2018-12-11, 11:29 PM
https://www.forbes.com/sites/trevornace/...9c0c9940c2
Nhận vốn từ Bill Gates, các nhà khoa học Harvard sẽ tiến hành "che Mặt Trời" để Trái Đất bớt nóng
23:16 09/12/2018
Đây là lần đầu tiên, một nhóm các nhà khoa học đứng ra thực hiện cách thức giảm biến đổi khí hậu gây tranh cãi. Họ định sẽ che bớt ánh sáng Mặt Trời!
Một nhóm các nhà khoa học tại Harvard lên kế hoạch giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu bằng cách chặn đứng ánh sáng Mặt Trời. Khái niệm này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu thực sự sẽ che Mặt Trời để cứu lấy Trái Đất.
Dự án có tên Thử nghiệm Xáo trộn Tầng bình lưu Có kiểm soát (SCoPEx) sẽ bỏ ra 3 triệu USD, đưa lên vùng trời miền Tây Nam nước Mỹ các bóng bay khí tượng. Một khi bóng đạt tới độ cao 20 km, nó sẽ đổ ra tầng bình lưu các hạt calcium carbonate nhỏ. Dự kiến, những bóng bay đầu tiên sẽ lên không vào mùa Xuân năm 2019.
Dựa trên các nghiên cứu biến đổi khí hậu xảy ra sau khi một vụ núi lửa phun trào, các nhà khoa học có lập luận vững chãi để tiến hành thử nghiệm. Hồi năm 1991, Núi lửa Pinatubo tại Philippines phun trào, thải ra hơn 22 triệu tấn sulfur dioxide ra tầng bình lưu, tạo thành một "tấm chăn" phủ lên Trái Đất.
Chính nó đã chặn ánh Mặt Trời, làm toàn bộ Trái Đất nguội đi 0,5 độ C trong vòng gần 1 năm rưỡi.
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tệ, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường và chính phủ các nước càng cởi mở hơn với phương pháp chặn ánh Mặt Trời, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng vẫn là giảm thiểu việc nóng lên toàn cầu. Có rất nhiều cách thức làm được việc đó: giảm khí thải, hút bớt khí CO2 từ môi trường và hiển nhiên, có cả chặn bớt ánh sáng Mặt Trời nữa.
Hai cách thức đầu đều đã được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng cách thức thứ ba thì vừa nghe rất phi thực tế mà lại khó thực hiện, chưa kể nhiều người còn cho rằng nó gây nguy hiểm khi ta tự tay đưa chất hóa học vào bầu không khí một cách có chủ đích. Hiện tại, người ta đang lo về ảnh hưởng của cách thức này lên mùa màng toàn cầu cũng như phần còn lại của bầu khí quyển.
Hệ thống gồm 3 phần (từ trên xuống dưới) là bóng bay, dù và các thiết bị phun chất hóa học.
Đó là lý do các nhà khoa học Harvard kiểm soát kĩ càng việc phun lên tầng bình lưu các hạt calcium carbonate. Các hệ thống giả lập máy tính chỉ dự đoán được những diễn biến có thể có và nếu không làm thực nghiệm, ta sẽ chẳng bao giờ biết được chuyển gì sẽ xảy ra, không thể chờ siêu máy tính chính xác hơn làm giả lập mãi được. Với một phần vốn từ chính Bill Gates, đội ngũ Harvard sẽ sớm trả lời được các câu hỏi vốn làm đau đầu giới khoa học, dự kiến tới mùa Xuân 2019, ta sẽ biết kết quả của thí nghiệm.
Ngoài những vấn đề khí hậu, còn một trở ngại nữa của nghiên cứu đầy tham vọng: đó là tiền. Báo cáo chỉ ra rằng việc liên tục đưa hóa chất vào bầu khí quyển sẽ rất tốn kém, khoảng ừ 1 tỉ USD tới 10 tỉ USD cho mỗi 1,5 độ C nhiệt độ hạ xuống. Xạ trị cho Trái Đất cũng tốn kém như trên người vậy.
Thế nhưng khi so sánh với chi phí phát sinh khi giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay hút CO2 từ không khí, cách thức "chặn Mặt Trời" lại ít tốn kém nhất, khi chưa tính tới những tác hại có thể có lên mùa màng, khí hậu toàn cầu. Suy đi tính lại, cách tốt nhất vẫn là tiến hành thử nghiệm để xem mọi thứ đi tới đâu.
Nhận vốn từ Bill Gates, các nhà khoa học Harvard sẽ tiến hành "che Mặt Trời" để Trái Đất bớt nóng
23:16 09/12/2018
Đây là lần đầu tiên, một nhóm các nhà khoa học đứng ra thực hiện cách thức giảm biến đổi khí hậu gây tranh cãi. Họ định sẽ che bớt ánh sáng Mặt Trời!
Một nhóm các nhà khoa học tại Harvard lên kế hoạch giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu bằng cách chặn đứng ánh sáng Mặt Trời. Khái niệm này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu thực sự sẽ che Mặt Trời để cứu lấy Trái Đất.
Dự án có tên Thử nghiệm Xáo trộn Tầng bình lưu Có kiểm soát (SCoPEx) sẽ bỏ ra 3 triệu USD, đưa lên vùng trời miền Tây Nam nước Mỹ các bóng bay khí tượng. Một khi bóng đạt tới độ cao 20 km, nó sẽ đổ ra tầng bình lưu các hạt calcium carbonate nhỏ. Dự kiến, những bóng bay đầu tiên sẽ lên không vào mùa Xuân năm 2019.
Dựa trên các nghiên cứu biến đổi khí hậu xảy ra sau khi một vụ núi lửa phun trào, các nhà khoa học có lập luận vững chãi để tiến hành thử nghiệm. Hồi năm 1991, Núi lửa Pinatubo tại Philippines phun trào, thải ra hơn 22 triệu tấn sulfur dioxide ra tầng bình lưu, tạo thành một "tấm chăn" phủ lên Trái Đất.
Chính nó đã chặn ánh Mặt Trời, làm toàn bộ Trái Đất nguội đi 0,5 độ C trong vòng gần 1 năm rưỡi.
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tệ, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường và chính phủ các nước càng cởi mở hơn với phương pháp chặn ánh Mặt Trời, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng vẫn là giảm thiểu việc nóng lên toàn cầu. Có rất nhiều cách thức làm được việc đó: giảm khí thải, hút bớt khí CO2 từ môi trường và hiển nhiên, có cả chặn bớt ánh sáng Mặt Trời nữa.
Hai cách thức đầu đều đã được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng cách thức thứ ba thì vừa nghe rất phi thực tế mà lại khó thực hiện, chưa kể nhiều người còn cho rằng nó gây nguy hiểm khi ta tự tay đưa chất hóa học vào bầu không khí một cách có chủ đích. Hiện tại, người ta đang lo về ảnh hưởng của cách thức này lên mùa màng toàn cầu cũng như phần còn lại của bầu khí quyển.
Hệ thống gồm 3 phần (từ trên xuống dưới) là bóng bay, dù và các thiết bị phun chất hóa học.
Đó là lý do các nhà khoa học Harvard kiểm soát kĩ càng việc phun lên tầng bình lưu các hạt calcium carbonate. Các hệ thống giả lập máy tính chỉ dự đoán được những diễn biến có thể có và nếu không làm thực nghiệm, ta sẽ chẳng bao giờ biết được chuyển gì sẽ xảy ra, không thể chờ siêu máy tính chính xác hơn làm giả lập mãi được. Với một phần vốn từ chính Bill Gates, đội ngũ Harvard sẽ sớm trả lời được các câu hỏi vốn làm đau đầu giới khoa học, dự kiến tới mùa Xuân 2019, ta sẽ biết kết quả của thí nghiệm.
Ngoài những vấn đề khí hậu, còn một trở ngại nữa của nghiên cứu đầy tham vọng: đó là tiền. Báo cáo chỉ ra rằng việc liên tục đưa hóa chất vào bầu khí quyển sẽ rất tốn kém, khoảng ừ 1 tỉ USD tới 10 tỉ USD cho mỗi 1,5 độ C nhiệt độ hạ xuống. Xạ trị cho Trái Đất cũng tốn kém như trên người vậy.
Thế nhưng khi so sánh với chi phí phát sinh khi giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay hút CO2 từ không khí, cách thức "chặn Mặt Trời" lại ít tốn kém nhất, khi chưa tính tới những tác hại có thể có lên mùa màng, khí hậu toàn cầu. Suy đi tính lại, cách tốt nhất vẫn là tiến hành thử nghiệm để xem mọi thứ đi tới đâu.