Hà Nội: vụ ông hiệu trưởng ép hàng loạt Nam học sinh cấp 2 quan hệ tình dục
#1
Tàn nhẫn vụ hiệu trưởng ép hàng loạt học sinh cấp 2 quan hệ tình dục 



17/12/2018 14:13 GMT+7

[Image: hieu-truong-dam-o-hoc-sinh.jpg]
 Đinh Bằng My - hiệu trưởng Trường PT dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, thị trấn huyện Thanh Sơn, Phú Thọ


TTO - Dư luận những ngày gần đây đang phẫn nộ vụ hiệu trưởng Trường PT dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ép hàng loạt học sinh nam phải quan hệ tình dục. Về địa phương xác minh, chúng tôi chỉ có thể thốt lên: quá tàn nhẫn!

[Image: anh-11-154502946912567274927-1545036794211360612247.png]
Ông Đinh Bằng My trước khi bị bắt - Ảnh: Q.T.

Người bị cáo buộc là ông Đinh Bằng My - hiệu trưởng Trường PT dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, thị trấn huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Ông này đã bị công an Phú Thọ khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.



Lời tố giác rùng mình từ học sinh

Những học sinh tố cáo cho biết trong quá trình theo học ở trường nội trú thường xuyên bị thầy hiệu trưởng gọi lên ép quan hệ tình dục bằng tay, miệng.

Các em không chấp hành theo yêu cầu của hiệu trưởng sẽ bị phạt…

[Image: anh-1-1545029797778568239877.png]
L. V. T. kể lại câu chuyện đau lòng - Ảnh. Q.T.

"Em bị thầy My ép lên phòng làm việc của thầy hai lần. Thầy hỏi học lớp mấy rồi vào trong phòng bắt em cởi quần ra..., thầy còn bắt em cởi quần thầy nữa. Nghịch xong thầy bảo đi về lớp học", em L.V.T. kể.

"Thầy dặn về không được nói với ai, 'nói với ai chết đấy'. Lần thứ hai thầy bắt ở lại gần 1 tiếng mới cho về. Tối em ngồi học thầy tiếp tục gọi em lên xong em sợ quá không dám lên nữa. Có hôm thầy còn gọi cho cô giáo bảo em lên nhưng em vẫn không lên…" - T. nói thêm.

[Image: anh-2--15450300820012131048659.png]
T. V. H. kể lại chuyện bị thầy hiệu trưởng ép lên phòng làm việc - Ảnh: Q. T.

Tương tự, T. V. H kể: "Em đang học thì thầy gọi điện thoại bảo lên phòng rồi bắt vào giường. Thầy bắt quan hệ tình dục, không làm thì đe dọa bắt phải làm. Không làm cho thầy thì bị phạt, dọa đánh. Bạn của em bị phạt rồi, bị đứng dưới sân trường".

"Em bị thầy ép quan hệ bốn năm lần, em biết vậy là sai nhưng không có cách nào khác, cũng không dám nói với ai. Những lần em từ chối thầy ấy vẫn gọi cho người khác ép lên bằng được. Rồi thầy bắt cởi hết quần áo làm cho thầy... Sau những lần như vậy em mệt lắm, tâm trí bị đảo lộn", H. kể tiếp.

[Image: anh-3-15450301428841806436427.png]
Em T. V. P. kế lại câu chuyện ám ảnh - Ảnh: Q.T.

Ám ảnh đến không ngủ được, phải bỏ học, em T. V. P. kể: "Em và cả bạn thân em cũng bị thầy bắt lên quan hệ. Mỗi lần bị thầy ép lên phòng về em và bạn bị ám ảnh. Ghê quá. Hết ngày hôm đó em không ngủ được, phải bỏ học".

"Thầy dọa không được nói với ai, ai hỏi thì nói thầy gọi lên dặn dò việc lớp, việc em…", P. kể thêm.

"Con muốn chuyển trường nhưng nhà nghèo quá"

Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ Online, học sinh theo học tại ngôi trường này đa phần là gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các em nội trú, thi thoảng mới có điều kiện về thăm gia đình.

Những ngày này phụ huynh học sinh ở nhiều xã thuộc huyện Thanh Sơn vẫn râm ran về câu chuyện này khiến cha mẹ các em càng đau lòng.

[Image: anh-7--1545030201694978052962.png]
Chị T. T. H. không thôi trách mình khi biết chuyện đau lòng xảy ra với con - Ảnh: Q. T.

Trong ngôi nhà tuềnh toàng không có gì đáng giá tiền triệu, chị T. T. H. nghẹn giọng khi biết con mình cùng nhiều học sinh khác là "nô lệ tình dục" cho "ông hiệu trưởng quái gở".

"Mấy lần cháu gọi về có nói tôi và chồng xuống thăm rồi "chuyển trường cho con" nhưng tôi hỏi lý do thì cháu không nói. Cũng vì gia đình khó khăn, không học nội trú thì phải bỏ học, nên tôi và chồng cứ bảo con cố gắng, nào ngờ có chuyện đau lòng này…", chị H. bật khóc.

"Người dân chúng tôi có con học ở trường nội trú đa phần khó khăn. Con học xa nhà không chăm sóc được đành gửi cho thầy cô, đâu ngờ chính thầy hiệu trưởng lại như vậy. Không biết làm sao cháu có thể quên được những ký ức đau buồn này", chị H. tâm sự.

Quote:[Image: anh-7-15450306306542000861163.jpg]
Nhà báo Anh Tuấn (áo trắng) - Ảnh: Q. T.

Nhà báo Anh Tuấn - Trung tâm tin tức VTV24 Đài truyền hình Việt Nam là người đã có nhiều tháng điều tra, tìm hiểu về câu chuyện đau lòng này.

Nhà báo Anh Tuấn cho biết anh quyết định điều tra, đưa sự thật ra ánh sáng bởi mong muốn được nói lên tiếng nói của người trong cuộc.

"Các em đã quá sợ hãi, phải chịu nhiều day dứt mà không biết chia sẻ với ai. Khi nghe các em kể lòng tôi như thắt lại, thậm chí rớt nước mắt vì câu chuyện quá đau lòng, vì nơi xảy ra vụ việc và người thực hiện hành vi không ai có thể ngờ được", anh nói.

Anh Tuấn cho biết thêm ông Đinh Bằng My là người từng phát biểu tham luận trong buổi học ngoại khóa về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2018 và đề nghị Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo chặt chẽ, mở rộng điều tra để sớm đưa vụ việc ra truy tố theo đúng quy định của pháp luật.

Ban giám hiệu, công đoàn trường "chưa nghe phản ảnh

Các học sinh tố cáo cho biết để thực hiện hành vi của mình, ông My thường xuyên gọi thầy cô giáo trong trường để ép học sinh lên phòng. Quá trình điều tra cũng cho thấy hiệu trưởng My đã đe dọa, bắt học sinh quan hệ tình dục nhiều năm ngay tại phòng làm việc của mình.

Tuy nhiên trao đổi với Tuổi Trẻ, hai phó hiệu trưởng cùng chủ tịch công đoàn nhà trường đều khẳng định không biết chuyện này.

Ông Hà Văn Thắng - phó hiệu trưởng nhà trường - nói ông "bất ngờ với thông tin báo chí nêu": "Chúng tôi chỉ biết chuyện sau khi báo chí đăng tải. Học sinh, phụ huynh chưa có phản ánh tới nhà trường về việc này".

"Việc thầy hiệu trưởng nhờ thầy cô trong trường gọi học sinh lên phòng làm việc để dạy bảo là chuyện hết sức bình thường. Tôi cũng chưa được biết có em nào liên quan đến vấn đề này, được cho là nạn nhân đến gặp chúng tôi" - ông Thắng nói thêm.

Ông Thắng cho biết sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Thanh Sơn đã đưa một số học sinh đến phòng hiệu trưởng My để làm việc, xác định nơi diễn ra hành vi hiệu trưởng có việc làm không trong sạch như báo chí đưa tin.

Ông Phạm Đình Quyền - chủ tịch Công đoàn nhà trường - cũng cho biết: "Tôi không nhận được thông tin nào của học sinh, thầy cô phản ánh về vấn đề này. Tôi công tác ở trường nhiều năm thấy các em rất ngoan, việc các em phản ánh cần làm rõ hơn…".

QUANG THẾ
Reply
#2
Vụ Hiệu trưởng d.âm ô trẻ em ở Phú Thọ: Một cô giáo hay dẫn học sinh vào phòng Hiệu trưởng để phục vụ 

18/12/18 11:09 GMT+7

Qua trao đổi với một số học sinh từng là nạn nhân trong nghi vấn Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS Thanh Sơn bị tố l.ạ.m d.ụ.n.g t.ì.n.h d.ụ.c, PV báo Người Đưa Tin pha't hiện một nhân vật thứ 3 chuyên dẫn học sinh vào phòng của thầy Hiệu trưởng.

Liên quan đến vụ việc ông Đ.B.M. – Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS Thanh Sơn bị tố l.ạ.m d.ụ.n.g t.ì.n.h d.ụ.c hàng loạt học sinh nam tại trường khiến dư luận xôn xao, PV đã tìm đến một nam sinh đang theo học tại trường và em cũng chính là nạn nhân trong vụ việc trên.

Qua trao đổi, em học sinh cho biết thầy Hiệu trưởng thường xuyên gọi em lên phòng của thầy để thầy thực hiện h.à.n.h vi đồi bại. Khi được hỏi về việc ai là người dẫn em lên phòng của thầy M. thì em có nói:

“Tùy vào những khoảng thời gian khác nhau, có tuần thì thầy gọi lên 2,3 lần, cũng có tuần thầy gọi liên tục. Nhưng hầu hết những lần thầy gọi đều vào giờ tự học. Nếu thầy Hiệu trưởng muốn gọi em lên phòng thì thầy sẽ nhờ cô gia'o, thầy gia'o trong trường gọi em lên.

Chủ yếu là cô Ng. – gia'o viên dạy môn Giáo dục công dân của trường đưa em lên phòng của thầy. Đưa em lên phòng xong cô đi luôn chứ không ở lại đấy”.

[Image: 2018434dd2e1-d500-4675-8b94-cdd2c5703817.jpg]
Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn, Phú Thọ nơi xảy ra sự việc

Để xa'c minh thông tin từ em học sinh này, 8h sa'ng ngày 15/12, PV đã có mặt tại trường PTDTNT THCS Thanh Sơn để tìm gặp cô Ng.. Tuy nhiên, khi PV đặt vấn đề với Phó hiệu trưởng là cô Trần Thị Kim Nụ yêu cầu được gặp trực tiếp cô Ng. để làm rõ thông tin liên quan, cô Nụ trả lời:

“Tôi cũng không rõ hôm nay cô Ng. có lịch dạy hay không. Vì Nhà nước chưa thực hiện được chế độ ngày thứ 7, Chủ nhật cho gia'o viên cấp THCS và THPT nên các gia'o viên sẽ được sắp xếp một ngày nghỉ bù trong tuần”.

[Image: 2018360b2776-3763-4748-a2ea-7dcf34e3b780.jpg]
Cô Nụ cũng cho biết thêm: “Cô Ng. là gia'o viên phụ trách chính bộ môn Giáo dục công dân của trường. Cô Ng. từng tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội khoa Giáo dục công dân, là một gia'o viên giỏi của trường”.

[Image: 20188c7e14b1-1064-490f-941b-bf3341b9d660.png]
Khi PV một lần nữa đề nghị gặp cô Ng. thì một vị Phó hiệu trưởng khác là thầy Hà Văn Thắng cho biết: “Sa'ng nay, cô Ng. chỉ có 1 tiết, dạy xong cô về quê luôn vì gia đình đang có việc gấp. Anh có thể trao đổi trực tiếp với tôi hoặc có thể gọi điện cho cô Ng.”.

[Image: 201889817c67-df32-48d2-801b-7ad7bc5f4363.png]
Ngay sau đó, PV đã nhiều lần liên hệ với số điện thoại của cô Ng. do cô Nụ cung cấp. Tuy nhiên, không có ai trả lời điện thoại.

Nghi vấn được đặt ra, đó là việc cô Ng. cũng như thầy Hiệu trưởng đều “bận đột xuất” không thể có mặt tại trường cũng như không trả lời bất cứ một cuộc gọi nào từ số máy lạ.

[Image: 2018e2a91c33-160f-4b60-833d-c310ac3a668e.jpg]
Phòng riêng của Hiệu trưởng luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài

“Lúc đấy thầy trên phòng thầy gọi điện cho cô gia'o bảo em lên nhưng em không lên. Bảo cô gia'o gọi á? Vâng. Thì cô có gọi không? Có.”- một em học sinh kể.

-Thế thầy cô trong trường có biết việc em lên phục vụ ông My không?

Thầy cô nào trong trường cũng biết. Thầy cô biết trước. – Một em khác khẳng định thêm.

Tôi hỏi tiếp: Sao em biết các thầy cô trong trường cũng biết?
- Vì các thầy cô còn hỏi trêu hôm nay lên thầy có cho ăn kẹo mút không.

Các thầy cô hỏi thế à? Vâng?”

Tôi lặng người khi nghe câu chuyện của em kể. Lẽ nào họ tàn nhẫn đến vậy sao.

Mỉa mai, chế giễu và cợt nhả trên nỗi buồn của những đứa trẻ. Họ cũng là các bậc làm cha làm mẹ và hàng ngày đứng trên giảng đường rao giảng đạo đức cơ mà.
Reply
#3
“Ném đá hiệu trưởng Đinh Bằng My quá nhiều là phi đạo đức” 

28/12/18 06:00 GMT+7



(Kiến Thức) - “Tôi cho rằng, nếu nói chính xác ở góc độ đạo đức, thì chính việc tập trung quá nhiều để lên án, ném đá những người như ông My mới là phi đạo đức” – PGS.TS. Trần Thu Hương – Giảng viên khoa Tâm lý học.

[Image: b0916c3eb87851260869.jpg]
PGS.TS. Trần Thu Hương – Giảng viên khoa Tâm lý học

Liên quan đến vụ việc ông Đinh Bằng My “Hiệu trưởng dâm ô hàng loạt học sinh nam” xảy ra tại Trường phổ thông Dân nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ gây xôn xao dư luận.

PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Thu Hương – Giảng viên khoa Tâm lý học (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội) dưới góc độ tâm lý học.

[Image: nem-da-hieu-truong-dinh-bang-my-qua-nhie...ao-duc.png]
Hiệu trưởng Đinh Bằng My bị khởi tố về hành vi xâm hại hàng loạt học sinh nam.

- Thưa PGS.TS. Trần Thu Hương, bà có thể cho biết quan điểm của mình về về vụ việc này?

Tôi cho rằng, người ta đang quá tập trung vào việc khai thác thông tin sự việc, nhưng những vấn đề khác quan trọng với người trong cuộc hơn thì lại bị bỏ qua.
Câu chuyện xâm hại trẻ em không phải đến giờ mới có, mà đã tồn tại từ rất lâu trong mọi xã hội. Thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta đưa nhiều câu chuyện ra ánh sáng nhằm tạo niềm tin, thúc đẩy nạn nhân đứng lên đấu tranh.

- Hiệu trưởng Đinh Bằng My từng hùng biện về việc “Chống xâm hại tình dục trẻ em” nhưng bản thân ông ta lại là kẻ đi xâm hại và bị dư luận “ném đá” kịch liệt. Quan điểm của bà thế nào về vấn đề này?

Khi các vụ việc bị phát hiện ra, chúng ta chưa thể biết hệ quả sẽ thế nào. Ở khía cạnh pháp luật, những người gây ra chuyện thì hoặc bị xử phạt, hoặc bị ra khỏi ngành…

Câu chuyện ở đây là quan điểm về việc ông Đinh Bằng My đã từng hùng biện về nạn xâm hại trẻ em, rồi chính bản thân gây ra chuyện đó. Đúng hay sai thì tất cả đều rõ. Nhưng rõ ràng khi ai đó bị lên án là có lỗi, thì tất cả mọi người cũng sẽ cùng chú tâm vào việc lên án mà không cần biết câu chuyện xảy ra trong bối cảnh thế nào, cần cư xử thế nào, xem xét trách nhiệm thuộc về ai…

Người ta tập trung chỉ trích đối tượng đến mức tôi có cảm giác rằng nếu có thể làm cho những người như vậy “biến mất” khỏi thế gian thì cũng đồng tình. Tôi không có ý biện minh hay bênh vực người hiệu trưởng kia, nhưng tôi cho rằng mọi người cần phải bình tĩnh để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất và tránh làm tổn thương những đứa trẻ.

Nếu một ai đó làm sai thì việc phán xử thế nào thuộc về trách nhiệm của tòa án. Điều quan trọng là khi tất cả mọi người đang lên án người gây ra tội, thì các em học sinh lại bị bỏ rơi. Các em đã phải tự chống chịu sự đau đớn về thể chất và tinh thần khi bị xâm hại trong im lặng và bây giờ các em lại tiếp tục chống chịu sự giày vò mà truyền thông đem tới.

Nỗi đau chồng tiếp nỗi đau. Nếu có hỏi các em, thì người ta cũng chỉ cần thông tin để có minh chứng cho việc trừng phạt người hiệu trưởng kia, chứ họ không mấy quan tâm đến việc các em ấy được đưa đi gặp những chuyên gia nào, tiến trình can thiệp tâm lý đối với các em đến đâu, tình trạng của các em ấy giờ sao rồi...

Tôi cho rằng, nếu nói chính xác ở góc độ đạo đức, thì chính việc tập trung quá nhiều nguồn lực để lên án, ném đá những người như ông My mới là phi đạo đức.

Việc làm đạo đức là hãy quan tâm đến những nạn nhân và cần tìm hiểu tại sao hiệu trưởng My lại làm điều đó.

Một điều nữa, khi ông My hùng biện, phát biểu về Chống xâm hại tình dục trẻ em là ông ta đang làm công việc của mình. Còn chuyện lạm dụng lại thuộc về hành vi cá nhân.

- Theo TS., chúng ta cần có góc nhìn thế nào về vị hiệu trưởng này?

Đầu tiên, tôi cho rằng có thể ông My không có cảm giác an toàn trong mối quan hệ với người khác giới nên muốn trốn trong một mối quan hệ đồng giới. Chẳng hạn, nếu thầy yêu cầu các bạn học sinh nữ lên phòng hiệu trưởng thường xuyên thì rất dễ bị nghi ngờ. Mối quan hệ đồng giới có vẻ an toàn hơn, vì vậy sự việc mới có thể kéo dài nhiều năm.

Một phần, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn là không có, một phần chẳng mấy ai nghi ngờ khi thầy hiệu trưởng gọi học sinh nam lên phòng làm việc của mình. Bên cạnh đó, các bạn học sinh thường còn rất ngây thơ, trong sạch, nên nguy cơ xảy ra truyền nhiễm hầu như không có.

Góc độ thứ hai chúng ta có thể xét là dạng bệnh lý xã hội. Trong cuộc sống đời thường, ông My có thể đã từng gặp biến cố, tổn thương rất lớn, trừ phi ông My rơi vào tình trạng bệnh lý mà tôi sẽ đề cập sau. Tôi muốn đặt câu hỏi, vậy trước khi có câu chuyện này xảy ra, ông ấy là người thế nào? Chúng ta cần lật lại quá khứ một chút, thậm chí là cả từ thời thơ ấu cũng ông ấy.

Những người đi xâm hại người khác ít nhiều trong quá khứ từng là nạn nhân. Và vấn đề là ở chỗ, chúng ta đang bỏ rơi các học sinh là nạn nhân, dẫn đến hệ quả là có thể nhiều năm sau sẽ xuất hiện một hay một số câu chuyện tương tự mà thủ phạm là một trong số các em. Xã hội đang bỏ qua những điều đó bởi người ta đang chỉ quan tâm đến chuẩn mực xã hội, là khái niệm đúng và sai. Đôi khi chúng ta cũng phải xem xét những vấn đề khác nữa để nhìn nhận đúng từng con người.

Góc độ thứ ba nằm ở bệnh lý, tức là chính cá nhân hiệu trưởng có vấn đề về tâm lý. Chưa bao giờ người ta quan tâm đến lỗ hổng này khi xét tuyển một cá nhân nào đó vào ngành, mà chỉ khi nảy sinh các vấn đề thì mới xem xét sức khỏe tâm thần. Mặt khác, những đối tượng bệnh lý thường giấu mình rất kĩ, rất khó phát hiện hành vi của họ. Đó là góc độ tâm thần cá nhân.

[Image: nem-da-hieu-truong-dinh-bang-my-qua-nhie...hinh-2.jpg]
Trường phổ thông Dân nội trú THCS Thanh Sơn - nơi các học sinh bị hiệu trưởng lạm dụng tình dục.

- Tại sao các nạn nhân lại im lặng khi các em bị lạm dụng trong suốt nhiều năm?

Vấn đề ở đây là tại sao rất nhiều học sinh bị lạm dụng trong một thời gian dài nhưng lại không nói. Tôi cho rằng, các em đã chịu tổn thương rồi nên giữ im lặng để mọi thứ lắng xuống. Nếu nói với những người có thể hiểu thì còn được chia sẻ, nhưng nếu ngược lại thì vết thương sẽ hằn sâu hơn. Khi đó, bản thân các em không chỉ đau về thể chất, tinh thần mà khiến danh dự cả gia đình, dòng họ sụp đổ.

Nét văn hóa truyền thống ở Việt Nam có tác động lớn đến những vấn đề nhạy cảm này. Thường thì người ta không bao giờ muốn nhiều người biết về chuyện xấu của mình.

Cần phải có những biện pháp can thiệp về tâm lý với các em. Nếu xử lý không tốt thì các em sẽ dần tự cô lập bản thân, ít nhiều bị rối nhiễu. Một số em có thể sẽ trầm cảm, một số em khác bị lo âu, một số bị ám ảnh… Mức độ nặng nhẹ của các rối nhiễu này hoặc sự vượt qua đau khổ hay không còn tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của từng học sinh.

- Liệu có những biện pháp gì để tránh những câu chuyện tương tự xảy ra?

Đó là sự vận động trong toàn xã hội. Ở nước ngoài, mỗi trường học đều có các hội đồng: hội đồng giáo viên, hội cha mẹ học sinh và hội học sinh. Trong mô hình đó, mỗi đoàn thể cần phải thực sự được trao quyền, trao tiếng nói, được tham gia bình đẳng như nhau với những chính sách trong nhà trường. Xét về quyền lực trong trường, mỗi hội đồng cần phải bằng nhau, kể cả giữa trẻ em và người lớn. Sự bình đẳng đấy mới tạo ra sự đấu tranh với bất công trong trường. Đó là ở khía cạnh hệ thống.

Ở khía cạnh văn hóa, tôi nghĩ sẽ rất khó để làm được. Điều này có liên quan đến sự dân chủ trong từng gia đình. Nếu bố mẹ luôn lắng nghe, đồng hành với con, chắc chắn sẽ không có chuyện con không thể chia sẻ. Tôi nghĩ gia đình luôn là điểm tựa an toàn nhất cho các con, đừng để đến khi mọi thứ quá muộn rồi mới nói. Điều đáng buồn, là đa phần nhiều bố mẹ không cần biết con nghĩ gì, không biết cái gì mới thật sự tốt cho con mà luôn áp đặt chúng phải nghe lời.
Xin cảm ơn bà về buổi phỏng vấn!
Reply
#4
Quá bệnh hoạn, ghê tởm....thiến thằng này là xong  Mad Kick3
Reply