Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Vô Thường, Khổ và Vô Ngã là ba đặc điểm của vạn hữu mà cũng là ba khía cạnh độc đáo được nhắc đến thường xuyên trong Phật Pháp. Hiểu nôm na thì Vô Thường có nghĩa là không bền vững, nhưng hiểu rốt ráo hơn thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
Có hiểu như vậy thì ta có thể hiểu chính xác chữ Khổ trong Phật Pháp. Khổ ở đây không chỉ đơn giản là định nghĩa ghèo nàn rằng đó là những gì khiến thân tâm ta khó chịu mà nó còn phải được hiểu là từ đồng nghĩa với Vô Thường. Chỉ riêng Đức Phật mới phân tích cái gọi là đau khổ thành ba trường hợp (sự có mặt của cái gây khó chịu, sự vắng mặt của cái làm dễ chịu và sự lệ thuộc các điều kiện để có mặt).
Khi đặc tính Vô Thường và Khổ được hiểu sâu rộng như vậy thì ta mới hiểu được thế nào là Vô Ngã. Ở đây không có gì là tồn tại độc lập, tất cả chỉ là một chuỗi dài tiếp nối của các hiện tượng Danh Sắc (tâm và vật) với sự hỗ trợ của vô số điều kiện mà thuật ngữ Phật Pháp gọi là Duyên (Paccaya). Nếu mọi sự được hiểu rốt ráo như vậy thì lúc nào nhìn ra đặc tính Vô Thường, Khổ hay Vô Ngã cũng là lúc ta thấy cả ba.
Tuy nói ba thứ là một nhưng với người sơ cơ thì đặc tính Vô Thường vẫn là khía cạnh phải dược lưu ý đầu tiên vì mọi thứ ở đời, khoan nói đến sướng khổ, đẹp xấu, cái nào cũng có mặt bằng cách thế chỗ cho cái khác. Hãy nhớ rằng cái biết qua kinh sách dứt khoát không đủ để ta giác ngộ giải thoát.
Ngày nào mà cái biết sách vở còn đó thì cái biết thực chứng không thể có được. Chỉ xuyên qua sự thực chứng thì ta mới có thể hiểu được đặc tính Vô Thường của vạn vật đúng như là Đức Phật đã dạy. Ngay cả trong thời Đức Phật, và bây giờ cũng vậy, kiến thức học hỏi từ người khác luôn là quan trọng nhưng chỉ có nó thì không thể nào chứng thánh.
Người dốt mà có thực nghiệm vẫn có thể hy vọng giải thoát, nhưng người giỏi mà thiếu thực nghiệm muôn đời không thể giác ngộ.
TK
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Quote:Sư Toại Khanh:
Hiểu nôm na thì Vô Thường có nghĩa là không bền vững, nhưng hiểu rốt ráo hơn thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
Bạn abc và các đạo hữu thân mến,
Chư hiền hữu có thể giải thích rộng thêm nghĩa cho câu: "(Vô Thường) là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời."
LTP hiểu lờ mờ Vô Thường và Quả Dị Thục có liên hệ với nhau qua câu trên. Ví dụ: Thanh sắt phơi mưa nắng bị oxy hóa, tồn tại dưới hình thức rỉ sét, dần dần bị hư nát; ta có thể nói chất sắt vẫn còn đó, tuy đã biến dạng.
Chư hiền hữu nghĩ sao?
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2020-01-16, 01:25 AM)LeThanhPhong Wrote: Bạn abc và các đạo hữu thân mến,
Chư hiền hữu có thể giải thích rộng thêm nghĩa cho câu: "(Vô Thường) là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời."
LTP hiểu lờ mờ Vô Thường và Quả Dị Thục có liên hệ với nhau qua câu trên. Ví dụ: Thanh sắt phơi mưa nắng bị oxy hóa, tồn tại dưới hình thức rỉ sét, dần dần bị hư nát; ta có thể nói chất sắt vẫn còn đó, tuy đã biến dạng.
Chư hiền hữu nghĩ sao?
bạn LTP,
"Hiểu nôm na thì Vô Thường có nghĩa là không bền vững, nhưng hiểu rốt ráo hơn thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời. "
theo thiển ý
khi nhắc đến vô thường , đa số chúng ta "nghĩ" đến sự hoại diệt , không bền vững của các pháp hữu vi . và khi "nghĩ" như vậy ta chú trọng đến "duyên diệt" . Nhưng duyên diệt và duyên sinh là hai mặt của thực tại xét theo một cá thể . Xa hơn và rốt ráo hơn khi nói về vạn vật thì phải nói đến duyên hệ ; duyên sinh và duyên diệt chỉ là một mắt xích trong mớ duyên hệ chằng chịt , không thể nghĩ bàn ... hay nói như sư TK thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
trong ví dụ và cách nhìn của bạn thì đúng nhưng nên nói cho hết ý thì mới "đã" , rằng mọi vật (ví dụ cây sắt) phải chịu ảnh hưởng của vô thường , rỉ sét , hư mục ... chất sắt sẽ kết hợp với những thứ khác và dây là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
Cái này có thì cái kia có
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-01-16, 09:54 AM)abc Wrote: bạn LTP,
"Hiểu nôm na thì Vô Thường có nghĩa là không bền vững, nhưng hiểu rốt ráo hơn thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời. "
theo thiển ý
khi nhắc đến vô thường , đa số chúng ta "nghĩ" đến sự hoại diệt , không bền vững của các pháp hữu vi . và khi "nghĩ" như vậy ta chú trọng đến "duyên diệt" . Nhưng duyên diệt và duyên sinh là hai mặt của thực tại xét theo một cá thể . Xa hơn và rốt ráo hơn khi nói về vạn vật thì phải nói đến duyên hệ ; duyên sinh và duyên diệt chỉ là một mắt xích trong mớ duyên hệ chằng chịt , không thể nghĩ bàn ... hay nói như sư TK thì nó chính là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
trong ví dụ và cách nhìn của bạn thì đúng nhưng nên nói cho hết ý thì mới "đã" , rằng mọi vật (ví dụ cây sắt) phải chịu ảnh hưởng của vô thường , rỉ sét , hư mục ... chất sắt sẽ kết hợp với những thứ khác và dây là trạng thái tiếp nối để tồn tại của mọi thứ trên đời.
Cái này có thì cái kia có
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt thì cái kia diệt.
Lâu rồi, Thiền Sư U Tejaniya có dạy: Các bạn cứ hành đi, rồi sẽ thấy nghĩa của Vô Thường không như các bạn tưởng.
Càng ngày, LTP càng nhận ra những gì Đức Thế Tồn dạy tưởng là rời rạc, nhưng thực ra, tất cả liên hệ với nhau, quấn quít lấy nhau, và cùng chung một mối.
Đức Phật quả là bậc Đại Trí. :78:
Cám ơn bạn abc nhiều lắm.
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Cái hiểu biết (Văn tuệ và Tư tuệ) qua kinh sách lời Phật dạy về Tam Pháp Ấn, Tứ Diệu Đế...mà không thục hành thì không đưa đến giác ngộ sớm, nhưng chính do cái nhân cái duyên chỉ là văn và tư mà không thực hành cũng đã tạo môt tác động chặn đứng giòng luân hồi sinh tử của một người, người đó chỉ lăn trôi trong cõi khổ ải này chỉ 80 A tăng kỳ kiếp nữa thôi. Dù sao đó cũng là niềm vui nho nhỏ cho một cá nhân đó, vì không còn phải sợ hãi bơi lội trong vòng luân hồi sinh tử bất tận.
Nhưng mà, một A Tăng Kỳ Kiếp thì dài vô tận, dài thăm thẳm chiều trôi. Ước tính theo toán học thì nó tương đương con số 10 ^140 (10 luỹ thừa 140) năm ở trái đất chúng ta đang sống. Tức là con số 1 và thêm 140 số zero theo sau nó. Khủng khiếp.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
vậy thì hãy lên đường thôi
:full-moon-with-face4:
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
80 a tăng kỳ kiếp dài như vô tận.
:78:
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2020-01-16, 04:26 PM)anatta Wrote: Cái hiểu biết (Văn tuệ và Tư tuệ) qua kinh sách lời Phật dạy về Tam Pháp Ấn, Tứ Diệu Đế...mà không thục hành thì không đưa đến giác ngộ sớm, nhưng chính do cái nhân cái duyên chỉ là văn và tư mà không thực hành cũng đã tạo môt tác động chặn đứng giòng luân hồi sinh tử của một người, người đó chỉ lăn trôi trong cõi khổ ải này chỉ 80 A tăng kỳ kiếp nữa thôi. Dù sao đó cũng là niềm vui nho nhỏ cho một cá nhân đó, vì không còn phải sợ hãi bơi lội trong vòng luân hồi sinh tử bất tận.
Nhưng mà, một A Tăng Kỳ Kiếp thì dài vô tận, dài thăm thẳm chiều trôi. Ước tính theo toán học thì nó tương đương con số 10 ^140 (10 luỹ thừa 140) năm ở trái đất chúng ta đang sống. Tức là con số 1 và thêm 140 số zero theo sau nó. Khủng khiếp.
Xin nói bổ túc thêm một chút kẻo không bị hiểu lầm. Khi nói học hỏi pháp học về Phật lý chỉ qua văn tuệ và tư tuệ (đọc, nghe, và suy nghiệm) thì không phải chỉ một kiếp này, mà có thể trong những kiếp đã qua và vô số kiếp sắp đến nếu người đó tái sinh làm thân người mà gặp Phật pháp rồi học hỏi nghiên cứu tiếp, nhưng cá nhân đó không hành thiền. Mà cũng phải học đúng chánh pháp Phật: Tứ Diệu Đế, lý Duyên khởi... nói rộng là 37 Phẩm Trợ đạo.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2020-01-17, 03:01 PM)anatta Wrote: Xin nói bổ túc thêm một chút kẻo không bị hiểu lầm. Khi nói học hỏi pháp học về Phật lý chỉ qua văn tuệ và tư tuệ (đọc, nghe, và suy nghiệm) thì không phải chỉ một kiếp này, mà có thể trong những kiếp đã qua và vô số kiếp sắp đến nếu người đó tái sinh làm thân người mà gặp Phật pháp rồi học hỏi nghiên cứu tiếp, nhưng cá nhân đó không hành thiền. Mà cũng phải học đúng chánh pháp Phật: Tứ Diệu Đế, lý Duyên khởi... nói rộng là 37 Phẩm Trợ đạo.
nếu bạn muốn thì nên bổ túc thêm nữa , chứ tui đọc tới lui , xuôi ngược vẫn chưa hiểu bạn muốn nói gì , nói đơn giản chút cho dễ hiểu
|