El Choclo - Tình yêu như mũi tên
#1
Trong thể loại tango của Argentina, bản nhạc El Choclo là giai điệu nổi tiếng nhất nhì trên khắp thế giới, chỉ thua nhạc phẩm La Cumparsita (Vũ nữ thân gầy). Bản El Choclo từng được dịch sang tiếng Anh là Kiss of Fire (Nụ hôn rực lửa) và trong tiếng Việt là Tình Yêu Như Mũi tên (lời của Anh Bằng). Nhưng ít có lời nào lột tả một cách trọn vẹn cái hồn của nguyên tác : ca từ thanh tao, ý tứ thô tục. 
 Trong tiếng Tây Ban Nha, El Choclo có nghĩa đen là Trái Ngô, nhưng trong nghĩa bóng nên hiểu là ‘‘Của quý đàn ông’’ thì có lẽ đúng hơn. Khúc nhạc El Choclo do nhà soạn nhạc Angel Villoldo (tác giả của bài “El Porteñito”) sáng tác vào khoảng những năm 1897-1898 và được diễn lần đầu tiên vào năm 1903. Theo sử sách, lời của bài hát đã được viết vào năm 1905. Trong phiên bản nguyên gốc, tác giả dùng những chữ thanh tao như : 
  Đầu đồng có trái ngô
Mịn râu kết hạt vàng 
Rót vào hồn miên man 
Giọt đam mê dịu dàng  
 Trong thực tế, El Choclo là biệt danh của một tên ma cô chuyên cò mồi, dắt khách vào nhà chứa. Dựa vào một nhân vật có thật, với mái tóc vàng như râu ngô, tác giả Angel Villoldo phác họa cảnh dục vọng ái ân giữa hai nhân tình cũng như quan hệ giữa tên ma cô và cô gái điếm. 
 Đến đầu những năm 1930, ca sĩ kiêm tác giả Juan Carlos Marambio Catan sửa đổi ca từ bài hát cho lần thu âm đầu tiên, nội dung trở nên tình tứ lãng mạn hơn, nói về tình yêu đôi lứa nhưng lại gạt qua một bên những hình tượng thanh tục. Phiên bản này sau đó rất ăn khách với giọng ca Angel Vargas. Trong ca từ, tác giả lược bỏ thủ pháp hoán dụ tài tình của bậc đàn anh là Angel Villoldo. Bản nhạc vì thế mà mất đi chiều sâu ban đầu do thiếu hẳn một cách đọc. 
 Đến năm 1947, bài El Choclo lại có thêm một lời thứ ba trong tiếng Tây Ban Nha.Nhà thơ Enrique Santos Discépolo với cách dùng chữ trang trọng trau chuốt, lái hẳn nội dung của nguyên tác về một hướng khác. Tác giả nói về tình quê hương, những kỷ niệm thời thơ ấu để gợi lên tình cảm gắn bó của ông với đất nước, quê nhà thông qua biểu tượng của dòng nhạc tango, từ lúc khai sinh cho tới khi trở thành hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia. 
Từ năm 1952 trở đi, bản nhạc El Choclo nổi danh trên khắp thế giới nhờ có thêm phiên bản tiếng Anh là Kiss of Fire (Nụ hôn rực lửa). Nhiều ca sĩ nổi tiếng quốc tế như Nat King Cole, Connie Francis, Louis Armstrong, Tony Martin, Georgia Gibbs … đều có thu âm bài này. 
 Những năm gần đây hơn thì có các phiên bản của Julio Iglesias, Helmut Lotti hay của Hugh Laurie. Còn trong tiếng Việt, nhạc sĩ Anh Bằng đặt lời cho bài này sau năm 1975, các phiên bản quen thuộc nhất là qua tiếng hát của Tuấn Ngọc phối theo điệu rumba, hay của Nguyên Khang phối theo tango. 
 Lối dùng ca từ trau chuốt của nhà thơ Enrique Santos Discépolo định hình khuôn thước của bài El Choclo, tất cả các phiên bản ghi âm trong tiếng Tây Ban Nha đều chọn lời thứ ba làm khuôn mẫu.Các bản dịch cũng ít nhiều gợi hứng từ lời này. Bài thơ của Enrique Discépolo được nhiều người tán tụng, trong đó có văn hào trứ danh Jorge Luis Borges khi ông cho rằng không có bài thơ nào viết về tango hay như bài thơ này. 
 Nhưng bên cạnh đó, cũng có ý kiến ngược lại, đánh giá rằng El Choclo đã hai lần bị kiểm duyệt : khi giai điệu cực kỳ quyến rũ của bài hát trở nên phổ biến, thì ca từ nguyên gốc của bài hát lại bị cắt xén, sửa đổi cho lọt tai đa số người nghe. Vào những năm 1930, khi các dàn nhạc thường xuyên biểu diễn bài này trong các buổi dạ hội dành cho giới thượng lưu, qúy tộc, thì ca từ khiêu gợi của bản nhạc nguyên gốc khó mà chấp nhận được. 
 Khi nhìn lại các bản nhạc tango viết vào những năm 1890, người ta sẽ thấy là có nhiều bài hát thô tục, thô trong cách tả chân, tục vì có sao nói vậy. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều bài đậm đặc chất thơ, trong đó các tác giả khuyết danh cũng như các nhà soạn nhạc lưu danh hậu thế nhờ trổ tài luồn lách, nói bóng nói gió, qua ẩn dụ hay hoán dụ, dùng chi tiết để nói lên tổng thể, dùng cận ảnh để phác họa toàn cảnh. 
Thông qua những hình tượng như Una Flota (Ống sáo), Siete pulgadas (Bảy tấc hay là Dài như bảy đốt ngón tay), El Serrucho (Ổ khóa), El fierrazo (Nòng súng) hay El Choclo (Trái Ngô), các tác giả đánh vào tâm trí người nghe. Hình ảnh càng thanh, thì ý nghĩa càng tục : Chỉ cần một chút tưởng tượng thì người ta có thể hình dung ra được các tác giả đang muốn nói gì. 
 Không phải ngẫu nhiên mà tango từng được gọi là Vũ điệu của ác qủy, bời vì nó biểu hiện cho đam mê rực cháy lửa tình, con tim hừng hực dục vọng trong cái thời khai sinh, từ cái thuở nguyên thủy. Những giọng ca ‘‘thiên thần’’ sau đó nổi danh là ông vua hay bà hoàng của thể điệu này, biết lột tả cái hồn của tango do có kinh nghiệm từng trải với nỗi đau xác thịt. 
 Khi nghe các phiên bản sau này của bài El Choclo, cái bối cảnh hình thành của dòng nhạc tango trở nên mờ nhạt hơn.Trong nghĩa đen, ca từ nguyên gốc làm cho ta liên tưởng đến những ca khúc dân gian đồng án, còn trong nghĩa bóng, ý nghĩa của bài hát làm cho những tác giả thánh thiện đạo mạo phải thẹn thùng đỏ mặt. 
Trong cách chơi chữ hình thanh mà bóng tục, bài hát Trái Ngô coi vậy mà lại khuynh đảo tư tưởng phải đạo, vì thế cho nên các tác giả thường dùng uyển ngữ để làm nhẹ đi ca từ. Khi lược bỏ thủ pháp hoán dụ, lưỡi kéo kiểm duyệt đã hai lần cắt ngang "Của quý Đàn ông"
(rfi Âm Nhạc) 
Cuộc đời chỉ để mà buồn sao em mưa đêm gió oán than 
Còn gì đâu em khi thu lại về với lá rơi ly tan 
Còn gì đâu em lời thề trăm năm chỉ là dĩ vãng thôi 
Nay tình đã vắng như vở kịch đời giữa bóng đêm buông màn 
Còn gì đâu em vì tình ra đi bay theo những bóng chim 
Cho ta nhức nhối đau hơn một lần khi tan rã trái tim 
Hạnh phúc đã héo khô giữa đôi tay như nụ hoa thời gian 
Có nghe đêm này tuợng đá khóc hơn mưa ngàn 
Thôi thì đành quên nhau như lá chôn đi mùa đông, 
như nắng phai đi hình bóng, 
cho chết đi khung trời mơ mộng 
Thôi thì đành quên nhau cho tắt đi khung đàn đớn đau, 
sân khấu yêu đuơng muôn đời mang theo vạn câu gian dối 
Chiều tím vây chân trời, người đã đi xa người 
Ngày tháng yêu nhau chỉ còn lại trong ta bao nhiêu xót xa 
Thôi ta cố quên đi buồn nào rồi cũng phai mờ 
Đuờng phố đêm xa mù 
Thành phố quên lên đèn 
Một thoáng đam mê trả lại đời em mang đi như mũi tên 
Ôi tình yêu mũi tên ngập sâu vào đáy tim   
** 
Cuộc đời chỉ để mà buồn sao em mưa đêm gió oán than 
Còn gì đâu em khi thu lại về với lá rơi ly tan 
Còn gì đâu em lời thề trăm năm chỉ là dĩ vãng thôi 
Nay tình đã vắng như vở kịch đời giữa bóng đêm buông màn 
Còn gì đâu em vì tình ra đi bay theo những bóng chim 
Cho ta nhức nhối đau hơn một lần khi tan rã trái tim 
Hạnh phúc đã héo khô giữa đôi tay như nụ hoa thời gian 
Có nghe đêm này tuợng đá khóc hơn mưa ngàn 
Như hồn ta mang vết thương đời 
Kiếp này thôi trót lỡ duyên rồi 
Ngày tháng yêu nhau chỉ còn lại trong ta bao nhiêu xót xa 
Thôi ta cố quên đi, buồn nào rồi cũng phai mờ 
Ta nhìn ta cây lá sang mùa 
Quãng đời ta tăm tối u phiền 
Một thoáng đam mê trả lại đời em mang đi như mũi tên 
Ôi tình yêu mũi tên ngập sâu vào đáy tim.  





Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#2
[quote pid='160485' dateline='1559658324']






[/quote]


  Hai cô này chơi nhac hay và biếu diễn có good connection quá.. Clap

Reply
#3
Video 
El Choclo - Tình yêu như mũi tên

chắc cũng đã hơn 10 năm hay 20  năm không chừng , lần đầu nghe bài này qua tiếng hát Tuấn Ngọc . Lần đầu nghe , thiệt là phê , âm điệu trầm bổng không ngừng , nhịp điệu vừa nhanh vừa lôi cuốn , giai điệu thì trái lại nhẹ nhàng và thanh thoát , hoà âm của Asia và hát bởi Tuấn Ngọc thì còn gì bằng





Giờ lang thang , đọc được bài viết về nguyên tác từ thơ tới nhạc , thêm phần trình diễn tuyệt. vời của dàn hợp xướng nữa thì lại thấy ra cái mới . Nếu như chưa nghe qua bài tiếng Việt của ns Anh Bằng trước đó thì có lẽ cảm giác sẽ khác đi rất nhiều . đôi khi  đang nghe lại lẩm bẩm " Ta nhìn ta cây lá sang mùa - Quãng đời ta tăm tối u phiền - Một thoáng đam mê trả lại đời em mang đi như mũi tên -Ôi tình yêu mũi tên ngập sâu vào đáy tim. ...." Nếu như bình tâm , chánh niệm thì chỉ nghe tiếng hai cây cello ( một bow , một pluck) in the background , tiếng piano làm nền , và biến tấu của violin ... khi đó không còn tình yêu hay mũi tên xen vào thì cảm giác lại rất khác

giống như xem phim thì không đã bằng đọc truyện vậy , cái cảm nhận đã bị định hướng bởi đạo diễn
cũng vậy , cái chánh niệm , cái biết tinh sơ , cái biết không lời .... thì đã hơn cái biết thông qua khái niệm

giờ nghe cs Hoài Hương (chắc là nghiệp dư) thì cái mộc mạc lại có cái hay riêng



Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply