Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Hồ nước sủi bọt ở New Zealand
#1
Hồ nước sủi bọt ở New Zealand

Khí carbon dioxide bốc lên liên tục khiến hồ nước hai màu ở New Zealand trông giống như một ly champagne khổng lồ đang sủi bọt.

[Image: ho-nuoc-nong-Champagne.jpg]

Champagne là hồ nước nóng nằm ở khu vực địa nhiệt Waiotapu, trên đảo Bắc của New Zealand. Lượng khí carbon dioxide bốc lên liên tục từ hồ nước tương tự một ly champagne sủi bọt, do đó nói được đặt tên là hồ Champagne.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#2
[Image: ho-nuoc-nong-Champagne2.jpg]

Nước hồ chia hai màu đặc trưng là vàng và xanh. Theo các nhà nghiên cứu, màu sắc nổi bật của hồ nước xuất phát từ sự lắng đọng của khoáng vật và silicat.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#3
[Image: ho-nuoc-nong-Champagne3.jpg]

Tập trung gần mép hồ nước là silicat và các khoáng chất giàu antimon, có màu vàng cam sáng. Cấu trúc silicat xung quanh mép hồ nước tập trung đời sống vi sinh vật.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#4
[Image: ho-nuoc-nong-Champagne4.jpg]

Các dòng suối nóng ở đây được hình thành từ cách đây khoảng 900 triệu năm sau một đợt phun trào thủy nhiệt, hình thành một miệng hố lớn có đường kính 65m và chiều sâu 62m. Nước ở bề mặt hồ có nhiệt độ trung bình 74 độ C.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#5
[Image: ho-nuoc-nong-Champagne5.jpg]

Nước từ Champagne được dẫn đến một hồ địa nhiệt khác gọi là Artist's Palette. Hồ nước ở đây có màu vàng do tập trung nhiều sulphur.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#6
[Image: ho-nuoc-nong-Champagne6.jpg]

Các nhà nghiên cứu cho rằng hồ Champagne mang đặc điểm địa hóa rõ rệt, nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành của đời sống vi sinh vật.

SƯU TẦM
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply