Làn sóng tẩy chay hàng Mỹ tại TQ sau vụ bắt “nữ tướng” Huawei
#1
https://news.yahoo.com/huawei-executives...59109.html


Làn sóng tẩy chay hàng Mỹ tại Trung Quốc sau vụ bắt “nữ tướng” Huawei

11/12/2018 08:28:56

Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chỉ cho phép nhân viên sử dụng các sản phẩm của Huawei, thậm chí sẵn sàng trừng phạt nếu họ mua các sản phẩm của Mỹ sau vụ giám đốc tài chính Huawei bị bắt giữ gần đây. 

[Image: trung-15444913219001571896913.jpg]
Biển quảng cáo điện thoại Huawei trước cửa hàng của hãng Apple (Mỹ) tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)
Các nhà chức trách Canada ngày 1/12 đã bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính và là con gái nhà sáng lập tập đoàn Huawei, khi bà đang quá cảnh tại Vancouver. Bà Mạnh đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ về Mỹ với cáo buộc có liên quan tới hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đã làm dấy lên làn sóng giận dữ trên khắp Trung Quốc - nơi Huawei được xem là niềm tự hào của dân tộc. Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Mỹ và Canada ở Bắc Kinh để phản đối vụ bắt giữ, đồng thời cảnh báo Canada sẽ phải hứng chịu “hậu quả nặng nề” nếu không thả bà Mạnh ngay lập tức.

Trong khi đó, một số công ty Trung Quốc cũng bắt đầu thực thi các chính sách để ủng hộ Huawei. Trong thông báo gửi nhân viên ngày 8/12, công ty công nghệ tủ lạnh Ruike Giang Tây ở tỉnh Giang Tây cho biết bất kỳ nhân viên nào đổi điện thoại iPhone lấy điện thoại Huawei sẽ được công ty hỗ trợ 2.000 Nhân dân tệ (khoảng 290 USD).

“Thông tin giám đốc tài chính Huawei bị Canada bắt giữ khiến người Trung Quốc bị sốc. Chúng tôi đồng tình rằng tất cả mọi người nên ủng hộ Huawei bằng các hành động thiết thực”, thông báo của công ty Ruike cho biết.

Công ty công nghệ thông tin RYD Thành Đô, nơi nghiên cứu và phát triển chuyên cung cấp dịch vụ cho ngành hàng không vũ trụ, tuần trước công bố chính sách mới, yêu cầu cả công ty chỉ mua sản phẩm của Huawei và sử dụng phần mềm của Huawei. Công ty này cũng cam kết hỗ trợ 15% giá cho bất kỳ nhân viên nào mua các sản phẩm của Huawei vì mục đích cá nhân.

[Image: trung-1544260736623510543640.jpg]
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: AFP)
Trong thông báo phát đi ngày 6/12, tập đoàn phát triển Li’An Thiểm Tây tuyên bố tất cả trung tâm dữ liệu của tập đoàn này chỉ được phép mua các thiết bị của Huawei để nâng cấp. Ngoài ra tất cả nhân viên của tập đoàn phải sử dụng phần mềm Huawei và sẽ nhận 20% trợ giá nếu sử dụng sản phẩm của Huawei.

Thậm chí một công ty ở Thâm Quyến, nơi Huawei đặt trụ sở, còn dọa sẵn sàng trừng phạt bất kỳ nhân viên nào mua sản phẩm của hãng điện thoại iPhone (Mỹ). Menpad, công ty sản xuất màn hình LCD và là một trong số các nhà cung cấp của Huawei, thông báo trên website rằng “nếu các nhân viên mua điện thoại iPhone, công ty sẽ phạt số tiền bằng 100% giá thị trường của chiếc điện thoại đó”. Công ty này cũng công bố 7 biện pháp khác nhau để ủng hộ Huawei và phản đối các công ty Mỹ, bao gồm việc cấm các nhân viên mua xe ô tô do Mỹ sản xuất.

Đây không phải lần đầu tiên chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc trỗi dậy sau những vụ việc căng thẳng với nước ngoài. Năm 2017, sau khi Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa do Washington chế tạo trên lãnh thổ Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Hàn Quốc cũng xuất hiện. Người Trung Quốc khi đó đã nói không với xe ô tô do Hàn Quốc sản xuất. Hàng chục chi nhánh của siêu thị Lotte Hàn Quốc đặt tại Trung Quốc buộc phải đóng cửa. Thậm chí các ban nhạc K-pop nổi tiếng của Hàn Quốc cũng không được chào đón tại Trung Quốc.

Trước đó, sau khi Ủy ban Nobel tại Na Uy trao giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc từng bị giam giữ, Trung Quốc đã dừng nhập khẩu cá hồi của Na Uy. Trung Quốc chỉ nối lại hoạt động nhập khẩu cá hồi, một sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Na Uy, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2016.

[b]Thành Đạt
[/b]
Theo Yahoo
Reply
#2
https://asia.nikkei.com/Economy/Trade-Wa...backtracks

Cisco nhắc nhở nhân viên “Hạn chế đi lại tới Trung Quốc”


12/12/2018 01:48:57

Vụ giám đốc tài chính Huawei bị bắt đã tạo ra tâm lý nghi kỵ và lo ngại trong giới công nghệ ở cả Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đang tìm cách “tan băng” quan hệ sau cuộc chiến thương mại căng thẳng. 

[Image: trung-15445922165541107870332.jpg] 
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Apple Daily)
Vài ngày sau khi giới chức Canada bắt Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, một trong những lãnh đạo công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, theo đề nghị của Washington, tập đoàn Cisco của Mỹ được cho là đã cảnh báo nhân viên rằng Trung Quốc có thể trả đũa.

Trong bức thư điện tử với tiêu đề “Hạn chế đi lại tới Trung Quốc”, Cisco, hãng công nghệ khổng lồ tại Thung lũng Silicon, đã nhắc nhở nhân viên tạm dừng các chuyến đi không cần thiết tới Trung Quốc “do những sự kiện xảy ra gần đây”. Tuy nhiên, Cisco sau đó nói rằng bức thư gửi đi bị lỗi và tập đoàn này không hạn chế nhân viên tới Trung Quốc.

Tuy vậy, theo New York Times , nỗi sợ hãi là có thật. 

Vụ bắt giữ “sếp” Mạnh Vãn Chu của Huawei, “gã khổng lồ” trong ngành viễn thông Trung Quốc, dường như khiến một bộ phận giới tinh hoa, những người am hiểu về công nghệ và đang hoạt động ổn định ở cả Trung Quốc và Mỹ, rơi vào vòng xoáy của cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đối với nhiều doanh nhân công nghệ Trung Quốc, Mỹ bỗng nhiên không còn là “miền đất hứa” - nơi chào đón họ tới để nghiên cứu, làm việc và kiếm tiền như trước. Và đây là vấn đề lớn đối với cả Mỹ cũng như Trung Quốc.

[b]Tâm lý lo ngại
 [/b]

Một số doanh nhân công nghệ tại Mỹ và Trung Quốc đang cân nhắc lại kế hoạch di chuyển, thậm chí xem xét lại các mối làm ăn của họ với nước còn lại. Nhiều người lo ngại kịch bản vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu sẽ tái diễn với họ. Trước đây, bà Mạnh, con gái của nhà sáng lập Huawei, từng được xem là một thành viên trong giới tinh hoa công nghệ và một người ở vị thế cao như bà được cho là sẽ không bao giờ đối mặt với nguy hiểm.

Liên quan tới vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, một doanh nhân công nghệ Trung Quốc từng được đào tạo tại Mỹ, cho biết sẽ không tới Mỹ trừ khi cần thiết. Một doanh nhân Trung Quốc khác nói rằng ông đang cân nhắc từ bỏ chiếc điện thoại iPhone yêu thích để chuyển sang dùng điện thoại thông minh Huawei.

Tâm lý lo ngại và khoảng cách giữa giới công nghệ Mỹ và Trung Quốc có xu hướng tăng lên trong bối cảnh chính phủ Mỹ ngày càng hoài nghi về tham vọng công nghệ của Bắc Kinh cũng như các mối liên kết kinh doanh của Trung Quốc tại những nơi như Thung lũng Silicon.

Người sáng lập của một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo Trung Quốc cho biết khi tới vịnh San Francisco hồi tháng 10, anh đã bị chất vấn kỹ lưỡng về việc nhập cảnh vào Mỹ. Trong khi đó, một nhà đầu tư Trung Quốc, người từng là cựu kỹ sư tại Thung lũng Silicon trước khi trở về Trung Quốc vài năm trước đây để thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đã quyết định để máy tính xách tay tại nhà, đồng thời xóa các tin nhắn trên mạng xã hội WeChat (Trung Quốc) còn lưu lại ở điện thoại trước khi tới Mỹ. Mục đích của việc làm này để đề phòng giới chức an ninh Mỹ tiếp cận các thông tin riêng tư.

[Image: store-15445920668141591543275.jpg] 
Một cửa hàng bán điện thoại của Apple và Huawei tại Trung Quốc. (Ảnh: ABS-CBN)

Theo cây bút Li Yuan của New York Times , lần gần đây nhất bà chứng kiện giới tinh hoa Trung Quốc, những người vốn mang tư tưởng tự do, cảm thấy thất vọng với chính quyền Mỹ như vậy là sau khi xảy ra vụ máy bay Mỹ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Serbia vào năm 1999 khiến 3 người Trung Quốc thiệt mạng. Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh khối NATO do Mỹ dẫn đầu đang tiến hành cuộc không kích tại Nam Tư. Mỹ sau đó nói rằng vụ tấn công này là nhầm lẫn và đích thân cựu Tổng thống Bill Clinton đã có lời xin lỗi công khai hiếm hoi với Trung Quốc. 

“Xét đến vấn đề an ninh quốc gia, chúng tôi có thể bắt đầu nghĩ tới khả năng đánh bật Apple khỏi Trung Quốc”, Fang Xingdong, nhà sáng lập viện nghiên cứu công nghệ ChinaLabs ở Bắc Kinh, viết trên WeChat.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, làn sóng chủ nghĩa dân tộc dâng cao, thể hiện qua những câu hô hào như: “Tẩy chay Cisco!”, “Hãy bắt giữ (giám đốc điều hành) Tim Cook của Apple!”.



[b]Thành Đạt
 [/b]

Theo New York Times
Reply