2018-12-30, 11:35 PM
2018 - Năm của đại án, "củi lửa"
Thứ hai, 31/12/2018, 09:15 (GMT+7)
Sau hai năm, chiến dịch "đốt lò" đẩy lùi tham nhũng do Tổng bí thư phát động từ Đại hội XII (2016) đã chuyển sang trạng thái quyết liệt hơn, điểm mặt nhiều "thanh củi" lớn.
Lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ có nhiều vụ đại án được phanh phui như 2018. Và năm qua cũng đánh dấu số lượng kỷ lục những cán bộ cấp cao đương chức, hoặc đã nghỉ hưu bị truy tố vì liên quan các vụ án nghiêm trọng này.
"Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên. Tất cả các cơ quan vào cuộc” - Đúng như tuyên bố của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác đấu tranh chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng trong năm qua không còn lẻ tẻ mà trở thành phong trào, thành xu thế, có bài bản, không ngoại lệ.
Một năm bận rộn của khối tư pháp đánh dấu bằng phiên tòa xét xử nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) hôm 8/1. Trịnh Xuân Thanh – cái tên tốn nhiều giấy mực của báo chí – cũng hầu tòa lần này về các tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc chỉ định thầu và cho phép PVC của Trịnh Xuân Thanh tạm ứng, sử dụng 1.000 tỷ trái quy định gây thiệt hại 119 tỷ đồng, ông Đinh La Thăng nhận mức án 13 năm tù. Còn Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân.
Giữa tháng 5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của ông Thăng, chỉ sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm án cho 5 bị cáo là cán bộ dưới quyền.
Cùng hầu tòa ngày 8/1, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh và nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank Trầm Bê cũng được coi là người "xông đất" pháp đình 2018, chỉ khác ông Đinh La Thăng ở địa điểm bị xét xử là TP.HCM.
Ông Danh bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên dùng 6.630 tỷ của Ngân hàng Xây dựng gửi vào Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh khoản vay cho các công ty sân sau để lấy tiền sử dụng. Sau đó, các công ty này không có tiền trả nợ, 3 ngân hàng đã thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB khiến ngân hàng này thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.
Trầm Bê bị cáo buộc giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.840 tỷ đồng. Sau 1 tháng xét xử, ngày 7/2, tòa bất ngờ trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Phiên sơ thẩm được mở lại hôm 24/7. Tòa tuyên ông Danh mức án tổng hợp 30 năm tù, Trầm Bê lĩnh 4 năm tù.
Đúng ngày tòa trả hồ sơ vụ Phạm Công Danh, nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TP.HCM Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nữ bị cáo có biệt danh siêu lừa bị cáo buộc lấy danh nghĩa của Vietinbank để huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần. Khi 5 công ty chuyển hơn 1.000 tỷ đồng vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống để lấy tiền đi trả nợ.
Sau 2 ngày xét xử, tòa sơ thẩm tuyên Huyền Như án tù chung thân và buộc bị cáo phải bồi thường cho các công ty liên quan. Còn VietinBank thoát nghĩa vụ bồi thường với lý do nguyên đơn dân sự sau khi gửi tiền đã bỏ mặc cho Như chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm về sai sót này.
Sau đó, 4/5 nguyên đơn dân sự kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm buộc Vietinbank phải trả tiền. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm vào ngày 30/5 đã bác kháng cáo, giữ nguyên quan điểm về trách nhiệm dân sự đối với bị cáo.
Chưa đầy một tháng sau phiên xử sơ thẩm vụ án ở PVC, ngày 19/3, ông Đinh La Thăng và 7 người khác tiếp tục hầu tòa trong vụ án Tập đoàn dầu khí mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Bản án thể hiện ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính khi góp vốn. Khi Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực năm 2011 quy định tổ chức không được góp quá 15% vốn ở tổ chức tín dụng, ông Thăng đã không chỉ đạo thoái vốn.
Ngoài ra, do không có cơ chế giám sát nên Tập đoàn dầu khí không phát hiện sai phạm của Oceanbank và cán bộ ngành dầu khí tham gia điều hành, dẫn đến việc nhà băng này thua lỗ, âm vốn sở hữu, buộc Ngân hàng Nhà nước mua phải mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.
HĐXX tuyên 18 năm tù đối với Đinh La Thăng về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bồi thường 600 tỷ. 6 bị cáo còn lại lĩnh từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 23 năm tù, đồng thời bồi thường từ 15 đến 100 tỷ.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra cuối tháng 6, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của ông Đinh La Thăng, tuyên y án 18 năm tù và giữ nguyên mức bồi thường dân sự như phán quyết của tòa sơ thẩm.
Cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út "trọc", nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) cũng là cái tên được dư luận quan tâm năm 2018.
Hầu tòa sơ thẩm hôm 30/7 về hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, ông Hệ được xác định đã thế chấp, cho thuê mượn nhiều ôtô trái quy định để thu về hơn 6 tỷ đồng.
Ngoài ra, Út “trọc” còn cùng đồng phạm làm giấy hồ sơ giả để hợp thức 20.000 lít xăng kém chất lượng và sử dụng bằng đại học giả để nâng lương, thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ.
Chiều 31/7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên Đinh Ngọc Hệ 10 năm tù tội lợi dụng chức vụ, 2 năm tù tội sử dụng tài liệu giả. Tổng hình phạt bị cáo phải lĩnh 12 năm tù.
Út “trọc” sau đó có đơn kháng cáo, tuy nhiên tòa phúc thẩm không chấp nhận, quyết định y án sơ thẩm đối với cựu thượng tá này.
Thứ hai, 31/12/2018, 09:15 (GMT+7)
Sau hai năm, chiến dịch "đốt lò" đẩy lùi tham nhũng do Tổng bí thư phát động từ Đại hội XII (2016) đã chuyển sang trạng thái quyết liệt hơn, điểm mặt nhiều "thanh củi" lớn.
Lịch sử tố tụng Việt Nam chưa bao giờ có nhiều vụ đại án được phanh phui như 2018. Và năm qua cũng đánh dấu số lượng kỷ lục những cán bộ cấp cao đương chức, hoặc đã nghỉ hưu bị truy tố vì liên quan các vụ án nghiêm trọng này.
"Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên. Tất cả các cơ quan vào cuộc” - Đúng như tuyên bố của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác đấu tranh chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng trong năm qua không còn lẻ tẻ mà trở thành phong trào, thành xu thế, có bài bản, không ngoại lệ.
Một năm bận rộn của khối tư pháp đánh dấu bằng phiên tòa xét xử nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) hôm 8/1. Trịnh Xuân Thanh – cái tên tốn nhiều giấy mực của báo chí – cũng hầu tòa lần này về các tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo buộc chỉ định thầu và cho phép PVC của Trịnh Xuân Thanh tạm ứng, sử dụng 1.000 tỷ trái quy định gây thiệt hại 119 tỷ đồng, ông Đinh La Thăng nhận mức án 13 năm tù. Còn Trịnh Xuân Thanh lĩnh án chung thân.
Giữa tháng 5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của ông Thăng, chỉ sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm án cho 5 bị cáo là cán bộ dưới quyền.
Cùng hầu tòa ngày 8/1, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Phạm Công Danh và nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank Trầm Bê cũng được coi là người "xông đất" pháp đình 2018, chỉ khác ông Đinh La Thăng ở địa điểm bị xét xử là TP.HCM.
Ông Danh bị cáo buộc chỉ đạo nhân viên dùng 6.630 tỷ của Ngân hàng Xây dựng gửi vào Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh khoản vay cho các công ty sân sau để lấy tiền sử dụng. Sau đó, các công ty này không có tiền trả nợ, 3 ngân hàng đã thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB khiến ngân hàng này thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.
Trầm Bê bị cáo buộc giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.840 tỷ đồng. Sau 1 tháng xét xử, ngày 7/2, tòa bất ngờ trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Phiên sơ thẩm được mở lại hôm 24/7. Tòa tuyên ông Danh mức án tổng hợp 30 năm tù, Trầm Bê lĩnh 4 năm tù.
Đúng ngày tòa trả hồ sơ vụ Phạm Công Danh, nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TP.HCM Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nữ bị cáo có biệt danh siêu lừa bị cáo buộc lấy danh nghĩa của Vietinbank để huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần. Khi 5 công ty chuyển hơn 1.000 tỷ đồng vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống để lấy tiền đi trả nợ.
Sau 2 ngày xét xử, tòa sơ thẩm tuyên Huyền Như án tù chung thân và buộc bị cáo phải bồi thường cho các công ty liên quan. Còn VietinBank thoát nghĩa vụ bồi thường với lý do nguyên đơn dân sự sau khi gửi tiền đã bỏ mặc cho Như chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm về sai sót này.
Sau đó, 4/5 nguyên đơn dân sự kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm buộc Vietinbank phải trả tiền. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm vào ngày 30/5 đã bác kháng cáo, giữ nguyên quan điểm về trách nhiệm dân sự đối với bị cáo.
Chưa đầy một tháng sau phiên xử sơ thẩm vụ án ở PVC, ngày 19/3, ông Đinh La Thăng và 7 người khác tiếp tục hầu tòa trong vụ án Tập đoàn dầu khí mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).
Bản án thể hiện ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính khi góp vốn. Khi Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực năm 2011 quy định tổ chức không được góp quá 15% vốn ở tổ chức tín dụng, ông Thăng đã không chỉ đạo thoái vốn.
Ngoài ra, do không có cơ chế giám sát nên Tập đoàn dầu khí không phát hiện sai phạm của Oceanbank và cán bộ ngành dầu khí tham gia điều hành, dẫn đến việc nhà băng này thua lỗ, âm vốn sở hữu, buộc Ngân hàng Nhà nước mua phải mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.
HĐXX tuyên 18 năm tù đối với Đinh La Thăng về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bồi thường 600 tỷ. 6 bị cáo còn lại lĩnh từ 15 tháng cải tạo không giam giữ đến 23 năm tù, đồng thời bồi thường từ 15 đến 100 tỷ.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra cuối tháng 6, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của ông Đinh La Thăng, tuyên y án 18 năm tù và giữ nguyên mức bồi thường dân sự như phán quyết của tòa sơ thẩm.
Cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út "trọc", nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) cũng là cái tên được dư luận quan tâm năm 2018.
Hầu tòa sơ thẩm hôm 30/7 về hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, ông Hệ được xác định đã thế chấp, cho thuê mượn nhiều ôtô trái quy định để thu về hơn 6 tỷ đồng.
Ngoài ra, Út “trọc” còn cùng đồng phạm làm giấy hồ sơ giả để hợp thức 20.000 lít xăng kém chất lượng và sử dụng bằng đại học giả để nâng lương, thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ.
Chiều 31/7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên Đinh Ngọc Hệ 10 năm tù tội lợi dụng chức vụ, 2 năm tù tội sử dụng tài liệu giả. Tổng hình phạt bị cáo phải lĩnh 12 năm tù.
Út “trọc” sau đó có đơn kháng cáo, tuy nhiên tòa phúc thẩm không chấp nhận, quyết định y án sơ thẩm đối với cựu thượng tá này.