Dục & Nghiệp
#1
Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nhớ dùm, tâm niệm dùm điều này: những gì ta đang thích, đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. 

Câu thần chú này phải xăm lên người, chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người câu này: những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. 

Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai. Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ - nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lại cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe. Chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi, làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay, vui vui, cuối tuần về là tôi dành thời gian tôi dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích trưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài bang công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. 

Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn, thích làm vườn, thích dọn nhà mà trưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng. Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta? Vấn đề kẹt là ở đó. 

Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là: "Cái gì ngược lại với cao ráo, ngược lại với thông thoáng, ngược lại với rộng rãi là trẫm đều ghét hết đó nghen!" Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không?

Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện gian ác để tôi có nhà cao cửa rộng, để tôi về tôi hầu vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết.  Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping, tức là đi nhìn thôi nhé, cũng là một cái nghiệp. 

Bây giờ từ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét. 

Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm. Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt. Sai biệt nghĩa là nó thô, nó tùm lum ... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. 

Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc tây, nhạc tàu, hay nghe nhạc ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ quảng, hát bội,  quan họ Bắc Ninh, mái nhì, mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.

Tiếp theo, dục dị thục là sao?  Khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. 

Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nước chấm, nào giá, nào ngò gai, húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non, đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đí chứ không phải ít đâu. Bánh pizza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ.

(Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng: Trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại." Nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza: "Trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó." Lút chút lút chút vậy đó. Rồi.)

Cho nên cái dục sai biệt là gì? Hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum. Tôi đã nói rồi: Thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang, có ổ, có tổ chức, có quần thể. Không biết có hiểu không ta. Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngã nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly, một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại, là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh. 

Là vì sao? Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi quý vị, nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm coi tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bầy đàn của con ong, con kiến, con mối, thì đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ tái sanh làm những loài động vật cũng khéo léo cực kỳ. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi đâu.

Nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Tin tôi đi.
TK
Reply
#2
Cho tui hỏi Ế Bí Xị: TK = ABC hay TK là một tác giả ưa thích của Ế Bí Xị? Nếu là 1 tác giả ưa thích thì nguyên tên của người này là gì? Chỉ tò mò, không có ý gì khác.

Reply
#3
(2019-12-18, 03:53 PM)BaEch Wrote: Cho tui hỏi Ế Bí Xị: TK = ABC hay TK là một tác giả ưa thích của Ế Bí Xị? Nếu là 1 tác giả ưa thích thì nguyên tên của người này là gì? Chỉ tò mò, không có ý gì khác.

TK cũng cỡ TTKH , tới giờ cũng không ai rõ TTKH là ai 

:dance:
Reply
#4
(2019-12-18, 03:54 PM)abc Wrote: TK cũng cỡ TTKH , tới giờ cũng không ai rõ TTKH là ai 

:dance:

TK là Toại Khanh, là Thượng Toạ Thích Giác Nguyên

--------------------

http://thuvienhoasen.org/author/about/2528/toai-khanh

Nhà thơ Toại Khanh - Thượng Toạ Thích Giác Nguyên

[Image: toai-khanh-giac-nguyen.jpg]
Toại Khanh là bút hiệu của Sư Giác Nguyên thuộc Theravāda, là một vị “thượng toạ”. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả của nhiều bộ sách quan trọng. Giỏi Anh, Pāḷi, Hán, Thái, nghiên cứu thêm tiếng Nhật, Sanskrit, Tạng... Hiện giờ muốn đi vào thế giới tư tưởng của một số triết gia Đức nên ông đã sang Đức, đang học đại học ngôn ngữ ở đây. Gia đình ông có 7 anh em trai, đều là nhà sư, đều có tài và có danh cả. Riêng ông sống đời ta-bà vô trú, chiêm nghiệm, học hỏi liên tục; và là giỏi nhất trong số 7 anh em tu sĩ.

Chủ trương trang nhà điện toán toàn cầu: www.luylau.com
Có bài đăng trên báo chí và website Phật Giáo Việt Nam như Phương Trời Cao Rộng, Quảng Đức, Thư Viện Hoa Sen, v.v...

Tác phẩm đã xuất bản:
A Tỳ Đàm Trong Truyền Thống Hữu Bộ - Jintaro Takakusu, Giác Nguyên dịch Việt
Giáo Tài A Tỳ Đàm - Hòa Thượng Saddhammajotika, Giác Nguyên dịch Việt
Văn Học A Tỳ Đàm Ở Miến Điện - Shwe Zan Aung, B.A., Giác Nguyên dịch Việt
Họ Đã Nghĩ Như Thế.
Các bài Viết với bút hiệu Toại Khanh:
http://thuvienhoasen.org/author/post/2528/1/toai-khanh?r=Lw
Reply
#5
Bài trên của Sư Toại Khanh (Thích Giác Nguyên) được tìm thấy tại:

http://www.gioidinhtue.com/duc-va-nghiep/

--------------------

Sư Nguyên Giác (không phải là Sư Toại Khanh) dạy chúng ta cách giải nghiệp tại:

https://thuvienhoasen.org/a31624/nghiep-...chanh-phap
Reply
#6
(2019-12-19, 08:10 AM)LeThanhPhong Wrote: Bài trên của Sư Toại Khanh (Thích Giác Nguyên) được tìm thấy tại:

http://www.gioidinhtue.com/duc-va-nghiep/

--------------------

Sư Nguyên Giác (không phải là Sư Toại Khanh) dạy chúng ta cách giải nghiệp tại:

https://thuvienhoasen.org/a31624/nghiep-...chanh-phap

Cám ơn Phong đã giải đáp thắc mắc của tui. Thấy những bài viết rất hay, tui cũng nghĩ chắc phải từ một tác giả có tên tuổi nào đó.

Reply
#7
Không có chi, XXX.  Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) là một trong những tác giả LTP rất ngưỡng mộ.
Reply