Miến vịt đêy
#1
Quán miến vịt 60 năm ở Sài Gon mà khách vẫn ùn ùn kéo đến

Quán miến vịt 60 năm vẫn đông khách ở Sài Gòn. Đó là quán vịt ở chợ Bàn Cờ. Tại quán dù có giá cao hơn bình thường nhưng rất đáng thử bởi vị ngon khác biệt. 

Quán miến vịt nằm trong chợ Bàn Cờ (quận 3, TP.HCM) rất khó tìm nhưng vẫn có đông khách vì hiếm đâu bán món này ngon hơn.

Một tô miến hay bún vịt ở đây có giá 50.000 đồng, cao hơn hẳn các món bún hay hủ tiếu bình dân ở khu trung tâm vốn chỉ khoảng 40.000 đồng một tô trở xuống.

[Image: attachment.php?attachmentid=1375967&stc=1&d=1556755909]

Tô miến vịt được nấu theo khẩu vị người Bắc. 



Chị Trang, chủ quán chia sẻ, gia đình bán món này từ thời mẹ chị, một phụ nữ gốc Hoa lấy chồng người Hoa, nhưng lại nấu món miến, bún vịt đúng vị Bắc, không nêm đường, chỉ cho một chút bột ngọt. Nước lèo trong và ngọt từ xương vì mỗi ngày chị nấu hơn chục con vịt. Có lẽ khu Bàn Cờ có nhiều người Bắc di cư vào sinh sống, cho nên món miến, bún vịt ở đây đã đáp ứng đúng khẩu vị của họ chăng?


Miến ở đây là loại miến dong dai của miền Bắc chuyển vào, ngâm lâu trong nước lèo mà không bị bở, sợi trong, rất ngon. Tuy nhiên, nước chấm thịt vịt lại đúng vị miền Nam, có tỏi, ớt, gừng bằm nhuyễn, chua chua, nghiêng về vị ngọt nhiều hơn. Rau ăn kèm cũng vậy, gồm bắp cải, bắp chuối, các loại rau thơm phổ biến ở miền Nam.

[Image: attachment.php?attachmentid=1375968&stc=1&d=1556755909]

Nước lèo ngọt do chủ quán mỗi ngày luộc hơn chục con vịt. 



Thịt vịt được luộc mềm mà không bở, chặt miếng khá to chứ không thái lát mỏng như các quán khác. Thói quen của nhiều thực khách tới đây là ăn tô miến hoặc bún riêng, còn thịt vịt cùng măng sẽ để ở một đĩa khác cho dễ ăn và đỡ nóng. Vào mùa măng tươi, chị Trang sẽ cho măng vào nồi bún, không dùng măng khô hay măng muối chua, nếu không có măng tươi thì sẽ chỉ bán miến vịt không. 


Quán nhỏ chỉ có vài bàn và khách tới rải rác nhưng hơn chục con vịt sẽ bán hết từ 6h đến khoảng 11-12h trưa. Tuy nằm trong chợ nhưng quán rất sạch sẽ.

[Image: attachment.php?attachmentid=1375969&stc=1&d=1556755909]

Thịt vịt được chặt miếng dày, mềm nhưng không bở. 


Quán miến vịt của chị Trang được bán tại nhà riêng trong chợ Bàn Cờ nên nằm lọt giữa các quầy bán quần áo chứ không nằm trong khu ẩm thực. Từ cổng chợ chính trên đường Nguyễn Đình Chiểu, bạn đi thẳng vào mấy chục mét là thấy quán.
Reply
#2
có vài điều không đúng về bài viết này , 

60 năm trước - năm 1958 - thì khu đất có sạp bún vịt của chị Muối còn là một vũng sình lầy . Cách nhà chị vài căn là một cụm nhà tạm bợ nền đất vách gỗ mái tôn dùng làm nơi ăn ở và chứa xe xích lô của một phú hào miệt trung lương lên Sài Gòn làm ăn. Sau 1963 thì nhà cửa mới phân nền và xây cất sát nhau, và chợ Bàn Cờ cũng từ đó hình thành . 

Gọi là chợ Bàn Cờ vì thiết kế qui hoạch khu dân cư với những con hẻm cắt nhau vuông vứt như ô bàn cờ .  Chợ phát triển mạnh là vì địa thế , từ đường Lý Thái Tổ , ra ngã bảy  tới Cao thắng , ra tới nhà thương Từ Dũ quẹo về trường Pétrus Ký không có một chợ nào , thêm chung cư Nguyễn Thiện Thuật xây năm 1970 cho người nghèo bị mất nhà cửa trong tết Mậu thân , chợ Bàn Cờ càng đông thêm

trở lại sạp bún vịt , chị Muối (nay chắc cũng hơn 70) và gia đình người chị mở sạp bún vịt khoảng đầu những năm 70 . Phải công nhận , tui đi ăn khắp sài gòn chợ lớn thêm lục tỉnh mà chưa thấy ai nấu bún vịt qua được chị . Mà cái hay là chị là người Tàu rặc mới ghê . Còn về vệ sinh thì bài báo nói cũng không đúng (có thể đúng sau ngày ban giao và mở cửa) .
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#3
Giờ mới biết có miến vịt.
Reply
#4
ngày xưa sạp này bán bún vịt
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply