Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Có rất nhiều chương trình Thiện Nguyện ....có rất nhiều luật về nhân quyền cũa con người ....luật di trú và nhân đạo.....Nếu không có sự can thiệp cũa Giáo Hội Công Giáo nhúng tay vào thì không có ......
Vì thế nếu ai đó cho rằng Giáo Hội Công Giáo là một Giáo Hội tội lỗi và đi ngược với Thánh Kinh thì nên suy xét lại ....
Thiên Chúa sắp đặt mọi sự đều nằm trong chương Trình cũa Thiên Chúa ...từ những điều xấu xãy ra trong Giáo Hội cho đến những điều tốt ......
Nếu Giáo Hội không vững mạnh thì tiếng nói cũa Giáo Hội không có giá trị ....
Giáo Hội Công Giáo làm mọi việc đều vì Danh Chúa và con Dân cũa Chúa ......không nhằm mục đích vì nhân danh bất cứ 1 cá nhân nào nhưng vì đoàn thễ cộng động cũa 1 Giáo Hội Công Giáo tất cã là con một Chúa Cha trên Trời .
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Ví dụ :
Khi chương trình HO và các chương trình di cư qua Mỹ ....(ngoại trừ chương trình bão lãnh từ thân nhân gia đình ).....thì tiền mà những người đi diện HO mua vé máy bay là do Giáo Hội Công Giáo cho mượn ....khi quý vị ký giấy mượn tiền ỡ Thái Land có ghi rõ là mượn tiền mua vé máy bay từ quỹ từ Thiện cũa GHCG ....sau khi quý vị định cư tại Mỹ 1 năm .....quý vị có nhận được giấy nhắc nhỡ đễ trã nợ ....có người trã có người không trã .....nhưng GHCG cũng không đòi nếu quý vị không trã ....không chĩ giúp đỡ người Việt Nam ....nhưng GHCG giúp tất cã những nước nghèo được phép định cư vào Mỹ vì tỵ nạn chính trị hoặc tị nạn kinh tế .....
Sau khi quý vị định cư tại Mỹ ...khi chưa có nhà hoặc công việc làm ăn thì các nhà thờ lo nhà cữa và chỗ ỡ .....rồi lo kiếm người dạy tiếng Anh miễn phí .....cộng đoàn CG giúp đỡ phương tiện xe cộ ...kiếm việc làm .....
GHCG hoạt động như 1 cộng động đoàn kết cùng nhau ...chứ không làm vì danh lợi cá nhân hay chuộc lợi cá nhân ....
Tất cã các nhà thờ CG đều phục vụ và đóng góp vào giáo hội chứ không ai dữ riêng cho mình .....
Khác biệt với các tôn giáo khác là ai mỡ nhà thờ thì người chũ nhà thờ đó toàn quyền dữ số tiền được đóng góp ....
Giáo Hội CG đóng góp phục vụ vào 1 quỹ chung nhằm mục đích trang trãi và giúp đỡ người khác .....chi tiêu giúp đỡ các nhà truyền giáo ....chứ không mưu lợi cho cá nhân .....vì GHCG phục vụ với tinh thần Tất cã nên MỘT trong Chúa .
cã 1 cộng đoàn ....1 Giáo Hội La Thân Thễ cũa Chúa Kito .
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Các nhà truyền giáo ở Thái Lan tiếp tục dấn thân giữa đại dịch
09/06/2020
Ở khu vực biên giới giáp Myanmar, hoạt động của Giáo hội mang Tin Mừng và chống nghèo đói đang gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi không dừng lại. Do đại dịch, các trại tị nạn phải đóng cửa, các hoạt động cứu trợ bị giảm nhiều. Cần phải can thiệp ngay lập tức.
Trên đây là những lời xin giúp đỡ của cha Alessio Crippa, linh mục dòng Phanxicô đang hoạt động truyền giáo tại khu vực rộng lớn huyện Umphang thuộc tỉnh Tak của Thái Lan, giáp biên giới với Myanmar. Tại khu vực này có một cộng đoàn Công giáo nhỏ gồm bốn gia đình, trong đó có một gia đình sống ở bên kia biên giới.
Niềm vui vì trên khắp đất nước các nhà thờ được mở cửa
Cha Alessio Crippa được giao phó chăm sóc mục vụ và tinh thần cho cộng đoàn Công giáo bé nhỏ này. Cha rất vui vì các nhà thờ đã được mở cửa trở lại. Cha nói: “Mọi thứ đang dần dần trở lại bình thường, giờ đây các tín hữu có thể cùng nhau cử hành Thánh lễ, có thể tiếp tục cảm nhận sự sống động của cộng đoàn. Chúng tôi đã chờ đợi điều này từ lâu. Đối với 4 gia đình của chúng tôi thì khác: chúng tôi thường cử hành Thánh lễ trong các gia đình; và ngay cả trong thời gian cách ly, chúng tôi, các nhà truyền giáo di chuyển từ nhà này sang nhà khác. Chúng tôi không bao giờ ngừng cử hành Thánh lễ”.
Các dự án giáo dục chống nghèo đói
Từ ba năm qua, dọc theo biên giới huyện Umphang, các dự án giáo dục và văn hóa dành cho các sắc tộc và các tôn giáo do các cha dòng Phanxicô hướng dẫn cũng đã hoạt động. Các hoạt động này không chỉ giới hạn ở Thái Lan nhưng đang vượt qua biên giới đến Myanmar. Cha Crippa giải thích: “Ở khu vực này có nhiều người nghèo. Khi biên giới giữa hai quốc gia không còn nữa và nhiều người trong cùng một gia đình còn bị chia cách thì hoạt động tông đồ càng trở nên khó khăn hơn. Để đến được một ngôi làng phải mất ba tiếng rưỡi bằng ô tô. Tuy nhiên, chúng tôi không nản lòng. Tháng tới, chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng một căn nhà để đón tiếp các trẻ em và giáo dục chúng”.
Hoạt động truyền giáo bị suy yếu do khủng hoảng virus
Đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với mọi hoạt động của cha Crippa và các cha dòng Phanxicô, nhưng các nhà truyền giáo không dừng lại. Thực tế, đại dịch đã sinh ra những khó khăn, như không thể đến gặp gỡ và nói chuyện với các gia đình, không thể cộng tác với trại tị nạn, nơi đón tiếp hàng ngàn người. Trong trại tị nạn này, có một vấn đề về không gian: mọi người tìm cách ra ngoài làm việc, trong một hoàn cảnh bất hợp pháp, nhưng virus cũng đã ngăn chặn điều này. Và viện trợ trong trại đang giảm sút. Số người nghèo gia tăng. Vì thế, các vị truyền giáo đang kêu gọi Cộng đồng quốc tế trợ giúp càng sớm càng tốt.
Ngọc Yến
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Giáo hội Brazil giúp đỡ người nghèo, chiếm đa số nạn nhân Covid-19
10/06/2020
Tại Brazil, đài truyền hình Công giáo quốc gia Aparecida đã tiếp tục lại việc cung cấp các báo cáo chưa được công bố như chương trình “Văn khố A”. Từ thứ Năm ngày 04/06, chương trình đề cập đến vấn đề của Giáo Hội trong thời gian đại dịch và nói về việc các vị lãnh đạo Công giáo đã thích nghi như thế nào để tiếp tục duy trì liên lạc với các tín hữu trong thời kỳ cách ly xã hội.
Một trong những nhà báo của đài truyền hình Công giáo rất nổi tiếng, ông Eduardo Miranda, đã phỏng vấn các vị lãnh đạo của cộng đồng Công giáo ở Brazil như Đức cha Walmor Azevedo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil; Đức cha Joaquim Mol, Chủ tịch ủy ban giám mục về truyền thông xã hội; cha Eduardo Catalf, Chủ tịch Caritas của Brazil, giám đốc Đền thánh Quốc gia Aparecida.
Ngoài những chứng từ, các vị lãnh đạo Giáo hội đã nói về các chủ đề liên quan đến dân chúng trong thời kỳ khó khăn này của đất nước, như sự liên đới của Giáo hội đối với những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, các ngài cũng nói đến công việc của nhiều nhà truyền giáo, trước tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đã có thể hành động để hỗ trợ nhiều người già và gia đình.
Brazil là quốc gia ở châu Mỹ Latinh đang bị thiệt hại nhiều nhất bởi đại dịch virus corona. Nước này đứng thứ hai trên thế giới về số ca nhiễm virus, với khoảng 700.000 ca, và đã có hơn 34.000 người chết vì virus; và điều này đã tạo ra một sự hỗn loạn chính trị đến mức chính phủ muốn ngăn chặn việc phổ biến thông tin về đại dịch.
Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ đã thông báo hỗ trợ 11 dự án để giúp 169 linh mục, 141 nữ tu, 31 chủng sinh và 56 nhà truyền giáo đang giúp các cộng đoàn địa phương giữa đại dịch. (Fides 08/06/2020)
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
“Thánh Thể ban sự sống”: Tín hữu Ba Lan rước Thánh Thể giữa đại dịch
Hôm thứ Năm 11/06, lễ Mình Máu Chúa Kitô, các tín hữu Ba Lan đã tham gia các cuộc rước kiệu Thánh Thể truyền thống trên khắp nước này trong khi các biện pháp ngăn ngừa việc lây lan virus corona được áp dụng nghiêm ngặt.
Các tín hữu đeo khẩu trang đi rước trên đường phố để cử hành lễ trọng kính Mình Máu Chúa Kitô.
Vào sáng sớm, các em gái mới được rước lễ lần đầu tung các cánh hoa hồng trước mặt nhật Thánh Thể được một linh mục rước đi.
Không có Thánh Thể chúng ta sẽ chết về phần linh hồn
Giảng trong một Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Poznan, Đức tổng giám mục Stanislaw Gadecki lưu ý rằng khẩu hiệu của chương trình mục vụ năm nay của Ba Lan là “Thánh Thể ban sự sống”. Đức tổng giám mục Chủ tịch Hội đồng giám mục Ba Lan nói rằng việc không được tham dự Thánh lễ vì đại dịch có thể giúp chúng ta nhận ra rằng không có Thánh Thể chúng ta sẽ chết, theo nghĩa thiêng liêng. “Có lẽ, như một kết quả của đại dịch, khẩu hiệu mục vụ năm nay của chúng ta sẽ không còn là một khẩu hiệu đạo đức, nhưng sẽ trở thành một nhiệm vụ mà trái tim chúng ta sẽ xác định.”
Ba Lan có gần 38 triệu dân, trong đó 93% là người Công giáo. Cho đến ngày 11/06, nước này ghi nhận hơn 28.000 ca nhiễm virus corona và hơn 1.200 người chết vì virus.
Ngày 09/06, Đức cha Gadecki đã kêu gọi tuân theo các biện pháp an toàn sức khỏe khi tham dự các cuộc rước kiệu Thánh Thể. Ngài kêu gọi mang khẩu trang che miệng và mũi và giữ khoảng cách một mét với nhau. Ngài nói: “Chúng ta hãy cố gắng để cử hành các mầu nhiệm đức tin của chúng ta cách xứng đáng và an toàn trong tinh thần trách nhiệm đối với chính mình và người khác.” (CNA 11/06/2020)
Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Hương thơm thánh thiện của Rohan Kemu, một thanh niên 18 tuổi bị khuyết tật nhưng có lòng yêu mến Thánh Thể
19/06/2020
Câu chuyện cảm động về một thành niên 18 tuổi vừa mới qua đời 04/6/2020 tại Uttan ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Rohan Kemu bị khuyết tật thể lý và tâm trí được các nữ tu của Cộng đoàn Đức Maria Bác ái chăm sóc từ 15 năm qua.
Một cuộc đời đau khổ nơi thể xác và tinh thần
Từ khi chào đời Rohan đã phải chịu đựng đau khổ do căn bệnh liên quan đến cơ, tay chân bị co rút trong đau đớn. Đau khổ nhân lên gấp bội khi chỉ mới lên ba tuổi thì người mẹ qua đời. Cha của Rohan là người nghiện rượu không quan tâm chăm sóc Rohan lại còn thường xuyên đánh đập và bỏ đói Rohan. Em sống trong đau khổ và sợ hãi cho đến một ngày kia, dân làng phát hiện hoàn cảnh khốn khổ của em đã mời các nữ tu đến đưa em về cộng đoàn chăm sóc.
Được yêu thương
Ngôi nhà bác ái ở Uttan là nơi Rohan được đón nhận. Cơ sở được xây dựng trong năm 1992. “Ngôi nhà Đức Maria Bác ái” do cha Mario Prand, linh mục người Ý thành lập. Hiện các nữ tu chăm sóc 11 người khuyết tật về thể chất và tâm trí. Người lớn tuổi nhất 82 tuổi, nhỏ nhất mới 5 tuổi nhưng được các nữ tu đón nhận khi chỉ mới được một tháng tuổi.
Thời gian đầu khi được đưa đến cộng đoàn chăm sóc, do những chấn thương khủng khiếp đã phải chịu đựng, Rohan sống khép kín, không chịu tiếp xúc bất cứ ai. Em có phản ứng hoảng loạn sợ hãi khi nghe giọng nói của một người đàn ông nào đó, âm thanh gợi nhớ lại hình ảnh người cha độc ác. Rồi dần dần, được chăm sóc và sinh hoạt chung cùng với những em khuyết tật khác Rohan đã học được cách tận hưởng cuộc sống, cảm nhận hạnh phúc, vui vẻ, luôn mỉm cười.
Yêu mến Thánh Thể
Sau khi tham gia lớp giáo lý với các bạn nhỏ khác, Rohan biết Chúa Giêsu và tình yêu của Ngài dành cho mình. Em đã trải nghiệm giây phút lần đầu tiên được rước Chúa với niềm vui lớn lao. Tình yêu của em dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể rất mạnh mẽ đến mức nếu không được rước Chúa, em rất buồn và khóc. Khi tham dự Thánh lễ, em kết hiệp với tất cả thân xác, tâm trí và linh hồn.
Dâng hiến cho Cha Thánh Pio và Thánh Gioan Phaolô II
Em để dưới gối bức ảnh Cha Thánh Pio và Thánh Gioan Phaolô II, hai vị thánh em rất yêu mến và tin rằng hai vị sẽ chuyển cầu cho em để Chúa cho em sức mạnh chiến đấu với đau khổ.
Rohan cũng có những sở thích như các thiếu nhi khác; em thích phim hoạt hình và sôcôla. Sức chịu đựng đau khổ cùng với nụ cười của em có khả năng lan truyền đến mọi người đặc biệt là các bác sĩ, y tá. Mọi người được truyền cảm hứng khi nhận được nụ cười trong đau khổ của em. Ai cũng muốn làm một điều gì đó cho em, một số nhân viên y tế đã lấy tiền riêng để giúp đỡ thêm cho việc điều trị cho em.
Món quà cho mọi người
Sơ Julie Pereira, Bề trên cộng đoàn nữ tu cho biết: “Từ khi đến đây khi chỉ mới 3 tuổi cho đến nay 18 tuổi, trong 15 năm sống với chúng tôi, Rohan thực sự là món quà của chúng tôi. Em đã cho chúng tôi niềm vui được chạm đến Thân Mình Đức Kitô”.
Trong đau đớn, Rohan dạy cầu nguyện
Trong 20 ngày cuối cùng trước khi về với Chúa, Rohan bị sốt liên tục, sơ Julie Pereira chăm sóc bồng Rohan ngày đêm như một em bé, không dám bỏ hoặc đặt Rohan lên giường một mình. Sơ nói: “Tôi ngồi trên ghế ôm em trong vòng tay và cầu nguyện với chuỗi Lòng Thương Xót. Trong những giây phút đó, tôi cảm thấy sự hiện diện của Chúa, của Chúa Giêsu, Ngài nói với tôi: Ta đây; đây là thân xác Ta mà con đang chăm sóc; hãy làm điều này và nhớ đến Ta; tất cả những gì con làm cho Rohan, con đã làm cho chính Ta. Rohan dạy chúng tôi dâng lên Chúa Kitô những đau khổ phải chịu đựng. Em dạy chúng tôi chiêm ngắm Chúa và cách cầu nguyện với Chúa. Càng đau khổ, lời cầu nguyện của em càng chân thành. Ngay cả trong giây phút hấp hối, em đã dạy chúng tôi cầu nguyện.
Nếu bạn nhìn vào Rohan, tâm hồn bạn tràn đầy lòng trắc ẩn
Rohan qua đời vào ngày 4/6 tại Uttan, được các nữ tu chăm sóc cho đến giây phút cuối cùng. Mọi người đều nói, sau khi em chết đều cảm thấy “một hương thơm thánh thiện” lan tỏa xung quanh. Cha Godfrey, linh mục giáo xứ gần đó, người đã biết Rohan trong tám năm, kết luận: “Rohan đã được Chúa chọn trước khi sinh ra, để trở thành mẫu gương về lòng kiên nhẫn, sức chịu đựng, lòng thương xót và tình yêu Thiên Chúa. Nếu ai đó nhìn vào Rohan, trái tim lập tức tràn đầy lòng trắc ẩn. Nhưng khi bạn nhìn vào sự nhiệt tình, tinh thần phấn khởi mặc cho những hạn chế về thể lý, bạn sẽ phải xấu hổ”.
Ngợi khen Chúa vì một cuộc đời được ghi dấu bằng những đau khổ của người trẻ Rohan Kemu.
Ngọc Yến
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
Posts: 8,538
Threads: 231
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
82
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc: phân biệt chủng tộc hoàn toàn không thể chấp nhận được
20/06/2020
Phát biểu tại buổi tranh luận khẩn cấp do Liên Hiệp Quốc triệu tập hôm 18/6 cho phiên họp thứ 43 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Đức tổng giám mục Ivan Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh kêu gọi tất cả các quốc gia “công nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của mỗi người”.
Không nhắm mắt làm ngơ
Dựa theo chủ đề của phiên họp “Vi phạm nhân quyền hiện nay, phân biệt chủng tộc có hệ thống, sự tàn nhẫn của cảnh sát và bạo lực chống biểu tình ôn hòa”, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic phát biểu: “Thực tế, tất cả các thành viên của gia đình nhân loại, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Tất cả đều bình đẳng trong phẩm giá nội tại, bất kể chủng tộc, quốc gia, giới tính, nguồn gốc, văn hóa hay tôn giáo thuộc về”.
Trích dẫn lời của Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục Jurkovic nhắc lại rằng “không thể dung thứ hay nhắm mắt làm ngơ trước bất kỳ loại phân biệt chủng tộc hay hình thức loại trừ xã hội nào. Sự sống thánh thiêng của con người phải được bảo vệ”.
Nhân phẩm của người khác là bất khả xâm phạm
Đức Tổng Giám mục cảnh báo đã đến lúc chấm dứt những định kiến và sự ngờ vực nhau làm nền tảng cho “sự phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc và bài ngoại”.
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nói thêm: “Không ai phải cảm thấy bị cô lập, và không ai có quyền chà đạp lên nhân phẩm và quyền của người khác. Chà đạp lên phẩm giá bất khả xâm phạm của người khác nghĩa là chà đạp chính mình”.
Nhắc lại những gì Đức Thánh cha đã khẳng định trong buổi tiếp kiến chung 03/6, Đức Tổng giám mục Jurkovic cảnh báo: “Bạo lực là tự hủy hoại và tự gây thương tích. Bạo lực chẳng đem lại được điều gì và mất đi nhiều điều”.
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn !
|