Đau xương bàn chân là bệnh gì?
#1
[/url]
Đau xương bàn chân là bệnh gì?
Bạn bị đau xương bàn chân trái, đau xương bàn chân phải hay cả hai? Vậy đau xương bàn chân là gì?
16:58 06/01/2020
Tự nhiên đau xương bàn chân liệu có phải là dấu hiệu bạn đang gặp phải một căn bệnh nguy hiểm? Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về đau xương bàn chân cũng như một số phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh.

[Image: dau-xuong-ban-chan-1.jpg][i]Đau xương bàn chân Ảnh minh họa: Internet[/i]

Hiện tượng đau xương bàn chân là gì?

Sự đau và viêm hay sưng ở xương bàn chân được gọi là đau xương bàn chân. Đối tượng hay mắc phải hiện tượng này là những người vận động nhiều nhưng lại không trang bị dụng cụ hay thiết bị bảo vệ bàn chân. Đây là một hiện tượng phổ biến nhưng lại khá dễ hồi phục.



Đau xương mu bàn chân

Đau mu bàn chân là gì?

Thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác mu chân bị đau, điều này gây trở ngại cho việc đi lại, nếu cơn đau nghiêm trọng hơn thì ngay cả đứng, ngồi hay thậm chí không cử động chân bạn cũng sẽ thấy khó chịu.

Nếu cơn đau bạn cảm nhận được đến từ gân hay thớ cơ mu gân thì bạn có thể bị bong gân hoặc do một số chấn thương làm đau cơ gân mu bàn chân.
[size=undefined]


[Image: dau-xuong-ban-chan-2.jpg][i]Đau mu bàn chân do bong gân Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Dấu hiệu của đau mu bàn chân
  • Đau nhức chân
  • Tấy đỏ tại vùng bị tổn thương
  • Sưng xung quanh mu bàn chân
  • Cơn đau tăng dần khi bạn cử động nhiều nơi bàn chân, một số hoạt động như đi bộ, chạy...
Đau xương lòng bàn chân

Lòng bàn chân là phần dưới cùng của bàn chân, đây là nơi phải chịu đựng toàn bộ áp lực của cơ thể trong khi chúng ta làm mọi việc trừ lúc nằm. Theo nghiên cứu, cơ thể chúng ta có 26 xương và dây chằng liên kết tại bàn chân. Chính vì như vậy nên bàn chân hoạt động như bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy.
[size=undefined]
[Image: dau-xuong-ban-chan-3.jpg][i]Đau lòng bàn chân Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
Do chịu quá nhiều áp lực như vậy nên khi bạn bị đau xương bàn chân thì vùng lòng bàn chân là nơi có khả năng cao nhất mắc phải.

Đau xương ghe bàn chân

Xương thuyền phụ là hiện tượng cấu trúc xương bất thường. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này sẽ có triệu chứng như:
[size=undefined]
[Image: dau-xuong-ban-chan-4.jpg][i]Đau xương ghe bàn chân Ảnh minh họa: Internet[/i][/size]
  • Đau ở phía trong bàn chân
  • Đau ở phía dưới mắt cá trong và phía trước
  • Cơn đau có khi lan ra phía sau mắt cá chân
  • Phần chồi xương phía cạnh trong bàn chân khi cọ vào giày bị đau
  • Nếu triệu chứng kéo dài bàn chân có thể bị vẹo ra phía ngoài
Nguyên nhân đau xương bàn chân

Một số nguyên nhân làm bàn chân đau từ bên trong cơ thể hay từ tác động của con người như:
[size=undefined]
[Image: dau-xuong-ban-chan-5.jpg][i]Đau bàn chân do đi giày cao gótẢnh minh họa: Internet[/i][/size]
  • Tư thế hoạt động không đúng khiến bàn chân chịu nhiều áp lực
  • Viêm, nhiễm trùng
  • Bệnh thấp khớp
  • Đau dây thần kinh hay nghẽn mạch
  • Bị chấn thương trước đó
  • Trật khớp...
Mặt khác, đau xương bàn chân là triệu chứng của một số căn bệnh như:
  • Bệnh thuộc mạch máu: viêm tắc động mạch, u cuộn mạch…
  • Bệnh thuộc dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép dây thần kinh, đau thần kinh...
  • Bệnh về gân cơ, dây chằng: đau do gân cơ bị quá tải, viêm cân gan chân…
  • Bệnh u thần kinh giãn ngón chân
  • Bệnh về xương - khớp
[size=undefined]
[Image: dau-xuong-ban-chan-6.jpg][i]Xương khớp và đau bàn chânẢnh minh họa: Internet[/i][/size]
  • Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân: thường gặp ở nữ giới, cơn đau xuất hiện ở vùng bàn chân trước khi vận động nhiều.
  • Khớp cổ chân bị chồi xương: Bệnh này thường gặp ở người có tuổi do thoái hóa khớp hoặc ở người trẻ nếu đi lại quá nhiều làm khớp quá tải.
Điều trị đau xương bàn chân

Nghỉ ngơi

Nếu cơn đau ở bàn chân của bạn trở nên nặng hơn thì việc đầu tiên bạn cần làm là để bàn chân nghỉ ngơi, không nên vận động quá mạnh. Bạn nên kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như đi bộ hay chạy bước nhỏ nếu tình trạng của bạn cải thiện hơn.

Chườm lạnh

Bạn cần chuẩn bị một túi đá, sau đó dùng túi đá này đặt lên vùng bị đau từ 15 đến 20 phút mỗi lần, làm tương tự như vậy 1 tuần từ 2 đến 3 lần. Bạn hãy lưu ý không nên đặt trực tiếp túi đá lên vùng bị thương, da của bạn sẽ có khả năng bị bỏng lạnh. Hãy dùng một chiếc khăn mỏng, đặt lên vùng bị thương sau đó mới đến túi đá.

Sử dụng giày thoải mái

Bạn không nên đi giày quá chật hay quá lỏng. Đặc biệt trong tình trạng cơn đau kéo dài, bạn nên hạn chế hay không sử dụng giày cao gót bởi nó có thể tăng thêm áp lực cho đôi chân của bạn. Bạn cũng có thể thêm miếng lót hay miếng đệm để cải thiện và giảm những cơn đau.

Sử dụng thuốc chống viêm 

Bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc giúp giảm viêm cũng như giảm các cơn đau. Một lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này là bạn sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ như suy thận, đau dạ dày...mặc dù sau khi dùng có thể cơn đau của bạn giảm đi nhanh chóng.

Hơn thế nữa thuốc hỗ trợ trị đau bàn chân không có khả năng trị dứt điểm căn bệnh. Nếu bác sĩ không kê thuốc cho bạn thì bạn cũng không nên tự ý lấy thuốc bên ngoài các phòng khám hay nhà thuốc tư bởi làm như vậy rất nguy hiểm.

Sử dụng thuốc bôi giảm đau

Bên cạnh thuốc uống hỗ trợ giảm đau từ bên trong thì cũng có thuốc bôi bên ngoài da như capsaicin, bạn có thể mua được tại các quầy thuốc dưới dạng thuốc mỡ hay kem bôi.

Trên đây là bài viết tổng hợp về đau xương bàn chân từ nguyên nhân đến cách điều trị. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và điều trị được căn bệnh của mình.
Reply
#2
Phụ nữ hay thích mang giày cao gót, dễ bị trùơng hợp này.
Thấy mấy cô mang giày cao cả gang tay, hay thiệt.
Tea đang bị đau dây thần kinh hông (sciatic nerve) mấy tuần nay, để khi nào trị khỏi sẽ chia sẽ kinh nghiệm cho ai bị có thể giãm bớt đau.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#3
nhìn cái hình xương bàn chân ,  đa số ngón chân cái quẹo vô

người giao chỉ thì ngón chân cái lại quẹo ra ngoài
Reply
#4
Hậu quả của ‘Đá bồ’ cho nhiều vào!
Reply
#5
Chân sưng, phù nề là biểu hiện bệnh gì?
Bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng thường do sự tích tụ chất lỏng hoặc là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương, nhiễm trùng.
Phù nề là tình trạng chất lỏng dư thừa bị giữ lại trong các mô của cơ thể gây ra sưng tấy, thường xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, có thể do chấn thương hoặc viêm nhiễm gây sưng. Vết sưng tấy có thể gây khó khăn cho việc đi lại, cần xác định nguyên nhân để có có biện pháp giảm sưng kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới chân bị sưng, phù nề:
Mang thai
Sưng ở chân thường gặp khi ở giai đoạn mang thai do các yếu tố như: giữ nước tự nhiên, sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch do tử cung giãn ra, thay đổi nội tiết tố... Thai phụ có dễ bị sưng chân hơn vào buổi tối, đặc biệt là sau khi đi đi bộ trong thời gian dài. Bàn chân và mắt cá chân có xu hướng sưng lên từ tháng thứ năm của thai kỳ và biến mất sau khi sinh con.


Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, tình trạng sưng đột ngột hoặc nghiêm trọng ở mắt cá chân, bàn tay và mặt có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng nghiêm trọng khiến mẹ bầu bị cao huyết áp và có protein trong nước tiểu, thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ.
Để ngừa sưng phù trong thai kỳ, mẹ bầu cần tránh đứng trong thời gian dài, ngồi trong tư thế kê chân cao, đi giày thoải mái và tránh đi giày cao gót, mang vớ nén, quần tất hoặc tất chân, nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Nếu sưng đau, hãy đi thăm khám để đảm bảo rằng huyết áp ở mức bình thường và loại trừ các tình trạng khác có thể xảy ra, chẳng hạn như tiền sản giật.
[Image: -6134-1663342033.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...5D5QGwoxAQ]

Chân sưng, phù nề có thể xảy ra ở tháng thứ năm của thai kỳ. Ảnh: Healthline

Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là khi các túi chứa đầy chất lỏng xung quanh khớp bị viêm, gây ra sưng và đau tại khớp. Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và những người vận động khớp mạnh như vận động viên hay một số công việc nhất định. Viêm bao hoạt dịch có thể phát triển ở bất kỳ khớp nào có bao hoạt dịch nhưng phổ biến nhất ở chân, đầu gối và mắt cá chân.
Dùng thuốc giảm đau, chườm đá và nghỉ ngơi có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần dùng corticosteroid hay thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.
Suy tĩnh mạch mạn tính
Suy tĩnh mạch mạn tính xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị tổn thương do đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Bệnh gây ảnh hưởng đến lượng máu di chuyển từ tim đến chân, gây ra sự tích tụ máu trong các tĩnh mạch của chân và dẫn đến sưng tấy.
Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, tập các bài tập chân, bàn chân và mắt cá chân khi ngồi trong thời gian dài, kê cao chân khi nghỉ, đi bộ và tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng vừa phải, mang vớ nén...
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến nguy cơ máu lưu thông kém, đọng lại ở cẳng chân gây sưng tấy. Các vấn đề về tuần hoàn kéo dài cũng dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bàn chân gây ra chấn thương và sưng tấy.
Để giúp giảm sưng chân do bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên người bệnh mang vớ nén, tập thể dục thường xuyên, kê cao chân khi ngủ, giảm cân, hạn chế ăn mặn, ngâm chân trong muối Epsom.
Bệnh gout
Sự tích tụ của axit uric trong máu dẫn đến gout, gây ra gây sưng ở các khớp bị ảnh hưởng, điển hình là ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Các đợt bùng phát bệnh gout thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
Dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh gout bùng phát như NSAID hoặc corticosteroid. Dùng giấm táo và nước ép anh đào đen có thể giúp giảm các triệu chứng nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng.
Bệnh thận
Suy giảm chức năng thận có thể dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều muối trong máu. Khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách giữ nước và nguy cơ dẫn đến sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân. Các triệu chứng khác của bệnh thận như: khó tập trung, ăn không ngon, cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, khó ngủ, co giật cơ và chuột rút, da ngứa khô, đi tiểu nhiều, buồn nôn và nôn mửa...
Dùng thuốc bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp, thuốc giảm cholesterol, bổ sung canxi và vitamin D...
Chấn thương
Sưng ở bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân có thể là hậu quả của tình trạng viêm do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị thương, hiện tượng sưng tấy xảy ra do máu dồn đến vùng bị ảnh hưởng. Một số chấn thương có thể bao gồm: bong gân, gãy xương, đứt gân...
Dùng đá chườm lên vết thương tối đa 20 phút/lần trong ngày hoặc dùng băng ép để hết sưng. Nâng chân cao khi nghỉ ngơi, đặc biệt là vào ban đêm. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, đeo nẹp hay phẫu thuật.
[Image: -5239-1663342033.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr...e8fL3PG2HA]

Sưng ở bàn chân có thể là hậu quả của tình trạng viêm do chấn thương như bong gân, gãy xương, đứt gân... Ảnh: Healthline

Phù bạch huyết
Phù bạch huyết xảy ra do các hạch bạch huyết bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ, thường là chỉ định trong điều trị ung thư. Từ đó, cơ thể giữ nước nhiều hơn và có thể dẫn đến sưng bàn chân, mắt cá chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: cảm giác căng tức hoặc nặng nề, hạn chế vận động, nhức mỏi, nhiễm trùng lặp đi lặp lại...
Chứng phù bạch huyết không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách giảm đau và sưng. Phù bạch huyết nặng có thể phải phẫu thuật. Một vài bài tập nhẹ nhàng khuyến khích như nâng cao chân, xoa bóp...
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một phản ứng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng đến niêm mạc khớp. Các chất lỏng tích tụ xung quanh các khớp sẽ gây sưng tấy và có khả năng bị tổn thương vĩnh viễn. Cùng với sưng tấy, người bệnh có thể gặp phải đau khớp, cứng khớp, mệt mỏi, sốt, thiếu máu...
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), vật lý trị liệu...

Bảo Bảo (Theo 
Be Vegan, make peace.
Reply