Nói nhiều
#1
Sư Giác Nguyên

Có những người ăn cực một chút cũng được, sống ở chỗ chật chội chút cũng được, nóng nực chút cũng được, lạnh lẽo chút cũng được, đời sống vật chất thiếu thốn chút cũng được, nhưng mà cái niềm vui lớn nhứt của họ là có chỗ để họ nói. Cái đó tui gặp chắc cũng nhiều lắm, hình như là 2 phần 3 hoặc là 70, 80 phần trăm người tui quen đều có thói quen này. Tức là họ sống điều kiện vật chất họ sống sao cũng được hết, nghèo thì sống kiểu nghèo, giàu sống kiểu giàu, đối với họ chuyện đó hỏng quan trọng mà quan trọng đó là họ sống mà không có chít chát, không có a lô, không có facebook, không có viber, không có WhatsApp, không có messenger, không có message họ chịu không nổi, không nổi. Mà trong khi đó họ sẵn sàng đến bữa họ chỉ làm một gói mì thôi, tô mì là được rồi, sao cũng được hết, dĩa rau luộc gì đó họ cũng xong nhưng mà phải cho họ nói.


Đây là một thói quen rất là bậy, bậy vô cùng, vô cùng bậy. Bởi vì nó có ba cái bậy.

Cái bậy thứ nhứt, tại sao anh thích, anh thích trao đổi là bởi cái đầu anh nó rãnh, anh không có chuyện quan trọng, anh không chuyện lợi ích để anh làm cho nên anh thích trao đổi. Về cái bậy đầu tiên, là cái đầu anh nó quá rỗi rảnh đi, quá rỗi rảnh, nó rảnh tới mức mà gọi là rảnh rỗi sanh nông nổi. Đấy, cái bậy thứ nhứt là cái đầu của anh trong tình trạng bỏ ngỏ.

Cái bậy thứ hai, cái người mà thích nói, họ không có khả năng độc cư, mà toàn bộ giáo pháp Đức Phật dành cho người độc cư. Thí dụ như trau dồi pháp học, trau dồi pháp hành, đấy, nghiên cứu giáo lý cũng phải là độc cư, cũng phải có khả năng sống một mình. Tu tập thiền định, thiền chỉ, thiền quán, samatha, vipassana cũng phải là dành cho cái người có khả năng sống một mình, nha. Còn cái người mà không có khả năng sống một mình thì trau dồi kiến thức giáo lý không được, tui nói thẳng luôn, không được. Và cái chuyện mà tu tập thiền định, tuệ quán cũng không được. Cho nên cái bậy thứ nhứt của người ham nói là đầu óc bị bỏ ngõ, đầu óc bỏ ngõ thì nó mới rãnh để mà nó mới thấy cái sự tẻ nhạt, hoạnh hiu, vô vị, cô đơn, nó mới đi tìm cái người mà nó trau trút. Trường hợp thứ hai nữa là, cái người thích nói vậy họ đánh mất khả năng sống một mình, tại quen rồi quí vị, quen rồi cho nên họ ở nhà một mình đi nữa, họ cũng phải liên lạc ở trên internet, trên phone, đó là cái thứ hai.

Cái thứ ba, cái bậy thứ ba của người thích nói nhiều là liên tục chuốc phiền, chuốc phiền não. Một là bàn những đề tài tầm bậy tầm bạ mà mình thích. Hai là khi mà trao đổi như vậy đó, đa phần là chuyện phiền không hà - một là phiền mình, hai là gây phiền cho người khác, nha, nói chung là cái bậy thứ ba của tật ham nói là gây phiền, trước là gây phiền cho bản thân, sau là gây phiền cho người khác. Cái chuyện này nó rất là đơn giản, chúng ta bỏ ra một tí thời gian ngồi nghiệm lại coi có phải không? Bao nhiêu cái rắc rối trong cái cộng đồng người Việt trong nước và ngoài nước đa phần đều khởi lên từ những bà Tư, những bà Tám.

Cho nên cái bậy của cái chuyện thích nói có ba:
  1. Là đầu óc bỏ ngỏ, bỏ ngỏ - dĩ nhiên là khổ ít vui nhiều rồi đó.
  2. Tự mình chặn cái đường về núi, có nghĩa là đánh mất khả năng sống một mình. Các vị biết cái chuyện sống một mình nó quan trọng lắm. Tôi có biết nhiều người họ sợ sống một mình vì vậy cho nên họ khó có những thành tựu sâu sắc trong cái kiến thức hay là trong đời sống nội tâm, kho lắm, tại vì đời sống của họ bị lệ thuộc vào người khác rất là nhiều, lệ thuộc lắm, vì có ai rãnh để mà chơi với mình, ai rãnh đây? Cũng phải là dân rãnh như mình nó mới chơi với mình được, mà dân rãnh là dân có vấn đề, tin tôi đi, dân rãnh là dân có vấn đề, nha. Dân mà rãnh á, mình cứ bóc phone là có nó, bóc phone là có nó đó, dân đó là dân có vấn đề. Cho nên cái thứ hai: đánh mất khả năng độc cư.
  3. Gây phiền, chuốc phiền cho mình và gây phiền cho người.
Chưa kể thứ tư, thứ năm nữa đó là cái người nói nhiều như vậy đó, họ tự họ đánh mất khả năng sâu sắc của tâm tư. Bởi vì nói là đưa ra, mà ngồi yên thì mình mới có thể nạp vào nhưng khi nói là mình đưa ra, mình trao ra, còn mình im lặng thì mình nạp vào, miệng mình ra tiếng là nó trao ra, cái đó thì mình có khỉ gì mà mình trao, có khỉ gì mà mình trao? Còn nếu mà mình có cái để mình trao ra đó thì tối thiểu cái phần mình cũng thiệt thòi - nếu mình có cái để trao ra đó - thì trước mắt là cho người ta chứ mình được cái gì đâu? Còn nếu không có cái trao ra, vừa làm mất thời gian của mình, vừa làm mất thời gian của người khác, gây phiền cho người khác.

Trích bài giảng 25/06/2019 KTC.6.117 Quán

Sư Giác Nguyên

http://toaikhanh.com/read.php?doc=201907262148&lan=vn
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#2
copy paste ở trên dài quá .. tsk tsk tsk


nói ngắn  gọn lại


KHI NGƯỜI TA NÓI CHUYỆN , THAY VÌ COMPLAIN NGƯỜI TA NÓI NHIỀU

THÌ MÌNH HẢY DÙNG ĐẦU ÓC MÌNH , HIỂU NHỮNG GÌ NGƯỜI TA NÓI

KHI HỌ NHẬN ĐỊNH MÌNH ĐẢ HIỂU RỒI , THÌ KHÔNG AI HƠI SỨC ĐÂU MÀ ... NÓI NHIỀU


còn nếu không chịu dùng đầu óc mình để suy nghĩ ... thì cũng đừng đó bứt đầu , bứt tóc , nói sao người ta nói nhiều vậy
Reply