Ngộ Nhập bao sâu?
#1
Ngộ Nhập bao sâu?



P: Thưa ngài, ta có thể ngộ nhập bao sâu?
Ngộ Nhập bao sâu?K: Chúng ta có thể đặt câu hỏi như vầy hay không? Đa số chúng ta có một đời sống cực kỳ nông cạn và có thể sống với chiều sâu thăm thẳm và cũng có thể sinh hoạt bề mặt hay không? Tôi không chắc chắn là tất cả chúng ta đang cùng truy vấn cùng một sự việc. Chúng ta hướng đến một cuộc sống hời hợt và hầu hết chúng ta thỏa nguyện với hiện tượng đó.

P: Chúng tôi không thỏa mãn. Nhưng chúng ta không biết cách an trú thâm sâu
K: Hầu hết chúng ta đều chấp nhận nó. Lúc này, làm thế nào cái trí thâm nhập vào chiều sâu vô cùng? Liệu chúng ta đang bàn luận chiều sâu phụ thuộc vào sự đo lường? Chiều sâu liên quan đến sự đo lường. Tôi muốn rõ ràng rằng chúng ta không đang sử dụng từ ngữ trong ý nghĩa c ủa đo lường hay trong ý nghĩa của thời gian, nhưng như cái gì đó thăm thẳm. Những từ ngữ này có ý nghĩa th ời gian, nhưng chúng ta sẽ xóa sạch tất cả ý nghĩa của thời gian và đo lường. Chúng ta đang hỏi liệu cái trí mà thường sống một cách hời hợt có thể thâm nhập vào chiều sâu vô cùng? Đó là câu hỏi. Tôi nói nó cần một tập hợp của năng lượng, động lực, và hỏi làm thế nào năng lượng này sẽ tập hợp?

P: Tôi không biết kích thước còn lại. Tôi cần một tập hợp của năng lượng mà xuyên qua. Làm thế nào năng lượng này sẽ được tập hợp, hay liệu nó là một câu hỏi sai lầm?
K: Đa số chúng ta chỉ biết cách chịu đựng. Tâm trí xuyên thấu chiều sâu thăm thẳm đó như thế nào? Có phải chúng ta đang bàn thảo chiều sâu theo định nghĩa đo lường? Chiều sâu liên hệ đến sự đo lường. Tôi muốn rõ là chúng ta không dùng từ ngữ theo ý nghĩa đo lường hoặc theo ý nghĩa thời gian, nhưng mà là một hiện tượng gì thâm thúy hơn. Những từ ngữ này sở hữu ý nghĩa thời gian, nhưng chúng ta sẽ gột rửa đi tất cả mọi ý nghĩa của thời gian và sự đo lường. Chúng ta đặt câu hỏi là một tâm trí vốn bình thường sống rất hời hợt có thể xuyên suốt được chiều sâu thăm thẳm này hay không? Đó là câu hỏi. Tôi cho là nó cần xây dựng năng lượng, nỗ lực và nên hỏi là năng lượng này được xây dựng như thế nào?

P: Làm thế nào điều này sẽ được thực hiện? Liệu suy nghĩ có thể thâm nhập nó? Liệu suy nghĩ có thể trở nên thăm thẳm?
K: Làm ơn, thưa các bạn, hãy lắng nghe điều này. Chúng ta hãy nên gạt qua một bên “năng lượng” vào lúc này. Tôi sống rất bề ngoài và tôi thấy được vẻ đẹp trên mặt tinh thần hoặc ngôn ngữ của một cuộc đời, của một tâm trí đã ngộ nhập cực kỳ sâu thẳm vào tự thân của nó. Bây giờ, tôi tự nhủ với chính mình là tôi thấy được vẻ đẹp của nó. Tôi thấy được phẩm chất của nó. Nó được thành tựu như thế nào? Chúng ta hãy theo sát điều đó thay vì mang lại vấn đề năng lượng và tất cả mọi vấn đề đó. Hiện tượng này được thành tựu như thế nào? Ý niệm có thể xuyên phá được nó hay không? Ý niệm có thể trở nên thâm thúy hay không? Xin làm ơn, thưa ngài, hãy lắng nghe vấn đề. Tôi sống một cuộc đời nông cạn. Tôi muốn sống một cuộc đời khác hơn, an trú chiều sâu thăm thẳm. Tôi hiểu là chiều sâu có nghĩa không phải là sự đo lường hoặc thời gian xuống thấp, nhưng chiều sâu như một vực thẳm không đáy; Kinh nghiệm đó là điều mà bạn không thể tưởng tượng được và tôi muốn tìm thấy nó và sống với nó. Bây giờ, hãy cho tôi biết tôi phải làm gì? Tôi không biết. Tôi đang hỏi là mặc dù ý niệm là thời gian, vốn là quá khứ, ý niệm có thể nào xuyên thấu được chiều sâu đó hay không? Hãy lắng nghe tôi nói. Tôi thấy rất rõ ràng là bất kỳ chiều sâu nào có thể được đo lường thì vẫn còn là một sự đo lường nhỏ nhoi. Tôi thấy sự xuống thấp liên hệ với thời gian, có lẽ phải cần nhiều năm, và tôi thấy trên phương diện tinh thần, nếu suy luận ra, tôi thấy chiều sâu có nghĩa là phi thời gian, phẩm chất bất khả đo lường, sự vô hạn mà không bao giờ có thể đến được tận đáy. Nó không phải là một khái niệm. Nó không phải là ngôn ngữ đối với tôi. Tôi chỉ truyền đạt nó với bạn. Do đó, nó trở thành một khái niệm đối với bạn.

Q: Trong trường hợp đó thì chúng ta không thể dùng công cụ rồi. R: Làm thế nào ta có thể thấu suốt được chiều sâu đó mà không dùng công cụ chứ?
K: Tôi sống một cuộc đời rất là, rất là nông cạn hời hợt và tôi muốn tự mình tìm hiểu là nếu có bất kỳ chiều sâu nào bất khả đo lường và tôi thấy ý niệm không thể đạt đến nó bởi vì ý niệm là một sự đo lường, ý niệm là một thời gian, ý niệm là sự đáp ứng của quá khứ; Do đó, ý niệm không thể nào xúc chạm đến nó được và đó là công cụ duy nhất mà con người sở hữu. Nếu thế thì họ phải làm sao đây? Ý niệm trong sự vận hành của nó, trong sinh hoạt của nó, đã tạo ra thế giới nông cạn mà tôi đang sống, vốn là cái tôi. Điều này hiển nhiên. Có thể nào đối với tâm trí, ngoài sự ứng dụng ý niệm ra, có thể tiếp xúc với một cái gì không thể dò đến được? Không chỉ những khoảnh khắc trong giấc ngủ của tôi hoặc là khi bản thân tôi đang tản bộ, nhưng là để trú xứ ở đó. Tâm trí của tôi cho là chiều sâu đó nhất định phải được khám phá, để tâm trí trở thành phẩm chất của kinh nghiệm đó… Tôi nhất định phải ý thức chiều sâu không dò được đến đáy của một cái gì vô danh và kỳ diệu.

P: Ngộ nhập vào một cái gì mà ta có thể xuyên thấu và đào sâu?
K: Tôi sẽ không dùng những chữ như vậy.

P: Không, thưa ngài. Ý niệm là công cụ của sự đo lường. Phải có đặc quyền nào đó trong bộ máy đo lường.
K: Không, không. Hãy đơn giản một chút.

P: Ngài có thể đào sâu vào cái gọi là ý niệm hay không?
K: Chúng ta đang đào sâu vào nó đây. Ý niệm là thời gian. Ý niệm là sự đo lường. Ý niệm là sự đáp ứng của ký ức. Ý niệm là kiến thức, kinh nghiệm, quá khứ, do đó quá khứ là thời gian. Ý niệm đó chắc chắn luôn hoạt động một cách hời hợt. Đó là một chuyện đơn giản.

P: Những lời ngài chia sẻ bây giờ lại kết cuộc thành một điều trừu tượng lớn lao.
K: Không có.

P: Nó như vậy đó, thưa ngài.
K: Nó không phải là một điều trừu tượng. Nó là một thực tại. Nhưng ý niệm là gì?

P: Ngài dạy rằng ý niệm là thời gian. Ngài đã trừu tượng hóa nó từ ý niệm. Ý niệm không thể xuyên thấu nó. Chỉ có vậy. Hãy để nó như vậy. Nếu như một công cụ có thể đo lường, ngài có thể xuyên thấu được công cụ này hay không?
K: Không, tôi quan tâm đến chiều sâu, không với bộ máy đo lường. Bộ máy đo lường này hiển nhiên khá tốt. Tôi không phải đào sâu vào tất cả điều đó nữa.

P: Nếu ngài cho là như vậy thì tôi xin được hỏi là bình diện nào mà ta có thể xuyên thấu? Nếu ngài không sở hữu được cái đó, và ý niệm là công cụ duy nhất mà chúng ta biết, vậy bình diện nào mà ta có thể xuyên suốt mà không cần ý niệm?
K: Ở đây không có vấn đề xuyên suốt.

P: Nếu vậy thì nó là gì?
Q: Chúng ta vẫn còn bị ràng buộc bởi cấu trúc bộ máy mà chúng ta sẵn có, vốn không nằm trong vị trí để hiển bày trạng thái sâu thẳm không đáy mà chúng ta muốn trú xứ, bởi vì ngôn ngữ rất là mỏng manh. Công cụ đó cũng cực kỳ dễ vỡ. Tôi không thể nói với bạn là “như thế nào” khi tôi là trạng thái đó.
K: Chúng ta đang lưu tâm đến ngôn ngữ truyền đạt hoặc là chúng ta đang lưu tâm đến tiến trình xúc chạm vực sâu đó?

Q: Tôi biết là thỉnh thoảng tôi tiếp xúc được nó. Làm sao tôi có thể kể cho bạn nghe về trạng thái đó đây?
P: Ngài nói rằng ngài không sử dụng công cụ mà ngài đang hiện có, vốn là ý niệm.
R: Nhưng tôi nghĩ là Krishnaji đã chỉ ra sự khác biệt: Đó không phải là vấn đề của cảm giác thỉnh thoảng xuất hiện nhưng là làm sao để an trú trong nó, để sống trong nó.
K: Như khi bạn ăn vì bạn đói bụng. Ta thường sống một cuộc đời hời hợt nông cạn, như mọi con người khác đang sống. Tôi tự nhủ với chính mình là tôi sẽ muốn khám phá vực sâu đó, nơi chốn bao la rộng lớn và mỹ lệ, một cái gì vô hạn. Bây giờ, tôi phải làm gì đây? Có hoạt động khác hoặc sự chuyển động nào khác xảy ra khi ý niệm không hoạt động hay không? Tâm trí có thể bất khả đo lường hay không?

P: Câu hỏi đặt ra là: Trạng thái đó có thể hình thành nơi mà bất khả đo lường?
K: Chỉ có vậy. Tất cả những gì bạn sở hữu trong cuộc đời là bạn biết cách đo lường. Bây giờ tôi muốn hỏi bạn là: Tâm trí có thể nào không thể đo lường hay không?

P: Nếu tôi hỏi ngài là “phải như thế nào”, ngài sẽ nói là “không biết.” Vấn đề duy nhất còn lại là quan sát tâm trí đo lường của bạn bởi vì không có cách nào khác.
K: Bạn đã làm điều đó chưa? Bạn có quan sát, tâm trí có quan sát dòng vận hành của nó và sự đo lường của nó hay không?

P: Tôi có làm.
K: So sánh, đo lường và kết thúc. Sau đó thì?

P: Sau đó thì có sự rỗng rang thanh tịnh.
K: Bạn nói là sự đo lường đã kết thúc? Như vậy có đúng hay không? Bạn có thể nào thành thật, thật sự cho rằng sự vận hành của sự đo lường đã đến hồi kết thúc?

P: Chỉ bây giờ nó đã đến hồi kết thúc.
K: Điều đó vẫn không đủ. Chỉ vừa đủ có nghĩa là qua sự đo lường sự sống của tôi đã đến hồi kết thúc.

P: Làm sao tôi có thể biết được điều đó?
K: Tôi sẽ tìm hiểu. Tôi muốn tìm hiểu là nếu tâm trí của tôi đã được ước định trong hoạt động của sự đo lường… Đo lường tức là cân bằng sự so sánh, bắt chước, chấp thủ, khái niệm, một sự chống chọi để che chở nó từ sự bất khả đo lường… Có thể tâm trí đang bảo là, “Bây giờ tôi đã thấu hiểu toàn bộ vận hành của sự đo lường và tôi thấy vị trí chính đáng của nó và nơi nó chẳng hề có được vị trí?

P: Làm sao tâm trí thấu hiểu được điều đó khi vô ý niệm?
K: Chính nhận biết nó, đó là, đang thấy là đang hành động và đang kết thúc. Đang thấy rằng chuyển động này là thời gian, là đo lường, đang thấy toàn cái bản đồ của nó, bản chất của nó, cấu trúc của nó, chính nhận biết đó hành động trong đang kết thúc nó. Vì vậy, đang thấy là đang kết thúc. Không có nỗ lực bị dính dáng trong tất cả nó.

Trích: EXPLORATION INTO INSIGHT
J. KRISHNAMURTI


https://www.budsas.asia/2017/12/ngo-nhap...au_57.html
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#2
Chào Khuyết Danh,

Nhân đọc bài Ngộ Nhập Bao Sâu này thì tôi nhớ lại khoảng 6-7 tháng trước tình cờ đọc được một bài của Krishnamurti giảng giải về sự nhận biết đơn thuần về cái-đang-là hay thực tại. Sẵn dịp đây, chia sẻ lại với bạn. Cái-đang-là, tức là What Is, là sự thực bất cứ gì đang hiện hữu, đang xảy ra -- ngoại cảnh hay trong nội tâm mình --, là thực tại hay thực tánh của sự sự vật vật. K tạm chia ra sự nhận thức cái-đang-là làm 5 cấp độ, từ cạn cợt cho đến sâu.


Perception of "What Is"

Tìm hiểu về sự Nhận Thức 'Cái Đang Là'

Chúng ta hãy bắt đầu như thể chúng ta không biết gì về nó cả và bắt đầu lại từ đầu.

BƯỚC 1

Chúng ta nhìn bằng mắt, chúng ta cảm nhận bằng giác quan của mình những điều quanh chúng ta - màu sắc của hoa, hàng ngàn âm thanh với những phẩm chất và sự tinh tế khác nhau, bóng đổ của cây và của chính cây. Chúng ta cảm thấy giống như cơ thể của chính chúng ta, đó là công cụ giác quan của những loại nhận thức, cảm giác khác nhau về ngoại cảnh ở bề mặt. Nếu những nhận thức này vẫn ở mức độ bề mặt như vậy thì sẽ không có sự nhầm lẫn rắc rối nào cả. Bông hoa đó, hoa pansy, hoa hồng, hoa cúc, hoa phong lan… đang hiện hữu ở đó, tất cả chỉ là thế. Không có sự tham khảo, đối chiếu và so sánh, không ưa ghét, chỉ có sự vật trước mắt chúng ta mà không có bất kỳ sự liên quan tâm lý nào. Toàn bộ sự nhận thức hay cảm giác ở bề mặt ngoài này khá rõ ràng, phải không?

BƯỚC 2

Nào, bước tiếp theo. Đó là những gì bạn nghĩ về những điều này, hoặc những gì bạn cảm nhận về chúng là phản ứng tâm tình của bạn với chúng. Và điều này chúng ta gọi là suy nghĩ hoặc cảm xúc. Cánh cửa ở đó, và khi bạn xúc động dính líu vào sự diễn tả chúng, bạn không nhìn thấy cánh cửa. Diễn tả này có thể là một từ ngữ, hoặc một chuyên luận khoa học, hoặc một phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Mặc dù chúng ta đang diễn đạt một cái gì đó ngay cả bây giờ, nhưng điều chúng ta đang diễn tả không phải là sự diễn tả của chúng ta về sự vật. Danh từ  không bao giờ là sự thật, và chúng ta dễ dàng mang theo những danh từ, từ ngữ này khi chúng ta đi đến giai đoạn nhận thức tiếp theo, ở đó nó trở thành mang tính cá nhân và chúng ta có được cảm xúc thông qua từ ngữ này. Bây giờ khi chúng ta nhận thức được phản ứng này, chúng ta có thể gọi nó là chiều sâu nhận thức thứ hai.

Khi có sự nhìn thấy trực nhận về cội cây mà không có bất kỳ sự tham dự tâm lý nào thì không có sự chia cách phân biệt trong mối tương giao. Nhưng khi có một phản ứng diễn đạt của tâm tình đối với cội cây, thì đó là ứng đáp có điều kiện, đó là phản ứng của ký ức trong quá khứ, kinh nghiệm ta đã trải qua, và sự phản ứng đó chính là sự diễn dịch tạo nên sự chia cách trong mối tương giao. Sự diễn dịch mô tả này là sự khai mào của cái mà chúng ta gọi là 'tôi' và 'không phải tôi' trong mối quan hệ tương giao. Thế giới được nhận thấy không phải như nó vốn có, nhưng được nhận thấy trong các mối tương giao, quan hệ đa dạng của nó đối với 'cái-tôi' trong ký ức.

BƯỚC 3

Bây giờ có thể nào có một nhận thức, một quan sát về cội cây mà không có bất kỳ phán xét phê bình nào cả chăng? Và có thể nào quan sát sự phản ứng, các phản ứng  mà không có bất kỳ phán xét nào không? Theo cách này chúng ta xóa nhòa đi cội nguồn của sự phân biệt, phân chia, gốc gác của cái-tôikhông-phải-là-tôi, cả trong việc nhìn vào cái cây và nhìn vào nội tâm chúng ta. Quan sát hay nhận thấy bất kỳ sự kiện mà không có cái-tôi trong đó. Có cái-tôi hoặc sự nhận thấy, nhận biết. Không thể có cả hai cùng lúc. Cái-Tôi không thể nào nhìn thấy, không thể nào nhận thức được.

BƯỚC 4

Liệu tâm trí, trong đó bao gồm tất cả cảm xúc của chúng ta, có thể thoát khỏi sự bị điều kiện hóa thuộc về quá khứ chăng? Không có “tôi” trong hiện tại. Chừng nào tâm trí còn hoạt động trong quá khứ, cái-tôi thì tâm trí là quá khứ, tâm trí là “cái-tôi”. Khi không có cái-tôi xen vào, thì toàn thể sự quan sát thuần khiết đó là một hành động đơn nhất của nhận thức bởi vì trong sự nhận thức trực chỉ này không có kết luận.

Tâm trí có thể nào thoát khỏi quá khứ chăng? Ai đang đặt câu hỏi này? Nếu đó là người quan sát đang đặt câu hỏi, thì anh ta đang cố thoát khỏi sự kiện thật của chính mình. Một là ta quay lưng lại với một thực tế, hoặc là đối mặt với nó. Thực ra, chỉ cần đặt câu hỏi này là đã có một hành động trốn tránh. Chúng ta hãy nhận thức rằng liệu đặt câu hỏi như thế là phải hay không phải là một hành động trốn thoát.

BƯỚC 5

Bây giờ, khi nhận thức được điều đó, tâm trí không đặt câu hỏi nữa! Nó hoàn toàn không đặt câu hỏi vì nó nhìn thấy cái bẫy. Nhận thức đã cho chúng ta thấy bản chất của cái bẫy, và do đó có sự phủ nhận tất cả các cái bẫy. Vì vậy, tâm trí bây giờ trống rỗng. Nó là sự trống rỗng của cái-tôi và của cái bẫy. Tâm trí này có một chiều kích khác của sự nhận thức. Sự nhận thức này không nhận biết được rằng nó đang nhận thức.

Tất cả những gì bạn phải làm là nhận thức được từ đầu đến cuối, đừng trở nên vô tâm lơ đãng ở giữa tiến trình. Phẩm chất nhận thức thuần nhất mới lạ này là sự chú tâm, và trong sự chú tâm này không có biên giới nào được tạo ra bởi cái-tôi

Sự chú tâm đơn thuần này là hình thức cao nhất của đức hạnh, do đó nó là tình yêu.


(Trích từ: The Pilgrim and his Holy Pilgrimage)
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
Lâu quá không thấy huynh Anatta và Mod THTG.  Clap 
[Image: victory-is-mine-smiley-emoticon.gif]
Bây giờ lại được đọc Kristnamurti. Thx hai huynh nha. 






[Image: penguin.gif][Image: penguin.gif][Image: penguin.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply