“Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài ”
#1
.


      Khi đứng trước công chúng nếu không chuẩn bị truớc khi cần diễn tả một điều gì tôi thường nói năng không trọn ý, vấp váp, không trôi chảy và chắc là không được lôi cuốn.
Khi tiến xa trên con đường tu học thì thấy đó là một điều may mắn vì nếu tôi có tài ăn nói lưu loát, lôi cuốn hay tôi có những tài năng khác ... những cái tài đó có lẽ sẽ cung cấp cho tôi một đời sống vật chất sung túc, một cuộc sống dễ dãi thì tôi sẽ không có cơ hội chạm mặt, cọ sát với khổ đau và khó khăn của cuộc đời để từ đó làm động lực cố gắng hết sức tìm ra chân lý . Cái tài ăn tài nói hay những tài năng, năng khiếu khác nếu có ... có lẽ chúng đẩy bật tôi ra khỏi mục tiêu chính của mình là tìm con đường giải thoát , thăng tiến tâm linh . Đứng trên con đường tiến hóa tâm linh như hoa sen : trước hết phải vươn mình lên khỏi bùn lầy nước đọng rồi mới đơm bông trổ hoa ... cũng như thế tôi nghĩ trên đường tu học các hành giả phải thể nghiệm được cái chân tâm hay " đạt chánh quả " rồi lúc đó tài năng tự nó đến như hoa sen tự nở hoa ... mà tài năng nở hoa cũng không cần thiết nữa rồi vì mình đã đến một chân trời " bất khả tư nghì " [ một chân trời không thể đếm được; không thể nghĩ tới ] ... tài năng thường tục nếu phát chắc chỉ được sử dụng như là một công cụ để truyền đạt giáo pháp cho những người đi sau đỡ vấp váp, lúng túng trên con đường tu học .



      Nguyễn Du khi viết ; “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài ” không biết chữ tâm Nguyễn Du dùng để ám chỉ tâm nào [ Chân tâm hay vọng tâm ]. Tôi nghĩ là Nguyễn Du nói đến chân tâm  là tâm của Bát Nhã Tâm kinh, là tâm “ưng sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” của kinh Kim Cương, là tâm của " Thức tri chỉ là thức tri, thọ tưởng chỉ là thọ tưởng " của kinh bayiha . Vì chân tâm mới vượt hẳn lên cái tâm thường của thế giới vật chất , vượt lên một cảnh giới siêu việt nên mới gấp 3 chữ tài và vì cái tâm bất khả tư nghì đó mà biết bao bậc thánh của của Đông Phương đã bỏ hết tài năng, của cải và cả đời để tìm kiếm . Chữ tài nghĩ cho cùng cũng chỉ là một công cụ để ta dễ dàng thỏa mãn dục vọng, dễ dàng hơn trong công tác truyền giống và cũng có thể là con giao hai lưỡi ... là tấm màn che khuất đường về để ta cứ mãi lăn tròn trong luân hồi, dọc xuôi theo sáu nẻo đường trần . Tài làm ta bám víu mãi, lẩn quẩn trong thế giới ta bà đầy phiền não ràng ... như con cá mập, tài năng di chuyển trong nước thuộc loại cao cấp nên nó chắc chẳng bao giờ được thúc đẩy tiến hóa sống trên cạn .



    Trong cái youtube bên dưới, vị Thày này giảng về “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài ” nhưng vị thày này giảng về chữ tâm của Nguyễn Du khác với tôi trực nhận . Tôi đoán vị thày này giảng chữ tâm cho các Phật tử ngồi nghe chắc còn sơ cơ không thể giảng cao hơn hay Thày chưa thể nghiệm được chân tâm nên mới giảng như thế ? Muốn biết chắc chữ Tâm Nguyễn Du nói đến là chân tâm hay tâm thuộc về đạo đức  như thày trong youtube video giảng chắc phải hỏi thi sĩ Nguyễn Du . 

   Tối thứ bảy 2/9/2019
 


   Click vào link video star at 25:25

https://youtu.be/JRNQp9DuK1U?t=1525
Reply
#2
(2019-02-10, 12:06 PM)thitranlangthang1 Wrote: .


      Khi đứng trước công chúng nếu không chuẩn bị truớc khi cần diễn tả một điều gì tôi thường nói năng không trọn ý, vấp váp, không trôi chảy và chắc là không được lôi cuốn.
Khi tiến xa trên con đường tu học thì thấy đó là một điều may mắn vì nếu tôi có tài ăn nói lưu loát, lôi cuốn hay tôi có những tài năng khác ... những cái tài đó có lẽ sẽ cung cấp cho tôi một đời sống vật chất sung túc, một cuộc sống dễ dãi thì tôi sẽ không có cơ hội chạm mặt, cọ sát với khổ đau và khó khăn của cuộc đời để từ đó làm động lực cố gắng hết sức tìm ra chân lý . Cái tài ăn tài nói hay những tài năng, năng khiếu khác nếu có ... có lẽ chúng đẩy bật tôi ra khỏi mục tiêu chính của mình là tìm con đường giải thoát , thăng tiến tâm linh . Đứng trên con đường tiến hóa tâm linh như hoa sen : trước hết phải vươn mình lên khỏi bùn lầy nước đọng rồi mới đơm bông trổ hoa ... cũng như thế tôi nghĩ trên đường tu học các hành giả phải thể nghiệm được cái chân tâm hay " đạt chánh quả " rồi lúc đó tài năng tự nó đến như hoa sen tự nở hoa ... mà tài năng nở hoa cũng không cần thiết nữa rồi vì mình đã đến một chân trời " bất khả tư nghì " [ một chân trời không thể đếm được; không thể nghĩ tới ] ... tài năng thường tục nếu phát chắc chỉ được sử dụng như là một công cụ để truyền đạt giáo pháp cho những người đi sau đỡ vấp váp, lúng túng trên con đường tu học .



      Nguyễn Du khi viết ; “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài ” không biết chữ tâm Nguyễn Du dùng để ám chỉ tâm nào [ Chân tâm hay vọng tâm ]. Tôi nghĩ là Nguyễn Du nói đến chân tâm  là tâm của Bát Nhã Tâm kinh, là tâm “ưng sở trụ nhi sanh kỳ tâm ” của kinh Kim Cương . Vì chân tâm mới vượt hẳn lên cái tâm thường của thế giới vật chất , vượt lên một cảnh giới siêu việt nên mới gấp 3 chữ tài . Tài năng thế gian thường tình làm ta bám víu mãi, lẩn quẩn trong thế giới ta bà đầy phiền não ràng buộc để ta cứ mãi luân hồi ... như con cá mập, tài năng di chuyển trong nước thuộc loại cao cấp nên nó chắc chẳng bao giờ được thúc đẩy tiến hóa sống trên cạn .



    Trong cái youtube bên dưới, vị Thày này giảng về “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài ” nhưng vị thày này giảng về chữ tâm của Nguyễn Du khác với tôi trực nhận . Tôi đoán vị thày này giảng chữ tâm cho các Phật tử ngồi nghe chắc còn sơ cơ không thể giảng cao hơn hay Thày chưa thể nghiệm được chân tâm nên mới giảng như thế ? Muốn biết chắc chữ Tâm Nguyễn Du nói đến là chân tâm hay tâm thuộc về đạo đức  như thày trong youtube video giảng chắc phải hỏi thi sĩ Nguyễn Du . 

   Tối thứ bảy 2/9/2019
 


   Click vào link video star at 25:25

https://youtu.be/JRNQp9DuK1U?t=1525

Bài viết này hay và nhiều ý nghĩa để tham khảo và học hỏi , Bạn TTLT tiếp tục post đi , Khoa ủng hộ Cheer
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...

Reply