Câu chuyện đằng sau bức ảnh hai cha con nhập cư gục chết bên bờ sông
#1
Câu chuyện đằng sau bức ảnh hai cha con nhập cư gục chết bên bờ sông


[Image: angel-3-smiley-emoticon.gif]
"Tôi bị ám ảnh khi thấy cánh tay của Valeria ôm cổ cha mình. Nó cho thấy Valeria đã được gắn kết với cha không chỉ bằng chiếc áo phông, mà còn bằng một cái ôm, mà từ đó họ cùng nhau đi vào cõi chết." - Julia Le Duc – nữ phóng viên ở thành phố Matamoros (Mexico), tác giả bức ảnh gây chấn động chụp thi thể 2 cha con người El Salvador dạt vào bờ sông sau khi tử nạn vì tìm cách nhập cư Mỹ.

[Image: Cau-chuyen-dang-sau-buc-anh-hai-cha-con-...ght449.jpg]

Theo The Guardian, Julia Le Duc là nữ phóng viên của tờ La Jornada. Thành phố Matamoros (Mexico) – nơi Le Duc sinh sống – nằm sát thành phố Brownsville (bang Texas, Mỹ), chỉ cách nhau con sông Rio Grande.

Bức ảnh gây chấn động của Le Duc chụp lại hiện trường phát hiện thi thể 2 cha con người El Salvador là Óscar Alberto Martínez Ramírez (25 tuổi) và con gái Valeria hôm thứ Hai, 24/6.

Trước đó một ngày, Chủ nhật (23/6), cảnh sát thành phố Matamoros nhận được cuộc gọi khẩn cấp báo tin có một phụ nữ gào khóc tuyệt vọng bên bờ sông Rio Grande.

“Chúng tôi nhận tin báo và đi đến địa điểm nơi người dân phát hiện vụ việc. Người phụ nữ ấy hét lên rằng dòng sông đã cuốn con gái cô ấy đi xa”, Le Duc kể.


Tên người phụ nữ ấy là Vanessa Ávalos (21 tuổi). Vanessa cùng chồng - Óscar Alberto Martínez Ramírez và con gái Valeria đã đến Mexico được 2 tháng, và muốn xin tị nạn ở Mỹ.

Gia đình Vanessa từng có thời gian sống ở thành phố Tapachula (phía Nam Mexico) và xin visa nhân đạo, cho phép họ được ở lại Mexico làm việc trong một năm.





Nhưng với giấc mơ Mỹ le lói, Vanessa và chồng đã quyết định bắt xe buýt đến thành phố vùng biên.




[Image: hai-cha-con-nhap-cu-chet-duoi-2-15615575...ght410.jpg]



Vanessa (áo trắng) khóc lóc bên bờ sông Rio Grande. Ảnh: AP

[Image: hai-cha-con-nhap-cu-chet-duoi-3-15615576...ght489.jpg]



Vanessa kể lại sự việc với lực lượng cứu hộ. Ảnh: AP



“Họ đến đây vào sáng sớm 23/6 và đi thẳng đến cây cầu quốc tế để hỏi về việc xin tị nạn. Nhưng họ được thông báo rằng văn phòng di cư Mỹ đang đóng cửa vì là cuối tuần, và có rất nhiều người khác đã xếp hàng trước họ”, Le Duc nói.


“Vài tháng trước, số người chờ đợi ở Matamoros để chờ phỏng vấn xin tị nạn là khoảng 1.800 người. Hiện, con số này đã giảm xuống còn khoảng 300. Nhưng vì chỉ có 3 suất phỏng vấn mỗi tuần, nên những người tị nạn vẫn phải chờ đợi một thời gian rất dài.”

Trên đường quay về từ cầu quốc tế, Martínez chỉ về phía sông Rio Grande và nói với vợ con rằng mình sẽ vượt con sông này để đặt chân lên nước Mỹ.

Martínez ôm con gái bơi qua sông, và thả cô bé lên bờ sông phía Mỹ để quay lại đón vợ.


Nhưng ngay khi Martínez quay đi, Valeria liền nhảy xuống sông theo bố. Martínez vội lao tới đỡ con gái, và hai cha con liền bị nước cuốn trôi.

“Có ai đó đã gọi cứu hộ. Bờ sông này khá nhiều người chạy bộ và đạp xe vào cuối tuần. Quá trình tìm kiếm hai cha con Martínez kéo dài đến 23h nhưng không đem lại kết quả.”

Sáng hôm sau, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm. Và đến khoảng 10h15’ sáng 24/6, thi thể hai cha con Martínez được tìm thấy bên bờ sông, ở vị trí cách cây cầu quốc tế chỉ khoảng 1km. Le Duc lập tức có mặt để chụp lại cảnh tượng gây chấn động, trước khi hiện trường bị phong tỏa.



[Image: hai-cha-con-nhap-cu-chet-duoi-4-15615576...ght374.jpg]



Hiện trường nơi phát hiện thi thể hai cha con Martínez. Ảnh: AP





“Tôi là một phóng viên chuyên đi theo cảnh sát suốt nhiều năm. Và tôi đã nhìn thấy rất nhiều thi thể, cũng như các vụ chết đuối. Rio Grande là một con sông chảy rất xiết. Bạn có thể nghĩ rằng con sông này khá nông, nhưng thực tế nó có rất nhiều xoáy nước.”


Từng quá quen với việc chụp ảnh các thi thể, nhưng Le Duc thừa nhận cô không khỏi cảm thấy đau lòng khi chứng kiến cái chết của hai cha con Martínez.

“Bạn có thể thấy, Martínez đã trùm áo lên con gái để dòng nước không thể cuốn Valeria đi xa. Anh ấy đã chết khi đang cố cứu con gái mình.


Tôi bị ám ảnh khi thấy cánh tay của Valeria ôm cổ cha mình. Hình ảnh này khiến tôi cảm động vô cùng, vì nó cho thấy Valeria đã được gắn kết với cha không chỉ bằng chiếc áo phông, mà còn bằng một cái ôm, mà từ đó họ cùng nhau đi vào cõi chết."



[Image: hai-cha-con-nhap-cu-chet-duoi-5-15615577...ght424.jpg]



Hai cha con Martínez nằm bên bờ sông. Tay phải bé gái Valeria ôm lấy cổ cha mình. Ảnh: AP

[Image: hai-cha-con-nhap-cu-chet-duoi-6-15615577...ght624.jpg]

Martínez và con gái khi còn sống. 




Theo The Guardian, bức ảnh của Le Duc đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới phía Nam nước Mỹ.


“Hình ảnh này liệu có thay đổi được gì không? Tôi nghĩ là nó có thể. Những gia đình kiểu này, họ không có gì trong tay và quyết định mạo hiểm tất cả mọi thứ để có một cuộc sống tốt hơn.

Ở Mexico đã có rất nhiều câu chuyện liên quan đến cuộc khủng hoảng ở biên giới phía Nam. Tổng thống Andrés Manuel López Obrador đã buộc phải phái hơn 6.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mexico đến phong tỏa biên giới phía Nam với Guatemala.


Nhưng cùng lúc đó, một cuộc khủng hoảng cũng đang xảy ra ở biên giới phía Bắc, giáp Mỹ. Và tôi phải chứng kiến nó hàng ngày.

Đây là những gia đình tuyệt vọng. Họ là những người tuyệt vọng, và phải làm những điều tuyệt vọng.”


[Image: angel-3-smiley-emoticon.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
Muốn tị nạn thì có thể đến những đại sứ quán, lãnh sự quán, các chốt biên giới có đại diện của chính phủ mà xin tị nạn.  Xâm nhập biên giới bất hợp pháp, trốn được thì trốn, khi bị bắt thì xin tị nạn là cách bất hợp pháp. Quốc có quốc pháp, Gia có Gia qui.  Khi mình đã không tôn trọng luạt pháp thì khi nhạp cư mình tự nhiên trở thành những công dân gương mẫu hết lòng tôn trọng luật pháp sao?
Reply