Noãn Thai Thấp Hóa
#1
Hữu nó gồm có 2: Nghiệp thiện ác và tâm đầu thai. Nghiệp thiện ác được gọi là nghiệp hữu, còn cái sanh hữu chính là tâm đầu thai.

Từ cái chỗ 4 thủ nó mới khiến cho chúng ta làm các nghiệp thiện ác. Và khi làm các nghiệp thiện ác thì nó dẫn đến cái chuyện là chúng ta có tâm đầu thai. Mà vì có cái tâm đầu thai cho nên nó mới dẫn đến cái chuyện chúng ta đầu thai vào trong 4 loài: noãn, thai, thấp, hóa.

Noãn là những loài được sanh ra bằng trứng.
Thai là những loài mà sanh ra nguyên con.
Thấp là những loài mà sanh ra trong môi trường thiên nhiên.
Còn hóa hơi khó tin. Hóa là những loài chúng sanh tự nhiên xuất hiện không cần một điều kiện sinh học nào, biological condition không có. Hóa sanh là không cần một điều kiện sinh học nào hết, nó không cần oxygen, nó không cần khí quyển, không cần nhiệt độ, không cần cái gì hết, mà nó tự nó xuất hiện, thì đó gọi là hóa sanh. 

Trong kinh nói thế này, nó có những loại chúng sanh mà được tạo ra trong một điều kiện như vậy. Tự nhiên “bùm” xuất hiện. Đó là chư thiên, phạm thiên họ xuất hiện như vậy. Cái biết của chúng ta thì hoàn toàn lệ thuộc vào kiến thức khoa học mà mình đã học. Khoa học cho mình tin cái gì thì mình tin cái đó, còn cái nào mà các nhà khoa học họ chưa cho thì mình chưa tin.

Nhưng mà sẵn đây tôi tặng các vị một câu: "Những gì ta biết so với những gì ta không biết nó còn ít hơn là hạt cát so với sa mạc nữa." Bởi vì hạt cát nó là limit (có giới hạn), sa mạc nó là unlimit (vô giới hạn), đúng không? Tức là cái mẫu số là unlimit, tử số là limit. Cái mình biết là limit nhưng cái mình không biết là unlimit. 

Các vị học toán, các vị còn nhớ phân số, thì khi mẫu số nó là vô tận thì cái tử số chẳng đáng là chi. Cái sa mạc mà lớn nhất thế giới là cái sa mạc Gobi nó chỉ có 9 triệu km vuông, mà 9 triệu có nghĩa là mình còn nói con số được, nhưng mà cái mình không biết thì vô số. Cho nên, tôi nhắc lại một chuyện mà qúi vị đã biết rồi: Khoa học, đúng, chúng ta nên tôn trọng tinh thần khoa học. Nhưng mà chỉ "tinh thần" khoa học, chứ còn đừng có chấp chặt vào những "thành quả" khoa học. 

Bởi vì hôm nay chúng ta thấy cái đó là chân lý nhưng có thể mai này nó không còn như vậy nữa. Tôi kể hoài một câu chuyện, một chuyện nhỏ thôi, có nhiều trường hợp chúng ta phải biết thay đổi cái đầu của mình. Trong toán học có nói: Hai đường thẳng song song không thể gặp nhau. Nhưng mà trong hội hoạ thì gặp. Tại sao gặp? Nghĩa là đôi khi mình phải "flexible" (uyển chuyển). Hai đường thẳng song song không thể gặp nhau, nhưng mà trong hội họa thì gặp. Không gặp là không được, tới đường chân trời là phải gặp chứ.


[Image: perspective-city.jpg]


Cho nên từ cái chỗ tứ thủ nó mới dẫn tới 2 hữu, từ 2 hữu nó dẫn đến 4 sanh, 4 sanh là 4 chủng loại. Noãn là sanh ra bằng trứng như con chim, con cò. Thai là sanh ra nguyên con như con trâu, con bò, con người. Thấp là những cái loài mà nó sanh ra trong môi trường thiên nhiên như là côn trùng do môi trường ẩm thấp không cha không mẹ. Hóa sanh là những loài chúng sinh mà tự nhiên đột hiện, xuất hiện thình lình thì cái này nằm ngoài cái sự hiểu biết của chúng ta. Thôi thì các vị bắt chước tôi đi: Cái gì tôi không kiểm chứng được thì tôi để nó qua một bên.

TK

Bốn loại Tái sanh (Patisandhi)
Vì tâm thức, các tâm sở và sắc uẩn (citta, cetasikas, rupa) khởi lên vào lúc tái sanh (patisandhi), đều là hậu quả của nghiệp lực (kamma), cho nên tùy theo các loại nghiệp tốt xấu mà phân biệt ra thành bốn loại tái sanh. Bốn loại tái sanh là:
  1. hoá sanh (Opapatika patisandhi);
  2. thấp sanh (Sansedaja patisandhi);
  3. noãn sanh (Andaja patisandhi);
  4. thai sanh (Jalabuja patisandhi).
Reply