mấy cô nấu nướng cần để ý
#1
Các sản phẩm của Masan food "nước mắm, hạt nêm,...." toàn quảng cáo láo

[Image: attachment.php?attachmentid=1348783&stc=1&d=1552407937]
Reply
#2
Masan food đang nổi tiếng với vụ giảm giá nước mắm công nghiệp siêu rẻ. Masan food còn có các sản phẩm khác như mì tôm, hạt nêm,......Đăng quảng cáo thì hay nhưng thực chất chỉ là bịp bợm.

Chọn mua nhãn hiệu nào là quyền của người tiêu dùng nhưng lừa dối khách hàng , quảng cáo láo thì phải bị tẩy chay. Dưới đây là bài viết chỉ ra những điểm lếu láo , bịp bợm của của Masan food
Masan với những quảng cáo siêu bịp bợm.
.
1. Hạt nêm Chin-su “không bột ngọt”:
Phiếu kiểm nghiệm của Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM năm 2008 cho thấy: bột nêm "không bột ngọt" Chin-su không có bột ngọt nhưng lại có hàm lượng 1,21% monosodium glutamate(tên khoa học của siêu bột ngọt).

2. Nước mắm Nam Ngư "Vì sức khỏe người tiêu dùng", chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất:

Kiểm nghiệm cho thấy Nam Ngư chỉ có 100% "hương cá ngừ", thứ có thể mua dễ dàng ngoài chợ hóa chất Kim Biên. Và đặc biệt, Nam Ngư chứa chất màu tổng hợp Brow HT155, với tên khác là Chocolate Brown HT, Food Brown 3 và C.I. 20285. Chất này bị cấm dùng trong thực phẩm tại các nước như: Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Mỹ, Nauy, Thụy Sĩ và Thụy Điển. Chất này có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da. Đây chính là lý do tại sao Masan lại quảng cáo sản phẩm là "trích xuất từ cá ngừ" để sẵn sàng lấp liếm cho các khiếu nại dị ứng từ người tiêu dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ rất mẫn cảm là do dị ứng "cá ngừ", loài cá biển thường hay gây dị ứng nổi ban với 1 số người mẫn cảm.

Qua nghiên cứu dài hạn với 48 chuột đực nhắt và 48 chuột cái nhắt khi cho ăn HT155 theo thứ tự 0%; 0,01%; 0,1% và 0,5% độ tinh khiết tối thiểu 85% trong vòng 80 tuần. Kết quả cho thấy, có 0,5% số chuột đực xuất hiện tình trạng cơ thể chuột bị sút cân và thấp tim đã được ghi nhận. Đồng thời ở tuần thứ 77, số lượng tế bào được đóng gói và số lượng bạch cầu ở chuột cái thấp hơn so với số lượng phải có. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự gia tăng của bệnh bạch cầu trong gan ở những con cái trong nang buồng trứng, không có ghi nhận về ung thư.


Tỷ lệ tử vong chỉ tăng nhẹ khi những con đực được cho ăn với liều lượng cao nhất. Với con cái, trong tuyến vú xuất hiện không đáng kể sự gia tăng của u xơ tuyến vú do sử dụng liều cao.

3. Mỳ Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành):

Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (TP. Hồ Chí Minh) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero như quảng cáo. Vi phạm Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quảng cáo trung thực.

4. Mì khoai tây Omachi không lo bị nóng:

Thực tế mỳ này chứa chỉ 5% khoai tây, nghĩa là hầu như làm hoàn toàn từ bột mỳ như tất cả các mỳ khác. Chưa kể Omachi còn chứa chất màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102). Đây là chất có khả năng gây dị ứng cao nên bị hạn chế nghiệm ngặt ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2008, EU yêu cầu các sản phẩm có sử dụng E102 phải ghi khuyến cáo trên nhãn E102 - có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ em. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học 

Southampton (Anh), phẩm màu vàng E102 có trong chế độ ăn sẽ làm tăng sự hiếu động thái quá và gây kém tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi. Một nghiên cứu khác tại Australia, chất E102 có liên quan đến việc thay đổi hành vi khó chịu, bồn chồn và rối loạn giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, phẩm màu E102 còn có nguy cơ gây tổn thương đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

5. Nước mắm không thạch tín:

Cái này thì Masan trung thực, bởi vì "người tiêu dùng thông thái" kháo nhau rằng: nước sông lóng phèn pha muối cục + hóa chất tạo màu, tạo mùi nước mắm mua ngoài chợ hóa chất Kim Biên thì có thạch tín thế  nào được. Có chăng chỉ có... bất tín.
Reply
#3
Tin bất ngờ về dự thảo sản xuất nước mắm

Thời điểm dư luận đang xôn xao giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Tiêu chuẩn về nước mắm, nước mắm công nghiệp và nước chấm. Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc nói về Dự thảo sản xuất nước mắm.

Chiều 12-3, chủ trì hội nghị giữa các nhà sản xuất nước nắm, các chuyên gia về nước mắm để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm" (vừa bị tạm dừng thẩm định), ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Kiên Giang - nói: các nhà sản xuất nước mắm tại Phú Quốc cần tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành trung ương về bản dự thảo gây "sóng gió" dư luận mấy ngày qua.

Sẽ tiếp tục thông qua?

Mặc dù đã có chỉ đạo tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng nhận định nó sẽ được thông qua trong thời gian tới. Vấn đề là những nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên có những góp ý để quy định khi được ban hành phù hợp thực tế, để làm sao nghề sản xuất nước mắm được lưu giữ, bảo tồn và phát triển một cách bền vững và lâu dài.

"Chứ không phải là 2-3 năm trước đã 'bị' thạch tín (asen), 2-3 năm nay bị vướng cái này, 2-3 năm tới lại vướng cái khác thì người sản xuất không yên tâm khi đầu tư vào đây", ông Hưng tỏ ra ngao ngán.

Đưa ra bản chứng nhận của Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, ông Hưng cho rằng đó là tài sản quý báu, là công sức, là gian khó của các nhà sản xuất nước mắm, các bộ ngành. Để được chỉ dẫn này, nước mắm Phú Quốc đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn rất khắt khe.

"Thử hỏi nếu nước mắm truyền thống mất đi thì giá trị của giấy chứng nhận này có còn giá trị nữa hay không? Mà giá trị này không chỉ riêng của Phú Quốc, mà là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý", ông Hưng nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo huyện Phú Quốc, hiện huyện đảo này có 53 doanh nghiệp, sơ sở chế biến nước mắm, mỗi năm sản xuất 22 triệu lít. Bên cạnh đó là 2.600 tàu thuyền đánh bắt cá cơm để sản xuất nước mắm.

"Ngồi phòng điều hòa và nghĩ ra mối nguy"



Được mời phát biểu tại hội nghị, TS Trần Thị Dung - chuyên gia nghiên cứu am hiểu về nước mắm - đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chỉ ra quy trình sản xuất nước mắm nêu ra trong dự thảo quy trình thực hành sản xuất nước mắm có nhiều điểm không phù hợp với quá trình sản xuất nước mắm truyền thống.

Đơn cử như quy định về nước sạch sản xuất nước mắm, TS Dung cho rằng: "Chẳng nhà sản xuất nước mắm nào hiểu họ muốn nói gì".

"Hiện nay người ta nói rằng nước mắm chúng ta làm là bẩn, nhưng không chứng minh được có ai bị làm sao khi ăn nước mắm cả. Tại sao lại tưởng tượng các mối nguy để buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định không phù hợp?", bà Dung đặt câu hỏi.

Nữ tiến sĩ tiếp: "Tôi đoán người viết ra bản dự thảo này là người rất hiểu về sản xuất nước mắm về 3 miền, nhưng không hiểu vì sao lại đưa ra các quy định không phù hợp đối với sản xuất nước mắm".

Và bà Dung cho rằng, đó là "các nhà xây dựng chính sách salon, ngồi phòng điều hòa rồi nghĩ ra mối nguy. Một khi đưa vào tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất sẽ chạy theo. Lúc đó, cái lợi thuộc về các phòng kiểm nghiệm, còn cái mất thuộc về nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất còn thiệt hại hơn nữa khi người tiêu dùng bị nhồi vào đầu rằng trong nước mắm có kim loại nặng, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có dư lượng thuốc kháng sinh… Khi người tiêu dùng e ngại, ta sẽ thấy quảng cáo trên tivi hàng ngày nước mắm sạch, nước mắm không dư lượng kháng sinh, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

"Chúng ta có đủ tiền để quảng cáo như vậy không? Vậy cuộc chiến này phần thắng về ai? Người tiêu dùng và các nhà sản xuất nước mắm truyền thống sẽ ra sao", vị tiến sĩ này bỏ lửng câu hỏi.
Reply