2018-10-17, 10:30 PM
http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201810140029.html
Ăn mì cầm hơi, làm việc tới suy tim, đột quỵ: Chuyện những người trẻ Việt đến Nhật Bản chỉ để "chết"
19:30 16/10/2018
Dưới mái chùa Nisshinkutsu, bài vị của 81 người trẻ tuổi được xếp thành hàng trên hương án. Phần đa trong số họ nằm trong độ tuổi 20-30; tất cả đều qua đời chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2012 cho tới cuối tháng 7 năm 2018; và điều đáng buồn là, cả 81 người này đều mang quốc tịch Việt Nam.
Tọa lạc tại khu Minatoku, trung tâm thủ đô Tokyo, ngôi chùa Nisshinkutsu có cái tên đậm chất Phù Tang cũng như một vị trụ trì người Nhật Bản, thế nhưng do mối quan hệ giữa ngài Yoshimizu Daichi với Thượng tọa Thích Trí Quảng mà Nisshinkutsu đã trở thành một nơi đi về cho các phật tử Việt Nam ở nơi xa xứ.
Cũng dưới mái chùa này, bài vị của 81 người trẻ tuổi được xếp thành hàng trên hương án, tất cả đều qua đời chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2012 cho tới cuối tháng 7 năm 2018. Những cái tên viết ngay ngắn trên bài vị cho thấy, cả 81 người này đều mang quốc tịch Việt Nam.
Bài vị của một người Việt trẻ qua mặt tại Nhật Bản, đặt tại ngôi chùa Nisshinkutsu.
Chuyện buồn của những người trẻ Việt nơi đất khách
Đã từ lâu, người ta coi cái cụm từ "được đi Nhật" giống như một tấm vé đến với xứ sở văn minh và giàu sang hạng nhất nhì thế giới. Người trẻ đi Nhật khiến gia đình mở mày mở mặt với lối xóm; thực dụng hơn thì bà con cô bác họ hàng nhờ vả xách tay món này, mua hộ món kia v.v... Chẳng mấy ai thấu hiểu nỗi khổ của những người con xa xứ, vật lộn với cuộc sống ở đất nước có áp lực xã hội dân sinh cao cũng vào hạng nhất thế giới.
Hơn nửa thế kỷ nay, Thượng tọa Yoshimizu đã không ít lần đi đi về về giữa Việt Nam - Nhật Bản bởi cảm tình đặc biệt dành cho mảnh đất hình chữ S, cũng như nhờ vào mối quan hệ thân thiết đối với thượng tọa Thích Trí Quảng. Cũng do đó, ngôi chùa Nishinkutsu của thầy Yoshimizu cũng là nơi mà các phật tử Việt Nam ở Nhật Bản quây quần để tu tập, và buồn hơn, cũng là chỗ đặt bài vị cho 81 mảnh đời chết trẻ nơi đất khách đã nhắc tới ở trên.
Bên cạnh việc là nơi tề tựu của cộng đồng người Việt tu tập ở Nhật Bản, chùa Nisshinkutsu, đáng buồn thay, cũng là nơi đặt bài vị của 81 người Việt mà phần đông là chết trẻ.
Theo lời sư cô Thích Tâm Trí, 40 tuổi, phần lớn những tấm bài vị ở ngôi chùa này liệt tên những người con đất Việt mới chỉ ngoài 20 đến 30 tuổi. 4 người chỉ mới qua đời vào cuối tháng 7 vừa rồi, trong đó 3 người là thực tập sinh, một người là sinh viên. Họ đột tử vì nhiều lý do khác nhau, và đáng buồn thay, có cả người đã chọn con đường tự sát vĩnh bất siêu sinh - giống như cái cách mà nhiều người Nhật chọn để giải thoát chính mình khỏi cuộc sống bế tắc.
Nhật Bản không phải là thiên đường
Nhật Bản có thể giàu, đẹp và văn minh, nhưng chắc chắn không phải là xứ sở thiên đường. Không thể nào, một khi vẫn còn đó khu rừng tự tử canh cánh nỗi đau của bao mảnh đời bế tắc, hay những người già cô đơn bước sang bên kia thế giới trong cảnh cô quạnh không một bóng thân nhân. Và giờ đây, đóng góp vào nỗi buồn ảm đạm ở một bờ xám xịt bên kia đảo quốc này lại chính là những người Việt chết trẻ trong hối tiếc.
"Cuộc sống rất đau đớn vì bạo lực và bị ức hiếp." là những dòng cuối cùng của một người Việt mới tự sát ngày 15 tháng 7 vừa qua. Anh để lại lá thư tuyệt mệnh gửi tới công ty và gia đình ở Việt Nam, cũng như người em trai đang cùng sống tại Nhật Bản. Một người Việt 31 tuổi khác được kết luận qua đời do suy tim, trong khi một thực tập sinh 20 tuổi khác đã tử vong từ lúc nào khi đồng nghiệp qua nhà đánh thức anh vào buổi sáng.
Miwa Sado (người trên di ảnh) - một trong những ví dụ đáng buồn về tình trạng làm việc quá sức dẫn tới tử vong tại Nhật Bản.
Sự bế tắc của những người Việt trẻ tại Nhật Bản có lẽ đến từ những bất đồng văn hóa và xã hội. Ở Việt Nam, chúng ta có thể chậm chạp khề khà, còn tại Nhật Bản, guồng máy công việc mang áp lực nặng nề hơn rất nhiều. Trong số 81 chiếc bài vị bày ở chùa Nisshinkutsu, có những người đã qua đời vì bệnh tật và lao lực, do suy kiệt sức khỏe bởi không thể theo kịp văn hóa "Karoshi" - làm việc như thiêu thân - của người Nhật. Chịu làm sao được, khi chính những người Nhật gốc, sinh trưởng trong môi trường của chính họ còn đột quỵ và trụy tim với những kỷ lục đáng buồn như trường hợp của cô Miwa Sado, làm liên tục 159 tiếng rồi suy tim mà chết - Washington Post đưa tin năm 2013.
Ăn mì gói, làm không ngơi nghỉ: Những người Việt trẻ xa xứ để "chết"?
Vào tháng 10 năm 2017, bác sĩ Junpei Yamamura đã đăng một đoạn clip dài 13 phút cảnh báo các thực tập sinh người Việt về lối sống thiếu khoa học nơi đất khách của họ. Điều đáng nói là, đoạn clip tâm huyết ấy được thực hiện bằng tiếng Việt, sau khi ông phỏng vấn 4 người đã từng trải qua những khắc nghiệt của hệ đào tạo nghề ở Nhật Bản.
Theo ông Yamamura, một người khỏe mạnh ở độ tuổi 20 - 30 có thể đột tử là chuyện hoàn toàn bình thường. "Làm việc quá độ, không nghỉ ngơi đầy đủ dẫn tới kết quả là căng thẳng và những áp lực tinh thần. Tất cả sẽ bào mòn cơ thể họ." - ông nói.
Phía sau những nụ cười này của cộng đồng người Việt ở Nhật Bản là biết bao nhiêu ưu tư, lo toan nhọc nhằn?
Bát mì ramen ở Việt Nam có thể là một đặc sản cao giá, còn ở Nhật lại là những gói mì ăn liền cầm hơi cho nhiều người trẻ Việt Nam. Chi phí sinh hoạt ở Nhật cao như thế nào, hãy hỏi một người Việt ở Nhật là đủ hiểu. Vậy nhưng nhiều người trẻ Việt lại chọn mì gói làm thức ăn trường kỳ để tiết kiệm tiền, đồng thời vẫn duy trì cường độ làm việc cao khủng khiếp để bắt kịp với chính những người Nhật Bản khác. Họ lao đầu vào guồng máy ấy một cách tự nguyện chua xót trước khi nhận ra, văn hóa làm việc thiêu thân "Karoshi" không giúp phát sinh một đồng lương làm ngoài giờ nào cả. Vậy nhưng, nếu không làm thêm, họ sẽ bị tụt hậu với đồng nghiệp, và chẳng người Việt nào vượt biển sang Nhật chỉ để làm một kẻ tụt hậu cả.
Thay vào đó, họ đã chọn cách xa xứ để "chết".
Tháng 3 năm 2018, ông Junpei Yamamura đã trở về Việt Nam để gặp cha của một thanh niên 20 tuổi. Anh này tử vong tại Miyagi vào cuối năm 2017 sau khi bạo chi 246 triệu đồng cho cò mồi để sang Nhật kiếm tiền cưới vợ. Thay vào đó, anh chết vì bệnh tim và được một tổ chức địa phương gửi tro cốt về nhà.
Phải chăng, thanh niên 20 tuổi ấy cũng đã rơi vào guồng xoáy "Karoshi", để rồi đã bỏ mạng nơi đất khách trước khi nhận ra mình vẫn còn một mái nhà để trở về?
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, số người Việt đến sinh sống và công tác ở nước này đã tăng gấp 7 lần trong 10 năm: từ hơn 36.000 người năm 2007 lên tới hơn 260.000 người vào năm 2017. Sự gia tăng đột biến này là do mối quan hệ ngoại giao thân mật giữa hai nước, đồng thời dân số già hóa của Nhật Bản gây nên tình trạng thiếu hụt lao động - thứ mà Việt Nam lại sẵn có. Theo một báo cáo khác của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản, có tới 28 thực tập sinh hoặc học viên học nghề đã thiệt mạng do nhiều lý do, từ tai nạn, bệnh tật cho tới các nguyên nhân khác, chỉ tính trong năm tài khóa 2016. Đáng nói là trong số đó, có tới 8 người chết vì bệnh tim hoặc não.
Thế nhưng, họ lại không thể dừng lại khi gặp những vấn đề bất ổn ở Nhật, khi mà khoản tiền gia đình chi cho họ để xa xứ thường tốn cả một gia tài, và những gì mà họ đã cố gắng nơi đất khách bỗng trở thành cái cùm giam giữ người Việt khỏi con đường hồi hương - chiếc cùm mang tên "hy vọng".
(Nguồn: Asahi Shimbun)
Ăn mì cầm hơi, làm việc tới suy tim, đột quỵ: Chuyện những người trẻ Việt đến Nhật Bản chỉ để "chết"
19:30 16/10/2018
Dưới mái chùa Nisshinkutsu, bài vị của 81 người trẻ tuổi được xếp thành hàng trên hương án. Phần đa trong số họ nằm trong độ tuổi 20-30; tất cả đều qua đời chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2012 cho tới cuối tháng 7 năm 2018; và điều đáng buồn là, cả 81 người này đều mang quốc tịch Việt Nam.
Tọa lạc tại khu Minatoku, trung tâm thủ đô Tokyo, ngôi chùa Nisshinkutsu có cái tên đậm chất Phù Tang cũng như một vị trụ trì người Nhật Bản, thế nhưng do mối quan hệ giữa ngài Yoshimizu Daichi với Thượng tọa Thích Trí Quảng mà Nisshinkutsu đã trở thành một nơi đi về cho các phật tử Việt Nam ở nơi xa xứ.
Cũng dưới mái chùa này, bài vị của 81 người trẻ tuổi được xếp thành hàng trên hương án, tất cả đều qua đời chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2012 cho tới cuối tháng 7 năm 2018. Những cái tên viết ngay ngắn trên bài vị cho thấy, cả 81 người này đều mang quốc tịch Việt Nam.
Bài vị của một người Việt trẻ qua mặt tại Nhật Bản, đặt tại ngôi chùa Nisshinkutsu.
Chuyện buồn của những người trẻ Việt nơi đất khách
Đã từ lâu, người ta coi cái cụm từ "được đi Nhật" giống như một tấm vé đến với xứ sở văn minh và giàu sang hạng nhất nhì thế giới. Người trẻ đi Nhật khiến gia đình mở mày mở mặt với lối xóm; thực dụng hơn thì bà con cô bác họ hàng nhờ vả xách tay món này, mua hộ món kia v.v... Chẳng mấy ai thấu hiểu nỗi khổ của những người con xa xứ, vật lộn với cuộc sống ở đất nước có áp lực xã hội dân sinh cao cũng vào hạng nhất thế giới.
Hơn nửa thế kỷ nay, Thượng tọa Yoshimizu đã không ít lần đi đi về về giữa Việt Nam - Nhật Bản bởi cảm tình đặc biệt dành cho mảnh đất hình chữ S, cũng như nhờ vào mối quan hệ thân thiết đối với thượng tọa Thích Trí Quảng. Cũng do đó, ngôi chùa Nishinkutsu của thầy Yoshimizu cũng là nơi mà các phật tử Việt Nam ở Nhật Bản quây quần để tu tập, và buồn hơn, cũng là chỗ đặt bài vị cho 81 mảnh đời chết trẻ nơi đất khách đã nhắc tới ở trên.
Bên cạnh việc là nơi tề tựu của cộng đồng người Việt tu tập ở Nhật Bản, chùa Nisshinkutsu, đáng buồn thay, cũng là nơi đặt bài vị của 81 người Việt mà phần đông là chết trẻ.
Theo lời sư cô Thích Tâm Trí, 40 tuổi, phần lớn những tấm bài vị ở ngôi chùa này liệt tên những người con đất Việt mới chỉ ngoài 20 đến 30 tuổi. 4 người chỉ mới qua đời vào cuối tháng 7 vừa rồi, trong đó 3 người là thực tập sinh, một người là sinh viên. Họ đột tử vì nhiều lý do khác nhau, và đáng buồn thay, có cả người đã chọn con đường tự sát vĩnh bất siêu sinh - giống như cái cách mà nhiều người Nhật chọn để giải thoát chính mình khỏi cuộc sống bế tắc.
Nhật Bản không phải là thiên đường
Nhật Bản có thể giàu, đẹp và văn minh, nhưng chắc chắn không phải là xứ sở thiên đường. Không thể nào, một khi vẫn còn đó khu rừng tự tử canh cánh nỗi đau của bao mảnh đời bế tắc, hay những người già cô đơn bước sang bên kia thế giới trong cảnh cô quạnh không một bóng thân nhân. Và giờ đây, đóng góp vào nỗi buồn ảm đạm ở một bờ xám xịt bên kia đảo quốc này lại chính là những người Việt chết trẻ trong hối tiếc.
"Cuộc sống rất đau đớn vì bạo lực và bị ức hiếp." là những dòng cuối cùng của một người Việt mới tự sát ngày 15 tháng 7 vừa qua. Anh để lại lá thư tuyệt mệnh gửi tới công ty và gia đình ở Việt Nam, cũng như người em trai đang cùng sống tại Nhật Bản. Một người Việt 31 tuổi khác được kết luận qua đời do suy tim, trong khi một thực tập sinh 20 tuổi khác đã tử vong từ lúc nào khi đồng nghiệp qua nhà đánh thức anh vào buổi sáng.
Miwa Sado (người trên di ảnh) - một trong những ví dụ đáng buồn về tình trạng làm việc quá sức dẫn tới tử vong tại Nhật Bản.
Sự bế tắc của những người Việt trẻ tại Nhật Bản có lẽ đến từ những bất đồng văn hóa và xã hội. Ở Việt Nam, chúng ta có thể chậm chạp khề khà, còn tại Nhật Bản, guồng máy công việc mang áp lực nặng nề hơn rất nhiều. Trong số 81 chiếc bài vị bày ở chùa Nisshinkutsu, có những người đã qua đời vì bệnh tật và lao lực, do suy kiệt sức khỏe bởi không thể theo kịp văn hóa "Karoshi" - làm việc như thiêu thân - của người Nhật. Chịu làm sao được, khi chính những người Nhật gốc, sinh trưởng trong môi trường của chính họ còn đột quỵ và trụy tim với những kỷ lục đáng buồn như trường hợp của cô Miwa Sado, làm liên tục 159 tiếng rồi suy tim mà chết - Washington Post đưa tin năm 2013.
Ăn mì gói, làm không ngơi nghỉ: Những người Việt trẻ xa xứ để "chết"?
Vào tháng 10 năm 2017, bác sĩ Junpei Yamamura đã đăng một đoạn clip dài 13 phút cảnh báo các thực tập sinh người Việt về lối sống thiếu khoa học nơi đất khách của họ. Điều đáng nói là, đoạn clip tâm huyết ấy được thực hiện bằng tiếng Việt, sau khi ông phỏng vấn 4 người đã từng trải qua những khắc nghiệt của hệ đào tạo nghề ở Nhật Bản.
Theo ông Yamamura, một người khỏe mạnh ở độ tuổi 20 - 30 có thể đột tử là chuyện hoàn toàn bình thường. "Làm việc quá độ, không nghỉ ngơi đầy đủ dẫn tới kết quả là căng thẳng và những áp lực tinh thần. Tất cả sẽ bào mòn cơ thể họ." - ông nói.
Phía sau những nụ cười này của cộng đồng người Việt ở Nhật Bản là biết bao nhiêu ưu tư, lo toan nhọc nhằn?
Bát mì ramen ở Việt Nam có thể là một đặc sản cao giá, còn ở Nhật lại là những gói mì ăn liền cầm hơi cho nhiều người trẻ Việt Nam. Chi phí sinh hoạt ở Nhật cao như thế nào, hãy hỏi một người Việt ở Nhật là đủ hiểu. Vậy nhưng nhiều người trẻ Việt lại chọn mì gói làm thức ăn trường kỳ để tiết kiệm tiền, đồng thời vẫn duy trì cường độ làm việc cao khủng khiếp để bắt kịp với chính những người Nhật Bản khác. Họ lao đầu vào guồng máy ấy một cách tự nguyện chua xót trước khi nhận ra, văn hóa làm việc thiêu thân "Karoshi" không giúp phát sinh một đồng lương làm ngoài giờ nào cả. Vậy nhưng, nếu không làm thêm, họ sẽ bị tụt hậu với đồng nghiệp, và chẳng người Việt nào vượt biển sang Nhật chỉ để làm một kẻ tụt hậu cả.
Thay vào đó, họ đã chọn cách xa xứ để "chết".
Tháng 3 năm 2018, ông Junpei Yamamura đã trở về Việt Nam để gặp cha của một thanh niên 20 tuổi. Anh này tử vong tại Miyagi vào cuối năm 2017 sau khi bạo chi 246 triệu đồng cho cò mồi để sang Nhật kiếm tiền cưới vợ. Thay vào đó, anh chết vì bệnh tim và được một tổ chức địa phương gửi tro cốt về nhà.
Phải chăng, thanh niên 20 tuổi ấy cũng đã rơi vào guồng xoáy "Karoshi", để rồi đã bỏ mạng nơi đất khách trước khi nhận ra mình vẫn còn một mái nhà để trở về?
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, số người Việt đến sinh sống và công tác ở nước này đã tăng gấp 7 lần trong 10 năm: từ hơn 36.000 người năm 2007 lên tới hơn 260.000 người vào năm 2017. Sự gia tăng đột biến này là do mối quan hệ ngoại giao thân mật giữa hai nước, đồng thời dân số già hóa của Nhật Bản gây nên tình trạng thiếu hụt lao động - thứ mà Việt Nam lại sẵn có. Theo một báo cáo khác của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản, có tới 28 thực tập sinh hoặc học viên học nghề đã thiệt mạng do nhiều lý do, từ tai nạn, bệnh tật cho tới các nguyên nhân khác, chỉ tính trong năm tài khóa 2016. Đáng nói là trong số đó, có tới 8 người chết vì bệnh tim hoặc não.
Thế nhưng, họ lại không thể dừng lại khi gặp những vấn đề bất ổn ở Nhật, khi mà khoản tiền gia đình chi cho họ để xa xứ thường tốn cả một gia tài, và những gì mà họ đã cố gắng nơi đất khách bỗng trở thành cái cùm giam giữ người Việt khỏi con đường hồi hương - chiếc cùm mang tên "hy vọng".
(Nguồn: Asahi Shimbun)