Đạo xong rồi treo lên vách, lâu lâu đụng chuyện móc xuống xài rồi treo trở lên. 
  3. Hạng thứ ba, nghe Đạo, sống trong Đạo và hành Đạo theo cái kiểu tự đốt nóng mình và đốt nóng người khác. Như vậy cũng chưa có được, nó khá hơn hạng thứ hai, cả ngày cứ miên mật chìm sâu trong Phật pháp nhưng kiểu tu đó của họ nó làm cho họ bị khó khăn. 
  4. Trong khi cái kiểu của người thứ tư là hiểu Đạo, sống vui vẻ, sống thương người, sống bao dung, nhìn vào thấy họ giống y chang như loại một (loại số một ở trên), sống cũng thanh thản, cà tửng cà tửng vậy đó, nhưng họ là người luôn thường trực sống với một nhận thức rất rõ là nỗi đời hư ảo. 
Có ông vua ổng hỏi Phật: "Con ngạc nhiên khi thấy đệ tử của Thế Tôn sống trong điều kiện vật chất hạn chế, rất là khiêm tốn nhưng mà sao ông sư nào, đệ tử Thế Tôn mặt cũng tươi rói à?". Đức Phật nói là "Đệ tử của Như Lai không làm nô lệ cho quá khứ, không làm nô lệ cho tương lai, đệ tử Như Lai sống hết mình với giây phút hiện tại. Cho nên đệ tử Như Lai nếu mà tu đúng lời của Như Lai thì vị nào cũng an lạc hết". 

Và nó có một chuyện lạ lắm, ở ngoài đời người ta đẹp là nhờ lụa, nhờ phụ kiện, trang sức. Nhưng trong Phật pháp, một người có tâm lành họ có nét đẹp rất là riêng, quý vị biết không? Vừa rồi tôi về bên Miến Điện tôi có gặp một vị Sayadaw ba mươi năm không có nằm, nếu mà nói một cách khách quan Ngài không phải là người đẹp trai nhưng mà Ngài có một sức cuốn hút lạ lắm. Tôi lạy Ngài, tôi lấy cái trán tôi chạm chân Ngài mà tôi nghe nó mát, mà tôi ngồi cạnh bên Ngài tôi thấy cái gì cũng là trò đùa con nít hết, tức cả những toan tính của tôi mà trước mắt Ngài đều là trò đùa hết. Phúc thay cho kẻ nào được gặp gỡ những nhân cách như vậy! Có dịp nên về đó để đi quanh đảo một vòng gặp các vị gọi là Tòng Lâm Chi Thủ, các vị Long Tượng, đặc biệt lắm. Có thể gặp những vị bác học, uyên thâm về Đạo. Có thể gặp những vị mà Đạo nghiệp của họ nó ẩn tàng trong từng bước đi, trong từng ánh mắt, họ an lạc lắm. 

Ở trong Đạo, có hai cái vĩ đại. 
  1. Vĩ đại thứ nhất là người có nhiều hạnh lành. 
  2. Cái thứ hai là người cái gì cũng buông. 
Còn ngoài đời không có, ngoài đời họ đánh giá một người là phải có nhiều thứ gì đó. Đạo Phật thì không. Chỉ cần anh cái gì cũng buông hết là anh vĩ đại rồi. Có khả năng buông bỏ là anh vĩ đại rồi. Anh học không có nhiều, anh là người cư sĩ tóc tai luộm thuộm, mặc quần là áo lụa nhưng mà anh là người có khả năng buông bỏ, đó được gọi là một nhân cách đáng kính trong Phật pháp. 

Chúng ta nhớ rằng: dầu đức hạnh, hay là nhan sắc, tiền bạc, tuổi trẻ, sức khỏe, tất cả những cái mình có, nó chỉ là những thứ phương tiện trên con đường đi. Không ai tự hào vì những thứ mình gánh trên vai. Hiểu không? Nó nặng thấy bà nội mà tự hào cái gì?

14/06/2020 - 12:25 - hongha7711

Các vị có đi leo núi với cái ba lô chưa, tôi đem theo một trái táo, một trái chuối, một chai nước, một cái nón, một cái khăn nhỏ, một ít khăn giấy, tôi đem theo. Tôi đi một hồi tôi muốn liệng hết, mà tôi liệng hết là tôi chết, từ đây lên núi thì tôi xài cái gì. Cách đây bốn tháng tôi lên một cái núi ở bên Thụy Sĩ, từ ở dưới đất tôi đi cáp lên trên đó là 2200m, mà khi tôi lên trên đó các vị biết không? Cái mà tôi nhìn thấy là một cái hồ nước mênh mông, hồ mà trên đỉnh núi, nó đẹp không tưởng tượng được, và nó rất dài coi như là con trâu mà ở đầu kia là nhìn nó nhỏ hơn con chó. Bên Tàu định nghĩa dặm là "kiến ngưu như dương", nghĩa là thấy con bò nó nhỏ hơn con dê, còn cái này nó nhỏ hơn con dê nữa. Trên núi cao, nước trong vắt, may là đi bằng cáp mà cái ba lô nó làm cho tôi trĩu vai chịu không nổi. Cáp nó đem tôi lên đến đó rồi tôi phải đi bộ chứ. Vấn đề là mình không dám liệng, liệng lát hồi đói bụng lấy gì ăn, khát nước lấy gì uống. Thì người tu hành cũng vậy, người tu hành coi những cái hạnh lành, phước báu mình có chỉ là cái ba lô trên vai thôi. Nó nặng mà phải vác, chứ nó hoàn toàn không có gì để hãnh diện hết. Mình nhìn quanh nơi đây không ai trẻ bằng mình, học thức bằng mình, giàu bằng mình, nhưng mình phải nhớ rằng những thứ đó chỉ là cái ba lô trên vai mình đi thôi. Và Đạo Phật lạ lắm, ở ngoài đời một người học trò, sinh viên mà kiêu ngạo miễn học giỏi thì vẫn lên lớp. Còn trong Đạo thì không, chỉ cần mình kiêu ngạo là mình đứng yên mình không lên được nữa. Ở ngoài đời, một sinh viên kiêu ngạo nó vẫn có thể lấy bằng tiến sĩ như thường, một đứa học trò tiểu học kiêu ngạo nó vẫn lên trung học như thường, một đứa trung học nó vẫn lên đại học như thường dầu nó kiêu ngạo bằng trời. Nhưng trong Đạo thì không. Trong Đạo, khi anh thỏa mãn với một cái gì thì anh đứng yên không đi xa được nữa, chưa kể rớt. Trong kinh ghi rất rõ "Tùy vào các Ba-la-mật của mỗi người mà ta có hài lòng quá sớm với những thành tựu nửa vời của mình hay không". Tôi cố ý nói thật chậm và thật rõ chỗ này, tùy vào các Ba-la-mật quá khứ mà bây giờ ta có hài lòng quá sớm với những thành tựu nửa vời của mình hay không. "Nửa vời" có nghĩa là chưa đến đâu mà thấy nó đủ rồi, lên mây rồi. Thua! 

Và có một chuyện nữa, có nhiều người được rủ đi học giáo lý thì đi học, nhưng tôi biết chắc đến bây giờ "Đến bài giảng thứ tư rồi tôi vẫn còn ngờ ngợ là tại sao phải đi học giáo lý?". 

Tôi nhắc lại, tôi không có hứa là tôi dắt tay quý vị đi vào cửa giác ngộ, cho quý vị đắc thánh, nhưng có cái chuyện này tôi nghĩ rằng tôi làm được rất nhiều. 

Thế giới này là những gì anh thấy và anh cảm nhận. Thế giới này nó gồm trong hai chữ "What" và "How", nghĩa là anh thấy được cái gì và anh thấy nó như thế nào, anh thấy kiểu nó như thế nào. 

Tại sao anh phải học Phật pháp?  Là bởi vì Phật pháp cho anh cái nhìn khác đi về thế giới. 

Chính vì Phật pháp cho anh một cái nhìn khác nên từ lớp học này anh đi ra, cái cảm nhận về thế giới của anh cũng khác và khi anh thấy cái thế giới khác đi so với thế giới trước đây thì anh có một thế giới mới đúng không? Thí dụ như, bên Thụy Sĩ có một cái hoa đẹp, là một cái chùm gồm nhiều cái hoa nhỏ màu trắng ngà li ti li ti,thơm lắm. Hồi trước đây tôi chỉ thấy nó thơm thôi, không có cảm giác gì đặc biệt với nó hết. Nhưng mà có một ngày kia người ta cho tôi một chai nước giải khát, và trên cái chai ghi rõ là thành phần được chiết xuất từ cái bông đó, và cái nước đó rất là tốt cho mấy người bị thận, mà tôi vừa mới mổ thận xong, mình thấy nó là mình có cảm tình rồi, mà nó lại thơm nữa. Cho nên khi tôi có cái hiểu biết tối thiểu về cái hoa đó, từ đó về sau tôi đi ngang những cái hoa rừng đó tôi có cảm giác khác, giống như tôi đi giữa vườn thuốc vậy. Cũng là cái góc rừng đó, cũng triền đồi đó, cũng là mùi hoa đó, cũng là một buổi chiều như vậy đó, nhưng mà từ bây giờ tôi đi ngang tôi thấy nó như bạn của tôi vậy đó vì nó tốt cho bệnh của tôi. 

Cũng giống như Nguyễn Bính có kể câu chuyện: cả xóm ngày xưa có cô gái đẹp, thanh niên trong xóm cứ đi đâu cũng khoái đi ngang con đường đó.

"Lối này lắm bười nhiều hoa. 
"Đi vòng để được qua nhà đấy thôi!". 

Cổ hồi đó ở đâu không biết mà cổ mới dọn về, cả đám thanh niên biết nhà có cô gái đẹp, từ đó dù đi ban ngày hay đêm cũng khoái đi ngang đó để dòm vô, coi nhà đó mở đèn chưa, tắt đèn chưa, coi người ta có đứng trước mái hiên, coi người ta có dòm ra hay không, cả lũ thanh niên vậy đó. Mà hỏi sao đi vậy thì "Lối này lắm bưởi nhiều hoa (Đi vòng để được qua nhà đấy thôi)". Tức là từ lúc có cô đó rồi cái con đường đang dài bỗng nhiên ngắn lại, nó đang gập ghềnh khúc khủyu khó đi bỗng nhiên thơ mộng, dễ đi, tưởng tượng nó gợi cảm hơn bao giờ hết. 

Thế giới này cũng vậy. 

Tùy vào cái background của mình, tùy vào cái nền tảng tâm thức, nhận thức của mình mà thế giới này nó ra làm sao, mà Phật pháp cho mình khả năng nhìn, cho mình khả năng nhận thức để nhìn thế giới này khác đi.

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng Hạnh Phúc và Đau Khổ (2) (2-4)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29

Hồi trưa giờ tôi nói bà con nghe về hạnh phúc và đau khổ, bà con có thấy không khi mình hiểu rõ hạnh phúc là cái gì . 

Hạnh phúc nó có hai nguồn đến: 
  1. Một là có và không có cái gì đó, khi mình hiểu như vậy thì từ đây về sau khi nói đến hạnh phúc và đau khổ mình có cách nhìn khác rồi. 
  2. Thứ hai, hạnh phúc có hai thứ là có được cái mình thích và tránh được cái mình ghét . 
Hạnh phúc nó có được từ việc mình có được cái gì đó và không có cái gì đó. Và từ đó tâm tham nó cũng có hai và tâm sân nó cũng có hai. Tất cả phiền não gom gọn lại chỉ có tâm tham và tâm sân thôi. Thánh khác phàm ở chỗ thánh không còn phiền não. 

Phàm khác thánh ở chỗ là 
  1. phàm còn phiền não mà 
  2. phiền não gom gọn chỉ có hai thôi là tham và sân. 
  1. Tham là thích cái này cái kia, 
  2. Sân là bất mãn cái này cái kia. 
Tham gồm có hai và sân gồm có hai. 

Tham là 
  1. muốn có được cái gì đó và 
  2. muốn lìa bỏ cái gì đó, hoặc là 
  3. muốn có cái gì đó và 
  4. muốn không có cái gì đó. 
Sân là 
  1. bực mình khi không có cái mình muốn và
  2. tránh không được cái mình ghét. 
Vậy có phải toàn bộ vũ trụ, chúng sanh phàm phu đều nằm trong bốn cái này không ? Tôi bảo đảm từ một đứa bé nằm nôi cho đến bà cụ chín mươi tám tuổi đều quẩn quanh trong bốn cái này không có ra khỏi. Các vị có biết tại sao con nít nó khóc không, nó ngứa, nó đói bụng, nó nực, nó khó chịu khi không được trong tay mẹ, khi không được thay tã, sạch sẽ thì nó hết khóc. Có nghĩa là cả đời của mình từ lớn đến bé, từ già tới trẻ, đều giống nhau là trốn khổ tìm vui. Và trong cái lý tưởng ấy tùy thuộc vào background, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người mà chúng ta có kiểu trốn khổ tìm vui khác hay giống nhau, khác nhau chỗ nào và giống nhau chỗ nào. Có người trốn khổ tìm vui bất chấp thiện ác, có người trốn khổ tìm vui còn một chút lương thức, là lương tri và nhận thức. 

Tứ Niệm Xứ là sống chung với lũ, biết rõ hạnh phúc đang có mặt mà bản chất hạnh phúc là cái gì, từ đâu nó tới, biết rõ đau khổ là gì, biết rõ nó từ đâu tới. Và hành giả phải nhận thức một chuyện rất là quan trọng đó là cả thiện lẫn ác, cả hạnh phúc và đau khổ, đêu giống nhau một điểm là để ta nhìn mà thôi. 

Tôi nói tới nói lui cái này hoài luôn, tôi muốn khi tôi ra khỏi chỗ này quý vị còn nhớ văng vẳng bên tai. Buổi đầu thì còn phân biệt thích ghét, thiện ác, buồn vui. Khi tu rốt ráo rồi thì cái gì cũng chỉ để nhìn mà thôi. Cứ nhìn nó hoài sẽ có lúc ta ngộ ra một điều mà không có kinh sách nào nói tới. Vì sao vậy, vì kinh sách là ngôn từ, ngôn từ thì không thể nào diễn tả hết cái bản thể. 

Thế giới này có hai khía cạnh, 
  1. một là bản thể, 
  2. hai là hiện tượng. 
Tất cả ngôn từ, văn tự, chữ nghĩa chỉ diễn tả được khía cạnh hiện tượng thôi chứ không diễn tả được khía cạnh bản thể. Mình có thể nhìn thấy ly cafe rồi mình chụp hình, mình vẽ nó, chứ mình không thể nào tả đúng cái mùi vị cafe cho người khác được, mình phải đè nó ra đổ vào họng thì nó mới biết được. Thế giới này có hai khía cạnh là bản thể và hiện tượng, và 

tất cả ngôn từ trên thế giới cả ngôn từ của chư Phật cũng chỉ là phương tiện.


16/06/2020 - 12:16 - hongha7711


Trong kinh nói lúc Phật giáo chia rẽ thành bộ phái. Phật giáo nguyên thủy chỉ có một thôi nhưng khi Phật niết bàn được một trăm năm thì anh em bắt đầu chia rẽ. Chia rẽ vì nhiểu lý do, 
  1. một là quan điểm nhận thức, 
  2. hai là quan điểm hành trì, 
  3. ba là tập khí sanh tử phàm phu. 
Quan điểm nhận thức là sao? Là cách hiểu, cách hiểu một bài kinh không giống nhau, đó là khác nhau trên quan điểm nhận thức. 

Khác nhau trên quan điểm hành trì là sao? Là vì hoàn cảnh mà có nhiều vị họ không giữ được một số giới. Qúy vị có biết hoàn cảnh của các sư, các thầy không có giống nhau? Có thầy đi giảng có bốn, năm đệ tử đi theo, cầm cái túi, đi ra mở cửa xe, tối về nấu sâm cho uống. Còn có ông cầm cái túi đi ra đón Uber, tối về đói le lưỡi, trẫm nè! Hoàn cảnh khác nhau nên đường lối hành trì khác nhau. Trưa ăn không được, tối lén lén dòm ngược dòm xuôi không có ai, nấu gói mỳ ăn. Chính vì cái chỗ đó, cái thứ nhất là sai biệt nhau do nhận thức, hai là do quan điểm hành trì, thứ ba là do tập khí sanh tử. 

Tập khí sanh tử là sao? Tức là ông nào tà kiến nhiều vô học giáo lý sẽ hiểu giáo lý theo cái hướng tà kiến của ổng. Lớn chuyện là chỗ đó đó. Thứ nhất là do quan điểm nhận thức. Thứ hai là do quan điểm hành trì. Thứ ba là do phiền não. 

Cũng bài kinh đó mà mỗi người ráng hiểu theo cái hướng mình thích. Vì sao? 

Là bởi vì có hai cách tìm đến chân lý. 
  1. Một, hiểu vấn đề như nó là. 
  2. Hai, hiểu vấn đề như mình muốn. 
Nhà mình bị mất đồ, thì từ đó giờ mình ghét người nào mình cứ đè người đó ra mình nghi à, đó là hiểu vấn đề theo như mình muốn. 

Còn hiểu vấn đề như nó là, nghĩa là mình phải theo dấu vết, hiện trường rồi mình mới truy ra, và mình đưa vào diện tình nghi tất cả những người trong đó có những người mà mình vốn dĩ rất thương, miễn là cái dấu vết đó liên quan tới họ. 

Tập khí sanh tử là sao? Cũng một bài kinh đó mỗi người hiểu theo một cách. Như có một nhóm tỳ kheo khi nghe Phật giảng " Thân này không có đáng để ôm ấp, bám víu. Thân này là một ổ bệnh, một chỗ chứa tai nạn. Thân này là một nghĩa trang chôn cất xác động vật. Thân này chỉ là một cái xác chưa có chôn". Ngài nói như vậy xong rồi Ngài đi về phòng riêng, các vị rủ nhau tự sát bởi các vị thấy rằng không đáng để sống với cái này nữa. Dĩ nhiên trong chánh tạng nói vậy thôi, trong chú giải mới giải thích tại sao có cái chuyện đó. Năm trăm vị tỳ kheo đó kiếp xưa là năm trăm ông thợ săn. Và cái người sát sanh nhiều, họ sẽ bị cái quả sanh ra một là bị người khác giết, hai là tự giết mình. Đức Phật nhìn mấy vị này Ngài biết nếu mấy vị này không gặp Ngài thì họ cũng tìm một cái cớ gì đó để họ tự sát. 

Như ngày xưa ở Mỹ Tho tôi có biết một ông cụ, ổng tự sát bảy lần, lần thứ bảy ổng mới chết. Tôi quý ổng vô cùng, mà ổng chỉ kiếm một cái chuyện nhỏ xíu để ổng tự sát thôi. Ví dụ như ổng thấy giờ mọi người thương ổng chỉ là thương hại, ổng thấy ổng nhục không muốn sống nữa mà hễ làm lơ thì ổng nói khinh rẻ ổng mà chăm sóc ổng thì ổng nói thương hại. Qúy vị nghĩ coi chịu đời có thấu không. Ổng kiếm đủ chuyện để tự sát, treo cổ, uống thuốc rầy, cắt mạch máu, tôi biết được nhiều kiểu tự tử là nhờ ổng dạy. Cuối cùng ổng cũng chết. Có lần treo cổ mà quên đá ghế nên không chết, uống thuốc rầy mà uống lộn thuốc bổ cũng không chết, tổng cộng bảy lần như vậy. 

Thì năm trăm vị này Đức Phật biết rằng sớm muộn gì cũng kiếm cái cớ để chết, thôi thì Ngài tiễn họ đi một đoạn đường. Ngài biết rằng khi một người hấp hối mà không biết giáo lý, một là sợ hãi, hai là tiếc nuối, thôi thì hãy dạy họ cái gì mà khi họ thực hiện cái chuyện đó họ ra đi trong sự ngon lành hơn. Và trong kinh nói rõ "cái gì chư Phật cũng biết, ai chư Phật cũng thương nhưng không phải chuyện gì chư Phật cũng làm được". 

Nhớ nha, Phật tử thứ thiệt phải nhớ cái này nha. "Cái gì chư Phật cũng biết, ai chư Phật cũng thương nhưng không phải cái gì chư Phật cũng làm được", 

đó là (Phật không làm được)
  1. cưỡng lại định luật vũ trụ. Thí dụ, cưỡng lại nghiệp báo, người đã gieo nghiệp thì Phật cứu không được. 
  2. Thứ hai, đã sanh ra là phải già phải chết Phật không cưỡng lại được. 
Phật cũng có già có chết, Ngài còn không cứu Ngài thì Ngài cứu ai. Dòng họ Thích Ca bị tàn sát Phật có cứu được không? Ngài Mục Kiền Liên bị người ta giết Ngài cũng không cứu được. Mà nó ác một chỗ, hai vị đệ nhất thần thông bên Tăng và bên Ni đều bị đại nạn hết. Bà đệ nhất thần thông bên Ni bị người ta cưỡng hiếp, nó lựa ngay chốc cái bà đệ nhất đó mới ghê chứ. Rồi ngài đệ nhất thần thông bên Tăng là ngài Mục Kiền Liên bị nó bằm như tương hột vậy đó, tại sao nó bằm kĩ vì nó đồn với nhau Ngài giỏi thần thông lắm nên nó bằm cho nát. Ngoại đạo họ thấy Phật giáo mạnh quá, tại sao mạnh? Họ không có hiểu mạnh là vì cái phước chúng sanh, có duyên gặp Phật là phải theo Phật, họ lại tưởng ngài Mục Kiền Liên giỏi thần thông nên rù quến tín đồ, Phật tử như vậy. Cho nên họ mới tìm cách họ giết Ngài. Lần thứ nhất, Ngài ngồi trong cái cốc, Ngài nghe tiếng động Ngài biết liền, Ngài suy nghĩ "chuyện gì đây?" thì Ngài vừa nghĩ "chuyện gì đây?" là Ngài biết ngay có người muốn giết mình. Trong kinh nói Ngài không có sợ nhưng Ngài không muốn gây nghiệp chúng sinh nên Ngài biến mất qua cái mái lá, đi mất như một làn khói. Lần thứ hai, mấy ngày sau nó tới rình, Ngài nghe tiếng động, năm trăm đứa mà nó bò êm ru như tụi đặc nhiệm swat của Mỹ vậy, Ngài nghe tiếng sột soạt Ngài biết nó tới nên Ngài đi xuyên qua cái ổ khóa. Tới lần thứ ba, Ngài biết rằng nghiệp rồi, Ngài biết rằng ngày xưa do nghiệp giết cha giết mẹ nên nghiệp Ngài phải trả, Ngài ngồi yên Ngài chịu nhưng Ngài có chú nguyện là bằm thì cứ bằm nhưng sau khi bằm xong Ngài sẽ gom lại để trở lại bình thường nhưng mà Ngài biết cái gom đó chỉ là gom tạm thôi, chứ phải chết thôi, cái đó không thể nào sống. Ngài chú nguyện bằm thì cứ bằm xong Ngài sẽ gom lại, xong Ngài ngồi yên cho nó bằm, nó bằm nát xong nó đi hết rồi Ngài tự gom lại, chỉ có duy nhất một mình ngài Mục Kiền Liên mới có khả năng làm được chuyện đó. Ngài về Ngài lạy Phật "Bạch Thế Tôn, hôm nay duyên có mãn rồi con xin từ giã Thế Tôn con tịch". Đức Phật ngài nói "Chư tăng, huynh đệ ngồi ở đây, ngươi hãy vì họ mà thuyết pháp lần cuối". Ngài thị hiện thần thông Ngài giảng pháp xong, Ngài lạy Phật, Ngài đi, đi về cái chỗ mà nãy Ngài bị bằm, vô đó Ngài nằm đó Ngài tịch. Trong đời Đức Phật chỉ dự có hai cái đám tang thôi, đám tang thứ nhất là vua Tịnh Phạn, đám tang thứ hai là đám tang ngài Mục Kiền Liên. Sau đó thì Phật và chư tăng đến dự đám tang do vua, triều đình, đại gia, phú hào, Phật tử xa gần tổ chức lễ đại tang suốt bảy ngày. Cái nghiệp nó phải vậy thôi.

Thế giới này nó có hai khía cạnh bản thể và hiện tượng. Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta chỉ nhìn thế giới này qua khía cạnh hiện tượng thôi. Ví dụ như cao thấp, ngắn dài, trắng đen, mập ốm, đẹp xấu, nam nữ, đực cái, trống mái, xa gần, trong ngoài, trên dưới, tất cả những cái đó gọi là hiện tượng phenomenon, còn cái substance và essence mình không có thấy. Ví dụ, mình nhìn một cái gò mối mình gọi nó là đống đất, còn người có hiểu biết họ mới gọi nó là cái gò mối. Người có hiểu biết gọi nó là cái gò mối, người không biết gì gọi đó là cái đống đất. Gò mối ở miền Tây chỉ là cái đống nhỏ thôi, ở miền Đông thì có thể cao một, hai mét, nhưng mà bên Châu Phi có những gò mối cao khoảng từ mười, mười hai mét. Người ngoài không biết tưởng đó là cái đống đất thôi nhưng mà người có biết thì mới biết trong đó có gì, nguyên một tổ chức xã hội cực kì tinh vi của mấy đại ca mối trong đó, mối chúa, mối cha tùm lum trong đó. Thì một người có học giáo lý, có hiểu Đạo khi họ nhìn một con người, họ biết rằng đây là một con người có tham, có sân, có si, họ biết rằng cái tấm thân này là do nghiệp quá khứ tạo ra và người này tiếp tục tạo ra cái nhân sanh tử cho kiếp sau. Họ biết vậy đó, còn mình không biết Đạo mình chỉ kêu bà Tư, bà Tám, hết. Nhưng mà một người hiểu Đạo họ quan sát mình giống như một người có họ họ nhìn họ biết cái gò mối là cái gì. Các vị phải đồng ý với tôi là một người có học họ nhìn thấy cái dùi chuông, ông tiến sĩ về Sinh Vật ổng nhìn cái này không có giống với một người không biết chữ đúng không? Cái ông biết về cây cỏ, thảo mộc, ổng biết rằng cái dùi này là gỗ teak hay là gỗ mahogany, gỗ teak trên thế giới phân bố nhiều ở vùng nào, đặc biệt là Miến Điện và Indonesia, gỗ teak nó có những đặc tính, thuộc tính gì để dùng trong đồ trang trí nội thất bằng gỗ, tại sao vậy? Vì nó nhẹ, cứng, có thể chịu được nước, bla bla bla... Ổng nhìn cái dùi chuông này ổng biết ra bao nhiêu chuyện. Một anh không biết chữ thì ảnh nhìn cái này chỉ biết là cái dùi chuông thôi và ảnh biết nó bằng cây, hết, no more. 

Nghĩa là một người nhận thức vấn đề qua khía cạnh hiện tượng, còn một người nhận thức vấn đề qua khía cạnh bản thể. 

Ta phải hiểu rõ vấn đề thì ta mới có thể giải quyết vấn đề. Một nha sĩ họ muốn giải quyết cái hàm răng của mình họ phải biết vấn đề của mình là cái gì. Cho nên vấn đề lớn nhất của chúng ta là không biết vấn đề nằm ở đâu. Và vì lặn hụp trong những dấu hỏi nên vấn đề vẫn còn tồn đọng ở đó chưa được giải quyết. Một ngày nào đó khi ta hiểu được vấn đề thì vấn đề sẽ được giải quyết, chỉ vậy thôi. 

Thánh nhân là gì? Là người biết rõ mình được cấu tạo ra sao. 

  1. Khi họ thấy mình được cấu tạo ra sao thì họ hiểu mọi người chung quanh sẽ được cấu tạo ra sao. 
  2. Khi mình hiểu người khác được cấu tạo ra sao thì mình sẽ hiểu thế giới này được cấu tạo ra sao. 
  3. Và khi họ biết mọi người, mọi vật được cấu tạo ra sao thì họ không còn thích cái gì và cũng không còn ghét cái gì. 
  4. Khi họ không còn thích cái gì thì họ không tạo ra con đường đầu thai kiếp khác. 
Và khi họ không còn thích họ cũng không còn ghét. 

Cho nên, 

  1. khi không còn thích họ không có tạo ra cái tâm đầu thai kiếp khác và 
  2. khi không còn ghét họ không còn khổ vì những cái nhân cũ quá khứ. 
  1. Khi không còn tham thì ta sẽ không tạo ra nghiệp mới. 
  2. Khi không còn sân ta sẽ không khổ vì những cái nghiệp cũ. 
Có nghĩa là vì cái nghiệp tham ái quá khứ mà mình phải có cái thân, phải đói, phải bệnh, phải nóng, phải lạnh, phải già, và phải chết. 

Vì phải giải quyết cái đói, khát, nóng, lạnh mà chuyện gì mình cũng làm. 

Nếu tôi nói mọi người ở đây đi làm chỉ để giải quyết cái nóng, lạnh, đói, khát, tôi nói vậy trật hay đúng? Tất cả mọi người ở đây làm cái gì cũng chỉ để giải quyết đói, khát, nóng, lạnh, già và chết. 

Mỗi tháng các vị trả bảo hiểm chỉ để giải quyết cái già và chết đúng không? 
Các vị đi làm chỉ để giải quyết cái cơm gạo không? 
Chính vì giải quyết những cái đó mà 

những cái đó ở đâu ra? Từ cái thân này nó ra. 
Mà cái thân này ở đâu ra? Nghiệp cũ quá khứ. 

Do cái nghiệp cũ quá khứ mà nó đẩy mình gặp người đó làm cha, làm mẹ mình. Do cái nghiệp cũ quá khứ nó đẩy mình vào cái dân tộc đó, tại sao các vị không làm người Campuchia mà làm người Việt Nam? Tại sao không làm người Bắc mà làm người miền Trung? Tại sao không làm nam mà lại làm nữ? Tại sao không tiếp tục ở trong nước mà ra đây làm cái gì, làm cái thân viễn xứ lưu đầy, làm khách tha phương ở xứ người? Nghiệp quá khứ. 

Tại sao cùng cha cùng mẹ mà một người khỏe mạnh, một người bệnh đau suốt đời? Cùng cha, cùng mẹ mà một người ngó dễ nhìn, một người khó nhìn là tại sao? Tiền nghiệp quá khứ.

Tất cả những gì làm quý vị đau khổ là quý vị đang sống với nó bằng tâm sân. Đúng không? 

Cho nên nói gọn lại, 
  1. khi không còn tâm tham nữa, khi không còn thích nữa thì ta không tạo ra nghiệp mới. 
  2. Khi không còn tâm sân thì ta không có khổ vì nghiệp cũ. 
Mà một người không tạo ra cái mới, không khổ vì cái cũ có phải là an lạc không?

Cho nên trong đạo Phật có hai cái thái độ tu. 
  1. Thứ nhất là tu để thành Thánh. 
  2. Thứ hai là tu để không còn phàm. 
Hai cái này giống hay khác? Tôi hỏi lại thiệt là chậm, tu để không còn là phàm và tu để thành Thánh, hai cái này khác hay giống? Hoặc nói cách khác, tôi đi làm để tôi hết nghèo và tôi đi làm để tôi được giàu, hai cái này giống hay khác? 

Nếu có người hỏi tôi "Sư ơi, tại sao Sư xúi con tu Tứ Niệm Xứ để làm cái gì?", tôi trả lời: 
  1. trước mắt là để an lạc, đừng có khổ, vì mình kiểm soát được sáu căn là mình bớt khổ, chuyện đó là chuyện nhỏ. 
  2. Còn chuyện lớn, nếu mà anh đó ảnh thân với tôi thì tôi muốn anh tu Tứ Niệm Xứ để anh không còn là phàm nữa, 
tôi không có nói là thành Thánh là tại sao? Bởi vì 
  1. cái phàm nó vuông, tròn, dài, ngắn ảnh biết, 
  2. còn cái Thánh ảnh đâu có biết. 
Bởi vì ảnh không biết nên bửa nào ảnh thấy lạ lạ ảnh tưởng đắc rồi là tiêu luôn, cái đó có. Đừng có cười, đừng tưởng giỡn, đó là sự thật. Tu mà để muốn đăc là nó độc hơn vịt xiêm nữa, độc lắm. Bởi vì bửa nào nó thấy nó ngồi cái mông nhẹ nhẹ, cái lưng mát mát là tưởng nó đắc rồi. Bắt đầu nó lo đi nó nổ. 

Trong khi cái tên mà tu không còn là phàm thì nó chắc ăn hơn. Tại vì nó biết phàm là cái gì. 

Phàm là cái gì? Phàm là tham, sân, si, tỵ hiềm, ganh tỵ, nhỏ mọn, toan tính, căm hờn, tiểu tâm, tùm lum hết, mấy cái phàm nó biết, nó còn phàm nó biết. 

Còn cái chuyện tu để thành Thánh có đứa nào đắc đâu mà biết. Cho nên tu để thành Thánh cực kì nguy hiểm. 
  1. Chưa gì hết là thấy tâm tham một cục, ngã mạn một núi. 
  2. Thứ hai là trên cái quãng đường đó thì khả năng nó hiểu lầm cực lớn. 
Tôi đã gặp hai loại hành giả đó rồi, một hạng tu để đắc Thánh và một hạng tu để không còn phàm. 

Cái loại tu để không còn phàm nó dễ thương lắm. Bởi vì chỉ cần ảnh thấy ảnh kiêu ngạo là ảnh biết, ảnh thấy ảnh nhỏ mọn ảnh biết, ảnh thấy ảnh bủn xỉn ảnh biết, ảnh đang ganh tị ảnh biết, mình ở gần mình thấy mình thích lắm. 

Còn cái loại mà tu để thành Thánh, chưa thành mà đã tưởng thành rồi chịu không thấu. 

Bửa hổm có một bà bả đi chung với tôi, đi chung nguyên đoàn, bả đi vô Pa Auk, bả thấy khu Pa Auk nó rộng như nguyên thị trấn, cái temple mà nó to như cái town vậy. Bả thấy cái thiền viện nó lớn dữ lắm, lớn đến mức đi xe mà còn thấy lâu, bả hoan hỷ quá đi nên bả xin Ngài cho ở lại tu. Thì Ngài nói You là người Việt Nam, you tới you liên hệ với cái đám văn phòng người Việt Nam sắp xếp cho you. Bả đi qua bả xui, gặp cái bà hành giả mà tu để thành Thánh, chứ nếu bà kiếm cái bà mà tu để hết phàm thì đời bả khỏe quá rồi. Mà bả gõ ngay chốc cái bà tu để thành Thánh. Bởi hồi nãy tôi hỏi khác hay giống mà cả đám nhao nhao nói giống. Không dám giống đâu, hai đứa nó khác nhau nhiều lắm. Nó tu để không còn là phàm nó nghe cái mùi tanh tanh là bắt đầu nó tu tiếp, bởi vì còn phàm nó tanh rình à. Còn cái thứ tu để thành Thánh nó nghe thơm thơm là nó tưởng nó Thánh, mà thơm có nhiều loại lắm. Đôi khi xà bông cũng thơm, bông hoa cũng thơm, hoặc không có mùi nó cũng kể là nó thơm rồi. 

Bả qua bả thấy cửa đóng im lìm. Bả gõ, bả kể cho tôi nghe "Con đang hí hửng, hình dung là một gương mặt từ bi mở cửa ra: Có thể giúp được gì cho chị? Em sẽ xếp cho chị một căn phòng có máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông". Ví dụ như vậy, cơm bưng nước rót, bả hy vọng như vậy. Ai ngờ mở ra là một gương mặt mà bả nói tạc tượng một cái là đem thờ ở chùa được, tượng người không tiêu, tiêu diệt đại sĩ, cái mặt nanh không. 

Mà bước ra cái mặt sừng sõ: "Thế này nhá! Mai mốt vào đây thì phải lựa giờ nhá! Người ta sắp vào thiền rồi, làm phiền bà!" Khủng khiếp, "Người ta sắp vào thiền rồi!"(Ở đây không biết có ai người Bắc không, tôi chọc là chết nữa). Mà cái bà đó là người Bắc thiệt, đúng là chanh chua, chuối chát, chị chi cúng chùa là bả. Mà coi như nó tu thành Thánh đó, sầu lữ thứ. 

Mà tôi đã gặp đủ hết. Tu để hết là phàm, dễ thương cực kì. Còn ớn nhất là tu để thành Thánh, lý do vì nó chưa biết Thánh ra làm sao cho nên nó thấy cái gì ngộ ngộ là nó tưởng là Thánh, là cái hạng tu để giác ngộ, chỉ giác cái gì ngộ thôi. 

Cái tu thứ thiệt là khi anh hết phàm là anh thành Thánh, không cần phải lo.Khi nó hết phàm thì nó thành thánh. Khi nó hết nghèo thì nó giàu thôi. 

Đừng có nguyện riêng "Khi nào hết nghèo cho con giàu nha!", không có cần. Đứa đó hết nghèo đứa đó giàu, khi nào hết bệnh tự nhiên nó khỏe, không cần nguyện riêng. 

Nhưng mà có người hiểu lầm không nguyện thành Thánh thì nó không thành, cứ đứng chỗ boarding gate đó hoài. 

Bả kể tôi nghe mà bả còn sân, bả nói tôi nghe bả quay lại bả nói "Cô yên tâm, tôi không bao giờ quay lại đây nữa!". 

Và kể từ đó trung tâm Pa Auk vĩnh viễn mất đi một hành giả chỉ vì đi không coi giờ, đi nhầm ngày thứ sáu mười ba, xui, gặp ngay chốc thứ hành giả trời ơi. Khủng khiếp!

16/06/2020 - 02:01 - hongha7711

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng Hạnh Phúc và Đau Khổ (2) (3-4)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29

16/06/2020 - 02:01 - hongha7711



Cho nên, cái mục đích tu hành không phải để được cái gì mà coi mình buông được cái gì. 

Đó là tinh thần đẹp nhất của đạo Phật. Đạo Phật không phải anh đến đây để được cái gì. Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác. Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ. Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. 

Các vị có biết Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom, chỉ cần nó thấy là nhôm, đồng, đem về cưa nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết. 

Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác là chỉ biết bỏ rác thôi. Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai. Tức là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum, tu mà kiểu thu gom rất là nguy hiểm. 

Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết. 

Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy. Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm. 

Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo Phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì. Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.

Tôi nhớ tôi có kể câu chuyện này hoài mà tôi thích. Ông thầy dạy võ tiễn học trò xuống núi lập nghiệp. Ổng nói rằng "Chúng ta là con nhà võ chúng ta gầy dựng sự nghiệp bằng cái nắm đấm. Nhưng con nhớ cái nằm ở trong cái nắm tay nó ít hơn trong vòng tay. Cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt. Mà cái trong tầm mắt nó nhỏ hơn rất là nhiều cái trong suy nghĩ của con". 

Cái câu chuyện đó rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Nó kêu gọi một sự buông bỏ triệt để. 

Có một điều rất là quan trọng, có nhiều người Phật tử họ không có hiểu, họ hiểu lầm, họ giận tôi tới nay vẫn còn giận. Tôi nói rằng trong một trăm người Phật tử tôi gặp, tôi không tin trong đó có một người Phật tử thứ thiệt như là tôi muốn. Họ hỏi tôi "Sao Sư nói bi quan quá!". Tôi nói đúng. Bởi vì, cái người Phật tử thứ thiệt là người họ phải thấy rằng bản thân cái sự có mặt trên đời này là một cái gánh nặng dầu cho mình là tiên đồng ngọc nữ sống một tỷ năm, một triệu tỷ năm, trên một cái cõi tiên giới nào đó, ăn rồi chỉ nắm tay nhau bay qua các cõi tinh hà, các tinh tú, ăn rồi chỉ muốn đi đến các hành tinh nhặt kim cương về xây dựng tổ ấm, sống đời đời bất tử, chỉ sống với trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Một người có trí họ sẽ tự hỏi họ "cuộc sống như vậy sẽ dẫn về đâu?". 

Trong Kinh nói thế giới này có ba cái khổ. 
  1. Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét. 
  2. Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích. 
  3. Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi. 
Và trong Kinh ghi rất rõ, 
  1. người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất vì họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích. 
  2. Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, đối với họ là đủ để họ sợ rồi. 
  3. Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa, chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi "cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu? Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?". Đó là một con số không to tướng. 
Quý vị hiểu chữ "số không" không? Nhiều người không biết giáo lý, họ đam mê cuộc sống vật chất, khi họ vào chùa họ nghe đến cõi Tây Phương họ ham. Bởi vì họ không có tu hành, họ không thấy được cái thân này là khổ, họ nghe nói trên đó là sống hoài không chết, họ nghe nói trên đó tu ít mà mau đắc, tu có sự hỗ trợ hết mình của chư Phật và chư Bồ Tát, ở toàn chỗ cảnh đẹp sung sướng, không đau khổ, không máu lệ, họ nghe họ khoái. Chứ một người thật sự là hành giả Tứ Niệm Xứ, họ nghe một cái cõi như vậy họ sẽ hỏi "Tại sao lại không 'đi' ngay bây giờ mà lại về đó để tu?". 

Ở đây ai đã từng đi máy bay, từng đi xe lửa rồi thì biết, cái nhà ga nào cho dù nó đẹp cấp mấy cũng không ai muốn ở đó lâu hết trơn, ai cũng muốn về nhà hết. Phi trường nào đẹp cấp mấy, lớn cấp mấy, ai cũng muốn bay càng sớm càng tốt, không ai muốn delay hết trơn. Mấy người khoái đi về Tây Phương là mấy người khoái bị delay chuyến bay. (Tôi không có giỡn, nhìn mặt tôi không đủ nghiêm sao mà cười!). Một khi anh thấy cái thân này là một cái gánh nặng, anh không muốn tồn tại nữa. 

Lý do tại sao chiều nay tôi tập trung nói nhiều về chữ Hạnh phúc và Đau khổ, bà con cũng không có hiểu. 

Là vì tôi muốn cho bà con hiểu Hạnh Phúc là cái gì thì bà con sẽ thấy rằng nó không đáng để bà con ước mơ, cái Đau Khổ là cái gì nó không đáng để bà con sợ hãi.

Hạnh phúc không đáng để mình ước mơ và đau khổ không đáng để mình sợ hãi. Mà hai đứa cộng lại chỉ để cho mình chán thôi. Không có cái nào đáng để mình mê, không có cái nào đáng để mình sợ, mà cả hai đứa cộng lại chỉ đủ để cho mình thấy chán thôi. 

Tại sao chán? 
  1. Thứ nhất, hai đứa không có đứa nào bền hết trơn. Cái khổ nó không có lâu, cho nên nó không có gì để mình sợ. Mà hạnh phúc nó không có đáng để mình phải đam mê vì nó rất là ngắn. Đó là nói về mặt khía cạnh thời gian tính. 
  2. Còn về khía cạnh bản thể, bản chất, vì đâu mà có cái thích? Nói rồi, là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mới có cái thích, cái ghét. 
  3. Vì có cái thích và cái ghét cho nên mới có đau khổ và hạnh phúc. 
  4. Vì có được cái mình thích thì mình mới hạnh phúc, và vì phải chấp nhận cái mình ghét nên mình mới bị đau khổ. 
Tôi nói riết mà tôi quê luôn! 

Khi nói đến tận cùng như vậy, cái đau khổ không phải là cái làm cho mình sợ. Dầu cho chiều nay bác sĩ nói mình bị cancer không qua được tuần này, nếu mà nói rốt ráo theo tinh thần nhà Phật thì chúng ta đã chết từ nhiều năm nay chứ không phải đợi đến chiều nay mới chết. 

Và chết ở đây không phải là sự kết thúc, không phải là ending mà còn là beginning, sự bắt đầu một hành trình khác

Và Ngài dạy rất rõ, một người có tu hành phải hiểu rằng xài cái thân này mấy chục năm là đủ rồi, bỏ nó đi, kiếm cái mới xài cho đến bao giờ không còn cái để xài thì gọi là giải thoát. Và vì anh không thường trực sống với cái nhận thức kỹ lưỡng về nó, anh tưởng nó hay lắm, anh mới sợ mất nó.

Có những cuộc hôn nhân mà người ta sẵn sàng ly dị không cần chia tài sản, vì sao? Vì cái nổi khổ của cuộc hôn nhân đó nó lớn hơn cái tài sản đó. Và có những người đàn bà họ tiếp tục chấp nhận một cuộc hôn nhân đau khổ là vì một cái lý do nào đó nó lớn hơn cái nỗi khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc hôn nhân ấy. 

Cho nên sẽ có một ngày quý vị thấy cái mà mình gọi là hạnh phúc nó không đáng để mình đam mê và cái gọi là đau khổ nó không đáng để mình sợ hãi. Và cả hai, hạnh phúc và đau khổ nó không đáng sợ, không đáng đam mê mà đáng chán thôi.

Không thấy được điều tôi nói nãy giờ thì lại 
  1. tiếp tục mê thích nữa, 
  2. hễ mê thích là có bất mãn, khổ như vậy! 
  3. Còn mê thích là còn bất mãn. 
  4. Còn mê thích là có investment. 
  5. Mà hễ có đầu tư là có đầu thai. Mà hễ có đầu thai là có đầu tư. 
  6. Mà đầu tư thì tiếp tục có đầu thai. 
  7. Mà đầu thai về đâu thì trời biết, đa phần nó đi xuống không, đi xuống dưới rồi thì cơ hội nó trồi lên cực hiếm. 
Theo mô tả trong Kinh, chúng ta chỉ cần một tích tắc, từ một con người đi xuống làm một con giun chỉ có một giây đồng hồ thôi, nhưng mà từ một con giun nó lên trở lại làm một con người thì không biết bao nhiêu tỷ năm. 

Vì sao? Vì 
  1. khi xuống tới đó rồi cái đầu óc của chúng ta không còn phân biệt được thiện ác nữa. 
  2. Và theo mô tả trong kinh, những khi mình sa đọa quá sâu mà mình trồi lên, mình phải khờ rất nhiều kiếp. 
Trong kinh Hiền Ngu nói như vậy, không phải tôi nói. 

Khi mà lặn sâu quá đến hồi trồi lên nó phải khờ rất là nhiều kiếp, từ cái con li ti li ti mà nó trồi lên từ từ tới hồi làm người cũng không...

Quý vị thấy có nhiều người họ chỉ ăn uống thôi, chứ họ không màng ba cái vụ triết học, chính trị, văn chương. 

Có rất nhiều người Việt Nam đi vượt biên bị cưỡng hiếp trên tàu, đau khổ gần chết, qua tới đây có được cơ nghiệp, họ vẫn không hiểu lý do họ đi vượt biên là gì. Quý vị biết chuyện đó không? Người ta rủ đi thì đi thôi. 

Có người họ đi vượt biên bởi lý do chính trị, có người vượt biên vì lý do kinh tế, so người bị xúi rồi đi, may mắn thì tới còn không tới thì thôi. Nghĩa là qua tới bên đây rồi họ chỉ biết đi làm, kiếm tiền, sống sung sướng, tới hồi Việt Nam mở cửa thì họ đi về nước, mua đất cất nhà, họ không nhớ rằng ngày xưa vì đâu họ phải bán mạng để lên đường. Cái đầu sống rất là đơn giản, đơn giản lắm. 

Có nhiều cụ sáu, bảy chục tuổi ở đây đi về bển chỉ vì một lý do là họ khen con gái Việt Nam lễ phép, mấy tuổi nó cũng kêu bằng anh, chỉ vì lý do đó mà họ về nước. Cái đầu của họ nó đơn giản vô cùng. Mà trong khi cái đó mình thấy nó kì mà họ sống đơn giản lắm. 

Rồi có người nói về nước đêm hôm nhứt mỏi, búng tay một cái có mấy dịch vụ đấm bóp tại gia, bên đây đâu có, chỉ vì vê nước sướng nên về bển hưởng.

Tôi nói cái này tôi biết nhiều người nghe họ sẽ giận tôi, tại sao tôi chọt tới họ, tôi đã nói phải nói cho hết. 

Mang thân người đừng nghĩ là đều có khả năng nhận thức giống nhau.

Có những người nói đến chính trị họ hoàn toàn mù tịt
 
Có những người nói đến văn học nghệ thuật họ mù tịt.

Có những người nói đến tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần họ mù tịt. 

Mù còn đỡ, có những người chẳng những mù mà họ còn thắc mắc là nhắc đến cái đó để làm gì nữa. 

Dốt nó không quan trọng bằng tự hào với cái dốt của mình. 

Một ông thi sĩ Canada nói cái câu đó, thằng dốt tôi còn đối phó được mà tôi bó tay trước cái thằng mà tự hào với cái dốt của nó, tôi lạy nó từ xa. Mà rất nhiều người trong chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó. Tức là mình đã dốt mình thấy mình hay mới ghê chứ.

Tôi nói cái này hy vọng không ai buồn nha. Hôm qua tôi lại nhà Phật tử, buổi trưa tôi nằm nghỉ, chắc thấy tôi buồn hay sao mà mở tivi cho tôi coi. Tôi thấy có nhiều người xấu quắc à mà họ mặc áo dài họ lên hát. Tôi nói với bả xấu không phải là cái tội mà không biết mình xấu là cái tội lớn hơn. Tôi cũng xấu mà tôi biết tôi xấu, còn đằng này nó xấu quắc à mà nó dám dành nguyên cái chương trình hai tiếng đồng hồ nó múa, nó làm dơ cái tivi của người ta. Có nhiều người ở đây nói tôi đang ác, tôi đang diễn tả thôi. 

Lỗi lầm bản thân nó chưa đáng sợ bằng sự tự hào về cái lỗi lầm đó của mình. Cái đó rất là đáng ngại. 

Vô minh đáng ngại nhưng tự hào với cái vô minh đáng ngại hơn.

18/06/2020 - 02:26 - hongha7711

Tại sao tôi chọn đề tài Đau khổ và Hạnh phúc? Là bởi vì tôi muốn bà con khi bắt đầu vào công phu tuệ quán bà con phải nắm rõ cái Hạnh phúc và Đau khổ. Tại sao? Vì 
  1. đó là hai cái trước mắt bà con phải gặp trong đời sống và 
  2. hai là trong cuộc tu hành chắc chắn bà con phải gặp. 
Từ đâu? Từ cái vụ thoải mái, khó chịu, lúc đó bà con nghe văng vẳng "Ồ, ngày xưa ổng nói cái này". Nhớ trong tu tập không có xua đuổi, trông đợi.

Hỏi: Dạ thưa Sư, tại sao bên phía Bắc Tông, bên Thiền Tông, cũng như bên Khất Sĩ và bên Mật Tông, mọi người đều có thể chấp nhận những người tu nữ để thọ được giới Sa Di, tất nhiên là một giới xuất gia. Nhưng đặc biệt ở bên Nam Tông không chấp nhận cho người nữ được xuất gia để lên Tỳ Kheo. Mỗi lần muốn đi Tỳ Kheo như vậy phải qua bên Tích Lan. Và coi như ngay cả Việt Nam mình, Thái Lan, Miến Điện hình như chưa chấp nhận. Và ở Việt Nam cũng có một số rất đông những vị không chấp nhận. Thưa Sư, Sư có thể giải thích cho chúng con về điều đó theo quan điểm của Sư không ạ? Mô Phật! Con kính cám ơn Sư. Bởi vì trong nhóm hội chúng này nếu mà kiểm lại người nam đi nghe Pháp, dạ thưa Sư, Sư thấy cũng rất là ít phải không ạ, mà người nữ đi tu rất nhiều ở các chùa và mọi nơi. Người nữ cũng là người đi tu rất nhiều, con không biết có sự khác biệt nào giữa người nam và người nữ tu để có thể thành Phật, hoặc là tu để có thể thành A-La-Hán, hoặc là tu để có trí tuệ, nó khác nhau chỗ nào mà tại sao bên Nam Tông lại có những vị còn khắt khe như vậy. Xin Sư giải thích cho chúng con được hiểu. Con cám ơn Sư.

Trả lời: Cám ơn cô. Câu hỏi hay. Nó hay và cần thiết đến mức mà thỉnh thoảng tôi cũng muốn nghe bà con nhắc lại câu hỏi này một lần. Có nhiều câu hỏi tôi chỉ trả lời thôi, tôi không quan tâm. Đặc biệt là câu hỏi này thỉnh thoảng tôi muốn bà con nhắc lại một lần. Tại sao? Tại vì tôi quan tâm đến, nó vừa là cái hoang mang, vừa là cái ấm ức của nhiều người lắm, và tôi thấy các vị Phật tử cần có một câu trả lời. Trước hết tôi xin nói rõ rằng cô nói "Theo quan điểm của Sư", thì tôi xin thưa rằng ở đây tôi không có ý kiến trong vụ này, tôi chỉ nói theo quan điểm trong Kinh. Bởi vì nói theo quan điểm của tôi thì tôi không muốn nghĩ nhiều về chuyện đó vì nhiều lý do lắm, tôi thấy chuyện đó nó không quan trọng. Bởi vì theo trong Kinh, Kinh đã giải thích rồi, tôi không cần phải nghĩ thêm. Cái chuyện đó như thế này: Ở đây ai cũng có con trai, con gái. Mình thấy con gái đi chơi khuya mình ngại hơn là con trai đúng không? Cái đó có phải do mình kỳ thị giới tính không? Không phải do kỳ thị giới tính mà là sự an toàn. 

Theo trong Kinh nói có hai lý do chính mà nó dẫn đến chuyện bên Phật giáo Nam Tông hôm nay không có Ni giới, có mà cũng rất hạn chế và có không chính thức.

Thế nào là hạn chế? Hạn chế ở đây là chỉ có ở bên Miến Điện là nhiều, dưới Miến Điện một chút là tới Thái Lan, chứ còn Tích Lan, Lào, Campuchia số tu nữ không có nhiều, đó là nói về số lượng.

Còn nói về chính thức là sao? Bên Phật giáo Nam Tông bây giờ không có cái giới đàn, giới đàn trao truyền giới phẩm cho người nữ như Sa Di, Tỳ Kheo giống như bên Tăng là không có. Vì sao? Vì hai lý do. Các vị hỏi thì tôi trả lời một cách technical, về kỹ thuật mà nói, ở đây không có vấn đề về cảm xúc, cảm tính, tình cảm, thương, thích gì ở đây hết. Một vị Tăng ba mươi tuổi, sau mười năm tu học bên chân thầy Tổ, thì có thể được giao phó cái trọng trách đi hoằng pháp bất cứ đâu, cả thầy Tổ lẫn Phật tử đều có thể yên tâm. Nhưng ngược lại một vị Ni ba mươi tuổi, sau mười năm học bên chân thầy, mà lại đi xa nhận một cái chùa thì chư Tăng không có yên tâm. Việc thứ hai, các vị phải đồng ý với tôi là về cái đời sống tâm lí đàn ông họ đơn giản hơn đàn bà rất là nhiều. Tôi không có thích ông Hiệp ổng ngồi trên cầu thang đó, tôi không có thích cái ông Phát này nhưng ba anh em tôi là ba huynh đệ tu chung một chùa, tôi không có thích họ thì tôi tránh, tôi không có nói chuyện với họ nhiều nhưng mà ba huynh đệ tôi có thể sống trong chùa suốt mười năm không sao hết. Nhưng mà nữ, ba cô không thích nhau, thì họ chọt cho banh cái chùa luôn. 

Có hiểu tôi nói gì không? Đàn ông không thích nhau gọn lắm, không thích có nghĩa là không thích, nhưng mà dàn xếp ở được. Còn nữ họ không thích rồi là chết. Và sẵn tôi nói luôn, chính đàn bà hiểu nhau mà, các vị vào chỗ này các vị biết trong cái chỗ này có cái ông đó ổng thích mình, các vị dễ thở hơn là biết cái bà đó bả không thích mình. Làm ơn, tôi năn nỉ quý vị hiểu cái đó dùm, đừng có chối cái đó. Đàn bà họ ghét rồi chỉ có chết thôi. Người ta nói đừng dại dột chọc giận phụ nữ mà. Họ lạ lắm, họ tay yếu chân mềm, vật tay với họ, làm việc nặng họ không bằng mình nhưng mà để họ lặng lẽ, lầm lì để mà toan tính, âm mưu hại người, họ hơn tụi tôi vạn phần. 

Tôi biết tôi nói cái này quý vị giận nhưng phải nói thiệt. 

Cho nên về mặt sinh hoạt thì nữ không có an toàn. 

Về cá tính thì nữ họ có nhiều cái thói xấu. Tôi nhắc lại một lần nữa mẹ tôi là đàn bà, chứ không phải là đàn ông. Tôi rất tôn trọng đàn bà. Người mà nuôi cơm áo cho tôi là đàn bà chứ không phải đàn ông. Tôi nói cho quý vị biết. Tôi mang ơn phụ nữ nhiều hơn là đàn ông. 

Không có đàn ông tôi không chết, không có phụ nữ tôi chết lâu rồi. Nhưng mà tôi phải nói thiệt, trong suy nghĩ của tôi bắt tôi để nam nữ ngang nhau về một vài khía cạnh, tôi không đồng ý. Khía cạnh nhân quyền, nam nữ bằng nhau, quyền lợi trong đời sống tôi cho bằng nhau. Nhưng có những chuyện bắt tôi phải xem bằng nhau, tôi không chịu. Thí dụ, người đàn bà có thể hoàn toàn lấy bằng bác sĩ, tiến sĩ nhưng kì lạ lắm muốn chạm tới đỉnh cao của bất kì lĩnh vực nào đều phải là đàn ông từ cái nấu ăn cho đến fashion designer, cắt tóc, make up, cái gì mà lên tới đỉnh, những nghiên cứu phát minh về khoa học, về mỹ thuật, về kỹ thuật lên tới top, lên tới đỉnh phải là đàn ông. 

Vì sao vậy? Trừ ra những người bình thường tôi không nói, còn những người xuất sắc, cái phần xuất sắc bên đàn ông nó khác bên đàn bà ở chỗ là đàn ông họ có thể quên sạch tất cả những cái thích và ghét, quên sạch cái hình thức đẹp và xấu. 

Đối với đàn ông, thích, ghét, đẹp, xấu, nếu cần họ bỏ, họ chỉ nhắm đến cái việc đó thôi. Nhưng đàn bà họ rất là nặng cái chuyện thích, ghét, đẹp, xấu. Và trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng đã chứng minh những vị Tăng xuất gia từ nhỏ hay là xuất gia bán thế, (bán thế có nghĩa là nửa đời rồi mới xuất gia), dầu xuất gia bé hay xuất gia lúc lớn đều có Đạo nghiệp dễ dàng hơn. Thí dụ như Hòa thượng Thanh Từ là xuất gia bán thế, Hòa thượng Thích Minh Châu là xuất gia bán thế, chỉ có một số Ôn ví dụ như Ôn Trí Thủ, chứ còn bên Nam Tông thì Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn đều là bán thế. Nhưng dầu xuất gia nửa đời, khi vào Đạo rồi họ chuyên tâm, các vị vẫn có Đạo nghiệp. Nhưng riêng phụ nữ, hôm nay mà bên Ni giới Việt Nam mà nếu mà nói là Đạo nghiệp, Đạo nghiệp mà vô danh thì tôi không biết, Đạo nghiệp mà tôi biết thì đếm trên đầu ngón tay. Thí dụ như Sư bà Như Thanh của chùa Huệ Lâm, Sư bà Diệu Không ở ngoài Huế, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải là ba, Ni Sư Hải Triều Âm là bốn, còn thêm một nhân vật nữa kêu là Đạo nghiệp tôi không muốn mà là Sự nghiệp là Ni Sư Thích Nữ Huỳnh Liên của bên khất sĩ, có chút yếu tố chính trị thì Ni Sư mới có tiếng. Như vậy thì hai ngàn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam cho bây giờ mà kêu tôi kể các vị Ni mà có thành tựu về Đạo nghiệp, học thuật thì tôi biết quá ít, nhưng còn bên Tăng thì tôi đếm từ đây cho đến Tết chưa hết. Tăng mà có Đạo nghiệp tôi có thể đếm từ đây cho đến Tết chưa hết mà Ni thì tôi kể tíc tắc hết sạch. Và cho tôi nói luôn, tôi biết thế giới nhiều người đang nghe tôi. Tôi nhắc lại lần nữa mẹ tôi là phụ nữ và người nuôi tôi là phụ nữ, tôi kính trọng, quý mến phụ nữ như trong kinh đã nói. Đức Phật nói với một ông vua "Tại sao phải coi thường phụ nữ khi mà tất cả những đàn ông vĩ đại đều do phụ nữ sanh ra". 

Tôi vẫn theo quan điểm đó, tôi tiếp tục tôn trọng phụ nữ nhưng mà tôi phải nói thiệt là 
  1. cái thói xấu của người nữ đa phần rất nhiều, 
  2. thứ hai họ không có khả năng tự bảo vệ và đời sống của họ phải lệ thuộc vào rất nhiều người khác. 
Muốn làm trụ trì ở một nơi xa thì người phụ nữ phải cần đến sự giám sát, dòm ngó, sự chăm sóc của nhiều người họ mới có thể cáng đáng được. Chính vì những bất tiện này nên sự thành lập một Ni đoàn phải đối diện với rất nhiều sự khó khăn. Thí dụ như thời Đức Phật, trong Kinh ghi rõ vị Tỳ kheo có thể đi một mình nhưng vị Ni không thể đi đâu đó một mình, rất là phiền. 

Mà tại sao có Ni giới thời Đức Phật? Là bởi vì (tôi biết tôi nói cái này ra các vị không tin nhưng mà với niềm tin tôn giáo mình phải chịu điều đó thôi) tất cả chư Phật ba đời mười phương đều có Tỳ kheo Ni với một lý do rất đơn giản, đó là một người đã đắc A-La-Hán không thể nào sống quá một tuần trong hình thức cư sĩ. Khi mà chư Phật còn tại thế có quá nhiều người nữ đắc quả A-La-Hán, mà không cho họ xuất gia thì họ phải chết khẩn cấp trong một tuần, mà đó là chuyện vô lý, thế là phải cho họ đắp y. Chứ một khi Thánh nhân hiếm rồi thì sự có mặt của người đàn bà trong màu áo này rất là bất tiện. Thà nếu mình có thương họ lắm mình cho họ cạo đầu, đắp y, phải là khác với Tăng, chứ không giống được để nó có sự phân biệt. Và đồng thời giới luật cho người nữ, các vị có đọc trong luật của Nam truyền, luật của Tỳ kheo tăng chỉ có 227, luật của Tỳ kheo Ni tới 311. Bên Tỳ kheo Tăng chỉ có 4 đại trọng giới và rất khó phạm. 4 đại trọng giới có nghĩa là phàm vào 4 cái này thì không còn là Tỳ kheo nữa, 4 cái này rất khó phạm và tương đối dễ tránh. Nhưng riêng Tỳ kheo Ni có 8, gấp đôi, mà lại rất dễ phạm. 

Thí dụ, bên Tăng, một ông Tăng sờ chạm một người phụ nữ với cái tâm thích thú thì chỉ bị 21 ông Tỳ kheo họp lại xử phạt. Bên Ni, sờ chạm một người đàn ông với tâm thích thú, tức khắc bị lột y, khó như vậy đó. Tại sao? Cái này bắt tôi nói tôi phải nói thiệt. Cái tấm thân sinh lý của người nữ nó có ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý của người nữ. Một người đàn ông trong một sự va chạm nó khó đi xa hơn người nữ. Người nữ một khi họ đã chấp nhận va chạm họ sẽ dễ đi xa hơn và khó dừng lại hơn. Cả tấm thân sinh lý và tâm lý đều phức tạp hơn người nam rất là nhiều. Lợi bất cập hại, cho mặc áo giống như bên Tăng, tôi phải nói rõ tôi đặc biệt quý trọng Ni Sư Liễu Pháp ở Việt Nam, tôi ước ao tất cả tu nữ được như Ni Sư Liễu Pháp. Nhưng mà tôi cũng biết rằng được như vậy không nhiều. Cho đến hôm nay tôi cũng chỉ thấy có một thôi. 

Tôi quý Ni Sư Liễu Pháp ba điểm. 
  1. Thứ nhất, Ni Sư là người rất là uyên bác. 
  2. Thứ hai, Ni Sư có lý tưởng tu hành. 
  3. Thứ ba, Ni Sư là người rất là khiêm tốn. 
Ba cái này là ba tố chất cần thiết cho một người tu nói chung và cho một Ni Sư nói riêng. Phải hiếu học, khiêm tốn và có lý tưởng tu hành. Tôi nói như vậy không có nghĩa là tôi nói các vị Ni khác không có mà mấy vị khác đều thiếu. 

Có lý tưởng tu nhưng mà không có uyên bác, uyên bác ở đây không cần có bằng cấp mà đủ để tự tu và đủ để dạy người ta. Một là thiếu khiêm tốn, hai là thiếu kiến thức, ba là lý tưởng. 

Lý tưởng ở trong Đạo gồm có lý tưởng 
  1. học Đạo, 
  2. hành Đạo và 
  3. hoằng Đạo. 
Người tu phải có những cái lý tưởng này mới gọi là có lý tưởng. Nếu không có lý tưởng học Đạo, hành Đạo và hoằng Đạo tôi gọi là không có lý tưởng. 

Một là lý tưởng, hai là uyên bác, ba là khiêm tốn. Mà đa phần phụ nữ cứ cho họ một tí ti vị trí thì họ khó ưa, kiêu ngạo hơn người nam. Còn lý do tại sao thì trời biết! 

Tôi biết tôi trả lời cái này là tôi đã chạm vào một đống ổ kiến lửa vẫn phải nói. Tôi nói lại lần nữa mẹ tôi là phụ nữ, tôi đặc biệt tôn trọng phụ nữ. Người nuôi tôi có được cái hình hài này, cơm gạo nuôi tôi có được hình hài năm mươi tuổi này là đàn bà không phải đàn ông. Chờ đàn ông mà đem gạo đến là mồ xanh cỏ. Bửa cơm trưa nay của tôi là phụ nữ cho, cái ly nước này là do phụ nữ, cái mic này là của bà chủ nhà này. 

Tôi nói tóm lại, điều kiện sinh hoạt của phụ nữ phức tạp và đòi hỏi nhiều điều kiện hơn đàn ông, đó là một cái bất lợi. 

Điều kiện sinh hoạt kể cả vấn đề an ninh rất là phiền. 
Thứ hai, người nữ có nhiều thói xấu. 
Thứ ba, sự đóng góp của người nữ chỉ hữu hiệu khi họ có tóc.

Nếu anh có lòng quý Đạo, có lòng tu hành thì anh hãy có tóc để anh làm tốt cái vai trò đó. Không nhất thiết anh phải bỏ tóc để tạo ra vô vàn những khó khăn thí dụ như trong sinh hoạt. Anh hãy có tóc thì chúng tôi gọi anh là bà mẹ chiến sĩ, bà chị nuôi chiến sĩ, còn anh quất cái tóc vô rồi anh sẽ là những cán bộ có vấn đề.



19/06/2020 - 07:26 - hongha7711



Hỏi: Thưa Sư, sao xã hội bây giờ họ phân tích, họ nghiên cứu thấy trong những cộng đồng, đoàn thể chính trị, xã hội cần sự đóng góp của người nữ thì sẽ dễ thành công hơn, còn mấy ông thì khó thành công?

Trả lời: Thưa cô, tinh thần tôn trọng phụ nữ phải có. Ở một tập thể nào, đoàn thể nào mà thiếu sự tôn trọng phụ nữ, tập thể đó có vấn đề. Thí dụ như trong xã hội Hồi Giáo. Chính trong Trường Bộ kinh, Đức Phật đã dạy rõ đất nước nào tôn trọng phụ nữ, tôn trọng người già thì đất nước đó khá, đất nước nào coi thường người già, coi thường phụ nữ thì đất nước đó là đất nước mọi rợ. Tuy nhiên, thế giới này dầu là thế giới vật lý hay tâm lý, được tồn tại trên cái thế lưỡng cực âm dương. Mình không phủ nhận sự đóng góp của người nữ nhưng không nhất thiết phải đặt phụ nữ vào cái vị thế y chang như đàn ông. Nãy giờ tôi không phủ nhận vai trò của người phụ nữ trong Phật giáo nhưng mà anh hãy tiếp tục thờ Phật, tu Phật với cái tóc chứ tôi đâu có kêu anh bỏ Đạo để nguyên đám đàn ông tụi tôi theo Đạo đâu. 

Cô nói đoàn thể nào cũng cần có người nữ đúng không? Thì cái chuyện cô giúp cho Đạo giúp bằng mái tóc nó tốt hơn là cô mặc áo y như vậy, bởi vì mặc như vầy nó phiền cho cô và tụi tôi dữ lắm.


Hỏi: Thưa Sư, con thắc mắc là nếu cho người nữ xuất gia, làm Tỳ Kheo tức là họ phải chấp nhận nhiều giới hơn, họ sẽ dễ (thành lập) được họ nhiều hơn. Vậy tại sao lại không cho?

Trả lời: Tôi nói vắn tắt thôi. Xin nhắc lại một lần nữa nói một chiều là như vậy. Khi họ được khép mình vào khuôn khổ chặt chẽ thì họ sẽ tốt hơn, đúng không? Nhưng tại sao cô không nói ngược lại, có bao nhiêu người chịu nổi cái sự chặt chẽ đó. Khi chịu không nổi nó bung mà khi nó bung nó tệ hơn đàn ông. Cái đồng hồ cái bộ máy càng phức tạp thì cái máy đó càng tinh vi, cái đó quá hay nhưng nó xui một chỗ, có những cái phức tạp nghĩa là tinh vi nhưng có những cái phức tạp chỉ có nghĩa là rắc rối thôi. Thí dụ trên thế giới có đấu giá cái đồng hồ (...) là hai triệu đô la bởi vì trong đó nó có hàng ngàn cái linh kiện li ti li ti, lúc bấy giờ cái sự phức tạp đó lại là sự tinh vi. Nhưng có những sự phức tạp là rắc rối như đường dây điện ở Việt Nam. Tức là thợ điện ở Việt Nam các phi hành gia Naza nó qua nó quỳ lạy, nó không hiểu cái gì. Nó có lên sao Mars nhưng nó qua nhìn nó sợ lắm, nó không biết dây nào là dây nào hết. Cho nên có những cái phức tạp là sự tinh vi, có những cái phức tạp là sự rắc rối. Tôi nhắc lại cô hiểu đúng dùm ý của tôi. Tôi không phủ nhận sự đóng góp của người nữ trong Phật pháp, tôi không phủ nhận vai trò cần thiết của người phụ nữ. Tôi chỉ trả lời đúng câu hỏi của cô Tâm Hạnh thôi là người nữ nên tiếp tục để tóc rồi phục vụ Phật pháp, rồi học Phật, tu Phật thì nó đỡ rắc rối hơn, chỉ vậy thôi. Chứ còn người nữ hoàn toàn có thể học thuộc lòng Tam Tạng, làm hành giả, làm thiền sư. Hôm qua tôi có nói bên Miến Điện, Thái Lan người ta coi trọng những người phụ nữ tu giỏi, học giỏi lắm. Họ sẵn sàng mời hàng chục vị Tăng uyên bác ngồi nghe mấy bà cư sĩ tóc tai dài sọc ngồi nói Đạo, giảng cho mấy ông Sư nghe, mấy ông Sư đặt câu hỏi rất là cung kính. Có đi có gặp cái đó mới hết hồn, cô mở youtube lên cô coi. Ni Sư (...) được chư Tăng rất là tôn trọng. Chỉ có đièu bả mặc khác áo y này là OK, khi bả mặc giống sẽ nảy ra chuyện.

22/06/2020 - 02:29 - hongha7711

Hỏi: Dạ kính bạch Sư, qua sự giải thích của Sư con vẫn còn một chút thắc mắc con xin hỏi tiếp. (...) Nếu phải để tóc thì người nữ mới có thể tu khá hơn thì con nghĩ rằng có thể những lời của Sư nói làm chúng con chùn chân chăng? Hoặc là giữa xuất gia và tại gia chỉ khác nhau bởi cái tâm chứ chưa hẳn là người xuất gia cái tâm đã thuần khiết như người tại gia. Vậy thì cái màu áo đó nó cũng chỉ là hình tướng chứ không phải là điều quyết định có phải không thưa Sư?

Trả lời: Cám ơn cô gợi ý, nếu tu mà hình tướng không quan trọng vậy mấy bà đấu tranh đòi mặc y giống tôi làm gì? 

Chuyện thứ nhất, không phải lúc nào chúng ta cũng gọi nước là nước, trong trường hợp đặc biệt phải là H2O. Có lúc chúng ta phải xài khái niệm H2O, nhưng có lúc chúng ta phải gọi nó là nước. Khái niệm bản thể hay hiện tượng là nói trên phương diện nhận thức chứ trong đời sống thực tế mình không thể đem nó ra mình nói rằng về bản thể là mọi người giống nhau cho nên nam nữ phải được coi giống nhau. Đó là mình áp dụng cái khái niệm đó bị sai rồi. 

Nếu nói nam nữ bình quyền thì tại sao những việc nặng bắt đàn ông vác. Vậy thì bây giờ cái chữ bình quyền mình phải hiểu theo khía cạnh khác. Lúc bấy giờ mình phải bỏ đi cái chữ bình quyền. Mình phải hiểu bình quyền là cái gì, chứ không phải mình nghe chữ bình quyền nghĩa là giống nhau mọi chuyện. Vậy thì chuyện gì đàn ông làm được thì đàn bà cũng làm được hay sao? Cho nên mình nghe chữ bình quyền đừng có hiểu là anh với tôi giống nhau, trong khi công việc trong nhà phân bố rõ ràng mình thấy nam khác, nữ khác rồi. 

Chuyện thứ nhất, đừng nhầm lẫn khái niệm triết học và thực tế trong xã hội. Có những khái niệm kinh tế mình không thể áp dụng bên chính trị. Có những khái niệm bên chính trị mình không thể áp dụng bên toán học, khoa học được. 

Chuyện thứ hai, tôi nói thiệt chậm các vị nên nhớ thế này. Có hai cách tìm đến chân lý. 
  1. Cách một, mình nhìn nó như mình muốn và 
  2. thứ hai là mình nhìn nó như nó là. 
Tôi nói các vị không có nghe mà chờ cho tôi đồng ý nữ được đắp y không à. Mà các vị không nghe tôi nói tại sao không để cho các vị đắp y. Các vị cứ chờ tôi đồng ý với các vị.

Tôi nói thiệt chậm, 
  1. khả năng giác ngộ của nam nữ giống nhau
  2. Thứ hai, người nữ đóng góp cho Phật pháp rất là nhiều thậm chí nhiều hơn người nam, 
nhưng vì người nữ có những cái vấn đề như tôi đã trình bày, bất tiện trong sinh hoạt. Yhế là khi họ đắp y họ gây phiền cho họ và phiền cho cả bên Tăng nữa. 

Chỉ vì cái chuyện đó thôi nên bên Nam Truyền không có thiết tha lắm cho người nữ mặc y. 

Còn tại sao các hệ phái khác mà lại có? Hỏi thì tôi phải nói sự thật. Đó là bên Phật giáo Nam Tông luôn dựa vào một nguồn duy nhất là kinh điển Phật giáo tiếng Pali. Còn riêng Phật giáo Khất Sỹ là Phật giáo địa phương, local Buddism của Việt Nam, Phật giáo Khất Sỹ trong cái nhìn của giới nghiên cứu thế giới, Phật giáo Khất Sỹ không phải là đạo Phật chính thống. Họ coi Phật giáo Khất Sỹ như là đạo Cao Đài, Hòa Hảo vậy, họ không phải là một nhánh Phật giáo chính thống cho nên mình không nên nhắc tới họ. Jọ giống như thầy Lang vườn vậy đó, đừng nhắc tới họ. 

Bây giờ mình còn lại cái Bắc Tông. Tại sao Bắc Tông có ni mà Nam Tông lại không? Là vì như thế này, giáo lý của Phật giáo Nam Tông chỉ có một nguồn duy nhất là kinh điển Pali nhưng mà giáo lý của Phật giáo Bắc Tông trên hình thức mình gọi là Hán tạng, nhưng mà cái Hán tạng của Phật giáo Bắc Tông không phải là từ một nguồn. Kể cả Phạn tạng tức là tam tạng bằng tiếng Sankrit hôm nay tuy không còn đủ, nhưng mình phải hiểu ngầm rằng trong quá khứ đã từng có một thời kì hiện hữu một bộ tam tạng bằng tiếng Sankrit, tiếng Hán, tiếng Tây Tạng. Và đặc biệt những bộ tạng bằng tiếng Hán, Tây Tạng, Sankrit nó không phải là từ một nguồn thuần nhất và nó là kinh điển Phật giáo bộ phái. Tôi nói rõ luôn cái bộ tạng mà các Thầy Việt Nam hay các thầy tu Phật bây giờ đang xài, riêng cái tạng luật nó gồm của nhiều bộ phái Phật giáo chứ không có một nhánh như Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Nam tông cái luật của Tỳ kheo nó chỉ có một nguồn một, nhưng mà luật Tỳ kheo của bên Hán tạng là luật của Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Đại chúng bộ, của Hữu bộ. Người ta căn cứ vào đó, có những cái bộ luật này không cho phép, nhưng bộ luật khác cho phép thế là họ theo bộ luật đó.



22/06/2020 - 07:21 - hongha7711


(Còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng Hạnh Phúc và Đau Khổ (2) (4-4)

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=sCFLwWFyXyQ&abt=H%E1%BA%A1nh+Ph%C3%BAc+v%C3%A0+%C4%90au+Kh%E1%BB%95+%282%29

22/06/2020 - 07:21 - hongha7711

Bởi vì trong nguyên cái tạng nó có nhiều bộ luật. Vậy những bộ luật đó ở đâu ra, là do các bộ phái. Ngày xưa ngài Huyền Trang (...), người ta đem về bên Trung Quốc các bộ luật. Khuynh hướng của Phật giáo Trung Quốc là gì, khi nào họ cần giải quyết một vấn đề nào  chuyện đó thì tôi đem bà ngoại ra. Có những chuyện bà ngoại cấm, OK, tôi chạy qua kiếm má, má cho chuyện này, tôi chạy theo má. Có những chuyện má cấm mà bà nội cho, tôi theo bà nội. Tôi là một đứa con, đứa cháu rất là ngoan, trên đầu tôi có ông bà cha mẹ. Nghe kĩ lại, có một số chuyện bà ngoại OK mà bà nội lắc đầu, lúc đó tôi theo bà ngoại. Có những chuyện bà ngoại lắc đầu mà bà nội Ok, tôi lại theo bà nội. Đây là lý do vì sao cho đến hôm nay Phật giáo Bắc Tông có tỳ kheo ni mà Phật tử Việt Nam không đọc kinh điển không biết cái này. Phật giáo Bắc Tông, cái kinh điển Bắc Truyền hệ Hán tạng, trong đó luật, kinh, luận là của nhiều bộ phái. Sẵn đây tôi cám ơn cô, cho tôi nói luôn, Phật giáo Nam Tông không hề có trường hợp có cái pháp môn tu tập nào mà nó hoàn toàn phủ nhận cái pháp môn tu tập khác và bên Phật giáo Nam Tông nó không hề có cái pháp môn nào nó xa lạ trùng trùng với pháp môn khác như bên Phật giáo Bắc Truyền. 


Thí dụ, bên Phật Giáo Bắc Truyền, người tu Mật Tông cái lý thuyết nó khác xa với ông tu Thiền Tông, bên Thiền Tông cái lý thuyết tu hành của họ hoàn toàn xa lạ với ông bên Tịnh Độ, và ông Tịnh Độ cái lý thuyết của ổng hoàn toàn xa lạ với ông Luật Tông, và ông Luật Tông cái lý thuyết tu hành hoàn toàn xa lạ với ông Câu Xá Tông, Pháp Tướng Tông, Tam Luận Tông. 

Vì sao? Là vì kinh điển Bắc Truyền là sự tổng hợp của các bộ phái Phật giáo. Nhưng riêng Phật giáo Nam Tông không bao giờ có pháp môn này chỏi pháp môn kia. Thí dụ, pháp môn Tứ Niệm Xứ thì chỏi pháp môn Bát Chánh Đạo, Pháp môn Bát Chánh Đạo nó khác pháp môn Tứ Chánh Cần, không có. 

Bên Phật giáo Nam Tông nhất quán trước sau như một. Còn bên Phật giáo Bắc Tông thì đi theo Mật Tông rồi nhìn lại giáo lý Thiền Tông không ngờ đó là một góc của đạo Phật. Mà Mật với Thiền không giống, Thiền, Mật, Luật, Tịnh các vị về các vị mở từ điển ra hay là vô google coi, cái giáo lý bên Mật hoàn toàn khác bên Tịnh Độ, mà Tịnh Độ lại không giống bên Thiền. Các vị về coi kĩ lại, hôm nay là thời đại thế giới phẳng, flat world, không cần phải đi thờ thầy chùa mà người ta nói xong mình móc phone ra mình coi liền. 

Các lý thuyết của các bộ phái tu hành bên Bắc Tông có thể chỏi nhau, có thể phủ nhận nhau và có thể nhìn nhau xa lạ như khác cha khác mẹ mặc dù trên danh nghĩa đều gọi nhau là Phật giáo. 

Đây là lý do vì sao hôm nay bên Phật giáo Bắc Tông vẫn có tỳ kheo ni. Hồi nãy tôi nói rồi, hễ ba không chịu mình chạy qua hỏi má, hễ má gật đầu là mình làm. Ba không cho đi chơi nhưng mà má cho, tôi đi. Tôi đi tôi không ghé tiệm kem được vì ba không cho ăn kem buổi tối, tôi qua tôi hỏi bà nội, bà nội nói ăn được. 

Thế là tôi vừa được đi chơi tối, được đi ăn kem, được về khuya mà tôi vẫn là một đứa con ngoan, trên đầu tôi vẫn có cha mẹ ông bà, tôi không hề cãi lời người lớn. Vì sao, vì trong nhà tôi có tám phái lận, bà ngoại một phe, ông ngoại một phe, ông nội, bà nội, ba, má, tổng cộng là sáu phe. Tôi theo cả sáu phe này thì coi như đời tôi êm ấm luôn. 

Ở đây cũng vậy, Phật giáo Bắc Tông họ không có sai, là vì cái chỗ để cho phép họ nhiều quá, ba, má, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, chưa kể cô, dì, chú, bác, thím, cậu, mợ, dượng. Còn bên Nam Tông thì không. 

Và có một chuyện nó hơi mang tính tâm linh một chút. Trong Tăng Chi Bộ kinh, phần tám pháp của kinh tạng Pali nói rất rõ, sự có mặt của người nữ trong hình thức cư sĩ hỗ trợ cho Phật pháp rất là nhiều. Đức Phật ngài nói rằng cái sự có mặt của hàng thiện nam, tín nữ là hỗ trợ cho Phật pháp rất là nhiều, không có thiện nam, tín nữ thì giáo pháp này không thể tồn tại

Tuy nhiên, sự có mặt của Tỳ kheo Ni sẽ làm cho Phật giáo bị tổn thọ. Vi sao? Là vì chính những cái vấn đề do Tỳ kheo Ni đem lại sẽ làm nảy sinh cái rắc rối cho Đạo. Và tôi nhắc lại lần nữa, Phật giáo nhìn nhận khả năng giác ngộ của nam và nữ giống nhau nhưng những vấn đề của người nữ bên nam không có, chỉ vì vậy nên không cho họ đắp y. Còn bây giờ mình đừng có ăn gian mình nói rằng "không cho tôi đắp y là không thấy khả năng giác ngộ của tôi". Sai! Mình đẻ ra đứa nào mình cũng thương hết nhưng mà đặc biệt con trai mình cho nó đi chơi đêm mà con gái mình không có cho nó đi. Đâu phải là bà má bả kỳ thị giới tính. Không phải! Không phải bà má bả là sexist. Không phải! Nhưng mà vì có những chuyện con trai được mà con gái không được. Mà đứa con gái nó ham đi chơi nó cứ cãi hoài à "Má nói má không kỳ thị mà tại sao thằng Tèo má cho đi mà con má không cho đi?". Nói tới tối luôn mà nó cứ cãi hoài, "Sao con ngu quá vậy, đứa nào má cũng banh da xẻ thịt, chín tháng mười ngày má sanh ra, đứa nào má cũng cưng hết. Má cưng con gái hơn con trai vì con gái nó mong manh yếu đuối. Cũng chính vì con mong manh yếu đuối má không dám cho con đi chơi khuya. Khổ quá! Mà giờ này con đem ra mấy cái luật, hiến pháp gì của Mỹ, mấy cái luật nhân quyền,... con nói với má. Ở đây không phải chỗ. Má không muốn cho con đi chơi đêm vì con là con gái. Còn cái chuyện con học hành ở trường, tháng rồi điểm con cao hơn thằng Tèo, má biết chứ. Con sắp ra trường, cái mộng con làm bác sĩ, má biết chứ. Thằng Tèo cái mộng nó làm chủ tiệm nail không à, má biết chứ. Trong mắt của má, con hơn thằng Tèo, con là niềm hy vọng, niềm tự hào của gia tộc, má biết chứ. Nhưng, right here, right now, con ở nhà, vì con là con gái, con đi về là con đẻ má nuôi không kịp. Cứ ham đi chơi mà cứ đòi hoài. Mệt quá!". Tôi không có phủ nhận người nữ. Khổ quá! Tôi thương họ còn chưa hết, chưa có người đàn ông nào làm tôi mất ngủ, mà đàn bà thì có.

"Như vậy Sư cũng công nhận Ni Sư Liễu Pháp là một người Ni mà Sư rất là quý trọng". Dạ không, trên cái mức đó nữa. Nếu mà tất cả tu nữ được như cô Liễu Pháp thì tôi là người đầu tiên trải mình trên đất để van xin tăng già thế giới tái hiện Ni Bộ, trãi mình trên đất, tam bộ nhất bái và hành hương các thứ...nhưng tôi biết chuyện đó là impossible vì tôi biết mấy cô tật quá nhiều. Trong thời gian tôi tiếp xúc với Phật tử, nam làm tôi phiền thì không có nhiều, mà nữ làm tôi khóc nhiều lắm, họ trời ơi đất hỡi. Bây giờ tôi đang làm Kalama mà bị quậy banh chành là nữ không, giúp Kalama là nữ giúp mà quậy Kalama là nữ quậy, còn nam chỉ có giúp, không giúp trùm mền ngủ, tôi thương chỗ đó. Rôi tới hồi ngồi dậy, gọi phone hỏi tôi tới đâu, đi qua nhổ cỏ dùm. Còn nữ khi họ thương họ cũng đặt vấn đề và khi họ ghét vấn đề nhiều hơn.


-Hết-


Mục Lục các Bài Giảng
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(IX) (93) Hành

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp không thể xảy ra. Thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là thường còn; người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là lạc; người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là ngã; người đầy đủ tri kiến không thể làm hành động vô gián; người đầy đủ tri kiến không thể làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt; người đầy đủ tri kiến không thể đi tìm các vị đáng được cúng dường ngoài chư Tăng.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường hợp không thể xảy ra.

(X) (94) Mẹ

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

(XI) (95) Tự Làm

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu?
2. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do người khác làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao?
Này các Tỷ-kheo, đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã khéo thấy.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
 
X. Phẩm Lợi Ích

(I) (96) Sự Xuất Hiện

1. - Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu?
2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời; sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được ở đời; sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm được ở đời; không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời; không si mê, không câm ngọng khó tìm ở đời; ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời.

(II) (97) Các Lợi Ích

1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?
2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.
Có sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu.

(III) (98) Vô Thường

1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra. Không thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này không thể xảy ra. Không nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, hay quả Nhất Lai, hay quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là vô thường, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này có xảy ra. Thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này có xảy ra. Nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này có xảy ra.
Reply
Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.93 Hành và Các Kinh khác (1-4)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190619.KTC.6.93%20H%C3%A0nh

KTC.6.93 Hành
Mục lục các bài giảng




KTC.6.93 Hành


(IX) (93) Hành


1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp không thể xảy ra. Thế nào là sáu?

2. 
  1. Người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là thường còn
  2. người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là lạc
  3. người đầy đủ tri kiến không thể chấp nhận bất cứ hành nào là ngã
  4. người đầy đủ tri kiến không thể làm hành động vô gián
  5. người đầy đủ tri kiến không thể làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt;
  6. người đầy đủ tri kiến không thể đi tìm các vị đáng được cúng dường ngoài chư Tăng.
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường hợp không thể xảy ra

06/07/2019 - 09:16 - qui.nguyen.ava - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Hôm nay chúng ta học kinh 93. Trong kinh này, Đức Phật nêu ra 6 trường hợp không thể xảy ra. Loạt bài này rất quan trọng, mang nội dung cốt lõi của giáo pháp. Kinh nào cũng là tinh hoa, kinh nào cũng là châu ngọc nhưng những bài kinh khác chỉ nhắc rải rác một vài vấn đề tùy duyên của người đối diện Đức Phật, riêng loạt kinh này thì các vấn đề quan trọng được tập trung lại.


Trong bài kinh 93 Đức Phật dạy 6 trường hợp không thể xảy ra. 


Thứ nhất, vị Tu đà hoàn không thể nào có quan điểm hoặc niềm tin cho là có một thứ gì ở trên đời này có thể trường tồn vĩnh cửu. Đối với phàm phu thì chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ, ai cũng biết là mình dù sống đến trăm tuổi rồi cũng phải chết, đó là trên lý thuyết, nhưng trong thực tế mình luôn có những kỳ vọng, trông đợi, toan tính, sắp xếp, trù hoạch mang tính dài hạn, trường kì. Xài đồ phải xài đồ bền. Có những toan tính không nói ra như đợi tụi nhỏ ra trường hết rồi tôi sẽ về quê sống, hoặc là đợi đứa cháu nội tôi lớn lớn trọng trọng khá khá thì tôi sẽ vô chùa ở và đi tu thiền. Thí dụ như vậy.

Tuy rằng mình không đặt vấn đề trường cửu, vĩnh hằng với bất cứ chuyện gì ở đời nhưng mình vẫn còn chút niềm tin là mình còn sống được 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa, đó cũng là một sự ngộ nhận. Vì chúng ta có là ai đi nữa, chúng ta có là tỷ phú về tiền bạc hoặc về học vị, kiến thức chúng ta có là tiến sĩ hoặc luật sư gì đi nữa thì cái chết cũng có thể đến với chúng ta bất kì lúc nào. Trong cái đầu của phàm phu, miệng thì nói vậy nhưng trong bụng cũng lén lén có những trù hoạch, toan tính, sắp xếp cho những chuyện dài lâu, trường kì. Đó là tôi ví dụ trường hợp nhẹ thôi.


Còn trong kinh nói, do phàm phu không có khả năng thấy xa về quá khứ hay tương lai nên cũng lén lén mong đợi, biết đâu có một cảnh giới nào đó thường hằng, vĩnh cửu chẳng hạn như thiên đường của Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo, thậm chí là Cực Lạc tây phương. Đó là nói về sự trông đợi của trí tưởng tượng. Nhưng hơn hết là những vị có thiền định, có thần thông, quán chiếu thấy tuổi thọ của các vị Phạm thiên quá lâu, không thấy được điểm kết thúc hoặc điểm bắt đầu kiếp sống ở đó, từ đó họ có những ngộ nhận, những niềm tin mù quáng, tin là ở đời có sự vĩnh cửu. Quý vị muốn hiểu thêm về điều này thì xem kinh Phạm võng ở Trường bộ kinh.


Tùy vào hoàn cảnh, môi trường, điều kiện của mỗi người mà chúng ta trông đợi vào một cái gì đó trường cửu. Riêng vị Tu đà hoàn thì không. Vị Tu đà hoàn không bao giờ có ý nghĩ trông đợi một cái gì đó dài lâu. Vị đó luôn luôn hiểu rất rõ là bất cứ hiện tượng tâm sinh lý, vật lý nào đi nữa thì nó cũng không thể tồn tại quá một sát na. Không bao giờ có. Tôi đang vui, đang buồn, tôi thiện, tôi ác… Tất cả những cái đó là một dòng chảy ghép nối vô số đơn vị sát na, sát na sắc hoặc sát na danh. Sát na là đơn vị tồn tại ngắn nhất. Kinh nói trong một nháy mắt, tâm sinh diệt rất nhiều lần thiện ác buồn vui. Vì sự tiếp nối quá nhanh mà chúng ta tưởng lầm là có một thằng Tí thằng Tèo sống từ 1 tuổi, 2 tuổi đến 50 tuổi, 60 tuổi, 90 tuổi. Hồi nhỏ là thằng Tí thằng Tèo, lớn lên là cụ Tí cụ Tèo. Ngày xưa mũi dãi thòng lòng, bây giờ tuổi già chân mỏi gối mòn, tóc bạc da nhăn. Mình tưởng trước sau là một nhưng đó là một quá trình sinh diễn liên tục, kéo dài suốt mấy chục năm với vô số giai đoạn tâm sinh lý. Vị Tu đà hoàn luôn biết rõ chuyện đó.


Ở đây có một điều rất quan trọng chúng ta không thể không nói, cực kì quan trọng, tuyệt đối quan trọng: 


Tại sao chúng ta có ý tưởng trông đợi, hi vọng một cái trường cửu? Có nhiều lý do mà lý do rốt ráo nhất đó là, 
  • chúng ta không chịu thấy, hoặc không thể thấy được sự hiện hữu của mình là một gánh nặng. 
Chúng ta không thấy chán, không thấy sợ chuyện lê thê, nhạt nhẽo, vô vị. Ở đây tôi không nói chuyện nghèo đói, bệnh hoạn, tai nạn, tù tội, đó là quá nặng rồi. Tôi đang nói một đời sống yên bình vô sự, không có gì phải âu lo, đau đớn, sợ hãi, trằn trọc. Nếu chúng ta là người thượng trí thượng căn thì chúng ta sẽ thấy rằng đời sống vô sự là một sự tẻ nhạt. Đói ăn, khát uống, mệt ngủ, cứ như vậy kéo dài năm này qua tháng khác. Giả định như mình sống một triệu năm, hai triệu năm, một tỷ năm, hai tỷ năm chỉ toàn như vậy thôi thì các vị nghĩ sao? Chúng ta có nhu cầu này nọ vì chúng ta mang tấm thân bằng xương bằng thịt này, khi nó đang nóng mà được mát hoặc khi lạnh mà được ấm thì đó là hạnh phúc; khi nó đang đói mà được ăn thì hạnh phúc, ăn được cái món vừa ý thì càng hạnh phúc; khi nó khát mà được uống nước mát lạnh thì hạnh phúc, uống được loại nước mà nó muốn thì càng hạnh phúc. Nói chung toàn bộ hạnh phúc của chúng ta chỉ là sự vắng mặt của đau khổ, là giây phút đau khổ được giải quyết. Bất cứ vấn đề, trục trặc nào trong đời sống khi được giải quyết thì ta bèn gọi phút giây ấy là hạnh phúc, chỉ vậy thôi. Trong kinh xác định rõ ràng không có một loại hạnh phúc nào như là phàm phu tưởng tượng. Nhớ thương trông đợi khi gặp được thì mừng. Nếu truy nguồn tại sao có nhớ thương trông đợi thì đó là do mình không hiểu đối tượng lắm. Nếu mình hiểu tuốt tuồn tuột tất tần tật đối tượng đó thì mình không thương nổi nữa.

Chuyện đầu tiên khi anh không thấy được sự hiện hữu của anh là một gánh nặng, anh không đủ huệ căn để thấy rằng anh đang kéo dài chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt, vô nghĩa thì anh mới trông đợi được sống lâu. Còn ham sống, còn thích hưởng thụ vì chúng ta chưa thấy chán được cái thân này. Sự khổ trong kinh Phật định nghĩa rộng lắm, chính Đức Phật chia khổ có ba, khổ khổ có nghĩa là sự có mặt của những gì làm cho thân tâm khó chịu, hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm cho thân tâm dễ chịu, hành khổ là cái khó thấy nhất, đó là sự hiện hữu vô vị tẻ nhạt và lệ thuộc các điều kiện. Ví dụ, trời nóng nực là khổ khổ, mình đang mát nhưng vì lý do nào đó mà không mát nữa là hoại khổ. Không có sự hiện hữu nào trên đời này mà không lệ thuộc các điều kiện, ví dụ như nụ cười trên môi của mình. Mình tưởng môi của mình, răng của mình, miệng của mình, mình muốn cười thì cười, sai bét, không phải như vậy. Chỉ một trục trặc nho nhỏ nào đó bên trong hoặc bên ngoài đã đủ khiến cho mình không cười nổi. Chóng mặt, nhức đầu, đau răng, ngứa, nực, tê buốt, mỏi… đều khiến mình cười không nổi. Trong giây phút mình cười thì mình phải quên được những cái đó thì mình mới cười. Tới chuyện bên ngoài, người thân của mình OK, sở làm OK, căn nhà OK, căn phòng OK, không có chuyện gì hết thì mình mới có thể cười được. Bên ngoài mà lửa đạn, khói lửa chiến chinh, can qua loạn lạc thì không cười nổi. Chiều nay ở dưới bếp không có gạo nấu cũng cười không nổi. Vợ mình, chồng mình, con mình, cha mẹ, anh em mình có vấn đề mình cười không nổi.


Chính vì thấy được lẽ đó nên vị Tu đà hoàn thấy được bản chất của mọi hiện hữu là vô ngã, vô thường, và vì các ngài không có lòng trông đợi sự vĩnh hằng trường cửu nên các ngài có đủ điều kiện tâm lý để thấy rằng mọi thứ vô thường trong từng phút. Còn mình thì sao, khi không chịu thấy hiện hữu của mình là khổ, là gánh nặng thì mình mới có lòng trông đợi, mong chờ. Mình đã sai ngay cái căn bản nên bị che khuất, như đứa bé vì quá nông cạn, thiển cận, quá hồn nhiên, không nghĩ ngợi nhiều nên nó nhìn cuộc đời bằng ánh mắt tin yêu, tin cậy, trong khi người lớn luôn trong tình trạng chuẩn bị, cẩn trọng, trong một sự cảnh giác nhất định đối với chuyện đời.


Một người hiểu được bốn đế mà đầu tiên là hiểu được mọi thứ là khổ thì vị đó không chấp nhận bất cứ cái gì ở đời này là vĩnh cửu. 

đến 15:06 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

10/08/2019 - 01:30 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Thứ hai, khi mà hiểu được mọi thứ ở đời không có gì là vĩnh cửu, thì vị có đồng thời cũng hiểu được là trong đời này cái gì nó cũng nằm trong 3 khổ: 1 là khổ khổ, nghĩa là như vừa nói, là cái gì nó làm cho thân tâm mình khó chịu, 2 ngoại khổ là sự biến mất của những gì làm cho mình dễ chịu, và 3 hành khổ là cái tánh lệ thuộc vào các điều kiện để có mặt. Cho nên khi thấy được mọi sự là vô thường thì vị Tu Đà Huờn cũng cùng lúc thấy được mọi sự là khổ. Và cái thứ 3 là khi thấy mọi sự là vô thường, là khổ thì vị đó không có lý do gì mà tin tưởng 1 cái tôi thường hằng bất biến. Cái gọi ông A, bà B, là Tôi, là Ta nó chỉ là sự ghép nối của vô số những đơn vị pháp giới phù du mong manh. Chứ ở đâu không có 1 cái cá thể đơn thuần nào mà tồn tại đời đời kiếp kiếp. Trong kinh ghi rất rõ " Không hề có ai chịu khổ, chỉ có sự khổ mà thôi. Không có ai tạo ra khồ, chỉ có nguyên nhân sanh khổ.
 Không có ai thoát khổ, chỉ có cứu cánh thoát khổ. Và cuối cùng, chỉ có con đường hành trì thoát khổ, chứ không có ai là người hành trì. Phải hiểu rốt ráo như vậy. Vị Tu Đà Huờn thấy như vậy đó. Vị Tu Đà Huờn thành tựu trọn vẹn tri kiến thanh tịnh về Tam Tướng, thấy rõ (nghĩa là có thần) vạn hữu ở đời đều là vô thường, khổ và vô ngã.


Thứ tư là vị Tu Đà Huờn không có tạo nghiệp vô gián. Trong kinh dịch là hành động vô gián, nghe mệt quá. Tiếng Pali là ānantariyaṃ kammaṃ. Kamma có nghĩa là việc làm, hành động, thiện ác. Nhưng mà ở đây thì phải dịch là nghiệp vô gián, nghiệp ngũ nghịch, gồm 5 thứ: giết cha, giết mẹ, giết La Hán, làm thân Phật chảy máu, và chia rẽ chúng tăng (tức là phá hoại hội chúng tăng giả đang hòa hợp thanh tịnh). Vị Tu Đà Huờn không thể làm mấy cái chuyện đó.


Thứ 5: Trong kinh thì nói là "không thể làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt", đó là bản dịch mà đọc rất là mệt. Tiếng Pali là "kotūhalamaṅgalena" có nghĩa là mê tín dị đoan. Đó. Nó khổ như vậy đó. Bản tiếng Việt lại để là "làm cho thanh tịnh với những lễ nghi đặc biệt". Và ở đây tôi cũng báo tin luôn cho các vị là các vị hoàn hoàn có thể dò xét các lời dịch của chúng tôi, nhe, những lời dịch mà chúng tôi sửa lại đó. Các vị có thể dò trên internet, bằng tiếng Đức, tiếng Anh sẽ thấy rất là rõ ràng chứ không phải là lờ mờ, trong đó "kotūhalamaṅgalena" có nghĩa là mê tín dị đoan. Nghĩa là vị Tu Đà Huờn không thể nào còn mê tín dị đoan. Là sao? Có nghĩa là thay vì tin tưởng vào nghiệp lý (làm thiện được vui, làm ác bị khổ), tin tưởng lý tam tướng (phàm cái gì ở đời đều do duyên mà có, và có rồi phải mất). Vị Tu Đà Huờn thấy rõ rằng nếu mà có 1 đời sống hợp lý thì tự nhiên gia đạo an hòa, sức khỏe ổn định chứ không cần phải cúng bái, đặt hết niềm tin vào phong thủy, tử vi, cúng tế ông này bà nọ. Vị đó tin tưởng 1. mọi sự ở đời đều do duyên mà có - không phải do ngẫu nhiên, 2. tiền nghiệp thiện ác có 1 phần quan trọng trong đời sống của mình, và 3. sống hợp lý thì tự nhiên được an lạc, còn sống phản khoa học, phản y học thì nó sẽ nảy sinh ra đủ thứ vấn đề. Vị đó không thể tiếp tục duy trì niềm tin theo kiểu mê tín dị đoan, những điều trái đạo, trái khoa học.


 20:45 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

07/10/2019 - 07:44 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Đó là cái điều không thể xảy ra,

 vị Tu Đà Huờn không thể mê tín dị đoan.

Điều thứ 6 cái điều này cũng hơi nội bộ một chút, tiếng Pali gọi là na ito bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavesati.


ito: từ đây, từ chỗ này
ito bahiddhā: ngoài ra đây, ngoài giáo pháp này


dakkhiṇeyyaṃ gavesati: là đi tìm một cái đối tượng cúng bái
na ito bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavesati: vị Tu Đà Huờn không có tìm đối tượng cúng bái ngoài ra Tam bảo.


Chuyện đó không có, nói như vậy không có nghĩa là Đức Phật Ngài kêu gọi đệ tử của Ngài là chỉ tập trung cuồng tín vào Ngài và đệ tử của Ngài, hỏng phải. Mà Ngài dạy rằng với một cái niềm tin, với một hiểu biết của người thấy được 4 đế, thì vị đó thấy rằng cái gì mà nó thuận ứng với cái trí tuệ giác ngộ của mình thì các vị coi đó là cái đường lối để mà sống, đường lối để mà hành trì.


Thì ở đây một vị Tu Đà Huờn không có còn lăng xăng tìm đến thầy này, bà nọ mà ngoài ra Tam bảo. Bởi vì, tôi xác định một điều nữa là Đức Phật không hề có cái chuyện Ngài kêu gọi chỉ có trong giáo pháp này, mà Ngài có nói câu này trong kinh Đại bát niết bàn, Ngài nói "Ở đâu có bát chánh đạo thì ở đó được gọi là giáo pháp". Nhớ nha. Và ngoài cái giáo pháp bát chánh đạo thì không có thánh nhân. Ngài nói rõ chứ Ngài không nói là đạo Phật, đạo Chúa, Ngài hỏng có nói. Mà Ngài chỉ nói là ở đâu có bát chánh đạo thì ở đó là chánh pháp, mà ngoài bát chánh đạo tức là ngoài cái chánh pháp đó đó, chánh pháp mà được định nghĩa là bát chánh đạo thì không có thánh nhân. Mà không có thánh nhân có nghĩa là cái đó gọi là đối tượng xứng đáng cúng bái thì không có ở đó.


Và nếu một vị linh mục hoặc một giáo sĩ đạo Hồi mà có đầu óc khách quan, trung thực thì tôi tin chắc rằng họ phải đồng ý cái này là đúng. Nếu mà một ông linh mục mà ổng có cái đầu óc khách quan thì ổng phải đồng ý cái này là đúng, là vì sao? Bây giờ ổng làm ơn ổng lột bỏ cái nhãn hiệu Phật giáo, lột bỏ đi, ổng chỉ lấy cái tinh thần bát chánh đạo, ở đâu mà có người hành trì bát chánh đạo thì phải nói là cái đối tượng đó là đối tượng đáng kính. Ở đâu có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, nghiệp, chánh mạng thì cái đó là đối tượng đáng kính. Chớ còn bây giờ chưa gì hết là bà con dán cái nhãn hiệu đạo Phật lên đó là bắt đầu có phe phái, có anh có tôi, nó có hàng rào, nó có phên dậu, nó có giới tuyến, có biên giới là dở ẹc rồi, nha. Còn cái này hỏng có, cái này anh cứ lấy tinh thần thôi "Ở đâu có bát chánh đạo thì đó là chánh pháp".


Đó! Cái điều này, tôi nói lại, một ông linh mục Thiên Chúa hoặc một ông giáo sĩ đạo Hồi, giáo sĩ Do Thái, cái ông Guru của Ấn giáo, nếu mà ổng có đầu óc khách quan, bình tĩnh hơn, bình tĩnh lại thì ổng phải đồng ý mấy cái đó là đúng. Đời sống thánh hạnh đó ở đâu thì cái đối tượng kính lễ phải nằm ở đó.


Chớ còn nếu mà mình nghe giảng, mình coi kinh mình hỏng có hiểu cái chỗ này mình thấy nó kỳ kỳ, mình thấy giống như đạo này kêu gọi đừng có đi thương quí ai hết. Sai, sai, ở đây là đạo Phật chỉ nói đến cái giá trị thôi, đạo Phật không nói đến vấn đề phe phái, bè đảng, vây cánh. Đạo Phật không có nói cái đó, đạo Phật chỉ nói cái chất lượng, cái phẩm chất, cái nội dung hành trì thôi, chứ đạo Phật không có xài cái nhãn hiệu. Một người không có pháp danh, chưa từng thọ lễ qui y Phật giáo, chưa từng, mà người đó xưa nay chỉ biết nhà thờ, nhưng nếu một ngày kia nghe giảng hoặc xem sách rồi về mà sống, hành trì theo tinh thần bát chánh đạo thì đó vẫn là một người khả kính.


Chớ đừng có nói tôi phải nói là tôi thù cái chữ pháp danh lắm, pháp danh và lễ quy y. Tôi biết nhiều người sẽ ném đá tôi banh xác luôn nhưng tôi vẫn nói. Tại sao tôi thù hai cái chữ đó? Tại vì đó là một cái thứ mà tôi cho là đệ nhất cuồng tín, đệ nhất ngộ nhận. Cứ nghĩ rằng có pháp danh, có thọ lễ quy y là Phật tử, tôi ghét là ghét cái đó, ghét cái tào lao.



  1. Anh có pháp danh mà anh có hiểu đạo hay không? Anh không có học giáo lý mà pháp danh làm cái gì? 
  2. Thứ hai, anh nói với tôi là anh có thọ lễ quy y, đúng không? Anh thọ lễ xong rồi anh về anh có học giáo lý không? Anh có biết Phật dạy cái gì không? Không. 
  3. Cái thứ ba, cái này mới bậy nè, anh có pháp danh, anh có thọ lễ quy y xong anh chẳng biết Tam bảo thật sự là cái gì. Mà anh cứ cắm đầu anh thờ cái ông sư phụ mà ban cho anh cái pháp danh, truyền cái quy giới cho anh, anh chỉ thờ cái ông đó.

Cái đó còn tệ hơn vợ thằng đậu, cái đó còn tệ nữa nha. Cho nên tại sao tôi xài cái chữ thù, không phải tôi xài quá lố, xài cái chữ nặng, mà đó là sự thật, tôi ghét cái đó lắm, tôi ghét cái vụ mà đem cái pháp danh với lễ quy y. Cái này tôi nghe nhiều lắm: "Chị có thọ quy y chưa? Chị có pháp danh chưa?" Họ tưởng cái đó là cái hay ho lắm. Tôi nói cái đó nó còn tệ hơn là bằng cấp ngoài đời nữa, bị bằng cấp ngoài đời ít ra nó cũng phải trải qua một thời gian được đào tạo, được huấn luyện người ta mới có bằng cấp, ngay cả làm nail nó cũng có một cái giấy chứng nhận. Còn đằng này cái pháp danh, cái lễ quy y nó chưa đủ đâu vào đâu hết trơn. Cho nên đạo Phật nguyên thủy là chỉ giống cái phẩm chất, cái nội dung, cái chất lượng thôi. Chứ còn ba cái thứ pháp danh, ba cái lễ quy y đó không có đủ để gọi là một cái bằng chứng đâu, nhiều lắm nó là cái nhãn hiệu cho mấy cái người mê nhãn hiệu, mấy cái người tào lao, nha.


28:10


(Còn tiếp) 
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.93 Hành và Các Kinh khác (2-4)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190619.KTC.6.93%20H%C3%A0nh

28:10

KTC 94 Mẹ


1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. thế nào là sáu?


2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.
Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

Rồi tiếp theo là kinh 94, cái này học rồi, cũng y chang như vậy đó. Tức là một cái người đắc sơ quả, đắc Tu Đà Huờn thì vị đó không thể nào giết cha, giết mẹ, giết La hán, làm thân Phật chảy máu. Ừ quên, ở đây thế nào, tôi giảng mà tôi quên nói chỗ này, thế nào trong room này cũng có người nói "Tôi đâu phải Tu Đà Huờn đâu, thì tôi cũng đâu có khả năng giết cha, giết mẹ, đúng không? Tôi đâu có giết A La hán, thời này giết một đứa bé còn bị ở tù mà nói gì giết một vị A La hán, một người trưởng thành. Thời này làm gì có Phật mà tôi làm thân Phật chảy máu?" v v… Nhưng mà sai bét, nghĩ như vậy là sai. Sai ở chỗ nào?

Sai ở chỗ là thứ nhất, chúng ta có bao giờ đặt mình vào cái hoàn cảnh của cái người mà xuống tay giết cha, giết mẹ chưa? Chưa. Tại vì mình chưa có từng ở vào cái hoàn cảnh đó, thí dụ như một con nghiện lúc nó lên cơn nó có thể làm chuyện đó, hoặc là một cái đứa con mà nó từ bé phải sống chung với người mẹ không có đức hạnh, một người cha không có bổn phận, đánh đập, hành hạ nó, bạc đãi nó, rồi chưa kể là nó sống trong một cái bối cảnh gia đình mà không có tình thân. Rồi chưa kể là cái nền tảng giáo dục, nền tảng đạo đức mà nó hấp thụ quá yếu, quá kém, thậm chí là zero, nha. Thì trong cái trường hợp đó, có thể ngay kiếp này thì mình nói "Không, tôi không có cách nào mà tôi hình dung ra cái chuyện tôi giết cha, giết mẹ". Đúng, có thể đó, nhưng hồi nãy tôi có nói, các vị có thử đặt mình vào cái hoàn cảnh tâm lý của mấy người mà làm mấy cái chuyện đó chưa? Chưa.

Thứ hai, giả định như kiếp này các vị không có thể làm chuyện đó, nhưng mà kiếp sau cái chuyện mà mình làm chuyện đó không có là khó khăn đâu quí vị. Bữa hổm tôi có nói đó, quí vị giàu có, quí vị có trí thức, các vị có quyền lực, các vị có tiếng tăm cách mấy, cái chủng tử mà ăn phân người, cái chủng tử mà ăn thịt sống lúc nào nó cũng có sẵn trong người mình hết, chỉ cần mà đổi kiếp một cái là chúng ta hoàn toàn có thể làm mấy cái chuyện đó, nha. Ăn phân người, ăn thịt sống, uống máu tươi là chúng ta hoàn toàn có khả năng đó, tắt thở một cái đi về một cảnh giới nào đó thì cái chuyện đó rất là bình thường, nha, riêng vị Tu Đà Huờn thì không. Vị Tu Đà Huờn một khi họ đã chứng quả Tu Đà Huờn rồi thì cái vị đó từ đây cho tới ngày viên tịch niết bàn, vị đó không còn cách chi mà có thể làm cái chuyện này hết, nhớ nha.

Phải nhớ cái đó, bởi trong kinh ghi rất rõ là Ngài Mục Kiền Liên tại sao kiếp cuối cùng phải bị chết thảm? Bởi trong tiền kiếp Ngài cũng từng giết cha, giết mẹ. Rồi ông Đề Bà Đạt Đa là em họ của Phật mà ổng đắc tứ thiền ngũ thông mà tương lai sẽ là một vị Phật Độc giác, dễ sợ chưa?

Trong kinh ghi như thế này nè, muốn trở thành Độc giác Phật tức là trên Độc giác là Phật tổ, Phật tổ là như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là không có thầy mà lại có thể làm thầy cho người khác, còn riêng về Độc giác trên không có thầy mà dưới cũng không có trò, có nghĩa là chỉ thua Phật tổ thôi chứ còn vị này là trên cả Ngài Xá Lợi Phất nữa. Thì muốn trở thành Độc giác là phải trãi qua cái thời gian tu tập các hạnh lành trong suốt 2 A tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Mà ông Đề Bà Đạt Đa là ổng tu hết cái thời gian chẵn rồi, chẵn đây nghĩa là 2 A tăng kỳ ổng tu xong rồi, ổng còn nợ lại cái lẻ thôi, nghĩa là còn 100 ngàn đại kiếp. Khiếp chưa? Ổng còn sót lại cái lẻ thôi, vậy đó mà ổng còn làm được cùng một lúc hai cái chuyện mà coi như nhập thiên bội địa, đó là làm thân Phật chảy máu và chia rẻ tăng. Các vị thấy chưa? Đó! Thấy chưa? Tu cở như Ngài Mục Kiền Liên, tu cở như Đề Bà Đạt Đa vậy đó, nha, vậy đó mà trong vòng luân hồi vẫn còn có thể làm chuyện đó.

Cho nên tôi ghét nhất là cái người mà không có nghĩ thấu đáo mà cứ cái cách suy nghĩ là coi như có tấc mốt, lấy tấc đó đo, cái nào mà quá một tấc, cái nào dưới một tấc là phủ nhận, hỏng tin, sai. Bị cái nhận thức mình nó nghèo quá đi nha. Mình cứ tưởng là "Tánh tôi hiền lắm, tôi hỏng có dám làm cho ai chảy máu nói gì cái chuyện giết cha, giết mẹ", sai bét, sai, sai bét, sai bét, sai bét. Ngay bây giờ thôi chứ đổi đời một cái là cùng hung cực ác bán trời không mời thiên lôi đó, thứ dữ đó, chứ hỏng phải hiền đâu. Các vị có tu bằng Đề Bà Đạt Đa không? Các vị có tu bằng Ngài Mục Kiền Liên không? Cứ nghĩ nhiêu đó thôi, suốt ngày cứ niệm cái câu đó thôi: "Tôi có bằng ông Đề Bà Đạt Đa hay không?", "Tôi có bằng Ngài Mục Kiền Liên hay không?". Mà hai cái vị đó chuyện gì cũng làm hết, trời ơi các vị mà đọc ở trong chú giải tạng luật mà kể về Ngài Mục Kiền Liên là quí vị có nước mà kêu trời, kêu trời đó, chứ hỏng phải là thường, Ngài Mục Kiền Liên đó.

Trong trái đất này có 5 vị Phật, còn trước đó là vô số mình không có kể, còn trong trái đất này nè thì có 5 vị Phật, vị Phật đầu tiên là ai ta? Là Đức Thế Tôn Kakusandha (Phật Cù Lưu Tôn), vị thứ hai là Konāgamana (Câu Na Hàm Mâu Ni), vị thứ ba là Kassapa (Phật Ca Diếp), vị thứ tư là Sakiyamuni (Phật Thích Ca Mâu Ni), vị thứ năm là Metteyya (Từ Thị Thế Tôn tức là Đức Phật Di Lạc, Như Lai).

Thì cái vị Phật đầu tiên của đại kiếp này là Phật Cù Lưu Tôn Kakusandha, Ngài cũng y chang như Phật Thích Ca mình vậy đó, Ngài cũng có hai vị đại đệ tử đệ nhất thần thông, đệ nhất trí tuệ. Thì bửa đó hai thầy trò đang ôm bát đi hóa duyên ngoài đường, thì lúc đó Ngài Mục Kiền Liên là ác ma thiên tử, lúc đó cái kiếp Ngài làm ma vương, Ngài mới nhập vô một đứa bé khiến cho nó lấy cái cục đá nó liệng vô cái đầu của Ngài đệ tử đệ nhất trí tuệ của Phật Kakusandha, liệng bể đầu, máu chảy xối xả. Thì lúc đó Đức Phật Kakusandha Ngài đang đi bát, đi đàng trước nghe cái "bịt" như vậy đó, trong kinh nói vị Chánh đẳng giác không có quay đầu, Ngài xoay nguyên người lại, Ngài nhìn thấy Ngài biết chuyện gì, Ngài nói "Ma vương đúng là không có biết điều, tấn công một cái vị đại Thánh như vậy đó".Mà Ngài Vitura(?), Ngài y chang Ngài Xá Lợi Phất vậy đó, là La hán đệ nhất thinh văn mà đệ nhất trí tuệ, máu chảy ròng ròng lấy cái tay lau vậy thôi hà, lau cho thấy đường đi, chứ nó ra đầy cái mặt vậy rồi lau mặt đi nữa, không hề hờn giận gì hết. Thương cái kẻ hại mình như là mẹ thương con và còn hơn thế nữa, các vị hỏng có tin cái này, lấy tay lau máu rồi đi nữa, không có một mải mai trách phiền hờn giận, khiếp như vậy. Thì khi mà Đức Phật Ngài nói "Ma vương đúng là không có biết điều", thì ngay lúc đó trọng nghiệp của ác ma lớn quá đi, không có trời đất nào chứa nổi, ác ma ngay lập tức mệnh chung và sanh thẳng vào địa ngục. Mà ác ma đó chính là Ngài Mục Kiền Liên.

Chưa, còn cái vụ này mới ghê, trước khi liệng đá bể đầu một vị đại thánh chí thượng thinh văn như vậy, thì Ngài Mục Kiền Liên còn làm cái chuyện phải nói là long trời lở đất là Ngài phá đạo. Tức là Ngài dùng thần thông Ngài hiện ra một vị sa di 7 tuổi, mặt mũi ta nói đẹp như tiên giáng thế vậy đó, bay lơ lửng trên hư không thuyết pháp, giọng nói phải là vang lừng lanh lảnh mà cực kỳ duyên dáng, hợp lý, dễ thương, lôi cuốn, thuyết phục. Trời ơi, bà con một lòng tín ngưỡng Phật Pháp, thôi người ta cúng bái đạo Phật biết là bao nhiêu. Chính hình ảnh đó Ngài làm cho những vị tỳ kheo thích hưởng thụ nương theo đó mà hưởng thọ bao nhiêu sự cúng bái của Phật tử. Xong rồi, Ngài Mục Kiền Liên đổi qua cái tông khác, Ngài mới dùng thần thông tạo ra hình ảnh những vị tỳ kheo bê tha chè chén, dây dưa phụ nữ, rồi ăn nhậu gì tùm lum ở đầu đường xó chợ, mà dùng thần thông tạo những hình ảnh đó, để chi? Để cho người ta chà đạp, người ta phỉ nhổ, báng bổ Phật Pháp. Ngài làm ngược làm xui như vậy đó, Ngài Mục Kiền Liên đó, vì mục đích Ngài phá cho tanh bành đạo Phật Ngài mới vừa lòng. Các vị có tưởng tượng không? Tanh bành đạo Phật Ngài mới vừa lòng, ghét phá chơi vậy đó, nha.

Mà tất cả những chuyện đó là Đức Phật Kakusandha Ngài biết, Ngài biết đây là cái thời điểm vô minh của con người này thôi, chứ sau khi mà con người này nó qua cái cơn điên đó rồi, thì nó quay lại nó tu cũng dữ dội lắm. Bởi vì Ngài biết, Ngài nhìn Ngài biết mà, Ngài biết trong cái kiếp trái đất này nè, ác ma thiên tử này nè sẽ trở thành đệ nhị thinh văn mà đệ nhất thần thông của Đức Phật Gotama Thích Ca Mâu Ni, Ngài biết, nhưng mà giờ biết sao bây giờ?

Hồi nãy giờ tôi kể các vị nghe một loạt những câu chuyện đó để các vị thấy "Ồ thì ra, lý do vì sao có bài kinh này". Tức là một người đắc quả Tu Đà Huờn họ không bao giờ mà họ có thể làm những chuyện đó, trong khi một người hễ mà còn phàm thì cơ hội mà gọi là chằn ăn trăn quấn thì coi như là có thừa, miễn là mình còn phàm là cơ hội chằn ăn trăn quấn là có thừa. Ai trong chúng ta hôm nay yểu điệu thục nữ hết trơn á, hiền lành, hiền nhân quân tử, nhưng mà chưa đâu, tới lúc mà cái cơn nó tới nó gặp đúng cái môi trường, điều kiện, hoàn cảnh rồi là nó lên tới cái mức coi như là trời không dung, đất không tha, người không chịu nổi đó, cho các vị biết, nha. Nhưng đối với một vị tu hành đắc tới Tu Đà Huờn, tối thiểu Tu Đà Huờn thì không bao giờ quay lui mấy cái này. Cho nên vị Tu Đà Huờn, 5 điều đầu tiên là không có thể phạm 5 cái tội ngũ nghịch.

Điều thứ 6 là không đi tìm đến một cái vị thầy khác, trong bản Tiếng Việt là không đề cử một đạo sư khác, nhưng mà theo bản Pali đó thì là không tìm đến một vị đạo sư khác, trong tiếng Pali kêu là gì? Annansattaram uddisitun(?)có nghĩa là hướng tâm đến một vị đạo sư khác ngoài ra Tam bảo, không tìm đến một đạo sư khác ngoài ra Tam bảo, bởi vì sao? Thì vẫn theo cái tinh thần bát chánh đạo, ở đâu có bát chánh đạo thì vị Tu Đà Huờn cúi đầu thờ lạy. Cái này phải ghi, "ở đâu có bát chánh đạo" chứ đừng có gắn chữ Phật ở đây mệt lắm, mệt lắm nghe, cái đó là tào lao, đừng có gắn mấy cái nhãn hiệu lên mệt lắm, mà chỉ cần để cái tinh thần bát chánh đạo. Ở đâu có bát chánh đạo thì vị Tu Đà Huờn cúi đầu thờ lạy, chỉ vậy thôi. Trong đầu vị Tu Đà Huờn không có nhãn hiệu, không có logo, không có label gì hết, nhớ dùm cái đó rất là quan trọng nha.

Các vị biết nãy giờ tôi giảng mà có con ruồi bay tới bay lui mà tôi nổi điên lên các vị biết không? Tôi không có dám giết nó mà tôi cứ cầu cho nó chết, các vị có tin cái chuyện đó không? Tôi không có dám giết nó nhưng mà tôi cầu cho nó chết. Mà tại sao tôi nói cho các vị nghe cái chuyện đó? Là bởi vì tôi muốn cho các vị thấy rằng: Đó phàm như vậy đó, phàm nó như vậy đó, có nhiều khi nó không dám làm chuyện đó nhưng cái bụng nó muốn dữ lắm. Thấy chưa, thấy chưa? Nó lạng, nó lạng bây giờ có ai đó mà làm bồ tát đại thừa mà hy sinh ... để bảo vệ nó là cái vị đó kể như là thuộc về nhục thân bồ tát thời mạt pháp...

Annansattaram uddisitun(?) là không tìm vị thầy khác ngoài Tam bảo. Có lý do là sao? Là vì ở đâu có bát chánh đạo thì vị Tu Đà Huờn cúi đầu thờ lạy cái chỗ đó. Chứ ở đây không có logo, không có nhãn hiệu, không có label nào mà đạo giáo, đạo Phật gì hết, nhớ nha.

41:44

08/10/2019 - 12:54 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tiếp theo bài kinh 95, đây, cái này quan trọng lắm, đây là một loạt kinh mà tôi dứt khoát sống chết phải đem bỏ vào trong cái quyển Thiền môn nhật tụng Kalama. Vị Tu Đà Huờn không thể quay lại cái quan điểm cho rằng:

thiện ác khổ lạc do mình làm ra,

thiện ác khổ lạc do người khác làm ra,

thiện ác khổ lạc do mình và người khác cùng làm ra,

thiện ác khổ lạc tự nhiên mà có,

thiện ác khổ lạc không do ai làm hết.

Ở đây các vị nghe các vị có hơi nhức đầu phải không? Nhưng mà nó thế này:

Cái đầu tiên là vị Tu Đà Huờn không thể quay lại với cái quan điểm cho rằng khổ lạc do tự mình làm ra, là sao? Cái này Phật tử mình 99% là dính sạch, dính ngay chỗ này: "Hôm nay tôi bị khổ", "Tại hồi kiếp xưa tôi vụng tu", "Bây giờ tôi bị nghèo do kiếp xưa tôi không có bố thí", "Kiếp này tôi bệnh tật, yểu thọ là tại do kiếp xưa tôi sát sanh, thích hành hạ người khác". Mình nghe mình thấy rõ ràng nó chánh kiến, nhưng mà không. Nó là tà đó, tà chỗ nào? Không có "cái tôi" nào hết, không có cái chuyện mà "Hôm nay TÔI nghèo là do kiếp xưa TÔI không bố thí", nó lớn chuyện chỗ đó. Không hề có một "cái tôi" ở đây mà phải hiểu như thế này:

Do kiếp xưa cái 5 uẩn này nè, ở kiếp xưa nó quá nhiều tâm bỏn xẻn đi, nó không có muốn trao ra. Cho nên do 5 uẩn quá khứ mà bất thiện như vậy đó nó mới tạo ra 5 uẩn hiện tại đói nghèo, thiếu thốn vật chất. Nhớ nha. Cái năm uẩn hiện tại nó là quả được tạo ra từ 5 uẩn quá khứ nhưng nó không phải là 5 uẩn quá khứ, không hề có một "cái tôi" nó đi từ kiếp này sang kiếp khác. Trong room có hiểu cái này không ta? Năm uẩn này nó được tạo ra từ 5 uẩn quá khứ nhưng nó không phải là 5 uẩn quá khứ. Có hiểu cái này không? Tôi ví dụ nha, trái xoài đem trồng xuống nó ra cây xoài rồi trên cây xoài đó nó lại có trái xoài nữa thì cái trái xoài trước và trái xoài sau nó chỉ là similar not the same, trong room có hiểu câu này không ta?

Similar not the same có nghĩa là nó giống nhưng mà nó không phải là cái kia. Nha, cái này phải học thuộc lòng, cái này phải xâm lên trán mà kêu nó xâm bằng sửa con so bình thường nó chìm khi nào nóng nực hoặc nổi giận nó mới ửng lên cho mình thấy. Similar not the same có nghĩa là hồi xưa tôi làm con chó, do một cái nghiệp nào đó bây giờ tôi sanh ra tôi làm con chó nữa, thì cái con chó bây giờ nó là cái quả báo do cái đời sống của con chó trước tạo ra nhưng mà nó không phải là con chó cũ. Các vị nghe kịp chưa? Nó giống như trái xoài vậy đó, tức là nó giống nhưng không phải là cái kia: similar not the same. Đó! similar: giống thôi, nhưng not the same: nó không phải là cái kia.

Cho nên vị Tu Đà Huờn không còn quay lại cái quan điểm bậy bạ đó nữa, không còn quay lại cái quan điểm cho rằng TÔI tạo nghiệp thiện ác quá khứ nên TÔI phải chịu quả khổ hoặc hưởng quả vui. Không có, không có quan điểm đó. Không có cái chuyện mà cho rằng TÔI làm cái này, TÔI làm cái kia cho nên TÔI hưởng cái này, TÔI chịu cái nọ.

Thứ nhất là tự TÔI là không, mấy cái sau cứ theo vậy mà hiểu.

Mình cũng không thể nói là do người khác làm. Thí dụ như mình hiểu như thế này, mình hiểu là: Đúng rồi, không có cái TÔI nào hết nhưng mà có cái này, là hồi trước có một cái thằng nó làm bất thiện rồi cái thân bất thiện đó nó tạo ra cho cái thằng này nè hưởng cũng không được. Tự mình làm tự mình hưởng tức là sai, nhưng mà mình cho rằng kiếp trước có một thằng A, thằng B gì đó nó làm rồi bây giờ có thằng C, thằng F này nè nó hưởng cũng không được. Phải hiểu trước sau phải giữ vững lập trường đó là quá khứ tiền kiếp chỉ là một khối 5 uẩn liên tục sanh diệt, nhớ nha và ở đó có các thiện ác cũng liên tục sanh diệt, chính các thiện ác sanh diệt liên tục đó nó mới tạo ra ngũ uẩn bây giờ cũng buồn vui liên tục, cái buồn vui này đắp đổi lúc buồn lúc vui này nè nó chính là cái thiện ác quá khứ, chính vì quá khứ lúc thiện lúc ác cho nên kiếp này là lúc buồn lúc vui, phải hiểu như vậy.

Nhưng mà đại khái là không có một cái NGƯỜI nào hết, không hề có TÔI mà cũng không hề có người nào hết, mà tất cả chỉ là một cái dòng chảy của 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, của 6 căn, 6 trần, sắc, thanh, khí, vị, xúc, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, đó nó xoay vần giữa mấy thứ đó thôi chứ ở đây không có người nào hết. Ở đây có nhiều người trong room thắc mắc "Ủa cái đó quan trọng dữ vậy ta?". Quan trọng chứ.

Khi mình hiểu mọi thứ nó là đồ ráp thì cách nhìn của mình về cuộc đời nó khác đi nhiều lắm quí vị. Tôi nói đi nói lại hoài, đó là khi mình hiểu rõ cái cấu trúc của một món đồ thì cảm giác của mình đối với nó khác, rất là khác so với chuyện mình mù tịt về nó. Trong room có hiểu cái này không ta? Tôi nhắc lại nha, cũng cùng món đồ đó nhưng mà khi ta hiểu rõ cái cơ cấu, cái cấu trúc, cái tổ chức của cái món đồ đó thì cái cảm giác của ta đối với món đồ đó hoàn toàn khác so với cái trường hợp ta mù tịt về nó. Có hiểu không?

Tôi kể cho các vị nghe một cái chuyện nhỏ xíu thôi, là tôi đọc báo về tâm sự của mấy bác sĩ pháp y, mấy cái người mà chuyên môn mỗ xẻ mấy cái xác chết để mà điều tra vụ án hỗ trợ điều tra, thì có trường hợp là nam, có trường hợp là nữ, mà họ mỗ riết tối họ về họ không có ngủ với chồng với vợ được nữa. Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy, nhớ nha, không phải ai cũng vậy, nhưng mà tôi chỉ lấy một trường hợp thôi, có nghĩa là họ về họ ngủ không được, ngủ đây có nghĩa là gần gũi, không được, tại vì sao? Là vì họ nằm kế bên, thứ nhất họ đi làm về mệt, có một phần, phần thứ hai nữa đó là cái người bạn đời của họ thấy họ hơi kỳ kỳ, ở gần họ mình nghe có mùi tử khí nó phảng phất, đó là lý do phía người kia. Tức là cái con người đó, bàn tay đó bây giờ đang ve vuốt, đang mơn trớn mình mà cả ngày nay nó mò toàn là xác chết không hà, cho nên người kia cũng ớn, cái thái độ ghẻ lạnh của họ, cái thái độ ái ngại của họ cũng làm cho mình mất lửa, có, có. Nhưng trường hợp thứ hai, chính mình nè, mình mỗ riết cả ngày, coi như là tất cả đường cong, đường thẳng, chỗ mô, chỗ lõm gì đó tất cả đối với mình đều vô nghĩa hết. Bởi vì suốt ngày mình làm việc với toàn là xác chết không hà, tối ngày lách dao tách ra, lách dao tách ra, lách dao tách ra, riết rồi nó quen đi. Khi mình hiểu quá rõ về cơ thể mình mà những hình ảnh đó cứ đạp vô đầu mình hoài, cứ sáng quất cho 5 xác, chiều 3 xác, mà nó cứ chơi triền miên khói lửa như vậy riết nó nản, nó xuống tinh thần lắm, về cứ dòm người bạn đời, nhìn nó tự nhiên muốn cầm dao chọt nó hà, kỳ vậy đó, quen rồi đó, cứ nhìn nó muốn lấy dao tách nó ra tại nó quen rồi.

Cũng giống như ngày xưa mà tôi còn nhỏ ở Việt Nam ở miền Đông, chùa mít nhiều lắm, thường thường tụi tôi đói bụng tụi tôi hay đi ra ngoài vườn mít thăm, thăm là sao? Búng, búng cái nào một là nó thơm thì khỏi nói rồi, cái nào nó hỏng có thơm mình búng nghe "bịch, bịch, bịch, bịch" tiếng nó nghe đặc không có vang thì cái đó mình hiểu ngầm là nó già đem đi dú được, còn mình búng nghe "cong, cong, cong, cong" nghĩa là mít non. Còn cái nào búng "bịch, bịch" mà ngửi nó hơi có mùi là quá khỏe rồi, tụi tôi mới thỉnh vào để hóa kiếp. Trong chùa có chú tiểu chú quen như vậy đó, có lẽ đạo hạnh nhiều đời chú gắn liền với trái mít hay sao mình hỏng hiểu, tối chú ngủ kế bên ông sư mà chú búng búng vô trong đầu của vị đó thì vị đó mới gạt tay chú ra rồi mới khều hỏi "Cái gì vậy?". Thì chú xin lỗi "Con nằm mơ con thấy con đang thử mít". Các vị nghĩ có động trời không? May là mít thì bữa có bữa không mà nó còn lậm, nó còn nhiễm như vậy đó thì các vị tưởng tượng đi, tưởng tượng mà nó mỗ riết như vậy đúng là "con ong đã tỏ đường đi lối về" đó, cái đó nó đâm ra nó nản lắm. Tại sao thích vợ bé? Là bởi vì nó lạ. Người ta nói trên đời không có chuyện gì là lớn, chỉ có lấy vợ nhỏ mới là chuyện lớn là chỗ đó, bởi vì nó lạ, chứ còn cái gì mình thông thuộc nó quá cái mình nhìn nó khác đi nhiều lắm quí vị.

Ở đây cũng vậy, một cái vị Tu Đà Huờn khi mà họ thấu suốt cái cấu tạo, cái cơ cấu, cái tổ chức của cái gọi là thân và tâm này nè, thì họ nhìn về nó khác đi nhiều lắm, họ không còn dệt mộng nó nữa, họ không ngồi mơ mộng, họ không ngồi để mà tưởng tượng viễn vông về nó như là những cái khái niệm mắt biếc hồ thu, suối tóc đen huyền, rồi bờ môi mọng, rồi nào làn da trắng như phấn trắng bông bưởi, rồi gót sen, gót khỉ mốc gì đó là vị Tu Đà Huờn không còn nữa. Bởi vì họ biết mấy cái đó toàn là mấy cái hư ngữ giả trá do cái đám phàm phu u mê nó nghĩ ra thôi, chứ còn bây giờ thử thời nó đẹp bằng trời mà quất cho nó một cái sẹo xéo vầy nè là coi cái mặt nó ớn lắm, các vị hiểu không? Đừng có tạt a xít nó ác lắm, chỉ cần một cái sẹo mà nó dài nó cắt ngang là nhìn cái mặt thấy nó giang hồ rồi. Nó đẹp bằng trời mà quất cái thẹo này là mình thấy nó xuống tinh thần dữ lắm, rồi trong cơ thể mình chỗ nào mình thấy là hấp dẫn nhất quất cho một cái thẹo, quất cho một cái đốm lang ben hay đốm hắc lào hay lác ướt, lác khô, hay là dời làm cho nó một ề như cở này là bắt đầu nó xuống tinh thần liền hà. Vị Tu Đà Huờn hiểu rất rõ cái đó, hiểu rất rõ, chỉ cần một cái vết nám mà nó nằm ngay cái vị trí quan trọng rồi là nhìn nó xuống tinh thần dữ lắm. Lúc đó bao nhiêu mộng mơ đều tang hoang hết trơn hết trọi. Đây là lý do vì đâu mà mấy cái viện thẩm mỹ nó mới ăn nên làm ra, là bởi vì nó chỉ cần nó làm sao mà nó che được những cái khuyết điểm để cho người đời tiếp tục mộng mơ trên chính cái hình hài mà gọi là trời ơi đó đó, là nó hốt bạc.

Cho nên ở đây cái chuyện đầu tiên là vị Tu Đà Huờn không có còn nhìn cái thế giới này bằng cái quan niệm ngã chấp là có một cái thằng tôi, thằng ta, có một ông A, bà B nào, không có. Mà vị Tu Đà Huờn luôn luôn nhìn về thế giới này bằng một cái nhìn thấu suốt rằng mọi thứ là một dòng chảy tương tục miên viễn bất tuyệt, của những đơn vị pháp giới phù du rất đỗi là mong manh, thấy đó rồi mất đó, chớp nhoáng trong từng phút. Có như vậy đó vị đó mới có một thái độ sống rất là bình tĩnh, rất là bình thản không giống như mình. Mình thì mình ê a mình tụng kinh tùm lum nhưng mà mình chỉ là những con két chùa thôi. Két chùa là sao? Con két chùa có nghĩa là nó đọc kinh ào ào, nhưng mà nó gặp cái chuyện mà nó sốc lên rồi là nó chịu không nổi.

Vị Tu Đà Huờn thì không, cho nên người đắc quả Tu Đà Huờn trở lên thì vị đó không còn quay lui lại cái quan điểm ngã chấp tổng cộng các vị đếm là đủ 6 đúng không? Tức là không có còn nghĩ rằng là tôi làm hay là người khác làm, không có, không có nữa, không còn nhìn thế giới này qua cái quan niệm ngã chấp mà chỉ nhớ rằng là vị Tu Đà Huờn luôn luôn nhớ cái điều này: Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng, không hề có đống phụ tùng trong một chiếc xe. Trong room thế nào cũng có người nổi dịch lên các vị hỏi "Ủa, cái này hình như ổng nói chứ hỏng phải kinh", phải không ta? Thế nào cũng có tên nghĩ như vậy, thôi tôi tặng cho các vị cái này, biết đọc Tiếng Anh không? Tiếng Việt đi, vô google đánh chữ: Tỳ kheo ni Vajira và ác ma, còn Tiếng Anh là Vajira và Mara, thì trong đó các vị sẽ thấy cái câu tôi vừa nói: Không hề có đống phụ tùng trong một chiếc xe, không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng.

Dĩ nhiên chiếc xe hồi xưa là xe ngựa, xe bò, các vị nghe kịp không? Chớ không phải xe 4 bánh chạy bằng động cơ mechanic của mình, hỏng phải. Nhưng mà dầu xe nào đi nữa nó cũng có nhắm cái ý nghĩa đó là nó là khối tổng hợp được lắp ráp bởi các món phụ tùng rời rạc, dầu đó là cái thùng, cái phần sau của một chiếc xe ngựa hay là xe bò, xe tứ mã, song mã hay là lục mã gì hỏng cần biết, nhưng mà chỉ cần biết đó là một cái phương tiện được lắp ráp bởi các thứ phụ tùng rời rạc.

Thì theo tinh thần đó, "Không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng", có nghĩa là sao? Có nghĩa là đống phụ tùng mà đã tháo banh ta long, nó rời ra hết, bù lon, con tán nó nằm một đống rồi tháo rời ra hết thì chiếc xe nó nằm ở đâu? Các vị hiểu chưa?Chiếc xe nó nằm ở đâu? Lý do nằm chỗ đó. Thí dụ như bây giờ các vị hỏng tin tôi chứ gì, các vị tháo một đống để đó đi, các vị chụp hình, thì người ra nhìn cái hình đó người ta nói "Ờ,thằng Tèo nó ngồi kế bên đống đồ part, kế bên đống phụ tùng", chứ không ai nói Thằng Tèo nó ngồi kế bên chiếc xe, theo tôi biết là như vậy. Nếu mà chụp cái hình đó xong rồi post lên trên facebook coi người ta nói làm sao, người ta nói "Cái thằng đó ngồi bên đống phụ tùng", chứ không ai nói "Thằng này ngồi bên chiếc xe" hết.

Nhưng mà cũng cái đống đó bây giờ ráp ngược trở lại cho nó thành chiếc xe hoàn chỉnh đi, thì người ta sẽ nói là "Thằng Tèo nó ngồi bên chiếc xe" chứ không còn ai nói "Thằng Tèo nó ngồi bên đống phụ tùng" nữa hết, là vì sao? Là vì chiếc xe nó được lắp ráp bởi đống phụ tùng, lắp ráp từ cái đống phụ tùng và cái đống phụ tùng nó được tháo ra từ chiếc xe.

Cho nên tháo rời nó ra thì cái cũ không còn nữa, lúc bấy giờ nó trở thành một cái mới. Nhớ cái đó đó, cái đó là cái quan trọng phải nhớ.
57:46

(Còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.93 Hành và Các Kinh khác (3-4)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190619.KTC.6.93%20H%C3%A0nh

57:46

11/10/2019 - 04:41 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 96 Sự Xuất Hiện

1. - Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu?

2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời; sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được ở đời; sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm được ở đời; không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời; không si mê, không câm ngọng khó tìm ở đời; ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời.

Tiếp theo bây giờ qua kinh 96. Đức Phật Ngài dạy trên đời này có 6 sự kiện khó tìm, chữ pātubhāva là xuất hiện, có 6 chuyện rất là khó xảy ra.

Thứ nhất đó là sự ra đời của một vị Chánh đẳng chánh giác. Tôi nói một tỷ lần, tại sao cái sự ra đời của Đức Phật là hiếm? Là bởi vì trong Tăng chi phần 3 pháp, chính Ngài cũng có dạy thế này "Trên đời này tìm được người có lòng tri ơn khó dữ lắm". Tôi biết trong room này nhiều người cứ tưởng mình là người biết tri ơn nhưng mà sai bét, các vị mang ơn ai, hả? Cái ơn đó bằng trời đi nữa nhưng các vị luôn luôn có tới một tỷ lý do để các vị phủi tay, luôn luôn là như vậy.

Bữa hổm tôi có nói thí dụ này, tức là mỗi ngày tôi hầu hạ các vị như là mẹ ruột của tôi, như là cha ruột của tôi vậy đó, mỗi ngày tôi dúi vô tay các vị 10 ngàn đô la xài chơi, rồi xong rồi tôi nấu cơm, rồi tôi lấy nước nóng ngâm chân, tôi cắt móng tay, tôi xoa bóp, tôi hầu hạ các vị như là mẹ ruột của tôi. Mỗi chiều trước khi chia tay, tôi cũng phải giăng màn, móc mùng tùm lum hết, quạt hầu ấm lạnh xong xuôi, cho các vị 10 ngàn đô la. Mỗi ngày hầu hạ như vậy, ăn uống thì lựa cái món nào các vị vừa lòng, lúc nào cũng ngồi chầu chực coi làm sao cho các vị vui, khi nào các vị buồn giận hỏng vui thì tôi tìm cách tôi chìu chuộng, an ủi, xoa dịu. Tôi hầu như vậy đó mà suốt 10 năm trời, 10 năm nha, liên tục không mất một ngày. Đến năm thứ 11 tôi không còn lo nữa, tôi chuyển qua người khác, thì các vị tưởng tượng đi, các vị có chịu nổi không? Cái ơn 10 năm qua mà tôi đối xử tốt với quí vị đó, bây giờ các vị có còn nhớ hay không? Hay là các vị chỉ nghĩ đến một chuyện: Bây giờ nó qua nó lo cho người khác rồi, nó thờ người khác rồi. Đêm đêm cũng khoảng tầm 6, 7 giờ bắt đầu cái lòng căm hờn nó nổi dậy, các vị nhớ ngày xưa 10 năm trước vào cái giờ này là ổng bưng nguyên một cái ấm, nguyên một cái thau bằng đồng mạ vàng đựng nước ấm có thuốc bắc trong trỏng, ổng ngâm chân, ổng xoa bóp cho mình ngủ. Rồi bây giờ ổng đem toàn bộ những sự chăm sóc đó ổng qua ổng lo cho vị kia. Chỉ nghĩ chừng đó thôi là 10 năm ân nghĩa coi như đổ xuống cống, tôi hứa như vậy, đừng có nói dóc, nha, hứa luôn, nha.

Cho nên lòng tri ơn rất là khó kiếm. Mà cái chuyện đầu tiên là lòng tri ơn mình có hay không? Thứ hai, có được lòng tri ơn rồi liệu mình có được cái thứ hai hay không?

Thứ nhất, tri ơn là thương được cái người tốt với mình chứ gì nữa? Tri ơn là mình thương, quí người tốt với mình.

Thứ hai, khó hơn một chút đó là thương được người dưng, cái người mà không có ơn nghĩa, không có ân oán gì với mình hết.

Cái khó thứ ba là thương được bạn bè của kẻ thù.

Và cái thứ tư là thương được kẻ thù.

Tổng cộng là 4 bước, các vị nghe kịp không?

Một là tri ơn, là lòng thương quí cái kẻ tốt với mình.

Thứ hai, thương được cái kẻ không ân oán với mình.

Bước ba, thương được bạn thân của kẻ thù mình.

Và cái thứ tư là thương được kẻ thù.

Tất cả là 4 bước nha. Thì muốn trở thành một vị bồ tát là phải đi đủ 4 bước này, bởi vì sao? Tại sao có 4 bước này? Bởi vì không có khả năng thương được kẻ thù thì anh làm bồ tát kiểu gì? Anh làm bồ lúa chứ bồ tát cái gì? Anh làm bồ lúa chứ bồ tát gì nổi mà bồ tát? Bồ tát là phải có khả năng thương được kẻ thù. Gớm như vậy.

Trong kinh nói là phải có khả năng thương được kẻ thù rồi đến một ngày khi gần thành Phật là Ngài phải đạt tới cái trình độ là coi kẻ thù và người thân giống nhau. Phải giống nhau, có nghĩa là ngó nó như hai giọt nước, nhìn như hai giọt nước vậy đó. Cái tâm nó phải ngon lành, nó phải hững hờ, nó bình thản như vậy, nhìn cái kẻ chí ái và cái kẻ đại thù giống như nhau. Đại thù là gì? Là nó mới vừa giết cha mình xong, nó mới vừa giết mẹ mình xong, nó mới vừa cào nhà, nó mới vừa giựt vợ mình xong, bây giờ nó đang lên kế hoạch, nó giết, nó lụi, nó đâm, nó chém, nó bắn mình, mình biết luôn, biết nó lên kế hoạch nó giết mình nhưng bồ tát vẫn nhìn nó bằng cái ánh mắt y chang như nhìn mẹ của mình vậy, không có phân biệt. Thì tới mức này nè mới thành Phật được. Mà trong cái quá trình đó, là các vị biết phải tu bao nhiêu A tăng kỳ quí vị biết không?

Nãy giờ tôi mới nói có một hạnh tu thôi đó.

Thứ nhất là lòng tri ơn, thương được cái người tốt với mình.

Thứ hai là thương được cái kẻ không mắc mớ gì mình.

Thứ ba là thương được bạn bè của kẻ thù mình.

Thứ tư là thương được kẻ thù.

Sau khi mà anh đã qua được 4 cái ải này rồi thì anh mới nói chuyện anh làm bồ tát, bồ lúa, nha. Chứ còn anh không có qua được 4 cái ải này thì giống như Quan Công chưa có quá ngũ quan mà trảm lục tướng thì chưa có về nước Thục được, vậy đó. Nhớ nha, nhớ cái đó. Khó lắm. Mà trong khi cái bước đầu tiên là tri ơn là chính Phật đã dạy "Khó khăn lắm, không phải dễ dàng tìm thấy ở đời một người có lòng tri ơn và biết báo ơn". Phật đã nói cái điều đó rồi, mà ngay cái step đầu tiên là tri ơn mà đã không có rồi, tức là thương được, quí được kẻ tốt với mình khó lắm.

Trong room này nhiều người lén lén nghĩ "Trời ơi, người ta tốt với mình thì mình thương người ta chuyện đó bình thường". Sai, trước mắt thôi. Chứ chỉ cần người ơn đó mà họ chỉ có một động thái nho nhỏ là mình xù đẹp nha, nhớ đi, đừng có hèn mà lắc đầu. Tôi ghét nhất cái đó, có gì đâu mà lắc đầu, cái đó là sự thật mà.

Hồi nãy tôi nói rồi, tôi hầu các vị như bà cố nội của tôi suốt 10 năm mà tới năm thứ 11 tôi chuyển qua đối tượng khác, tôi không có đụng chạm gì tới quí vị, tôi không có xúc phạm, tôi không có mạo phạm, tôi không có tấn công quí vị nha, tôi chỉ dời đối tượng thôi. Tức là ngày xưa bao nhiêu cái sự chăm sóc đó tôi dành cho quí vị, bây giờ tôi dời sự chăm sóc qua đối tượng khác là quí vị đã thù tôi rồi nha.

Cho nên cái bước một là thương quí được cái người tốt với mình tưởng dễ chứ rất là khó bởi vì đó là hạng người tri ơn mà. Bước hai là thương được cái kẻ không ân oán gì với mình. Bước ba là thương được bạn của kẻ thù mình. Thứ tư là thương được chính cái kẻ thù mình.

Đấy! Thì như vậy tôi chỉ nói riêng có một tí ti vì đó chỉ là một phần tỷ của một vị bồ tát thôi, thì hỏi cái đó đã khó, đã hiếm thì các vị hiểu ngầm một vị Phật còn hiếm cở nào? Một vị Phật có thể vì chánh pháp, vì để nghe một bài pháp mà dám chết. Tu hạnh trí tuệ đó, để cầu được trí tuệ, để cầu được nghe pháp mà vị bồ tát có thể dám chết chứ đừng có nói tài sản ngoại vật ngoại thân nha, dám chết để mà nghe pháp. Vị bồ tát dám vì trau dồi trí tuệ mà dám chết, vị bồ tát dám vì lòng từ bi với chúng sanh mà chết, dám vì cái hạnh bố thí mà chết, dám vì cái hạnh nhẫn nhục mà chết, dám vì cái hạnh tinh tấn, hạnh xuất gia mà chết, dám vì cái từ tâm, dám vì cái hành xả mà chết. Dễ sợ như vậy. Còn mình thì sao? Mình là chỉ cần mất một mẻ, một miếng tiền, sứt một miếng thịt là mình đã nổi dịch lên mình muốn đốt nhà, mình cào cả họ người ta mình giết rồi. Trong khi Ngài là Ngài phải tới cái mức độ vì các hạnh lành mà dám chết, mà không phải một kiếp, nhiều kiếp như vậy, vô số kiếp như vậy, cuối cùng thành một vị Phật.

Cho nên cái sự ra đời của một Đức Phật cực kỳ là quí hiếm, cực kỳ khó khăn, nha.

1:07:12

11/10/2019 - 05:49 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

* Cái thứ hai là cái sự xuất hiện của những người thuyết giảng chánh pháp. Đừng có tưởng là đem kinh điển ra giảng ào ào, ào ào thì được kể trong đây, nghe. Người thuyết giảng chánh pháp phải là người thuyết đúng chứ còn thuyết ào ào chưa chắc là đúng, thuyết hay thật là hay, thuyết đến mức mà con thằn lằn trên tường nó phải rớt cái "bịch" xuống. Chưa, chưa chắc.

Thuyết đúng chánh pháp đây có nghĩa là không có thêm, không bớt, không chỉnh sửa sai lệch cái tinh thần của Phật, cái đó là cái khó. Chứ đa phần chúng ta nhớ thế này, có 2 loại pháp sư: Một cái hạng là nói đúng như là Phật Pháp. Và một cái loại nói pháp như là mình muốn tức là mình nói điều đó là vì mình hiểu tới đó thôi, hoặc là vì mình muốn nói cái chuyện đó, mình muốn giải thích chuyện đó theo cái quan điểm tư kiến của mình, cái đó là hạng thứ hai. Còn hạng thứ nhất là giảng y như lời Phật. Hạng thứ hai là giảng y như mình muốn, y như mình nghĩ. Thì cái hạng mà giảng y như lời Phật, cái loại đó mới khó kiếm.

Như vậy, cái thứ nhất là rất khó chứng kiến sự ra đời của Phật.

Cái thứ hai là rất khó mà gặp gỡ một người thuyết đúng chánh pháp.



* Cái thứ ba trong đây để là "Sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm ở đời", cái này nó hơi tối nghĩa. Trong bản dịch Pali để thế này, "Thánh xứ" là gì ta? Thánh xứ tiếng Pali gọi là majjhimadesa có nghĩa là trung thổ, không phải là trung nguyên, Trung Quốc đâu, hỏng có phải. Mà majjhimadesa có nghĩa là cái trung tâm văn minh, sanh ra được cái xứ trung tâm văn minh thời Đức Phật ra đời. Trung tâm văn minh là sao? Trong kinh ghi rõ là "Cái chỗ mà Thế Tôn và các Thánh chúng có thể lui tới thường xuyên", nha. Thế Tôn nói chung là ở đâu Ngài tới cũng được thôi, nhưng mà cái chỗ nào Ngài cư ngụ thường xuyên, Ngài an ngự thường xuyên, chỗ đó vẫn là tốt hơn chỗ khác, mặc dù ở đâu Ngài đi tới cũng được, đúng, nhưng mà mình ở gần Ngài nó vẫn tốt hơn, mình phải đồng ý chuyện đó thôi.

Thánh xứ đây là cái chỗ mà Thế Tôn và các Thánh chúng đệ tử của Ngài thường xuyên lui tới, lai vãng, khứ hồi, nha. Thì sự có mặt ở cái chỗ như vậy không phải dễ đâu. Bởi vì các vị biết trái đất nó to đùng thế này, mình lật bản đồ ra mình thấy trái đất nó to thế này rồi Ấn Độ nó là một cái mãnh nhỏ trên trái đất, mà cái gọi là địa bàn hoằng pháp của Đức Phật và Thánh chúng nó lại là một đóm nhỏ trong cái nhỏ ấy. Ấn Độ chỉ là một miếng trên trái đất, mà cái khu vực, cái địa bàn mà Phật hoằng pháp chỉ là một miếng nhỏ trong cái nước Ấn Độ đó thôi. Đó! Mình có mặt ngay thời điểm đó không phải dễ đâu quí vị. Chứ còn không, lúc đó sanh vô một cái xứ mà xa xôi, một là không có cơ hội để nghe biết gì về Phật, thứ hai là ở những chỗ chưa kịp nghe về Phật là mình đã phải tiếp thu, đã phải sống trong và tiếp thu với những cái tà kiến, dị thuyết, tầm bậy tầm bạ, thờ ông thầy Tám, bà Tư tùm lum, nước lạnh, nước sôi, nha.

Đó! Cho nên là có mặt ở trong cái chỗ mà Thánh nhân lai vãng là một chuyện rất khó. Thánh xứ là cái chỗ mà Thánh nhân lai vãng nha.

1:10:43

* Rồi không khiếm khuyết các căn là khó tìm ở đời, nghĩa là sao? Các vị biết sanh ra mà nó toàn vẹn không phải dễ. Tôi có biết một cô dược sĩ nè, thông minh lắm, bằng trời đó, tướng tá ngó cũng được, mà bị điếc. Cho nên là nói chuyện với bả thì bả có bên nghe, bên không, nói chuyện với bả mình bực lắm, mà tôi quên bên nào điếc, nhưng đại khái mình nói bên điếc là thua, mình chửi cha nàng nàng không có hề nghe. Mà nói bên cái phía mà nàng nghe ok là mình thở ra cách một cây số là nàng đã nghe rồi. Còn cái phía bên điếc mình có chửi cha nàng nàng cũng không có giận nữa, khổ vậy đó, may là điếc có một bên đó nha.

Cho nên quí vị tưởng tượng may là điếc thôi, chứ còn nó mù, rồi nó bị cụt tay, cụt chân, rồi nó câm, nó ngọng, phiền lắm. Cho nên sanh ra đời mà làm người có ngũ quan đầy đủ, các căn không khiếm khuyết không phải dễ đâu quí vị.

Tôi nhớ tôi có kể cho bà con nghe cái chuyện này mà cái lớp này đơ không có nhớ khỉ gì đâu. Một ngày kia trong công viên ấy có cái ông cụ đang tập khí công, 1, 2, 3, 4, vầy nè, pháp môn vẫy tay đó, thì ổng thấy một anh thanh niên đẹp trai lộng lẫy luôn đang lén lén, lút lút kiếm chỗ thẩy cái cọng dây lên treo cổ. Thì ổng mới hết hồn, ổng mò tới, ổng mới nói "Cậu muốn chết thì tôi can hỏng có nổi đâu, nhưng mà cậu cho tôi nói chuyện chút rồi cậu chết. Đúng là cậu muốn tự tử phải không?". Anh chàng đó mếu máo nói "Đúng". Hỏi lý do thì cậu ấy nói "Cháu không có tìm ra được việc làm, rồi người nhà coi cháu là gánh nặng, rồi người yêu lần lượt đội nón ra đi hết. Bây giờ cháu không có thiết sống nữa". Thì ông già ổng nói thế này "Cậu có biết là cậu giàu có lắm hay không? Cậu có biết rằng trong đời của tôi, tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền từ hồi trẻ, hồi trẻ là tôi phải đi nhổ răng, trám răng, làm răng tùm lum và cuối cuộc đời này nè tôi phải bỏ tiền tôi làm hai cái hàm răng giả biết bao nhiêu tiền, biết bao nhiêu đau đớn, biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc và đau đớn. Cuối cùng tôi phải xài răng giả. Còn cậu, hai cái hàm răng của cậu nó đẹp quá đi. Chắc cậu chưa biết nha sĩ là sao, đúng không? Thứ hai, cái tướng của cậu tôi nghĩ chắc là không có huyết áp, không có tiểu đường, không có cholesterol, nhìn cái tướng đã quá mà. Rồi thêm cái nữa cậu biết không, biết bao nhiêu tỷ phú trên đời này họ sẵn sàng mất sạch tài sản để từ tuổi 80 quay lui về tuổi 20 như cậu, cậu biết không? Mất sạch mấy chục tỷ để được quay về cái tuổi 20 như cậu, cậu biết không? Nhưng mà cái chuyện đó không được, cậu biết không? Có tỷ phú 80 tuổi ổng sẵn sàng mất sạch, để mà quay về tuổi 20 của cậu, quay về mà tay trắng đó nha. Trong khi cậu thì sao? Cậu có sức phát triển quá tuyệt vời, một cái cơ thể phải nói là khỏe mạnh, cường tráng, đẹp trai, ta nói đẹp từ tóc cho tới trán, rồi mũi, môi, răng, má, mông gì nhìn ta nói đã đời ông địa mà cậu coi thường nó. Cậu nghĩ là vì cậu nghèo, vì hỏng có tiền mặt, tiền cash, tiền tươi, rồi cậu chết, cậu biết cậu dở lắm không?" Thì cậu thanh niên đó nghe như vậy, mắt cậu sáng lên, cậu nói "Trời ơi, cháu ngon lành vậy sao?" Ổng nói " Đúng, quá ngon. Bây giờ bao nhiêu cái thằng tỷ phú 90 tuổi, thí dụ ông Warren Buffett của Mỹ bây giờ kêu ổng vứt tài sản để quay lại tuổi 20 cường tráng, đẹp trai, tay trắng mỗi ngày đi lái Uber taxi ổng cũng chịu nữa, miễn là quay lại cái thời 20 thôi, nha, mà đâu có được. Còn cậu? Quá đã, quá xá đã luôn".

Thì ở đây cũng vậy, các vị biết bây giờ các vị còn khỏe mạnh, các vị coi thường, các vị cứ lo tầm bậy tầm bạ. Chớ các vị nhớ có cái câu chuyện tôi đọc mà tôi nhớ hoài hà, là: Có một cô bé nhà nghèo, cổ thèm một đôi giày mà mua hỏng nổi, cổ buồn lắm, nhưng mà trên đường từ trường về nhà cổ mới tình cờ thấy một người ăn xin bị cụt chân thì cổ mới nghĩ ra một chuyện "Không có tiền mua giày không đau bằng không có chỗ để mang giày". Nhớ cái đó nha.

Cho nên trong room sau khi nghe giảng cái này xong về gác cái chân lên trán suy nghĩ đi, mỗi lần bị khổ nhớ câu đó, đọc như đọc kinh vậy đó "Không có tiền mua giày không khổ bằng không còn chỗ để mang giày". Đấy! Nhớ nha. Như vậy thì ta quá ngon lành, các vị hiểu không? Các vị ngon quá. Tôi không biết trong room này các vị già trẻ, bé lớn, đẹp xấu, mập ốm, trắng đen, cao thấp ra sao tôi chả biết, tôi chỉ biết là các vị may mắn quá, các vị còn có chỗ để mà mang kiếng bởi vì người đui mang kiếng làm cái gì? Chỉ mang kiếng màu thôi, chứ còn mang kiếng cận là phải cái người còn sáng mới mang chứ, đúng không? Các vị còn có chỗ để mang giày, còn có chỗ đeo găng tay, còn có cái này cái kia để mà chăm sóc, đôi khi đó cũng là cái phước đó quí vị à.

Cho nên ở đây Đức Phật Ngài dạy là sanh ra đời mà ngũ căn đầy đủ, các chi không khiếm khuyết là phúc ba đời nha. Chứ còn cái thứ mà gặp được Phật Pháp mà tâm thần cũng trớt quớt, gặp Phật Pháp mà tứ chi bị khiếm khuyết cũng mắc dịch, trong kinh cấm không có cho người như vậy xuất gia, các vị biết không? Kỳ hình dị tướng đủ để làm cho người khác kinh sợ hoặc phát sanh dị cảm thì cũng không được xuất gia, đắp y; người mà không có đầy đủ các căn cũng không được xuất gia, đắp y; người mà khiếm khuyết tứ chi cũng không được xuất gia, đắp y. Khổ như vậy đó quí vị.

Cho nên cái chuyện coi như là còn có chỗ để mang giày là các vị đã phước ba đời rồi nha.

1:17:23

11/10/2019 - 08:15 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

1:17:11

* Rồi tiếp theo nữa là không có si mê, có nghĩa là sanh ra đời mà cái này của mình nè suy nghĩ được, không đến nổi mà ù ù cạc cạc, không đến nổi mà chậm nhớ chậm hiểu là phúc ba đời.

Tôi cũng đã có dịp tiếp xúc với một vài người mà trời ơi nó chậm mà tôi nói mình nổi điên luôn, cũng từ cái chỗ chậm mà mình phương hại, mình ái ngại, từ phương hại chuyển qua ái ngại và cuối cùng không muốn gặp lại, có cái loại đó chậm như vậy, chậm lắm. Ta nói mà hỏng có hiểu gì, mấy ngày nay nè tôi đang gánh một bà bên Đức tới học mà trời ơi bả chậm mà thấy ghét luôn, ghét quá ghét đi, rồi bây giờ hỏng lẻ mình banh mắt, banh lổ tai mình đổ mực vô đặng cho bả hiểu, thí dụ như vậy. Nhưng mà bây giờ làm sao? Nó chậm bẩm sinh, chậm quá chậm đi, mình nói bả thù mình chết. Cho nên là sao ta?

Sanh ra đời mà ở được cái chỗ mà Thánh nhân thường lai vãng là mình đã thấy là coi như là đại phúc. Sanh ra đời mà tứ chi đầy đủ, ngũ căn ngon lành là đại phúc. Sanh ra đời mà đầu óc nhanh lẹ, bén nhạy là đại phúc.

* Rồi cái cuối cùng mới là chua chát nè ...Nhiều khi bắt các vị chờ các vị phải vui là vì ổng đang kiếm kinh điển ổng giảng cho mình nghe, còn cái kiểu mà phang mát trời đất thì ráng mà chịu nghe, ok.

Cái điều này gọi là kusale dhamme chando có nghĩa là còn có cái lòng thiết tha trong thiện pháp, cái đó khó lắm, khó tìm lắm. Chando đây là thiết tha, ở đây Ngài Minh Châu dịch là "ước muốn thiện pháp", nhưng mà ở đây theo bản Pali mình có quyền dịch là "cái lòng thiết tha ở trong lẻ thiện, điều lành ở đời" khó lắm.

Các vị đừng có nói với tôi, các vị là con nhà gia giáo, có giáo dục, gia đình đạo đức, các vị là người có học vị, các vị là trí thức, các vị là Phật tử, các vị biết giáo lý, rồi các vị thiết tha trong chánh pháp. Dóc, dóc, tôi nói là dóc. Bởi vì cái chuyện gia đình gia giáo, có giáo dục, có học vị, rồi có đi chùa, có học giáo lý mà nói rằng đó là trên chừng ấy cơ sở nền tảng mình nói mình là người tha thiết với chánh pháp, chưa chắc mà dóc là đa phần. Vì sao? Vì tôi nói hoài hà, thử thời bây giờ mà các vị ngủ một đêm sáng ngày dậy nó trẻ lại 18, 20 tuổi, nó đẹp lộng lẫy như tiên, một tỷ đàn ông hoặc một tỷ đàn bà nó quì dưới chân của mình, nó hôn cái gót của mình và mình có trong ngân hàng một tài khoản là năm, bảy tỷ đô la là lúc đó mình mới nghĩ, mình coi mình có nhu cầu mà trau dồi chánh pháp, học hỏi giáo lý, thiền định, giữ giới hay không? Trong room có hiểu cái này không ta? Các vị có hiểu không? Đừng có nói dóc mà nói là tôi là Phật tử rồi bà ngoại tôi, mẹ tôi dạy tôi là sống đời, ôi thôi thôi...đủ rồi, năm nay em 50 tuổi em thuộc bài quá rồi đừng có mà dóc, nha.

Cái người mà gọi là kusale dhamme chando là gì? Như bồ tát vậy đó, có nghĩa là sống trong cái khổ thì Ngài cũng lấy cái khổ làm cái bệ phóng để mà hướng đến đời sống tâm linh, mà khi sống trong nhung lụa vàng son thì Ngài cũng lấy đó làm cái bệ phóng để mà tìm đến thế giới của tâm linh, tinh thần. Đó! Bởi vì sao?

Bởi vì khổ tôi đã nói rồi, khổ nó có 3: Một là khổ khổ có nghĩa là những gì mà mình thấy khó chịu ở thân tâm. Cái thứ hai là hoại khổ có nghĩa là một cái sự gọi là đổ nát hư hao của những gì hay ho tốt đẹp. Cái thứ ba là cái bản chất nhạt nhẻo, vô vị, vô nghĩa và lệ thuộc các điều kiện của đời sống, đó là hành khổ.

Thì cái người hạ căn, trí kém thì họ phải bị một cú sốc nào đó họ mới tu được, họ mới hướng đến cái vấn đề mà chánh pháp, tâm linh, tinh thần. Cái hạng thứ hai là họ không có cần phải bị chảy máu, mà họ chỉ cần thấy một cái hoa héo, một cái dòng suối khô, nhìn thấy một cái đám tang là họ đã muốn đi tu rồi. Nhưng mà hạng thứ ba không cần đến những hình ảnh u buồn đó, chỉ cần mà họ nhìn cái lâu đài mà mỗi ngày phải quét dọn, rồi phải chăm sóc kẻ ăn người ở, cư xử sao cho phải phép; rồi họ nhìn thấy chiếc xe mỗi ngày người tài xế phải lau, phải dọn, xong rồi phải đi đổ xăng, thỉnh thoảng phải đi tune up, check up tùm lum. Rồi còn mình thì lâu lâu phải đi bác sĩ định kỳ mặc dù không có bị gì hết, nhưng mà tự nhiên mình chán "Trời ơi, mỗi ngày phải tắm hả trời?". Tắm rồi còn lấy chỉ nha khoa cà răng, rồi phải súc miệng, rồi phải tắm rửa, kỳ cọ, phải thay áo quần, rồi phải chải tóc, rồi phải bôi dầu, rồi phải thế này thế kia v v… Nghĩ cái đó họ oải.

Đấy! Thì cái bậc thượng căn là họ chán đời ngay từ trong cái vàng son chói lọi ấy, họ thấy ra cái sự lê thê, nhạt nhẻo, vô nghĩa và vô vị của nó. Cái đó đó, thì gọi là cái người "thiết tha với chánh pháp là vậy đó", có nghĩa là họ rất là mau chóng lìa bỏ cái thế giới tục sự và tục niệm.

Đấy! Còn mình thì sao? Mình là nói vậy thôi chứ còn chánh pháp nó không phải là nhu cầu thường trực, rốt ráo và máu xương được, có hiểu không? Cái chánh pháp ấy, cái đời sống tâm linh, tinh thần nó không phải là cái nhu cầu thường trực, rốt ráo, máu xương. Phải là rốt ráo, máu xương mới gọi là thiết tha. Còn nó không phải là nhu cầu thường trực, nó không phải là nhu cầu rốt ráo, máu xương thì chưa gọi là thiết tha. Nhớ nha, nhớ cái chỗ đó quan trọng lắm, rất là quan trọng.

Mình bị lừa hoài, mình mang tiếng con người chứ thật ra mình là con lừa, là sao? Mình thích lừa người khác mà mình cũng thường bị đứa khác nó lừa mình, và cái đau nhất là mình tự lừa mình mới ghê. Một là mình thích lừa người ta, hai là dễ bị người ta lừa, và ba là mình tự lừa mình. Cho nên cái human kind đó không nên dịch là nhân loại mà phải dịch thẳng là con lừa, mình là con lừa, nha. Tiếng Việt Nam nó có câu đố là "Thương nhau cởi áo cho nhau, về nhà dối mẹ qua cầu gió bay" là con gì? Là con lừa, con lừa mẹ đó. Nhưng mà cái định nghĩa đó nó hời hợt lắm, phải định nghĩa như là tôi vừa nói, đúng là con lừa. Tức là mình rất thích lừa người khác và mình cũng rất dễ bị người khác lừa mình, và trên tất cả chúng ta thường tự lừa mình. Đấy! mình là con lừa. Yah, mình không phải là con người.

Bởi vậy cho nên có một câu định nghĩa rất là hay "Mỗi người trong mỗi ngày nên tự xét coi mình có phải là con người hay không? Và trong cái gọi là con người ấy cái phần người và cái phần con, phần nào nhiều hơn?". Các vị có hiểu không? Các vị có hiểu tôi nói cái gì không? Cái phần người và cái phần con, mình nói mình là con người đúng không? Phải tự dò lại coi cái phần người và cái phần con. Con người thì phần con, phần người tách đôi nó ra thì cái phần con nó lớn hơn cái phần người.

Cái phần người là cái phần thiện đó, cái phần lành đó quí vị: Sống biết nghĩ đến người khác, biết nghĩ đến lợi ích đời này đời sau, bên cạnh vật chất họ biết nghĩ đến tâm linh tinh thần thì đó là yếu tố người đó.

Còn yếu tố con là sao? Đói ăn, khát uống, nam nữ, giao phối rồi khả năng phản vệ. Phản vệ là gì? Có nghĩa là đứa nào nó đụng tới thì mình phản ứng rồi tự vệ thôi. Mấy cái chuyện mà đói ăn, khát uống, nam nữ, phản vệ, 4 cái này là con thú nó cũng có nữa, cho nên cái phần 4 cái khả năng này được xem là "yếu tố của con".

Còn "yếu tố của người" là yếu tố của tinh thần về tâm linh ấy

và khi nào mà chánh pháp, lẽ thiện, điều thiện mà nó là cái nhu cầu thiết thân, thiết yếu, nó là cái nhu cầu rốt ráo, máu xương thì khi ấy mình mới được gọi là con người, gọi là kusale dhamme chando, là có sự thiết tha. Còn mà chưa đạt tới cái mức đó đó thì coi như là khoan, khoan nói là mình có lòng thiết tha.

Cho nên ở đây Ngài dạy là sự ra đời của Đức Phật là quí hiếm, đúng, nhưng mà cái lòng thiết tha trong lẻ thiện cũng cực hiếm, vô cùng hiếm, là vì sao? Là vì nếu nó không hiếm thì tại sao Phật hiếm? Đây, nó rất là logic.

Chính vì số người thiết tha với điều thiện nó quá yếu đi cho nên từ đó Phật cũng hiếm, cái người thuyết giảng chánh pháp cũng hiếm. Đây, nhớ chỗ đó và chính vì điều thiện hiếm quá nên cái kẻ đủ phước để sanh vào cái trú xứ mà Thánh nhân thường lai vãng cũng hiếm, đây, chính vì thiết tha điều thiện quá hiếm cho nên những cái điều hay, cái đẹp trên đời này nó cũng hiếm theo. Các vị nghe kịp không? Đấy, các vị phải nghe như vậy đó.

Cho nên hôm nay chúng ta ngồi chúng ta dò lại coi mình có bao nhiêu cái hiếm, ở đây là Phật mình hỏng có gặp rồi nhưng mà thời này mình còn có cơ hội gặp được cái người thuyết giảng chánh pháp hay không? Cái này phải qua Miến Điện thôi, chỉ về Miến Điện thôi.
1:28:18

(Còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.93 Hành và Các Kinh khác (4-4)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190619.KTC.6.93%20H%C3%A0nh

1:28:18
12/10/2019 - 05:41 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.97 Các Lợi Ích

1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?

2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.

Có sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu.

KTC 6.98 Vô Thường


1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không xảy ra. Không thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này không thể xảy ra. Không nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, hay quả Nhất Lai, hay quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.
2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào thấy bất cứ hành nào là vô thường, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này có xảy ra. Thành tựu nhẫn nhục tùy thuận, sẽ nhập vào chánh tánh quyết định, sự kiện này có xảy ra. Nhập vào chánh tánh quyết định, sẽ chứng ngộ quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả A-la-hán, sự kiện này có xảy ra.

Rồi cái tiếp theo đó là kinh 97kinh này mới mệt nè, nếu không có đọc cái bản Pali tiếng Phạn là chỉ có cắn lưỡi thôi. Ở đây, khi chứng quả dự lưu thì bản thân vị ấy được 6 cái điều đặc biệt sau đây, trong đây dịch là 6 lợi ích, nhưng mà đây là 6 cái đặc ân, 6 cái quyền lợi, 6 cái thành tựu của một người chứng quả dự lưu.

* Thứ nhất là gì? Đó là "sự quyết định đối với diệu pháp không có thối đọa" có nghĩa là sao? Có nghĩa là vị này dứt khoát chỉ có thể tiến lên trong đường đạo không thể quay lui. Những thành tựu nào của vị này về giới, về định, về tuệ, về giải thoát, về giải thoát tri kiến chỉ có thêm, chỉ có đi lên, chỉ có đi xa hơn nữa chớ không có đi xuống, không có thụt lùi, không có quay lui, nha.

Còn mình thì sao? Mình là mình có đắc thiền, đắc thần thông, thuộc lòng Tam tạng, mình trí thức, mình đẹp, mình giàu, mình ngon lành, mình bảnh bao. Tất cả những cái đó chỉ cần tắt thở một cái, chưa biết cái nào còn cái nào mất, dòng luân hồi là đầy dãy bất trắc.

Trong khi đó những thành tựu về tâm linh của vị Tu Đà Hườn không thể nào mất được. Tôi nhắc lại, những thành tựu về giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến không mất, những thành tựu về các hạnh lành không mất, vị này chỉ có thể đi xa hơn, cao hơn chứ không thể thụt lùi. Cho nên gọi là những "quyết định đối với diệu pháp không có thối đọa" là chỗ đó.

1:30:03

Thứ hai, cái chỗ này là phải đọc cái bản Pali chứ còn đọc cái bản này là trời hiểu luôn nha. Chayime, bhikkhave, ānisaṃsā sotāpattiphalasacchikiriyāya. Katame cha? Này các tỳ kheo đây là 6 ānisaṃsā, 6 cái gọi là thành tựu, 6 cái quả, 6 cái lợi ích, 6 cái đặc ân mà vị sơ quả Tu Đà Hườn có được.

Một là gì ta? Saddhammaniyato hoti.

Niyato đây có nghĩa là cái sự khẳng định, khẳng quyết.

Saddhammaniyato có nghĩa là phàm phu không có được cái này, gọi là niyato. Trong chánh pháp phàm phu không có, phàm phu là cái gì đó mà nó là sự khẳng quyết, khẳng định, sự dứt khoát, sự cố định phàm phu không có. 

Phàm phu bữa nay thấy như vậy nhưng mà ngày mai khác đi, nói gì là đời sau kiếp khác. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là aparihānadhammo đây có nghĩa là vị sơ quả không có bị mất mát những điều tốt đẹp đã có.
* Pariyantakatassa dukkhaṃ hoti, vị đó đang trên con đường đi đến sự đoạn tận đau khổ.
-pariyanta có nghĩa là biên giới
Pariyantakatassa dukkhaṃ hoti có nghĩa là trong đời sống của vị đó từng phút trôi qua, tôi nói chậm lại, từng phút trôi qua trong cuộc đời của vị Tu Đà Hườn đều là những công phu, đều là những bước đi hướng về Niết Bàn.

Tôi biết tôi nói cái này trong room có người nghĩ rằng tôi đang cường điệu, đang khuếch đại vấn đề. Đúng là như vậy đó, sự thật như vậy chứ không phải là cường điệu. Tôi nhắc lại từng phút trôi qua trong đời của vị Tu Đà Hườn đều là từng bước đi về cứu cánh thoát khổ, là vì sao? Vì mấy vị này luôn sống trong thiện pháp, mặc dù có phiền não xen kẻ, có, đúng, phiền não còn, đúng, nhưng mà các vị này thường trực sống trong niệm và tuệ, niệm và tuệ, niệm và tuệ. Điều đó có nghĩa rằng nếu chúng ta là phàm phu mà trong từng phút chúng ta cũng sống với niệm và tuệ thì sao ta? Có nghĩa là chúng ta cũng từng bước đi về cái cứu cánh thoát khổ, có một điều là chúng ta có được thường trực, có được liên tục như vậy hay không?

Có 3 hạng hành giả. Hạng thứ nhất là hành giả bậc hạ, hành thiền hành, thiền tọa có giờ, sau các giờ đó bung ra là coi như quậy tới nóc luôn, muốn đi đâu, muốn làm gì, muốn gặp ai không thành vấn đề. Đó là bậc hạ, có nghĩa là thiền hành, thiền tọa đúng giờ, thiền hành là đi 2 tiếng, thiền tọa 2 tiếng là xong. Hoặc là ngồi 3, đi 3, hết 6 tiếng đó là muốn làm gì thì làm. Buổi sáng mình cứ đi 1 tiếng ngồi 1 tiếng, đi 1 tiếng ngồi 1 tiếng, hết buổi sáng là mới có 9 giờ hoặc 10 giờ là mình bung, mình đi phố tưng bừng thoải mái. Rồi chiều mình cũng quất đi 1 tiếng ngồi 1 tiếng, đi 1 tiếng ngồi 1 tiếng hết đó ra là mình bung thoải mái.

Bậc trung là ngoài cái giờ đã định trong thời khóa thì vị ấy chỉ làm toàn là việc lành không thôi, quét chùa, quét tháp, lau dọn nhà bếp, nhà cầu, rồi nghe giảng kinh, đi tụng kinh, đi nghe pháp nhưng mà trong thời gian đó là cái khả năng thất niệm và phóng dật coi như là đương nhiên rồi. Nhưng mà có điều là không có bung ra hết mình như hạng một, làm toàn việc lành nhưng có điều là cái khả năng thất niệm và phóng dật là rất lớn.

Chỉ có hạng thứ ba là hành giả không có xài đồng hồ mà buổi sáng là vừa banh con mắt ra là vị đó phải chánh niệm liên tục, liên tục, liên tục, làm cái gì biết rõ, làm cái gì biết rõ, mà suốt ngày như vậy cho đến bao giờ leo lên giường ngủ. Mà trước cái lúc chìm vào giấc ngủ vị ấy vẫn tiếp tục chánh niệm, vị đó không bị lệ thuộc vào đồng hồ, ngồi được tới đâu thì ngồi, bung ra là đi, đi được bao nhiêu thì đi, thì nằm. Mà trong tất cả 4 tư thế đi, đứng, nằm, ngồi đều luôn luôn diễn ra trong chánh niệm. Cái hạng này là bậc thượng.

Thì chỉ có hạng bậc thượng mới có đủ cái tư cách để gọi là từng phút trôi qua là mỗi bước chân đi về bờ giải thoát. Ngoài bậc thượng ra thì bậc trung, bậc hạ không có được như vậy, họ không phải từng phút mà họ từng giờ hoặc là từng buổi nha. Còn riêng vị Tu Đà Hườn gọi là pariyantakatassa dukkhaṃ hoti, đời sống vị đó là một chuỗi ngày gồm những bước chân đi về bến bờ thoát khổ.

1:35:26

* Rồi tiếp theo là cái gì? asādhāraṇena ñāṇena samannāgato hoti, cái này bản dịch Tiếng Việt dịch là sao ta? Dịch là "không cùng chia sẻ các dị sanh", là sao? Các vị nghe kịp không? Có ai mà đang mở bản Tiếng Việt không ta? Trong bản Tiếng Việt để vậy đó, không cùng chia sẻ với các dị sanh. Mai mốt làm ơn nghe mà để ngủ, nghe để giải trí thì thôi tôi hỏng có nói, nhưng mà nếu nghe để học thì làm ơn mở cái bản Tiếng Việt ra dùm đặng mình mới làm cái đối chiếu được. Ở đây có cái kẻ không làm cái chuyện đó, không chịu mở bản Tiếng Việt ra mà cứ ngồi nghe tôi góp ý mấy câu dịch rồi nói là tôi xúc phạm tôn túc, xúc phạm tiền bối, mạo phạm tiền nhân. Bây giờ là họ nói là họ sẽ in cái đó ra thành một cuốn để mà họ gọi là triệu tập quần hùng, coi như là banh da xẻ thịt gọi là băm vằm tôi ra thành muôn mảnh để đền tội muôn một với tiền nhân.

Thật ra các vị có dò bản Việt các vị mới thấy "không cùng chia sẻ với các dị sanh", có nghĩa là sao? Trong bản Pali người ta ghi rõ thế này nè Asādhāraṇenāti puthujjanehi asādhāraṇena có nghĩa là thành tựu được Thánh nhân biệt trí. Asādhāraṇena đây là Thánh nhân biệt trí, có nghĩa là cái trí này không có ở phàm phu. Asādhāraṇenāti puthujjanehi asādhāraṇena có nghĩa là cái trí này nè gọi là Thánh nhân biệt trí, nghĩa là trí này chỉ có ở Thánh nhân mà không có ở phàm phu. Cái này quan trọng lắm quí vị, ở cái vị Tu Đà Hườn cái chi tiết này rất là quan trọng. Khi chứng Tu Đà Hườn rồi, cái nhận thức của các vị đó vượt ngoài cái tầm nhận thức, cái tầm gọi là tư nghì nghĩ bàn của phàm phu. Phàm phu mình nói mình thờ Phật vậy chứ mình có dám sẵn sàng chết vì Phật hay không? Có thể có đó nhưng một lần thôi, chứ còn mà cho mình cái cơ hội để đổi ý là mình đổi liền hà.

1:37:44

12/10/2019 - 06:36 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Còn vị Tu Đà Hườn thì không, vị Tu Đà Hườn dầu trời có sập xuống thì cái nhận thức của vị Tu Đà Hườn về Tam tướng vẫn như cũ. Đang ngồi trên máy bay mà phi công báo là bây giờ là chúng ta đang chuẩn bị về với Chúa thì vị Tu Đà Hườn vẫn thanh thản hiểu rằng thân tâm này là một nắm cát và nó đang chờ được tung ra trước gió. Vị đó hiểu ngay như vậy, hiểu rằng thân tâm này là một nắm cát và nó đang chờ được bung ra thôi. Khi mà phi công báo rằng chúng ta đã mất liên lạc ở dưới cái trạm điều hành không lưu dưới mặt đất, chúng ta đã hết xăng, chúng ta bị hỏng cùng lúc 4 động cơ rồi, chúng ta đang trên đường về với Chúa, tất cả hãy nghiêm chỉnh ngồi thẳng lên làm dấu thánh. Hoặc là ngay cái lúc mình nghe nó hét lên là "Allah ada" tức là "Allah trên hết", "You almost die": "Tụi bây chết hết đi" thì mình nghe như vậy mình vẫn thanh thản, bởi vì lúc đó vị Tu Đà Hườn nghĩ rằng mình chỉ là một nắm cát, nắm cát đang chờ được bung ra trước gió. Vị Tu Đà Hườn khiếp như vậy. Còn người phàm thì sao? Khi mà nghe nó hét lên như vậy là bắt đầu nó vãi ra, nó vãi ra cả quần, chết điếng, có người chưa kịp chết vì máy bay là nó bị trụy tim đứt gân máu chết mất rồi.

Thì lúc đó mình mới thấy vị Tu Đà Hườn khủng khiếp như vậy, bởi vì sao? Bởi lúc đó họ sống bằng Thánh nhân biệt trí, cái nhận thức của họ về đời sống hoàn toàn nằm ngoài cái vòng nghĩ bàn, cái vòng tư nghì của phàm phu. Cho nên cái đó trong đây gọi là "không chia sẻ với các dị sanh" thì cái bản dịch nghe chua thiệt, đúng là chua thiệt nhưng mà bên bản Pali nó sáng trưng hà.

Cho nên tôi thiết tha, thành khẩn đề nghị bà con tuổi nào chả biết chỉ cần có cái tâm thiết tha với chánh pháp, có lẻ quí vị nên lận lưng một ngoại ngữ và các vị sẽ hỏi tôi ngoại ngữ nào thì tôi nói thẳng luôn, đó là ngoại ngữ nào mà có được cái bản dịch Tam tạng, thí dụ như Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Hán (Tiếng Hán có bộ Nam truyền đó), Tiếng Thái, Tiếng Miến Điện, Tiếng Tích Lan, Tiếng Miên. Đó! Thì đó là những ngôn ngữ mà các vị có thể học để mà dò, nói thì nói chứ tốt nhất có lẻ là học Tiếng Pali hà. Còn không nữa bên Thái qua học cho nó gần, còn không nữa học Tiếng Anh với Tiếng Đức là các vị mới dò được, chứ còn nếu mà cả đời cứ ôm cái bản Tiếng Việt này cũng dễ đuối lắm, nha, đuối dữ lắm.

Cho nên là ở đây "không cùng chia sẻ" có nghĩa là khi mà đắc Tu Đà Hườn rồi vị đó thành tựu cái gọi là Thánh nhân biệt trí, trí riêng của Thánh nhân, cái nhận thức của các vị đó khi nghe pháp, khi hành trì, khi đối diện với cuộc đời, các vị đó có nhận thức rất là độc đáo, rất là đặc biệt. Đó gọi là Thánh nhân biệt trí.

* Cuối cùng là gì ta? "Nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy" cái đó là bản Tiếng Việt đó, trong bản Pali là sao? Bên bản Pali là thế này: hetu cassa sudiṭṭho, hetusamuppannā ca dhamma,

-hetu ở đây là nhân

-hetusamuppannā là quả

-samuppannā là được sanh

-hetusamuppannā: được sanh ra từ nhân, chính là quả.

Thì vị Tu Đà Hườn hiểu rõ cái gì là nhân, cái gì là quả. Nhìn nhân mà biết cái quả nó sẽ là gì, nhìn quả biết nó đến từ cái nhân nào. Vị ấy biết rõ phàm mọi sự ở đời đều do các nhân, các duyên mà có, rồi cũng do các nhân, các duyên mà diệt đi.

Vị ấy biết rõ nhân thiện cho quả hỷ lạc, nhân ác cho quả khổ ưu. Vị ấy biết rõ bát chánh đạo là con đường dẫn đến cứu cánh giải thoát.

Vị ấy biết rõ 3 ái là con đường tạo ra các khổ.

Vị ấy biết rõ hành trì 4 niệm xứ chính là hành trì bát chánh đạo, chính là con đường giải thoát.

Vị ấy biết rõ sống ngược lại tứ niệm xứ chính là sống ngược lại bát chánh đạo, chính là đang quay lui với con đường khổ ải trầm luân trong 3 cõi 6 đường ngũ thú lục đạo.

Thì cái hiểu biết đó được gọi là biết rõ nhân và quả. Các vị nghe kịp không? Phải biết rõ cái đó, thì cái này các vị trong room có người cũng lén lén nghĩ "Tôi biết mà, tôi biết". Xin lỗi các vị nha, các vị chỉ là con két chùa thôi chứ còn, thứ nhất cái cơ hội các vị bỏ đạo rất dễ, thứ hai nữa, nếu mà người ta truy ra một lát các vị thế nào cũng bí hà.

Chữ nhân, chữ quả đây nó rộng vô biên đi. Cái nhân quả trong cái chung chung thì được, thí dụ mình nói làm ác thì bị khổ, làm thiện thì vui, thì được. Chớ còn nghĩa rộng hơn thì nó đuối à, thí dụ như:

Làm sao mà để đắc sơ thiền đó là nhân, mà cái sơ thiền đó là quả.

Rồi cái sơ thiền đó là nhân để mình đắc được nhị thiền, thì nhị thiền đó là quả, thí dụ như vậy.

Cái điều kiện để có cái gì đó là nhân, điều kiện để hỗ trợ cái gì đó là nhân, còn cái thành quả, thành phẩm có được từ cái điều kiện ấy đó là quả.

Như vậy nhân, quả đây không chỉ là trong vấn đề thiện, trong vấn đề ác, mà là trong cả hai, trong room có hiểu cái này không ta?

Thí dụ như bây giờ mình nói là mình muốn là một hành giả là mình phải gieo cái nhân tốt là phải có học giáo lý, phải có trú xứ thích hợp, phải có thầy bạn ngon lành, đó là nhân. Nhưng mà tới lúc mình vô trong thiền viện rồi thì mình phải biết rằng, trong đó có thầy đó nhưng mà thầy như thế nào? Bạn là bạn như thế nào? Thầy đó ngon rồi đó, nhưng mà cách mình tiếp cận với thầy đó như thế nào mới được nhiều lợi ích? Bạn đó là bạn lành đó, mấy người bạn đó là bạn tốt à, họ hỗ trợ mình mạnh lắm à, nhưng mà mình tiếp cận mình làm việc với họ, mình giao lưu với họ kiểu nào để họ có thể là nhân tốt, nhân cực tốt thay vì chỉ là tốt? Trong room cái hiểu cái này không ta? Cái trí này sâu lắm à, trí nhân quả này rất là sâu.

Nhân quả là biết rõ cái gì là duyên trợ sinh, cái gì là duyên trợ lực. Trợ sinh là cái điều kiện giúp cho cái chưa có được có. Còn trợ lực là giúp cho những cái đã có được thêm sức, được thêm phần lớn mạnh. Đó, thì nhìn bất cứ cái gì chúng ta cũng có thể thấy được "Ờ, thế nào là điều kiện trợ sinh và thế nào là điều kiện trợ lực". Cái biết này càng rộng chừng nào thì đời sống mình càng thoải mái và cái cuộc tu của mình nó càng thẳng tiến, "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc", còn không nữa là thua. Mấy cái điều này thì vị Tu Đà Hườn cực kỳ ngon lành.

Đây là 6 cái đặc ân, đặc quyền, đặc lợi của một người thành tựu quả chứng Tu Đà Hườn. Nhớ cái đó, mà đừng có nghe như vậy rồi nghĩ "Ôi, cái này là chuyện của mấy ông Thánh mắc mớ gì tôi". Sai, sai bét. Thí dụ như mình nói cái đó chuyện của Tu Đà Hườn, đâu có, các vị đọc kỹ lại coi.

Cái thứ nhất gọi là quyết định tánh trong chánh pháp không có bị thối lui, là sao ta? Bậc Tu Đà Hườn họ không bị thối lui, còn mình mình có thể bị thối lui nhưng mà có thể thối lui, chứ không phải bắt buộc thối lui. Trong room có hiểu được hai cái này không ta?

Bắt buộc với cái có thể, các vị có phân biệt hai chữ này không? Mình đừng có nghĩ là phàm phu rồi bắt buộc phải thay đổi, mà mình phải hiểu là phàm phu có thể thay đổi chứ chưa hẳn là bắt buộc phải thay đổi, nha. Nhớ, hai cái này quan trọng lắm.

Như bồ tát Ngài là người gọi là có thể thụt lùi chứ không phải là bắt buộc phải thụt lùi, bởi chính vì bồ tát có thể thụt lùi cho nên Ngài cũng có thể tiến bộ.

Cho nên khi nào mình nghĩ "Ôi, phàm phu là bắt buộc phải như vậy" là không được. Mình phải nghĩ khác, phàm phu là có thể thụt lùi, có thể buông tay, có thể bỏ cuộc. Đúng. Nhưng mà mình phải tu bằng tinh thần "có thể" đó để mình còn hy vọng mình đi nữa. Chứ còn chưa gì hết mà mình phán mình, mình trùm lên đầu mình cái nón "bắt buộc" coi như là đó đúng là tinh thần tiểu thừa, chưa gì hết đã là tiêu nha bại chủng, mạ khô giống thúi, chưa gì hết là đã buông tay, bỏ cuộc. Các vị nghe hiểu chưa? Cái đó mới đúng là tiểu thừa đó. Còn mình phải là tinh thần thượng thừa, tối thượng thừa, có nghĩa là luôn luôn thẳng tiến đi về phía trước, người ta làm được, tại sao mình làm không được? Đã là nam nhân đại trượng phu, nam tử hán đại trượng phu thì phải giống như bao nhiêu anh hùng trong thiên hạ. Đã là trưởng tử, đã là con của Như Lai, đã ở nhà Như Lai, đã đắp áo Như Lai, thì tại sao bao nhiêu huynh trưởng của mình làm được, mà mình không được? Tại sao bao nhiêu đồng tu, tín hữu, của mình, cư sĩ tóc tai đầy đủ họ làm được, mà mình đầu trọc lóc mình làm không được? Thí dụ như vậy. Mình phải có niềm tin chứ, nha, mình phải có niềm tin.

1:47:37

12/10/2019 - 09:41 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bây giờ còn giảng được một kinh nữa thôi, bởi hôm qua tôi tiếc ghê lắm, tôi nói "Trời ơi, cái bài kinh này nó quan trọng mà ta nói điện internet ta nói nó chập chờn, chập chờn, nó giống như quí vị vậy đó, dở ẹc hà, mà nó trục trặc một phía là đã mệt rồi, trục trặc luôn cả kỹ thuật nữa.

Kinh 98, cái kinh này nội dung xuất sắc lắm, nếu bà con đọc, mà một là không quen đọc kinh tạng, hai nữa là không được nghe giải thích thì cũng điếc con ráy, mặc dù bài kinh này nó hay kinh dị lắm, nó hay lắm. "Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo nào thấy bất cứ hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không thể xảy ra". Đó là cái cách, đây là cái style, cái văn phong của người xưa như vậy và Ngài Minh Châu về điểm này Ngài rất là xuất sắc. Ngài dịch Ngài giữ nguyên cái giọng, cái văn phong, cái ngữ khí của đời xưa, nói vậy đó "Này các tỳ kheo, thật vậy, vị tỳ kheo nào thấy được các hành nào là thường còn, sẽ thành tựu được nhẫn nhục tùy thuận, sự kiện này không thể xảy ra", là sao?

Cái câu này phải lật ngược lại thế này: Này các Tỳ kheo, chuyện như thế này không thể nào xảy ra là một vị tỳ kheo còn thấy, còn nắm níu, còn tin cậy vào cái sự vĩnh cửu, trường tồn của các pháp hữu vi mà lại có thể chứng đắc Thánh quả thì chuyện đó không thể có được. Không bao giờ có chuyện một người mà còn có cái lòng trông đợi, còn có cái lòng ngộ nhận về một sự vĩnh hằng, trường cửu nào đó mà người đó lại có thể chứng Thánh. Có nghĩa là sao?

Có nghĩa là mình lấy bài kinh khác, bài kinh trước mà hiểu kinh này. Không bao giờ mà có cái chuyện đó, một người đã chứng Thánh thì hơn ai hết, người này phải ý thức một cách rõ ràng sâu sắc về cái gọi là nổi đời hư ảo, về cái bản chất gọi là phù du mong manh sương khói của vạn hữu trên đời. Chính là bậc Thánh, hơn ai hết, bậc Thánh phải là người như vậy, phải luôn luôn thấu triệt, quán triệt, nhận thức rõ ràng rằng: Cái gì ở đời này phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, cái gì ở đời này hễ nó có mặt, có hiện hữu thì nó đều là khói sương.

Thì cái chuyện thứ nhất: Này các tỳ kheo chuyện đầu tiên không thể xảy ra, đó là một người mà còn trông đợi vào cái sự vĩnh hằng, trường cửu mà cái người đó có thể đắc Thánh được, chuyện đó không có.

Thứ hai, chưa có đắc Thánh mà lại có thể trở thành cái bậc bất thối thì chuyện này cũng không thể xảy ra. Là sao ta? Chỉ có Thánh nhân mới được gọi là bất thối, bất thối nghĩa là không có thụt lùi. Còn phàm phu là khả năng thụt lùi cực lớn. Cho nên ở đây nguyên văn là "Không thành tựu nhẫn nhục tùy thuận". Hôm qua tôi nói cái chữ "nhẫn nhục tùy thuận" là sao?

Cái này hôm qua tôi nhớ có giải thích: Anulomikāya khantiyā có nghĩa là sao ta? Có nghĩa là Phật dạy cái gì mình đủ cái sức mình nghe, mình hiểu và mình hành trì như vậy đó, cái đó gọi là khantiyā, khó lắm chứ hỏng phải dễ. Bởi vì có những cái điều Phật dạy cho mình y chang như lời nhắc nhở của thầy thuốc vậy đó, thầy thuốc kêu nhiều cái nó oải lắm nhưng mà nếu mình là một bệnh nhân đầy đủ ý thức, đầy đủ trí khôn, đầy đủ về sự tỉnh táo thì mình phải nghe lời thầy thuốc thôi; còn mình là con nít, mình là người lú lẫn, mình là người tâm thần thì thôi khỏi nói rồi. Con nít, lú lẫn, tâm thần, 3 hạng này thuộc về ngoài vòng pháp luật mình đừng có đụng tới họ. Chứ còn một cái người bình thường phải nói là cắn răng gạt lệ mà tuân theo cái hướng dẫn thậm chí răn đe y bác sĩ, cấm đủ thứ hết trơn, cấm không có cái này không có cái kia, phải thế này phải thế nọ.

Thì cái gọi là Anulomikāya khantiyā có nghĩa là vậy đó, có nghĩa là mình phải có đủ trí huệ, có đủ cái kiên tâm, hùng tâm tráng chí, nghị lực để mà có thể cung đón chấp nhận cái lời dạy của Phật, kể cả những cái mà nó chỏi lại cái nhận thức "trời ơi" của mình. Đấy! Nhớ cái đó. Bởi vì sao có chữ "chỏi", bởi vì tôi nói hoài, tôi nói có hai cái thái độ nhận thức chân lý, một là hiểu nó như nó là, thứ hai là hiểu nó như mình thích. Mà đa phần phàm phu là lọt vô cái loại thứ hai là khoái hiểu vấn đề theo cái kiểu mình thích. Mà trong khi đó anh muốn tiến bộ trong đường đạo là anh phải dẹp cái cách hiểu ngu xuẩn này đi, cách hiểu như ý mình thích thì chết rồi, mà anh phải hiểu đúng như là sự thật. Những cái mà Phật dạy là mình phải cắn răng mình nghe thôi chứ không có cái vụ mà thích hỏng thích ở đây, miễn là hợp lý là mình phải chịu. Cái khả năng đó thì gọi là Anulomikāya khantiyā.

Cái khả năng đó là chỉ có Tu Đà Hườn mới làm nổi. Còn mình có thể làm được 20% hay 15%, nhưng mà làm được 100% là Tu Đà Hườn thôi. Bởi vậy cho nên trong kinh Bhaddali Trung bộ hôm qua tôi nói đó Đức Phật Ngài xác định: Này các tỳ kheo, một vị Tu Đà Hườn mà Như Lai kêu họ nằm xuống để Như Lai dẫm lên, họ cực kỳ hoan hỷ sẵn lòng tự nguyện, tình nguyện nằm xuống để Như Lai dẫm lên. Họ có thể chết vì Như Lai là chỗ đó. Phải đạt đến cảnh giới như vậy.

Chứ còn mình, mình nói tùm lum, tôi nói thiệt trong room này mình nói mình tin Phật chứ thiệt đó, bây giờ mà có ông nào có thần thông, hay phi nhơn, dạ xoa, a tu la gì đó mà hiện ra mà cũng y áo trang nghiêm, mặc mũi sáng rực, hào quang xẹt xẹt như hàn gió đá vậy đó là quí vị đi theo liền hà. Đó! Tin Phật đó, tin đi. Tam tạng đó, còn đó, Chư tăng, hành giả, thiền sư còn đầy ắp như quân Nguyên, mà thử bây giờ có cái ông nào ổng dùng thần thông ổng hiện ra mà hào quang xẹt xẹt, xẹt xẹt là bà con theo đông như kiến cỏ, nha. Không có dễ đâu, đừng có ngồi đó nói là tôi tin Phật, cái đó hỏng dám hứa, em không dám tin, niềm tin của mình kỳ lắm, kỳ lắm.

Cho nên cái người mà chưa có khả năng mà đón nhận chánh pháp một cách đúng mức thì người đó không thể nào bước vào cảnh giới bất thối được, bất thối là không thể quay lui đó. Cho nên cái chuyện mà chưa đắc Thánh mà lại được kể vào cái hàng bất thối, chuyện ấy không thể xảy ra.

1:55:07

12/10/2019 - 10:17 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tiếp theo nữa sao ta? Chưa đạt đến cảnh giới đó mà có thể được gọi là sơ, nhị, tam, tứ quả chuyện ấy cũng không thể xảy ra, bởi vì sao? Vì mấy cái này nó là một chùm, nó dính liền nhau. Thứ nhất là có đem ra bắn 18 lần, có đem nhúng vào chảo dầu 18 lần, lấy ra thì vẫn giữ một lòng sắc son kiên định. Đem bắn 18 lần, nhúng chảo dầu 18 lần, đem ra vẫn một lòng sắc son kiên định trong cái quan điểm, trong cái nhận thức là vạn hữu vô thường. Đấy! chỉ có Tu Đà Huờn thôi. Còn phàm phu mình tắt thở một cái, chuyển kiếp một phát thành con này con kia là trời cứu, bao nhiêu nhận thức cái gì hồi xưa coi như là gởi theo dòng nước hết đó, nhớ nha. Còn Tu Đà Huờn thì không.

Thì muốn thành tựu được nguyên một loạt 5 cái trên, chỉ có 5 cái trên thì nó mới dẫn đến cái thứ 6. Đó là chỉ có người thành tựu những cái điều đó đó thì mới có thể được gọi là sơ, nhị, tam, tứ quả, đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn và đệ tứ sa môn, có nghĩa là sơ quả, nhị quả, tam quả và La hán quả.

Đừng có nghĩ rằng bài kinh này nói cho Thánh nhân, tôi nói lại lần nữa mà đây là những cái bài học để mình nhìn lên. Bởi vì theo cái tinh thần của Phật Pháp, chúng ta có nhiều cách học lắm quí vị, học bằng cách là nhìn lên, học bằng cách là nhìn xuống, học bằng cách là ở trong nhìn ra và học bằng cách là ở ngoài nhìn vào. Nhớ nha, học đạo là phải học như vậy đó.

Thì cái loạt kinh này là cái loạt kinh mà có nội dung buộc ta phải nhìn lên để mà học, mà đời sống thực tế ở ngoài cũng vậy quí vị. Ở ngoài đời có những cái tấm gương, có những cái chuyện đời, có những cá nhân, có những nhân cách mà chúng ta phải ngước lên để học họ. Nhưng có những hạnh lành mà chúng ta phải biết cuối xuống, thí dụ chúng ta phải nhìn những người thua mình, kém mình, khổ hơn mình để mình học thêm những hạnh lành mà trước giờ mình không có.

Phải nhìn người khổ hơn mình, mình mới ngộ ra một số chuyện.

Phải nhìn những người trên mình, mình mới ngộ ra một số chuyện.

Phải nhìn những người bên ngoài mình thì mình mới ngộ ra một số chuyện.

Và mình phải làm người bên ngoài mình nhìn vào một số người, mình mới ngộ ra một số chuyện.

Các vị có hiểu cái đó không? Như hồi nãy tôi nói, cái cô bé tủi thân vì không có tiền mua giày, đấy, khi mà cổ nhìn xuống cái người còn khổ hơn cổ thì sao ta? Cổ mới ngộ ra, nhớ nha, cổ mới ngộ ra.

Và có một cô bé khác cũng nghèo như vậy đó, hàng ngày cũng đi đánh giày vậy đó. Rồi một buổi trưa cổ đánh giày cho một ông nhà giàu. Thì cổ thấy ông nhà giàu này đeo cái đồng hồ tốt quá, cổ mới nói "Đồng hồ của ông chắc mắc tiền lắm, mà thôi đi cháu nghĩ là mình mua cái năm, ba đồng được rồi chứ xài chi cái đắc tiền, uổng". Thì ông nhà giàu ổng mới nói với cô bé đánh giày đó cái câu này, câu này dĩ nhiên là nói cho người ngoài đời, thì tôi đang giảng tình cờ tôi nhắc thôi, chứ đừng có lấy cái đó về mà xâm lên trán là xâm lộn, biết hôn? Ổng nói thế này "Cháu à, muốn có một sự nghiệp lớn, muốn có một thành tựu lớn trong đời, cháu đừng có bận tâm cái chuyện sợ tốn tiền, mà cháu nên lưu ý cái chuyện làm sao kiếm được tiền". Nghe kịp không? Cháu đừng bận tâm cái chuyện là tốn bao nhiêu tiền, đừng bận tâm làm sao giữ được tiền, mà cháu bận tâm làm sao kiếm được tiền. Thì đây là cái bài học rất là hay, nhưng mà có một điều bài học này mình chỉ có thể học, chỉ có thể nghe được từ cái người trên mình kìa. Chứ có thằng mà dưới mình nó dạy bài học khác, các vị nghe kịp không?

Nhưng có những cái câu mà phải là người trên mình họ mới dạy mình được. Đấy! Ở đây cũng vậy, muốn học được chánh pháp, muốn học được chân lý có đôi lúc chúng ta phải ngước nhìn lên, có lúc chúng ta phải cúi xuống, có lúc chúng ta phải làm người ở trong nhìn ra, ở dưới nhìn lên để mà học hỏi, ở trên nhìn xuống để mà bao dung, ở trong nhìn ra để giao lưu và ở ngoài nhìn vào để mà cảm thông. Các vị nghe hiểu không?

Đấy! Hết giờ rồi. Chúc các vị một ngày vui, ngày mai gặp lại.
Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chương IX - Chín Pháp


IV. Ðại Phẩm

(III) (34) Niết Bàn

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:

- Này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này; này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này.

2. Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Hiền giả Sàriputta, sao đây là lạc, khi ở đây không có cái gì được cảm thọ?

3. - Này Hiền giả, cái này ở đây là lạc, dầu rằng lạc ấy ở đây không được cảm thọ. Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Này Hiền giả do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc hỷ, này Hiền giả, đây gọi là dục lạc.

4. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly các dục, ly ác, bất thiện pháp... chứng đạt và an trú  Thiền. Này Hiền giả, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý, câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... đạt được Thiền thứ hai và an trú. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

6. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo ly hỷ.... chứng và trú Thiền thứ ba. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

7. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo đoạn lạc... đạt được Thiền thứ . Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

8. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: "Hư không là vô biên" chứng đạt và an trú Không  biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

9. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Thức là vô biên" chứng và an trú Thức  biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

10. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Không có vật gì" chứng và an trú Vô sở hữu xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

11. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

12. Này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Vị ấy, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.



--ooOoo--



AN 9.34 
PTS: A iv 414
Nibbana Sutta: Unbinding

translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
© 1997


The updated version is freely available at[Image: dto_logo.png]
This version of the text might be out of date. Please click here for more information


1. I have heard that on one occasion Ven. Sariputta was staying near Rajagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels' Feeding Sanctuary. There he said to the monks, "This Unbinding is pleasant, friends. This Unbinding is pleasant."



2. When this was said, Ven. Udayin said to Ven. Sariputta, "But what is the pleasure here, my friend, where there is nothing felt?"



3. "Just that is the pleasure here, my friend: where there is nothing felt. There are these five strings of sensuality. Which five? 




Forms cognizable via the eye — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing; sounds cognizable via the ear... smells cognizable via the nose... tastes cognizable via the tongue... tactile sensations cognizable via the body — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing. 



Whatever pleasure or joy arises in dependence on these five strings of sensuality, that is sensual pleasure.


4. "Now there is the case where a monk — quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful qualities — enters & remains in the first jhana: rapture & pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought & evaluation. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with sensuality, that is an affliction for him. Just as pain arises as an affliction in a healthy person for his affliction, even so the attention to perceptions dealing with sensuality that beset the monk is an affliction for him. Now, the Blessed One has said that whatever is an affliction is stress. So by this line of reasoning it may be known how Unbinding is pleasant.


5. "Furthermore, there is the case where a monk, with the stilling of directed thoughts & evaluations, enters & remains in the second jhana: rapture & pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with directed thought, that is an affliction for him...
6. "Furthermore, there is the case where a monk, with the fading of rapture, he remains equanimous, mindful, & alert, and senses pleasure with the body. He enters & remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasant abiding.' If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with rapture, that is an affliction for him...
7. "Furthermore, there is the case where a monk, with the abandoning of pleasure & stress — as with the earlier disappearance of elation & distress — enters & remains in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither-pleasure-nor-pain. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with equanimity, that is an affliction for him...
8. "Furthermore, there is the case where a monk, with the complete transcending of perceptions of [physical] form, with the disappearance of perceptions of resistance, and not heeding perceptions of diversity, [perceiving,] 'Infinite space,' enters & remains in the dimension of the infinitude of space. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with form, that is an affliction for him...
9. "Furthermore, there is the case where a monk, with the complete transcending of the dimension of the infinitude of space, [perceiving,] 'Infinite consciousness,' enters & remains in the dimension of the infinitude of consciousness. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with the dimension of the infinitude of space, that is an affliction for him...
10. "Furthermore, there is the case where a monk, with the complete transcending of the dimension of the infinitude of consciousness, [perceiving,] 'There is nothing,' enters & remains in the dimension of nothingness. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with the dimension of the infinitude of consciousness, that is an affliction for him...
11. "Furthermore, there is the case where a monk, with the complete transcending of the dimension of nothingness, enters & remains in the dimension of neither perception nor non-perception. If, as he remains there, he is beset with attention to perceptions dealing with the dimension of nothingness, that is an affliction for him. Now, the Blessed One has said that whatever is an affliction is stress. So by this line of reasoning it may be known how pleasant Unbinding is.
12. "Furthermore, there is the case where a monk, with the complete transcending of the dimension of neither perception nor non-perception, enters & remains in the cessation of perception & feeling. And, having seen [that] with discernment, his mental fermentations are completely ended. So by this line of reasoning it may be known how Unbinding is pleasant
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Tập IV - Thiên Sáu Xứ



[35] Chương I


Tương Ưng Sáu Xứ (a)

-ooOoo-

Phần Một - Năm Mươi Kinh Thứ Nhất

I. Phẩm Vô Thường

1.I. Vô Thường (1) Nội (S. iv.1)
1) Như vầy tôi nghe.



(roll down, sẽ thấy)

...


III. Phẩm Tất Cả


28.VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasiisa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.


2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?

3) Mắt
  1. Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. 
  2. Các sắc bị bốc cháy. 
  3. Nhãn thức bị bốc cháy. 
  4. Nhãn xúc bị bốc cháy. 
  5. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. 
4} Tai
  1. Tai, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. 
  2. Các thanh bị bốc cháy. 
  3. Nhĩ thức bị bốc cháy. 
  4. Nhĩ xúc bị bốc cháy. 
  5. Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. 
5) Mũi
  1. Mũi, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy. 
  2. Các hương bị bốc cháy. 
  3. Tỷ thức bị bốc cháy. 
  4. Tỷ xúc bị bốc cháy. 
  5. Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. 
6) Lưỡi
  1. Lưỡi bị bốc cháy. 
  2. Các vị bị bốc cháy. 
  3. Thiệt thức bị bốc cháy. 
  4. Thiệt xúc bị bốc cháy.
  5. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
7) Thân
  1. Thân bị bốc cháy. 
  2. Các xúc bị bốc cháy. 
  3. Thân thức bị bốc cháy. 
  4. Thân xúc bị bốc cháy.
  5. Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

8) Ý
  1. Ý bị bốc cháy. 
  2. Các pháp bị bốc cháy. 
  3. Ý thức bị bốc cháy. 
  4. Ý xúc bị bốc cháy. 
  5. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. 
Bị bốc cháy bởi cái gì? 
  1. Bị bốc cháy bởi lửa tham, 
  2. lửa sân, 
  3. lửa si. 
  4. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử


  1. nhàm chán đối với mắt
  2. nhàm chán đối với các sắc, 
  3. nhàm chán đối với nhãn thức, 
  4. nhàm chán đối với nhãn xúc. 
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy

  1. nhàm chán đối với tai
  2. nhàm chán đối với các thanh, 
  3. nhàm chán đối với nhĩ thức, 
  4. nhàm chán đối với nhĩ xúc. 
Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy

  1. nhàm chán đối với mũi
  2. nhàm chán đối với các hương, 
  3. nhàm chán đối với tỷ thức, 
  4. nhàm chán đối với tỷ xúc. 
Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy
  1. nhàm chán đối với lưỡi
  2. nhàm chán đối với các vị, 
  3. nhàm chán đối với thiệt thức, 
  4. nhàm chán đối với thiệt xúc. 
Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy

  1. nhàm chán đối với thân
  2. nhàm chán đối với các xúc, 
  3. nhàm chán đối với thân thức, 
  4. nhàm chán đối với thân xúc. 
Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy

  1. nhàm chán đối với ý
  2. nhàm chán đối với các pháp, 
  3. nhàm chán đối với ý thức, 
  4. nhàm chán đối với ý xúc. 
Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. 

Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. 
Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. 
Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". 
Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".


10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.



Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon


translated from the Pali by


Thanissaro Bhikkhu




Alternate translation: Ñanamoli


Alternate format: [Image: listen_16x16.gif]


The updated version is freely available at[i][b][Image: dto_logo.png][/b][/i]


This version of the text might be out of date. Please click here for more information


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Gaya, at Gaya Head, with 1,000 monks. There he addressed the monks:


"Monks, the All is aflame. What All is aflame? The eye is aflame. Forms are aflame. Consciousness at the eye is aflame. Contact at the eye is aflame. And whatever there is that arises in dependence on contact at the eye — experienced as pleasure, pain or neither-pleasure-nor-pain — that too is aflame. Aflame with what? Aflame with the fire of passion, the fire of aversion, the fire of delusion. Aflame, I tell you, with birth, aging & death, with sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs.


"The ear is aflame. Sounds are aflame...
"The nose is aflame. Aromas are aflame...
"The tongue is aflame. Flavors are aflame...
"The body is aflame. Tactile sensations are aflame...
"The intellect is aflame. Ideas are aflame. Consciousness at the intellect is aflame. Contact at the intellect is aflame. And whatever there is that arises in dependence on contact at the intellect — experienced as pleasure, pain or neither-pleasure-nor-pain — that too is aflame. Aflame with what? Aflame with the fire of passion, the fire of aversion, the fire of delusion. Aflame, I say, with birth, aging & death, with sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs.


"Seeing thus, the well-instructed disciple of the noble ones grows disenchanted with the eye, disenchanted with forms, disenchanted with consciousness at the eye, disenchanted with contact at the eye. And whatever there is that arises in dependence on contact at the eye, experienced as pleasure, pain or neither-pleasure-nor-pain: With that, too, he grows disenchanted.


"He grows disenchanted with the ear...
"He grows disenchanted with the nose...
"He grows disenchanted with the tongue...
"He grows disenchanted with the body...

"He grows disenchanted with the intellect, disenchanted with ideas, disenchanted with consciousness at the intellect, disenchanted with contact at the intellect. And whatever there is that arises in dependence on contact at the intellect, experienced as pleasure, pain or neither-pleasure-nor-pain: He grows disenchanted with that too. Disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion, he is fully released. With full release, there is the knowledge, 'Fully released.' He discerns that 'Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'"


That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted at his words. And while this explanation was being given, the hearts of the 1,000 monks, through no clinging (not being sustained), were fully released from fermentation/effluents.



Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
72. Kinh Dạy Vacchagotta về Lửa
(Aggivacchagotta sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Sinh mạng và thân thể là một, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Sinh mạng và thân thể là khác, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Tôn giả Gotama, phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?

-- Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng".

-- Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?, Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là thường trú, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng". Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"? Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng". Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"? Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là hữu biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng". Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?, Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"... Sao vậy, thưa Tôn giả Gotama? Khi được hỏi: "Phải chăng Tôn giả Gotama có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng"?, Tôn giả Gotama đã trả lời: "Này Vaccha, Ta không có tri kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ như vậy là chơn, ngoài ra là hư vọng" Tôn giả Gotama thấy có sự nguy hại gì mà Ngài không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến này như vậy?

-- Này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là thường trú", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Này Vaccha, nghĩ rằng: "Thế giới là thường trú"... "Thế giới là vô thường"... "Thế giới là hữu biên"... "Thế giới là vô biên"... "Sinh mạng và thân thể là một"... "Sinh mạng và thân thể là khác"... "Như Lai có tồn tại sau khi chết"... "Như Lai không có tồn tại sau khi chết"... "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết"... Này Vaccha, nghĩ rằng: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà Ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy.

-- Nhưng Tôn giả Gotama có tà kiến nào không?

-- Này Vaccha, tà kiến đã được Như Lai đoạn trừ. Nhưng này Vaccha, đây là điều Như Lai đã thấy: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt; đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt; đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt; đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt; đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Do vậy, ta nói rằng, với sự đoạn trừ, ly tham, đoạn diệt, xả bỏ, vứt bỏ tất cả ảo tưởng của tất cả hôn mê, của tất cả ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên, mà Như Lai được giải thoát, không còn chấp thủ.

-- Thưa Tôn giả Gotama, một Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi chỗ nào?

-- Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.


-- Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?

-- Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

-- Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?

-- Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

-- Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?

-- Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng.

-- Khi được hỏi: "Tôn giả Gotama, vị Tỷ-kheo được tâm giải thoát như vậy sanh khởi tại chỗ nào?", Tôn giả đáp: "Sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi?" Tôn giả đáp: "Không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy sanh khởi và không sanh khởi?", Tôn giả đáp: "Sanh khởi và không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Khi được hỏi: "Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không sanh khởi và không không sanh khởi?", Tôn giả đáp: "Không sanh khởi và không không sanh khởi, này Vaccha, không có áp dụng". Thưa Tôn giả Gotama, tôi trở thành vô tri về điểm này, tôi trở thành mê mờ về điểm này, và một số tin tưởng tôi đã có đối với Tôn giả Gotama do các cuộc đàm thoại lúc trước đem lại, nay đã biến mất nơi tôi.

-- Này Vaccha, thôi vừa rồi, vô tri của Ông! Thôi vừa rồi, mê mờ (của Ông)! Này Vaccha, sâu kín là pháp này, khó thấy, khó giác ngộ, an tịnh, thù thắng, không thể luận bàn, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Thật rất khó cho Ông có thể hiểu được, khi Ông thuộc tri kiến khác, kham nhẫn khác, lý tưởng khác, hành trì khác, đạo sư khác. Và này Vaccha, nay Ta trở lại hỏi Ông. Hãy trả lời nếu Ông kham nhẫn. Này Vaccha, Ông nghĩ thế nào? Nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi?"

-- Tôn giả Gotama, nếu một ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, tôi có biết: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt tôi"?

-- Nhưng nếu, này Vaccha, có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời như thế nào?

-- Thưa Tôn giả Gotama, nếu có người hỏi tôi như sau: "Ngọn lửa này cháy đỏ trước mặt Ông, ngọn lửa này do duyên gì mà cháy đỏ?", nếu được hỏi vậy, thưa Tôn giả Gotama, tôi sẽ trả lời như sau: "Ngọn lửa cháy đỏ trước mặt tôi, ngọn lửa này cháy đỏ do duyên nhiên liệu cỏ và củi".

-- Này Vaccha, nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt Ông, Ông có biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi?"

-- Tôn giả Gotama, nếu ngọn lửa ấy được tắt trước mặt tôi, tôi sẽ biết: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi".

-- Này Vaccha, nếu có người hỏi Ông như sau: "Ngọn lửa này đã tắt trước mặt Ông, ngọn lửa ấy từ đây đã đi về phương hướng nào, phương Ðông, phương Tây, phương Bắc, hay phương Nam?", được hỏi vậy, này Vaccha, Ông trả lời thế nào?

-- Không có thể áp dụng ở đây, Tôn giả Gotama. Vì rằng, này Tôn giả Gotama, ngọn lửa ấy đã cháy vì duyên nhiên liệu cỏ và củi. Khi cỏ và củi ấy hết và vì không có nhiên liệu khác, nên được xem là không có nhiên liệu, đã bị tắt.

-- Cũng vậy, này Vaccha, do sắc pháp này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, sắc pháp ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát khỏi cái gọi là sắc, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương. Khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do thọ này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, thọ ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thọ, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do tưởng này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, tưởng ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là tưởng, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Do những hành này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, các hành ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát những cái gọi là hành, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng khó dò đến đáy đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên, không có áp dụng.

Do thức này, nhờ đó mà một người nhận biết Như Lai có thể nhận biết được, cái thức ấy đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt được tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala không được tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Giải thoát cái gọi là thức, này Vaccha, là Như Lai, thâm sâu, vô lượng, khó dò đến đáy như đại dương, khởi lên không có áp dụng, không khởi lên không có áp dụng, khởi lên và không khởi lên không có áp dụng, không khởi lên và không không khởi lên không có áp dụng.

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Vacchagotta bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, như một cây tala lớn, không xa làng hay thị trấn, vì vô thường nên cành lá rơi rụng, vỏ và đọt non rơi rụng, giác cây rơi rụng và sau một thời gian, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rơi rụng, với giác cây rơi rụng, cây ấy thuần tịnh chỉ còn lại lõi cây. Cũng vậy, lời nói này của Tôn giả Gotama, với cành lá rơi rụng, với vỏ và đọt non rụng, với giác cây rơi rụng, lời nói ấy thuần tịnh, chỉ còn lại lõi cây.

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).

Hiệu đính: 16-06-2004

Majjhima Nikaya 72
Aggi-Vacchagotta Sutta

To Vacchagotta on Fire


Translation by Bhikkhu Thanissaro

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Savatthi, at Jeta's Grove, Anathapindika's park. Then the wanderer Vacchagotta went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings and courtesies, he sat down to one side. 

As he was sitting there he asked the Blessed One
"How is it, Master Gotama, does Master Gotama hold the view: 'The cosmos is eternal: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'The cosmos is not eternal: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'The cosmos is finite: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'The cosmos is infinite: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'The soul and the body are the same: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'The soul is one thing and the body another: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'After death a Tathagata exists: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'After death a Tathagata does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'After death a Tathagata both exists and does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"Then does Master Gotama hold the view: 'After death a Tathagata neither exists nor does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless'?"

"...no..."

"How is it, Master Gotama, when Master Gotama is asked if he holds the view 'the cosmos is eternal...'...'after death a Tathagata neither exists nor does not exist: only this is true, anything otherwise is worthless,' he says '...no...' in each case. Seeing what drawback, then, is Master Gotama thus entirely dissociated from each of these ten positions?"

"Vaccha, the position that 'the cosmos is eternal' is a thicket of views, a wilderness of views, a contortion of views, a writhing of views, a fetter of views. It is accompanied by suffering, distress, despair, and fever, and it does not lead to disenchantment, dispassion, cessation; to calm, direct knowledge, full awakening, Unbinding.

"The position that 'the cosmos is not eternal'...

"...'the cosmos is finite'...

"...'the cosmos is infinite'...

"...'the soul and the body are the same'...

"...'the soul is one thing and the body another'...

"...'after death a Tathagata exists'...

"...'after death a Tathagata does not exist'...

"...'after death a Tathagata both exists and does not exist'...

"...'after death a Tathagata neither exists nor does not exist'...does not lead to disenchantment, dispassion, cessation; to calm, direct knowledge, full awakening, Unbinding."

"Does Master Gotama have any position at all?"

"A 'position,' Vaccha, is something that a Tathagata has done away with. What a Tathagata sees is this: 'Such is form, such its origin, such its disappearance; such is feeling, such its origin, such its disappearance; such is perception...such are mental fabrications...such is consciousness, such its origin, such its disappearance.' Because of this, I say, a Tathagata -- with the ending, fading out, cessation, renunciation, and relinquishment of all construings, all excogitations, all I-making and mine-making and tendencies to conceits -- is, through lack of sustenance/clinging, released."

"But, Master Gotama, the monk whose mind is thus released: Where does he reappear?"
"'Reappear,' Vaccha, doesn't apply."

"In that case, Master Gotama, he does not reappear."

"'Does not reappear,' Vaccha, doesn't apply."

"...both does and does not reappear."

"...doesn't apply."

"...neither does nor does not reappear."

"...doesn't apply."

"How is it, Master Gotama, when Master Gotama is asked if the monk reappears...does not reappear...both does and does not reappear...neither does nor does not reappear, he says, '...doesn't apply' in each case. At this point, Master Gotama, I am befuddled; at this point, confused. The modicum of clarity coming to me from your earlier conversation is now obscured."

"Of course you're befuddled, Vaccha. Of course you're confused. Deep, Vaccha, is this phenomenon, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. For those with other views, other practices, other satisfactions, other aims, other teachers, it is difficult to know. That being the case, I will now put some questions to you. Answer as you see fit. How do you construe this, Vaccha: If a fire were burning in front of you, would you know that, 'This fire is burning in front of me'?"

"...yes..."

"And suppose someone were to ask you, Vaccha, 'This fire burning in front of you, dependent on what is it burning?' Thus asked, how would you reply?"

"...I would reply, 'This fire burning in front of me is burning dependent on grass and timber as its sustenance.'"

"If the fire burning in front of you were to go out, would you know that, 'This fire burning in front of me has gone out'?"

"...yes..."

"And suppose someone were to ask you, 'This fire that has gone out in front of you, in which direction from here has it gone? East? West? North? Or south?' Thus asked, how would you reply?"

"That doesn't apply, Master Gotama. Any fire burning dependent on a sustenance of grass and timber, being unnourished -- from having consumed that sustenance and not being offered any other -- is classified simply as 'out' (unbound)."

"Even so, Vaccha, any physical form by which one describing the Tathagata would describe him: That the Tathagata has abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. Freed from the classification of form, Vaccha, the Tathagata is deep, boundless, hard to fathom, like the sea. 'Reappears' doesn't apply. 'Does not reappear' doesn't apply. 'Both does and does not reappear' doesn't apply. 'Neither reappears nor does not reappear' doesn't apply.

"Any feeling...Any perception...Any mental fabrication...

"Any consciousness by which one describing the Tathagata would describe him: That the Tathagata has abandoned, its root destroyed, like an uprooted palm tree, deprived of the conditions of existence, not destined for future arising. Freed from the classification of consciousness, Vaccha, the Tathagata is deep, boundless, hard to fathom, like the sea. 'Reappears' doesn't apply. 'Does not reappear' doesn't apply. 'Both does and does not reappear' doesn't apply. 'Neither reappears nor does not reappear' doesn't apply."

When this was said, the wanderer Vacchagotta said to the Blessed One: "Master Gotama, it is as if there were a great sala tree not far from a village or town: From inconstancy, its branches and leaves would wear away, its bark would wear away, its sapwood would wear away, so that on a later occasion -- divested of branches, leaves, bark, and sapwood -- it would stand as pure heartwood. In the same way, Master Gotama's words are divested of branches, leaves, bark, and sapwood and stand as pure heartwood.

"Magnificent, Master Gotama! Magnificent! Just as if he were to place upright what had been overturned, were to reveal what was hidden, were to show the way to one who was lost, or were to hold up a lamp in the dark so that those with eyes could see forms, in the same way Master Gotama has -- through many lines of reasoning -- made the Dhamma clear. I go to Master Gotama for refuge, to the Dhamma, and to the Sangha of monks. May Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge, from this day forward, for life."

Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn72.html
Reply
Kinh Lửa Cháy (Aditta pariyāya sutta - Tương Ưng Bộ kinh T. IV, C.35, B.28) - HT Pháp Tông giảng


Reply
KINH «TẤT CẢ ĐỀU BỐC CHÁY»(ADITTAPARIYAYA-SUTTA)
Hoang Phong

https://thuvienhoasen.org/a5249/kinh-tat-ca-deu-boc-chay-adittapariyaya-sutta


[/url]Dưới đây là một bản kinh ngắn trích từ "Tương ứng bộ kinh" trong "Luật Tạng" mang tên là Adittapariyaya-sutta (Samyutta-nikkaya IV, 19-20; cf. Vinaya-pitaka,1, 36-37). Tiếng Phạn Aditta-pariyaya có nghĩa là Tất cả đều bị thiêu đốt hay bốc cháy. Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người. Năm thứ cấu hợp ấy thường xuyên bốc cháy và không còn lại gì cả, tuy nhiên sự bốc bốc cháy ấy cũng tượng trưng cho nguyên nhân sâu xa nhất của mọi khổ đau mà mỗi con người phải gánh chịu.

Tuy nhiên sự vận hành chung của ngũ uẩn cũng đã tạo ra sự sống cho mỗi cá thể con người trong thế giới ta bà, và sự sống ấy biểu hiện cho một ý chí hay một sức mạnh nào đó. Mỗi con người đều có thể sử dụng ý chí ấy hay sức mạnh ấy để thực hiện những tham vọng cũng như những đòi hỏi bản năng của chính mình, nhưng mặt khác cũng có thể hướng chúng vào một lý tưởng cao đẹp hơn để mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự hiện hữu của chính mình.

Bản kinh này được dịch để tưởng nhớ đến một vị [url=https://thuvienhoasen.org/p58a5232/1/tuyen-tap-tuong-niem-bo-tat-thich-quang-duc]Bồ tát vì Đạo Pháp đã tự thiêu
 ngày 11 tháng 6 năm 1963. Năm thứ ngũ uẩn tạm thời kết hợp để tạo ra thân xác và tâm thức của vị Bồ tát ấy đã bốc cháy gần nửa thế kỷ nay và không còn lại gì cả. Tuy nhiên hình ảnh ấy, hình ảnh của một vị Bồ tát ngồi im trong lửa đỏ và gục xuống ở một ngã tư đường vẫn còn lưu lại trong tâm hồn của mỗi người trong chúng ta.

Bản tiếng Việt dưới đây được dịch căn cứ vào bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna trong quyển Sermons du Bouddha (Các bài thuyết giáo của Đức Phật), nhà xuất bản Cerf, 1988, Paris.

Một lần, Đức Thế Tôn đang ở tại Tượng Đầu Sơn (Gayasisa), gần Giác Thành (Gaya) cùng với một ngàn đệ tử.

Đức Thế Tôn thuyết giảng cho các đệ tử như sau :
Quote:"Này các tỳ kheo, tất cả đều bốc cháy. Và những gì đang bốc cháy như thế ?


  1. Mắt đang bốc cháy.
  2. Các hình tướng vật chất đang bốc cháy. 
  3. Tri thức thị giác đang bốc cháy.
  4. Sự tiếp xúc giữa mắt và các hình tướng vật chất đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vật chất, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấy vẫn đang bốc cháy.

Này các tỳ kheo, vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng

  1. những thứ ấy đang bốc cháy từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo,

  1. tai đang bốc cháy. 
  2. Âm thanh do tai tiếp nhận đang bốc cháy. 
  3. Tri thức thính giác đang bốc cháy.
  4. Sự tiếp xúc với những gì do tai tiếp nhận được đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh từ sự tiếp xúc với những gì tai tiếp nhận được đang bốc cháy, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.
Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy

  1. từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo,

  1. mũi đang bốc cháy.
  2. Mùi đang bốc cháy. 
  3. Tri thức khứu giác đang bốc cháy.
  4. Sự tiếp xúc giữa mũi và mùi đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì do mũi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy.
Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy

  1. từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo,

  1. lưỡi đang bốc cháy.
  2. Vị đang bốc cháy. 
  3. Tri thức vị giác đang bốc cháy.
  4. Sự tiếp xúc giữa lưỡi và vị đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì lưỡi tiếp nhận, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy.
Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy

  1. từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo,

  1. thân xác đang bốc cháy.
  2. Các vật thể sờ mó được đang bốc cháy. 
  3. Tri thức xúc giác đang bốc cháy.
  4. Sự tiếp xúc giữa thân xác và các vật thể sờ mó được đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì do thân xác tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn bốc cháy.
Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy

  1. từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo, 

  1. Tư duy đang bốc cháy.
  2. Các vật thể tâm thần đang bốc cháy. 
  3. Tri thức tâm thần đang bốc cháy. S
  4. ự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần đang bốc cháy. 
  5. Cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với những gì tư duy tiếp nhận được, dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì giác cảm ấy vẫn bốc cháy.
Vậy những thứ ấy bốc cháy từ những ngọn lửa nào ? Ta nói rằng những thứ ấy đang bốc cháy

  1. từ ngọn lửa của dục vọng,
  2. từ ngọn lửa của hận thù,
  3. từ ngọn lửa của ảo giác ;
  4. những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

"Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ theo phương cách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ phải

  1. kinh tởm mắt,
  2. kinh tởm những hình tướng vật chất,
  3. kinh tởm tri thức thị giác,
  4. kinh tởm sự tiếp xúc của mắt với những hình tướng vật chất, 
  5. kinh tởm cảm giác phát sinh do sự tiếp xúc với các hình tướng vật chất, 
dù đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

Đức Phật tiếp tục trình bày như trên đây đối với tai, âm thanh, tri thức thính giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; mũi, mùi, tri thức khứu giác, sự tiếp xúc và cảm giác ; lưỡi, vị, tri thức về vị giác sự tiếp xúc và cảm giác ; thân xác, các vật thể sờ mó được, tri thức xúc giác, sự tiếp xúc và cảm giác. Đức Phật lại tiếp tục thuyết giảng như sau :
Quote:"Này các tỳ kheo, nếu biết nhìn tất cả mọi thứ bằng phương cách đó, thì một đệ tử sáng suốt sẽ

  1. kinh tởm tư duy,
  2. kinh tởm các vật thể tâm thần,
  3. kinh tởm tri thức tâm thần,
  4. kinh tởm sự tiếp xúc của tư duy với các vật thể tâm thần,
  5. kinh tởm giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc với các vật thể tâm thần ;
dù cho đấy là thích thú hay đớn đau, dù đấy không phải là đớn đau cũng không phải là thích thú, thì cảm giác ấy vẫn đang bốc cháy.

"Khi một đệ tử sáng suốt biết kinh tởm những thứ ấy, thì

  1. người ấy sẽ không còn thèm khát nữa và
  2. khi được giải thoát thì sự hiểu biết sẽ hiện ra : "Đây chính là sự Giải thoát", và người ấy sẽ hiểu rằng : "Mọi sự tái sinh đều bị hủy diệt, con Đường Đạo hạnh tinh khiết được hoàn tất, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ thứ gì lưu lại để chờ đợi một sự thực hiện nào nữa".

Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trên đây. Sau khi được nghe những lời thuyết giảng của Đấng Thế Tôn, các tỳ kheo đều vui sướng và hân hoan. Trong khi Ngài thuyết giảng thì tất cả mọi ô nhiễm trong tư duy của một ngàn đệ tử đều được hoàn toàn tẩy xóa. Bures-Sur-Yvette, 29.5.10

Hoang Phong

[Image: tom-tat-kinh-lua-chay.jpg]
Reply
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
129. Kinh Hiền Ngu
(Bàlapandita sutta)

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung129.htm


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà viên), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

(Người Ngu)

-- Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu 
  1. tư duy ác tư duy, 
  2. nói lời ác ngữ và 
  3. hành các ác hạnh. 
Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân"? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân".

Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy". Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ngu thấy các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi; họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò) họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân.. họ lấy gươm chặt đầu. Những pháp ấy có thật nơi ta và ta có những pháp ấy. Nếu các vua chúa biết về ta, các vua chúa ấy sau khi bắt ta liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu." Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ hai, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người ngu leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ, những ác nghiệp người ấy làm từ trước, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè lên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta phải đi". Người ấy sầu muộn, than van, than khóc, đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự khổ ưu thứ ba, ngay trong hiện tại, người ngu (phải) cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(Ðịa ngục)

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về người ấy, phải nói rằng người ấy hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Ðịa ngục, phải nói rằng Ðịa ngục, hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ của Ðịa ngục.

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?

Thế Tôn đáp:

-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này Tỷ-kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, dẫn đến trước mặt vua và thưa: "Tâu Ðại vương, đây là một tên trộm cướp phạm tội cho Ngài! Hãy hình phạt nó như Ðại vương muốn". Và vị vua ấy nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi sáng hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi sáng, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến trưa, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?" -- "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi trưa, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi trưa, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo. Rồi đến chiều, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?" -- "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về người kia: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi chiều, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi chiều, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Này các Tỷ-kheo, Ông nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ khổ ưu không?

-- Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy cũng cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến ba trăm ngọn giáo!

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

-- Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được!

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được. Này các Tỷ-kheo, các người giữ Địa ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam). Họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Địa ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục đẩy người ấy lên kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ... chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, các người giữ Ðịa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với vạc nước sôi sùng sục; khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

Rồi này các Tỷ-kheo, những người giữ Ðịa ngục quăng người ấy vào Ðại địa ngục. Này các Tỷ-kheo, Ðại địa ngục ấy, có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau; xung quanh có tường sắt; mái sắt lợp lên trên. Nền Ðịa ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực; đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về Ðịa ngục, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở Ðịa ngục quá nhiều.

(Cõi thú)

Này các Tỷ-kheo, có những loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ. Chúng ăn những cỏ ướt và khô, với răng nhai nghiền, cỏ ấy. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ là gì? Các loại ngựa, trâu, bò, lừa, dê, nai hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn cỏ. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn cỏ.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Ví như các Bà-la-môn chạy đến, ngửi được mùi lễ tế sanh, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Cũng vậy này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, và ăn phân. Chúng ngửi được mùi phân từ đường xa, liền chạy tới, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ ăn ở đây, chúng ta sẽ ăn ở đây". Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở và ăn phân là gì? Các loại gà, heo, chó, chó rừng (giả can), hay tất cả các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, ăn phân. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loại hữu tình ấy, những loại hữu tình ăn phân.

Này các Tỷ-kheo, có các loại sanh vật thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối. Này các Tỷ-kheo, những sanh vật ấy, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bóng tối, già trong bóng tối và chết trong bóng tối là gì? Các loại côn trùng, con sùng, con dòi, con sâu đôm đốm và các loại sanh vật khác thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sống trong bóng tối. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy tức là các loại hữu tình sinh ra trong bóng tối, già trong bóng tối, chết trong bóng tối.

Này các Tỷ-kheo, có những sanh vật, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sinh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước là gì? Các loại cá, rùa, cá sấu, hay các sanh vật khác, thuộc loại bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước. Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong nước, già trong nước, chết trong nước.

Này các Tỷ-kheo, có các sanh vật thuộc loài bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh. Và này các Tỷ-kheo, các sanh vật ấy, các loại thuộc bàng sanh, có hơi thở, sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh là gì? Này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình nào sanh ra trong cá thúi hay già trong cá thúi, hay chết trong cá thúi, hay trong tử thi thúi, hay trong đồ ăn thúi, hay trong vũng nước, hay sinh ra trong đầm nước (nhớp)... già... hay chết trong đầm nước (nhớp). Này các Tỷ-kheo, người ngu ấy, do trước kia hưởng thọ ở đây, do trước kia làm các ác nghiệp ở đây, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra cọng trú với các loài hữu tình ấy, tức là các loài hữu tình sanh ra trong bất tịnh, già trong bất tịnh, chết trong bất tịnh.

Này các Tỷ-kheo, với rất nhiều pháp môn, Ta nói về các loại bàng sanh, nhưng thật khó nói cho được đầy đủ, này các Tỷ-kheo, vì đau khổ ở loài bàng sanh quá nhiều.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Ðông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc. Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không?

-- Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.

-- Còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ. Vì sao vậy? Vì ở đấy, này các Tỷ-kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ-kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu.

Và này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ấy sau một thời gian rất lâu dài, có được làm người trở lại, thời người ấy sẽ sanh trong gia đình thấp hèn, trong gia đình hạ cấp, trong gia đình kẻ đi săn, trong gia đình kẻ đan tre, trong gia đình người làm xe, hay trong gia đình người đổ phân, trong những gia đình nghèo khốn, không đủ để uống hay để ăn, cho đến miếng vải c

he lưng cũng khó tìm được. Lại nữa, người ấy thô xấu, khó nhìn, lùn thấp, hay bệnh, mù hay có tật, què hay bị bại, người ấy không có thể được các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Người ấy hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; vì hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; sau khi thân hoại mạng chung, sinh ra trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, trong canh đổ bạc đầu tiên, mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Nhưng này các Tỷ-kheo, còn nhỏ bé canh đổ bạc ấy, do canh đổ bạc đầu tiên này, người ấy mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Và canh bạc này to lớn hơn, với canh bạc ấy, người ngu, do thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là địa xứ hoàn toàn viên mãn của kẻ ngu.

(Người Hiền trí)

Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí 
  1. tư duy thiện tư duy, 
  2. nói lời thiện ngữ, và 
  3. hành các thiện hành. 
Này các Tỷ-kheo, nếu người trí không tư duy thiện tư duy, không nói lời thiện ngữ, không hành các thiện hành, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Vị này là người trí, là bậc Chân nhân"? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, hành thiện hành, do vậy người trí biết người ấy: "Vị này là người có trí, là bậc Chân nhân".

Người trí ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại lạc hỷ. Này các Tỷ-kheo, nếu người trí ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy; nếu người trí, này các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dâm dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say rượu men rượu nấu, thời ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy". Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ nhất, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, người trí thấy các vua chúa, sau khi bắt tên trộm cướp phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy gươm chặt đầu, những pháp ấy thật không có nơi ta, và ta không có những pháp ấy". Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ hai, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người trí leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ những thiện nghiệp người ấy làm từ trước, như thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người trí ngồi trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi các nghiệp quá khứ của người ấy tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ thứ ba, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ trí kia sau khi làm thân thiện hành, sau khi làm khẩu thiện hành, sau khi làm ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra trong thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về vị ấy phải nói rằng vị ấy hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Thiên giới phải nói rằng Thiên giới hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự (an) lạc của Thiên giới.

(Cõi Thiên)

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể làm cho con một ví dụ được không?

-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này các Tỷ-kheo, vị vua Chuyển luân có đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ. Thế nào là bảy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua Sát đế lỵ, đã làm lễ quán đảnh, vào ngày Bố-tát trăng rằm sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, thời Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xa, với vành xe, trục xe, đầy đủ mọi bộ phận. Thấy vậy, vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: "Ta nghe như vầy: Khi một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh vào ngày Bố-tát trăng rằm, sau khi gội đầu, lên cao điện để trai giới, nếu có Thiên luân báu hiện ra, đủ một ngàn cọng xe, với vành xe và trục xe, đầy đủ mọi bộ phận, thời vị vua ấy là Chuyển luân vương. Như vậy, ta có thể là Chuyển luân vương".

Này các Tỷ-kheo, rồi vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y trên một vai, tay trái cầm bình nước và với tay phải rưới nước trên xe báu và nói: "Này xe báu hãy lăn khắp. Này xe báu hãy chinh phục!" Và này các Tỷ-kheo, xe báu lăn về hướng Ðông và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Và này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Ðông đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương!" Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!"

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, nói rằng: "Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được tà dâm. Không được nói láo. Không được uống rượu. Hãy ăn uống cho thích nghi".
 
Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Ðông đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, rồi xe báu ấy lặn xuống biển lớn ở phương Ðông rồi nổi lên và lặn về phương Nam... lặn xuống biển lớn ở phương Nam, rồi nổi lên và lặn về phương Tây... lặn xuống biển lớn ở phương Tây.. , rồi nổi lên và lặn về phương Bắc và vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh cùng với bốn loại binh chủng đi theo sau. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào xe báu dừng lại, chỗ ấy vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh an trú cùng với bốn loại binh chủng.

Này các Tỷ-kheo, các địch vương ở phương Bắc đến yết kiến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và nói: "Hãy đến đây, Ðại vương! Hoan nghênh, đón mừng Ðại vương! Tâu Ðại vương, tất cả đều thuộc của Ngài, tất cả đều thuộc của Ngài. Ðại vương hãy giáo huấn cho chúng tôi!"

Này các Tỷ-kheo, tất cả địch vương ở phương Bắc đều trở thành chư hầu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, xe báu ấy sau khi chinh phục trái đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô Kusavati, và đứng trước pháp đình, trên cửa nội cung như một trang bảo cho nội cung của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện của xe báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, voi báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, bảy xứ kiên cường, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Uposatha (Bố-tát). Thấy voi báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Lành thay được cỡi con voi này, nếu nó chịu sự điều ngự". Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền tượng quý phái chịu sự điều ngự lâu ngày, con voi báu ấy tự đến để chịu điều ngự. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, để thử voi báu này, sáng sớm cỡi voi đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện voi báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ngựa báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, thuần trắng, đầu đen như quạ, bờm ngựa màu đen, có thần lực, phi hành trên hư không và tên là Valahaka. Thấy ngựa báu, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, sanh tâm hoan hỷ và nghĩ: "Tốt đẹp thay được cỡi con ngựa này nếu nó chịu sự điều ngự". Và này các Tỷ-kheo, như một con hiền mã quý phái, chịu sự điều ngự lâu ngày, con ngựa báu ấy tự đến để chịu sự điều ngự. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử con ngựa báu này, sáng sớm liền cỡi ngựa, đi khắp quả đất cho đến hải biên, rồi về lại kinh đô Kusavati kịp giờ ăn sáng. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện ngựa báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, châu báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Châu báu ấy là lưu ly châu, sáng suốt, thuần chất, có tám mặt, khó dũa, khó mài, thanh tịnh, trong suốt, hoàn hảo mọi phương diện. Này các Tỷ-kheo, hào quang châu báu này chiếu sáng cùng khắp một do tuần. Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh để thử châu báu này đã cho dàn bày bốn binh chủng, đặt bảo châu cao trên quân kỳ và có thể tiến quân trong đêm tối âm u. Này các Tỷ-kheo, mọi người trong làng ở xung quanh đều bắt đầu làm việc, tưởng rằng trời đã sáng rồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện châu báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, nữ báu lại xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mỹ miều, khả ái, cử chỉ đoan trang, màu da tuyệt mỹ, không quá cao, không quá thấp, không béo, không gầy, không quá đen, không quá trắng, vượt trên dung sắc loài Người, ánh sáng bằng dung sắc chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, thân xác nữ báu này là (êm mịn) như bông, như nhung. Này các Tỷ-kheo, khi trời lạnh, chân tay nữ báu này trở thanh ấm áp; khi trời nóng, trở thành lạnh mát. Này các Tỷ-kheo, thân nữ báu tỏa mùi thơm chiên đàn, miệng tỏa mùi thơm hoa sen. Này các Tỷ-kheo, nữ báu này dậy trước và đi ngủ sau vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, mọi hành động làm vua thỏa thích, yên lành khả ái. Này các Tỷ-kheo, nữ báu này không có môt tư tưởng nào bất tín đối với vua Sát đế lỵ đã làm lễ quán đảnh, huống nữa là về thân thể. Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện nữ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, cư sĩ báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, chứng được thiên nhãn, do nghiệp dị thục sanh và nhờ thiên nhãn này có thể thấy châu báu chôn cất có chủ hay không có chủ. Cư sĩ báu này đến vua Sát-đế-lỵ đã làm quán đảnh và nói:

-- "Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ xử lý thích nghi tài sản Ðại vương".

Này các Tỷ-kheo, thuở xưa vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, muốn thử cư sĩ báu này, liền cỡi thuyền, chèo ra giữa sông Hằng và bảo cư sĩ báu:

"- Này cư sĩ, ta cần vàng."

"- Tâu Ðại vương, hãy cho chèo thuyền gần bờ nào cũng được."

"- Này cư sĩ, ta cần vàng ngay tại đây."

Này các Tỷ-kheo, khi ấy cư sĩ báu thọc hai tay xuống nước nhắc lên một ghè đầy cả vàng ròng, rồi tâu với vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

"- Tâu Ðại vương, như vậy đã đủ chưa? Tâu Ðại vương, làm như vậy đã được chưa?"

Vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh trả lời:

"- Này Cư sĩ, như vậy là đủ. Này Cư sĩ, làm như vậy là được rồi. Này Cư sĩ, cúng dường như vậy là được rồi".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện cư sĩ báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lai nữa, này các Tỷ-kheo, tướng quân báu xuất hiện cho vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, có học thức, thông minh, sáng suốt, có khả năng khuyến cáo vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, khi đáng tiến thì tiến, khi đáng lùi thì lùi, khi đáng dừng thì dừng:

Vị này đến tâu vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh:

"- Tâu Ðại vương, Ðại vương chớ có lo âu, thần sẽ cố vấn Ðại vương".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là sự xuất hiện tướng quân báu của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bảy báu như vậy.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh có đầy đủ bốn như ý đức. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đẹp trai, khả ái, cử chỉ thanh lịch, sắc diện tuyệt luân, thấy xa hơn mọi người. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ nhất của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh sống lâu, tuổi thọ thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ hai của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ít bệnh tật, ít tai ương, thể nhiệt không quá lạnh, không quá nóng, được quân phân để điều hòa sự tiêu hóa, thắng xa các người khác. Này các Tỷ-kheo, đó là như ý đức thứ ba của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ, đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, như người cha được các người con ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh được các Bà-la-môn và Gia chủ ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, các vị Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến. Này các Tỷ-kheo, như những người con được người cha ái kính và yêu mến; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ được vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh ái kính và yêu mến. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh đi đến hoa viên cùng với bốn loại binh chủng. Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn và Gia chủ đến vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh và tâu rằng:

"- Tâu Ðại vương, hãy cho đi chậm chậm để chúng tôi có thể chiêm ngưỡng lâu dài hơn. ".

Này các Tỷ-kheo, nhưng vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh lại ra lệnh cho người đánh xe:

"- Này anh Ðánh xe, hãy đánh xe chậm chậm đủ để ta có thể thấy các vị Bà-la-môn và Gia chủ lâu dài hơn".

Này các Tỷ-kheo, như vậy là như ý đức thứ tư của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh.

Và này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh suy nghĩ: "Nay ta hãy cho xây những hồ sen giữa các hàng cây tala, cứ cách khoảng một trăm cung tầm!"

Này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân có đầy đủ bốn như ý đức này.

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Vua Chuyển luân, đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức; do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ không?

-- Bạch Thế Tôn, vua Chuyển luân chỉ đầy đủ một món báu, do nhân duyên ấy, có cảm thọ lạc hỷ; còn nói gì đầy đủ bảy món báu và bốn như ý đức.

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn? Hòn đá này, to bằng bàn tay do Ta lượm lên hay núi Tuyết Sơn, vua các loại núi?

-- Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, là hòn đá này, lớn bằng bàn tay, do Thế Tôn lượm lên, so sánh với Tuyết Sơn, vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vua Chuyển luân với bảy món báu và bốn như ý đức, do nhân duyên ấy cảm thọ lạc hỷ, lạc hỷ ấy so sánh với Thiên lạc không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được. Này các Tỷ-kheo, người có trí ấy, nếu sau một thời gian rất lâu dài, được sinh làm người, người ấy sẽ sinh ra trong một gia đình cao quí Sát-đế-lỵ đại gia, hay Bà-la-môn đại gia, hay Cư sĩ đại gia giàu có, tài sản nhiều, tài nguyên nhiều, vàng và bạc phong phú, tài vật phong phú, lúa thóc phong phú. Hơn nữa, vị ấy đẹp trai, khả ái, dễ thương, đầy đủ dung sắc tối thượng. Vị ấy nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng. Vị ấy sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành. Sống với thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới.

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đánh bạc, chính trong canh bạc thứ nhất (đổ xúc sắc) được tiền bạc rất nhiều. Thật là quá nhỏ, này các Tỷ-kheo, là canh bạc ấy, nhờ canh bạc đầu tiên này, người đánh bạc ấy được tiền bạc rất nhiều. Lớn hơn canh bạc ấy là canh bạc, nhờ đó, người trí sau khi hành thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, đây là địa vức hoàn toàn viên mãn của bậc có trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

--ooOoo--

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 129

Hiền ngu
(Bàlapanditasuttam)

by Thích Nữ Trí Hải

I. TOÁT YẾU

Fools and Wise Men.

The sufferings of hell and animal life onto which a fool is reborn through his evil deeds, and the pleasures of heaven that a wise man reaps through his good deeds.

Kẻ ngu và người trí.

Những thống khổ của cõi địa ngục và súc sinh mà do ác nghiệp, kẻ ngu tái sinh vào, và những thiên lạc mà người trí gặt hái do thiện hành.

II. TÓM TẮT

Phật dạy chúng tỷ kheo về kẻ ngu và người trí.

A. Người ngu:

Có ba đặc điểm là nghĩ ác, nói ác và làm ác; cảm thọ ba loại khổ trong hiện tại khi nghe ai nói động đến việc ác mình có làm, khi thấy kẻ có tội như mình bị trừng phạt bằng các cực hình [1], và khi nằm ngồi thường bị ám ảnh bởi tội lỗi đã làm, như xế chiều bóng núi đổ trên mặt đất. Khi chết người ngu tái sinh vào cõi dữ như địa ngục chịu khổ hơn cả người mỗi ngày bị đâm ba trăm mũi giáo [2], hoặc vào các loài bàng sinh ăn bẩn, sinh ra và chết nơi u tối ẩm thấp tùy theo nghiệp ác đã làm. Trả hết nghiệp được làm người thì bị sinh vào gia đình hèn hạ, lại làm ác và phải đọa như trước. Ðược làm người là một cơ may hiếm có như rùa mù chui cổ vào một tấm ván có lỗ trôi lênh đênh trên biển. Như người thua canh bạc đầu tiên phải bán cả gia sản vợ con là một sự mất mát lớn, nhưng còn vô vàn lớn hơn thế nữa là sự mất mát của kẻ ngu làm ác bị đọa. Ðây là chu kỳ trọn vẹn của kẻ ngu [3].

B. Người trí:

Ðặc điểm của người trí là nghĩ lành, nói lành và làm lành; hiện tại cảm thọ va sự vui là lúc nghe bàn tán sự từ bỏ các ác hành và tự xét mình không làm ác [4]; lúc thấy kẻ ác bị trừng phạt do ác hành và tự xét mình không có như vậy; và lúc nghỉ ngơi tự xét đã không làm điều quấy nên được an ổn. Khi chết tái sinh vào cõi trời hưởng thiên lạc thù thắng hơn vua chuyển luân [5] với bảy báu (xe, voi, ngựa, cư sĩ, nữ báu, tướng quân và châu báu) và bốn đức (đẹp, sống lâu, khỏe mạnh, được dân chúng yêu mến). Sau một thời gian dài hưởng thiên lạc, nếu lại sinh làm người thì vào nhà quyền quý cao sang. Như kẻ đánh bạc thắng canh bạc đầu tiên được rất nhiều tài sản, lợi lạc của người trí làm ba thiện hành còn vạn lần lớn hơn. Ðây là chu kỳ trọn vẹn của người trí [6].

III. CHÚ GIẢI

1. Như kinh số 13.

2. Ẩn dụ sau đây được giải thích trong kinh Tương ưng 12 để hiển thị sự ăn bằng thức (thức thực).

3. MA: Nghĩa là, kẻ ngu do làm ba ác hành mà tái sinh vào địa ngục. Do quả báo của nghiệp địa ngục còn sót lại, nên khi được trở lại làm người thì sinh vào gia đình hèn hạ, rồi lại làm ba ác hành và lại đọa địa ngục.

4. Mặc dù trong nguyên bản Pali không có chữ na ở đầu, ở đây cần thêm na mới có nghĩa muốn nói, như trong các mệnh đề tương đương ở đoạn sau.

5. Xem kinh 91. Huyền thoại về Chuyển luân vương được bàn rộng rãi trong kinh Trường bộ 17 và 26.

6. MA: Nghĩa là, người trí nhờ làm ba thiện hành mà được sinh lên trời. Khi trở lại nhân gian, họ sinh vào nhà lành, có tài sản và sắc đẹp. Họ lại làm ba thiện hành và lại sinh lên trời. Cần để ý rằng sự hoàn thiện của người trí ở đây hoàn toàn thuộc thế gian, không nói gì đến những giai đoạn thù thắng hơn trên con đường đưa đến giải thoát.

IV. PHÁP SỐ

V. KỆ TỤNG

Phật dạy chúng tỷ kheo
Về kẻ ngu, người trí
Ba đặc điểm kẻ ngu
Là nghĩ, nói, làm ác.
Hiện tại có ba khổ:
Khi nghe chuyện liên hệ
Những việc ác mình làm
Khi thấy kẻ như mình
Bị phạt bằng cực hình
Khi tâm tư bị ám
Bởi tội lỗi đã làm
Như xế chiều bóng núi.
Chết tái sinh cõi dữ
Ðọa địa ngục, bàng sinh
Theo nghiệp trước kia tạo.
Ðã đọa vào cõi ấy
Thì khó lại làm người
Rùa mù gặp lỗ ván
Trôi nổi giữa biển khơi
Ðến khi được làm người
Tái sinh nhà hèn hạ
Lại làm ác, lại đọa.
Tình trạng thảm thê hơn
Kẻ thua canh bạc lớn
Ðấy bức tranh toàn vẹn
Hoàn cảnh của kẻ ngu.
Người trí có đặc điểm
Nghĩ nói làm điều lành
Hiện tại có ba vui:
Khi nghe chuyện liên hệ
Các ác mình đã bỏ;
Thấy kẻ bị trừng phạt
Do ác hành đã làm
Tự xét mình không vậy;
Và do không làm quấy
Tâm tư luôn an vui
Chết sinh vào cõi trời
Hưởng thiên lạc thù thắng
Hơn cả chuyển luân vương
Với bảy báu bốn đức
Sau một thời gian dài
Hưởng thụ các thiên lạc
Nếu trở lại làm người
Sinh vào nhà quyền quý
Lợi lạc của kẻ trí
Thật vô vàn lớn hơn
Ðánh thắng canh bạc lớn.
Ðấy bức tranh toàn vẹn
Hoàn cảnh của kẻ hiền.


--ooOoo--

Sư Cô Liễu Pháp giảng Kinh Hiền Ngu, MP3:
https://soundcloud.com/nguyen-my-105590606/kinh-hien-ngu-su-co-lieu-phap

Sư Brahmali giảng Kinh Hiền Ngu (Anh Ngữ):
https://bswa.org/teaching/6404/
Reply
Làm thế nào chánh niệm liên tục trong đời sống mưu sinh của người cư sĩ?

https://tuniemxu.org/lam-the-nao-chanh-niem-lien-tuc-trong-doi-song-muu-sinh-cua-nguoi-cu-si/amp/#aoh=16165173968651&referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.com&amp_tf=From%20%251%24s

1-Trước hết chúng ta cần xác nhận lại thế nào là chánh niệm liên tục:

Sự thấy biết liên tục trong quan sát ghi nhận 
  1. bên trong và 
  2. bên ngoài thân tâm 
chính là chánh niệm liên tục.

Tâm sẽ thất niệm hay mất chánh niệm khi không hay biết về nó (LTP: nó đây là  tâm) hay đối tượng của chính nó

Có sự nhầm lẫn rằng khi biết tâm có tham, có sân, có si thì không phải là chánh niệm. Dẫn đến việc khi thấy biết tâm tham, sân, si sinh khởi là hành giả cho rằng mình vẫn bị tham, bị sân, bị si và không hài lòng với việc thực hành quan sát. 

Chúng ta phải biết rằng chúng ta chưa phải là bậc Thánh nên 
  1. các tâm tham, sân, si sinh lên theo duyên và cảnh của chúng, không theo ý muốn của ai
  2. Nhưng ngay khi quan sát được các tâm này sinh lên và diệt đi thì cũng chính là đang chánh niệm. 
Đức Phật dạy quán Tâm trong Tứ Niệm Xứ như sau:

“Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: 
  1. Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham”; hay 
  2. “Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham”; hay 
  3. “Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân”; hay 
  4. “Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân”; hay 
  5. “Với tâm có si, biết rằng tâm có si”; hay 
  6. “Với tâm không si, biết rằng tâm không si…
Tập chánh niệm chính là tập làm quen, hay tạo thói quen quan sát, ghi nhận với sự “THẤY BIẾT” của tâm. 

Sống với sự thấy biết ấy chính là sống trong chánh niệm. 

Chứ không phải sống với tâm tham hay không tham, sân hay không sân, si hay không si khi chúng xuất hiện. Các tâm này khi bị quan sát chúng sẽ trở thành đối tượng hay đề mục chứ không còn là chủ thể trong suy nghĩ, lời nói và hành động nữa. Tâm chánh niệm đồng sinh với tâm trí tuệ, tỉnh giác trở thành chủ thể của sự THẤY BIẾT trong chánh niệm. 

  1. Chức năng của tâm sở Chánh Niệm là thấy biết (quan sát, ghi nhận) đối tượng. 
  2. Chức năng của tâm sở Trí Tuệ là thấy biết (ghi nhận, quan sát) sự vô thường, khổ, vô ngã của đối tượng cũng như chủ thể. 
Các tâm chủ thể này cũng sinh diệt liên tục theo đối tượng của nó nên cho chúng ta tưởng có “tánh thấy”, “tánh biết” thường hằng, thường trú. Nhưng thật ra không phải như vậy vì trong mỗi giây có hàng tỷ sát na tâm sinh diệt liên tục nối tiếp nhau. Nghĩa là không có gì là chính nó trong chớp mắt.

Như vậy chánh niệm liên tục chính là quan sát ghi nhận liên tục trên bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp), chính là toàn bộ đời sống bên trong và bên ngoài thân tâm chúng ta. 

Bất cứ điều gì xảy ra mà tâm thấy biết thì đó là chánh niệm. Thấy biết từ những hơi thở, cử chỉ oai nghi, sinh hoạt, ăn uống nhai nuốt, cho đến các cảm giác, sự hay biết của các loại tâm, các đối tượng sinh khởi qua 6 giác quan… Mọi ý muốn, mong cầu, chán nản, thất vọng, lo âu, nghi ngờ, lờ đờ, buồn ngủ, phóng dật,… đều bị quan sát bởi chính sự THẤY BIẾT của tâm chánh niệm và tỉnh giác.

Trong quyển Mặt Hồ Tĩnh Lặng, ngài Ajahn Chah kể lại rằng Đức Phật đã khích lệ Chư Tăng khi Ngài xác quyết: “Người nào kiên trì nỗ lực hành thiền thì sẽ đắc quả trong vòng bảy ngày. Nếu bảy ngày không thành thì sẽ thành đạo trong vòng bảy tháng hay bảy năm. Một nhà sư trẻ tuổi Hoa kỳ nghe vậy hỏi Ajahn Chah điều đó có thật hay không? Ajahn Chah nói chắc rằng nếu thầy chánh niệm liên tục trong vòng bảy ngày thì thầy sẽ thành đạo.” 

Điều này xác quyết thực hành CHÁNH NIỆM LIÊN TỤC chính là chúng ta đang trên con đường của Thánh đạo. 

Vậy tại sao chúng ta lại còn chần chừ hay loay hoay ở chỗ này hay chỗ khác, có chỗ nào nằm ngoài thân tâm mình đâu, cho dù chúng ta đang làm gì, đang ở đâu đi chăng nữa.

--ooOoo--


2-Bây giờ chúng ta cùng trao đổi xem phương cách nào để hỗ trợ chánh niệm liên tục trong đời sống mưu sinh của người cư sĩ:

Không phải bất cứ việc gì xảy ra cũng chánh niệm dễ dàng, vì chúng ta chưa phải là bậc Thánh, hơn nữa nếu việc thực hành chánh niệm của chúng ta còn chưa thuần thục, tự nhiên. Trong đời sống mưu sinh với nhiều lo toan và ràng buộc với người thân, người cư sĩ đối diện với rất nhiều tâm tham, sân, si sinh khởi liên tục. Có nhiều cách đối trị để hỗ trợ cho chánh niệm sinh khởi. Ở đây chúng ta có thể học tập lời dạy trong kinh Tất Cả Lậu Hoặc. Trong bài kinh này, Đức Phật đã trao cho chúng ta 7 cách để đoạn trừ lậu hoặc, chính là các phương pháp giúp chúng ta duy trì và hoàn thiện việc chánh niệm và chánh niệm liên tục.

Trích dẫn từ Kho Tàng Pháp Học:

1. Đoạn trừ do tri kiến (Dassanā pahātabbā), tức là biết tác ý pháp cần tác ý, và không tác ý pháp không cần tác ý, nhờ vậy mà các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, các lậu hoặc đã sanh bị trừ diệt.

2. Đoạn trừ do thu thúc (Saṃvarā pahātabbā), tức là thúc liễm sáu căn như mắt, tai… nhờ vậy các lậu hoặc không có.

3. Đoạn trừ do thọ dụng (Paṭisevanā pahātabbā), tức là khi thọ dụng tứ sự có chơn chánh giác sát, khéo quán tưởng, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.

4. Đoạn trừ do kham nhẫn (Adhivāsanā pahā tabbā), tức là biết chịu đựng nhẫn nại với nghịch cảnh, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.

5. Đoạn trừ do né tránh (Parivajjanā pahātabbā), tức là biết thận trọng, tránh né mối hiểm họa có thể sanh phiền não như bạn xấu, thú dữ, chỗ lai vảng không thích hợp… nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.

6. Đoạn trừ do dẹp bỏ (Vinodanā pahātabbā), tức là biết từ bỏ, từ khước, không chấp nhận các tà niệm sanh khởi như dục tầm, sân tầm và hại tầm, nhờ vậy các lậu hoặc không khởi lên hoặc không còn nữa.

7. Đoạn trừ do tu tập (Bhāvanā pahātabbā), tức là khéo tu tập bảy giác chi: niệm, trạch pháp, cần, hỷ, tịnh, định và xả, dựa trên viễn ly vô nhiễm, đoạn diệt, phóng thích. Nhờ tu tập như vậy các lậu hoặc không có hoặc không còn nữa.” (Hết trích dẫn)


Nếu chúng ta không biết né tránh, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn…thì rất khó để chánh niệm sinh khởi. Việc áp dụng 7 phương pháp đoạn trừ sẽ hộ trì, giúp chúng ta trong quan sát chánh niệm liên tục ở mọi lúc mọi nơi, trong công việc mưu sinh cũng như trong mọi sinh hoạt của đời sống. 

Chánh Niệm (quan sát, ghi nhận) là pháp hành không phải là pháp học, nên chúng ta chỉ thấy được Chánh Niệm khi bước vào quan sát thân tâm liên tục, lúc đó các hoài nghi sẽ chấm dứt theo thời gian. Tất nhiên việc thực hành đạt tới đâu, mức độ nào còn tùy thuộc vào ba la mật và sự tinh tấn của mỗi người trong kiếp sống này.

(Thấy Biết)
tuniemxu.org

--ooOoo--

Các Yếu Tố Hỗ Trợ Cho Việc Tu Tập  Thất Giác Chị, Dựa Theo Chú Giải

(Tỳ Kheo Ànalayo, Con Đường Thẳng Đến Giác Ngộ - 2003)


1/ Niệm - Sati:

  1. Niệm và hiểu biết rõ ràng
  2. Tránh người thất niệm, gần người có niệm
  3. Hướng tâm đến phát triển Niệm


2/ Trạch pháp - Dhammavicaya:

  1. Tìm hiểu lý thuyết
  2. Thân thể sạch sẽ
  3. Cân bằng ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ)
  4. Tránh người vô trí, gần người có trí
  5. Suy tư về các khía cạnh thâm sâu của Pháp
  6. Hướng tâm đến phát triển Trạch pháp


3/ Tinh tấn - Viriya:

  1. Suy tưởng về hãi hùng trong cảnh khổ
  2. Thấy được lợi ích của Tinh tấn
  3. Suy tưởng về con đường thực hành
  4. Tôn trọng phẩm vật cúng dường cho mình
  5. Suy tưởng về phẩm hạnh cao quý của truyền thống, của bậc đạo sư, của đệ tử Phật và bạn đồng tu trong đời phạm hạnh
  6. Hướng tâm đến phát triển Tinh tấn


4/ Hỷ - Piti:

  1. Suy tưởng về Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiền, và tịnh tịch
  2. Tránh người thô tháo, gần người thanh nhã
  3. Suy tưởng về các bài kinh tạo cảm hứng
  4. Hướng tâm đến phát triển Hỷ


5/ Khinh an - Passadi:

  1. Thức ăn tốt, khí hậu tốt, oai nghi dễ chịu
  2. Tác phong thăng bằng
  3. Tránh người náo động, gần người trầm tĩnh
  4. Hướng tâm đến phát triển Khinh an


6/ Định -Samàdhi:

  1. Thân thể sạch sẽ
  2. Cân bằng ngũ căn (tín, tấn, niệm, đinh. tuệ)
  3. Thiện xảo ghi nhận các định tướng
  4. Thiện xảo điều hướng tâm và buông xả đúng lúc
  5. Tránh người xao lãng, gần người có chú tâm
  6. Suy tưởng về đắc thiền
  7. Hướng tâm đến phát triển Định


7/ Xả - Upekkhà

  1. Xả ly với người và sự vật
  2. Tránh người có thành kiến, gần người không thiên vị
  3. Hướng tâm đến phát triển Xả
Reply