2018-11-19, 02:03 AM
https://www.scmp.com/news/hong-kong/heal...-are-risks
Tiêm Botox: Phương pháp làm đẹp kỳ diệu hay nguy cơ tử vong tiềm tàng?
18/11/2018 09:08:32
Tiêm Botox căng da ngày nay đang trở thành một phương thức làm đẹp phổ biến nhưng ít người biết đến những nguy cơ ẩn chứa trong thứ “thần dược” này.
Tiêm Botox căng da là phương pháp làm đẹp tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: SCMP
Những phụ nữ hay người nổi tiếng đang phải vật lộn với các dấu hiệu lão hóa của da từ lâu đã coi tiêm Botox là một hình thức làm đẹp, tuy rủi ro, nhưng rất đáng thực hiện.
Một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD, được hàng triệu người sử dụng trên toàn thế giới cho các mục đích thẩm mỹ và mỗi lần tiêm có giá từ 3.000 HKD đến 10.000 HKD (380 - 1200 USD) để duy trì làn da trẻ trung.
Những người nổi tiếng từ châu Á đến Mỹ tuy đều sử dụng nhưng hiếm người lên tiếng thừa nhận. Minh tinh hollywood Nicole Kidman thú nhận từng tiêm Botox lên mặt vào năm 2011 và nói rằng mình đã không thể có bất cứ biểu hiện cảm xúc nào khác.
Bất chấp các thông tin về nguy cơ của Botox, việc sử dụng dịch vụ này chưa bao giờ dễ dàng hơn. Các quảng cáo của những thẩm mỹ viện tràn ngập trên mạng xã hội, trên các tờ rơi phát khắp nơi.
[b]Botox là gì? [/b]
Chất Botulinum, hoặc Botox như tên gọi ngắn gọn thường được biết đến, là chất nguy hiểm nhất từng được biết đến. Các nhà khoa học đã tính toán rằng một gam đơn loại H có thể giết chết hơn một triệu người, trong khi hai kg có thể quét sạch toàn bộ dân số của trái đất.
Tuy nhiên, loại được sử dụng trong thương mại và y tế thường là A và B. Lượng Botox tiêm vào dưới da giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục vụ các mục đích y tế khác, chẳng hạn như điều trị đổ mồ hôi dưới cánh tay nặng nề hoặc bàng quang hoạt động quá mạnh.
Bác sĩ Ho Chiu-ming, một chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ, cho biết tác dụng của việc tiêm Botox thường kéo dài khoảng 6 tháng.
[b]Những rủi ro là gì? [/b]
Theo Sở Y tế Hong Kong, những người nhận tiêm Botox có thể gặp phải các tác dụng phụ như khó nhai, nuốt, nói hoặc thở. Những vấn đề này xảy ra hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần sau khi tiêm. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ từng cảnh báo về độ an toàn của tiêm Botox vào năm 2009, cho biết chất độc "có thể lây lan từ vùng tiêm, tạo ra các triệu chứng của hiệu ứng độc tố botulinum" như gây sụp mí mắt hoặc mờ mắt.
Đặc biệt, nếu chất này bị tiêm vào một số dây thần kinh hoặc mạch máu, những triệu chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu hoặc bầm tím có thể xảy ra.
[b]Các tác dụng phụ nghiêm trọng có phổ biến không? [/b]
Hong Kong ghi nhận trường hợp ngộ độc Botox đầu tiên, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do độc tố botulinum gây ra, vào năm 2016. Tổng cộng có 13 trường hợp như vậy được ghi nhận vào năm đó, 3 trường hợp như vậy vào năm 2017, và ít nhất là 3 trong năm nay. Hầu hết các trường hợp này đều có triệu chứng như khó nuốt, suy nhược tổng quát, và khó thở sau khi tiêm Botox thẩm mỹ lên mặt hoặc các phần cơ thể khác ở Hong Kong hoặc Trung Quốc đại lục.
[b]Những điều nên biết trước khi tiêm Botox [/b]
Botox tiêm ở bất cứ quốc gia nào, ngay cả những “thủ phủ” của ngành thẩm mỹ như Hàn Quốc, Mỹ chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ đã có giấy phép hành nghề và bằng cấp rõ ràng. Ngoài các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, hiện nay rất nhiều bác sĩ trong các lĩnh vực khác như da liễu và thậm chí cả người mới học cũng đã cung cấp dịch vụ này do lợi nhuận khổng lồ.
Ngoài việc lựa chọn một bác sĩ thích hợp để thực hiện các thủ tục, cơ quan y tế cho biết mọi người cũng nên có hiểu biết rõ ràng về các thủ tục, nguy cơ tiềm ẩn và biến chứng trước khi tiêm.
[b]Quy định nào kiểm soát các liệu pháp làm đẹp?[/b]
Hiện nay, hầu hết các quốc gia châu Á đều không có những bộ luật hay quy tắc riêng biệt nào cho ngành thẩm mỹ. Vào năm 2012, vụ việc một phụ nữ tử vong thương tâm do các dịch vụ làm đẹp trái phép của một thẩm mỹ viện đã buộc chính quyền tại đây phải cân nhắc ban hành Dự luật Chăm sóc sức khỏe tư nhân.
Pháp lệnh mới nhất của dự luật này được công bố ngày 15/11 nhằm kiểm soát 4 loại cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ, phòng khám và các cơ sở dịch vụ y tế. Giáo sư - Bộ trưởng Y tế Sophia Chan Siu-chee cho biết các thủ tục y tế có nguy cơ gây hại cũng sẽ nằm trong khung quy định.
Thu Phương (Theo SCMP)
Tiêm Botox: Phương pháp làm đẹp kỳ diệu hay nguy cơ tử vong tiềm tàng?
18/11/2018 09:08:32
Tiêm Botox căng da ngày nay đang trở thành một phương thức làm đẹp phổ biến nhưng ít người biết đến những nguy cơ ẩn chứa trong thứ “thần dược” này.
Tiêm Botox căng da là phương pháp làm đẹp tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh: SCMP
Những phụ nữ hay người nổi tiếng đang phải vật lộn với các dấu hiệu lão hóa của da từ lâu đã coi tiêm Botox là một hình thức làm đẹp, tuy rủi ro, nhưng rất đáng thực hiện.
Một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu USD, được hàng triệu người sử dụng trên toàn thế giới cho các mục đích thẩm mỹ và mỗi lần tiêm có giá từ 3.000 HKD đến 10.000 HKD (380 - 1200 USD) để duy trì làn da trẻ trung.
Những người nổi tiếng từ châu Á đến Mỹ tuy đều sử dụng nhưng hiếm người lên tiếng thừa nhận. Minh tinh hollywood Nicole Kidman thú nhận từng tiêm Botox lên mặt vào năm 2011 và nói rằng mình đã không thể có bất cứ biểu hiện cảm xúc nào khác.
Bất chấp các thông tin về nguy cơ của Botox, việc sử dụng dịch vụ này chưa bao giờ dễ dàng hơn. Các quảng cáo của những thẩm mỹ viện tràn ngập trên mạng xã hội, trên các tờ rơi phát khắp nơi.
[b]Botox là gì? [/b]
Chất Botulinum, hoặc Botox như tên gọi ngắn gọn thường được biết đến, là chất nguy hiểm nhất từng được biết đến. Các nhà khoa học đã tính toán rằng một gam đơn loại H có thể giết chết hơn một triệu người, trong khi hai kg có thể quét sạch toàn bộ dân số của trái đất.
Tuy nhiên, loại được sử dụng trong thương mại và y tế thường là A và B. Lượng Botox tiêm vào dưới da giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục vụ các mục đích y tế khác, chẳng hạn như điều trị đổ mồ hôi dưới cánh tay nặng nề hoặc bàng quang hoạt động quá mạnh.
Bác sĩ Ho Chiu-ming, một chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ, cho biết tác dụng của việc tiêm Botox thường kéo dài khoảng 6 tháng.
[b]Những rủi ro là gì? [/b]
Theo Sở Y tế Hong Kong, những người nhận tiêm Botox có thể gặp phải các tác dụng phụ như khó nhai, nuốt, nói hoặc thở. Những vấn đề này xảy ra hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần sau khi tiêm. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ từng cảnh báo về độ an toàn của tiêm Botox vào năm 2009, cho biết chất độc "có thể lây lan từ vùng tiêm, tạo ra các triệu chứng của hiệu ứng độc tố botulinum" như gây sụp mí mắt hoặc mờ mắt.
Đặc biệt, nếu chất này bị tiêm vào một số dây thần kinh hoặc mạch máu, những triệu chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu hoặc bầm tím có thể xảy ra.
[b]Các tác dụng phụ nghiêm trọng có phổ biến không? [/b]
Hong Kong ghi nhận trường hợp ngộ độc Botox đầu tiên, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do độc tố botulinum gây ra, vào năm 2016. Tổng cộng có 13 trường hợp như vậy được ghi nhận vào năm đó, 3 trường hợp như vậy vào năm 2017, và ít nhất là 3 trong năm nay. Hầu hết các trường hợp này đều có triệu chứng như khó nuốt, suy nhược tổng quát, và khó thở sau khi tiêm Botox thẩm mỹ lên mặt hoặc các phần cơ thể khác ở Hong Kong hoặc Trung Quốc đại lục.
[b]Những điều nên biết trước khi tiêm Botox [/b]
Botox tiêm ở bất cứ quốc gia nào, ngay cả những “thủ phủ” của ngành thẩm mỹ như Hàn Quốc, Mỹ chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ đã có giấy phép hành nghề và bằng cấp rõ ràng. Ngoài các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, hiện nay rất nhiều bác sĩ trong các lĩnh vực khác như da liễu và thậm chí cả người mới học cũng đã cung cấp dịch vụ này do lợi nhuận khổng lồ.
Ngoài việc lựa chọn một bác sĩ thích hợp để thực hiện các thủ tục, cơ quan y tế cho biết mọi người cũng nên có hiểu biết rõ ràng về các thủ tục, nguy cơ tiềm ẩn và biến chứng trước khi tiêm.
[b]Quy định nào kiểm soát các liệu pháp làm đẹp?[/b]
Hiện nay, hầu hết các quốc gia châu Á đều không có những bộ luật hay quy tắc riêng biệt nào cho ngành thẩm mỹ. Vào năm 2012, vụ việc một phụ nữ tử vong thương tâm do các dịch vụ làm đẹp trái phép của một thẩm mỹ viện đã buộc chính quyền tại đây phải cân nhắc ban hành Dự luật Chăm sóc sức khỏe tư nhân.
Pháp lệnh mới nhất của dự luật này được công bố ngày 15/11 nhằm kiểm soát 4 loại cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ, phòng khám và các cơ sở dịch vụ y tế. Giáo sư - Bộ trưởng Y tế Sophia Chan Siu-chee cho biết các thủ tục y tế có nguy cơ gây hại cũng sẽ nằm trong khung quy định.
Thu Phương (Theo SCMP)