Giữ môi trường sinh sống
#1
Thứ ba, 13/11/2018, 12:01 (GMT+7)
'Tủ lạnh' tự chế không chạy điện, chi phí dưới 100 nghìn đồng
Dụng cụ được thử nghiệm cho thấy có thể bảo quản cà tím tươi đến 27 ngày thay vì 3 ngày ở nhiệt độ thường. 
[/url][url=https://plus.google.com/share?url=https://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/tu-lanh-tu-che-khong-chay-dien-chi-phi-duoi-100-nghin-dong-3838393.html]53
0
Chiếc tủ lạnh ngày nay đã trở nên quen thuộc với hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện bị mất điện hoặc khi đi đến nơi không có sẵn tủ lạnh, bạn cần một giải pháp thay thế khác để bảo quản thực phẩm. Cách làm của thầy giáo Mohammed Bah Abba (Nigeria) sử dụng nguyên liệu chính là bình đất nung, cát và nước sẽ hữu ích cho bạn. Với ý tưởng này, Abba đã nhận được giải thưởng sáng tạo trị giá 75.000 USD vào năm 2001.
[Image: 1-9418-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 1: Chọn hai chiếc bình đất nung có kích thước sao cho khi đặt bình nhỏ vào bên trong bình to, khoảng trống xung quanh tối thiểu là 1 cm và tối đa 3 cm.
[Image: 2-4850-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 2: Bịt lỗ thủng ở dưới đáy bình. Bạn có thể sử dụng đất sét, viên sỏi lớn hoặc một miếng dán tự chế - bất cứ thứ gì phù hợp để lấp lỗ thủng. Nếu bỏ qua bước này, "chiếc tủ lạnh" sẽ không hoạt động hiệu quả. 
[Image: 3-2528-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 3: Đổ cát vào đáy bình lớn. 
[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/4-9850-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 4: Đến khi lượng cát được khoảng 2,5 cm thì đặt chiếc bình nhỏ vào trong, tuy nhiên cần đảm bảo chiều cao của nó ngang bằng với bình lớn bên ngoài.
[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/5-5073-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 5: Đổ cát vào để lấp đầy khoảng trống giữa hai chiếc bình. 

Bước 6: Rót nước lạnh lên cát. Bạn làm điều này cho đến khi cát ngập nước và không thể đổ thêm nước được nữa. Bạn làm từ từ để nước có thời gian thấm vào vỏ bình đất nung.

[Image: 7-2716-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 7: Lấy một miếng vải hoặc khăn bông nhúng vào nước rồi đặt lên trên để che miệng bình.

[Image: 8-5463-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 8: Dành thời gian để chiếc bình hạ nhiệt. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế hoặc sờ bằng tay để đánh giá.




[Image: 10-4596-1542083153_m_460x0.jpg]
Bước 9: Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát và bạn có thể bắt đầu bảo quản thực phẩm, đồ uống bên trong. Bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của cát và bổ sung nước kịp thời. Thông thường, việc này được thực hiện 2 lần mỗi ngày. 
Nếu đi dã ngoại, bạn có thể tự chế hai chiếc "tủ lạnh" như thế này, một chiếc chứa đồ ăn và chiếc còn lại làm mát nước uống.

[Image: untitled-1-1542082747-3387-1542083154_m_460x0.jpg]
Hình vẽ mặt cắt mô tả cách thực hiện bình bảo quản thực phẩm.

Theo Wikihow


[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/6-6063-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 6: Rót nước lạnh lên cát. Bạn làm điều này cho đến khi cát ngập nước và không thể đổ thêm nước được nữa. Bạn làm từ từ để nước có thời gian thấm vào vỏ bình đất nung.
[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/7-2716-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 7: Lấy một miếng vải hoặc khăn bông nhúng vào nước rồi đặt lên trên để che miệng bình.
[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/8-5463-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 8: Dành thời gian để chiếc bình hạ nhiệt. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế hoặc sờ bằng tay để đánh giá.



[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/10-4596-1542083153_m_460x0.jpg[/img]
Bước 9: Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát và bạn có thể bắt đầu bảo quản thực phẩm, đồ uống bên trong. Bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của cát và bổ sung nước kịp thời. Thông thường, việc này được thực hiện 2 lần mỗi ngày. 
Nếu đi dã ngoại, bạn có thể tự chế hai chiếc "tủ lạnh" như thế này, một chiếc chứa đồ ăn và chiếc còn lại làm mát nước uống.
[img=492x0]https://vcdn-ngoisao.vnecdn.net/2018/11/13/untitled-1-1542082747-3387-1542083154_m_460x0.jpg[/img]
Hình vẽ mặt cắt mô tả cách thực hiện bình bảo quản thực phẩm.

Theo Wikihow
Reply