Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nếp sống của một Thiền sư
Rich Orloff
Cao Huy Hóa dịch
Lời người dịch:Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành, về chính nhà tu hành đó, qua đó, hiểu thêm về Tam bảo, và cảm nhận đạo của từ bi và trí tuệ, đạo của giác ngộ và giải thoát. Nhà tu hành ở đây là Tỳ-kheo Thanissaro, tên Thái Lan nhưng lại là một người Mỹ, Geoffrey Furguson DeGraff, nên được biết dưới cái tên thân tình: “Than Geoff ”, nguyên là sinh viên Đại học Oberlin thuộc bang Ohio, Hoa Kỳ, say mê nhạc cổ điển, tiếp xúc với Phật giáo khi còn là học sinh trung học. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1971, Than Geoff đến Thái Lan trong một chương trình trao đổi văn hóa với châu Á trong hai năm.
Năm 1976, ông trở lại Thái Lan để xuất gia theo truyền thống Tòng lâm thuộc Phật giáo Nguyên thủy Theravada Thái Lan. Năm 1991, ông trở về Hoa Kỳ gây dựng thiền viện Metta Forest Monastery tại San Diego, bang California. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm viết về đạo Phật. Người được may mắn hầu chuyện với nhà sư Than Geoff là nhà viết kịch Rich Orloff, cũng là cựu sinh viên Đại học Oberlin. Nội dung cuộc trò chuyện được Rich Orloff ghi lại dưới tựa đề [i]“Beeing a monk. A conversation with Thanissaro Bikkhu”được đăng trên web-site BuddhaChannel. Dưới đây là phần lược dịch một số ý chính trong cuộc trò chuyện thú vị này.[/i]
[/url]
[size=undefined]
Một ngày tiêu biểu của sư như thế nào? Bắt đầu từ 8 giờ sáng, và đồng hồ reo …
Tôi dậy lúc 4 giờ sáng.[/size]
Sư để đồng hồ reo lúc 4 giờ sáng?!
Tôi hầu như thức dậy mà không cần báo thức. Nếu tôi đã trải qua một đêm dài trước đó, thì có thể 5 giờ tôi mới dậy. Tôi ngồi thiền khoảng 2 giờ.
Một mình sư hay với cả nhóm?
Một mình.
Có ngày nào sư cảm thấy khó khăn khi phải ra khỏi giường?
Có những lần khi tôi nói, “Tôi nghĩ mình sẽ thực tập thiền nằm”.
Tôi cũng giỏi thiền nằm lắm! Điều đó hợp lệ. Đối với tôi, sáng tinh mơ là thời gian tốt nhất để thiền. Tôi luôn luôn nghĩ rằng nếu không thức dậy và hành thiền lúc đó, tôi mất dịp may. Bên ngoài trời dịu mát. Có một bầu không khí tĩnh lặng tuyệt đối. Tôi hành thiền cho đến bình minh, và rồi tôi trở lại đây (khoảng không gian chung cho thiền viện) và giúp việc quét tước, lau chùi với những vị sư khác.
Có chuông reo không, hay sư biết khi nào thì dừng hành thiền?
Tôi biết. Và tôi có một đồng hồ nhắn tin nhỏ.
Ở Thái Lan, các nhà sư đi khất thực mỗi buổi sáng để nhận thức ăn, rời tu viện ôm theo bình bát để Phật tử cúng thức ăn vào. Việc đó có xảy ra tại San Diego không? Sư có nhảy vào một chiếc xe hơi rồi lái xe qua những vùng ngoại ô?
Chúng tôi ôm bình bát của mình tới nhà khách. Mọi người chuẩn bị thức ăn trong nhà bếp.
Những ai ở đó?
Những người đến thăm tu viện và tập thiền, những người xin xuất gia. Một thanh niên làm việc trong vườn cây ăn quả cũng thỉnh thoảng có mặt. Cũng có những người Thái và Lào đến để cúng dường thức ăn.
Mỗi ngày sư chỉ ăn một bữa. Liệu có đủ chất dinh dưỡng? Có đủ protein?
So với lúc tôi tốt nghiệp Đại học Oberlin thì tôi nặng thêm hơn 15 ký.
Nhưng sư có cảm thấy đói?
Năm đầu tiên ở Thái Lan thật là khó khăn, vì cơ thể tôi phải điều chỉnh với sự thay đổi về chế độ ăn uống và chuyển hóa. Tôi tu theo lối khổ hạnh, vì thế tôi không quan tâm đến việc bị gầy đi. Một phần vì tôi chán chường nước Mỹ. Tôi muốn đến một nơi với lối sống thiên nhiên, tiền hiện đại. Thái Lan được xem như là gần tiền hiện đại nhất. Một buổi sáng, khi tôi đang đi khất thực, bất chợt tôi có cảm tưởng như đang sống cuộc sống thời săn bắt hái lượm. Chúng tôi không được phép tích trữ thức ăn; chúng tôi không trồng trọt mùa màng. Chúng tôi ăn những gì nhận được trong ngày, chỉ có thế. Một giờ mỗi ngày dành cho chuyện ăn, và như thế bạn tự do suốt thời gian còn lại trong ngày.
Sau bữa ăn, sư làm việc gì?
Chúng tôi dọn rửa, và mọi người trở về liêu của mình. Chúng tôi lại gặp nhau vào lúc 5 giờ chiều.
Và suốt cả ngày?
Phần lớn là thiền. Cũng có đọc sách nữa. Tôi tự giới hạn cho mình trong hai giờ để viết.
Trong liêu hhông có giường, chỉ có cái nệm cho sư trải ra ban đêm. Cũng có máy vi tính và máy in. Sư có nhận e-mail?
Không, nhưng một trong những người ủng hộ chúng tôi đã tạo một website.
Sư bảo mọi người ở đây cùng tập hợp lúc 5 giờ chiều. Đó có phải là giờ hạnh phúc?
Đó là giờ để cho khách thăm thiền viện đặt câu hỏi và được trả lời. Mọi người được tự do cho đến 8 giờ; khi đó chúng tôi có một thời tụng kinh, kéo dài khoảng 20 phút. Rồi thì một giờ thiền theo nhóm và thường thường là một bài pháp thoại.
Những loại câu hỏi gì mà khách đặt cho sư?
Ồ, mọi thứ, từ những vấn đề về thiền cho đến những vấn đề về quan hệ. Đối xử với con trẻ thế nào, đối xử với cha mẹ thế nào. Làm thế nào để ra khỏi trạng thái không lành mạnh. Làm thế nào duy trì cam kết trong một tình huống khó khăn. “Tôi nên theo đuổi việc được tăng lương hay tôi nên kiếm thêm thì giờ để tập thiền?”. Tôi thường có khuynh hướng trả lời, “Hãy dành nhiều thời gian để thiền. Quý vị không cần quá nhiều tiền”.
Khi nào sư đi ngủ?
Thường là khoảng 11, 12 giờ.
Sư chỉ ngủ 4 hay 5 giờ?
Vậy là đủ rồi. Thiền làm giảm rất nhiều cái nhu cầu căng thẳng về giấc ngủ.
Sư có chợp mắt không?
Vào lúc xế chiều.
Nhiều người cho rằng đạo Phật là chống khoái lạc: không rượu, không thuốc, không trác táng. Trong đó cũng có những thứ tôi thích. Có bao giờ sư thấy tiếc nhớ những thứ ấy?
Cái mất lớn nhất đối với tôi là nhạc cổ điển. Tôi đã dính mắc vào nhạc cổ điển. Khi tôi say mê nghe đủ thứ nhạc trong những năm qua, tôi nghĩ đó là một thời gian đẹp. Khi bắt đầu hành thiền, tôi khởi sự đắm mình vào những trạng thái ở đó tôi có cùng cái cảm tưởng say mê như khi mình được thưởng thức một cuộc trình diễn xuất sắc về nhạc cổ điển. Tôi nghĩ, “Ôi, kỳ lạ thật, mình có thể đạt được cái cảm giác ấy chỉ bằng cách ngồi ở đây và thở”. Lúc trước, tôi đã phải lo nghĩ về dàn âm thanh nổi và liệu những cái đĩa nhạc của mình có bị xước vẹt hay không. Tôi đã cần mọi thứ đồ đạc xung quanh chỉ để đạt được một liều ma túy khoái cảm.
Có bao giờ sư nghe nhạc cổ điển?
Điều đó trái với giới luật. Khi tôi trở về nhà, cha tôi mở nhạc bất kể lúc nào, vì thế tôi có nghe. Thỉnh thoảng Brahms hay Mahler đi vào trong đầu tôi. Nhưng đó là ở cái hoàn cảnh mà bạn không thể tránh được.
Phim nào mới nhất mà sư đã xem?
Lần đầu tôi thấy phim Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) là trên chuyến bay đến Thái Lan, nhưng tôi đã không lắng nghe. Có một giới điều là không xem trình diễn; ta cần phải hướng vào nội tâm.
Sư có được phép giải trí theo một cách nào đó?
Đối với chúng tôi, giải trí là đi vào nơi hoang dã. Ngồi trên bờ của Kẽm núi lớn (Grand Canyon bên dòng sông Colorado) và thiền, thỉnh thoảng mở bừng mắt ra, ngắm Kẽm núi lớn, rồi lại thiền nữa. Chúng tôi thực hiện nhiều cuộc thiền hành; đây là điều thực sự được nhấn mạnh trong truyền thống. Khi có cơ hội, hoặc khi tôi đã cảm thấy ở trong tu viện lâu quá rồi, tôi ra ngoài và đi dã ngoại một lúc.
Ngoài ra sư có tập thể dục?
Quét dọn rất nhiều. Có một số nhà sư phương Tây và nhà sư Thái hiện đại tập yoga trong phòng.
Nhưng sư không thể nói, “À, tôi đã thiền suốt ngày, bây giờ tôi chơi bóng đá một chút”.
Không.
Sư có được phép đọc sách cho vui không?
Đến một lúc bạn không còn thích tiểu thuyết nữa. Tiểu thuyết duy nhất mà tôi đọc ngày nay là của người bạn Jeanne Larsen (học cùng lớp năm 1971, tác giả của 3 tiểu thuyết về Trung Hoa) và Harry Potter.
Vì sao lại là Harry Potter?
Tôi nghĩ bộ sách đó dạy những bài học hay về lòng trung thành, tính chính trực, và những phẩm chất đại loại như thế.
Nếu Harry Potter là được, tại sao Robert Ludlam thì không?
Tôi phải dùng sự phán đoán của tôi. Những thứ tôi đang đọc có phù hợp với đường lối thiền định của mình không? Nếu tôi nhận ra rằng khi nhắm mắt lại và thấy những ảo tưởng mà không giúp tôi một chút nào, thế thì hiển nhiên cái đó tôi không nên đọc.
Sư có theo dõi tin tức thế giới không?
Chỉ một hay hai năm sau này. Tôi đọc báo The Nation và The Guardian Weekly. Tôi thực sự thích những năm ở Thái Lan khi tôi không biết bất kỳ một tin tức nào. Trong tám năm đầu tu tập của mình, những tin tức quốc tế đã đến được với tu viện chỉ là “Elvis Presley đã qua đời” và “tàu vũ trụ Skylab đang rơi”.
Sư có mất nhiều thời gian để thích nghi với đời sống độc thân?
Thử thách đầu tiên mà bạn phải đương đầu là không muốn quan tâm đến nó, sự quyến rũ của dục vọng. Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy đau khổ vì điều đó. Tuy nhiên, nếu tôi chú tâm vào dục vọng, chứ không phải là đối tượng của dục vọng, thì tôi bắt đầu ý thức rằng dục vọng chẳng phải là một điều tốt để được phép có mặt trong tâm thức.
Có bao giờ sư cảm thấy khao khát dục vọng?
Không.
Không bao giờ?
Bạn có thiền để quan tâm đến nó. Hễ khi nào dục vọng len lỏi vào tâm trí, bạn phải quan tâm đến nó.
Nghe có vẻ giáo điều quá.
Đó chính là giáo điều. Đó là một trong những bài học mà tôi tiếp thu từ thầy tôi, Đại sư Fuang: “Hãy khắc phục cảm xúc rồi ngồi xuống và làm việc”. Tôi nhớ lần đầu tiên thầy nói với tôi, “Được rồi, chúng ta sẽ hành thiền suốt đêm”. Tôi bảo,“Ôi trời, tôi không thể làm được việc đó! Tôi đã làm việc khó nhọc suốt cả ngày!” Thầy bảo, “Có phải việc ấy sẽ giết anh?” Không. “Vậy thì anh có thể làm được”.
Thế còn cái thèm muốn bình thường về sự đụng chạm? Một người thường có thể đụng chạm vào sư không?
Phụ nữ thì không được. Với đàn ông, còn tùy thuộc cách thức họ đụng chạm vào tôi. Không có đụng chạm dục vọng.
Một số người cho rằng các nhà sư đã vượt qua được những cảm xúc của con người và không bao giờ có các cảm xúc tiêu cực, như giận dữ và tham lam. Sư có bao giờ tức giận?
Thỉnh thoảng có những chuyện khiến mình phát cáu. Một người phụ nữ học trò của tôi tin chắc rằng tôi có ý riêng với cô ta. Cô ấy nghĩ tôi muốn bỏ tu viện để cưới cô ta. Tôi cố gắng làm rõ là tôi không hề có ý đó, nhưng cô ta cứ khăng khăng rằng tôi có ý riêng với cô ấy. Tôi bảo, “Xem kìa, cô không còn là sinh viên của tôi nữa. Tôi xin lỗi, chuyện đó không đến đâu hết”. Cô ta nghĩ tôi chỉ nói như thế là vì đang có nhiều người xung quanh. Cho nên cô ta bắt đầu cãi lại. Tôi thừa nhận có phát cáu. Nhưng cuối cùng cô ta đã nhận ra.
Vậy, những nhược điểm nhỏ hơn thì thế nào? Sư có chút tự phụ nào không? Có khi nào sư thấy mình phải dành quá nhiều thời gian để chỉnh trang y phục hay không?
Áo xống thì có gì đặc biệt đâu. Chẳng có gì khiến tôi phải quan tâm đến chuyện ấy.
Thế còn tính tự hào?
Có chút ít. Khi tôi đang soạn những bài pháp thoại của mình, thỉnh thoảng tôi gặp bất chợt một câu nào đó và nghĩ, “câu ấy khá đấy chứ!”
Sư có bao giờ sợ?
Tôi không muốn chết trước khi nơi này được xây xong.
Có đêm nào sư mất ngủ?
Đêm không ngủ cuối cùng mà tôi đã có là khi một trong những thầy tu ở chỗ tôi hoàn tục. Tôi cứ nghĩ, “Tôi đã làm sai điều gì?” Tôi đã nghĩ về câu hỏi này khi nằm xuống một lát, rồi tôi trở dậy và đi quanh một hồi. Rồi tôi ngồi xuống một chút. Tới một lúc, tôi ý thức, “Thật là buồn cười. Ta không thể có câu trả lời nào. Vì vậy tốt hơn là ta đừng hỏi nữa”. Đó là một trong những điều thiện xảo mà bạn học được trong lúc thiền định. Nếu bạn đặt câu hỏi, và không có được câu trả lời, thôi không hỏi nữa. Đấy chưa phải là lúc cho câu trả lời.
Có bao giờ sư cảm thấy tội lỗi?
Không.
Tội lỗi có phải là cảm xúc khó gạt bỏ nhất?
Vâng, đó là một khó khăn lớn. Nhưng ở Thái Lan, không có mặc cảm tội lỗi. Đó là văn hóa biết hổ thẹn (“Đừng làm điều đó; nó làm chúng ta ngượng nghịu trước những người láng giềng”), nhưng không phải là văn hóa tội lỗi (“Đừng làm điều đó, nó làm tôi khổ khi anh làm điều đó”). Những cảm giác tội lỗi đã khởi đầu cảm giác ngớ ngẩn, hết sức ngớ ngẩn. Con người thực hiện tốt vai trò của mình và sống hoàn toàn bình thường mà không cần cảm thấy tội lỗi.
Có phải sư muốn thay tội lỗi bằng hổ thẹn?
Nếu tôi làm điều gì mà tôi thực sự biết lẽ ra tôi không nên làm, khi ấy tôi cảm thấy hổ thẹn.
Làm thế nào đối phó với hổ thẹn khi ta cảm thấy điều đó?
Đại sư Fuang dạy rằng chúng ta không thể ngồi đó mà xoay quanh mãi một vấn đề. Quan điểm ấy là: bạn đã nhận biết rằng bạn sai lầm, vậy đừng lặp lại điều ấy. Đó là điều tốt nhất có thể đòi hỏi được ở một con người.
Sư cũng tin vào sự chuộc lỗi?
Bạn xin sự khoan dung của người mà bạn đã cư xử xấu. Trong ngôn ngữ Thái, những nhà sư được xem như không phải là người bình thường, mà là “đối tượng thiêng liêng”.
Sưcó tự nhận mình như là đối tượng thiêng liêng?
Không.
Sư tự nhận như thế nào?
Như một con người. Mặc dầu trang phục khác thường, nhưng bên trong trang phục, có một con người.
Có những cảnh giới nào của đạo Phật vẫn còn huyền bí đối với sư?
Tôi muốn biết sự giác ngộ toàn vẹn như thế nào.
Có bao giờ sư nghĩ đến việc hoàn tục?
Bea Camp (bạn học năm 1972) có lần đến thăm tôi tại Thái Lan. Bà và chồng là David Summers (bạn học năm 1971) làm việc cho cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Bangkok. Hai người cho tôi biết tất cả những tin tức về những người bạn thân thiết một thời của chúng tôi – sự nghiệp không như mong đợi, rồi ly dị, ly thân, và thất vọng. David hỏi tôi, “Có bao giờ tiếc đã trở thành nhà sư?”. Và tôi đáp, “Ý nghĩ đó chẳng bao giờ vấn vương tâm trí tôi, nhất là bây giờ”.
Một câu hỏi cuối. Khi sư ở Thái Lan, phải chăng có một lúc “Eureka!” khi sư đã nghĩ, “tôi đã tìm được điều cần tìm”?
Nhà sư không thể nói về những gì đạt được.
Tôi nói “cám ơn” có được không?
(Nhà sư cười vui).
Nguyên tác: Beeing a monk: A conversation with Thanissaro Bikkhu, Rich Orloff.
Nguồn: Buddhist Channel
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 140
[url=https://quangduc.com/p4589a52111/15/nep-song-cua-mot-thien-su]quangduc.com
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
TỪ BÁC SĨ TRỞ THÀNH THIỀN SƯ
Đại Đức Thích Thiện Minh tại Myanmar
Sau 8 năm theo dõi việc tu học tại nước ngoài của Đại Đức Thích Thiện Minh - Varapañño (Đà Nẵng), một nhà sư thuộc hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy kinh. Sư được biết như một hiện tượng hiếm thấy của Phật Giáo Việt Nam từ một trí thức trẻ, một vị Bác sĩ đầy tương lai đã trở thành một tăng tài với sự thành tựu cả pháp học lẫn pháp hành về Thiền. Sư có nhiều hoài bão đóng góp với Tổ quốc nói chung và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng.
Tiết trời đầu Xuân ấm áp đầy nắng vàng của vùng Miền Tây sông nước, vừa mới mùng 10 Tết thôi, mà dư âmTết vẫn còn ở miền quê, đường vào Chùa Tâm Thành, Huyện Châu Thành, xã Quới thành thuộc Tỉnh Bến Tre rợp mát những hàng cây ăn trái xanh tươi, thấp thoánghai bên đường những cội mai rực màu khoe sắc. Xe hành hương của đoàn Phật tử chúng tôi dừng lại dưới gốc cây si râm mát trước cổng chùa. Trước mắt mọi người hiện ra hình ảnh một ngôi chùa nguyên thủykhang trang thuộc vùng sâu vùng xa giữa khu vườn râm mát bóng cây. Chúng tôi về đây để tham dự khóa Thiền Định–Annapanasati 20 ngày do Thiền sư Đại Đức Tiến sĩThích Thiện Minh về hướng dẫn giảng dạy. Đi tu thiềnvào dịp Tết nghe có vẻ hơi lạ nhưng thật thú vị thay khi mọi người sớm rời bỏ những thú vui tạm bợ vật chất trần thế để tìm về với niềm vui tĩnh lặng mang đến mình một sự thanh thản vun bồi cho cuộc sống tâm linh.
Thật cao thượng khi trau dồi một nếp sống thanh cao theo lời Phật dạy!
Trong suốt khóa Thiền, chúng tôi được nghe những thời pháp cao quý dưới sự hướng dẫn giảng tận tình của Thiền sư Thiện Minh. Quả là vinh hạnh cho hàng Phật tử khi Phật Giáo Việt Nam có những vị Tăng ưu tú về pháp học lẫn pháp hành như thế thể hiện trong những lần trình pháp sau giờ thiền tập. Phật tử không còn vất vả phải qua sự diễn giải từ thông dịch viên như những khóa thiền của các thiền sư nước ngoài tại Việt Nam, hành giả cảm nhận được một cách trực tiếp sâu sắc về kỹ thuật thiền địnhnày. Do vậy mà khóa Thiền lần này phần lớn các thiền sinh đã đạt nhiều kết quả vô cùng bất ngờ.
Được nghe nói nhiều về vị Thiền sư khả kính này nên nhân hôm kết thúc khóa Thiền, phóng viên Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy tranh thủ phỏng vấn Đại Đức Thiền sư Thiện Minh để hình thành bài viết đầu xuân gửi đến độc giả như một món quà pháp đầu năm.
Bác sỹ Ngô Thành Thanh nhận
bằng tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Huế
1. Phóng viên (PV): Xin Đại Đức tự giới thiệu đôi nét về mình và quá trình tu học?
Đại Đức Thiện Minh (ĐĐTM): Sư là người Việt Nam sinh năm 1965 tại thôn Viêm Tây, Xã Điện Thắng, Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Thế danh Ngô Thành Thanh, là thứ nam của Cụ ông Ngô Khanh và Cụ Bà (Ni Sư Mẫu) Nguyễn Thị Sáu. Sư đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế, niên khóa 1990-1996 sau đó Sư đã từ bỏ sự nghiệp Y học và bước vào con đường tu học. Năm 1997 Sư xuất gia dưới sự tế độ của Ngài Tăng Trưởng Hòa Thượng Hộ Nhẫn và trở thành một tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy.
Năm 1997-1998 Sư có duyên lành được sang du học tại Quốc Đạo Miến Điện (Myanmar) tu học tại Viện Phật học và Pali Mahagandhayon, một trong những trường dạy Phật Pháp và Pali nổi tiếng tại quốc đạo Myanmar. Sư còn được học căn bản về ngôn ngữ Pali về Phật Phápdưới sự hướng dẫn của các Giảng sư Tinh Thông Tam Tạng kinh điển, được học Pháp thực hành Thiền Định "Anapanasati" dưới sự chỉ dạy của hai Bậc Thầy khả kính: Đại trưởng lão Thiền Sư Viện Trưởng Sayadaw Acinna Dhammacariya (Pa-Auk Sayadaw) và Ngài Thiền Sư Viện phó Sayadaw Cittara Dhammacariya (Kume Sayadaw) của Trung Tâm Thiền Viện Quốc Tế Pa-Auk Myanmar.
Năm 2007 tiếp tục là du học tăng tu học tại Srilanka. Sư theo học tại Trường Đại Học Kelaniya (hệ sau Đại học), và đạt học vị Thạc sĩ Phật Học (MA). Tiếp tục học chuyên sâu, kết quả ngày 7 tháng 7 năm 2014 sư hoàn thành Pháp học và nhận học vị Tiến Sĩ với thứ hạng nhì (Ph.D in Pali & Buddhist Studies) tại Học Viện Nghiên cứu Pali và Phật Học [Postgraduate Institute of Pali and Buddhist Studies] Srilanka (Tích Lan) với đề tài: “Nghiên cứu và phân tích 40 chủ đề của Thiền Định trong Phật Giáo Nguyên Thủy”. Sư được Giáo sư Viện Trưởng Rahula có nhiều nhận xét xác đáng bằng văn bản về tư cách đạo đức, thái độ học tập trong thời gian ở tại nước quốc đạo này .
2. PV: Thưa Đại Đức Sư cảm nghĩ như thế nào khi mạnh dạn từ bỏ quá khứ đầy tương lai của một bác sĩ mới ra trường với bằng cấp trong tay và quyết định phân công của Sở Y Tế tỉnhQuảng Nam để trở thành 1 tu sĩ?
ĐĐTM: Đây quả là một câu hỏi mà phần lớn mọi người đều thắc mắc cũng như bản thân sư không nghĩ mình có thể xuất gia được. Như lời Phật dạy, trong học thuyết nhân quả theo đó thì “ mọi quả đều sinh ra từ cái nhân ban đầu của nó”. Thời niên thiếu cắp sách đến trường sư cũng có những ước mơ bình thường như mọi người khác, cũng ước muốn tương lai mình sẽ tươi sáng với một sự nghiệp của một vi thầy thuốc chữa bệnh, một tổ ấm riêng vì thế nên bản thân rất nỗ lực học hành đôi lúc tự nhận thấymình không phải là người thông minh lắm, thế nên sư rất nhẫn nại, miệt mài và cần cù trong học tập.
Rồi một ngày kia cậu sinh viên Y khoa trẻ của Thành Phố Huế, cái nôi của PGVN với nhiều chùa chiền, thỉnh thoảng cũng đến chùa lễ phật, đọc sách và nghiên cứu những lời Phật dạy và nhận thấy những lời dạy này vô cùng thực tế, tuyệt diệu so với những niềm vui và nỗi buồn của trần thế. Đem lòng nguỡng mộ nên sư dành nhiều thời gian để tìm hiểu Đạo Phật hơn và rất may mắn là gặp được Ngài Hộ Nhẫn, vị Tăng thống của PGNT tại Huế thật thanh tịnh, đạo hạnh và thanh cao. Sư đem lòng khâm phục và do lời nói vô tình của Ngài là “Các con thi đại học thế gian, sư đây cũng thi đai học nhưng là đại họcxuất thế gian“ chính lời nói trầm hùng, đầy oai lực và từ bi của Ngài đã động đến trái tim của sư. Dường như có một cánh cửa cao thượng vô hình mở tung trong tâm và qua việc tập hành thiền do Ngài chỉ dạy, vào một buổi sáng kia niềm hỷ lạc hé lộ trong tâm Sư nên cuối cùng sư quyết định xin phép cha mẹ xuất gia khi vừa nhận được quyết định phân công nhận nhiệm sở của Sở Y Tế Tỉnh Quảng Nam dù biết rằng tương lai theo đuổi việc xuất gia còn rất nhiều khó khăn.
Đại Đức Thích Thiện Minh (Varapañño) nhận bằng
Tiến Sĩ tại Srilanka
3. PV: Xin Đại Đức cho biết động cơ tu học của Ngài tại các nước quốc độ Myanmar và nhất là tại Srilanka?
ĐĐTM: Năm 1997 -1998 Sư có duyên lành gặp Ngài Đại Trưởng Lão Hộ Pháp (Aggamaha Pandita - Dhamma Rakkhita ), Bậc Đại Trí Tuệ cao thượng trong Chánh Pháp tại Rừng thiền Viên Không , Ngài đã hướng dẫn chỉ đường và tạo duyên lành cho sư được sang du học tại Quốc Đạo Miến Điện (Myanmar). Theo sư đây là một cơ hội tốt đầy triển vọng cho một tu sĩ nên bản thânquyết tâm và tự tin vững bước trên con đường tu học tại Myanmar, và mùa an cư 1999 sư được sự bảo trợ của gia đình Phật tử người Miến Điện là bà Daw Khin Khin Win và Cụ Ông U.Maung Lei, Sư thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Trưởng lão Agga Mahapandita Sumanasara Dhamma Cariya và Hòa ThượngU.Vasava, là những bậc Đại Trưởng Lão đương thời, cùng với các bậc Đại Đức Kovida, Đại ĐứcVisuddha.v.v… và trở thành Tỳ Kheo tu học tại tu viện Singapore tại thủ đô Yangon và Trường Phật họcPali Mahagandayone tại Tỉnh Mandalay-Myanmar. Sau đó được trợ duyên sư chuyển sang du học tại Srilanka tại Đại học Kelanya rồi Viện Nghiên cứu Pali và Phật Học [Postgraduate Institute of Pali and Buddhist Studies] Srilanka với niềm tin vững chắc mình sẽ hoàn tất tốt Pháp học và Pháp hành tại hai nước quốc đạo này.
4. PV: Thưa Đại Đức xin cho biết qua các đóng góp của Ngài tại các nước quốc độ khi còn là du học tăng?
ĐĐTM: Sư du học 8 năm tại Myanmar và 5 năm tại Srilanka. Thời gian tại Miến Điện, sư chú trọng nhiều đến Pháp hành, chẳng hạn như phương pháp hành thiền Anapanasati sư đã học và hành từ 16 năm về trước tại đây, nên không có cơ hội tham gia các hoạt động khác.. Đến khi qua Srilanka sư có cơ hội hợp tác với Tòa Đại sứ nước Việt Nam ở cương vị Phó ban Liên Lạc của cộng đồng người Việt ở Srilanka. Sư đã có những hoạt động ủng hộ cho ĐSQ nhằm củng cố quan hệ ngoại giao của hai nước, nhất là phát triển mối quan hệ với các giới chức thuộc Phật Giáo Srilanka trong việc phổ biến kinh sách đến đồng bào vùng sâu vùng xa hay những công tác cứu trợ đến đồng bào nghèo miền núi ở Silanka.
5. PV: Thưa Đại Đức, phàm là Tiến sĩ ở bất cứ ngành nào ắt hẳn phải có các công trình nghiên cứu viết sách để đời, xin Ngài cho biết những đầu sách đã xuất bản và những công trình sách trong tương lai?
ĐĐTM: Qua quá trình tu tập, sư đã nghiên cứu viết được [url=http://www.varapanno.org/sach-thien]10 đầu sách .
Tác phẩm đầu tay sư viết bằng Tiếng Miến Điện có tựa đề “Phước Lành Của Người Giữ Giới Lớn Hơn Tài Sản Của Đức Chuyển Luân Thánh Vương”.
Cuốn thứ hai là “Chiếc Lá Trong Rừng”(“A leaf in the forest”, viết bằng tiếng Anh).
Cuốn thứ ba là cuốn “Những Lời Dạy Vàng Của Đức Phật”.
Cuốn thứ tư ghi lại về tác dụng vô cùng hữu ích của Thiền đối với Sức khỏe trong tác phẩm "Thiền Định và Sức khỏe".
Cuốn thứ năm là cuốn “Cha mẹ và con cái” gồm những pháp quý báu giữa cha mẹ và con cái.
Cuốn thứ sáu “Những pháp quý báu trong hôn nhân và gia đình”.
Cuốn thứ bảy là “Lợi ích của tình thương” nói về tâm từ ái.
Cuốn thứ tám mang tựa đề “Nhân cách của phước đức” nói về quả lành của việc giữ giới.
Cuốn thứ chín là “Ân cha mẹ, nghĩa thầy cô“ cuốn này viết chung với Tu nữ Bi Nguyện.
Cuốn thứ mười là “Châu ngọc trong ta”.
Sư hy vọng trong tương lai sau khi 10 đầu sách xuất bản đầy đủ thì sẽ có những sách viết về những pháp lành dành cho doanh nhân v..v..
6. PV: Thưa Đại Đức xin cho biết việc hoàn chỉnh Pháp học ở cương vị là một tiến sĩ phật học (về môn Thiền) có cần bổ sung điều gì nữa cho bản thân của mình không? Nếu có thì Đại Đức cần bổ sung điều gì ?
ĐĐTM: Trong Giáo pháp của Đức Phật GOTAMA thì có 3 pháp chính: Pháp Học, Pháp Hành và Pháp Thành. Về Pháp Học tức là học Tam Tạng Kinh điển đã được thể hiện bằng đề tài luận văn của sư với tiêu đề : “Nghiên cứu và phân tích 40 chủ đề của Thiền Định trong Phật Giáo Nguyên Thủy”.
Bên cạnh đó là Pháp Hành thiền định có tới 8 tầng thiền định cùng với thiền về Tứ vô lượng Tâm. Một hành giả khi học về Thiền cần nắm vững lý thuyết và cần có thêm thời gian trau dồi và phát triển thêm năng lực tâm. Khi năng lực tâm sung mãn thì hành Vipassana không khó, vấn đề cần hiểu rõ là “Chúng ta học Vipassana như thế nào? Cần hiểu rõ đạo lộ thánh đạo, thánh quả phải đi như thế nào?“
Bản thân sư nhận thấy đây là những điều mình cần bổ túc thêm về kinh nghiệm hành thiền để khi chia sẻ về Thiền đến với các hành giả trong và ngoài nước được chu đáo hơn.
7. PV: Thưa Đại Đức cảm nghĩ của Ngài như thế nào khi nhận lời tham dự khóa dạy Thiền mùa Xuân (2016) đầu tiên tại chùa Tâm Thành ?
ĐĐTM: Do một duyên lành có từ lâu, Cô Tâm Uyên, Trưởng Ban Hộ Tự nhà chùa đã có ý mời sư cộng tác với chùa về việc mở một khóa Thiền dù cô chưa gặp mặt. Qua lời nói của Cô, sư nhận lời và hứa sẽ dành thời gian đặc biệt về Việt Nam để giúp cô tổ chức buổi hành thiền và ban pháp thoại. Lời hứa hình thành cách đây đã mấy năm nay mới có dịp thực hiện. Thực sự với cương vị của người nữ trong lịch sửthời sau khi Đức Phật nhập diệt, sư chưa từng thấy trường hợp nào như cô Đại Hộ Pháp Nhà Thơ Tâm Uyên, một phụ nữ với đức tin sâu sắc, trong sáng đầy nhiệt tâm phuc vụ Chánh Pháp thể hiện bằng cách bán tài sản mình lập chùa Tâm Thành Bến Tre, tại vùng sâu vùng xa để xiển dương Đạo Pháp. Sư thấy cô quả là một tấm gương lành cho giới Phật tử noi theo nhất là cho những người có đại nguyệnphục vụ Phật pháp.
8. PV: Xin cho biết cảm nghĩ của Ngài khi các thành viên trong gia đình Ngài đa số đều di tu? Điều này có ý nghĩa gì trong bước đường hoằng pháp của Ngài?
ĐĐTM: Đây là câu hỏi có phần riêng tư, thật sự là người ai cũng nặng tình cảm nhất là gia đình việc biết ơn cha mẹ là quan trọng nhất. Sư hiểu cha mẹ ngày đêm trông chờ sự học của mình. Sư còn tự nhủ “Con sẽ cho cha mẹ tất cả những gì con có và cả anh chị em trong nhà. Tôi sẽ cho anh chị em tất cả những gì tôi có”. Do nhiều duyên lành có từ kiếp trước và dường như có sự hộ trì của chư thiên nên sau khi sư xuất gia thì em gái cũng xuất gia, mẹ sư cũng thế, cháu sư cũng xin xuất gia luôn. Trong gia đình có người xuất gia gieo duyên và xuất gia lâu dài khiến cho tâm sư hoan hỷ lắm. Thật là đại phước hiếm thấy.
9. PV: Xin Đại Đức cho biết nguyện vọng của Ngài đối với PGVN cùng những đề xuất mang tính đóng góp xây dựng cho ngôi nhà chung Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trong tương lai?
ĐĐTM: Trong hệ quy chiếu riêng về việc học Phật, bản thân sư là một du học tăng của PGVN tại nước ngoài và thể theo tinh thần câu hỏi của đại diện Tạp chí PGNT, sư cũng xin chia sẻ những nguyện vọng của mình như sau: Sư đã dành mười mấy năm để hình thành nền tảng học Phật và tu học rất sâu bằng Tiếng Miến Điện với kỳ vọng vào sâu được với giáo pháp của Đức Phật và ngôn ngữ tiếng Anh tại Srilanka nhằm hoằng truyền Chánh pPháp đến nhiều quốc gia phương Tây. Còn đối với Tổ quốc Sư là con dân nước Việt, với tình yêu quê hương tha thiết...sư cố gắng đóng góp phần nhỏ của mình trong việc góp phần củng cố uy tín và việc phát triển PGVN. Sư sẽ cố gắng viết nhiều sách hơn nữa, và thực hiện những buổi pháp thoại tâm đắc phù hợp với căn cơ của Phật tử Việt Nam; đặc biệt góp phần nhỏ trong công tác giảng dạy đào tạo Tăng Ni, Sư sẽ cống hiến sở học và sở hành của mình trong việc cộng tác với các Viện Phật học cả nước nếu như có yêu cầu và sự thỉnh mời của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Lời tòa soạn: Trên đây là kinh nghiệm quý báu , là bài học . là lời dặn dò ân cần của ĐĐ Thiện Minh đến với các du học Tăng, và hàng Phật tử để noi theo đó ta không ngừng hoàn chỉnh mình trong việc hoằng pháp. Tóm lại sau 8 năm theo dõi việc tu học của Đại Đức Thiện Minh (Đà Nẵng) tại nước ngoài, một nhà sư thuộc hệ phái PGNT kinh. Sư được biết như một hiện tượng hiếm thấy của PGVN từ một trí thức trẻ trở thành một tăng tài với nhiều hoài bão đóng góp với Tổ quốc nói chung và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng. Xin cầu chúc cho những ý nguyện của sư sớm được thành tựu. Vườn hoa Phật Giáo Việt Nam lại có thêm một cánh hoa muôn sắc thắm.
Tác giả: Chơn Minh (Lê Khắc Chiếu)
Cao học Luật, phóng viên Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy, nguyên diễn giả Vesak Quốc tế 2014
Nguồn: Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Thêm một tu viện Phật giáo được kiến tạo tại Bỉ
GN - Mặc dù các công đoạn xây dựng chưa hoàn thành tuyệt đối, nhưng tu viện Tilorien, tọa lạc tại Ardennes, khu vực phía Đông nam nước Bỉ, đã chính thức mở cửa để chào đón hành giả và bắt đầu tổ chức các khóa tu thiền theo nhóm cũng như các hoạt động Phật sự khác.
Sư cô Ayya Vimala, người sáng lập tu viện Tilorien
Nghi thức khánh thành, an vị Phật và bắt đầu các hoạt động được tiến hành theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, diễn ra vào cuối tháng 11 vừa qua với sự chứng minh, tham dự và chủ trì các khóa lễ của chư tôn đức thuộc Liên hiệp Phật giáo Bỉ.
Nhân dịp này, lễ dâng y Kathina, một nghi thức quan trọng đánh dấu kết thúc khóa an cư mùa mưa được thiết lập từ thời Đức Phật còn tại thế, cũng được tổ chức để người Phật tử địa phương có dịp dâng cúng pháp y đến chư Tăng Ni.
Nhiều chư tôn đức Tăng Ni theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đến từ Đức, Sri Lanka, Anh cũng được cung thỉnh để tham dự và cử hành các nghi thức tâm linh khánh thành tu viện.
Tu viện Tilorien được thành lập dựa trên sáng kiến vào năm 2015 của Sư cô Ayya Vimala (gốc Hà Lan) và những thân hữu, Phật tử quanh vùng. Đến năm 2016, một khu đất rộng 1.790m2 thuộc làng Engreux, vùng Ardennes được nhóm Phật tử mua lại để kiến tạo tu viện. Nơi này còn là vùng đất có biên giới tiếp giáp ba quốc gia với nhau, gồm Bỉ, Đức và Luxembourg.
Tên của tu viện, Tilorien, được đặt thông qua việc lắp ghép giữa tiếng Pali và ngôn ngữ bản địa. Ti trong Pali là ba, hàm chỉ đến ba ngôi quý báu mà con người cần quy ngưỡng gồm Phật, Pháp và Tăng. Lorien là ngôn ngữ nói lâu đời tại địa phương, dùng để nói đến sự sung túc, đầy đủ, trang nghiêm và mầu nhiệm.
Ghép cả hai vế này vào, từ Tilorien là từ dùng để diễn đạt mong muốn tu viện sẽ là địa chỉ quý báu, ý nghĩa và đặc biệt cho người dân trong vùng tìm về với nếp sống tỉnh thức. “Với chúng tôi, Tilorien còn mang ý nghĩa để nói về vùng đất mới vừa hình thành nên tu viện. Nơi này sẽ cùng chúng tôi khởi đầu hành trình cho nếp sống tâm linh hướng thượng, đầy năng lượng tích cực”, Sư cô Ayya Vimala chia sẻ.
Ngoài chư Ni trú xứ, Bhante Sujato, một vị tu sĩ Phật giáo theo truyền thống tu tập trong rừng thiền Thái Lan, hiện trụ trì tu viện Santi, ở New South Wales (Úc), được cung thỉnh làm vị thầy cố vấn tinh thần cho tu viện.
Ngay sau lễ khánh thành, các khóa tu thiền vào thứ Bảy hàng tuần dành cho Phật tử trong vùng đã được thông báo tổ chức.
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Thiền phát triển mạnh tại Hoa Kỳ
GN - Số người Mỹ thực tập thiền Phật giáo tăng 3 lần. Đây là phương pháp thực hành có từ ngàn xưa, hiện trở thành giải pháp trị liệu tâm lý và sức khỏe phổ biến tại Hoa Kỳ, với khoảng 35 triệu người hành trì.
Học sinh tại một trường trung học Hoa Kỳ thực hành thiền trước buổi học
Cuối tuần qua, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đưa ra báo cáo, cho thấy những thay đổi của số người thực hành thiền trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017.
Vào năm 2017, theo khảo sát của Trung tâm Thống kê quốc gia về lĩnh vực sức khỏe, có 14.2% người Mỹ tuổi trưởng thành theo thực tập thiền so với con số 9% người hành thiền vào năm 2012.
Không chỉ người trưởng thành, trẻ em Hoa Kỳ cũng thể hiện sự bén duyên với thiền. Năm 2012, chỉ có một số lượng nhỏ trẻ em hành thiền và hiện giờ con số này là 5%.
Sự phát triển nhanh chóng của thiền dẫn tới sự phát triển của nhiều khóa tu, lớp học, các ứng dụng trên mạng và một số chương trình miễn phí, trực tuyến.
Điều này cho thấy, khi có nhiều người Hoa Kỳ phải chống chọi với các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, mất tập trung và các vấn đề về thể chất như các cơn đau mãn tính, họ dần chuyển sang tìm kiếm các liệu pháp không cần dùng thuốc. “
Có nhiều vấn đề trong văn hóa, lối sống của chúng ta làm gia tăng sự lo âu và căng thẳng, một phần xuất phát từ các thông tin về nỗi sợ hãi mà ngành truyền thông cung cấp”, Richard Davidson, nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Wisconsin Madison, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Sức khỏe Tâm trí chia sẻ.
“Tôi nghĩ, sẽ có sự gia tăng về sức hút của các chương trình thiền tập nhờ mang lại nhiều khả năng giúp cho con người điều chỉnh hoàn cảnh sống trong đời sống hiện đại”.
Các nhà khoa học như Davidson cùng lúc cũng phát hiện ra rằng, thiền định ít nhất mang lại hiệu quả tích cực đối với sức khỏe, lại không có tác dụng phụ.
Theo các nhà nghiên cứu, thiền tập theo phương pháp chánh niệm đã được thực tập ở Đông và Nam châu Á kể từ khi Đức Phật truyền dạy vào khoảng 2.600 năm trước.
Theo một học giả, thiền sư người Myanmar, ngài S.N. Goenka, Đức Phật không dạy con người về tôn giáo theo kiểu bè phái. Ngược lại, Ngài dạy mọi người về phương pháp sống nhằm đạt được sự sáng suốt, bình yên trong tâm thức và giải thoát khỏi mọi khổ đau. Vài thập niên trước, pháp môn này đã đến phương Tây với sự giảng dạy của các thiền sư như Thích Nhất Hạnh, Jon Kabat-Zinn, Chogyam Trungpa Rinpoche, Tara Brach và Jack Kornfield.
Mục tiêu của thiền định thỉnh thoảng bị hiểu nhầm như là cách để tâm thức rỗng không. Nhưng theo Davidson “đó thật sự là cách để khám phá bản chất thực bên trong tâm là gì. Đó là sự khám phá, truy tìm, mở lòng một cách chân thực để tìm hiểu chúng ta là ai”.
Năng lượng để ổn định thân tâm cũng trở thành đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học chuyên ngành thần kinh, tâm lý và bác sĩ. Nhà tâm lý Robert Wright, tác giả quyển sách “Tại sao Đức Phật là Sự thật” chia sẻ rằng: “Thiền tập là một kỹ thuật đặc biệt để chuyển hóa từ lo âu, hối hận cũng như nỗi đau của thân thể sang trạng thái giải thoát”.
Gần đây, các kết quả trên nghiên cứu lâm sàng cho thấy thiền chánh niệm có thể giúp giảm đau và thoát khỏi trầm cảm.
Mặc dù có vài thử nghiệm về mối liên quan giữa thiền tập và sức khỏe tinh thần, và kết quả phân tích của nhà nghiên cứu Johns Hopkins dành cho Tổ chức Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe và Chất lượng cho thấy thiền tập, đặc biệt là thiền chánh niệm, có một vai trò nhất định trong điều trị trầm cảm, lo âu ở người lớn nhưng không gây tác dụng phụ.
Đối với trẻ em, ngày càng có nhiều trường học ứng dụng chương trình thiền chánh niệm. Mặc dù nghiên cứu về thiền tập trên trẻ em vẫn đang ở mức sơ bộ, nhưng theo một nhà khoa học, các thử nghiệm công bố vào tháng 10 trên tập san chuyên ngành về tâm lý cho thấy, có những tác dụng tích cực đáng kể về khả năng điều hành, chú ý, giảm trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các biểu hiện tiêu cực.
Hiện đã có nhiều chương trình khuyến khích thực tập thiền, nhưng các thống kê gần đây cũng cho biết việc tiếp cận các phương pháp hành trì này vẫn chưa đồng đều. Theo đó, người da trắng thực tập nhiều hơn người gốc Tây Ban Nha và da đen.
Ngoài ra, hiện có dấu hiệu cho thấy thiền tập đang trở thành cơ hội kinh doanh của một số người. Học giả Davidson khẳng định: “Đang có một thách thức lớn liên quan đến bảo tồn các giá trị nguyên thủy của thiền tập Phật giáo và đảm bảo rằng chúng được dạy một cách trung thực”.
“Điều này có nghĩa cần phải tôn trọng và chia sẻ lịch sử lâu đời mà thiền tập được hướng dẫn bởi Đức Phật để từ đó truyền dạy chúng một cách nghiêm túc”, ông Davidson nhấn mạnh.
Bảo An - S.Thoại (theo Vox)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Thái tử Harry hành thiền mỗi ngày
GN - Gần đây, Công nương Meghan Markle có mối quan tâm đặc biệt đến thiền; Thái tử Harry theo đó cũng bắt đầu chú ý đến phương pháp hành trì mang lại nhiều ích lợi này.
Thái tử Harry & Công nương Meghan Markle
Trong chuyến viếng thăm của Hoàng gia Anh đến vùng Merseyside, Tây Bắc nước Anh vào tuần qua, Công tước xứ Duke đã chia sẻ với một vị giáo phẩm Phật giáo đang tu tập tại đây rằng ông hành thiền mỗi ngày.
Dịp này, Công nương Meghan và Thái tử Harry đã ghé thăm một cửa hàng nhỏ có tên Number 7, nơi bán những thực phẩm giảm giá cho người có thu nhập thấp, để có dịp được ngồi cùng những vị khách khác và lắng nghe chia sẻ của người dân bản địa.
Theo giới truyền thông tháp tùng, một vị sư 69 tuổi pháp hiệu Kelsang Sonam đã tặng Thái tử Harry quyển sách tựa đề “Tám bước đến hạnh phúc”, sau khi nghe thái tử chia sẻ bản thân hành thiền mỗi ngày.
Công nương Meghan từng có bài viết trên trang cá nhân vào năm 2015, cho hay nhờ thiền tập mà cô cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Công nương khẳng định, thiền tập luôn mang lại những cảm giác nhẹ nhàng và thư thái.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều bởi những gì mà thiền tập mang lại. Nếu có dịp, tôi mong muốn chia sẻ pháp môn này đến với tất cả mọi người để ai cũng có thể áp dụng, tạo dựng đời sống thoát tục và hạnh phúc”.
G.Trúc - Ngọc Lợi (theo GB)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI HOA KỲ
ĐANG HƯỚNG VỀ PHẬT GIÁO
Tôn giáo xưa cổ phương Đông này
đang giúp nhiều người phương Tây các nan đề tâm bệnh hiện đại.
Tác giả: Olga Khazan | Dịch giả: Nguyên Giác
ANNATAMILA / SHUTTERSTOCK, KATIE MARTIN / THE ATLANTIC
(Lời Dịch Giả: Bài này dịch từ “Why So Many Americans Are Turning to Buddhism: The ancient Eastern religion is helping Westerners with very modern mental-health problems” của tác giả Olga Khazan, đăng ngày 7 tháng 3/2019 trên tạp chí The Atlantic. Trong bài dẫn ra một thống kê, cho thấy người dân ngày càng gặp nhiều khủng hoảng tâm lý, căng thẳng, trầm cảm, trong khi 60% quận hạt Hoa Kỳ không có tới một bác sĩtâm lý. Đó là lý do nhiều nhà tâm lý trị liệukhuyên người dân nên tìm tới Phật giáo để thiền tập, xem như một phương thuốc. Thống kê trong bài cũng nói rằng, 40% dân Mỹ đang thiền tập ít nhất là hàng tuần. Nhiều người Mỹ không tìm được câu trả lời từ tôn giáo Ky tô họ được dạy từ thơ ấu, trong đó một số đã rời bỏ nhà thờ để theo Phật giáo, một số vẫn giữ tôn giáo cũ và chỉ chọn thiền tập như một phương thuốc y khoa trị liệu. Chúng ta nghĩ gì? Cộng đồng người Việt đã hình thành ở Mỹ từ 44 năm nay, đã có thêm hai, hay ba thế hệ hậu sinh, trong đó nhiều em hoàn toàn không biết tiếng Việt, đã suy nghĩ gần như người Mỹ, và chắc chắn đa sốcác em cũng nằm trong nhóm 40% dân Mỹ đang nghĩ tới, hay đang tìm tới Phật giáo như vị thuốc. Do vậy, các chùa hải ngoại nên đưa thiền tập vào sinh hoạt chính trong hoằng pháp.)
***
Trong bộ áo tràng màu vàng, với đầu không để tóc, vị nữ thiền sư dạy chúng tôi không làm gì hết. Chúng tôi ngồi lặng lẽ trong các ghế nhựa plastic, nhắm mắt, và tập trung vào hơi thở. Trước đó, tôi chưa bao giờ thiền tập, nhưng tôi đã từng đi nhà thờ, do vậy tôi một cách phản xạ cúi đầu xuống. Rồi tôi nhận ra, vì thấy rằng việc này sẽ kéo dài khoảng 15 phút, tôi nên để cổ ở một vị trí thoải mái hơn.
Đó là buổi đầu trong hai thời thiền tập của lớp Kadampa Buddhism (một tông phái PG Tây Tạng) tôi tham dự tuần này, gần nhà tôi, ở Bắc Virginia, và tôi không tới Niết bàn. Bởi vì chúng tôi ở trong một thành phố lớn, bên ngoài đôi khi tiếng còi hú xuyên bức màn tĩnh lặng, và vì nơi thiền tập nằm dưới tầng hầm một nhà thờ, người ta vẫn đang cười, nói trong các hành lang. Một anh chàng bước vào hỏi, rằng đây có phải là buổi họp của Alcoholics Anonymous (lớp dạy cai nghiện rượu). Vị thầy bảo đảm chúng tôirằng, hễ càng tập trung vào hơi thở, là phân tâm càng tan biến nhanh chóng.
Sau khi cúng tôi ngồi thiền khoảng 15 phút, vị thầy bảo hướng tập trung vào đề tài của lớp: buông bỏsân hận. Đó là lý do thực mà tôi tới với lớp thiền này, hơn là cứ tự mình thiền tập tại nhà với cái app (ứng dụng qua điện thoại di động). Tôi muốn học thêm về Phật giáo và về cách Phật pháp có thể cải thiện sức khỏe tâm lý của tôi – và đó là lý do hàng loạt người Mỹ khác tìm tới Phật giáo các năm gần đây. Những người mới này không nhất thiết tìm giác ngộ tâm linh hay tìm một cộng đồng tín ngưỡng, nhưng là hy vọng tìm một cách chữa trị tâm lý nhanh chóng.
Tôi đã nói chuyện với nhiều người, già và trẻ, rất ít người trong đó sinh trong gia đình theo Phật giáo. Có lẽ vài người trong đó đã hết cách chọn lựa: rối loạn tâm thần tăng vọt trong xã hội phương Tây, và câu trả lời như dường không phải là tới nhà thờ, nơi giáo dân đang suy giảm. Luôn luôn có những cách trị liệu, nhưng đều quá đắt tiền. Còn lớp thiền tôi theo học chỉ tốn có 12 đôla.
Trong khi mở một cuốn sách về Phật pháp, vị nữ thiền sư nói với cả lớp rằng giữ lòng sân là điều nguy hại. Giữ niệm sân y hệt như nắm giữ lấy một cây gậy đang bốc cháy , và than phiền rằng nó đang đốt cháy chúng ta. Và rằng, khi bị người khác làm hại, thì mình cũng tổn thương. Do vậy, vị thầy nói, câu hỏi là: “Tôi nên làm gì với tâm tôi nếu tôi cảm thấy như đang bị người khác làm hại?”
Người Mỹ khắp nơi như dường đang tự hỏi những hình thức khác của câu hỏi này: Chúng ta nên làm gì với tâm của chúng ta?
Một ông bố khoảng 40 tuổi, cư dân tại Los Angeles, đang khựng lại. Ông đã thành đạt hầu hết mục tiêusự nghiệp, tới chức vụ quản lý cao cấp ở một công ty lớn. Nhưng công việc đầy cạnh tranh đã làm kiệt sức cuộc hôn nhân của ông, và ông đang tiến trình ly dị. Ông hiếm khi được gặp các con đã lớn. “Nói ngắn gọn, tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng giữa đời,” theo lời người này viết cho tôi qua email, vài ngày trước khi tôi tham dự lớp thiền. (Ông yêu cầu ẩn danh, bởi vì hồ sơ ly dị và các tranh chấpkhác của ông không là chuyện công khai.)
Mới năm ngoái, ông bố này hướng sang pháp trị liệu tâm lý truyền thống trong vài tháng, nhưng ông không thấy lợi ích nhiều như mong đợi. Ông đã cảm thấy hầu như được dạy là phải làm hợp lý hóa các cảm xúc và hành vi tổn thương đó. Tuy nhiên, chuyên gia trị liệu đó cũng đề nghị ông tìm đọc hai cuốn sách lợi ích: How to Be an Adult in Relationships (Để Làm Người Trưởng Thành Trong Quan Hệ Tình Cảm) của David Richo, và The Wise Heart (Trái Tim Trí Tuệ), của Jack Kornfield. Cả hai tác giả đều viết trong tư tưởng và chủ đề Phật giáo, và mới đầu năm nay họ giới thiệu ông về việc thiền tập.
Muốn tìm hiểu nhiều thêm, ông bố này mới gần đây tham dự một lớp thiền Phật giáo ở Hollywood, California, nơi ông học những cách để thiền tập thâm sâu hơn và để thay đổi cách ông ứng xử với quan hệ tình cảm. Bây giờ ông thấy cởi mở hơn và sẵn sàng để chịu đựng hơn đối với gia đình và bạn hữu. Ông nói, “Là một tín đồ Công giáo La mã, tôi gặp gian nan với một số khái niệm tôn giáo, nhưng điều đó không ngăn cản tôi ứng dụng kỹ năng và triết lý Phật giáo.” Thêm nữa, ông nói với tôi, như dường là vũ trụ đã đặt Phật giáo tới trước mặt ông.
Mặc dù con số chính xác về mức độ phổ biến khó tìm, nhưng Phật giáo như dường đang hiển lộ trong thế giới phương Tây hạng A. Tác phẩm “Why Buddhism Is True” (Tại sao Phật giáo là sự đúng đắnchân thực) của nhà báo Robert Wright trở thành sách bán chạy trong năm 2017. Các trung tâm dạy thiền Phật giáo gần đây mọc lên ở các nơi như Knoxville, Tennessee, và Lakewood, Ohio. Bây giờ đã có hàng chục bài giảng âm thanh (podcast) về Phật pháp, trong khi có nhiều ứng dụng điện tử (apps) và các chuỗi bài giảng (playlists) đặc biệt soạn ra để dạy thiền cho từng cá nhân và không mang đặc tínhPhật giáo. Có 4/10 người thành niên Hoa Kỳ bây giờ nói rằng họ thiền tập, ít nhất là hàng tuần.
Hugh Byrne, giám đốc trung tâm Center for Mindful Living tại Washington, D.C., nói rằng cộng đồngthiền tập địa phương này đã “bùng nổ trong mấy năm qua.” Trong khi tôi lần dò trên mạng từ nhóm thiền này sang nhóm thiền kia tại vùng thủ đô D.C. mới đây, tôi nhận ra một vài “không gian thiền tập” nơi trước kia là trụ sở của các cơ sở doanh nghiệp thương mại. Nghiên cứu hàn lâm về thiền tỉnh thức cũng đã bùng nổ, biến cái phương Tây một thời xem như pháp luyện tâm kỳ bí của các chàng hippies bây giờ trở thành như là kiểu “luyện tâm mì ăn liền” cho mọi người.
Phật giáo đã được ưa chuộng qua nhiều hình thức trong một số giới ưu tú kỹ thuật và giới nghệ sĩ nổi tiếng, nhưng phần chủ lực của tôn giáo này thu hút nhiều người Mỹ có vẻ như là sức khỏe tâm trí. Một số người thấy rằng tôn giáo xưa cổ này giúp họ ứng xử với mũi tên, đầu đạn và các chỉ trích trên mạng của thời hiện đại. Nhiều người thấy căng thẳng quá độ vì màn kịch diễn liên tục của chính phủ hiện nay, và các giờ làm việc đã làm họ kiệt sức trong ngày. Có gì rất là mới mẽ, lôi cuốn về một pháp tập dạy rằng bạn chỉ cần ngồi, tỉnh thức và nhận thấy không có gì kéo dài miên viễn. Có lẽ sự thoải mái tới chỉ đơn giản từ cái biết rằng các vấn đề làm nguy hại cho con người đã có từ rất xa xưa, cả trước thời kỳcủa Gmail.
Một vài chủ đề và ý tưởng như dường thống nhất các kinh nghiệm dị biệt của những người tôi đã phỏng vấn. Diệu đế đầu tiên của Đức Phật là “đời là khổ,” và nhiều người phương Tây mới theo học thiền diễn dịch rằng, có nghĩa là chấp nhận các cảm xúc đau đớn có thể tốt hơn là tìm cách thăng hoa chúng. Daniel Sanchez, 24 tuổi, cư dân New Jersey, nói, “Phật giáo nhìn nhận rằng khổ là tất yếu. Tôi không nên tập trung vào việc tránh né khổ, nhưng nên học cách đối phó với khổ.”
Bên cạnh việc thiền tập mỗi sáng và đêm, Sanchez đọc kinh Diamond Sutra (Kinh Kim Cương) và Heart Sutra (Tâm Kinh), các luận thư từ thời đầu Trung Cổ, và lắng nghe những bài giảng Thiền Tông. Các kinh hoàn toàn cách biệt với nội dung bình thường của trị liệu tâm lý, trong đó người ta có thể tư duy về những gì thực sự làm người ta hạnh phúc. Tư tưởng Phật giáo khuyên rằng người ta không nên tham muốn sự tiện nghi dễ chịu và tránh né những kém tiện nghi khó chịu, mà một vài người xem như là được phép nhày rời khỏi máy chạy thể dục.
Galen Bernard, một huấn luyện viên về kỹ năng sống ở Colorado, nói với tôi rằng cuốn sách “Comfortable With Uncertainty” (Thoải Mái Trong Bất Định) viết bởi Ni trưởng Pema Chodron đã ảnh hưởng tới ông hơn bất cứ gì khác, có lẽ chỉ trừ kinh nghiệm lần đầu của ông với thuốc Prozac (thuốc an thần, trị trầm cảm). Ông nói rằng cuốn sách và lời dạy trong đó giúp ông tránh gọi tên một số kinh nghiệm như là tiêu cực. Thí dụ, với bạn gái cũ, khi mối tình tan vỡ và phải chuyển sang tình bạn thì cảm thọ ban đầu là đau đớn, nhưng các bài viết của Chodron và các người khác đã giúp ông nhìn thấy rằng “nó có thể như dường là quá mức đau đớn, nhưng thực sự nó chỉ là một kinh nghiệm tôi đang có mà… có thể thực sự là một cửa ngõ tới niềm vui nơi mặt bên kia.”
Trong nhiều thập niên, người ta tìm cách tự thăng hoa mình xuyên qua các lớp học và khóa hội thảo, trong đó phần nhiều kết hợp các yếu tố của các tôn giáo phương Đông. Phong trào có tên Human Potential Movement thời thập niên 1960s đã ảnh hưởng tới công trình nghiên cứu của nhà tâm lý họcAbraham Maslow (người nhấn mạnh tư duy tích cực) và, có lẽ kém tich cực là, phong trào Rajneesh được Netflix quay thành phim tài liệu có tên là Wild Wild Country (1). Trong thời thập niên 1970s, tổ chức Erhard Seminars Training, viết tắt là EST, đưa ra các lớp dạy về cách “nhận trách nhiệm với cuộc đời bạn” và “hãy đón nhận chúng.” (2)
Điều dị biệt – và có lẽ, bảo đảm – về Phật giáo là, đây là một tôn giáo đương hữu được tu tập bởi nửa tỷ người. Bởi vì chưa có nhiều người Mỹ gốc Caucasian (hiểu là, da trắng) trưởng thành trong môi trường Phật giáo, họ thường không mang bất kỳ hành trang gia đìn nào với nó, hệt như một số người, thí dụ, thời thơ ấu lớn lên trong môi trường Ky tô giáo hay Do thái giáo. Trong khi nhẹ nhàng không hành trang, cũng có nghĩa là việc thực tập Phật giáo thế tục thường khác biệt rất nhiều với tôn giáo tự thân. Tất cả những người thiền tập thế tục mà tôi đã nói chuyện cho bài viết này đều đang đọc nhiều sách, nghe nhiều băng giảng khác nhau, và theo nhiều vị thầy và nhiều tông phái dị biệt. Sự diễn dịch của họ về Phật pháp không nhất thiết phù hợp với nhau, hay với các luận thư truyền thống.
Tôi đã được nghe về những cái nhìn của họ, nêu lên từ một chuyên gia về Phật giáo, David McMahan tại đại học Franklin and Marshall College, người nói rằng một số diễn dịch kiểu phương Tây này có một chút pha trộn từ văn hóa và bối cảnh nguyên thủy của Phật giáo. Phật giáo mang theo với nó một nhóm các giá trị và đạo đức mà người Mỹ da trắng không luôn luôn sống theo. Nhiều phần như các tín đồ“Công giáo tiệm cà phê” (3) gạt bỏ những phần trong tôn giáo này mà họ thấy không phù hợp, một số người phương Tây tập trung chỉ vào một số thành phần trong triết học Phật giáo và không chấp nhận, thí dụ, quan điểm về tái sinh của Phật giáo hay thờ phượng Đức Phật. Hãy gọi họ là “buffet Buddhists” (những Phật tử chỉ chọn vài món ăn trong bàn tiệc).
McMahan nói, khi tách rời khỏi bối cảnh Phật giáo, các phương pháp như thiền tập “trở thành y hệt như một miếng bọt biển khô (để lau chùi) sẽ hút nước bất cứ giá trị nào quanh nó.” Nhưng các nhà sư truyền thống “không thiền tập để kinh doanh.”
Cái gọi là Phật giáo thế tục, theo lời Autry Johnson, một người pha rượu trong một tiệm ăn ở Colorado và là một hướng dẫn viên du lịch, người thường xuyên thiền tập, “có một chút dễ tiếp cận hơn đối với những người không chủ yếu tự nhận là Phật tử, hay đã tự nhận là theo tôn giáo nào khác hay triết lý nào khác, nhưng muốn ứng dụng vài phương pháp Phật giáo để phụ trợ cho quan điểm thế giới hiện nay của họ.” Thực sự, nhiều trung tâm dạy thiền nhấn mạnh rằng bạn có thể tham dự khóa thiền mà không cần là Phật tử.
Phật Giáo Bàn Tiệc có thể là phi truyền thống, nhưng tính linh động của kiểu này cho người ta dễ dàng hơn trong việc áp dụng triết lý này để chữa trị bệnh trầm cảm. Một số người lại thực tập Phật giáo và thiên tập như cách thay thế cho pháp trị liệu tâm lý hay thuốc chữa bệnh tâm lý, trong tình hình hiện nay chăm sóc bệnh tâm thần quá đắt và hiếm hoi: 60% quận hạt tại Mỹ không có tới một bác sĩ tâm lý. Bernard nói, “Tôi có bảo hiểm y tế khá tốt, nhưng nếu tôi muốn có sự hỗ trợ [y tế], phải cần tới một tháng rưỡi để được khám bệnh. Có một nguồn tài nguyên [thiền tập] mà tôi có thể mở sẵn ra dùng thì thật là hữu ích tuyệt vời.”
Một số người hướng tới cả Phật giáo và trị liệu tâm lý. Byrne, giám đốc viện Center for Mindful Living, nói: “Có một sự chồng lấn giữa lý do những người tới để chữa trị và lý do họ tới để thiền tập.” Một số chuyên gia trị liệu cũng khởi sự kết hợp khái niệm Phật giáo vào việc họ chữa trị. Tara Brach, một bác sĩtâm lý và là người sáng lập trung tâm thiền Insight Meditation Community tại Washington, D.C., cung ứng cả việc dạy thiền và nói chuyện với các chủ đề như “Từ Làm Người Tới Là Người” (From Human Doing to Human Being) trên trang web của bà. Tại Texas, bác sĩ tâm lý Molly Layton khuyến khích bệnh nhân hãy tỉnh thức “ngồi với các niệm của họ,” còn hơn là “nhảy vào chu kỳ suy nghĩ của họ.”
Mary Liz Austin, người trị liệu tâm lý trong viện Center for Mindful Living, tương tự giúp bệnh nhân thấy rằng “chính sự dính mắc vào kết quả mới thực sự gây ra đau khổ.” Một cách dạy ưa chuộng khác của bà là phương châm của Ni trưởng Chodron đưa ra, “Mọi thứ đều có thể dùng được.” Nghĩa là, một cách chủ yếu, rằng những gì tốt lành cũng có thể tới từ những khoảnh khắc tệ hại nhất. Austin nói, “Tôi đang trải qua kinh nghiệm hiện nay với thân phụ của chồng tôi. Ông đang hấp hối vì ung thư. Tình hình cực kỳ tệ hại. Nhưng điều tôi đang thấy là, kết quả của việc chẩn đoán ung thư này là mọi người về bên giường bệnh bố chồng tôi, mọi người bày tỏ lòng yêu thương rất mực tới ông, và như thế cho phép những người trong đời bạn xuất hiện trong một cách mà bạn thấy quá nhều điều đáng trân quý.”
Có những lần, chính các thiền sư lại hành xử như các chuyên gia trị liệu tâm lý, đưa ra hướng dẫn thực dụng để đối phó với các khó khăn đương hữu. Byrne, người cũng dạy thiền tập, đã viết một cuốn sách về sức mạnh của chánh niệm trong việc thay đôi thói quen. Ông dùng pháp thiền tỉnh thức để giúp người khác hiểu về vô thường, một giáo lý khác của Phật giáo. Cách này là, hãy nhìn thấy cảm thọ của bạn và kinh nghiệm chúng – kể cả lo âu hay đau đớn – như là liên tục thay đổi, “y hệt một hệ thống khí hậu trải nghiệm,” theo lời ông. Mọi thứ, thực sự rồi, sẽ kết thúc.
Cecilia Saad thấy đó là một điểm hấp dẫn đặc biệt của Phật giáo. Một bạn thân của bà bị chẩn đoán có bệnh ung thư ba năm về trước, và Saad cảm thấy ấn tượng về cách bình tâm mà người bạn giữ được xuyên qua thời gian chẩn đoán và chữa trị. Saad nói, “Chúng tôi đã nói nhiều về quan điểm của cô ta, và cô cứ luôn luôn trở về với Phật giáo của cô.” Bây giờ thì, khi Saad căng thẳng lo âu về chuyện gì, khái niệm vô thường giúp bà hình dung rằng bà đã sẵn sàng sống sót qua sự kiện mà bà đang lo âu trải qua.”
Trong lớp thiền của tôi, vị nữ thiền sư đọc từ cuốn sách của bà với giọng đều đặn, tuyệt hảo, không vướng giọng địa phương (ám chỉ, nữ thiền sư là ngoại kiều, không dùng tiếng Anh như bản ngữ). Sách nói với chúng tôi là hãy xem xét rằng có 2 lý do người ta có thể gây hại chúng ta: đó là bản chất của họ là gây hại, hay là hoàn cảnh ạtm thời làm cho họ hành động gây hại. Dù cách nào đi nữa, vị thầy nói, sẽ là vô nghĩa nnếu chúng ta nổi giận với người kia. Bản chất của nước là ướt, do vậy bạn sẽ không nổi giận đối với trận mưa làm bạn ướt mem. Và bạn sẽ không nguyền rủa các đám mây vì tạm thời có một hệ thống khí hậu gây ra các trận mưa.
“Khi nào chúng ta bị buộc làm tổn thương người khác?” bà hỏi, giọng nâng lên trước khi trả lời: “Khi chúng ta đau đớn. Nếu bạn thấy sợ hãi, sẽ dễ dàng khởi lòng từ bi.”
Bà yêu cầu chúng tôi nhắm mắt và thiền tập lần nữa, lần này trong khi suy nghĩ về việc buông xả tâm sân hận phiền muộn đối với một người nào trước đó họ từng hại mình. Tôi chuyển cách suy nghĩ một cách khó khăn, và thắc mắc về cách mà anh chàng to con ngồi phía trước tôi mặc áo T-shirt cảm thọ. Tôi gặp khó khăn hướng tâm về lòng sân hận, và mắt tôi cứ tự động chớp hoài. Bên ngoài trời là lạnh giá 30 độ (4) nhưng hầu hết các ghế trong lớp thiền đều có người ngồi. Đông như thế là rất khích lệ. Dù vậy, điểm đáng nhớ là, quá nhiều người trong chúng tôi đã sẵn sàng bước xuyên bóng đêm lạnh băng chỉ để học một vài trí tuệ căn bản về cách nào để làm bớt buồn phiền.
Trong trường Chủ Nhật (ám chỉ, lớp hàng tuần ở các nhà thờ Ky tô dạy trẻ em), khi bạn mở mắt trong khi đọc kinh cầu nguyện, mấy đứa trẻ khác sẽ mách linh mục về bạn; do vậy tự mấy đứa trẻ đó kết tội là chúng cũng mở mắt vậy. Đó là cách đôi khi người ta làm như thế, tôi suy nghĩ: Họ sẽ tự đốt cháy họ để tìm cơ hội gây hại cho người khác. Tôi hít một hơi thở sâu và tìm cách khởi lòng từ bi hướng về họ.
GHI CHÚ của dịch giả:
(1) Phim “Wild Wild Country” dài 6 tập, về cuộc đời giáo chủ Osho (Bhagwan Shree Rajneesh), là người sáng lập một cộng đồng kết hợp huyền học phương Đông với chủ trương yêu tự do, và bị nhiều báo Mỹ gọi là một đạo sư tình dục. Phim đầy đủ có thể xem ở Netflix, trong khi nhiều cuộc phỏng vấn liên hệ có thể xem trên YouTube. Có nhiều bản tin tiếng Anh có thể đọc trên Google về Osho.
(2) EST là tổ chức thành lập bởi Werner Erhard vào năm 1971, đưa ra khóa học dài 2 tuần lễ, tổng cộng 60 giờ đồng hồ, dạy kỹ năng sống, ứng phó, trách nhiệm cá nhân và chuyển hóa. Một số người chỉ tríchrằng phương pháp EST là kiểm soát tư tưởng và đã tới gần như tà giáo. EST giải thể năm 1984.
(3) Tiếng Anh là “cafeteria Catholics” (Công giáo tiệm cà phê), có nghĩa là người tự nhận là tín đồ Công giáo nhưng không đồng ý một số giáo lý căn bản.
(4) Tác giả viết 30 độ là ám chỉ 30 độ F, lạnh dưới mức đóng băng, đổi ra đơn vị quen thuộc của người Việt là (âm) -1.1 độ C.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nhà sư “gieo hạt giống pháp” ở châu Phi
GN - Sư Buddharakkhita, 52 tuổi, một trong những tu sĩ Phật giáo đầu tiên của châu Phi, là người đã kết hợp được Phật giáo với trí tuệ truyền thống châu Phi ở Uganda.
Sư Buddharakkhita
Lần đầu tiên quan tâm đến Phật giáo, sư Buddharakkhita đã không khó để nhận ra rằng truyền thống này sẽ không thể được thiết lập một cách tốt đẹp ở quê nhà Uganda hay thậm chí là ở cả Lục địa Đen.
Tuy nhiên, sau nhiều năm sống ở nước ngoài và nỗ lực không ngừng, trải qua lần sống sót sau một vụ ám sát và nhận nhiều ánh mắt kỳ thị về màu áo của mình, sư trở thành một trong những người châu Phi đầu tiên thành lập một trung tâm Phật giáo trên lục địa quê nhà.
Sinh ra ở Kampala và lớn lên trong truyền thống Công giáo La Mã, chàng trai trẻ Steven Kaboggoza, sau này trở thành sư Buddharakkhita, đã không hề biết rằng có những tôn giáo khác ngoài Kitô và Hồi giáo, cho đến khi tới Ấn Độ vào năm 1990 để học ngành thương mại tại Đại học Panjab ở Chandigarh. Ngay lập tức, Kaboggoza đã bị thu hút bởi hai nhà sư Thái Lan là bạn học của mình.
“Khi nhìn thấy các nhà sư, tôi lập tức cảm thấy một sự kết nối”, sư nói. Với cảm hứng từ giáo lý Phật giáo mà họ đã chia sẻ với sư cùng gợi ý về những cách thiết thực để đạt được hạnh phúc tối thượng, Kaboggoza đã dành một vài năm để tìm kiếm con đường tâm linh. Chàng trai trẻ đã đi đến tận Dharamsala (Bắc Ấn), Nepal, Tây Tạng và Thái Lan - nơi Kaboggoza tự xoay xở sống bằng công việc của một người hướng dẫn lặn biển.
Kaboggoza sớm nhận ra rằng, trong khi các tổ chức tôn giáo và văn hóa Phật giáo Tây Tạng hiện diện hầu như khắp thế giới, thì không có một tổ chức nào như thế ở châu Phi. Kaboggoza quyết định mình sẽ bắt đầu công việc đó, nhưng chàng đã phải trải qua một chặng đường dài trước khi biến giấc mơ thành hiện thực. Khi cầu xin Đức Dalai Lama ban phước cho nỗ lực của mình, nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đã nói với Kaboggoza rằng, chàng sẽ phải cần tìm bạn bè để giúp đỡ. Đức Dalai Lama vốn không có bất kỳ mối liên hệ nào để hỗ trợ.
Sau 8 năm ở nước ngoài, Kaboggoza trở lại Uganda vào năm 1998. Người thân của sư đang mong đợi được chào đón một doanh nhân thành công. Nhưng những gì họ nhận được - sư Buddharakkhita sau đó đã viết trong cuốn sách của mình, Gieo hạt giống pháp ở châu Phi - là một người đàn ông với chiếc đầu cạo trọc mang theo sách Phật giáo và thiết bị lặn thay vì một chiếc cặp. Song sư đã không ở đó lâu. Việc thiếu một cộng đồng tâm linh đã đưa sư ra nước ngoài một lần nữa, đầu tiên đến Nam Mỹ, sau đó đến một khóa tu 3 tháng tại Hội Thiền Minh sát tuệ ở Barre, Massachusetts, nơi sư gặp thầy của mình, sư Theravada Bhante Henepola Gunaratana. Sư quyết định hiến thân trọn vẹn cho đời sống tâm linh và được thọ giới tại California vào năm 2002 bởi cố Hòa thượng U Silananda.
Bất kể ở đâu trên thế giới, bất kể theo truyền thống Phật giáo nào, sư Buddharakkhita cũng đều canh cánh việc thiết lập một trung tâm Phật giáo đầu tiên ở quê nhà. Trở về Uganda, sư đã giáo hóa được đủ số tín đồ địa phương và quyên góp từ những người ủng hộ ở châu Á để mua đất tại Entebbe, một thị trấn bên ngoài thủ đô Kampala, và vào năm 2005, sư đã mở trung tâm Phật giáo ở đó.
Những năm đầu tiên có rất nhiều thách thức: khoác y màu hạt dẻ và ôm bình bát khất thực, sư Buddharakkhita thường bị nhầm là thành viên của nhóm dân tộc Maasai - một thầy thuốc truyền thống, hoặc thậm chí là một tín đồ thời trang tiên tiến.
Khi sư cố gắng mua một thửa đất cho trung tâm của mình, hàng xóm đã từ chối nói chuyện với sư, vì nghi ngờ sư là một phù thủy. Mặc dù sư nhún nhường hầu hết những hiểu lầm về văn hóa này bằng một nụ cười, nhưng trong một lần, sư đã bị tấn công ngay tại trung tâm của mình, và thoát khỏi một viên đạn ở cự ly gần. Tuy nhiên, sư đã không nản lòng, và thay vào đó, coi vụ việc là một cơ hội để “biến đổi đau thương thành Phật pháp” và củng cố quyết tâm của mình.
Ngay sau khi trở về Uganda, nhiều thành viên trong gia đình sư Buddharakkhita lập tức chuyển đổi theo Phật giáo, do cảm động bởi lời giảng của sư và được hướng dẫn thiền định cũng như từ việc những người Phật tử Nam Á nhập cư trong khu vực bày tỏ sự kính trọng đối với sư. Ngay cả mẹ sư cũng quyết định xuất gia; hiện tại là nữ tu Dhammakami - một nữ tu thường trú tại trung tâm. Chị gái của sư Buddharakkhita - đang nuôi dạy những đứa con theo Phật giáo của mình; và sư đã xuất gia cho 3 vị sư mới - những người đàn ông tìm đường đến trung tâm từ Uganda, Rwanda và Ai Cập. Năm 2015, sư thành lập Liên minh Phật giáo châu Phi, nhằm mục đích đoàn kết các học viên trên khắp lục địa.
Sư cũng đã bắt đầu một số dự án phát triển có lợi cho cộng đồng địa phương. Để giảm bớt tình trạng thiếu nước sạch, Trung tâm Phật giáo Uganda đã khoan một cái giếng mới trên cơ sở của họ để chia sẻ với hàng xóm; họ cũng trồng cây và điều hành một chương trình trao quyền kinh tế cho phụ nữ, bên cạnh Trường Hòa Bình, một phiên bản Phật giáo của Trường Chủ Nhật.
Một buổi sinh hoạt tại Trung tâm Phật giáo châu Phi
Trong những năm qua, sư Buddharakkhita đã tinh chỉnh phong cách giảng dạy của mình, và ngày nay, sư nhấn mạnh những điểm tương đồng giữa văn hóa châu Phi và Phật giáo. “Tôi sử dụng trí tuệ châu Phi làm nền tảng cho việc giảng dạy của mình”, sư nói. Ví dụ, sư nhấn mạnh sự tương đồng giữa khái niệm ubuntu của Nam Phi (Bạn có mặt vì tôi có mặt, tôi có mặt vì bạn có mặt) và giáo lý Duyên khởi của Phật giáo; sư bắt đầu những cuộc nói chuyện về nghiệp với một câu tục ngữ phổ biến của người Uganda về nhân quả: “Khi bạn ăn một cây nấm có giòi trong đó, nó sẽ ăn lại bạn khi bạn ở trong mồ”.
Sư tổng hợp công việc của mình theo cách này: “Bạn không thể mang một thùng cát và bỏ nó ở đó và nói , ‘OK, đây là Phật giáo’. Bạn canh tác đất (với trí tuệ châu Phi) và chắc chắn rằng nó rất màu mỡ, sau đó mang hạt giống pháp đến trồng. Kết quả, sư hy vọng, sẽ là một phiên bản Phật giáo châu Phi thịnh vượng và độc đáo.
Văn Công Hưng
(theo Tricycle)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Tỷ phú Bill Gates thực hành thiền định
GN - Trong một bài viết đăng trên blog của mình, Bill Gates - tỷ phú nổi tiếng thế giới, nhà từ thiện, nhà sáng lập chính của Tập đoàn Microsoft cho biết ông đã tập thiền trong năm 2018 và thường ngồi thiền cùng người bạn đời của mình, bà Melinda, từ 2 đến 3 thời trong tuần.
Bill Gates cùng vợ và con gái - Ảnh: Yana Paskova
Những ngày đầu sáng lập Microsoft, ông không nghe nhạc và xem tivi để tăng cường sự tập trung. Khi thấy những người khác hướng đến việc thiền định cũng vì mục đích tương tự, ông “không có hứng thú và cho rằng thiền định là vấn đề tâm linh và hy vọng tái sinh tốt hơn”, ông nói, “tôi không quan tâm điều đó”.
“Gần đây, tôi đã có sự hiểu biết đáng kể về thiền định”, ông chia sẻ. “Tôi không phải người giỏi ngồi thiền, nhưng bây giờ tôi thường ngồi 2 đến 3 thời trong tuần và mỗi thời khoảng 10 phút. Melinda cũng ngồi thiền. Thỉnh thoảng chúng tôi hay ngồi thiền cùng nhau”.
“Tôi cho rằng thiền định là một cách rèn luyện tâm trí, tương tự như cách rèn luyện cơ bắp trong thể thao”, ông nói, “nghĩa là dành một vài phút trong ngày để học cách chú ý vào những tư tưởng xuất hiện trong đầu và từ từ tìm cách thoát ra khỏi nó”.
Ông giới thiệu ứng dụng Headspace, một ứng dụng hỗ trợ thiền định phát triển bởi Andy Puddicombe, là một tu sĩ Phật giáo. Ứng dụng này hướng đến giúp đỡ hóa giải stress bằng cách hướng dẫn thiền định và chánh niệm.
“Trước khi biết đến Headspace, tôi đã đọc một số sách về thiền định. Những cuốn sách ấy làm tôi suy nghĩ. Chúng làm tôi nghĩ rằng phải đầu tư rất nhiều thời gian và sức lực cho việc thiền định”. Ông viết về những cảm nhận đầu tiên về thiền trên trang blog của mình. “Headspace dẫn dắt những bước đầu của thiền định dễ dàng hơn cho tôi”. Ông nói đùa rằng thay vì ngồi ở tư thế kiết-già truyền thống, ông và vợ mình hay ngồi ghế thoải mái.
Thiền định là phương pháp cổ xưa thường sử dụng trong những truyền thống tôn giáo, là phương thức luyện tâm được Đức Phật nhấn mạnh. Trong thập kỷ gần đây, thiền định được biết đến nhiều hơn trong giới Tâm lý học, Thần kinh học và Vật lý học vì những lợi ích lớn lao của nó, trong đó là cách để giảm thiểu stress và thư giãn hoàn toàn. Rất nhiều tổ chức, đa số ở phương Tây, đã ứng dụng các chương trình thiền định để hướng dẫn mọi người ứng phó với môi trường stress trong công việc và cách xử lý những tình huống có khả năng gây stress thường gặp phải hàng ngày.
Những lợi ích đã được chứng minh là những khía cạnh thuyết phục Bill Gates đến với thiền định. “Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm thiền định, một cách dễ dàng nhất để tiếp cận nó khi bạn là một người vẫn còn nhiều nghi vấn như tôi, bạn nên mua một cuốn sách của Andy”, ông nói. Andy giới thiệu những bằng chứng về lợi ích của thực hành thiền định trong chương ‘Những điều được chứng minh’ cho biết những lợi ích đó đều có cơ sở”.
Tuy nhiên, ông cũng không biết chắc việc thiền định liệu sẽ giúp ông như thế nào trong những ngày đầu sáng lập Microsoft. Bởi, không có thiền định, ông vẫn rất tập trung với công việc. “Giờ đây tôi có gia đình, 3 con, sự nghiệp và sở thích của bản thân cũng mở rộng hơn, thiền định là một phương pháp tuyệt vời để tăng cường sự tập trung. Thiền định cũng giúp tôi lùi bước và dung hòa với những tư tưởng và cảm xúc xuất hiện trong tôi. Tôi rất vui vì những thành tựu đạt được trong 10 phút thiền của mình”, ông viết.
Vĩnh Hưng
(theo Buddhistdoor Global)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Về việc tổ chức Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2019
GN - Ban Tổ chức: Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam và ICDV: ICDV đã thành lập Ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Việt Nam 2019 gồm 51 thành viên...
Nguồn gốc của Đại lễ Vesak LHQ
Từ xưa, Đại lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp (ngày Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) đã được tổ chức ở nhiều nước có Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, như Nepal, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia...
Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2014 do GHPGVN
đăng cai tổ chức tại Bái Đính (Ninh Bình) - Ảnh: Bảo Toàn
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) là sự kiện văn hóa và nhân văn trên phạm vi quốc tế của tổ chức LHQ. Vào ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng LHQ, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức công nhận: Phật giáo là tôn giáo điển hình và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Giáo chủ của Phật giáo là nhân vật tiêu biểu, bởi phương châm “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển” của LHQ ngày nay trùng với tư tưởng của Đức Phật từ xưa.
Đại hội đồng LHQ đã nghị quyết: LHQ sẽ tổ chức Đại lễ Vesak vào thời gian tương đương với ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch hàng năm. Đại lễ Vesak được tổ chức tại Trụ sở LHQ ở thành phố New York, Hoa Kỳ và các trung tâm LHQ ở các khu vực trên thế giới từ năm 2000 trở đi. Các nước có Phật giáo, có thể đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ tại nước mình, theo cam kết và thực hiện các quy định của LHQ.
Trong năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở LHQ, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Từ năm 2004 đến nay, Đại lễ Vesak được các nước có Phật giáo đăng cai tổ chức 12 lần, trong số đó 9 lần tổ chức tại Thái Lan dưới sự bảo trợ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Tăng-già Thái Lan, Trường Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn là đơn vị tổ chức chính tại Trung tâm Hội nghị LHQ Châu Á - Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan. Một lần tổ chức tại Sri Lanka vào năm 2016. Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vessak LHQ đã trở thành tổ chức trực thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội của LHQ từ năm 2013. Sự kiện trọng đại này được cộng đồng Phật giáo thế giới xem là cơ hội quý báu để truyền bá thông điệp từ bi, trí tuệ, hòa bình, bất bạo động của Đức Phật trên khắp thế giới.
Hai lần được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đăng cai, chủ trì tổ chức Đại lễ Vesak LHQ với sự phối hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 2014, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai và tổ chức Đại lễ này từ nguồn kinh phí xã hội hóa với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Chính phủ để đảm bảo về: an ninh, an toàn trong và ngoài Đại lễ, truyền thông và các hoạt động liên quan. Đại lễ Vesak 2008 được tổ chức tại Việt Nam vào dịp Đại lễ Phật đản, để dễ hiểu và gần gũi với người Việt Nam, một số ý kiến đã đề nghị nên dùng từ Đại lễ Phật đản LHQ thay cho dùng Đại lễ Vesak LHQ, ở Việt Nam quen dùng Đại lễ Phật đản LHQ từ đó.
Đại lễ Vesak LHQ 2019
Theo đề nghị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lễ Vesak năm 2019 được chuyển đăng cai, tổ chức lần thứ ba tại Việt Nam.
Được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam tại Công văn số 657/TGCP-PG ngày 26-6-2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ; Công hàm số 503/NG-TCQT ngày 9-7-2018 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak LHQ (ICDV).
Ngày 22-9-2018, tại Hội nghị mở rộng của ICDV, Hòa thượng GS.TS Brahmapundit đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak ủng hộ và chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam; Văn bản số ICDV/024-2018.
Thời gian: Từ ngày 12 - 14-5-2019, tại Khu du lịch Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Chủ đề của Đại lễ Vesak 2019: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Số lượng và thành phần tham dự: Dự kiến số lượng khách mời quốc tế: 1.500 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; đại biểu trong nước: 1.500 đại biểu; đồng bào nhân dân tham dự các hoạt động của đại lễ mỗi ngày khoảng 10.000 người.
Nội dung: Ngoài phiên khai mạc, bế mạc, Đại lễ có 5 Hội thảo với các chủ đề: (1) Sự lãnh đạo có chánh niệm vì hòa bình bền vững; (2) Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững; (3) Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục và đạo đức toàn cầu; (4) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và giáo dục Phật giáo; (5) Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Đại lễ còn có các hoạt động như triển lãm, các chương trình văn hóa nghệ thuật, tham quan… Kết thúc Vesak 2019 là bản Tuyên bố của Đại lễ Vesak 2019 tại Việt Nam.
Về kinh phí: Nguồn tài chính đảm bảo cho tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam do Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ động, thực hiện xã hội hóa, Nhà nước không hỗ trợ.
Công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak 2019
Cơ sở vật chất: Khu du lịch Tam Chúc rộng 1.087,17ha. Trong quần thể lớn có nhiều công trình, riêng công trình phục vụ cho Đại lễ đã và đang được hoàn thành có: Điện Tam thế, Điện Pháp chủ, Điện Quan Âm, chùa Ngọc, Thủy đình, Hội trường, Khu khách sạn, Cổng tam quan, Vườn cột kinh, Khu vực cảnh quan, Hồ nước cùng các tuyến đường nội bộ trong Khu du lịch Tam Chúc tạo nên một cảnh quan xanh, sạch đẹp của khu du lịch tâm linh có tầm cỡ trên thế giới. Theo dự kiến của nhà đầu tư, công trình từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành phải mất thời gian khoảng 50 năm.
Khách mời: Khách mời quốc tế gồm có: Nguyên thủ một số quốc gia, chính khách, nhà ngoại giao, các tổ chức văn hóa quốc tế, lãnh tụ Phật giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ,… Trong nước là đại diện lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Đại biểu đại diện cho Đảng , Nhà nước, các cơ quan, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội,…
Thông tin tuyên truyền: Đại lễ Vesak 2019 sẽ đón một lượng lớn đại biểu quốc tế cũng như thu hút được sự tham dự của đông đảo kiều bào ta ở nước ngoài. Đây sẽ là kênh quảng bá, giới thiệu có hiệu quả hình ảnh Việt Nam đang mở rộng các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế, đồng thời thông qua tổ chức Đại lễ Vesak, khẳng định vai trò và đóng góp của Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo gắn bó và đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước và phát triển đất nước. Đại lễ không chỉ là dịp để Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện mà còn cần sự hưởng ứng của cả xã hội, nhất là địa phương trực tiếp nơi diễn ra Đại lễ.
Ban Tổ chức: Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam và ICDV: ICDV đã thành lập Ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Việt Nam 2019 gồm 51 thành viên do Hòa thượng GS.TS Phra Brahmapundit (Thái Lan) là Chủ tịch; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đồng Chủ tịch; Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã thành lập Ban Tổ chức Đại lễ Vesak của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 68 thành viên do HT.Thích Thiện Nhơn làm Chủ tịch. Ban Tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 23 tiểu ban. Các tiểu ban và Ban Tổ chức Đại lễ đã triển khai các kế hoạch để thực hiện từng phần việc cụ thể cho Đại lễ được đảm bảo thành công.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2-1-2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 03/QĐ-BNV, về việc thành lập Tổ công tác liên ngành hướng dẫn, giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam. Với thành phần gồm đại diện các bộ, ngành Trung ương và địa phương liên quan.
Tổ công tác liên ngành là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chính phủ về các hoạt động liên quan tới Đại lễ. Tổ công tác làm đầu mối liên hệ giữa các cơ quan, các ngành và địa phương liên quan với Giáo hội Phật giáo Việt Nam để giải quyết các công việc liên quan tới Đại lễ như: đảm bảo quan hệ đối ngoại với các tổ chức và cá nhân quốc tế, an ninh, an toàn, tuyên truyền trong và ngoài nước, các hoạt động liên quan tới văn hóa, đảm bảo an toàn về sức khỏe,…Tổ công tác liên ngành chủ trì xây dựng kế hoạch, đề xuất các điều kiện đảm bảo và phương án hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện thành công Đại lễ Vesak năm 2019 tại Việt Nam.
Bùi Hữu Dược - Thiều Quang Hiếu
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
[color=var(--ytd-video-primary-info-renderer-title-color, var(--yt-spec-text-primary))]Hàng ngàn người dự Đại lễ Phật đản PL.2563 tại Việt Nam Quốc Tự[/color]
[color=var(--ytd-video-primary-info-renderer-title-color, var(--yt-spec-text-primary))]
[/color]
[color=var(--ytd-video-primary-info-renderer-title-color, var(--yt-spec-text-primary))] Giác Ngộ TV[/color]
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Lễ rước Phật tại Cố đô Huế 2019 - PL 2563. Buddhist in Hue
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Đại học tại Canada đẩy mạnh giảng dạy Phật học
GN - Khoa Nghiên cứu tôn giáo thuộc Đại học McMaster (Canada) vừa nhận được nguồn hỗ trợ về tài chánh để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu Phật học.
Cụ thể, với khoản hỗ trợ này, khoa vừa công bố chương trình mời các nhà nghiên cứu Phật học đến giảng dạy ngắn hạn tại trường với tên gọi Numata.
Đại biểu tham dự buổi lễ ký thỏa thuận chụp hình lưu niệm
Khoản hỗ trợ trị giá 1,2 triệu USD, đến từ Bukkyo Dendo Kyokai (BDK) - một tổ chức toàn cầu được lập tại Nhật Bản có mục tiêu cổ xúy Phật giáo. Theo thỏa thuận, toàn bộ nguồn kinh phí từ BDK sẽ dùng vào việc hình thành nên một quỹ cố định để phát triển nghiên cứu Phật giáo.
“Chúng tôi chân thành cảm ơn những hỗ trợ từ BDK và nguồn hỗ trợ này trước hết sẽ được dùng vào việc mời các chuyên gia Phật học danh tiếng đến giảng dạy tại trường trong năm nay”, Giáo sư James A. Benn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học McMaster cho biết.
Theo Giáo sư Benn, hành động này sẽ tăng cường và phát triển chất lượng giáo dục và nghiên cứu Phật học tại trường, đồng thời đóng góp đến việc truyền bá kiến thức Phật giáo trong tương lai.
Phát biểu tại buổi lễ ký thỏa thuận, cư sĩ Shōryū Katsura, Chủ tịch BDK tại Nhật và Canada khẳng định, các khoản hỗ trợ của tổ chức này đến với Đại học McMaster với mục tiêu duy nhất là phát triển hiểu biết về Phật giáo, lan tỏa trí tuệ của đạo Phật ra toàn thế giới và kiến tạo một xã hội hài hòa trên căn bản đạo đức, hành trì giáo lý Đức Phật.
“Chúng tôi mong muốn góp sức mình để kiến tạo một xã hội hòa bình và ổn định”, Shōryū Katsura chia sẻ.
Được thành lập vào năm 1965 bởi Tiến sĩ Yehan Numata, cũng là nhà sáng lập Tập đoàn Mitutoyo, BDK là một tổ chức phi lợi nhuận không thuộc tông phái Phật giáo nào của Nhật Bản nhưng có mục tiêu đóng góp về nền hòa bình, hiểu biết và nghiên cứu văn hóa dựa trên nền tảng Phật giáo.
Gia Trúc
(theo Daily News)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nữ diễn viên nổi tiếng Myanmar xuất gia theo Phật
GNO - Vừa qua, theo nhiều nguồn tin, nữ diễn viên trẻ nổi tiếng người Myanmar - Soe Pyae Thazin - đã quyết định rời khỏi showbiz để xuống tóc, trở thành tu nữ Phật giáo, vào ngày 26-7-2018, thông tin từ cộng tác viên Báo Giác Ngộ từ Myanmar cho biết.
Soe Pyae Thazin rời khỏi showbiz, xuống tóc, trở thành tu nữ Phật giáo
Soe Pyae Thazin được biết đến với vai trò là diễn viên, người mẫu và ca sĩ nổi tiếng, xinh đẹp và đa tài trong ngành công nghiệp điện ảnh Myanmar những năm trở lại đây. Bên cạnh tài năng của mình, Soe Pyae Thazin còn nhận được nhiều sự cảm mến từ người hâm mộ Myanmar bởi những nỗ lực lan tỏa tinh thần Phật giáo đến cộng đồng nước nhà.
Tiền không phải là tất cả/ Sắc đẹp cũng không là vĩnh cửu/ Danh và lợi chẳng tồn tại mãi theo thời gian...
Theo trang Buddhism for World Peace and Humanity, nữ diễn viên người Myanmar đã quyết định xuất gia từ khoảng cuối tháng 7 năm ngoái, tại một tu viện dành cho chư Ni nổi tiếng tại vùng Yangon (Myanmar) và thông tin này được truyền thông nước nhà công bố rộng rãi những ngày gần đây, nhân dịp Đại lễ Vesak PL.2563.
Trích dẫn từ trang Global Buddhist foundation cho biết: “Cô ấy xuất gia với tâm nguyện, nương tựa vào những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp thân tâm được thanh lọc, đạt được sự an lạc trong cuộc sống, cũng như hướng đến Niết bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi. Cùng cầu nguyện cho Soe Pyae Thazin sẽ lãnh hội được những thiện tri thức của Phật giáo và có thể hoàn thành được 10 hạnh Ba-la-mật”.
Chỉ có Đức hạnh, trí tuệ và các pháp Ba-la-mật là tất cả những gì cần có trong cuộc sống
Thông tin này đã nhận được nhiều lời chúc tốt lành từ cộng đồng Phật giáo trong và ngoài nước. Có thể thấy, ngày càng có nhiều người nổi tiếng, giới nghệ sĩ chọn từ bỏ thế giới xa hoa, tìm đến Phật giáo như một phương cách giúp cuộc sống an yên, thiện lành.
Những hình ảnh hào nhoáng của Soe Pyae Thazin trước khi xuất gia
Giao Hảo tổng hợp
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 3,052
Threads: 31
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jan 2018
Reputation:
166
Cô này đi tu không biết có anh nào cảm thấy tiếc không?
:thinking-face4: :chay: :chay: :chay:
Posts: 1,249
Threads: 85
Likes Received: 29 in 27 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Tượng Phật lớn được tạc trên đá tại Hoa Kỳ
GN - Một nghệ sĩ điêu khắc vùng Descanso (bang California, Hoa Kỳ) vừa hoàn thành công trình điêu khắc bức tượng Phật trên đá granite cỡ lớn ngay tại khu vườn nhà mình.
Duncan McFetridge bên công trình vừa hoàn thành
“Công trình này thật sự là một tác phẩm nghệ thuật, cho thấy sự hòa quyện giữa con người, tôn giáo với môi trường”, nhà điêu khắc Duncan McFetridge cho hay.
Ông đã phải bỏ ra 6 tháng liên tiếp để khắc trực tiếp trên khối đá cao 2m. “Đây là khoảng thời gian hết sức tuyệt vời, được tự do sáng tạo”, McFetridge hào hứng. Theo đó, ông đã dành hơn 4 giờ mỗi ngày để điêu khắc, thời gian còn lại ông tập trung vào các công việc liên quan như đo vẽ, nghiên cứu mẫu tượng và các tài liệu Phật giáo.
“Công việc này không thật dễ dàng và ngốn hầu hết thời gian vừa qua của tôi”, McFetridge chia sẻ.
Nói về mục đích thực hiện công trình, nhà điêu khắc này cho biết có một điều gì đó vô hình thôi thúc. Ông vui vẻ khẳng định: “Vì Đức Phật cần được mọi người biết đến”.
Tâm Nhiên (theo ABC News)
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
|