Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Định nghĩa Chánh Niệm
Sư kính mến,
Đầu thư, con xin chúc Sư sức khỏe và thuận duyên trong việc giáohóa!
Hôm nay con có một vài câu hỏi. Tuy là câu hỏi này thiên về pháphọc nhưng con nghĩ nếu có thể hiểu những điều này rõ hơn một chút thì sẽ định hướng cho việc thực hành của con được tốt hơn.Mong Sư chỉ dạy cho con được rõ!
1/ Con nghe kinh Tương ưng bộ có câu "cái gì vô thường là khổ", câu này con hiểu. Nhưng đến câu tiếp theo "cái gì khổ là vô ngã" thì con không hiểu nữa. Mong Sư giảng giải giùm con tại sao khổ lại là vô ngã?Còn với hạnh phúc thì có là vô ngã không?Tại sao câu này không nói gọn là "cái gì vô thường là vô ngã" mà phải nói thêm về "khổ"?
2/ Con nghe một băng giảng về chánh niệm và tà niệm, trong đó có ví dụ rất nhiều loại tà niệm mà con thường nhầm lẫn là chánh niệm. Ví dụ như: Khi nấu ăn mà biết món đó gồm có những thành phần gì là tà niệm, điều này con cũng bị phạm phải. Xin Sư định nghĩa cho con được rõ, như thế nào mới được tính là chánh niệm?
Con cảm ơn Sư!
Kính thư
Con DC
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
Con thân mến,
Sư xin lỗi vì trả lời thư con muộn. Thỉnh thoảng sư trả lời muộnthì thông cảm cho sư vì sư ở trên núi, sóng internet 3G rất kém, có khi vài ngày sư mới vào xem mail một lần.
1. Về câu hỏi tại sao "cái gì khổ là vô ngã":
Thứ nhất vô thường là khổ, vì mọi thứ luôn luôn hoại diệt, biến mất,chẳng có gì tồn tại mãi, bản thân việc đó là khổ. Vô thường còn cónghĩa là mọi thứ thay đổi liên tục, biến diệt liên tục, giống như concứ phải nhìn vào một cánh quạt đang quay, nó quay liên tục con nhìnmột lúc thấy chóng mặt. Vô thường cũng vậy, bởi vì sự thay đổi liêntục của nó mà làm cho ta cảm nhận cảm giác khổ. Nhưng không phải aicũng thấy sự thay đổi liên tục ấy, chúng ta vẫn có ảo tưởng về một cáigì đó tồn tại, có thể không mãi mãi, nhưng vẫn có thể kéo dài trongmột khoảng thời gian nào đó. Chỉ khi nào ảo tưởng ấy bị phá vỡ, chúng ta mới cảm thấy hụt hẫng. Chẳng hạn ai cũng nghĩ mình sống đến ítnhất là 80 tuổi, vì vậy khi biết mình chỉ còn sống thêm vài ngày nữathì đau khổ ghê gớm. Nhưng nếu ngày nào chúng ta cũng biết mình chỉcòn sống thêm được tý nữa thôi, mọi người đều thế, thì nỗi khổ ấy lạikhông còn khủng khiếp như vậy nữa.
Khổ chia ra làm ba loại. Một là khổ khổ, hiểu đơn giản là khổ chồng lên khổ, là cái khổ tâm lý, khổ do phiền não gây ra: ở xa người mình thương, gần người mình ghét, muốn mà không được, khổ do tham, do sân si, ganh tỵ, ghen tuông... Đây là cái khổ có thể tận diệt nhờ thực hành pháp. Hai là hoại khổ, là cái khổ cảm nhận được khi mọi thứ đều đi đến kết thúc, chấm dứt, không có gì tồn tại mãi. Ngay cả khi con đang hạnh phúc bên người mình thương, hoặc đang ở một nơi đẹp đẽ, một cuộc sống thích ý, con vẫn mơ hồ cảm nhận được một nỗi khổ sâu kín, một nỗi lo sợ những thứ tốt đẹp này sẽ không ở với mình lâu...bởi vì thâm tâm con biết nó không bao giờ còn mãi, nó sẽ chấm dứt. Ba là hành khổ, khổ do tất cả mọi thứ trong thân tâm mình đều trong quá trình diễn tiến không ngừng nghỉ, như một sự áp bức, không chạy đâu cho thoát. Hai loại khổ sau này là để chứng nghiệm, không thể tận diệt, bởi vì nó là bản chất của thế gian.
Càng chánh niệm với tuệ giác sâu sắc, chúng ta mới càng cảm nhận được những cái khổ vi tế. Đa phần con người bị cái khổ đầu tiên, thô rõ nhất ngự trị, đến mức khổ mà cũng chẳng biết là mình khổ, khổ mà không có cách nào thoát, như con kiến bò trên chảo nóng, bò chỗ nào cũng nóng. Phát triển các đại thiện tâm, chánh niệm, định tâm, tuệ giác...cái khổ thô rõ bớt dần, chúng ta mới cảm nhận và hiểu được cái khổ vi tế hơn là hoại khổ và hành khổ. Khi đó chúng ta mới dần dần hiểu được tại sao vô thường là khổ.
Chỉ những người có tuệ giác, có chánh niệm mới thấy được sự biến diệt từng giây, từng phút, từng khoảnh khắc nhỏ bé của thân và tâm mình. Có thể chúng tacũng thấy chút nào đó, nhưng ảo tưởng về tính liên tục quá mạnh nên sựthật vô thường ấy bị che lấp đi, và chúng ta không thấy nó là khổ. Nếuchúng ta thấy được thân tâm mình chỉ là những tập hợp cảm giác, cảmxúc, các phân tử…đang hoại diệt liên tục từng giây, từng phút, thấythân tâm đang chết từng giây phút, mỗi giây phút tiếp là một tập hợpmới…chúng ta sẽ thấy cái khổ ấy rõ như thế nào. Khổ đấy có thể gọi làkhổ đế - sự thật về khổ mà Đức Phật đã dạy con ạ, một cái khổ miên viễn, chừng nào còn tồn tại, chừng ấy còn khổ. Khổ là một thuộc tính của chúng sanh.
Chẳng ai muốn khổ, chẳng ai muốn sự thay đổi vô thường ấy cả, nhưngchúng ta không có cách nào điều khiển được, chúng ta không có quyềnấy. Con có bắt tâm con ngừng suy nghĩ được không? có bắt thân conngừng ngứa ngáy, đau mỏi, hoặc muốn các cảm giác con đang có đừng cómặt nữa được không?? Chính sự không thể kiểm soát được ấy mà chúng tagọi là vô ngã. Chúng ta nghĩ mình có thể kiểm soát được, có thể điềukhiển được thân tâm mình, thực ra đó cũng là một ảo tưởng, gọi là ảotưởng về ngã, giống như ảo tưởng về tính liên tục (ảo tưởng vềthường còn) hay ảo tưởng về sự nguyên khối của thân mình.
Hạnh phúc cũng là một ảo tưởng. Nếu chúng ta thấy mọi thứ đều biếnđổi, kể cả cái cảm giác mà chúng ta cho là hạnh phúc ấy, biến đổi liêntục, thì chúng ta không thể nào thấy hạnh phúc được nữa. Hanh phúc làmột ảo tưởng, ngược lại với sự thật là Khổ. Như vậy chúng ta đều sốngtrong những ảo tưởng: Thường còn - Hạnh phúc và có cái tôi (ngã) cóthể điều khiển được mọi thứ.
Cả ba ảo tưởng này đều nương gá lẫn nhau để tồn tại, gọi là điên đảo tưởng, vipallasa, vì nó vẽ lên một bức tranh ngược với thực tế làmọi thứ đều vô thường, khổ và không có cái tôi nào trong tập hợp thân tâm này.
Nếu thấy được mọi thứ là vô thườngsẽ không thể có cảm giác hạnh phúc được nữa, nếu thấy mọi thứ là khổ,sẽ không thể có cảm giác về một cái tôi được nữa - vì nếu nó là củatôi, thì tôi phải điều khiển được nó chứ, nhưng tôi có điều khiển đượccái gì đâu, khổ vẫn có mà tôi không làm cho nó hết được, cảm giác tôithích, tôi cũng chẳng kéo dài nó mãi được.
Chính vì vậy, khi chánh niệm quan sát từng giây phút sự thay đổi củathân, cảm giác, các trạng thái tâm..sẽ thấy được sự thật là chúng luônthay đổi, sanh lên rồi diệt mất, chúng không phụ thuộc vào mình, và thấy sự thay đổi liên tụcđó thật sự là khổ, mệt mỏi, không cách nào dừng lại được, không trốnđi đâu cho hết được. Thấy ra sự thật ấy là đang phá vỡ dần những ảotưởng sâu dày bao năm tháng, bao đời bao kiếp. Sự phá vỡ ảo tưởng ấy,tuỳ theo mức độ khác nhau, được gọi là các tầng tuệ giác. Khi sự phá vỡ ảotưởng triệt để, được gọi là giác ngộ hay đắc đạo. Có 4 tầng thánh đạo,tương ứng với 4 mức độ phá vỡ ảo tưởng đến mức triệt để, thánh đạo quảtối cao là đạo quả Alahán, khi ấy không còn bất cứ một ảo tưởng nàonữa.
Sự phá vỡ ảo tưởng của các bậc thánh là sự phá vỡ vĩnh viễn. Giống nhưkhi con đã nếm đường, thì sự hiểu biết rằng đường là ngọt, khôngthể là mặn, sẽ theo con mãi mãi, dù ai bảo đường là mặn, dù người ấylà cha mẹ, ngay cả Đức Phật nói, con cũng không tin. Cái hiểu ấy làvĩnh viễn.Đạo quả là vĩnh viễn.
Sự phá vỡ ảo tưởng vẫn thường có mặt trong cuộc sống, nhưng ở mức độmờ nhạt và tạm thời, nhanh chóng bị ảo tưởng xoá nhoà ngay.Giống như một ao bèo tấm, một hòn đá ném xuống làm bèo giạt ra, lộ rõ mặt nước, chỉ vài phút sau bèo sẽ kéo đến che kín lại.Khi con tan vỡ một tình yêu, con chợt nhận ra rằng tình cảm thật làthứ vô thường, sao đang nồng thắm mà có thể thay đổi nhanh đến vậy,thay đổi ở người bạn và ở trong chính con. Thế nhưng sự nhận ra nhưthế quá yếu ớt trước ảo tưởng sâu dày, vì vậy sau một vài tháng, mộtvài năm con lại yêu lại được người khác, và con vẫn thấy mình nồng nànchẳng kém, vẫn tin tưởng vào cảm xúc đang có trong mình, vẫn nghĩ lànó kéo dài mãi mãi, hoặc ít nhất là cũng còn lâu mới thay đổi. Thực tếthì nó đang thay đổi từng giây phút.
Sự phá vỡ ảo tưởng ở mức độ sâu sắc thường xảy ra ở dưới tầng sâu vôthức, vì chỉ ở mức độ sâu như vậy mới đủ sức mạnh để vượt qua ảo tưởngcũng nằm sâu dày như thế. Cái đó gọi là trí tuệ trực giác - nó xảy raở tầng sâu tâm thức, không thô rõ trên mặt cho chúng ta thấy nên gọilà trực giác.
Bất cứ cái gì cũng đều chưa đựng cả ba đặc tính: vô thường, khổ, và vô ngã.Giống như mọi thứ đều có thể nhìn 3 chiều: chiều ngang, chiều dọc vàchiều thẳng đứng. Vì vậy, có thể nói cái gì vô thường là khổ, vôthường là vô ngã, cái gì vô ngã là vô thường, cái gì vô ngã là khổ…
Đức Phật nói trong bài kinh con nhắc đến: Cái gì vô thường là khổ, cáigì khổ là vô ngã, bởi vì chiều nhìn ấy dễ nhìn thấy nhất đối với mọingười (mọi người ở đây là những người hành thiền, có chánh niệm, chứcòn những người bình thường thì chẳng nhìn thấy gì cả đâu).
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Posts: 1,459
Threads: 115
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
42
2. Về chánh niệm và tà niệm:
Chánh niệm là sự ghi nhận, hay biết như thật (không bị các ảo tưởng vềthường còn, về hạnh phúc và về cái tôi trong đó) về những thứ đang diễn ratrong thân và tâm mình (bao gồm mọi vận động, tính chất của thân vật lý, cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ và các hoạt động khác của tâm).Sự quan sát này phải ở trong giây phút hiện tại.
Phát biểu ngắn gọn:
“Chánh niệm là sự quan sát như thật những gì đang diễn ra bên trong thân và tâm mình trong hiện tại”.
Sư nghĩ đây là câu định nghĩa đúng đắn, đầy đủ và ngắn gọn nhất vềchánh niệm.Bất cứ sự quán sát nào không giống như định nghĩa này đềukhông được gọi là chánh niệm.
Khi con nấu ăn, biết món ăn này gồm những thành phần gì, việc biết đókhông phù hợp với định nghĩa trên vì đối tượng biết là món ăn, không thuộc phạm vi thân – tâm, nên việc đó không thể gọi là chánh niệm. Phạm vi thân tâm này, trong kinh điển chia ra làm 4 lĩnh vực, hay gọi là Tứ Niệm Xứ là:
Thân: các hoạt động (hơi thở, vận động), các tính chất nóng-lạnh, cứng-mềm...(tứ đại) của thân vật lý;
Thọ - các cảm giác thuộc thân và thuộc tâm gồm ba loại: khổ, lạc và xả (tức là dễ chịu, khó chịu và trung tính);
Tâm – các cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, xác định...;
Pháp – sự tương tác, tiếp xúc giữa thân-thọ-tâm, bản chất tập hợp thân – tâm, bản chất và cơ chế của phiền não, chấp thủ, chướng ngại và các chi phần giác ngộ, của sự thật Tứ Diệu đế...
Trường hợp con quan sát đúng các đối tượng trong phạm vi thân và tâm (chẳng hạn con quan sát đượcđộng tác và ý định mình đang nếm,mùi vị đang cảm nhận, sự thích thú hay không khi nếm…) mà vẫn bị ảotưởng chi phối: nghĩ rằng “tôi” nếm (mà không thấy như thật là cómột quá trình nếm đang diễn ra bởi sự xúc chạm giữa thần kinh lưỡi vàđồ ăn, sự ghi nhận thuần tuý cảm giác đó để tâm xác định ra một cảm nhận ta gọi là mặn, nhạt, ngọt, đắng….) - khi đó vẫn chưa đáp ứng địnhnghĩa về chánh niệm, nên nó là tà niệm.Tà ở đây không phải là tà ác, tà ma ngoại đạo, xấu xa...mà chỉ đơn giản là chưa đúng.Niệm chưa hoàn toàn đúng.
Hoặc khi ta nghĩ về thân tâm mình, có thể ngay tích tắc trước đó, convừa nếm và hồi tưởng lại cảm giác của vị mình nếm để biết nó là mặnhay nhạt, nước mắm hay đường, thì sự việc đó không còn làhiện tại như trong định nghĩa nữa. Cái chúng ta làm thực ra chỉ là suy nghĩ lại việc nếm trong quá khứ vừa xảy ra. Vì vậy nó cũng là tà niệm.
Đọc đến đây, con sẽ thấy nản lòng là chánh niệm khó quá phải không.Bởi vì kiểu gì mình cũng toàn là tà niệm. Nhưng con đừng nản, đạt đếnchánh niệm đúng định nghĩa ấy chỉ xảy ra vào tích tắc đạo quả, vì khiđắc đạo thì, như kinh điển nói, 8 chi phần của Bát Chánh Đạo hội tụ lại ở thời điểmđắc đạo, lúc ấy mới thực sự có chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định.
Chúng ta thực hành để đang tiệm cận dần đến chánh niệm ấy, tức là cũngđang tiệm cận dần đến đạo quả. Thời điểm con đạt được "CHÁNH" niệmhoàn toàn đúng định nghĩa cũng là thời điểm con đắc đạo quả rồi.Còn bây giờ chúng ta đang tập NIỆM.
Con sẽ thấy có lúc mình niệm đúng là đề mục ở trong thân và tâm mình,nhưng lại không ở hiện tại. Có lúc niệm ở hiện tại, nhưng nó lại đangđặt ở bộ quần áo mình đang săm soi trong shop thời trang. Có lúc đúnglà hiện tại và đang ở trong thân tâm: đang thở vào, thở ra khi ngồithiền, nhưng tâm lại chú ý vào khái niệm hay tên gọi “thở vào”, “thở ra”chứ không thấy như thật nó là một tiến trình vận động của phổi, ngực, bụng cùng với cảmgiác đang thay đổi liên tục (chân đế). Kháiniệm và tên gọi không nằm trong thân tâm mình, nó là một sản phẩm của tâm (tục đế).
Suy nghĩ là một hoạt động của tâm, nên nó nằm trong phạm vi thân-tâm. Nhưng nội dung của suy nghĩ thì chỉ là sản phẩm của tâm, nằm ngoài tâm. Ví dụ như dây chuyền sản xuất, nhà xưởng và công nhân là tài sản của nhà máy, do nhà máy sử dụng, nhưng sản phẩm làm ra thì không phải là của nhà máy nữa, mà là của khách hàng, do khách hàng sử dụng.
Quá trình nhận biết, gán tên cho một vật, một sự việc là hoạt động của tâm, là đối tượng hợp pháp của chánh niệm (chân đế).Nhưng tên gọi của vật đó thì là sản phẩm đã ra đời, để sử dụng, chứ không còn thuộc về tâm nữa (tục đế).
Nên mọi người hay nhầm lẫn, bị nội dung suy nghĩ cuốn trôi đi mà cứ tưởng là đang quan sát được suy nghĩ, đang “niệm tâm”. Giai đoạn đầu mới hành thiền không nên cố quan sát suy nghĩ, chỉ khi đến một giai đoạn tuệ giác nhất định, với định lực đủ mạnh mới có thể quan sát được.
Nhưng kể cả sai như thế vẫn không sao, con vẫn thực hành đúng.Bởi vì convẫn đang tiệm cận lại gần cái đúng bằng sự nhận ra và điều chỉnh dầnnhững cái sai như trên, trong quá trình thực hành nhiều năm tháng.Đỉnh núi nhìn xa tít tắp, chỗ ta đang đi còn ở cánh đồng, hay thậmchí còn ở trên con đò giữa dòng sông, chẳng liên quan gì đến cảnh “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” trên đỉnh núi gì hết. Nhưng như thế không cónghĩa rằng ta không đi đúng hướng về phía đỉnh núi ấy. Cái sai trướcmắt không quan trọng con ạ, đừng cố áp đặt cho mình cái đúng lý tưởngmà chỉ đơn giản nhận ra hướng đi sai và điều chỉnh lại, rồi tiếp tụctiến bước không dừng. Nếu chỉ cố chế tạo ra cái đúng lý tưởng, thìcũng giống trường hợp vì cảnh vật dưới bước chân mình không giống cảnh mô tả vềđỉnh núi, mà ta không đi nữa, cứ loanh quanh tìm kiếm một chỗ "cỏ câychen đá, lá chen hoa" gần đâu đó. Chúng ta sẽ tìm thấy nó,nhất định, sẽ tìm thấy một cảnh như vậy ở một hòn non bộtrong một ngôi nhà gần đấy.
Việc con ý thức được mình đang nếm và biết món ăn có những thành phần gì, mặc dù không nằm trong định nghĩa về chánh niệm lý tưởng, nhưng nó vẫn đúng, bởi vì con đang cố gắng biết mình. Còn hơn rất nhiều người hoàn toàn quên mình trong việc nếm đó. Mặc dù chưa đúng lý tưởng, nhưng ta phải chấp nhận và sử dụng cái sai tạm thời, vì nó vẫn có tác dụng đưa ta lại gần lý tưởng. Thực hành chánh niệm không có nghĩa là tách rời hoàn toàn khỏi khái niệm và tên gọi (tục đế).Một vị thánh khi nếm vẫn biết món ăn này có những thành phần gì. Chánh niệm lý tưởng chỉ quan sát chân đế ấy, chỉ tồn tại trong khoảnh khắc nào đó, xen kẽ với nhận thức tục đế, chứ không phải chúng ta luôn luôn sống 100% trong chân đế. Điều đó là không thể và không cần thiết.
Tu tập mà chỉ cố tìm cái đúng lý tưởng mà bỏ quên thực tế không lýtưởng thì cũng không khác gì việc tìm hòn non bộ thay cho đỉnh núi vàôm chặt hòn non bộ ấy để khắc lên đó hai chữ Đắc đạo, với Thánh nhân chomình. Chúng ta phải bắt đầu từ thực tế: từ thực tế khiếm khuyết, từnhững cái xấu, cái sai trong chính mình. Chúng ta phải cất bước đi từvũng lầy mà ta đang đứng chứ không phải từ ngọn non cao, nơi mà ta sẽđến.
Hãy tu tập, hãy giữ giới, hãy ngồi thiền và kinh hành mỗi ngày, làm bất cứ thiện pháp nào có thể làm, hãy cốgắng ý thức về bản thân mình mọi nơi, mọi lúc, trong mọi việc mìnhđang làm…mặc dù mình vẫn lúc này lúc khác phạm giới (giới trong sạchthực sự chỉ có ở các bậc thánh con ạ), vẫn hay quên chánh niệm, vẫnham vui, vẫn mơ hồ, vẫn ngủ nướng… Không sao con ạ. Con đường vạn dặm luôn bắt đầu từ một bước chân.
Hãy học thuộc định nghĩa chánh niệm này và thường xuyên xem lại để nhắc mình, để kiểm tra mình đang có chánh niệm đúng đắn không con nhé!
Sư chúc con ngày mới an lành và "chánh" NIỆM luôn luôn!
Với tâm từ của sư
pS: Trích thư thầy trò của Sư Tâm Pháp
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
|