Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Kinh Pháp Cú chú giải
#1
Kinh Pháp Cú chú giải



Kinh Pháp Cú,  Dhammapada Sutta -- con đường đi đến chân lý -- được xem là thánh điển, gồm có 423 câu kệ được Phật Thích Ca thuyết giảng trong nhiều trường hợp khác nhau trong 40 năm giảng đạo của ngài. Kinh Pháp Cú thích hợp cho tất cả mọi người từ đại chúng cho đến người trí thức. Với những lời dạy cụ thể, sinh động và súc tích.

Theo thầy Thích Quảng Bảo thì "Đó là một thánh điển chứa đựng bức thông điệp vượt thời gian và đã thu hút tâm thức nhân loại hơn 2500 năm qua. Bộ tuyển tập này đã chiếu sáng nguồn tâm của nhều học giả và giới trí thức Tây phương và họ cho rằng bộ tuyển tập này là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương.  Vào năm 1855, bộ tuyển tập Pháp cú được một học giả thông thái người Đức Fauboll  chuyển dịch sang ngôn ngữ Latinh. Năm 1870, giáo sư Max Muller chuyển dịch bộ này sang Anh ngữ và lập tức sau đó được đông đảo quần chúng tại phương Tây ủng hộ và họ yêu cầu xuất bản bộ tuyển tập này nhiều lần. Năm 1914, Hội Pàli Text tái xuất bản Bộ Kinh Pháp cú này và ông F.L.Woodward dịch sang Anh ngữ vào năm 1921. Giới học giả và những người có trình độ học thức Tây phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Pháp cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh để mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hoá tâm thức của mình không còn bị nhiễm ô bởi đám mây vô minh che khuất."

Mỗi câu kệ Pháp Cú được Phật thuyết lên là từ những câu chuyện thật đã xảy ra. Và ngài Phật Âm (Buddhagosa, tác giả bộ Thanh Tịnh Đạo) đã sưu tập và biên soạn các tích chuyện đó. Mỗi tích chuyện cho mỗi câu kệ Pháp Cú rất dài, khoảng từ 10 đến 20 trang. Nên bộ Pháp Cú chú giải dài khoảng 1800 trang. Trong khi đó, 423 câu kệ kinh Pháp Cú chỉ chừng khoảng 80 trang sách. Anatta dựa theo bản dịch chú giải Kinh Pháp Cú của cố hoà thượng đầu đà Pháp Minh và tóm tắt lại ngắn gọn ý nghĩa chính và giải thích về từ ngữ Phật học của những câu kệ. Hơn nữa, đôi khi anatta cũng lấy thêm thông tin chú thích các thuật ngữ Phật pháp dựa theo bản Kinh Pháp Cú của hoà thượng Narada do bác Phạm Kim Khánh dịch, để kếp hợp với bản dịch chú giải của hoà thượng Pháp Minh, hầu mong làm sáng rõ nghĩa thêm lời Phật dạy, cho những ai muốn tìm học Phật pháp. Còn các bài kệ Pháp Cú thì được dùng từ bản dịch của hoà thượng Thích Minh Châu. Và có thể nói tinh hoa những gì Đức Phật thuyết giảng trong 40 năm hoằng pháp của ngài đều chứa đựng trong Kinh Pháp Cú.


Bạn nào muốn tìm đọc bộ chú giải Kinh Pháp Cú của hoà thượng Pháp Minh, 4 tập, thì có thể tìm xem ở đây: Chú giải Kinh Pháp Cú
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
Bản Kinh Pháp Cú viết trên lá bối-đa


[Image: dhp_leaf.jpg]


Theo ông Harischandra Kaviratna (Dhammapada - Wisdom of the Buddha, Theosophical University Press, Pasadena, USA, 1980), đây là tấm ảnh chụp bản Kinh Pháp Cú hiện được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Colombo, Sri Lanka. Bản kinh bằng văn tự Pali viết trên lá bối, mỗi trang có kích thước 45 cm x 6.5 cm, và được xem như là bản cổ xưa nhất của quyển kinh nầy. Bìa kinh làm bằng gỗ, với bìa trước có khắc hình các tháp xá lợi và cây bồ đề nơi Ðức Phật thành đạo. Bìa sau có khắc hình Ðức Phật nhập Ðại Niết Bàn.

Nguồn: budsas.org
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
Kinh Pháp Cú chú giải


I- Phẩm Song Yếu
Yamakavagga


1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,

Như xe, chân vật kéo.


1. Mind precedes all knowables,
mind's their chief, mind-made are they.
If with a corrupted mind
one should either speak or act
dukkha follows caused by that,
as does the wheel the ox's hoof.




TÍCH CHUYỆN

Một người đứng tuổi có tâm đạo nhiệt thành, tên Cakkhupāla, xuất gia theo Ðức Phật và tận lực chuyên cần tu niệm. Nếp sống kiên trì cố gắng sớm đưa vị Tỳ-khưu chơn chánh ấy đến đạo quả A-La-Hán 4, từng thánh cùng tột. Nhưng không may, Ngài bị mù hai mắt.

Ngày kia, khi đi kinh hành, Ngài vô tình làm chết nhiều côn trùng. Vài vị Tỳ-khưu ở nơi khác đến viếng, thấy có dấu máu trên đường kinh hành, mách với Ðức Phật rằng Ngài đã phạm giới sát sanh. Ðức Phật giải thích rằng Ðại đức Cakkhupāla đã đắc quả A-La-Hán, không cố ý mà chỉ vô tình làm chết những côn trùng ấy.

Lúc bấy giờ các vị Tỳ-khưu muốn biết tại sao Ðại đức Cakkhupāla lại phải bị mù.

Ðức Phật thuật rằng trong một kiếp sống trước kia, làm lương y, chính Đại đức Cakkhupāla có chữa bệnh đau mắt cho một thiếu phụ nghèo. Bà hứa đến lúc khỏi bệnh, bà và con gái bà sẽ về làm công trong nhà ông lương y. Thuốc quả thật công hiệu, nhưng bà không giữ lời hứa, viện lẽ rằng mắt bà còn tệ hơn trước. Vị lương y ác độc liền nảy sanh một ý tưởng tội lỗi. Ðể trả thù, ông cho thiếu phụ nghèo một thứ thuốc làm mù luôn cả hai mắt. Do nghiệp ác trong quá khứ, tuy vị Tỳ-khưu đã đắc quả A-La-Hán, vẫn phải mang tật mù.

Ðây là phương diện nhân quả tương xứng (gieo giống nào thì gặt giống nấy) của định luật Nghiệp báo. Còn một phương diện nữa là quả trổ liên tục (như một nhà bác học, thâu thập kiến thức trong đời sống, đến lúc chết và tái sanh, những kiến thức ấy là nhân sanh quả trong kiếp sống mới).

Một vị A-La-Hán, dầu đã thanh lọc mọi ô nhiễm, vẫn còn phải gặt hái những quả mà chính Ngài đã gieo trong quá khứ xa xôi.

Chư Phật và chư vị A-La-Hán không còn tạo nghiệp mới vì các Ngài đã tận diệt mọi căn cội - vô minh và ái dục - nhưng, cũng như tất cả chúng sanh khác, các Ngài không thể tránh khỏi hậu quả dĩ nhiên của những hành động, tốt và xấu, của chính các Ngài trong quá khứ.

Nghiệp ác chưa trả quả vẫn đeo đuổi người tạo nghiệp mãi cho đến hết kiếp này. Vì nghiệp ác luôn luôn theo đuổi theo kẻ làm ác, y như bánh xe theo sát gót chân con bò kéo xe vậy.

Và rồi Đức Phật nói lên câu kệ trên.


CHÚ THÍCH:

Dhamma - là một danh từ có rất nhiều ý nghĩa, thường được dịch là Pháp. Trong hai câu Pháp cú đầu tiên này, dhamma có nghĩa là nghiệp (kamma hay karma), tức là tác ý (cetanā) và những tâm sở khác cùng nằm chung trong một loại tâm nào đó, thiện hay bất thiện. Như trường hợp câu đầu thì dhamma là những tâm sở (cetasika) xấu, bất thiện. Nếu không có tâm hay thức tức nhiên các tâm sở ấy không thể phát sanh. Do đó tâm là cái đến trước, tâm dẫn đầu tất cả những tâm sở thiện và bất thiện. Trong các tâm sở, (cetanā) hay tác ý là quan trọng hơn hết. Chính tác ý (cetanā) tạo nghiệp bởi vì, như Ðức Phật dạy: "Như Lai tuyên bố, chính tác ý là Nghiệp".

Tâm dẫn đầu mọi hành động và tác dụng như thành phần chánh yếu trong khi tác hành, cũng như trong khi quyết định hoạt động. Chính tâm điều khiển và tạo tác hành động, bằng Thân, Khẩu, hay Ý.

Trong cặp song yếu này Ðức Phật nhấn mạnh vào vai trò rất quan trọng của tâm trong đời sống con người, và từ đó, Ðức Phật giải thích bằng cách nào hành động có thể trở nên tốt hay xấu, thiện hay bất thiện, tùy theo trạng thái tâm. Cuối cùng Ngài nhắc đến những hậu quả dĩ nhiên phải có của những hành động tương tợ và nêu lên hai thí dụ điển hình.

Tác ý: Cetana (Phạn ngữ), tiếng Anh là Volition.

Khổ sẽ theo người: (Tato naṃ, dukkhamanveti), kẻ thủ phạm tạo ba ác hạnh từ lúc nào thì sự khổ bắt đầu theo dõi kẻ ấy từ lúc đó, do năng lực của ác hạnh, kẻ ấy sẽ sa xuống bốn ác đạo (Apāya), hoặc trở lại làm người thế gian, nhưng trong đời kiếp nào, thân căn và cả các căn khác tức là những sở hữu tâm liên hệ với thân căn đã giải rành mạch trên đây của kẻ ấy cũng bị quả khổ theo sát một bên.

Như bánh xe theo chân bò giật (Cakkaṃ vā vahato padaṃ). Thường thường bò tơ mới tập giật (kéo xe), thì thay tháo trút, tánh còn hung hăng, khi bị mắc cổ vào ách thì chạy vụt đi, lôi cả chiếc xe chở đồ nặng, ý muốn tự do như trước, nhưng nào có được, con bò ấy dầu cho kéo một ngày, hai ngày, năm ngày, mười ngày hay nữa tháng cũng không thể nào tách rời ra chiếc bánh xe đang lăn phía sau, mỗi khi con bò muốn vươn mình tới trước thì bị cái ách đè nặng trên cổ, không cho vượt qua, còn muốn thụt về phía sau thì bị bánh xe đụng cọ vào thịt đùi không cho lùi lại, thành thử ra do hai lẽ ấy mà con bò đành chịu để cho hai bánh xe cứ mãi theo sát hai bên chân của nó vậy.

Con người có tâm nhơ đục, đã làm tất cả ba ác hạnh rồi, nhứt định phải sa vào ác đạo như địa ngục chẳng hạn, là nơi mà vì gốc ác hạnh, cả thân tâm của người ấy đều bị tội khổ đuổi theo.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#4
Phẩm Song Yếu 
(Yamakavagga)
(Twin Verses)


2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


2. Manopubbaṅgamā dhammā 1 manoseṭṭhā manomyā
Manasā ce pasannena bhāsati vā karoti vā
Tato naṁ sukhamanveti - chāyā'va anapāyinī.

2. Mind precedes all knowables,
mind's their chief, mind-made are they.
If with a clear, and confident mind
one should speak and act
happiness follows caused by that,
as one's shadow ne'er departing.



Tích chuyện

Tại thành Savatthi có ông phú hộ giàu có tên là Adinnapubbaka (Không cho), vì ông rất hà tiện chưa từng giúp đỡ bố thí cho ai, nên người ta gọi biệt danh ông như thế. Ông có được một người con trai và rất yêu quý đứa con, định làm đồ trang sức bằng vàng đeo lên tai cậu. Nhưng ông nghĩ lại là đem vàng đến thợ đặt họ làm thì sẽ tốn tiền công, và trong quá trình làm thì vụn hay bụi vàng sẽ bị rơi rớt mất đi. Ông tiếc nên ở nhà tự mày mò lấy vàng miếng ra rồi tự làm: đập cho dẹp sau đó uốn thế nào đó và gắn vào đôi tai của cậu con trai. Vì thế hàng xóm láng giềng gọi cậu là Maṭṭhakuṇḍali (người có đôi hoa tai chói sáng). Khi được 16 tuổi, cậu bị mắc bệnh vàng da, và bệnh tình ngày càng trầm trọng. Bà vợ khóc lóc ỉ ôi kêu ông kiếm thầy thuốc. Thương con nhưng xót của, ông không mời thầy thuốc lại nhà, vì mời đến bắt mạch xem bênh thì tốn tiền. Nên ông đi đên các thấy thuốc và kể cho họ nghe về chứng bệnh của cậu con. Những thầy thuốc mới mách bảo với ông là lấy rễ cây này, lá cây nọ nấu thuốc cho uống. Bệnh tình người con không thuyên giảm, trái lại nghiêm trọng hơn. Cuối cùng ông mời thầy thuốc đến xem bệnh cho con trai. Sau khi xem xong, vị thầy thuốc bảo rằng ông rất bận và đề nghị ông phú hộ tìm thầy thuốc khác. Sở dĩ vị thầy từ chối là vì bệnh tình quá nặng và cậu công tử sẽ không qua khỏi, quá muộn màng để có thể chữa được, nên ông thầy thối thác để khỏi mất tiếng tăm. Sau đó, ông phú hộ cũng nhận thức ra rằng, cậu con mình chắc sẽ phải chết. Ông nghĩ bụng nếu để cậu con nằm trong nhà mà chết đi thì khi người ta đến viếng sẽ thấy của cải đồ đạc trong nhà, nên ông đem cậu con đặt để ngoài trước hiên nhà.

Buổi sáng hôm đó trước khi Đức Phật Thích Ca đi trì bình thì ngài quán xét xem nên đi hướng nào để có thể hoá độ người có duyên. Và ngài quán biết có được vị công tử con nhà phú hộ đang nằm bệnh thoi thóp. Do đó ngài cùng nhóm chư tăng đi đến ngang nhà phú hộ. Cậu con trai khi đó đang nằm quay mặt vào trong nhà nên không trông thấy Phật. Vì thế Phật dùng thần thông phát hào quang đến nơi cậu. Đang nằm úp mặt vào trong thì chợt thấy có gì sáng sáng lạ lạ, nên cậu công tử mới quay mặt ra thì thấy Phật đang nhìn vào cậu. Trông thấy pháp tướng hảo đẹp trang nghiêm và từ bi của Phật, trong tâm cậu phát sinh lên niềm thương kính trong lành. Câu mới gắng nói thều thào: "thưa Đức Thế Tôn, rất tiếc là con không có được cơ hội để nghe ngài giảng pháp, được tu tập với sự dạy bảo của ngài, được đặt bát cúng dường cho ngài". Phật mới nói: "như vậy là đủ rồi". Kế đến Phật mới quay đi trì bình tiếp tục. Cậu con trai phú hộ nhìn theo Phật với lòng tin kính trong sạch, niềm hoan hỉ thiện lành phát lên trong tâm. Khi Phật khuất bóng thì cậu từ giả cõi trần. Và cậu được tái sanh về cõi trời Đao Lợi (cõi thứ 2 trong 6 cõi trời Dục giới). Cậu trở thành chư thiên đó, thọ hưởng quả phước an vui.

Một hôm vị chư thiên này (kiếp trước cậu con trai của ông phú hộ) muốn tìm hiểu xem quê nhà mình như thế nào. Vị thiên mới nhìn xuống và thấy nơi nghĩa địa gần nhà ông phú hộ, nơi đã chôn thiêu xác cậu con trai của ông, thì thấy ông phú hộ đang khóc lóc thảm thương vì nhớ con trai. Vị thiên mới tìm cách giúp người cha trước đây của mình, nên hoá thành một người giống như con trai ông phú hộ. Vị thiên đứng đó cũng khóc lóc. Ông phú hộ mới hỏi tại sao, thì vị thiên đó mới trả lời: "có chiếc xe làm bằng váng bạc quý giá, nhưng không có 2 cái bánh xe để dùng. Nhìn thấy vị công tử kia giống con mình, nhưng tướng mạo thì tươi sáng, quần áo trang sức sang trọng, còn người con trai của ông trước đây thì xanh xao ốm yếu, ông phú hộ nảy sinh cảm tình muốn giúp vị công tử đó hết buồn khổ bằng cách sẽ làm 2 bánh xe bằng vàng bạc quý giá cho. Vị thiên lấy làm lạ, cha mình trước đây keo kiệt đến nỗi dù thương mình mà ông cũng không bỏ tiền ra để lo thuốc thang cho mình; và bây giờ ông đã thay đổi, tâm mở rộng ra để giúp người. Nên vị trời mới thử lòng ông nói rằng, tôi muốn dùng mặt trời và mặt trăng làm bánh xe. Ông phú hộ nghe vậy mới nói, sao mà công tử lại muốn chi chuyện hảo huyền. Vị trời mới nói: "dù hảo huyền, nhưng mặt trời, mặt trăng thì còn có thể thấy và dùng được ánh sáng, còn ông mới thực là khóc lóc điều vô vọng hư ảo. Con ông đã chết, âm dương cách biệt, đâu thể nào sống lại ở với ông được nữa đâu!" Ông phú hộ nghe xong mới tỉnh ngộ và hỏi "công tử là ai?" Vị trời trả lời, tôi là con ông kiếp trước, nhưng do có lòng tín tâm trong sạch với Phật trước khi chết nên được tái sanh về nhàn cảnh. Ông phú hộ biết được vậy mới nhờ vị trời chỉ cách cho ông. Vị trời mới khuyên ông phú hộ nên đi nghe Phật giảng pháp và tu tập, rồi thường mời Phật và chư tăng đến để cúng dường thực phẩm. Nghe vị trời, ông phú hộ sau đó thường hay cúng dường và xin Phật cho thọ giới quy y làm cư sĩ tại gia. (Và về sau ông tu tập và chứng quả tầng thánh thứ nhất là Tu Đà Hoàn.)

Có lần ông đến nghe Phật giảng pháp và hỏi rằng nếu chỉ tịnh tín trong lành với Phật thì có thể tái sanh về cõi trời không? Phật xác nhận là có. Nhưng ông hoài nghi. Vì thế Phật mới gọi vị trời đó hiện xuống và kể lại toàn bộ câu chuyện cho chư tăng và hội chúng có mặt tại đó nghe. Sau khi vị trời kể xong thì Phật giảng một thời pháp ngắn, và ngài đúc kết lại bằng bài kệ ngắn gọn:

2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


---------------

Chú thích:

1. Riêng trong câu này danh từ dhamma hàm ý nghĩa nghiệp tốt (hành động thiện).

2.  Yamaka - có nghĩa là một cặp, một đôi. Chương, hay phẩm (Vagga), này gọi là Yamaka vì gồm mười cặp những câu song song trong phẩm Song Yếu này. Ðức Phật truyền dạy hai câu kệ song yếu này trong hai trường hợp khác nhau để chỉ rõ hậu quả dĩ nhiên phải có của những hành động, tốt cũng như xấu.

Con người gặt hái những gì đã gieo trong quá khứ hay đang gieo trong hiện tại. Cái mà con người đang gieo bây giờ, con người phải gặt hái, hoặc ngay trong hiện tại hoặc một lúc nào trong vị lai, vào một cơ hội thích ứng. Chính con người lãnh lấy trách nhiệm tạo cho mình hạnh phúc hay khốn cùng. Con người tạo cho mình thiên đàng hay địa ngục. Con người xây dựng số phận cho chính mình. Cái mà con người làm ra, hợp lại, con người có thể phá tan, tháo mở ra được.

Phật giáo giảng dạy trách nhiệm của mỗi người đối với chính mình, và tánh cách dĩ nhiên phải có, không thể lẩn tránh, của định luật nhân quả. Ta gặt hái tương xứng với cái gì mà ta đã gieo.

Cũng như thế ấy, trên lộ trình của người, thiện nghiệp nầy con người đã có sẵn thiện tâm, dầu đã thực hành hay chưa thực hành, khi sanh về cõi nào nhất là cõi Dục giới thì thân căn và các thiện căn tâm sở tùy thuộc đều có quả an vui theo dính một bên, như bóng với hình không rời nhau vậy.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#5
Quá tốt.  Thumbs-up4 :handshake_1f91d:
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply
#6
KỆ 3 và 4

3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.


4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.


3. Who bears within them enmity:
"He has abused and beaten me,
defeated me and plundered me",
hate is not allayed for them.


4. Who bears within no enmity:
"He has abused and beaten me,
defeated me and plundered me",
hate is quite allayed for them.


Phạn ngữ:

3. Akkocchi mam avadhi maṁ-ajini maṁ ahāsi me
Ye taṁ upanayhanti - veraṁ tesaṁ na sammati

4. Akkocchi maṁ avadhi maṁ ajini maṁ ahāsi me
Ye taṁ na upanayhanti veraṁ tesūpasammati


Tích Chuyện:

Trưởng lão Tissa là em họ của Đức Phật. Ông vốn dòng hoàng tộc và xuất gia theo Phật tu học khi tuổi đã cao niên.

Mỗi khi các vị tăng tụ hội ở giảng đường nơi tịnh xá Phật trú ngụ, ông thường hay thích chễm chệ ngồi ở giữa chánh điện. Ngày nọ, trong khi khi ông đang ngồi, thì có các vị tăng từ phương xa về thăm viếng lễ Đức Phật. Thấy ông đang ngồi giữa chánh điện, nên các vị tăng vội đến hỏi ông cần gì để phục dịch cho ông. Một vị sư trẻ mới hỏi đại đức Tissa được bao nhiêu tuổi hạ (tuổi tình kể từ khi xuất gia theo Phật tu hành), đại đức mới trả lời là "ta chưa có tuổi hạ nào hết" (chưa trọn một năm kể từ ngày xuất gia). Vị sư trẻ nghe như vậy mới trách mắng trưởng lão Tissa rằng: "Tuổi hạ ông còn nhỏ, ông nên tiếp đón, phụ giúp các vị sư cao tuổi hạ; sao ông tự tôn tự đại hách dịch quá vậy?" Đại đức Tissa bị vị sư trẻ trách cứ nên nổi giận và chỉ trích lại. Sau đó đại đức Tissa mới đi tìm Đức Phật để phân trần, vì ông ý là em họ của Đức Phật. Cùng lúc đó các vị sư kia cũng đi cùng theo. Khi thấy đại đức, Phật mới hỏi tại sao mặt mày của đại đức thểu não như vậy? Đại đức Tissa mới trình lại với Đức Phật sự việc và còn bị vị sư trẻ kia mắng nhiếc. Phật mới bảo rằng, đại đức Tissa tuổi hạ còn nhỏ, nên phải tiếp đón và phụ giúp các vị tăng cao tuổi hạ (dù rằng tuổi đời họ nhỏ hơn), đó là luật của tăng đoàn. Phật bảo đại đức Tissa nên xin lỗi với các vị tăng đó. Đại đức Tissa cứng đầu không chịu nghe, vì thế tăng chúng mới hỏi Phật sao ông ta ương ngạnh như vậy. Phật mới bảo, chẳng phải đại đức Tissa cố chấp ương ngạnh hiện giờ thôi đâu, mà trong tiền kiếp ông ta cũng đã từng như vậy. Đức Phật mới kể:

"Trong một tiền kiếp đại đức Tissa  là một đạo sĩ có tên là Devila. Sau 8 tháng ẩn tu trong rừng núi, đạo sĩ Devila mới xuống núi và tìm vào trong thành để trú ngụ những tháng mưa cùng tiện bề tìm kiếm món ăn. Đạo sĩ Devila mới đến nhà chủ lò gốm xin trú ngụ qua đêm ở gian trại làm đồ gốm (vì ban đêm gian trại không làm việc, rộng rãi, không có ai ở đó). Một lúc sau có một đạo sĩ khác tên là Narada cũng ghé ngang và xin đạo sĩ Devila cùng cho tá túc. Devila đồng ý mời vào. Sau khi hỏi han đạo đàm với nhau thì cải hai cùng đi ngủ. Trước khi ngủ, đạo sĩ Narada ghi nhớ chỗ đạo sĩ Devila ngồi nghỉ hồi nảy. Devila không nằm ngủ nơi đó, ông lại đến nằm ngang nơi của cái trại lò gốm mà ngủ. Khuya khỉ Narada tỉnh dậy và đi ra ngoài, thì tình cờ lại đạp nhằm búi tóc của Devila. Đạo sĩ Devila giật mình, phát cáu mới mắng Narada là đồ tu giả, đồ tu giả. Đạo sĩ Narada vô tình không biết Devila nằm ngay cửa cái nên mới lên tiếng xin lỗi, xin lỗi, không cố ý. Khi Narada ra ngoài, thì đạo sĩ Devila mới đổi day nằm ngược đầu lại phía dưới chân. Một lúc sau, đạo sĩ Narada trở vào thì lại đâph nhằm cổ của Devila, vì Narada nghĩ rằng nếu vào theo phía bên đã đi ra vừa qua thì sẽ đạp nhằm đầu tóc của Devila. Đạo sĩ Devila nổi cáu lên mắng Narada đồ tu giả, đồ tu giả, và cất lời nguyền rủa độc ác tới đạo sĩ Narada. Dù đạo sĩ Narada hết lòng phân minh rằng ông không biết và vô tình, nhưng Devila vẫn điên tiết và nguyền rủa. Chuyện này đến tai dân chúng và vua quan, họ khuyên đạo sĩ Devila nên xin lỗi và sám hối với đạo sĩ Narada, nhưng Devila cố chấp, cứng đầu không chịu nghe theo."

Sau khi thuyết tích chuyện xong, Phật mới nói với trưởng lão Tissa rằng: "Này Tissa, nếu tỳ kheo nào cố chấp ôm giữ mãi trong tâm những lời mắng nhiếc, áp chế của người khác, thì oán hận sẽ không nguôi ngoại trong tâm. Ngược lại, nếu không ôm chấp nỗi niềm  ấy, thì hờn oán, căm giận sẽ tự nguôi đi." Và sau đó Đức Phật mới thuyết lên bài kệ:


3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.


4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.



Chú thích:

Ðức Phật hằng khuyên dạy hàng tín đồ không nên trả thù báo oán mà phải hành pháp nhẫn nại, luôn luôn, trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, trước mọi khiêu khích. Ðức Phật tán dương những ai sẵn sàng chịu đựng lỗi lầm của kẻ khác, mặc dầu trong tay có đủ quyền lực để trả thù. Trong quyển Pháp Cú này có nhiều trường hợp cho thấy rằng Ðức Phật luôn luôn hành pháp nhẫn nại, dầu lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích thậm tệ, bị chưởi mắng và bị tấn công. Nhẫn nại không bao giờ là dấu hiệu của sự ương hèn yếu kém, hay chủ bại, đầu hàng, mà trái lại là sức mạnh bất khuất của con người tự chủ.


[Image: PC_Pic1.png]
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#7
Pháp Cú kệ 5


5. Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.


5. Never here by enmity
are those with enmity allayed,
they are allayed by amity,
this is the timeless Truth.


5. Na hi verena verāni - sammantī'dha kudācanaṁ
Averena ca sammanti - esa dhammo sanantano.



Tích chuyện

Người kia có hai vợ. Một có con và một không. Bà không con đem lòng ganh tỵ, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà này hai lần hư thai. Ðến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà đang có mang cùng chết với đứa bé trong lòng và với tâm cương quyết báo oán cho cả hai mẹ con. Rồi bà thực hành ý định. Bà nọ, bị trả thù, cũng quyết tâm trả lại thù. Và như thế ấy thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tục. Tuy nhiên, đến kiếp tái sanh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Ðức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải, chấm dứt hận thù.


Chú thích

1. Tình thương - avera, đúng nghĩa của danh từ, là không sân hận. Ở đây, danh từ avera chỉ đức tánh trái nghịch với tâm sân, tức tâm Từ (Mettā).

2. Ðịnh luật trường cửu - sanantana, một nguyên tắc thời xưa mà Ðức Phật và hàng môn đệ của Ngài cùng theo. (Chú giải).


(Tích chuyện và Chú thích trong Kệ số 5 này theo bản dịch Kinh Pháp Cú của bác Phạm Kim Khánh)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#8
Pháp Cú kệ 6


6. Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.


6. Still others do not understand
that we must perish in this world,
those who understand this,
their quarrels are allayed.


6. Pare ca na vijānanti -
mayamettha yamāmase

Ye ca tattha vijānanti -
tato sammanti medhagā.



Tích chuyện

Một câu chuyện xích mích thường tình giữa các thầy Tỳ-khưu đưa đến cuộc tranh chấp bất hạnh. Những nhà sư có tánh gây gổ không chịu nghe lời khuyên giải. Cho đến những lời phân xử của Ðức Phật cũng không giảng hòa được các thầy. Sau cùng, Ðức Phật bỏ vào rừng, nhập hạ luôn trong ấy. Do áp lực của các thiện tín cư sĩ các thầy phải đi tìm Ðức Phật, xin sám hối, và thỉnh Ngài về. Lúc bấy giờ Ðức Phật tuyên ngôn lời dạy trên. (Tích chuyện theo bản dịch của Phạm Kim Khánh)


Chú thích:

1. Người khác - những người có tánh ưa tranh chấp, gây gổ.

2. Bị hại: chư Tăng đang hòa hợp sống chung, bỗng nhiên sanh ra tranh giành, cãi vã, bất hòa, ấy là tự mình chận đứng bước tiến của mình, tự mình tiêu diệt mình, tự mình đưa nhau đến chỗ suy vong mà không tự biết.

3. Chỗ ấy, ai hiểu được: chỉ nhóm người không tranh chấp, đối lại với nhóm kia ở câu kệ trên. Hoặc giả chỉ những Tỳ khưu tranh chấp, nhưng sớm biết ăn năn tự hối, nhờ có sự lưu tâm, suy xét, cân phân lợi hại.

Hoặc là do những người sớm biết lưu tâm quán xét tự nhận lỗi để cùng nhau giải hoà trở lại, do người như vậy làm gương cho người khác noi theo.

4. Samanti medhagāti (lắng êm): Các sự tranh chấp, cãi lẫy biện thuyết hơn thua, phải quấy thảy đều yên lặng chấm dứt, không còn kéo dài lòng thòng nữa.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#9
Pháp Cú kệ 7 và 8


7. Ai sống nhìn tịnh tướng (1),
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy, (2)
như cây yếu trước gió.

8. Ai sống quán bất tịnh (3),
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần (4),
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá , trước gió. (5)

7. One who beauty contemplates,
whose faculties are unrestrained,
in food no moderation knows,
is languid, who is indolent:
that one does Mara overthrow
as wind a tree of little strength.


8. One who foulness contemplates,
whose faculties are well-restrained,
in food does moderation know,
is full of faith, who's diligent:
that one no Mara overthrows,
as wind does not a rocky mount.


7. Subhānupassim viharantam - indriyesu asamvutam
Bhojanamhi amattaññum - kusītaṁ hīnavīriyaṁ
Taṁ ve pasahati māro - vāto rukkham'va dubbalaṁ.

8. Asubhānupassiṁ viharantaṁ indriyesu susaṁvutaṁ
Bhojanamhi ca mattaññuṁ -saddhaṁ āraddhavīriyaṁ
Taṁ ve nappasahati māro -vāto se lamva pabbattaṁ


Tích chuyện

Có hai anh em nhà nọ làm nghề buôn. Ngày kia khi hai người đang trên đường chở xe hàng hoá về nhà, thì đi ngang chỗ Đức Phật chuẩn bị thuyết pháp cho chư tăng. Người anh mới bảo người em ở lại trông chừng xe hàng, và đi vào nghe Phật giảng Pháp. Sau khi nghe xong, người anh bèn xin Phật cho xuất gia để theo ngài tu học. Đức Phật mới bảo ông cho người thân của ông biết ý định rồi sau đó Phật sẽ cho ông gia nhập tăng đoàn. Ông quay trở ra và báo cho người em hay. Người em khuyên giải anh đừng đi tu một hồi nhưng người anh đã quyết định nên cũng chìu theo ý của người anh. Kế đó người anh chính thức quy y xuất gia với Phật. Phần người em, sau này cũng xin xuất gia với Phật, nhưng không phải là mục đích tu hành mà trong đầu nghĩ rằng, khi gia nhập vào được tăng đoàn tu rồi, thì từ từ tìm cách lôi kéo người anh trở về đời sống thế tục. Riêng người anh, ngày nọ đến bẩm với Phật rằng, do ông tuổi đã lớn mới xuất gia đi tu, pháp học không biết nhiều, cầu xin Phật chỉ cho cách thức nào tu tập ngắn gọn để ông có thể thực hành. Phật mới dạy ông cách thiền Asubhānupassiṃ (Bất tịnh quán),  là quán niệm một trong mười đề bất tịnh (tử thi), hoặc niệm ba mươi hai thể trược, niệm thuận khởi đầu từ tóc là vật bất tịnh rồi đến lông, móng, răng, da, tất cả hình hài nầy là vật “bất tịnh”, là 32 thể trược của thân xác. Và ông nhiệt tâm tu tập. Ngày nọ, khi ông thiền quán thân xác của người thiếu nữ bị bệnh chết và đang được hoả thiêu, từ một tấm thân xinh đẹp quyến rũ và dần dần bị nức nẻ, chảy nước, co rút và cuối cùng hoại diệt trong ngọn lửa, và ông chứng đắc quả vị giải thoát là A La Hán.

Phần người em, niềm tin với pháp kém cỏi, thường hay nghĩ đến dục lạc, sau này vợ của ông đến cúng dường thực phẩm cho Phật và tăng chúng, và lôi kéo trở về gia đình  thì ông cởi bỏ y áo tu hành theo vợ trở về đời sống thường tục. Gia đình người anh cũng bày cách ngày nọ mời ông về nhà để cúng dường thực phẩm, rồi các người thân lợi dụng cơ hội tìm cách lôi kéo, ép buộc ông từ bỏ đời sống xuất gia, nhưng họ không biết là ông đã đắc đạo quả A La Hán,  túng quá ông dùng thần thông biến mất khỏi căn nhà và bay trở về nơi Phật cư trú và đảnh lễ ngài. Từ sự tình của hai anh em, Đức Phật mới thuyết bài kệ Pháp Cú trên.
 

Chú thích:


1. Suy tưởng đến lạc thú - ham muốn những lạc thú.[/font]

2.  Ma Vương - Theo Phật giáo, có năm loại Ma Vương là: Uẩn (Khandha), Hành Ðộng thiện và bất thiện (abhisankhāra), Chết (Maccu), Dục Vọng (Kilesa) và Trời Ma Vương (Devaputta). Ở đây danh từ Ma Vương được dùng theo nghĩa dục vọng.

3. Uế trược - ba mươi hai ô trược của thể xác, như tóc, lông, móng tay, móng chơn, răng, da v.v... Suy niệm về các ô trược của thể xác là đề mục hành thiền thích ứng để chế ngự lòng tham ái.

4. Niềm tin - saddhā, là niềm tin tưởng nơi Phật (Ðạo Sư), Pháp (Giáo huấn) và Tăng (Giáo hội), một niềm tin căn cứ trên sự hiểu biết. Không có đức tin mù quáng trong Phật giáo. Không có sự chấp nhận suông điều gì do đức tin không suy luận.

5. Hai câu này chỉ để dạy chư vị Tỳ-khưu, những người đã chú nguyện sống đời Phạm hạnh thiêng liêng. Câu đầu, chỉ con đường vật chất, thỏa mãn nhục dục; câu nhì, con đường tinh thần, tự chế, tự kiểm và phạm hạnh. Nên nhận định rằng Phật giáo cung ứng một lối sống cho hàng xuất gia và một lối khác cho người tại gia cư sĩ.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#10
(2018-07-24, 10:40 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 7 và 8


7. Ai sống nhìn tịnh tướng (1),
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy, (2)
như cây yếu trước gió.

8. Ai sống quán bất tịnh (3),
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần (4),
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá , trước gió. (5)

7. One who beauty contemplates,
whose faculties are unrestrained,
in food no moderation knows,
is languid, who is indolent:
that one does Mara overthrow
as wind a tree of little strength.


8. One who foulness contemplates,
whose faculties are well-restrained,
in food does moderation know,
is full of faith, who's diligent:
that one no Mara overthrows,
as wind does not a rocky mount.


7. Subhānupassim viharantam - indriyesu asamvutam
Bhojanamhi amattaññum - kusītaṁ hīnavīriyaṁ
Taṁ ve pasahati māro - vāto rukkham'va dubbalaṁ.

8. Asubhānupassiṁ viharantaṁ indriyesu susaṁvutaṁ
Bhojanamhi ca mattaññuṁ -saddhaṁ āraddhavīriyaṁ
Taṁ ve nappasahati māro -vāto se lamva pabbattaṁ


Tích chuyện

Có hai anh em nhà nọ làm nghề buôn. Ngày kia khi hai người đang trên đường chở xe hàng hoá về nhà, thì đi ngang chỗ Đức Phật chuẩn bị thuyết pháp cho chư tăng. Người anh mới bảo người em ở lại trông chừng xe hàng, và đi vào nghe Phật giảng Pháp. Sau khi nghe xong, người anh bèn xin Phật cho xuất gia để theo ngài tu học. Đức Phật mới bảo ông cho người thân của ông biết ý định rồi sau đó Phật sẽ cho ông gia nhập tăng đoàn. Ông quay trở ra và báo cho người em hay. Người em khuyên giải anh đừng đi tu một hồi nhưng người anh đã quyết định nên cũng chìu theo ý của người anh. Kế đó người anh chính thức quy y xuất gia với Phật. Phần người em, sau này cũng xin xuất gia với Phật, nhưng không phải là mục đích tu hành mà trong đầu nghĩ rằng, khi gia nhập vào được tăng đoàn tu rồi, thì từ từ tìm cách lôi kéo người anh trở về đời sống thế tục. Riêng người anh, ngày nọ đến bẩm với Phật rằng, do ông tuổi đã lớn mới xuất gia đi tu, pháp học không biết nhiều, cầu xin Phật chỉ cho cách thức nào tu tập ngắn gọn để ông có thể thực hành. Phật mới dạy ông cách thiền Asubhānupassiṃ (Bất tịnh quán),  là quán niệm một trong mười đề bất tịnh (tử thi), hoặc niệm ba mươi hai thể trược, niệm thuận khởi đầu từ tóc là vật bất tịnh rồi đến lông, móng, răng, da, tất cả hình hài nầy là vật “bất tịnh”, là 32 thể trược của thân xác. Và ông nhiệt tâm tu tập. Ngày nọ, khi ông thiền quán thân xác của người thiếu nữ bị bệnh chết và đang được hoả thiêu, từ một tấm thân xinh đẹp quyến rũ và dần dần bị nức nẻ, chảy nước, co rút và cuối cùng hoại diệt trong ngọn lửa, và ông chứng đắc quả vị giải thoát là A La Hán.

Phần người em, niềm tin với pháp kém cỏi, thường hay nghĩ đến dục lạc, sau này vợ của ông đến cúng dường thực phẩm cho Phật và tăng chúng, và lôi kéo trở về gia đình  thì ông cởi bỏ y áo tu hành theo vợ trở về đời sống thường tục. Gia đình người anh cũng bày cách ngày nọ mời ông về nhà để cúng dường thực phẩm, rồi các người thân lợi dụng cơ hội tìm cách lôi kéo, ép buộc ông từ bỏ đời sống xuất gia, nhưng họ không biết là ông đã đắc đạo quả A La Hán,  túng quá ông dùng thần thông biến mất khỏi căn nhà và bay trở về nơi Phật cư trú và đảnh lễ ngài. Từ sự tình của hai anh em, Đức Phật mới thuyết bài kệ Pháp Cú trên.
 

Chú thích:


1. Suy tưởng đến lạc thú - ham muốn những lạc thú.[/font]

2.  Ma Vương - Theo Phật giáo, có năm loại Ma Vương là: Uẩn (Khandha), Hành Ðộng thiện và bất thiện (abhisankhāra), Chết (Maccu), Dục Vọng (Kilesa) và Trời Ma Vương (Devaputta). Ở đây danh từ Ma Vương được dùng theo nghĩa dục vọng.

3. Uế trược - ba mươi hai ô trược của thể xác, như tóc, lông, móng tay, móng chơn, răng, da v.v... Suy niệm về các ô trược của thể xác là đề mục hành thiền thích ứng để chế ngự lòng tham ái.

4. Niềm tin - saddhā, là niềm tin tưởng nơi Phật (Ðạo Sư), Pháp (Giáo huấn) và Tăng (Giáo hội), một niềm tin căn cứ trên sự hiểu biết. Không có đức tin mù quáng trong Phật giáo. Không có sự chấp nhận suông điều gì do đức tin không suy luận.

5. Hai câu này chỉ để dạy chư vị Tỳ-khưu, những người đã chú nguyện sống đời Phạm hạnh thiêng liêng. Câu đầu, chỉ con đường vật chất, thỏa mãn nhục dục; câu nhì, con đường tinh thần, tự chế, tự kiểm và phạm hạnh. Nên nhận định rằng Phật giáo cung ứng một lối sống cho hàng xuất gia và một lối khác cho người tại gia cư sĩ.

Thank you anh Anatta, vừa đăng tiếng Việt và có tiếng Anh nữa thì hay quá trời luôn á.  Clap 10_point  [Image: butterfly-heart-smiley-emoticon.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#11
Pháp Cú kệ 9 và 10


9. Ai mặc áo cà sa. [1]
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa


10. Ai rời bỏ uế trược,
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.


9. One who wears the stainless robe
who's yet not free from stain,
without restraint and truthfulness
for the stainless robe's unfit.


10. But one who is self-cleansed of stain,
in moral conduct firmly set,
having restraint and truthfulness
is fit for the stainless robe.


9. Anikkasāvo kāsāvaṁ - yo vatthaṁ paridahessati
Apeto damasaccena - na so kāsāvam arahati.

10. Yo ca vantakasāv' assa - sīlesu susamāhito
Upeto damasaccena - sa ve kāsāvam arahati.


Tích chuyện

Ngày nọ đại đức Xá Lợi Phất (Sariputta) cùng đoàn chư tăng khoảng 1000 người đi hoằng pháp. Đại đức thuyết pháp về quả bố thí cúng dường: “Một người tự mình làm phước không khuyến bảo ai theo mình, tương lai sẽ tái sanh nơi nào thì sẽ ấm no, tiền tài đầy đủ nhưng người tuỳ thuộc thì ít. Người không làm phước, bố thí cũng không khuyên rủ ai khác làm thì tương lai tái sanh sẽ bần hàn cô độc. Còn kẻ nào vừa làm phước cúng dường, vừa rủ rê người khác cùng làm thì mai sau tái sanh sẽ dồi dào vật chất, và người tuỳ thuộc đông đảo.” Một thiện tín sau khi nghe ngài Xá Lợi Phất giảng xong, lấy làm hoan hỷ và thỉnh mời đại đức cùng các chư tăng đi cùng đến dự buổi trai tăng ở nhà ông. Đại đức im lặng nhận lời. Người thiện tín đó cùng lúc rủ rê những người dân khác tham gia cúng dường trai tăng ở nhà ông. Có một thiện tín đóng góp một bộ y vàng vải tốt thượng hạng. Những người thiện tín mới cùng bàn nhau không biết nên dâng bộ cà sa y vàng cho sư nào. Sau một hồi thảo luận, họ đều nhất trí dâng bộ y vàng đó cho sư Devadatta (Đề Bà đạt-đa). Vì họ nghĩ rằng, Devadatta hầu như đều đến làng của họ mỗi tuần, còn đại đức Xá Lợi Phất thì lâu lâu mới ghé ngang. Có một số người thấy chướng mắt khi Devadatta mặc y vàng đi tới đi lui. Sự việc đến tai Đức Phật, và ngài cho biết rằng, trong tiền kiếp Devadatta cũng đã từng lạm dụng y vàng. Và ngài kể.

Trong một kiếp trước, Devadatta làm săn bắn, y thường hay săn voi lấy thịt và ngà đem bán. Ở một khu rừng già, có một đàn voi rất đông đảo cả ngàn con. Mỗi khi chúng đi kiếm ăn và đi ngang qua chỗ các vị Phật Độc Giác ẩn cư thì chúng đều dừng lại cúi chào các ngài. Devadatta rình ở gần đó mới suy nghĩ chắc có lẽ là do áo y vàng của các vị Độc Giác Phật. Một hôm hắn canh chừng thấy một vị Độc Giác Phật cởi bộ y vàng để đi tắm, thì hắn mới trộm tấm y vàng đó. Sau đó hắn  dùng tấm y vàng đó máng lên đầu ngọn lao của hắn để săn bắt đàn voi. Hắn chờ cho cả đàn qua hết còn lại con voi sau cùng thì hắn ngồi trong bụi cây và đưa tấm y vàng ra ngoài khi con voi tiến tới. Con voi nghĩ đó là vị Độc Giác Phật nên nó dừng lại cúi đầu. Devadatta bèn thừa cơ hội ấy đâm mũi lao vào chỗ nhược của con voi, giết lấy thịt và ngà. Hắn cứ săn đàn voi kiểu như thế đến một ngày đàn voi càng ngày càng ít đi, rồi một ngày nọ hắn gặp Tượng Chúa của đàn voi, và bị tượng chúa xua đuổi đi. Thuật lại đến đây thì Đức Phật đọc hai câu kệ Pháp Cú trên.


Chú thích:

(1) Y vàng, hay áo cà sa - Kasāva, là những bợn nhơ của dục vọng. Kasāva cũng có nghĩa là bộ y nhuộm vàng, hay áo càsa, một sắc tướng tượng trưng hạnh từ khước, dứt bỏ, xuất gia. Nhuộm y màu vàng để cho bộ y hết đẹp, không còn giá trị vật chất. Ở đây là một lối chơi chữ. Sắc tướng bên ngoài của đời sống Thiêng Liêng Ðạo Hạnh không có nghĩa lý gì nếu không có sự trong sạch bên trong. Trong một trường hợp khác Ðức Phật ghi nhận rằng con người trong sạch chính thật là người ẩn dật lý tưởng hay Tỳ-khưu (bhikkhu), dầu bên ngoài, sắc tướng như thế nào đi nữa.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#12
Pháp Cú kệ 11 và 12


11. Không chân, tưởng chân thật,
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,

do tà tư, tà hạnh.

12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.


11. Conceiving the real in unreality
while seeing unreal the truly real,
roaming fields of thoughts ill-formed:
never they at the real arrive.


12. That which is real they know as real,
that unreal, to be unreal;
roaming fields of thought well-formed
they at the real arrive.


Phạn ngữ Pali:

11. Asāre sāramatino -
Sāre cāsāradassino

Te sāraṁ nādhigacchanti -
Micchāsaṅkappagocarā.

12. Sāran ca sārato ñatvā -
asārañ ca asārato
Te sāraṁ adhigacchanti -
sammā saṅkappagoccarā


Tích Chuyện

Hai vị đại đệ tử thượng thủ của Đức Phật là Xá Lợi Phất (Sāriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallāna) trước khi gặp Phật Thích Ca thì cả hai là du tăng cùng đang tu tập với một vị thầy để tìm kiếm con đường giải thoát. Ngày nọ Xá Lợi Phất gặp Asajji, là đệ tử của Phật và đã đắc quả A La Hán (Phật), đang trên đường đi trì bình khất thực. Trông thấy phong thái, thanh tịnh, ung dung tự tại và tươi sáng thì Xá Lợi Phất mới đến hỏi "ngài Asajji tu học theo giáo pháp gì, thầy của Asajji là ai, và vị thầy đã dạy những gì?"

Asajji mới đáp, "thầy dạy không nhiều".

Xá Lợi Phất mới cầu khẩn, "dù thầy của ngài dạy ngài ít, mong ngài chỉ dạy cho con, sau khi nghe xong con có thể giác ngộ ít nhiều."

Nghe Xá Lợi Phất khẩn cầu như vậy, ngài Asajji chỉ đọc bài kệ tóm tắt mà ngài đã học được từ Đức Phật: "Ye dhammà hetuppabhavà tesam hetum tathàgato àhatesamca yo nidrotho evamvàdì mahà samano." (Về các pháp phát sinh từ một nhân, Đức Như Lai đã chỉ rõ, và cũng chỉ rõ sự diệt các pháp đó. Đó là lời dạy của bậc Đại Sa-môn). Nghĩa của bài kệ là, tất cả các pháp đều có nhân (duyên) sanh, có nhân sanh thì có quả, muốn diệt quả đó thì phải biết cái nào là nhân.

Nghe xong bài kệ ngắn Xá Lợi Phất giác ngộ được giáo lý của Đức Phật, và đắc đạo sơ quả Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu, tầng thánh thứ nhất trong 4 thánh quả) nhập vào dòng thánh. Rồi Xá Lợi Phất mới hỏi thầy của ngài Asajji ở đâu để đi đến tìm học. Sau đó, ngài Xá Lợi Phất mới đi tìm bạn tu là ngài Mục Kiền Liên báo tin cho hay. Mục Kiền Liên trông thấy bạn mình hôm nay thay đổi lạ thường, khuôn mặt từ bi, dáng điệu thanh thoát, nhẹ nhàng. Thắc mắc, Mục KIền Liên  bèn mới hỏi duyên do. Ngài Xá Lợi Phất kể lại sự tình và đọc bài kệ ngắn 2 câu trên, nghe xong Mục Kiền Liên cũng đắc sơ quả Tu Dà Hoàn và nhập dòng thánh như ngài Xá Lợi Phất. Cả hai bèn trở về báo với thầy của mình và khuyên ông cùng đi đến tu học với Đức Phật. Vì thầy từ chối vì cho rằng bị mất mặt, và tham luyến tín đồ hiện có. Hai vị Xá Lơi Phất và Mục Kiền Liên sau đó tìm đến thọ học và trở thành đệ tử của Đức Phật, cả hai cùng kể chuyện về vị thầy cũ của mình. Nghe xong Phật mới bảo sự khác nhau giữa suy tư chân chánh và sai lầm, không chân chánh. Và Đức Phật mới thuyết 2 bài kệ Pháp Cú trên.

Thấy biết chân chánh dẫn đến giác ngộ chân lý.


Chú thích:

1. Chánh yếu sāra là cái lõi cây, hay tinh hoa. Asāra là những gì không chánh yếu như nhu cầu của đời sống, tà kiến v.v... Sāra là những gì chánh yếu như chánh kiến (sammā diṭṭhi), giới (sīla), định (samādhi), tuệ (pannā) v.v... Không thể thành tựu được tinh hoa của đời sống thiêng liêng đạo hạnh bằng cách sai lầm xem cái không chánh yếu là chánh yếu. Cái chánh yếu lại coi không chánh yếu.

Trong kinh Mahā Sāropama Sutta (Majjhima Nikāya, số 29) Ðức Phật so sánh lá và cành của cây với lợi lộc và danh vọng, vỏ cây như giới, thân cây bọc ngoài cái lõi như định, trái cây như năm phép thần thông (abhiññā) và lõi cây như đạo quả A-La-Hán.

2. Ý tưởng sai lạc - như tham dục (kāma), sân hận hay ác ý (vyāpāda), và hung bạo (vihiṁsā).

3. Ý tưởng chơn chánh - như xuất gia, từ khước, tức không luyến ái (nekkhamma), thiện ý hay tâm Từ (avyāpāda), và dịu hiền, tức không hung bạo (avihiṁsā). Những tư tưởng trong sạch này gồm thành chi thứ nhì của Bát Chánh Ðạo, chánh tư duy.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#13
Pháp Cú kệ 13 và 14

13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.


14. Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.


13. Even as the rain does penetrate
a house that's badly thatched,
likewise lust does penetrate
the mind uncultivated.


14. As rain does never penetrate
a house that is well-thatched,
so lust does never penetrate

the mind well cultivated.

13. Yathā'gāraṁ ducchannaṁ
- vuṭṭhi samativijjhati
Evaṁ abhāvitaṁ cittaṁ
- rāgo samativijjhati.

14. Yathā'gāraṁ succhannaṁ
- vuṭṭhi na samativijjhati
Evaṁ subhāvitaṁ cittaṁ (1)
- rāgo na samativijjhati.


Tích chuyện

Hai câu kệ Pháp Cú này được Đức Phật thuyết lên đề cập đến đại đức Nanda.

Đại đức Nanda là em cùng cha khác mẹ của Đức Phật. Nhân dịp Phật cư ngụ gần hoàng cung, vua cha Tịnh Phạn là phụ vương của Đức Phật mới thỉnh mời ngài cùng chư tăng tuỳ tùng về triều để dâng tiệc trai. Nhân dịp này, Phật đã thuyết pháp và hoá độ cho phụ vương của ngài và di mẫu Gotama (vú nuôi chăm sóc cho ngài khi còn bé) đắc đạo quả nhập vào dòng thánh. Cũng trong những ngày về thăm hoàng cung, Đức Phật hoá độ hoàng tử Nanda xuất gia trong ngày làm lễ cưới hoàng tử.

Tuy nhiên sau đó thay vì chăm lo hành thiền, sống nếp phạm hạnh, đại đức Nanda cữ mãi lo nghĩ tưởng nhớ đến người vợ tuyệt đẹp chưa cưới. Và đại đức có ý định xả giới trở về hoàng cung. Các vị tỳ kheo mới có lời chê trách đại đức Nanda. Đức Phật bèn mới hỏi đại đức lý do thì đai đức cho biết rằng, không thể quên được hình bóng mỹ miều của người vợ chưa cưới. Phật bèn dùng thần thông cho ông thấy cung trời Đao Lợi nơi đó Thiên Chủ Đế Thích Sakka đang được 500 tiên nữa hầu hạ phục dịch. Phật mới hỏi đại đức nhan sắc những tiên nữ đó thế nào? Đại đức Nanda mới trả lời là quá đẹp, tuyệt trần. Người hôn phối của đại đức so với các tiên nữ này chỉ bằng một phần mười. Sau đó đại đức Nanda cố gắng tu tập với hy vọng rằng mai đây ông sẽ được các tiên nữ đó kề cận. Một thời gian sau, đại đức chứng ngộ quả vị giải thoát A La Hán, và bạch với Phật rằng đại đức không còn ham muốn các tiên nữ đó nữa. Các tỳ kheo hỏi duyên do về sự lười nhác tu tập của đại đức Nanda, và sự chứng ngộ của ông. Đức Phật mới bảo, trong tiền kiếp đại đức cũng từng mê đắm sắc dục như thế. Và kế đến đức Phật đọc lên 2 câu kệ Pháp Cú trên.


Chú thích:

1. Tâm phát triển đầy đủ - Bhāvitam, đúng nghĩa uyên nguyên của danh từ, là làm cho trở thành, tức là đào luyện bằng thiền định, phương pháp gom tâm an trụ vào một điểm và trở nên an tịnh. Tâm cũng được rèn luyện bằng phương pháp suy niệm, đưa đến tri kiến, thông suốt bản chất thật sự của sự vật, hiểu sự vật như thực, chứng ngộ chơn tướng của sự vật. Mục tiêu cứu cánh của Phật giáo là thành tựu hai từng tâm phát triển ấy. Thể dục đối với thể xác như thế nào thì công trình hành thiền đối với tâm cũng như thế ấy. Một cái tâm đã thuần thục không còn dễ gì bị dục vọng chế ngự.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#14
(2018-08-08, 12:56 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 11 và 12


11. Không chân, tưởng chân thật,
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,

do tà tư, tà hạnh.

12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.


11. Conceiving the real in unreality
while seeing unreal the truly real,
roaming fields of thoughts ill-formed:
never they at the real arrive.


12. That which is real they know as real,
that unreal, to be unreal;
roaming fields of thought well-formed
they at the real arrive.


Phạn ngữ Pali:

11. Asāre sāramatino -
Sāre cāsāradassino

Te sāraṁ nādhigacchanti -
Micchāsaṅkappagocarā.

12. Sāran ca sārato ñatvā -
asārañ ca asārato
Te sāraṁ adhigacchanti -
sammā saṅkappagoccarā


Tích Chuyện

Hai vị đại đệ tử thượng thủ của Đức Phật là Xá Lợi Phất (Sāriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallāna) trước khi gặp Phật Thích Ca thì cả hai là du tăng cùng đang tu tập với một vị thầy để tìm kiếm con đường giải thoát. Ngày nọ Xá Lợi Phất gặp Asajji, là đệ tử của Phật và đã đắc quả A La Hán (Phật), đang trên đường đi trì bình khất thực. Trông thấy phong thái, thanh tịnh, ung dung tự tại và tươi sáng thì Xá Lợi Phất mới đến hỏi "ngài Asajji tu học theo giáo pháp gì, thầy của Asajji là ai, và vị thầy đã dạy những gì?"

Asajji mới đáp, "thầy dạy không nhiều".

Xá Lợi Phất mới cầu khẩn, "dù thầy của ngài dạy ngài ít, mong ngài chỉ dạy cho con, sau khi nghe xong con có thể giác ngộ ít nhiều."

Nghe Xá Lợi Phất khẩn cầu như vậy, ngài Asajji chỉ đọc bài kệ tóm tắt mà ngài đã học được từ Đức Phật: "Ye dhammà hetuppabhavà tesam hetum tathàgato àhatesamca yo nidrotho evamvàdì mahà samano." (Về các pháp phát sinh từ một nhân, Đức Như Lai đã chỉ rõ, và cũng chỉ rõ sự diệt các pháp đó. Đó là lời dạy của bậc Đại Sa-môn). Nghĩa của bài kệ là, tất cả các pháp đều có nhân (duyên) sanh, có nhân sanh thì có quả, muốn diệt quả đó thì phải biết cái nào là nhân.

Nghe xong bài kệ ngắn Xá Lợi Phất giác ngộ được giáo lý của Đức Phật, và đắc đạo sơ quả Tu Đà Hoàn (Nhập Lưu, tầng thánh thứ nhất trong 4 thánh quả) nhập vào dòng thánh. Rồi Xá Lợi Phất mới hỏi thầy của ngài Asajji ở đâu để đi đến tìm học. Sau đó, ngài Xá Lợi Phất mới đi tìm bạn tu là ngài Mục Kiền Liên báo tin cho hay. Mục Kiền Liên trông thấy bạn mình hôm nay thay đổi lạ thường, khuôn mặt từ bi, dáng điệu thanh thoát, nhẹ nhàng. Thắc mắc, Mục KIền Liên  bèn mới hỏi duyên do. Ngài Xá Lợi Phất kể lại sự tình và đọc bài kệ ngắn 2 câu trên, nghe xong Mục Kiền Liên cũng đắc sơ quả Tu Dà Hoàn và nhập dòng thánh như ngài Xá Lợi Phất. Cả hai bèn trở về báo với thầy của mình và khuyên ông cùng đi đến tu học với Đức Phật. Vì thầy từ chối vì cho rằng bị mất mặt, và tham luyến tín đồ hiện có. Hai vị Xá Lơi Phất và Mục Kiền Liên sau đó tìm đến thọ học và trở thành đệ tử của Đức Phật, cả hai cùng kể chuyện về vị thầy cũ của mình. Nghe xong Phật mới bảo sự khác nhau giữa suy tư chân chánh và sai lầm, không chân chánh. Và Đức Phật mới thuyết 2 bài kệ Pháp Cú trên.

Thấy biết chân chánh dẫn đến giác ngộ chân lý.


Chú thích:

1. Chánh yếu sāra là cái lõi cây, hay tinh hoa. Asāra là những gì không chánh yếu như nhu cầu của đời sống, tà kiến v.v... Sāra là những gì chánh yếu như chánh kiến (sammā diṭṭhi), giới (sīla), định (samādhi), tuệ (pannā) v.v... Không thể thành tựu được tinh hoa của đời sống thiêng liêng đạo hạnh bằng cách sai lầm xem cái không chánh yếu là chánh yếu. Cái chánh yếu lại coi không chánh yếu.

Trong kinh Mahā Sāropama Sutta (Majjhima Nikāya, số 29) Ðức Phật so sánh lá và cành của cây với lợi lộc và danh vọng, vỏ cây như giới, thân cây bọc ngoài cái lõi như định, trái cây như năm phép thần thông (abhiññā) và lõi cây như đạo quả A-La-Hán.

2. Ý tưởng sai lạc - như tham dục (kāma), sân hận hay ác ý (vyāpāda), và hung bạo (vihiṁsā).

3. Ý tưởng chơn chánh - như xuất gia, từ khước, tức không luyến ái (nekkhamma), thiện ý hay tâm Từ (avyāpāda), và dịu hiền, tức không hung bạo (avihiṁsā). Những tư tưởng trong sạch này gồm thành chi thứ nhì của Bát Chánh Ðạo, chánh tư duy.


Hôm nay thứ 6 nên relax và qx xin 888 một chút.

Đối với qx tui, hai câu kệ trên hay và đáng để chúng ta suy nghĩ ...

12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.


Nói cách khác, khi thấy sự thật, hãy nhìn nhận nó là sự thật, cho dù sự thật đó không đúng ý mình.

Khi thấy điều gì không chân thật, hãy nhìn nhận nó là không chân thật, cho dù đó là điều mình thích hay yêu quí.  

Đó là thái độ của người giác ngộ, người có thiện tâm, và thành thật với chính mình. Người tu tập về đạo phải có điều này thì mới nói đến chuyện tinh tấn được.

Như ông thầy trong câu chuyện trên kia, vì sợ bị mất mặt và tham sợ mất lợi ích, mà đã bỏ qua cơ hội của một đời.

Cho nên vấn đề được đặt ra ở đây là ... Nếu như điều mình thích và trân quí, mà lại không hoàn toàn chân thật vì một lý do gì đó, liệu mình có chịu nổi không? Liệu mình có chịu thay đổi không?

Người giác ngộ, không chỉ chịu nổi những điều tốt, mà phải có sức chịu cả những điều xấu và sự thật phủ phàng, chấp nhận một cách không ganh ghét, không tức giận, thì đó mới là sự giác ngộ thật sự.
Reply
#15
Chào bạn Anatta,

QX tui xin có thắc mắc là cái chữ "chánh" ở trong Bát Chánh Đạo có nghĩa là gì? 
Làm sao để đạt được chữ "chánh" này?

Cheer
Reply