2018-01-19, 07:24 PM
Việt Nam có tỷ phú thứ ba
Thứ Sáu, ngày 19/01/2018 13:00 PM (GMT+7)
Bloomberg vừa đưa Chủ tịch Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang vào danh sách tỷ phú với tài sản 1,2 tỷ USD.
Những ông chủ Việt giao tài sản cho vợ con nắm giữ / Ông Nguyễn Đăng Quang rời vị trí Chủ tịch Masan Consumer
Cổ phiếu Masan Group đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua, cao hơn mức tăng 37% của VN-Index. Theo Bloomberg Billionaires Index, việc này đã giúp tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập công ty này lên 1,2 tỷ USD.
“Masan cung cấp từ các mặt hàng thiết yếu, như nước mắm, mỳ gói đến các loại thực phẩm như xúc xích, cháo hay tương ớt”, David Anjoubault - Giám đốc hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel Vietnam cho biết. Công ty này ước tính khoảng 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng của Masan. “Các hãng sản xuất thực phẩm trong nước như Masan hiểu biết rất sâu về nhu cầu và hành vi của người mua tại đất nước mà địa phương hóa là yếu tố thành công sống còn”.
Ông Nguyễn Đăng Quang là tỷ phú thứ 3 của Việt Nam, theo Bloomberg. Ảnh: Forbes Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, vợ chồng ông Quang hiện sở hữu 49% cổ phần công ty. Cổ phiếu Masan Group đã tăng vọt sau đợt lao dốc năm ngoái vì giá thịt lợn giảm. Nhu cầu thịt lợn đi xuống đã khiến doanh thu hợp nhất của tập đoàn này giảm 9% trong 9 tháng đầu năm ngoái, xuống 27.500 tỷ đồng.
“Giá thịt lợn đã hồi phục khi Trung Quốc quay lại nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Vì thế, kết quả kinh doanh của Masan Group năm nay được dự báo cải thiện”, Vu Xuan Tho - nhà phân tích tại Korea Investment & Securities nhận xét.
Ông Quang khởi nghiệp từ thập niên 90, sau nhiều năm học tập tại Nga. Ông có bằng MBA tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Ông cũng có bằng tiến sĩ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.
Tỷ phú đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong thời kỳ Nga trải qua quá trình chuyển dịch kinh tế và quyết định bán mỳ gói cho người Việt tại đây. Sau đó, ông xây nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, rồi mở rộng sang nước tương, nước mắm và tương ớt, theo thông tin trên website công ty. Sau thành công tại Nga, ông quay về Việt Nam năm 2001 và chuyển hướng tập trung sang thị trường này.
Masan nổi tiếng nhất với nước mắm. Kantar Worldpanel từng xếp Masan Consumer vào top 3 công ty sở hữu các thương hiệu thực phẩm hàng đầu Việt Nam, cùng Unilever và Vinamilk.
Ngoài ra, Masan Group còn sở hữu hơn một phần ba ngân hàng Techcombank. Việc nhà băng này niêm yết đầu năm nay có thể đã giúp cổ phiếu Masan Group đi lên, Tho nhận định.
Theo danh sách của Bloomberg, Việt Nam hiện có 3 tỷ phú. Ngoài ông Quang, Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có tài sản tỷ USD.
Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng
CEO Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo
Thứ Sáu, ngày 19/01/2018 13:00 PM (GMT+7)
Bloomberg vừa đưa Chủ tịch Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang vào danh sách tỷ phú với tài sản 1,2 tỷ USD.
Những ông chủ Việt giao tài sản cho vợ con nắm giữ / Ông Nguyễn Đăng Quang rời vị trí Chủ tịch Masan Consumer
Cổ phiếu Masan Group đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua, cao hơn mức tăng 37% của VN-Index. Theo Bloomberg Billionaires Index, việc này đã giúp tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập công ty này lên 1,2 tỷ USD.
“Masan cung cấp từ các mặt hàng thiết yếu, như nước mắm, mỳ gói đến các loại thực phẩm như xúc xích, cháo hay tương ớt”, David Anjoubault - Giám đốc hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel Vietnam cho biết. Công ty này ước tính khoảng 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng của Masan. “Các hãng sản xuất thực phẩm trong nước như Masan hiểu biết rất sâu về nhu cầu và hành vi của người mua tại đất nước mà địa phương hóa là yếu tố thành công sống còn”.
Ông Nguyễn Đăng Quang là tỷ phú thứ 3 của Việt Nam, theo Bloomberg. Ảnh: Forbes Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, vợ chồng ông Quang hiện sở hữu 49% cổ phần công ty. Cổ phiếu Masan Group đã tăng vọt sau đợt lao dốc năm ngoái vì giá thịt lợn giảm. Nhu cầu thịt lợn đi xuống đã khiến doanh thu hợp nhất của tập đoàn này giảm 9% trong 9 tháng đầu năm ngoái, xuống 27.500 tỷ đồng.
“Giá thịt lợn đã hồi phục khi Trung Quốc quay lại nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Vì thế, kết quả kinh doanh của Masan Group năm nay được dự báo cải thiện”, Vu Xuan Tho - nhà phân tích tại Korea Investment & Securities nhận xét.
Ông Quang khởi nghiệp từ thập niên 90, sau nhiều năm học tập tại Nga. Ông có bằng MBA tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Ông cũng có bằng tiến sĩ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus.
Tỷ phú đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trong thời kỳ Nga trải qua quá trình chuyển dịch kinh tế và quyết định bán mỳ gói cho người Việt tại đây. Sau đó, ông xây nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, rồi mở rộng sang nước tương, nước mắm và tương ớt, theo thông tin trên website công ty. Sau thành công tại Nga, ông quay về Việt Nam năm 2001 và chuyển hướng tập trung sang thị trường này.
Masan nổi tiếng nhất với nước mắm. Kantar Worldpanel từng xếp Masan Consumer vào top 3 công ty sở hữu các thương hiệu thực phẩm hàng đầu Việt Nam, cùng Unilever và Vinamilk.
Ngoài ra, Masan Group còn sở hữu hơn một phần ba ngân hàng Techcombank. Việc nhà băng này niêm yết đầu năm nay có thể đã giúp cổ phiếu Masan Group đi lên, Tho nhận định.
Theo danh sách của Bloomberg, Việt Nam hiện có 3 tỷ phú. Ngoài ông Quang, Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng và CEO Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có tài sản tỷ USD.
Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng
CEO Vietjet - Nguyễn Thị Phương Thảo