Câu Chuyện Sa Di Pandita
#46
Dặn dò

[Image: 5c82ed117296c.jpg]

Ở ngoài đời, khó có dịp để thực tập ghi nhận liên tục, chỉ ở khóa thiền mới có thời gian và cơ hội làm được như vậy. Khóa thiền càng dài, càng tích cực thì kết quả càng rõ ràng. Ban đầu ta phải nhắc bảo tâm từng giây, từng phút. Cho đến một thời điểm nào đó, chánh niệm tự động theo ta như bóng theo hình và trở lại kêu gọi, nhắc nhở ta. Lúc đó chánh niệm đem đến cho ta một của quý gọi là trí tuệ mà không ai có thể lấy đi được. 

Trí tuệ không bao giờ mất và càng thực tập càng phát triển. Trí tuệ này Đức Phật không cho ta, chư thiên không cho ta, không thể đánh đổi bằng tiền bạc hay tri thức thế gian.Ban đầu ta phải lựa chọn đề mục nơi bụng, nơi chân. Dần dần, bất cứ nơi nào trong thân ngũ uẩn này cũng đều là đề mục. Ban đầu ta cần thiền viện, chánh điện để ngồi, để đi. Dần dần, bất cứ chỗ nào ở ngoài đời cũng đều là đạo tràng, là đối tượng ghi nhận, quán sát.

 

Quý vị hay lo cho sư hàng ngày phải nhọc nhằn xa xôi lên dốc, xuống đồi từ tu cốc cheo leo sang tháp thiền đường. Nhưng núi non hiểm trở sao bằng hiểm nguy của cõi luân hồi. Đây là duyên may để sư cùng quý vị vun bồi ba la mật nhẫn nại và quyết định. Nhờ có khóa thiền, sư được cùng đi, cùng ngồi với quý vị. Chiếc xe một mã lực làm sao chạy bằng chiếc xe đồng tu nhiều mã lực. Cuộc luân hồi tuy dài nhưng nhiệt tâm và nổ lực tu hành sẽ thu ngắn con đường vô tận đó. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#47
Ra quyết định

Thiền sư: Bạn muốn quyết định nhanh hay quyết định chính xác? Nhanh quan trọng hay đúng quan trọng hơn? Nếu tâm không có phiền não và luôn có chánh niệm tỉnh giác, có trí tuệ thì không cần phải nghĩ. Tâm luôn biết phải làm gì, bởi vì bạn lúc nào cũng ở trạng thái sẵn sàng, bởi vì trí tuệ luôn có mặt ở đó. Nhưng chỉ cần có chút thích hoặc không thích xen vào, có chút bất an nào trong tâm thì bạn sẽ không thể có quyết định đúng được. Mỗi khi phải ra quyết định mà tâm lại đang xáo động, bất an thì hãy đợi cho đến khi bình tĩnh trở lại rồi mới quyết định. 

 

Hãy tập thói quen canh chừng tất cả mọi xáo động tình cảm,mọi cảm xúc của mình. Khi đã dẹp bỏ được mọi xáo động, thì bạn không nóng lòng phải làm cho xong việc nữa, trí tuệ sẽ đến và quyết định. Tất nhiên là bạn cũng phải có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định. 

 

Đừng bao giờ quyết định điều gì chỉ vì mình thích hoặc không thích. 

 

Luôn luôn thong thả, dành đủ thời gian để cân nhắc quyết định, kiểm tra lại thái độ của mình và dọn dẹp cho tâm mình sáng suốt.  

 

Thực hành như một người bệnh 

 

Thiền sinh: Con đang bị ốm (bệnh) và cảm thấy rất mệt nỏi, nặng nề. Nhưng thực ra như thế con lại thực hành rất tốt vì ít phải cố, không thể cố được nữa mà chỉ quan sát thôi ạ. 

 

Thiền sư: Thế là tốt. Đó chính xác là trạng thái tâm cần phải có khi tôi nói bạn phải thực hành như một người bệnh. Điều đó không có nghĩa là bạn phải chuyển động một cách chậm chạp. Cái tâm của người bệnh không muốn làm gì cả mà chỉ quan sát một cách thụ động và chấp nhận hoàn cảnh. 

 

Theo: Chỉ mới chánh niệm thôi thì không đủ
Dịch giả: Tỳ kheo Tâm Pháp  

PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#48
Niệm căn trần

[Image: images?q=tbn:ANd9GcRH4SkYdikhCacr01li5tj...Mj5e3E5m&s]

So với hơi thở, đề mục chuyển động phồng, xẹp dễ cho thiền sinh ghi nhận hơn. Lý do là chuyển động phồng, xẹp của bụng nổi bật và rõ ràng, dễ cho thiền sinh kinh nghiệm được sự sanh diệt của chuyển động mà không sợ rơi vào thiền vắng lặng như đề mục hơi thở. Hơi thở vào ra ở mũi nhẹ nhàng, vi tế, khó ghi nhận. 
 

Chuyển động phồng, xẹp là đề mục chính khi hành thiền. Tuy nhiên, khi nào có các đối tượng danh sắc khác nổi bật hơn qua sáu cửa giác quan gồm mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý thì ta phải hướng tâm chánh niệm ghi nhận ngay tức khắc. Đây là phép niệm căn trần. 

 

Tại sao ta phải niệm thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, suy nghĩ qua sáu cửa giác quan? Đó là do đời sống của con người có qúa nhiều phiền não tham, sân, si chen vào trong lúc thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, chạm, suy nghĩ mà ta không hay biết. Ta khổ vì già, bịnh, chết cộng thêm khổ vì lo buồn, uất ức than trách, hối tiếc chuyện đã qua, mong cầu chuyện chưa tới. Đức Phật dạy chỉ có sự khổ mà ta đang kinh nghiệm, đối mặt ngay khoảnh khắc hiện tại mới có thể diệt trừ được mà thôi. Đối với sự khổ đã qua, ta không thể làm gì được cả và sự khổ trong tương lai thì chưa xảy ra. 

 

Ngay khi đối tượng (trần) vừa tiếp xúc với các giác quan (căn), ta nên có trí nhớ chánh niệm ghi nhận ngay.  Nếu không, tâm ta cứ mãi chạy theo quá khứ hay tương lai. Chánh niệm ghi nhận đối tượng nổi bật ngay trong hiện tại để ngăn ngừa phiền não xâm nhập vào tâm do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm, hay tâm suy nghĩ… Nếu không, trạng thái tâm thích hay không thích sẽ sanh khởi trong tâm, kéo theo bao đau khổ, phiền não khác. 

 

Để giải thoát được sự sanh, già, bệnh … mà ai cũng sợ và muốn tránh, phải thực tập chánh niệm. Thiếu chánh niệm, ta không thấy, không hiểu được bản chất thực của sắc pháp và danh pháp nhưng chỉ có tâm thích hay không thích suốt ngày, suốt đời mà thôi.  

 

Đức Phật dạy trong Mười Hai Nhân Duyên: Vì không biết, không thấy được mấu chốt tham ái này nên chúng sanh đã tạo biết bao nghiệp tốt xấu, thiện ác khiến bị tái sanh mãi trong vòng luân hồi. 

 

Nếu có minh, có trí tuệ thì sẽ không hành động sai lầm nên sẽ không có thức tái sanh sanh khởi và kết quả là không già, bệnh, chết. Nhờ chánh niệm ta kiểm soát được tâm khiến tâm không bị đầu độc bởi cái thích hay không thích ở mắt thấy, tai nghe, thân đụng chạm … Do đó, niệm căn trần là ta đang sống khi căn và trần đang làm việc với nhau mà không có mặt của tham, sân, si. Chỉ bằng ghi nhận đúng, thấy đúng, nghe đúng, không thêm không bớt thì ta sẽ không đau khổ, không đổ lỗi cho ta hay cho ai. 

 

Tu là sửa cái sai trong mắt thấy, tai nghe, tâm suy nghĩ… Các thánh nhân nghe sao, ghi nhận vậy, không thêm bớt, không đánh giá, không bị đối tượng chi phối. Vì thế các ngài luôn được an vui, giải thoát. 

 

Theo: Vài làn hương Pháp
Trích soạn: Thitasīla Thùy Khanh, ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện hiệu đính

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#49
Thực tập thiền quán – phần 1: Giai đoạn chuẩn bị

[Image: theravada-monks.jpg]
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.


Để thỏa mãn những nhu cầu vật chất người ta thường để tâm đến những việc tầm thường như tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Họ quan tâm nhiều đến việc kiếm thức ăn, quần áo, nhà cửa. Tiến bộ khoa học đã giúp họ nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất: chẳng hạn những tiến bộ trong sự chuyên chở và truyền tin, những phát minh y học để ngừa bệnh và trị bệnh. Phải nhìn nhận những cố gắng ấy rất ư là quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Những phát minh và những thành công đó không thể nào tiêu diệt hay giảm thiểu được nỗi khổ của tuổi già, bệnh tật, gia đình xáo trộn và khủng hoảng kinh tế.


Tóm lại, không thể nào thỏa mãn nguyện vọng con người bằng phương tiện vật chất. Chỉ có sự rèn luyện tinh thần mới có thể giúp con người vượt qua những nỗi đau khổ này. Bởi vậy phải tìm một phương cách hữu hiệu để rèn luyện, ổn định và thanh lọc tâm hồn.


Phương cách này được tìm thấy trong MahaSatipatthana Sutta, một thời pháp mà đức Phật đã giảng dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Đức Phật dạy: "Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".


Giai Đoạn Chuẩn Bị

Nếu bạn thật sự thực tập thiền để đạt được tuệ giác giải thoát ngay trong kiếp hiện tại, bạn phải gạt bỏ mọi tư tưởng và hành vi thế tục trong thời gian hành thiền. Làm như thế là để trau dồi phẩm hạnh thanh cao. Đó là bước căn bản cho việc phát triển thiền. Bạn phải giữ mình trong sạch, đạo đức vì đạo đức là bước chính yếu để phát triển tuệ giác. Bạn phải giữ các giới luật của người phật tử tại gia đối với các vị xuất gia phải giữ gìn giới luật mình đã thọ. Trong khóa thiền tập nhiều ngày thiền sinh phải giữ tám giới (bát quan trai).


1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp

3. Không hành dâm

4. Không nói dối

5. Không uống rượu và các chất say

6. Không ăn sái giờ (quá ngọ không ăn)

7. Không múa hát, thổi kèn đờn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa

8. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.



Một điều nữa là không được có lời nói hay hành động bất kính đối với những người đã có trình độ giác ngộ cao (các bậc thánh).


Theo truyền thống các thiền sư xưa thường khuyên bạn đặt lòng tin vào Đức Phật, vì như thế sẽ giúp bạn bớt hốt hoảng khi những hình ảnh bất thiện hoặc sợ hãi xuất hiện trong tâm bạn lúc bạn đang hành thiền. Trong lúc thiền tập bạn cũng cần có một thiền sư hướng dẫn để chỉ cho bạn biết một cách rõ ràng mình đang thiền như thế nào và kết quả đến đâu, cũng như để chỉ dẫn cho bạn khi cần thiết.


Mục đích chính và thành quả lớn lao của việc hành thiền là giúp bạn loại bỏ tham, sân, si – ba nguồn cội của mọi khổ đau và tội lỗi. Vậy bạn hãy nỗ lực tích cực hành thiền với quyết tâm loại bỏ tham, sân, si; có như thế việc hành thiền mới hoàn toàn thành công. Cách thực tập thiền quán trên căn bản Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) này là phương pháp mà Đức Phật và chư thánh tăng đã hành trì để giác ngộ. Bạn hãy vui mừng bởi mình có cơ duyên thực hành loại thiền quí báu này.


Bốn điều bảo vệ hay quán tưởng sau đây cũng rất cần thiết cho bạn khi bạn bắt đầu vào khóa thiền tập. Bạn hãy suy tưởng đến Đức Phật, đến lòng từ ái, đến thân thể bất tịnh và đến sự chết.


1. Trước tiên hãy tỏ lòng tri ân kính ngưỡng Đức Phật bằng cách suy niệm đến những đức tánh thánh thiện của Ngài:
"Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Thế Tôn, Ngài là đấng toàn giác, tỉnh thức, trí đức vẹn toàn, hiểu thấu đáo mọi sự, thầy của Trời và người, đấng an lành và đem lại sự an lành".



2. Sau đó hãy hướng lòng từ ái đến mọi chúng sanh, hãy hòa mình với tất cả mọi loài không mảy may phân biệt:

"Mong cho tôi thoát khỏi thù hận, bệnh tật và phiền muộn. Mong cho cha mẹ tôi, thầy tôi, bạn bè tôi cùng tất cả mọi người, mọi loài thoát khỏi thù hận, bệnh tật và phiền muộn. Cầu mong tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau".



3. Hãy suy tưởng đến sự bất tịnh của thân thể, đó là sự luyến ái bất thiện mà phần đông thường mắc phải. Hãy chú ý đến tính cách bất tịnh, dơ dáy của dạ dày, ruột, đờm dãi, mủ, máu, để loại bỏ những tư tưởng luyến ái bám víu vào xác thân.


4. Suy tưởng đến tình trạng mỗi người đều tiến dần đến cái chết. Đấy là suy tưởng có lợi ích về phương diện tâm lý. Đức Phật thường nhấn mạnh rằng : sự sống thật bấp bênh, tạm bợ, nhưng cái chết là điều chắc chắn không thể tránh né. Mục tiêu cuối cùng của đời sống là cái chết. Tiến trình của cuộc sống gồm có : sanh ra, già đi, bệnh tật, khổ đau và cuối cùng là cái chết.

Lúc thực tập bạn có thể ngồi kiết già, hay bán già hoặc ngồi hai chân không chồng lên nhau. Nếu thấy ngồi dưới sàn nhà khó định tâm hay làm bạn khó chịu, bạn có thể ngồi trên ghế. Tóm lại, bạn có thể ngồi cách nào miễn thấy thoải mái là được.



(còn tiếp)




Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu


PTVN.net



May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#50
Thực tập thiền quán – phần 2: Bốn bài tập căn bản

[Image: maxresdefault.jpg]

Bài Tập Thứ Nhất

Hãy chú tâm vào bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động vào ra của hơi thở. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận. Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình thức của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi.

 

Đối với những người mới tập thiền, đây là phương pháp rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác. Càng thực tập lâu càng thấy sự chuyển động rõ ràng hơn. Khi tuệ giác phát triển trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của tiến trình tâm-sinh-lý qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và khả năng định tâm còn yếu nên bạn sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng xẹp liên tục. Do đó bạn có thể nghĩ rằng: "Ta chẳng biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này".

 

Bạn cần nhớ rõ đây là một tiến trình học hỏi vì vậy hãy yên tâm tiếp tục hành thiền. Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy ta không cần tìm kiếm chúng. Thực ra, những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm trên hai chuyển động phồng xẹp mà thôi nên sự thực tập cũng không khó khăn lắm. Bạn hãy tiếp tục thực tập bài tập số một này bằng cách chú tâm vào chuyển động phồng xẹp.

 

Đừng bao giờ lập đi lập lại ra lời những chữ phồng xẹp, chỉ cần niệm thầm mà thôi. Niệm thầm sẽ giúp quí bạn dễ chú tâm vào đề mục. Nhưng nếu niệm thầm cản trở sự chú tâm của bạn, thì bạn chỉ ghi nhận sự chuyển động của bụng mà không cần niệm thầm cũng được. Nên thở đều đặn tự nhiên tránh thở dài hay ngắn quá. Nhiều thiền sinh muốn thấy rõ sự phồng xẹp nên hay thở dài hoặc thở nhanh, làm như thế sẽ khiến bạn mệt.

 

Bài Tập Thứ Hai

 

Trong khi thực tập quan sát sự phồng xẹp của bụng những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm bạn quên mất sự chú tâm. Tư tưởng, ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, v.v… sẽ xuất hiện giữa những "phồng xẹp". Bạn không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng này mà phải ghi nhận từng phóng tâm một khi chúng phát sinh.

 

Khi tâm bạn tưởng tượng điều gì, bạn phải biết mình đang tưởng tượng và ghi nhận: "tưởng-tượng, tưởng-tượng, tưởng-tượng". Khi bạn chỉ đơn thuần nghĩ đến điều gì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ". Khi bạn suy gẫm, ghi nhận: "suy-gẫm, suy-gẫm, suy-gẫm". Khi bạn có dự định làm điều gì hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định". Khi tâm bạn đi lang bạc không để ý đến phồng xẹp hãy ghi nhận: "phóng-tâm, phóng-tâm, phóng-tâm". Khi tưởng tượng hay đang đi đến một nơi nào phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Khi đến thì ghi nhận: "đến, đến, đến". Khi nghĩ đến gặp người nào đó thì ghi nhận: "gặp, gặp, gặp". Khi nghĩ đến nói chuyện với ai thì ghi nhận: "nói, nói, nói". Khi bàn cãi thì ghi nhận: "bàn-cãi, bàn-cãi, bàn- cãi". Khi thấy hình ảnh màu sắc ghi nhận: "thấy, thấy, thấy".

 

Mỗi một khi tâm thấy gì, nghĩ gì đều phải ghi nhận cho đến khi chúng biến mất. Sau khi chúng biến mất ta lại chú tâm vào sự phồng xẹp. Phải chú tâm hành trì đừng chểnh mảng. Khi định nuốt nước bọt phải ghi nhận: "định, định, định". Khi nuốt phải ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt". Muốn khạc nhổ, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" rồi lại trở về sự phồng xẹp. Nếu bạn muốn khum cổ ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; trong khi khum cổ ghi nhận: "khum, khum, khum". Khi bạn định ngửng cổ lên, ghi nhận: "định, định, định". Khi ngửng cổ lên ghi nhận: "ngửng, ngửng, ngửng". Tác động ngửng cổ hay khum cổ phải làm từ từ.

Sau khi đã chú tâm ghi nhận mỗi một động tác đó, ta lại trở về với sự phồng xẹp.

 

Bài Tập Thứ Ba

 

Vì phải liên tục thiền trong một khoảng thời gian khá dài với một tư thế ngồi hay nằm nên bạn sẽ cảm thấy mệt và thấy mỏi tay chân. Trong trường hợp này, bạn hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận: "mỏi-mệt, mỏi-mệt, mỏi-mệt". Hãy ghi nhận một cách tự nhiên, không mau quá cũng không chậm quá. Cảm giác mệt mỏi sẽ dần dần giảm đi và cuối cùng hết hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài đến độ không chịu đựng nổi, lúc bấy giờ bạn hãy thay đổi tư thế. Tuy nhiên đừng quên ghi nhận "muốn, muốn, muốn" trước khi thay đổi tư thế. Mỗi một chi tiết chuyển động nhỏ đều phải được ghi nhận một cách trung thực và thứ tự.

 

Nếu dự định đưa tay hay chân lên hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định" trong khi đưa tay hay chân lên thì ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Duỗi tay, chân ra; ghi nhận: "duỗi, duỗi, duỗi". Khi đặt tay xuống, ghi nhận: "đặt, đặt, đặt". Khi tay hay chân tiếp xúc nhau ghi nhận: "tiếp-xúc, tiếp-xúc, tiếp-xúc". Hãy thực hiện mọi động tác thật chậm để dễ ghi nhận. Ngay khi bạn đã ở trong tư thế mới, bạn phải tiếp tục chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng ngay. Nếu thấy tư thế mới không thoải mái, muốn đổi tư thế thì cũng phải ghi nhớ như trên.

 

Nếu thấy ngứa một chỗ nào đó, chú tâm vào chỗ ngứa và ghi nhận: "ngứa, ngứa, ngứa". Sự ghi nhận phải tự nhiên đừng quá mau cũng đừng quá chậm. Khi cảm giác ngứa biến mất lại trở về với sự phồng xẹp. Nếu ngứa quá không chịu được muốn gãi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn", rồi lại từ từ đưa tay lên, ghi nhận: "đưa-lên, đưa-lên, đưa-lên". Khi tay đụng chỗ ngứa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi gãi nhè nhẹ vào chỗ ngứa, ghi nhận: "gãi, gãi, gãi". Khi đã ngứa, không muốn gãi nữa và muốn đưa tay về, hãy ghi nhận: "đưa-về, đưa- về, đưa-về". Khi tay trở về chỗ cũ và tiếp xúc với tay hay chân, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Rồi tiếp tục quan sát sự phồng xẹp của bụng.

 

Nếu thấy đau hay khó chịu, hãy chú tâm đến chỗ đau hay khó chịu đó. Hãy ghi nhận một cách rõ ràng và chính xác mọi cảm giác phát sinh, chẳng hạn, đau nhức, đè nặng, mệt, tê, cứng, v.v… Cần nhớ là những sự ghi nhận này phải tự nhiên; đừng vội vã quá cũng đừng trễ quá. Cơn đau, nhức có thể chấm dứt hay gia tăng. Khi cơn đau gia tăng cũng đừng hốt hoảng hay lo sợ gì cả mà chỉ cần tiếp tục thiền và một lát sau cơn đau sẽ lắng đi. Nếu cơn đau nhức vẫn kéo dài không thể chịu đựng nổi thì hãy bỏ qua sự đau nhức và chú tâm vào sự phồng xẹp.

 

Khi thiền của bạn tiến triển, bạn sẽ có những cảm giác đau đớn khó chịu. Bạn có cảm giác khó thở, nghèn nghẹn, có khi như bị kim chích, thấy nhột nhạt như có côn trùng bò trên thân mình. Bạn cũng có thể thấy ngứa ngáy, đau đớn như bị con gì cắn, bị rét run. Khi bạn ngưng thiền thì những cảm giác trên biến mất ngay. Khi bạn tiếp tục thiền trở lại và cứ mỗi khi bắt đầu định tâm thì những cảm giác khó chịu trên lại xuất hiện. Những cảm giác này không có gì đáng lo ngại. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh hoạn mà chỉ là những cảm giác bình thường vẫn hiện diện trong cơ thể ta nhưng chúng bị che lấp vì tâm ta đang mãi bận rộn với những đối tượng trước mắt.

 

Khi thiền tiến triển, tâm ta trở nên bén nhọn, tinh tế nên dễ dàng nhận thấy những cảm giác này, khi mức độ thiền tiến triển hơn bạn sẽ vượt qua tất cả những chướng ngại này. Nếu tiếp tục và kiên trì thiền bạn sẽ không còn gặp những cảm giác khó chịu này nữa. Nếu bạn thiếu can đảm, thiếu quyết tâm và gián đoạn một thời gian thì bạn lại sẽ chạm trán với chúng lần nữa mỗi khi thiền của bạn tiến triển. Nhưng nếu gặp những cảm giác khó chịu này mà bạn vẫn quyết tâm và kiên trì tiếp tục hành thiền thì bạn sẽ chinh phục được chúng và bạn sẽ không bao giờ gặp những cảm giác khó chịu này nữa trong lúc hành thiền.

 

Nếu bạn dự định xoay mình hãy ghi nhận: "dự-định, dự-định, dự-định". Khi đang xoay ghi nhận: "xoay, xoay, xoay". Nhiều khi trong lúc đang hành thiền, bạn thấy thân thể mình lắc lư từ trước ra sau thì cũng đừng sợ hãi, đừng thích thú hay mong muốn tiếp tục lắc lư. Sự lắc lư sẽ chấm dứt nếu bạn chú tâm vào nó và tiếp tục ghi nhận: "lắc-lư, lắc-lư, lắc-lư" cho đến khi hết lắc lư.

 

Nếu đã ghi nhận nhiều lần mà thân hình vẫn còn lắc lư bạn hãy dựa vào tường hay nằm xuống một lát và vẫn tiếp tục hành thiền. Khi thân bị lay chuyển hay run rẩy cũng chú tâm ghi nhận như trên. Khi thiền tiến triển đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy rờn rợn run lên hoặc ớn lạnh ở xương sống hay toàn thân. Đó là trạng thái phỉ lạc, một thành quả đương nhiên khi thiền được tiến triển tốt đẹp. Khi tâm an trụ trong thiền thì bạn rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động nhỏ. Lý do là tâm của bạn bây giờ rất bén nhạy trước mọi đối tượng của giác quan.

 

Trong lúc thiền nếu bạn cảm thấy khát nước, hãy ghi nhận cảm giác: "khát, khát, khát". Khi muốn đứng dậy, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" và chú tâm ghi nhận mỗi một tác động chuẩn bị đứng dậy, rồi chú tâm vào tác động đứng và ghi nhận: "đứng, đứng, đứng". Sau khi đứng dậy mắt bạn nhìn về phía có nước, ghi nhận: "nhìn, nhìn, nhìn". Khi muốn đi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Bắt đầu bước từng bước, ghi nhận: "đi, đi, đi" hay "trái, phải".

 

Bạn phải tỉnh thức trong mọi bước đi từ lúc bắt đầu đi cho tới khi đứng lại. Khi đi tản bộ hoặc thiền hành bạn cũng phải theo những nguyên tắc ghi nhận như trên. Hãy cố gắng ghi nhận những bước chân qua hai tác động: "dở, đạp", "dở, đạp". Khi bạn đã thuần thục với cách này, hãy chú tâm ghi nhận ba tác động: "dở, bước, đạp", "dở, bước, đạp".

 

Khi bạn thấy hoặc đi đến chỗ để nước phải ghi nhận: "thấy, thấy, thấy" hay "nhìn, nhìn, nhìn".
Khi dừng chân, ghi nhận: "dừng, dừng, dừng".
Khi đưa tay ra, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa".
Khi tay đụng vào chén, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi cầm chén, ghi nhận: "cầm, cầm, cầm".
Khi thọc tay vào lu, ghi nhận: "thọc, thọc, thọc".
Khi đưa chén lên môi, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa".
Khi chén đụng vào môi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi cảm thấy mát, ghi nhận: "mát, mát, mát".
Khi nuốt, ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt".
Khi để chén xuống ghi nhận: "để-xuống, để-xuống, để-xuống".
Khi thu tay về, ghi nhận: "thu-về, thu-về, thu-về".
Khi thòng tay xuống, ghi nhận: "thòng, thòng, thòng".
Khi tay đụng vào đùi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi muốn quay lui, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn".
Khi quay lui, ghi nhận: "quay, quay, quay".
Khi đi, ghi nhận: "đi, đi, đi".
Khi đến nơi, muốn dừng lại, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn".
Khi dừng lại ghi nhận: "dừng, dừng, dừng".


 

Nếu đứng một thời gian lâu, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Nhưng khi bạn muốn ngồi hãy ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Khi đi đến chỗ ngồi, phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Đến chỗ ngồi, ghi nhận: "đến, đến, đến". Xoay người trước khi ngồi, ghi nhớ: "xoay, xoay, xoay". Ngồi xuống ghi nhận: "ngồi, ngồi, ngồi". Phải ngồi xuống chầm chậm và ghi nhận mọi chuyển động của sự ngồi. Bạn phải chú ý đến từng tác động một của tay chân khi ngồi. Ngồi xong lại tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp của bụng.

Khi bạn muốn nằm, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; rồi lại ghi mọi tác động của sự nằm: nghiêng người, chống tay, đặt đầu, duỗi chân, nằm… tất cả những động tác này phải làm chầm chậm. Lúc nằm xuống rồi lại tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp. Trong khi nằm nếu cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, ngứa ngáy… Đều phải ghi nhận.

 

Ghi nhận mọi cảm giác, suy nghĩ, ý kiến, cân nhắc, suy xét và mọi tác động của tay chân và thân thể. Nếu thấy không còn cảm giác gì đặc biệt đáng ghi nhận thì hãy tiếp tục ghi nhận sự phồng xẹp. Khi buồn ngủ, ghi nhận: buồn ngủ. Nếu bạn có đủ năng lực tập trung trong thiền, bạn có thể vượt qua sự buồn ngủ và cảm thấy tươi tỉnh, lúc bấy giờ bạn hãy tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp, nếu bạn không thắng được cơn buồn ngủ hãy tiếp tục niệm phồng xẹp cho đến khi ngủ.

 

Giấc ngủ là sự liên tục của luồng hộ kiếp hay tiềm thức, giống như trường hợp của tâm lúc tái sinh hay của tâm lúc chết, cái tâm lúc này rất yếu ớt không thể nhận thức được gì cả… Khi bạn thức, tâm này tiếp tục xuất hiện giữa những lúc bạn nhìn, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng tâm này xuất hiện rất yếu và không tồn tại lâu nên khó nhận thấy. Tâm này sẽ duy trì liên tục khi bạn ngủ. Khi bạn thức dậy, thì mọi tư tưởng và mọi đối tượng sẽ được nhận thức rõ ràng liền.

 

Vào lúc thức giấc, bạn phải hành thiền ngay. Là thiền sinh mới vì vậy bạn khó có thể tỉnh thức vào những giây phút đầu tiên lúc mới thức dậy. Nhưng bạn phải giác tỉnh ngay lúc bạn nhớ lại rằng mình đang hành thiền. Chẳng hạn lúc thức dậy,bạn nghĩ tưởng đến điều gì thì phải tỉnh thức mà ghi nhận ngay: "nghĩ-tưởng, nghĩ-tưởng, nghĩ-tưởng". Rồi tiếp tục với phồng xẹp. Khi thức dậy bạn phải chú tâm đến những chi tiết của hoạt động cơ thể. Mọi tác động của tay chân và thân thể phải được ghi nhận một cách tỉnh thức. Lúc thức dậy bạn có nghĩ rằng bây giờ là mấy giờ không? Nếu nghĩ đến giờ thì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ". Bạn chuẩn bị rời khỏi giường ngủ hãy ghi nhận chuẩn bị. Khi từ từ ngồi dậy phải ghi nhận: ngồi dậy. Lúc đang ở tư thế ngồi, ghi nhận: "ngồi, ngồi, ngồi".

 

Nếu còn ngồi ở giường một lúc lâu mới đứng dậy đi thì phải chú tâm đến phồng xẹp, tiếp theo đó. Lúc rửa mặt hay tắm, cũng phải để tâm ghi nhận mọi chi tiết; chẳng hạn, nhìn, ngắm, duỗi, cầm, nắm, ấm, lạnh, chà xát, v.v… Lúc trang điểm, lúc làm giường, lúc đóng cửa, cầm nắm vật gì đều phải chú tâm ghi nhận theo thứ tự.

Bạn cũng chú ý từng tác động một trong lúc ăn:

 

Khi nhìn thức ăn ghi nhận: "nhìn, nhìn, nhìn".
Khi múc thức ăn ghi nhận: "múc, múc, múc".
Khi đưa thức ăn lên miệng ghi nhận: "đưa, đưa,đưa".
Khi thức ăn đụng môi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi thức ăn vào đến miệng, ghi nhận: "vào, vào, vào".
Khi miệng ngậm lại, ghi nhận: "ngậm, ngậm, ngậm".
Khi bỏ tay xuống, ghi nhận: "bỏ xuống, bỏ xuống, bỏ xuống".
Khi tay đụng dĩa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".
Khi nhai ghi nhận: "nhai, nhai, nhai".
Khi biết mùi vị ghi nhận: "biết, biết, biết".
Khi nuốt, ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt".
Khi thực phẩm vào trong cuống họng chạm vào cuống họng, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng".


 

Hãy chú tâm theo dõi mỗi khi bạn múc một muỗng cơm cho đến khi xong bữa ăn. Lúc mới thực hành sẽ có rất nhiều thiếu sót. Đừng ngại điều đó, sau một thời gian kiên trì tập luyện, sự thiếu sót ghi nhận sẽ giảm đi. Khi mức thiền tập của bạn tiến triển đến mức độ cao hơn bạn sẽ còn ghi nhận được thêm nhiều chi tiết hơn những điều đã đề cập ở đây.

 

(Còn tiếp)


Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#51
Thực tập thiền quán – phần 3: Bài tập thiền hành căn bản

[Image: a27d929b0b9231c0df42d200885216d7.jpg]

Bài Tập Thiền Hành Căn Bản

Giữa hai lần thiền tọa là khoảng thời gian từ bốn mươi đến chín mươi phút để thiền hành. Thiền hành xen kẽ giữa thiền tọa để quân bình năng lực và những yếu tố của sự định tâm, đồng thời để tránh buồn ngủ. Bạn có thể thiền hành trong phòng hay ngoài sân. Lúc thiền hành bạn nên đi chậm hơn lúc bình thường và đi một cách tự nhiên.

Trong lúc thiền hành bạn phải chú tâm vào sự chuyển động của chân. Bạn phải chú tâm khi bàn chân phải (mặt) bắt đầu nhất lên khỏi mặt đất, ghi nhận: dở; Khi đưa chân tới ghi nhận: bước; khi chân đặt xuống đất, ghi nhận: đạp. Chân trái cũng làm như thế…

Cũng như lúc ngồi thiền; khi đi, mọi phóng tâm hay cảm giác phải được ghi nhận. Chẳng hạn chợt nhìn một vật gì đó trong khi bạn đang đi hãy ghi nhận tức thì: "nhìn, nhìn, nhìn", rồi trở về với những chuyển động của chân. Mặc dầu trong khi đi những vật bạn nhìn thấy không liên quan gì đến thiền hành nhưng nếu bạn vô tình để tâm đến nó thì phải ghi nhận ngay: "nhìn, nhìn, nhìn".

 

Khi đi đến mức cuối của đoạn đường kinh hành dĩ nhiên bạn phải trở bước để đi ngược trở lại; lúc còn vài bước đến bước cuối cùng đoạn đường, bạn phải ghi nhận: "muốn quay, muốn quay, muốn quay". Ý định muốn quay có thể khó ghi nhận lúc ban đầu nhưng khi thiền của bạn tiến triển, bạn sẽ thấy dễ dàng.

 

Sau khi ghi nhận ý định bạn phải ghi nhận tất cả chi tiết của tư tưởng và tác động liên quan đến việc quay…. ở bước cuối của con đường, bạn bắt đầu quay mình, phải ghi nhận: "quay, quay, quay", khi chân chuyển động phải kịp thời ghi nhận dở… bước… đạp, v.v… Trong lúc quay thường vì sự cám dỗ của bên ngoài nên bạn có ý định muốn nhìn xem chung quanh có cái gì lạ không, phải ghi nhận ngay: "dự-định, dự-định, dự-định" hay "muốn, muốn, muốn", rồi lại chú tâm đến bước chân.

 

Thông thường đối với những thiền sinh mới, chú tâm đến ba giai đoạn dở, bước và đạp rất có hiệu quả. Tuy nhiên, tùy theo khả năng của từng người, thiền sư có thể khuyên họ nên chú ý ít hay nhiều giai đoạn hơn. Nhiều lúc thấy sự đi chậm bất tiện, nhất là lúc đi ra ngoài khu vực hành thiền bạn có thể đi nhanh hơn và ghi nhận: trái, phải mỗi khi chân trái hay chân phải đặt xuống đất. Ghi nhận nhiều hay ít giai đoạn không quan trọng, điều cốt yếu là bạn có chú tâm tỉnh thức trong từng bước đi hay không?

 

Thiền Mức Cao Hơn

 

Sau một thời gian hành thiền, định lực của bạn phát triển và bạn đã dễ dàng theo dõi sự phồng xẹp của bụng, lúc bấy giờ bạn sẽ nhận thấy có một thời gian, hay khoảng hở giữa hai giai đoạn phồng xẹp. Nếu bạn đang ngồi thiền bạn hãy ghi nhận: "phồng, xẹp, ngồi". Khi ghi nhận ngồi, bạn hãy chú tâm vào phần trên của thân. Khi bạn đang nằm thiền hãy ghi nhận: "phồng xẹp, nằm".

 

Nếu bạn thấy có khoảng thời gian hở giữa phồng, xẹp, và xẹp, phồng, bạn hãy ghi nhận: "phồng, ngồi, xẹp, ngồi". Nếu bạn đang nằm hãy ghi nhận: "phồng, nằm, xẹp, nằm". Nếu thực hành một lát mà thấy sự ghi nhận ba hay bốn giai đoạn như trên không dễ dàng đối với bạn, hãy trở về với hai giai đoạn phồng, xẹp.

 

Trong khi chú tâm theo dõi chuyển động của cơ thể, bạn không cần phải chú ý đến đối tượng thấy và nghe. Khi bạn có khả năng chú tâm vào chuyển động phồng xẹp thì bạn cũng có khả năng chú tâm vào đối tượng nghe và thấy. Tuy nhiên, khi chú ý nhìn một vật gì đó thì bạn phải đồng thời ghi nhận ba lần: "thấy, thấy, thấy" sau đó trở về với sự chuyển động của bụng.

 

Giả sử có một người nào đó đi vào trong tầm nhìn của bạn, bạn để ý thấy thì phải ghi nhận: thấy hai hay ba lần, rồi trở về với sự phồng xẹp. Bạn có nghe tiếng nói không? Bạn có lắng nghe không? Nếu bạn nghe hay lắng nghe thì phải ghi nhận: "nghe, nghe, nghe" hay "lắng-nghe, lắng-nghe, lắng-nghe"; sau đó trở về với sự phồng xẹp. Giả sử bạn nghe những tiếng động lớn như tiếng chó sủa, nói chuyện to, tiếng hát bạn phải tức khắc ghi nhận hai hay ba lần: nghe, rồi trở về với bài tập phồng, xẹp.

 

Nếu bạn quên không ghi nhận khi đang phóng tâm vào sự nghe, điều này có thể khiến bạn suy tưởng hay chạy theo chúng mà quên chú ý vào sự phồng xẹp. Lúc bấy giờ sự phồng xẹp sẽ trở nên yếu đi hay không phân biệt được rõ ràng. Gặp những trường hợp bạn bị lôi cuốn bởi những phiền não chập chồng như thế, bạn hãy ghi nhận hai hay ba lần: "suy-tưởng, suy-tưởng, suy-tưởng" rồi trở về với sự phồng xẹp. Nếu quên ghi nhận những chuyển động của cơ thể, tay chân, v.v.. thì phải ghi nhận: "quên, quên, quên" rồi trở về với sự chuyển động của bụng.

 

Bạn có thể cảm thấy lúc bấy giờ hơi thở sẽ chậm lại hay chuyển động phồng xẹp không rõ ràng. Nếu điều đó xảy ra và lúc ấy bạn đang ngồi thì hãy chú tâm ghi nhận: ngồi, đụng. Nếu lúc bấy giờ đang nằm hãy ghi nhận nằm, đụng. Khi ghi nhận đụng, không phải bạn chỉ chú tâm vào một điểm của cơ thể đang tiếp xúc, mà phải chú tâm vào nhiều điểm kế tiếp nhau. Có nhiều chỗ đụng; ít nhất sáu hay bảy chỗ bạn phải chú tâm đến. Một trong những điểm đó là: đùi, đầu gối, hai tay chạm nhau, hai chân đụng nhau, hai ngón cái đụng nhau, chớp mắt, lưỡi đụng miệng, môi chạm nhau.

 

Bài Tập Thứ Bốn

 

Cho đến bây giờ bạn đã hành thiền được nhiều giờ rồi. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy làm biếng khi nghĩ rằng mình chưa tiến bộ được bao nhiêu. Đừng bỏ dở, hãy tiếp tục ghi nhận: "làm biếng, làm biếng, làm biếng".

 

Trước khi thiền của bạn đủ sức mạnh để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác, bạn có thể nghi ngờ không biết cách thức hành thiền như thế này có đúng, có hữu ích không. Gặp trường hợp này hãy ghi nhận: "nghi-ngờ, nghi-ngờ, nghi-ngờ". Bạn có ao ước hay mong muốn đạt được thành quả tốt trong thiền không? Nếu bạn có tư tưởng như thế thì hãy ghi nhận: "ao ước, ao ước, ao ước" hay "mong muốn, mong muốn, mong muốn".

 

Bạn có suy nghĩ xét lại cách thức thực tập để bạn đạt được mức độ này không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "xét lại, xét lại, xét lại". Có trường hợp nào bạn xem xét đối tượng thiền và phân vân không biết đó là tâm hay vật chất không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "xem xét, xem xét, xem xét". Có khi nào bạn tiếc nuối vì mình không đạt được sự tiến bộ nào không? Nếu có, bạn hãy chú tâm ghi nhận cảm giác: "tiếc nuối, tiếc nuối, tiếc nuối".

 

Ngược lại, bạn có cảm thấy sung sướng khi mức độ thiền của bạn tiến triển hay không? Nếu có, bạn hãy ghi nhận: "sung sướng, sung sướng, sung sướng". Đấy là cách thức bạn ghi nhận mỗi một trạng thái của tâm hồn, nếu không có những tư tưởng hay quan niệm được ghi nhận thì bạn hãy trở về với sự phồng xẹp.

 

Trong một khóa hành thiền tích cực thì thời gian hành thiền bắt đầu từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Bạn cần nhớ là phải luôn luôn thực hành hoặc bài tập căn bản, hoặc là thực hành sự chú tâm liên tiếp suốt ngày cho đến đêm, nếu bạn chưa buồn ngủ. Chẳng có nghỉ ngơi phút nào. Khi thiền của bạn đạt được mức tiến bộ cao thì bạn sẽ không còn cảm thấy buồn ngủ mặc dù bạn phải hành thiền rất nhiều giờ; lúc bấy giờ bạn có thể tiếp tục thiền cả ngày lẫn đêm.

 

Tóm lại trong thời gian hành thiền, bạn phải để tâm ghi nhận tất cả những trạng thái của tâm, dù đó là trạng thái tốt hay xấu; bạn cũng phải chú tâm đến những sự chuyển động của cơ thể, dù đó là những chuyển động lớn hay nhỏ; bạn phải chú tâm đến mỗi một cảm giác, dầu cảm giác ấy dễ chịu hay khó chịu.

 

Trong suốt thời gian hành thiền nếu không có những gì đặc biệt xảy ra khiến bạn phải ghi nhận, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Nếu bạn đi làm một việc gì đó, chẳng hạn, đi uống nước, bạn phải chú ý đến những tác động cần thiết của sự đi, bạn phải chú tâm tỉnh thức ghi nhận từng bước đi một, chẳng hạn: đi, đi, hay trái, phải. Lúc đến nơi bạn hãy niệm: đứng, cầm, nắm, uống v.v…

 

Nhưng khi bạn thực tập thiền hành bạn phải chú ý đến ba giai đoạn của bước đi: dở, bước, đạp. Thiền sinh phải nỗ lực tập luyện suốt ngày đêm mới có thể sớm khai triển tâm định đến tuệ giác thứ tư (tuệ biết được sự sinh diệt) và từ đó đạt đến những tuệ giác cao hơn.

(Còn tiếp)


Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#52
Thực tập thiền quán – phần 4: 9 yếu tố trợ giúp ngũ căn

[Image: Nhung_Vi_Su_Dang_Di_Big.jpg]

1/ Chú tâm vào sự vật vô thường: Mọi sư vật sinh ra rồi  diệt không ngừng. Hành giả hãy chấp nhận sự vô thường này với tâm quân bình mà không đánh giá, so sánh, phân tích, giải thích, phân biện v.v…

2/ Quan tâm và tôn trọng việc hành thiền: Hành thiền với lòng kính cẩn, từ tốn, tỉ mĩ, nhẹ nhàng, mềm mại, thân và tâm nhất như.
 
3/ Hành thiền liên tục không gián đoạn: Kiên trì chánh niệm là điều kiện cần thiết nhất. Hành giả không nên làm 2, 3 việc một lúc. Hãy chia những chuyển động ra từng giai đoạn nhỏ. Ghi nhận với sự cẩn thận, nhẹ nhàng và từ tốn tối đa và chánh niệm phải được mạnh mẽ như ghi nhận một mũi tên vừa mới bắn ra.
 
4/ Những điều kiện hỗ trợ cho việc hành thiền:
Nơi chốn thích hợp
Đi lại thích hợp
Ngôn ngữ thích hợp
Người thích hợp
Thực phẩm thích hợp
Khí hậu thích hợp


5/ Nhớ lại những điều kiện đã đem lại sự tiến bộ và thuận lợi cho việc hành thiền.
 
6/ Phát triển thất giác chi là: Niệm, trạch, pháp, tinh tấn, phi, an định và xã. Hành giả không nên vội vàng, giáo pháp sẽ hiển lộ. Hành giả không nên quá ưa thích hoặc coi trọng bất cứ một điều gì,  hành giả chỉ có một việc duy nhất phải làm là theo dõi chánh niệm những gì xảy ra một cách liên tục, dù là tốt hay xấu.
 
7/ Dũng cảm và tinh tấn: Bớt thói quen quan tâm đến cơ thể. Hành thiền cho dẫu phải hy sinh tính mạng cũng được. Hành giả hãy thư thả và thoải mái. Thời gian tốt nhất để gặt hái kết quả cao quí này là bây giờ và ở đây. Nên tận dụng tuổi trẻ, sức mạnh, tình trạng tâm và thân còn tốt để hành thiền cho đến rốt ráo.
 
8/ Kiên nhẫn và nghị lực: Hành giả có thể bị đau nhức và  khó thở. Tâm cảm giác với đau nhức còn tùy thuộc vào mức định tâm. Nếu định tâm yếu, hành giả không thật sự cảm thấy bất an, nếu định tâm sâu hơn, chỉ bị đau ít thôi cũng làm cho hành giả cảm thấy rất khó chịu. Tâm định càng sâu hơn, hành giả sẽ càng hiểu rõ sự đau hơn và kinh nghiệm của hành giả về thực tướng của sự đau sẽ làm cho hành giả say mê hơn quán sát cơn đau hơn. Hành giả sẽ cảm giác cái đau là một chuỗi dài biến đổi luôn thăng trầm. Từ cái đau này đến cái đau khác thay đổi mau lẹ, lúc tăng, lúc giảm, nhảy múa và nhào lộn. Khi nào chánh niệm càng sâu hơn nữa, hành giả càng bị lôi cuốn theo dõi theo cái đau và cuối cùng một điều bất ngờ xảy ra như một tấn kịch kết thúc và hạ màn: Sự đau biến mất một cách kỳ diệu. Thiền sinh tập ghi nhận cái đau, đối diện với cái đau, chú ý vào trung tâm cái đau và cuối cùng thấu suốt rằng đau chỉ là đau thôi. Nếu cảm thấy kiệt quệ vì cơn đau, hãy đùa giỡn với nó bằng cách đi vào cơn đau và xã hơi: Hành giả vẫn đi vào cơn đau nhưng giảm bớt cường độ của niệm và định. Nếu cái đau càng khốc liệt, hành giả có thể rút lui có kế hoạch là thay đổi tư thế trong chánh niệm và trở về đề mục chính.
 
9/ Hành giả quyết tâm theo dõi việc hành thiền cho đến giai đoạn cuối của con đường



Những điều nhắc nhỡ thiền sinh: Mọi công trình cao quí đều hiếm hoi và khó nhọc. Hành giả phải kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, tinh tấn với tâm thoải mái, quân bình, cố gắng nhưng không đàn áp. Can đảm đối diện với mọi cảm giác trong thân và tâm và ghi nhận chúng một cách tỉ mĩ, chính xác, thành kính và liên tục. Sự ghi nhận và cảm thọ phải song song với nhau, Bà Dipama là một tấm gương sáng cho phẩm hạnh anh dũng bất thối chuyển.

(Còn tiếp)


Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu
PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#53
Thực tập thiền quán – phần 5: Bài ca Giác ngộ

[Image: 331ed6b18133b145c22e959fcb9d4250.jpg]

Chúng ta ai cũng có thể làm được điều này nếu biết phương pháp và ta tu là để khám phá phương pháp ấy. Sự giác ngộ không tùy thuộc ở giai cấp xã hội hay trình độ học vấn của. Chúng ta ai cũng có thân và tâm khi đang sống, bổn phận của chúng ta là tỉnh thức và thanh lọc tâm vì đó là lợi ích của chính chúng ta và của chúng sanh cho dù trong hoàn cảnh nào, trường hợp nào và ở đâu.

Trong cuộc sống, bất cứ ở đâu ta đều có thể học để tu tập. Khi chúng ta ý thức được con đường giải thoát và thực tâm tu tập, thì cho dẫu bất cứ chuyện gì xảy ra, ta cũng tin chắc rằng rồi một ngày nào đó, ta sẽ có thể hát lên khúc ca giác ngộ của chính chúng ta do chúng ta đã làm rồi những gì cần phải hoàn tất.


Đơn giản lắm nhưng cũng không dễ, nhưng nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, biết được hạt giống hạnh phúc thì ta cứ tiếp tục tưới tẩm chúng, rồi một ngày hạnh phúc sẽ đơm hoa kết trái. Ta nhận ra rằng mục tiêu tối hậu của tu  tập là làm sao để phát triển những tâm thiện, tu tập để chuyển hóa tâm mình, thanh lọc hết những tham, sân, sợ hãi, ganh tỵ, hiềm khích v.v.., đây là những năng lực đã từng gây biết bao khổ đau cho ta và những người chung quanh.


Ta biết rằng tâm bất thiện sẽ tạo nên một số ảnh hưởng đặc biệt có lợi cho việc tu tập khi ta thấy những gì tâm này tạo nên sự đau khổ cho ta và so sánh chúng với những gì mà tâm thiện có thể đem lại  cho ta như tự do, hạnh phúc, trí tuệ và từ tâm. Giác ngộ có nghĩa là ta buông bỏ được hết đau khổ, tự cỡi trói và thoát ra những tâm tánh nào đã từng ràng buộc và làm cho ta khốn đốn. Thanh lọc thân tâm là buông bỏ hết những gì có thể mang lại cho ta khổ đau.


Hãy tưởng tượng nếu như ta đang cầm trên tay một cục than hồng, chắc chắn là ta sẽ không chần chừ buông bỏ nó ngay.  Ta thực tập thiền quán là để làm điều này: Là buông bỏ những gì gây cho ta khổ đau bằng sự quán chiếu (quan sát). Đơn giản ta chỉ trực tiếp theo dõi tiến trình thay đổi và biến chuyển của sự vật cho đến khi thực sự hiểu được  thực tướng của chúng. Đức Phật đã diễn tả giáo lý một cách vắn tắt nhưng đầy đủ, Ngài nói rằng Ngài chỉ dạy một điều duy nhất đó là khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Hiểu được và kinh nghiệm được sự thực này sẽ giúp ta giải thoát tâm mình và mở lòng với cuộc sống chung quanh, và một ngày nào đó ta sẽ có thể đem từ bi, trí tuệ vào cuộc đời để giúp làm vơi bớt khổ đau.


Ai cũng có thể giác ngộ hết, và đây là cơ hội may mắn cho tất cả chúng ta. Kết quả của việc tu tập tùy thuộc vào trí thông minh của người tu, tuy nhiên cũng có những người hay chấp hoặc tự hào nơi trí thông minh của mình, đây là một cái bẫy ngã chấp có thể gây hại cho ta và làm liên lụy đến những người chung quanh.


Chúng ta đừng nên kẹt vào quan niệm chỉ có một con đường đúng duy nhất hay chỉ là một phương pháp tu tập mà thôi. Sự giải thoát và từ bi phải luôn được đem ra làm tiêu chuẩn cho mọi sự tu tập, nếu phương pháp nào có thể làm dịu mát ngọn lửa tham, sân, si, giúp cho cuộc sống càng ngày  càng trở nên khiêm tốn, tâm xã càng ngày càng tăng thêm thì đó là con đường đúng, còn bằng không thì phương pháp đó sẽ là vô dụng. Chúng ta là những dũng sĩ lấy vô ngã làm trí tuệ.


Khi chúng ta tu tập một cách thành kính và đúng đắn cho khi tuệ giác thấy được sự vô thường một cách rõ ràng, thấy bản chất mọi hiện tượng đều bị chi phối bởi đều điều kiện, biết rằng bất cứ việc gì hễ có sanh thì có diệt, khi quan sát một cách thâm sâu ta sẽ còn bám víu nữa, khi còn bám víu nữa thì khổ đau tự nhiên chấm dứt. Khi ta tu tập đúng đường, khi nhân duyên đầy đủ, tâm sẽ tự nhiên bùng nổ.


Sự bùng nổ ấy sẽ xảy ra bất cứ lúc nào với định lực làm nền tảng, từ đó ta có thể quán chiếu thân tâm mình qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi thực tập có những lúc ta sẽ thấy sáng suốt, hạnh phúc, tràn ngập, ta sẽ có dịp chứng nghiệm sự tỏa sáng phi thường của tâm, nhưng nó cũng không tồn tại lâu, sau đó lại tiếp tục mở rộng để đi sâu hơn nữa vào tuệ giác khổ đau, không phải là lý thuyết suông mà bằng kinh nghiệm trực tiếp bằng cách cảm nhận trực tíếp những cảm giác khổ đau đến với chúng ta ngay trong đời sống hàng ngày cũng như ngay trong sự tu tập.


Sẽ có những lúc ta kinh nghiệm một hạnh phúc bao la, tràn ngập nhưng cũng có lúc ta kinh nghiệm nỗi khổ đau cùng cực, nhưng rồi cuối cùng ta sẽ đến một chỗ tĩnh lặng, thâm sâu. Tâm ta bây giờ đã trưởng thành vì  đã trãi qua những thăng trầm. Nó không dễ xao động, không bám víu vào sự dễ chịu hoặc khó chịu, tâm đạt đến sự quân bình, tĩnh lặng giống như một dòng sông vững vàng xuôi chảy, và cũng ngay tại nơi an tịnh này, tâm sẽ có đủ nhân duyên để đột nhiên bùng nổ và chứng ngộ được một trạng thái vô điều kiện, vượt ra ngòai thân tâm để đi đến sự giải thoát.


Một vị thầy giỏi sẽ biết khi nào thiền sinh bị mắc kẹt. Bằng những phương tiện thiện xảo khác nhau, vị thầy sẽ biến những khổ đau trở thành nhiên liệu cho lửa giác ngộ, có những lúc vị thầy cần khuyến khích, nâng đỡ ưu ái thiền sinh, nhưng cũng có những lúc cần phải tạt thẳng vào mặt thiền sinh một gáo nước lạnh.


Ngài U Pandita không bao giờ lộ vẽ khâm phục đối với bất kỳ kinh nghiệm kinh nghiệm nào mà ta trình bày, ngài dạy cho chúng ta là không bao giờ chấp nhận một cái gì kém hơn sự giả thoát thực sự.Ngài Nyoshu Khenpo Rinpoche chỉ cho chúng ta thấy tự do cao tột qua một cách khác: Giá vàng có lúc lên lúc xuống, nhưng bản chất của vàng luôn luôn vẫn như vậy. Một vị thầy sẽ không để cho chúng ta bị kẹt vào bất cứ một kinh nghiệm nào tạm thời. Phật giáo Nguyên Thủy xem vị thầy như là một thiện tri thức, bạn lành về đạo lý, lúc nào cũng hành động vì lòng từ bi, thương xót chúng sinh do có quá nhiều đau khổ.

Hết
Dịch giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài), Hiệu đính: Tỳ khưu Kim Triệu

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#54
Đức Phật và pháp môn thiền quán


[Image: s1200?webp=false]



Mới thoáng nghe qua ta có thể tưởng rằng Thiền Minh Sát là một pháp môn đã từng được hành trì trước thời Ðức Phật. Thật ra không những Ðức Phật đã chỉ khám phá ra pháp môn này mà Ngài còn khai thị cho chúng sanh toàn bộ giáo lý do tự Ngài chứng ngộ không thầy chỉ dạy cũng như tất cả những gì chư Phật trong quá khứ đã từng chứng ngộ và giáo hóa cho chúng sanh. Vậy ta phải hiểu câu trên theo tinh thần như thế. Vì Thiền Minh Sát là một pháp tu đã bị ngăn che, khuất lấp trong một thời gian rất lâu từ đời các cổ Phật, cho đến khi có vị Phật hiện tại là Phật Cồ Ðàm xuất hiện trên thế gian, khai sáng trở lại toàn bộ giáo pháp của chư Cổ Phật, trong đó có pháp môn thiền quán này.


Theo Phật giáo, chúng ta tin rằng trong quá khứ đã từng có nhiều vị Phật và cũng sẽ có nhiều vị Phật xuất hiện trong tương lai. Do đó là đệ tử của Ðức Phật Cồ Ðàm, chúng ta gọi Ngài là vị Phật hiện tại mặc dầu thực sự bây giờ Ngài không có mặt nữa. Trước Ðức Phật Cồ Ðàm có ba vị Phật quá khứ trong chu kỳ thế giới này. Vị cuối trong ba vị Cổ Phật này là Ðức Phật Ca Diếp (Kassapa) cũng đã dạy chúng sanh về Tứ Diệu Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Niệm Xứ… trong đó có pháp hành Thiền Minh Sát. Sau khi Ðức Phật Ca Diếp cùng các đệ tử của Ngài đã nhập diệt, giáo pháp của Ngài đã bị mai một với thời gian trong khoảng cách dài hàng triệu năm trước khi Ðức Phật Cồ Ðàm ra đời. Chú giải có ghi rằng toàn bộ giáo lý của Ðức Phật Cồ Ðàm đồng nhất với giáo lý của Ðức Phật Ca Diếp.

Dó đó chúng ta phải hiểu rằng Thiền Minh Sát đã từng được các vị Phật quá khứ giảng dạy chứ không phải là một phương pháp thiền nào thuộc về một giáo pháp hay một tôn giáo nào khác. Ðức Phật Ca Diếp xuất hiện tại Ấn Ðộ và trong thời Ngài chắc chắn đã có nhiều người hành theo Thiền Minh Sát và phần đông các Chú giải gia là người Ấn Ðộ. Vì thế khi nói đến nơi chốn các vị Phật đã ra đời thì hầu như Ấn Ðộ là trung tâm đó. Do đó ta cũng hiểu được rằng Thiền Minh Sát đã từng được hành trì tại xứ cổ Ấn Ðộ nhưng đó không có nghĩa là Thiền Minh Sát đã từng là một pháp môn trong các tôn giáo cổ xưa khác tại Ấn Ðộ như đạo là Bà la môn (hay Ấn Ðộ giáo ngày nay).

Chỉ qua pháp Thiền Minh Sát, hành giả mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp là tự mình khám phá ra ba đặc tính của mỗi hiện tượng do điều kiện tạo thành, tức là tự thân chứng được Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Theo Chú giải gia Phật Âm (Buddhaghosa) thì chỉ Vô Ngã là do một vị Phật thực chứng và dạy lại cho chúng sinh mà thôi. Còn hai đặc tính Vô Thường và Bất Toại Nguyện (Khổ) thì không cần phải là vị Giác ngộ mới thấu suốt được. Vì vậy, thấy và dạy được Vô Ngã xem như một khả năng đặc biệt của vị Phật, còn hai đặc tính kia thì các bậc hiền nhân (như Bồ Tát) cũng có thể thấu suốt để giáo hóa chúng sinh được. Nhưng một quyển Phụ Chú giải khác có ghi rằng không ai ngoài các vị Phật có thể khám phá và chỉ dạy được hai đặc tính này và chỉ những ai trong lãnh vực Phật pháp mới có thể có kinh nghiệm thực sự được hai đặc tính này. Và chính sự thấy được hai thực tướng Vô Thường và Bất Toại Nguyện mới có thể đưa dẫn đến sự thấy thực tướng Vô Ngã của các Pháp. Và Vô Ngã là một đặc điểm của Phật giáo mà không tôn giáo nào khác có.

Vậy ta phải hiểu ba đặc tính là gì? Khi ta làm bể một cái ly, ta nói nó vô thường. Khi ta lỡ đạp cái gai, ta thấy đau thấy khổ. Những loại vô thường và khổ đau này thật chẳng mấy khó để thấy được. Nhưng cái Vô Thường và Khổ mà thiền sinh thấy được qua Thiền Minh Sát hoàn toàn khác. Sư mong quí vị đây đã hiểu rõ và nhớ rõ điều này!

 

Ðặc tướng Vô Thường thấy được qua Thiền Minh Sát này không phải là cái thay đổi bình thường bên ngoài mà là tính cách thay đổi từng chập một, từng khoảnh khắc một trong một đối tượng. Ðặc tính Khổ kinh nghiệm được trong Thiền Minh Sát cũng không phải là cảm giác đau khổ về thân hay về tâm, nhưng là cái khổ, cái bất toại nguyện trong đối tượng ngay cả khi ta đang tiếp nhận những cảm thọ lạc hay hạnh phúc. Thiền sinh sẽ tự nhận thấy được là tất cả những gì bị áp chế bởi sanh và diệt thì cái đó là khổ hay bất toại nguyện. Và muốn thấy được đặc tướng Vô Thường và Bất Toại Nguyện của mỗi hiện tượng do điều kiện tạo thành, ta phải hành Thiền Minh Sát. Chỉ với môn thiền quán này ta mới có thể kinh nghiệm được thực tướng của đối tượng và không ai ngoài chư Phật có thể chỉ dạy được điều này. Giáo lý về ba đặc tướng của mọi hiện tượng là nét đặc thù của Phật giáo, nên ta có thể kết luận là sự thấy được ba đặc tính này chỉ có trong giáo pháp của chư Phật thôi. Vậy pháp Thiền Minh Sát không hề được vay mượn từ một giáo pháp nào khác. Nếu phải nói là vay mượn thì chỉ có vay mượn từ giáo pháp của chư Cổ Phật mà thôi.

Ðức Phật cũng đã hơn một lần dạy rằng "Cho dù có một vị Phật ra đời hay không thì ba đặc tính kia cũng tiềm ẩn trong mọi hiện tượng do điều kiện tạo thành". Tất cả pháp hữu vi đều vô thường và bất toại nguyện, vạn pháp đều vô ngã. Vậy, ba đặc tính do không phải Ðức Phật chế đặt ra mà đã có sẵn trong mọi hiện tượng. Mỗi khi một hiện tượng sanh khởi do điều kiện sanh khởi thì tự nó đã mang ba đặc tính này rồi. Do đó Ðức Phật xác định rằng một vị Phật khi đã Giác ngộ được điều này sẽ tuyên giảng cho mọi người biết là tất cả pháp hữu vi đều vô thường, tất cả mọi mọi hiện tượng do điều kiện tạo thành đều bất toại nguyện và vạn pháp đều vô ngã.

Cũng thế ấy, lý Duyên Khởi cũng tiềm ẩn sẵn trong mỗi pháp môn vì chúng sanh chưa đủ khả năng để phát hiện ra chúng cho đến lúc có một vị Phật ra đời mới khám phá và phơi bày cho chúng sanh được rõ.

Cũng vậy đối với luật Nghiệp Báo. Có người cho rằng luật nghiệp báo này là do Ðức Phật mượn từ Ấn Ðộ giáo nhưng Sư nghĩ điểm này không đúng lắm vì luật nghiệp báo trong Phật giáo rất khác với luật nghiệp báo trong Ấn Ðộ giáo. Luật nghiệp báo là một quy luật thiên nhiên, không cần đến một người sáng tạo, ban hành hay làm trọng tài cho luật này.

Tất cả những quy luật tự nhiên này chỉ chờ được hiển bày do trí tuệ của những bậc phi thường như chư Phật. Ðức Phật Cồ Ðàm đã khám phá ra chân lý mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài nào khác ngoại trừ trí tuệ toàn giác của Ngài. Trên đường Ngài đi đến vườn Lộc Uyển để ban bài pháp Chuyển Pháp Luân đầu tiên, một vị ẩn sĩ đã gặp và hỏi Ngài là đệ tử của ai? Ngài theo giáo pháp nào? Ðức Phật trả lời rằng: "Như Lai không có thầy, Như Lai không có ai ngang hàng, Như Lai là một người hiểu biết tất cả". Qua câu trả lời trên, Ngài khẳng định Ngài có trí tuệ toàn giác, không thầy chỉ dạy Ngài tự chứng ngộ các chân lý trên, đã thành đạt chánh quả cao tột nhất bởi nỗ lực phi thường của chính mình.

Do đó nói rằng Phật pháp đã được vay mượn từ giáo lý khác là có sự xem thường Ðức Phật vì Ngài không cần dựa vào hay hướng về một giáo pháp nào khác để học và dạy về những điều trên. Ðức Phật đã xác nhận rằng "Như Lai là người đã khai mở Con Ðường mà chưa từng ai khai mở, Như Lai là người chỉ bày Con Ðường mà chưa từng ai chỉ bày ra, Như Lai là người tuyên khai Con Ðường chưa ai tuyên khai, Như Lai là người hiểu biết Con Ðường mà chưa được ai hiểu biết, Như Lai là người đã tinh luyện Con Ðường mà chưa từng ai đã tinh luyện và tất cả đệ tử của Như Lai sau này sẽ sống an trú trên con đường ma Như Lai đã khai ngộ". Qua lời xác quyết ta thấy rõ đạo Phật đã không mang một món nợ nào đối với bất cứ một vị thầy nào. Khi Ðức Phật xác nhận Ngài là người tiên khởi của Con Ðường tức là Ngài đã đầu tiên khai mở lại Con Ðường đã bị che lấp từ khi vị Phật quá khứ nhập diệt.

Ngoài ra có một điểm cần lưu ý khi nói về pháp môn Vipassana. Chữ Vipassana là chữ Nam Phạn (Pali) trong lúc bên Bắc Phạn (Sanskrit) là Vipashiana hay Vidãshana. Pali và Sanscrit là hai ngôn ngữ rất gần nhau. Nhiều khi chỉ cần đưa một vài danh từ Pali sang Sanscrit với chút ít thay đổi mà không cần phải dịch ra. Sư đã tra lại trong các cuốn tự điển lớn của Sanscrit. Một trong những cuốn này (Sanskrit – English Dictionary) không những kê chữ, nghĩa mà còn cho biết xuất xứ từ từng từ ngữ. Hai chữ Vipashiana và Vidashiana được ghi là có từ kinh điển của Phật giáo.

Sau đó Sư có nghiên cứu một cuốn tự điển khác cũng thuộc Bắc phạn. Như quí vị đã biết, kinh điển Phật giáo Bắc tông dùng Sansckrit và kinh điển Nguyên thủy dùng chữ Pali. Có một loại Sanskrit tiêu chuẩn (thuần túy) và loại Sanskrit lai (đã pha trộn với Pali dùng để ghi chép kinh điển). Do đó trong cuốn tự điển Bắc phạn lại cũng ghi rằng hai chữ Vipashiana và Vidashiana này xuất xứ từ kinh điển Phật giáo.

Dựa vào hai cuốn tự điển trên, Sư thấy rõ là hai danh từ này đều từ kinh điển Phật giáo mà ra. Vậy nếu ai cho rằng Thiền Minh Sát là từ kinh điển của các tôn giáo có trước Phật giáo như kinh Vệ Ðà hay Áo Nghĩa Thư thì đó là điều thiếu căn cứ.

Chúng ta đều đã biết là Thiền Minh Sát đưa đến sự thực chứng ba đặc tướng, hoặc hành Thiền Minh Sát là thấy được ba đặc tướng Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Trong khi đạo Phật nói về đặc tính Vô Ngã, thì đối với đạo Bà la môn hay Ấn Ðộ giáo, cái Ngã, cái Ðại hồn lại là chân lý cốt tủy của họ. Vậy Thiền Minh Sát là một phương tiện dùng để xuyên thấu thực tướng Vô Ngã, không thể nào phù hợp với các giáo lý của đạo Bà la môn. Do đó ta cũng kết luận được là Thiền Minh Sát không thể nào tìm thấy trong các kinh điển xưa của Bà la môn giáo như kinh Vedha hay Upanishad.

Vậy Thiền Minh Sát là gì? Ðó là sự tu tập chánh niệm để thấy được thực tướng của các hiện tướng do điều kiện tạo thành. Ðến đây, Sư muốn giảng lại đoạn kinh Tứ Niệm Xứ mà quý vị vẫn hằng tụng đọc mỗi sáng trước khi hành thiền. Sư đã giảng đoạn kinh này khá nhiều lần rồi. Phần đông quý vị đây đều đọc tụng, nhớ và hiểu đoạn kinh này. Sư mong quí vị hãy giữ tâm kiên nhẫn trong khi Sư sắp nói lại cho những ai chưa được nghe hoặc nghe rồi mà đã quên.


Mỗi sáng Sư thường giúp quý vị đọc đoạn kinh này là phần giới thiệu kinh Ðại Niệm Xứ để nhắc lại cách hành trì Tứ Niệm Xứ: "Ở đây vị tỳ kheo sống quán thân trên thân… thọ trên thọ, tâm trên tâm, pháp trên pháp… một cách tinh cần tỉnh giác chánh niệm để loại bỏ tham ưu ở đời". Ðây là một câu kinh ngắn gọn nhưng bao hàm được tất cả phương cách để tu tập chánh niệm.

Ðức Phật nêu lên những yếu tố cần thiết cùng kết quả tức thì mà phương pháp này mang lại cho hành giả. Bốn lãnh vực quán niệm là: thân, thọ, tâm, pháp; và tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm là ba điều kiện phải có khi hành thiền:

– Yếu tố thứ nhất, tinh cần có nghĩa là sức cố gắng vì nếu không cố gắng thì không thể có chánh niệm. Cố gắng đây là về tâm chứ không phải về thân. Tinh tấn đưa lại chánh niệm liên tục và mạnh mẽ. Sự cố gắng này phải vừa đủ và quân bình, không quá ít cũng không quá nhiều để giữ tâm ở trên đối tượng.

-Yếu tố thứ hai là tỉnh giác nghĩa là thấy đối tượng một cách rõ ràng và đúng đắn bằng con mắt của tâm.

 

– Yếu tố thứ ba là khi hành Thiền Minh Sát ta phải tinh tấn nỗ lực để thấy rõ ràng và đúng đắn đối tượng bằng cách áp dụng chánh niệm.

Do đó, tuy ở đây chánh niệm được nêu sau tỉnh giác nhưng có thể đây là một lối nói theo cách thời bấy giờ. Ðứng về mặt trình tự thì phải có tinh cần, chánh niệm rồi mới có tỉnh giác được vì nếu chưa có chánh niệm thì không thể có tỉnh giác được. Chánh niệm là để giữ tâm trụ yên trên đối tượng. Chánh niệm khi được giữ liên tục trên đề mục thì sẽ càng lúc càng mạnh và sâu hơn. Lúc đó, tâm sẽ lắng xuống yên lặng và trong sạch, những chướng ngại của tâm sẽ được giảm bớt và gạt ra ngoài, tâm sẽ trở nên thanh tịnh và sáng suốt.

Chỉ khi nào tâm an trú trên đề mục trong khoảng một thời gian khá lâu thì hành giả mới thấy được đối tượng này một cách chính xác và thấu suốt từ lúc khởi sanh cho đến khi hoại diệt. Các bậc trưởng lão vẫn dạy rằng mặc dầu Ðức Phật không nêu ra tâm định ở đây, nhưng ta phải hiểu là Ðức Phật dạy là có chánh niệm tức là có tâm định.


 
Tóm lại khi hành Thiền Tứ Niệm Xứ, ta phải có sự cố gắng về tâm, thứ hai là phải duy trì chánh niệm trên đối tượng cho tâm được an trú vững chắc, để rồi qua yếu tố thứ ba là sự thấy biết các đặc tính của đối tượng. Trước hết là những đặc tính riêng biệt rồi sau đó là những đặc tính chung. Thấy được đối tượng như là thấy Thân thì không có sự hiểu biết, thấy Tâm là cái hướng về đối tượng của Tâm. Ðồng thời cũng do thấy được đối tượng Thân Tâm, cứ sanh lên rồi diệt đi hành giả sẽ tự nghiệm là đối tượng mình đang quan sát là vô thường. Khi thấy đối tượng vô thường thì tức khắc là thấy nó khổ. Vì khổ là gì? Là sự áp chế bởi sanh rồi diệt. Và khi thấy rõ được đặc tướng vô thường và khổ của đối tượng, hành giả tự khám phá ra là không có một tác nhân nào điều khiển kiểm soát được các hiện tượng trên đang tự diễn biến theo tiến trình của chúng. Ðây chính là đặc tính Vô ngã của đối tượng. Và qua quan sát ba đặc tính này, hành giả chỉ thấy đối tượng thuần túy chỉ là những hiện tượng chứ không phải thấy chúng qua một người, một chúng sanh, đàn ông, đàn bà… Ðây là điểm mà Ðức Phật gọi là tỉnh giác.

Còn tiếp. 


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#55
Thiền định (Thiền Chỉ )


[Image: 8cde6089cb9fb44f24055f959b1ee8ff.jpg]


Trong bài giảng trước, Sư đã nêu ra những bước đầu tiên của một người Phật tử trên con đường tu tập Bát Chánh Ðạo mà Ðức Phật đã chỉ dạy. Trước hết, người đó cần phải giữ giới để kiểm soát được hành động và lời nói của mình, tránh điều bất thiện về thân khẩu. Nhưng nếu chỉ giữ giới không thôi thì chưa đủ. Vì mặc dầu ta cố giữ không sát sanh, trộm cắp, nói láo… nhưng trong tâm ta vẫn còn rất nhiều ô nhiễm. Ta vẫn có thể ôm ấp những suy nghĩ những ý muốn giết hại, chiếm đoạt, lừa dối… vì vậy, phải cố gắng kiểm soát tâm ý. Ðây là bước đầu về định.

Ðức Phật có dạy rằng khi tâm một người nào được rèn luyện thì sẽ đem lại hạnh phúc cho người ấy. Ngài nói "Trong tất cả những gì mà Như Lai biết, không có cái gì có thể đem lại nhiều hạnh phúc bằng một tâm được trau dồi, phát triển một cách liên tục. Vì vậy chư Tỳ kheo, những ai muốn hạnh phúc, hãy luôn luôn rèn luyện tâm mình". Và Ðức Phật luôn sách tấn các đệ tử phải hành thiền để vun bồi tâm định.

Khi một tâm được định tỉnh, người ấy sẽ thấy được mọi sự vật đúng như là nó vậy. Vì sao và làm sao? Là vì khi người đó thấy được con mắt nầy là vô thường, người đó thấy được vật thấy nầy là vô thường, cái thức sanh khởi nầy là vô thường, cái xúc chạm giữa con mắt và vật được thấy là vô thường, cái cảm giác sanh khởi do sự xúc chạm đó là vô thường, thì lúc người ấy mới thật sự thấy và hiểu mỗi sự vật đúng như chúng là vậy. Do đó muốn thấu suốt bản chất hay thực tướng của mỗi vật thì tất yếu phải phát triển tâm định.

Trước khi muốn phát triển tâm định, ta cần phải hiểu tâm định là gì và các đặc tính của nó.

– Ý nghĩa Phạn ngữ "Samadhi" (concentration): tâm định được giải nghĩa là một sự chú tâm, gom tâm hay trụ tâm vào một điểm một cách thiện lành. Từ ngữ nầy gồm hai phần:

– Sam: có hai nghĩa: a) Một cách đều đặn; và b) Một cách chính xác

– Adhi: cái gì được đặt lên

Vậy Samadhi là một tâm sở đặt lên một cách đều đặn, chính xác (hay đúng đắn) trên một đối tượng, một đề mục.


Tâm sở nầy đặt cái gì? – Ðặt cái tâm và các tâm sở khác. Ðặt ở đâu? – Ở trên một đối tượng duy nhất.

Vậy tâm định là một tâm sở có công năng giữ tâm và các tâm sở khác trên một đề mục duy nhất, không để tâm bị tán loạn hoặc bị các đề mục khác chi phối hay làm gián đoạn.

– Ðặc tính của tâm định: là không bị phân tán, nhiễu loạn. Khi tâm được định, nó sẽ bám chắc, an trụ lên trên đề mục hành thiền.

– Phận sự của tâm định: là giữ không cho sự phân tán sanh khởi. Khi tâm được an trụ lên trên một đối tượng thì tâm đó không bị lay chuyển, không rung động, không đi đây đi đó… Tâm định được ví như một ngọn đèn hay ngọn nến được giữ trong một phòng kín không có gió.

– Nguyên nhân gần của tâm định: là tâm an lạc (sukkha) êm đềm. Tâm an lạc là một điều cần thiết để có được tâm định.

– Có nhiều loại tâm định: Hôm nay Sư giảng về loại tâm định thuộc Thiền Chỉ, còn gọi là thiền vắng lặng (tranquility meditation), "samatha".

Hai từ Samatha và Samadhi thường được dùng giống như có một nghĩa. Nhưng Samatha còn có nghĩa là cái gì làm cho tâm an tịnh, lắng đọng.

Trong Phật giáo có hai loại thiền:

– Thiền Chỉ hay thiền Vắng Lặng, hay thiền Ðịnh (Samatha): tranquility meditation.

– Thiền Quán hay thiền Minh Sát (Vipassana): insight meditation.

Tâm định trong Thiền Chỉ có hai loại: cận định và các tầng thiền định.

a/ Tâm cận định (neighborhood concentration): Sanh khởi trước khi các tâm các tầng thiền định sanh khởi.

b/ Tâm định qua các tầng thiền (jhana, meditative absorption) là một trạng thái tâm linh cao và sâu sắc nhất mà một hành giả Thiền Chỉ có thể đạt được.

Cả hai tâm cận định và đại định qua các tầng thiền đều có thể đình chỉ gạt bỏ qua một bên được năm chướng ngại tâm linh (còn được gọi là năm triền cái).

Sau khi đạt được cận định và tâm định qua các tầng thiền, nếu hành giả cứ tiếp tục hành thiền có tiến bộ thì sẽ đắc được các pháp thần thông.

Riêng đối với đạo Phật, thiền vắng lặng không phải với phương cách và mục đích chỉ để đạt cận định, đại định hay thần thông nhưng cốt để chúng ta có tâm định và dùng tâm định nầy làm nền tảng để Thiền Quán.

Mục tiêu tối thượng của Phật Pháp là làm sao gột rửa mọi ô nhiễm trong tâm. Và để thanh lọc tâm, ta cần phải hiểu rõ đặc tính của sự vật. Thấy chúng thật sự là vô thường, khổ và vô ngã. Thiền vắng lặng cũng thanh lọc được tâm nhưng không đến mức rốt ráo, không thể đưa dẫn ta đến sự khám phá, sự thực chứng được các đặc tính của mọi hiện tượng của thân và tâm. Thiền vắng lặng chỉ đình chỉ được các ô nhiễm nhưng nó không thể tẩy trừ mọi bất tịnh ngũ ngầm trong nội tâm.

Nhưng ta có khả năng phát triển được tâm định mạnh mẽ qua các tầng thiền vừa đạt nầy để làm đối tượng cho thiền minh sát của mình. Từ đó qua phát triển tâm minh sát, ta sẽ tiến dần qua những tầng tuệ giác của Thiền Quán để đạt được mục đích cuối cùng.

Do đó, tuy Thiền Chỉ chính nó không thể đưa dẫn tới giải thoát Giác ngộ nhưng nó rất cần thiết cho sự thực tập Thiền Quán.

Thiền vắng lặng có thể được hành trì qua nhiều đối tượng khác nhau. Trong kinh điển, có 40 đối tượng cho Thiền Chỉ (và ta có thể chọn bất cứ đối tượng nào cũng được để hành tập), chia làm nhiều nhóm:

A. Nhóm 10 kasinas (biến xứ):

Chữ kasinas khó dịch cho chính xác nên hãy giữ nguyên từ nầy. Kasina có nghĩa là tất cả, bao gồm trọn vẹn. Vậy khi ta dùng đề mục nầy là để tâm bao trùm đối tượng một cách trọn vẹn.

Mười kasina là: đất, nước, gió, lửa, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, khoảng trống (không gian) và ánh sáng. Bốn kasina đầu thuộc về tứ đại tức là 4 yếu tố căn bản của vật chất. Với đề mục kasina nầy, hành giả có thể đạt cận định và các tầng thiền định tức là từ sơ thiền (tầng thiền thứ nhất) đến tầng thiền thứ năm.

– Kasina đất làm đề mục thì lấy một dĩa bằng đất sét có màu hừng đông, đường kính khoảng mười inches, mặt láng, sạch. Ðặt dĩa ngay trước mặt, vừa tầm, không xa quá cũng không gần quá. Nhìn dĩa và để tâm nơi dĩa, thầm lập lại trong tâm "Ðất, Ðất…" hàng ngàn hàng vạn lần như vậy. Hãy nhận rõ đối tượng một cách chi tiết để ghi thật kỹ vào tâm hình ảnh của nó. Có lúc ta mở mắt nhìn trong khi ta niệm thầm, có khi ta nhắm mắt để đưa hình ảnh nầy vào tâm cho tới một lúc nào đó, mặc dù nhắm mắt nhưng ta vẫn thấy được hình ảnh dĩa rất rõ ràng.

– Khi thiền tập tiến triển, hình ảnh trong tâm nầy càng ngày sẽ càng vi tế hơn. Lúc đầu hình ảnh hiện ra (trong tâm vẫn niệm) giống hệt như dĩa đất thật bên ngoài, từ màu sắc cho đến những lằn vết thô thiển của nó. Lần lần hình ảnh nầy sẽ trở thành hoàn hảo hơn. Những khuyết điểm trên dĩa đều biến mất, thành một dĩa sáng loáng chẳng khác gì mặt trăng hay mặt trời. Và nếu hành giả trụ tâm lên hình ảnh nầy một cách vững chắc thì sẽ sanh khởi một tâm sở đặc biệt mà từ trước đến nay chưa bao giờ kinh nghiệm được, đó là tâm định, có khả năng làm tâm trụ trên một đối tượng một cách lâu dài. Từ đó hành giả sẽ tiến dần lên để đạt 5 tầng thiền.

– Kasina nước: nhìn nước trong một chậu nước.

– Kasina lửa: nhìn ngọn lửa qua mộ lỗ hở.

– Kasina gió: quan sát sự di động của các cành cây, hay cảm giác được sự di động của gió khi đi ngang qua khe hở.

– Các màu xanh đỏ: làm một hình tròn có sơn màu mình chọn.

– Khoảng trống (không gian) hay ánh sáng: cũng được nhìn qua một khoảng hở.

B. Nhóm 10 asobhas (ô trược):

Quán 10 ô trược, trạng thái tan rã của một xác chết để phát triển về sự hoại diệt của thân người chết, từ đó suy niệm những đặc tính nầy nơi thân người đang sống. Cách quán nầy khó thực hiện trong thời đại tân tiến nầy, nhưng vào thời Ðức Phật, các xác chết được mang ra nghĩa địa để cho rửa nát, nên người ta có thể quan sát được nhữngg giai đoạn hoại diệt của xác chết. Vì đối tượng nầy rất dễ sợ, rùng rợn nên hành thiền loại nầy chỉ có thể đạt cận định các tầng thiền thứ nhất mà thôi – do hành giả phải luôn hướng tâm đến đề mục mới giữ tâm trên đề mục được, và tầng ở thiền này là tầng thiền vẫn còn chi thiền Tàm (vitaka).


C. Nhóm thứ ba gồm 10 đề mục:

1. Quán niệm về các phẩm tính của Ðức Phật: Có thể lấy 1 trong 9 phẩm tính, hoặc nhiều hơn. Bên Miến Ðiện khi dùng quan niệm nầy người ta hay dùng một xâu chuỗi lần tràng hạt. Cứ niệm một phẩm tính là lần một hột. Chuỗi gồm 108 hột thì có thể niệm chín phẩm tính nầy trong 12 lần. Tuy Chú giải không nói đến cách lần chuỗi lần nầy nhưng Sư nói muốn dùng hay không cũng được.

2. Quán các phẩm tính của Pháp.

3. Quán các phẩm tính về Tăng.

4. Quán về giới đức của chính chúng ta.

5. Quán về tâm rộng lượng.

6. Quán thiên: Suy niệm về những phẩm hạnh giống chư thiên mà chính ta có được như tâm từ trí tuệ.

7. Quán niệm về sự thanh tịnh của Niết bàn: đây là đề mục mà các vị đã đạt được các tầng thánh mới hành trì được. Nhưng một người phàm cũng có thể suy niệm các tính chất thanh tịnh nầy qua sự học hỏi về kinh điển.

Các đề mục từ 1 cho đến 7 quá sâu sắc và rộng rãi nên tâm hành giả khi quán các đối tượng nầy không trụ để đạt các tầng thiền mà chỉ đạt các cận định thôi [tâm cận định gần giống như tâm của các tầng tiền nhưng chưa thật sự đạt các tầng thiền jhana).


8. Quán niệm về sự chết.

9. Quán niệm về 32 thể thô trược của thân để thấy tính chất bất tịnh của thân: chỉ đạt cận định và sơ thiền.

10. Quán về hơi thở (Hơi thở vào và hơi thở ra): Ðề mục nầy dành cho Thiền Chỉ lẫn Thiền Quán, chỉ khác nhau về phương pháp và mục đích. Phép quán nầy có thể đạt cận định và lên đến 5 tầng thiền.

D. Nhóm tứ vô lượng tâm (Bhramma vihara: có nghĩa là nơi các vì Phạm thiên trú ngụ): đề mục nầy không biên giới. Hành giả thiền trên đề mục tứ vô lượng tâm, trải tâm lượng thênh thang trùm khắp pháp giới, họ sống không khác gì các vị Phạm thiên vậy.

1. Quán tâm từ: mong muốn cho tất cả chúng sanh an vui.

2. Quán tâm bi: mong mọi người hết khổ, đừng gặp oan trái.

3. Quán tâm hỉ: có tâm hân hoan khi thấy người khác thành công, hạnh phúc.

4. Quán tâm xả: là đề mục quán cao thượng hơn cả. Khi lấy tâm xả làm đề mục, trong tâm người hành giả không có tâm từ, tâm bi, tâm hỉ mà chỉ có một trạng thái bất động, không thiên về thích hay không thích, không bị lay chuyển bởi hạnh phúc hay khổ đau.

Ðối tượng của hành giả là tất cả chúng sinh trong tất cả pháp giới. Khi thiền tâm từ, người đó rãi tâm từ đến mọi giới, mọi loài. Khi thiền tâm bi, ta mong chúng sinh thoát hết khổ đau, oan trái. Thiền tâm hỉ, ta cầu mong và vui mừng với tất cả những ai đang có may mắn thành công. Hành trì tâm xả, ta không thiền vì chúng sanh nào. Thường hành giả bắt đầu rãi tâm (Từ, Bi, Hỉ) từ chính mình đến thầy tổ, cha mẹ, thân thích rồi đi lần ra tất cả chúng sinh ở khắp thế giới. Thí dụ:


– Thiền Tâm Từ: Niệm "Mong cho (tôi… tất cả chúng sinh) được an lành và hạnh phúc".

– Thiền Tâm Bi: Niệm "Mong cho (tôi… tất cả chúng sinh) thoát khỏi các phiền não, tai ương, đau khổ".

– Thiền Tâm Hỉ: "Mong cho (tôi… tất cả chúng sinh) đang được hạnh phúc đừng mất đi hạnh phúc nầy".

– Thiền Tâm Xả: Niệm "Nghiệp nầy là vật sở hữu của (tôi… mọi chúng sanh) đang ở trong một điều kiện mà ta không thể làm gì hơn được để thay đổi hoàn cảnh.

Chúng sanh hay đau khổ chẳng qua là do nghiệp của họ".

Thiền Tâm Từ, Bi, Hỉ có thể đạt từ cận định đến các tầng thứ nhất đến thứ tư. Thiền tâm xả có thể đạt cận định, tầng thứ nhất đến thứ năm.


E. Quan niệm và tính chất bất tịnh của thức ăn:


Khi Ðức Phật vừa thành đạo, Ngài có ý nghĩa là giáo pháp của Ngài vừa chứng đắc quá vi diệu, khó mà đem ra giảng dạy lại cho nhân gian vì nó hoàn toàn đi ngược giòng với tất cả pháp thế gian. Ðối với cách hành thiền bằng cách suy niệm về tính ô trược của thực phẩm nầy cũng vậy, không có ai thích hành loại thiền nầy cả. Gia đình nào cũng chú trọng vào bữa ăn. Ði vào quán tiệm ai cũng chúc quí vị ăn ngon. Trong một khóa thiền nọ, Sư có một thị giả người Mỹ, cứ mỗi lần dâng cơm cho Sư, vị nầy hay chúc: "Mong Sư thưởng thức món ăn!" khi mà các Sư luôn được tập không thưởng thức vật thực.

Mục đích của Ðức Phật khi dạy cách hành thiền nầy là để tập cho ta khởi niệm về sự ô trược của miếng ăn để ta không dính mắc, tham ái hay sân hận nào nó.

Thường ngày cư sĩ có thể suy niệm rằng để có miếng ăn nầy họ phải chịu đựng bao cực nhọc như kiếm ra tiền mua thực phẩm, nấu nướng… Ðối với một tỳ kheo thì vị nầy phải quán rằng để có một bữa ăn, mỗi ngày ta phải đi quanh khắp xóm làng khất thực đôi khi gặp bò điên, chó dại… Khi ta nhai thực phẩm trong miệng trộn với nước miếng thì nó trở thành bất tịnh vì nếu ai lỡ nhổ ra thì không bao giờ có can đảm ăn lại…

Hành pháp nầy chỉ để đạt đến cận định mà thôi vì tâm hành giả không đủ mạnh để đạt đến các tầng thiền. Mức định chính của nó chỉ cốt để dẹp tham ái vào thức ăn, cách ăn mà thôi.

F. Quán niệm về 4 yếu tố vật chất căn bản (tứ đại): Phân tích ba mươi hai phần của thân, đi từng phần một để xem phần đó thuộc về yếu tố nào (đất, nước, gió, lửa).

Trước hết cần hiểu thế nào là tứ đại cùng các đặt tính của các yếu tố nầy. Thí dụ khi cảm giác được phần nào cứng, mềm thì ta hiểu ngay đó là yếu tố đất, khi cảm thấy được cái gì dính, gò bó thì biết đó là yếu tố nước… Vậy khi ta thấy và hiểu về các yếu tố nầy trong tất cả vạn vật cũng như trong chính thân mình, nhất là khi ta quán trở lại trong thân, ta sẽ lần lần thấy rõ trong thân ta có từng yếu tố nầy. Do đó sẽ từ từ mất đi trong ta cái khái niệm về sự độc nhất, về sự gom chặt, về sự toàn khối (compact) của thân nầy. Từ đó hành giả cũng suy niệm được tính vô thường của thân.

Ðề mục phân biệt tứ đại nầy trong thiền vắng lặng chỉ giúp đạt đến cận định chứ không đến các tầng thiền vì đây là một đề tài quá sâu rộng và khó hiểu nên tâm ít được an trụ lên đối tượng.


G. Nhóm 4 tầng thiền vô sắc giới:

Nếu quí vị chưa có sự hiểu biết về căn bản Vi diệu Pháp thì không thể nào hiểu được 4 tầng thiền vô sắc giới (tứ không định) nầy. Khi một người hành thiền chọn đề mục nầy thì nó sẽ đưa dẫn tâm người đó đạt các tầng vô sắc giới, vượt qua những trạng thái thuộc sắc giới. Tâm định người đó sẽ an trụ vào các đối tượng mênh mông như là khoảng không gian vô biên hoặc cảnh giới không còn tư tưởng… Sư sẽ không đi sâu vào phương pháp nầy.

Trên đây là 40 đề mục thuộc Thiền Chỉ. Trong số 40 đề mục nầy, Ðức Phật hay khuyến khích các đệ tử, nhất là chư Sư, nên hành trì 4 pháp bảo vệ để tập trung chống lại các ô nhiễm tâm cùng các khuấy động có thể đến từ bên ngoài khi hành thiền:

1. Quán niệm về các phẩm hạnh của Ðức Phật.

2. Quán niệm về sự chết.

3. Quán tâm từ.

4. Quán niệm về tính ô nhiễm của thân.

Chú giải có ghi rằng chúng ta có thể tìm thấy 40 đề mục Thiền Chỉ nầy ở trong giáo pháp của những đạo khác hoặc những thời khác. Không như Thiền Quán là một phương pháp chỉ có vào thời Ðức Phật và được giảng dạy bởi chính Ðức Phật, các đề mục Thiền Chỉ nầy đã được nhiều vị thầy của các giáo pháp phái khác giảng dạy trước và sau thời Ðức Phật.

Mặc dù chúng ta đây đang thực tập thiền minh sát nhưng không phải vì vậy mà ta xem thường thiền vắng lặng hoặc cho thiền vắng lặng có giá trị không bằng Thiền Quán. Thiền vắng lặng có chỗ đứng riêng của nó trên tiến trình tâm linh của mỗi ai muốn tu tập giới, định, huệ. Ðức Phật cũng chỉ dạy Thiền Chỉ cho đệ tử của Ngài. Nhưng chúng ta cần thiết hiểu một điều rất quan trọng là không nên bằng lòng và dừng ở lại thiền vắng lặng. Chúng ta nên hành thiền vắng lặng khi cần và muốn nhưng phải biết vượt xa hơn, phải đi đến và tiến lên bằng Thiền Quán. Và chỉ có Thiền Quán là có thể đưa dẫn ta đến mục tiêu tối thượng là sự tận diệt mọi ô nhiễm trong tâm và chỉ có Thiền Quán mới làm được việc nầy.

Phật tử chúng ta phải coi Thiền Quán như là một pháp môn quan trọng bậc nhất. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta không dùng đến Thiền Chỉ vì chúng ta cần phải hành trì thêm một số đề mục của thiền nầy.

Nếu muốn biết thêm về thiền vắng lặng thì Sư nghĩ quí vị nên đọc cuốn Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) gồm khoảng 800 trang, trong đó có hơn phân nữa là dành cho đề tài thiền vắng lặng nầy.


Trích: Hương vị Pháp Bảo


Thiền sư U Silananda 
Nguồn: Buddha Sasana

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#56
Thiền định: Cách niệm hơi thở (Anapanasati) (Bài 1)

[Image: 143111999.jpg]


Bài thuyết pháp tối 15 tháng 9 năm 2008 của Thày Dhammapala tại thiền viện Nguyên Thủy

 Khóa thiền từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 đến ngày 23 tháng 9 năm 2008

Chuyển ngữ: Cô Viên Hương, cô Nguyệt Minh

Chuyển thành văn bản: Tu nữ Santa Citta 

Cách niệm hơi thở (bước một và hai) 


 

(Thiền sư  Dhammapala thiền viện Nguyên Thủy, 33 đường 10. P. Cát Lái, Q.2, TP. HCM, để dạy và truyền lại tất cả những gì tinh hoa của Đạo Phật mà dòng phái của thầy đã gắng công gìn giữ bảo tồn trên đất nước quốc giáo Myanmar.)thuộc dòng Thiền Pa Auk, Myanmar

 

Trước khi nói pháp xin đại chúng cùng tôi niệm Phật gia hộ, 

 

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.[b] [/b]

 

Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.

 

Trong chú giải có giải thích về cách sử dụng phương pháp đếm này ra sao. Khi đếm xin quý vị không đếm dưới năm và không đếm quá 10. Lý do chúng ta không đếm  dưới 5 là vì khi đếm số ít quá, tâm của quý vị  có cảm giác giam hãm và tù túng. Trong chú giải ví dụ giống như một đàn gia súc bị nhốt vào một chỗ quá nhỏ và chật hẹp. Còn nếu như hành giả nào đếm quá 10 thì khi đó tâm của quý vị chỉ chú ý đến con số đếm mà quên mất đối tượng chính là hơi thở của mình. Điều thứ ba cần nhớ là không được gián đoạn và ngắt giữa số đếm vì lúc đó tâm sẽ thắc mắc, không biết là đã đếm đến số nào, tâm nghĩ rằng không biết mình đã đếm đến số 5 hay số 7 rồi.

 

Trong chú giải có đưa ra thí dụ đầu tiên trong phương pháp đếm là giống như người chuyên đong gạo, cách đếm này rất chậm rãi. Theo phương pháp này, khi thở  vào từ lúc bắt đầu thở vào đến lúc hơi thở kết thúc, quý vị đếm một, một, một… liên tục như vậy. Khi thở ra từ lúc bắt đầu thở ra cho đến khi hơi thở ra kết thúc quý vị đếm một, một, một… liên tục như vậy. Bởi vì có những hành giả phàn nàn với tôi rằng ngay trong một lơi thở vào-ra, họ đã có phóng tâm. Thành ra nếu người nào có quá nhiều phóng tâm như vậy thì nên thực tập theo kiểu đếm chậm tức là đếm một, một, một,…liên tục cho đến khi hơi thở chấm dứt. Quý vị có thể dừng lại bất cứ con số nào từ 5 đến 10, hoặc sáu, hoặc bảy, hoặc tám, hoặc chín hoặc 10 v.v..Chúng tôi đề nghị nên lấy số 8 vì nó nhắc nhở cho chúng ta Bát Thánh Đạo là con đường quý vị cố gắng phát triển để thành tựu. 

 

Phương pháp đếm thứ hai là khi hơi thở đã rõ thì đếm như kiểu đếm bò. Khi hơi thở đã trở nên rõ thì quý vị có thể từ phương pháp đếm chậm như trên chuyển sang phương pháp kiểu đếm bò tức là đếm nhanh hơn. Khi biết rõ hơi thở vào và hơi thở ra quý vị đếm một, khi biết rõ hơi thở vào và hơi thở ra đếm hai v.v… và cứ tiếp tục như vậy. Tôi xin giải thích tại sao lại được đếm như kiểu đếm bò. Mỗi buổi sáng người chăn bò lùa bò ra đồng và anh ta sẽ ngồi ngay tại cống và chuẩn bị sẵn một cái túi và những viên sỏi. Mỗi khi từng con bò đi ra kỏi cổng, anh ta sẽ bỏ một viên sỏi vào trong túi và đếm một, hai, ba, bốn, năm , sáu v.v…

 

Khi đếm theo kiểu này hơi thở ra và vào sẽ nhanh, nhưng quý vị chú ý biết hơi thở không trước và không sau khi nó đi qua điểm xúc chạm*  tức là ngay khi nó ở điểm xúc chạm* thì quý vị sẽ đếm. Khi thực hành phương pháp đếm này giúp hành giả gom tâm hợp nhất lại, để tâm trên đối tượng giống như bánh lái có thể giữ được con thuyền đứng yên trong dòng nước chảy xiết vậy. Điều này có nghĩa là hành giả không được can thiệp hoặc tác động vào hơi thở tự nhiên của mình, đừng cố điều chỉnh hoặc sửa hơi thở mà chỉ điềm tỉnh nhẹ nhàng biết hơi thở tự nhiên khi nó ra-vào tại điểm xúc chạm và đến cuối mỗi hơi thở thì quý vị đếm một, hai, ba v.v…Với kiểu đếm này hành giả có thể dễ dàng định tâm một cách nhẹ nhàng trên đối tượng hơi thở, một điểm nữa là quý vị nhận biết được hơi thở tại điểm nào. 

 

Khi đếm nhanh kiểu này thì hơi thở phát triển rõ rệt nhưng tiến trình hơi thở không bị gián đoạn, cứ tiếp tục đếm và biết rõ hơi thở không trước và cũng không sau, chỉ đúng lúc hơi thở đi qua điểm xúc chạm, không đi vào trong cũng không đi ra ngoài. Nếu hành giả theo hơi thở vào bên trong cơ thể quý vị sẽ có cảm giác phía bên trong chứa đầy gió và nó căng phồng lên như một quả bóng đầy hơi. Đó là lý do tại sao khi thiền với đối tượng chánh niệm hơi thở thì quý vị không đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể mà chỉ luôn luôn để tâm tại điểm xúc chạm.

 

Khi thực hành phương pháp đếm, đến một lúc quý vị sẽ có một câu hỏi, “ Khi nào mình có thể dừng phương pháp này lại?”. Câu trả lời là, [b]“ Hành giả có thể dừng phương pháp đếm khi tâm của hành giả tự nó có thể giữ được trên đối tượng hơi thở Vào-Ra mà không cần phải gắng sức hay nổ lực. Khi tâm không còn lang thang hay lăng xăng nữa.” Phương pháp đếm là một phương tiện để đối trị phóng tâm, tránh cho sở hữu tầm không vượt ra ngoài một đối tượng nào khác ngoài đối tượng hơi thở. Phương pháp này giúp hành giả có chánh niệm trên đối tượng hơi thở. Một khi tâm đã yên ổn và hay biết hơi thở một cách liên tục không gián đoạn thì phương pháp đếm không cần thiết nữa. Vậy hành giả nào có thể nhận biết hơi thở một cách rõ ràng thì không cần dùng phương pháp đếm nữa.[/b]

 

Tôi khuyên các hành giả, không để tâm mình chạy theo hơi thở vào bên trong cơ thể, bởi vì nhiều hành giả cảm thấy bị nhức đầu hoặc cảm thấy căng do đặc tính đẩy của gió rất mạnh khi quý vị theo hơi thở vào bên trong cơ thể. Khi đặc tính đẩy của gió rõ ràng thì lập tức đặc tính cứng của đất cũng sẽ dần dần xuất hiện và các đặc tính khác của hơi thở như 12 đặc tính của hơi thở càng lúc càng rõ ràng hơn. Như vậy quý vị đã đổi tâm sang  một đối tượng khác là đối tượng đặc tính của tứ đại chứ không phải là đối tượng hơi thở nữa. Tương tự như vậy hành giả cũng không để tâm theo hơi thở đi ra bên ngoài cơ thể. Tức là khi hơi thở xúc chạm vào phần dưới chóp mũi và phía trên của môi trên nó sẽ đi ra ngoài. Nếu hành giả theo hơi thở ra ngoài, tâm sẽ bị phân tán theo các đối tượng bên ngoài. 

Điều quan trọng hành giả nên nhớ khi thực tập phương pháp đếm là luôn luôn giữ tâm tại điểm xúc chạm, không theo hơi thở đi vào bên trong cơ thể hoặc đi ra ngoài cơ thể. Trong Thanh Tịnh Đạo có ba ví dụ để giải  thích điểm này. Thí dụ thứ nhất là một người bị tật ở chân ngồi đưa xích đu, thí dụ thứ hai là người gác cổng, thí dụ thứ ba là một người thợ cưa.

 

-Thí dụ thứ nhất, một người bị tật ở chân ngồi yên cạnh một chiếc xích đu để đẩy chiếc xích đu cho bọn trẻ và mẹ của anh ta. Không hề rời khỏi chỗ của mình anh ta ngồi quan sát hình vòng cung mà chiếc xích đu tạo nên khi nó chuyển động lên xuống. Cũng như thế đó một vị Tỳ Kheo tu tập chánh niệm hơi thở, đặt tâm mình tại điểm xúc chạm theo dõi hơi thở Ra-Vào cũng giống như người bị tật ngồi yên nhìn hình vòng cung mà chiếc xích đu tạo ra khi nó chuyển động lên xuống. 

 

-Thí dụ thứ hai, một người gác cổng, anh ta không kiểm tra từng người khi họ ra vào thành phố và cũng chẳng hỏi xem họ là ai, từ đâu đến và có cầm gì trên tay hay không? Bởi vì những điều này không phải là phận sự của anh ta, anh ta không quan tâm đến chi tiết của từng người. Nhiệm vụ của anh là ngồi đó để thấy mỗi người khi họ đi ra vào tại cổng. Cũng tương tự như vậy hơi thở khi đi vào trong cơ thể hoặc đi ra ngoài cơ thể không phải là mối quan tâm của hành giả. Hành giả chỉ nhận biết khi nó đi ngang qua điểm xúc chạm trong phạm vi giữa chóp mũi và phía trên của môi trên.

 

-Thí dụ thứ ba, người thợ cưa cắt một thân cây nằm trên mặt đất. Chánh niệm của anh ta được đặt trên răng cưa nơi cái cưa tiếp xúc với thân cây. Anh ta không cần để ý đến lưỡi cưa khi nó di chuyển vào phía bên trong hoặc bên ngoài mình. Bằng cách đó anh ta nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình và cuối cùng thành tựu kết quả cưa ngang qua thân cây. Ở đây thân cây được ví như điểm xúc chạm và răng cưa được ví như hơi thở. Cũng như thế đó chánh niệm của vị Tỳ kheo được cột chặt vào hơi thở tại điểm xúc chạm trong vùng từ chóp mũi đến phía trên của môi trên, cũng giống như người thợ cưa chỉ để ý đến răng cưa nơi mà nó tiếp xúc với thân cây chứ không để ý đến lưỡi cưa khi nó đi vào hay đi ra.Và cũng như vậy vị Tỳ kheo không chú ý đến hơi thở khi nó đi vào trong hoặc đi ra ngoài cơ thể mà vị đó chỉ tinh tấn thực hiện nhiệm vụ là thấy được  hơi thở tại điểm xúc chạm và cuối cùng thành tựu được kết quả.

Tinh tấn ở đây có nghĩa là gì? Tinh tấn để tạo ra và thành tựu một số phẩm chất của tâm. Tinh tấn được thể hiện ở chỗ hành giả đầy nhiệt huyết và không mệt mỏi, miên mật để tâm và thân mình vào nhiệm vụ  giữ và phát triển chánh niệm trên đối tượng là niệm hơi thở. Với nổ lực đó tâm hành giả trở nên vô cùng nhu nhuyến, dễ thuần hóa và dễ thành công trong bất cứ một việc gì. Nhiệm vụ ở đây là gì? Nhiệm vụ ở đây được hiểu là diệt trừ những ô nhiễm của tâm cũng như những triền cái tham, sân, hoài nghi, trạo cử, hôn trầm thụy miên. Khi đắc sơ thiền các triền cái bị diệt trừ. Khi đắc nhị thiền, tầm bị diệt và cuối cùng kết quả hành giả đạt được là những trói buộc và dính mắc của tâm bị diệt từ, các ô nhiễm ngủ ngầm đi đén chỗ đoạn diệt và đó là lúc hành giả đạt đến quả vị A-La-Hán. Thành quả này được biểu hiện trong một bài thơ của vị A-La-Hán, Ngài Maha Kabina,

 

Những ai dần dần

Phát triển và thành tựu viên mãn  

Chánh niệm hơi thở 

Theo lời dạy của Đức Thế Tôn 

Người đó sẽ tỏa sáng chói chan 

Giữa cuộc đời này  

Giống như mặt trăng 

Thoát khỏi mây đen.

 

Nếu viên mãn chánh niệm trên hơi thở ra vào tại điểm xúc chạm, hành giả nhớ rằng không đi theo hơi thở vào bên trong hoặc ra ngoài cơ thể, định sẽ dần dần phát triển và lúc đầy đủ hành giả sẽ đắc được thiền. Khi hành giả làm được điều này tức là hành giả thành công trong việc thực hành giáo pháp của Đức Phật dạy chánh niệm hơi thở. Đức Phật dạy rằng, “ Chánh niệm vị ấy thở vào, chánh niệm vị ấy thở ra.” Đây là những cơ bản trong bước thực tập hơi thở, tôi nghĩ quý vị là người biết rõ nhất là mình có thể thực tập được điều này hay không? Tôi thấy phần lớn hành giả thường phải đánh vật với những phóng tâm của mình. Do vậy tôi nhắc đi lại với hành giả môt khi còn trong tình trạng đánh lộn với phóng tâm của mình thì quý vị cứ nên thực tập phương pháp đếm cho đến khi nào quý vị biết được hơi thở ra vào một cách hết sức rõ ràng. Và phương pháp đếm sẽ không còn cần thiết nữa nếu như hành giả có thể thực tập được phương pháp này trong vòng một tiếng đồng hồ mà không có một phóng tâm nào, và hành giả có thể chuyền sang bước tiếp theo.

 

Bước tiếp theo đức Phật dạy, “ Thở vào một hơi dài vị ấy biết ta đang thở vô dài. Thở ra một hơi dài vị ấy biết ta đang thở ra dài. Thở vô một hơi ngắn vị ấy biết ta đang thở vô ngắn. Thở ra một hơi ngắn vị ấy biết ta đang thở ra ngắn.” Tôi xin giải thích cho quý vị nghe thế nào là hơi thở ngắn thế nào là hơi thở dài. Hơi thở ngắn và dài ở đây không có ý nói chiều dài về không gian có thể được tính bằng centimetre hoặc bằng inch. Nó được hiểu là thời gian ngắn và dài trong suốt quá trình hơi thở xảy ra. Hơi thở dài được biết là thời gian xúc chạm dài, hơi thở ngắn là thời gian xúc chạm mau. Vì vậy thời gian hơi thở đi vào ngang qua diểm xúc chạm dài gọi là hơi thở dài và thời gian hơi thở đi vào ngang qua điểm xúc chạm ngắn gọi là hơi thở ngắn. Trong đời thường chúng ta có thể hiểu được hơi thở dài và ngắn một cách dễ hiểu như sau, hơi thở dài tức là khi chúng ta thở chậm, khi nào chúng  ta thở nhanh sẽ có hơi thở ngắn. Trong trường hợp này làm thế nào chúng ta có thể biết được  hơi thở dài và hơi thở ngắn. Làm sao chúng ta có thể nhận biết được độ dài của hơi thở.

 

Khi bắt đầu thực tập niệm hơi thở quý vị thực tập phương pháp đếm để làm định tâm của mình. Khi hơi thở trở nên vi tế tâm ổn định, không còn những phóng tâm thì quý vị chuyển sang chỉ nhận biết hơi thở dài và ngắn mà thôi. Trong suốt nửa tiếng đồng  hồ khi hành giả ngồi vào bắt đầu phương pháp nhận biết hơi thở thì trong nửa tiếng đó quý vị chỉ nhẹ nhàng nhận biết hơi thở ra- vào, sau nửa tiếng đó hành giả nhận biết nó dài hay ngắn. Hành giả biết được hơi thở dài hay hơi thở ngắn bằng thời gian  hơi thở đi ngang qua điểm xúc chạm là dài hay ngắn, lâu hay mau.

 

Tự hành giả sẽ quyết định là đối với mình hơi thở này được xem là dài hay ngắn tùy theo thời gian lâu hay mau. Hành giả phải xác định được hơi thở này dài hay ngắn trong mỗi một hơi thở tức là trong mỗi hơi thở ra vào đều phải xác định. Có những thời thiền hành giả sẽ thấy hơi thở của mình toàn những hơi thở dài hoặc có những thời thiền toàn hơi thở ngắn hoặc có những thời hơi thở  đổi từ hơi thở dài sang hơi thở ngắn, quý vị thực tập hai bước dài ngắn cùng một lúc. Điều này có nghĩa rằng có những thời quý vị thở rất chậm thì toàn hơi thở dài. Có những thời thở rất nhanh, đó là hơi thở ngắn. 

 

Nhưng đặc biệt hành giả không được cố gắng tạo hoặc chỉnh sửa hơi thở theo ý mình. Đức Phật dạy đơn giản chúng ta chỉ biết hơi thở này dài hay ngắn mà thôi, đó là điều cần thiết hành giả phải làm. Đồng thời quý vị cũng không được niệm trong tâm lúc thở là vô-ra dài, vô-ra ngắn. Không niệm trong tâm mà chỉ đơn giản biết được là hơi thở dài hay ngắn mà thôi, bởi vì khi niệm như vậy tâm quý vị sẽ bắt đầu phán đoán xem thực ra hơi thở này có dài lắm không và nếu mình gọi nó là dài thì có đúng hay không? Khi không tự điều chỉnh hơi thở của mình thì hành giả vẫn phải làm một điều là nên chắc chắn xem hơi thở ra-vào có độ dài bằng nhau không? Hoặc ngắn có bằng nhau không? Nếu như quý vị thấy hơi thở vô dài, hơi thở ra ngắn có nghĩa là tư thế ngồi của quý vị bị ngửa ra phía sau. Nếu như hơi thở vô ngắn, hơi thở ra dài có nghĩa là tư thế ngồi bị cúi ra phía trước. Trong cả hai trường hợp này hơi thở không được êm.

 

Điều này có nghĩa là hơi thở không đi theo một đường thẳng mà nó bị chặn tại một điểm nào đó và nó không đều, vì vậy định sẽ giảm sút, hành giả khó có khả năng giữ và phát triển định tâm.

 

Trong trường hợp hơi thở ra-vào không bằng nhau, hành giả hãy cố gắng cân bằng hơi thở bằng cách kéo dài hơi thở ngắn ra và làm ngắn hơi thở dài. Tức là nếu hơi thở vô ngắn hơi thở ra dài thì quý vị cố gắng cân bằng hai thở và đổi tư thế ngồi thẳng lại. Ngay khi hai hơi thở đã bằng nhau thì phải trở lại để hơi thở hoàn toàn tự nhiên, không can thiệp hay dụng công uốn hơi thở theo ý mình nữa. Nếu hành giả có thể tập trung một cách nhẹ nhàng và bình an trên hơi thở ngắn và dài trong mỗi thời ngồi là một tiếng đồng hồ và trong vài ngày thì nimitta sẽ xuất hiện. Nhưng nếu quý vị chưa thấy nimitta thì quý vị có thể chuyển sang bước tiếp theo. Tôi đã trình bày về hai bước đầu tiên trong bốn bước của đề mục niệm hơi thở, đó là hơi thở ngắn và hơi thở dài. Sáng mai tôi sẽ nói đến bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở.

 

Tôi xin dừng lời tại đây.

 

Chú thich: Điểm xúc chạm: Để theo dõi hơi thở bạn có thể chú tâm vào bụng, theo dõi chuyển động phồng xẹp của bụng. Bạn cũng có thể theo dõi hơi thở ra vào ỡ mũi. Trong trường hợp này, khi hít thở, hơi thở sẽ ra vào và chạm ở vủng giữa lổ mũi và môi trên, tức là nhân trung. Tập trung vào điểm này được gọi là tập trung vào điểm xúc chạm

 
Nguồn: Thiền Viện Nguyên Thủy

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#57
Thiền định: Cách niệm hơi thở (Anapanasati) (Bài 2)



[Image: meditate-theravada-buddhism-monk-meditat...ligion.jpg]


Bài thuyết pháp tối 16 tháng 9 năm 2008 của Thày Dhammapala.
Khóa thiền từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 đến ngày 23 tháng 9 năm 2008 tại thiền viện Nguyên Thủy

Chuyển ngữ: Cô Viên Hương, cô Nguyệt Minh

Chuyển thành văn bản: Tu nữ Santa Citta

Cách niệm hơi thở (bước ba)



Kính thưa đại chúng, tối hôm qua tôi đã giảng cho quý vị nghe về hai bước đầu tiên là đếm hơi thở và hơi thở ngắn và hơi thở dài trong bốn bước thực tập về niệm hơi thở. Hôm nay tôi sẽ giảng tiếp về bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở. Trong bước thứ ba Đức Phật đã dạy trong bài kinh niệm hơi thở là ” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.” Ở đây khi Đức Phật nói toàn thân có nghĩa là toàn bộ hơi thở từ đầu đến cuối. “Cảm giác toàn thân hơi thở ” tức là  theo dõi được hơi thở ra- vào liên tục không gián đoạn từ đầu đến cuối. Hành  giả chánh niệm được điểm đầu, điển giữa và điểm cuối của hơi thở. Nó không có nghĩa là hành giả cảm giác về toàn thân cơ thể.”Thân” ở đây không được hiểu là toàn thân cơ thể như tay, chân, đầu, mình v.v…

 

Vì hành giả đang phát triển chánh niệm trên đề mục là hơi thở chứ không phải bất kỳ một đề mục nào khác. Vì vậy nếu hành giả cùng một lúc có hai đối tượng khác nhau, thứ nhất là hơi thở và thứ hai là cảm giác trên toàn bộ thân thể thì điều này không thể nào làm cho hành giả có thể đắc thiền được. Vì vậy chỉ giữ chánh niệm trên hơi thở  ra-vào tại điểm xúc chạm chứ không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác ngoài điểm xúc chạm. Xin nhắc lại là hành giả không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng  nào khác trên cơ thể ngoài điểm xúc chạm 

 

Trong kinh Vô Ngại Giải Đạo có giải thích rằng, ” Nếu hành giả không chú tâm vào hơi thở ra-vào thì điều gì sẽ xảy ra?”  Kinh Vô Ngại Giải Đạo được dạy bởi Ngài Xá-Lợi-Phất, ” Khi hành giả với chánh niệm, ngoài việc theo dõi điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở, lại tiếp tục theo hơi thở đi vào phía bên trong cơ thể , tâm của hành giả  sẽ bị phân tán vào phía bên trong. Lúc đó cả thân và tâm đều dao động, tán loạn không yên được, không ổn định được. Nếu hành giả với chánh niệm khi theo hơi thở đi ra phía bên ngoài thì tâm vị ấy sẽ bị phân tán ra phía bên ngoài. Lúc đó cả thân và tâm đều bị dao động, không ổn định, tán loạn và không thể yên được.” 

 

Trong Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như sau. Rốn là điểm bắt đầu của luồng khí khi hơi thở đi ra, tim là điểm giữa và lỗ mũi là điểm cuối của hơi thở ra. Ngược lại đối với hơi thở vô, lỗ mũi là điểm đầu, tim là điểm giữa và rốn là điểm cuối. Nói hơi thở ra bắt đầu tại rốn hay hơi thở vô bắt đầu từ lỗ mũi không có nghĩa là hơi thở phát sanh từ đó và rồi đi lên trên hoặc đi xuống dưới. Vì thực chất hơi thở chỉ là tổng hợp của sắc, tổng hợp của các kalāpas. Mỗi Kalāpa tức là mỗi nhóm sắc gồm 9 loại sắc, bốn sắc chính là tứ đại và năm sắc sinh ra từ tứ đại trên.

 

Bốn sắc tứ đại là đất, nước, lửa, gió. Năm sắc sinh ra từ tứ đại là màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. Hơi thở được cấu tạo bởi chín loại sắc chân đế trên và nó không chuyển động từ chỗ này sang chỗ khác, khi nó sanh lên ở đâu thì ngay lập tức nó diệt ngay tại chỗ đó. Vì thế không có thời gian để sắc đó chạy từ chỗ này sang chỗ khác. Từ ngữ mà chúng ta dùng hằng ngày theo nghĩa  chế định là “chuyển động”, thật ra ám chỉ sự sanh khởi  liên tục không gián đoạn của các nhóm sắc chân đế khác nhau trong từng vùng của cơ thể tùy theo các duyên tức là các nguyên nhân khác nhau. Cho nên các nhóm sắc cấu tạo thành hơi thở trong thực tế liên tục không ngừng sanh ra trong khoảng cách từ rốn lên đến lỗ mũi và các kalāpas này sanh ở đâu thì lập tức diệt ngay tại chỗ đó. 

 

Khi ta nói hơi thở được bắt đầu từ rốn có nghĩa là cá nhóm sắc do tâm sanh ra được sanh khởi tại vùng rốn, những nhóm sắc này được gọi là hơi thở. Khi nói điểm cuối của hơi thở là lỗ mũi có nghĩa là những nhóm sắc này dừng lại không sanh ra thêm tại chóp mũi vì không có nhóm sắc nào do tâm nào sanh ra phía ngoài cơ thể tức là phía ngoài lỗ mũi. Vì thế cho nên đường đi của hơi thở ra bắt đầu tại rốn và kết thúc tại lỗ mũi. Hành giả không bao giờ được chạy theo hơi thở ra theo kiểu như vậy vì đó là một cách sai lầm. Cách đúng đắn là chỉ theo dõi hơi thở, hành giả lúc nào cũng bám sát theo hơi thở ra-vào tại điểm xúc chạm, liên tục giữ chánh niệm trên một đối tượng duy nhất là hơi thở ra và hơi thở vào.Để phát triển chánh niệm hơi thở chỉ theo dõi hơi thở đúng tại điểm xúc chạm, hiểu rõ điểm đều, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở tại điểm xúc chạm, không được dời chánh niệm ra khỏi điểm xúc chạm để đi vào bên trong hoặc đi ra bên ngoài cơ thể. Hành giả không nên phân vân cái gì tạo ra hơi thở. 

 

Cảm giác toàn thân hơi thở có nghĩa là hành giả huấn luyện những suy nghĩ của mình như sau:

 

1/ Suy nghĩ đầu tiên là làm cho điểm đầu điểm giữa và điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở vô. 

 

2/ Điều thứ hai là cố gắng làm cho điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở ra.

 

Bằng cách này hành giả thở vô và thở ra với tâm hợp trí tức là tâm có trí tuệ và như vậy nó làm cho hơi thở rõ ràng hơn. Nhưng ở đây cũng vậy hành giả không niệm trong tâm những chữ như “Đầu” “Giữa” “Cuối”. Vì làm như vậy tâm hành giả sẽ luôn luôn cố suy đoán xem đây là thực sự điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối hay phải sớm hơn hay muộn hơn mới đúng là điểm cuối. Nếu làm như vậy tâm của hành giả sẽ bị rất phân tán và cảm thấy mệt mỏi. Điều duy nhất mà hành giả cần phải làm đó là biết về toàn bộ hơi thở một cách liên tục không gián đoạn. 

 

Đối với một số hành giả chỉ có thể biết được một điểm là điểm đầu, còn điểm giữa và điểm cuối thì không biết rõ. Ngược lại có những hành giả chỉ biết được điểm giữa một cách rõ ràng, còn điểm đầu và điểm cuối thì không biết. Có những hành giả chỉ biết điểm cuối rõ ràng. Trong khi có những hành giả biết rõ được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Hãy  cố gắng để biết được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như vị hành giả cuối cùng này. Đây chính là người mà Đức Phật muốn nói đến trong kinh là, ” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập”. ” Vị ấy tập” ở đây được hiểu là hành giả phấn đấu nổ lực cảm nhận toàn bộ hơi thở một cách rõ ràng.

 

Bằng cách này cũng là cách mà hành giả phát triển được Tam vô lậu học. Thứ nhất làm cho tâm mình cố gắng tránh xa các triền cái tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, hoài nghi . Tức là tu tập để phát triển trong sạch về giới. Có định tâm trên đề mục hơi thở chính là tu tập phần hai trong Tam vô lậu học tức là thanh lọc về tâm. Phần cuối cùng là tuệ tức là sự hiểu biết rõ ràng về hơi thở. Do vậy hành giả phải thực hành liên tục hết lần này đến lần khác để phát triển và thực tập được Tam vô lậu học với một chánh niệm ngày càng sắc bén. Đó là cách chúng ta cần được hiểu. 

 

Những bước đầu tiên hành giả không cần làm gì ngoài việc hiểu được chiều dài của hơi thở ra-vào. Vì vậy khi Đức Phật nói về bước thực tập đầu tiên Ngài dùng thì hiện tại 

 

” Khi thở vào một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi dài.  Khi thở vào một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi ngắn” Trong các bước thứ nhất và thứ hai vừa rồi, hành giả cũng cần có những kiến thức về hơi thở nhưng những  kiến thức này rất cơ bản, rất đơn giản và dễ có thể làm được. Ngược lại ở bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở hành giả phải bắt đầu phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về hơi thở ra-vào. Ở bước thứ ba hành giả phải có đầy đủ giới định tuệ tức là sự hiểu biết về hơi thở, bởi những bước tiếp theo sẽ rất khó thực hiện giống như một người đi trên cạnh sắc của lưỡi dao vậy. Vì vậy để nhấn mạnh sự cần thiết của sự tinh tấn và nổ lực Đức Phật đã dùng thì tương lai trong câu, ” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vô, vị ấy tập”. 

 

Nếu thực hành đúng theo cách này tức là biết và cảm nhận toàn thân hơi thở từ đầu đến cuối thì nimitta sẽ xuất hiện. Nhưng điều rât phổ biến là ngay khi hành giả có nimitta họ thường chuyển tâm mình trú sang  nimitta thì nó sẽ biến mất ngay. Tại sao lại như vậy? Vì  lúc đó hành giả chuyển sang một đề mục mới trong khi đáng lẽ họ phải chờ cho đến lúc nimitta và hơi thở chập lại thành một. Cho nên khi nimitta xuất hiện các hành giả cần phải rất kiên nhẫn, hãy chú tâm vào hơi thở từ đầu đến cuối và phớt lờ không chú ý đến nimitta. Nếu hành giả ngồi một tiếng đồng hồ liên tục và nhẹ nhàng hay biết toàn thân hơi thở mà nimitta vẫn chưa xuất hiện thì hành giả hãy chuyển sang bước thư tư. Bước thứ tư là an tịnh thân hành tôi sẽ xin giảng trong tối ngày hôm nay. 

 

Tôi xin dứt lời tại đây.

 
Nguồn: Thiền viện Nguyên Thủy

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#58
Thiền định: Cách niệm hơi thở (Anapanasati) (Bài 3)

[Image: 61f3ffc08dee31511109f9d03da1f31f.jpg]


Bài thuyết pháp sáng 16 tháng 9 năm 2008 của Đại đức Dhammapala
Khóa thiền từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 đến ngày 23 tháng 9 năm 2008


 

Chuyển ngữ: Cô Nguyệt Minh, cô Viên Hương

Chuyển thành văn bản: Tu Nữ Santacitta 

 

Theo kinh niệm hơi thở , Đức Phật dạy cách niệm hơi thở có bốn bước. Bước đầu tiên là hơi thở dài, bước thứ hai là hơi thở ngắn, bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở. Trong các buổi nói pháp trước tôi đã giảng về ba bước này, hôm nay tôi giảng tiếp bước thứ tư.
Theo kinh Đức Phật dạy  bước thứ tư là:“


” An tịnh thân hành ta sẽ thở vô, vị  ấy tập. An tịnh thân hành ta sẽ thở ra, vị  ấy tập

 

Ở đây thân là gì? Thân có nghĩa có nghĩa là toàn bộ thân của hơi thở vô và hơi thở ra. Nó được gọi là thân hành vì nó tạo tác hình thành hơi thở. An tịnh thân hành có nghĩa là an tịnh toàn thân hơi thở. Toàn thân hơi thở lại được gắn kết, nối liền với thân của cơ thể. Thân của cơ thể ở đây được hiểu là đầu, mình, chân, tay v.v…Vậy ngoài việc an tịnh thân của hơi thở thì còn phài an tịnh thân của cơ thể nữa. Tại sao lại như vậy? Ví dụ như khi hành thiền trên đề mục hơi thở, hành giả thường lắc nhẹ hoăc đu đưa về phía trước, phía sau hoặc sang hai bên. Đó là chuyển động của thân và loại sắc tạo nên chuyển động này cũng được sanh ra rừ tâm. Nói cách khác khi hành giả hành thiền mà đu đưa, lắc lư về phía trước hoặc phía sau  thì tâm hành giả cùng một lúc làm cả hai việc, một là sinh sản ra hơi thở, hai là sinh ra chuyển động  trên thân.

 

Vậy để an tịnh thân hành có nghĩa là hành giả phải an tịnh:

1/ An tịnh hơi thở
2/ An tịnh toàn thân, toàn cơ thể.


 

Lúc đó hành giả cần phải ngồi yên bất động giống như một pho tượng Phật vậy. Trong chú giải của Vô Ngại Giải Đạo có giải thích thân hành là gì? Hơi thở vô dài là thân và những hơi thở này vì gắn kết với toàn bộ cơ thể nên được gọi là thân hành. Khi cảm giác toàn thân về hơi thở vô, hơi thở ra, hơi thở dài, hơi thở ngắn, vì các hơi thở này gắn liền với cơ thể nên được gọi là thân hành, tức là những yếu tố hình thành nơi thân thể. Vị ấy tập để an tịnh làm đứng lại, làm lắng dịu tất cả những thân hành này. Vị ấy huấn luyện bản thân mình trong việc làm các thân hành trở nên định tỉnh, nhu nhuyễn, mềm mại và thư thái. .

 

Vị ấy huấn luyện tâm mình như sau:

-”An tịnh thân hành bằng cách làm lắng yên các hoạt động trên thân như lắc lư ra phía trước, phía sau và sang hai bên, làm yên tất cả các chuyển động,  rung  động, trạng thái rùng mình hay bị run trên cơ thể, bằng cách này ta sẽ thở vào hay thở ra.”

 

-”Ta sẽ thở vô và thở ra, an tịnh thân hành thô, an tịnh tất cả những thân hành thô bằng cách thay thế nó bằng những hoạt động của thân có tính chất vi tế mềm mại, thư thái mà không bị lắc lư ra phía trước phía sau hoặc sang hai bên hoặc không có các chuyển động rung chuyển mạnh”.

Ở giai đoạn này tiếp tục hay biết toàn bộ hơi thở từ đầu đến cuối, hành giả nghĩ như sau:

-” Ta sẽ làm an tịnh các thân hành bằng cách làm lắng yên các hoạt động trên thân như lắc lư ra phía trước, phía sau và sang hai bên, làm yên các chuyển động rung chuyển như trạng thái rùng mình hay bị run trên cơ thể. Bằng cách này ta sẽ thở vô hay thở ra”.

 

Và các thân hành thô ở đây được hiểu là hơi thở thô và trong Thanh Tịnh Đạo có lấy một ví dụ như sau, giả sử một người đứng yên lại sau khi chạy hoặc đứng yên lại sau khi  đi từ trên đồi xuống, hoặc đặt một vật nặng từ trên đầu xuống, lúc ấy hơi thở vô và hơi thở ra của người ấy rất thô, mũi anh ta không đủ (để thở), do đó anh ta phải tiếp tục thở vô và ra bằng miệng. Nhưng khi anh ta đã làm cho mình hết mệt, đã tắm rửa, uống nước và đắp một miếng vải ướt lên ngực, rồi nằm xuống trong bóng mát, lúc đó hơi thở vô và hơi thở ra của anh ta  trở nên vi tế đến mức anh ta phải kiểm tra xem mình có hơi thở  hay không.”

 

Cũng như vậy khi mới hành thiền, thân và tâm của hành giả chưa được yên nên hơi thở rất thô và không đều , càng lúc về sau càng trở nên vi tế đến nổi hành giả có cảm giác mình mất hơi thở. Tại sao lại như vậy? Vì trước khi tập thiền hơi thở không phải là đối tượng khả ái khả hỷ của hành giả như các đối tượng khác. Khi bắt đầu hành thiền hơi thở trở thành một đối tượng ưa thích, hành giả bắt đầu quan tâm đến nó, phản ứng và chú ý đến nó và kiểm tra nó luôn luôn, hiểu biết nhiều hơn về hơi thở  để nó có thể trở nên vi tế và an tịnh.. Khi thân và tâm náo động, trạo cử thì hơi thở bị quá mức và rất dồn dập. Khi thân tâm không còn xáo trộn nữa thì hơi thở  trở nên vi tế.

 

Bốn yếu tố giúp hơi thở trở nên an tịnh
1/ Quan tâm
2/Phản ứng
3/Tác ý
4/Phản khán


-Quan tâm là gì? Quan tâm có nghĩa là sự chú ý đầu tiên đến hơi thở , hướng tâm đến hơi thở với ý nghĩ ” Ta sẽ cố gắng làm cho hơi thở an tịnh”

-Phản ứng có nghĩa là hành giả tiếp tục làm đi làm lại bước ở trên, duy trì sự chú tâm đến hơi thở với ý nghĩ, ” Ta sẽ cố gắng làm cho hơi thở an tịnh”

-Tác ý: nghĩa đen của tác ý có nghĩa là ” quyết định trong tâm “Ta sẽ làm cho hơi thở an tịnh.” Tác ý ở đây là tâm sở  làm cho tâm hướng về đối tượng, làm cho đối tượng rõ rệt trong tâm.

-Phản khán có nghĩa là hành giả xét duyệt liên tục hơi thở để làm cho nó an tịnh thêm.

 

Vì vậy tất cả những điều hành giả cần làm ở bước thư tư là:

-Thứ nhất quyết định trong tâm là sẽ làm cho hơi thở an tịnh.
-Thứ hai có chánh niệm và tỉnh giác liên tục trên hơi thở.


Thực tập như vậy hành giả sẽ thấy hơi thở càng lúc càng trở nên vi tế. Khi định phát triển dần dần hơi thở trở nên rất an tịnh, nó trở nên nhẹ nhàng và nhu nhuyễn, rất khó có thể nhận biết, chính vì vậy được gọi là vi tế. Nếu quý vị thực tập như vậy thì có bốn giai đoạn phát triển.

1/ Thứ nhất hiểu rõ chiều dài hơi thở vào  xem nó ngắn hay dài
2/Thứ hai hiểu rõ chiều dài hơi thở ra xem nó ngắn hay dài.
3/ Thứ ba hiểu về toàn thân hơi thở ra-vào
4/Thứ tư là an tịnh hơi thở ra-vào để nó trở nên vi tế.


 

Đây là các bước tuần tự trên con đường mà hơi thở sẽ tiến triển. Đó cũng là bốn bước tuần tự để phát triển sự hiểu biết về hơi thở. Ở mỗi một giai đoạn sau hành giả sẽ biết rõ tất cả những giai đoạn trước đó. Ví dụ như khi hơi thở của hành giả đã trở nên vi tế thì lúc đó hành giả phải biết cả bốn điều như sau.

1-Thứ nhất hành giả cần biết đó là một hơi thở vô.
2-Thứ hai hành giả phải biết đây là một hơi thở vô dài.
3-Thứ ba hành giả cấn phải biết toàn thân hơi thở, tức là biết được điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối
4-Thứ tư hành giả cần phải biết đó là một hơi thở rất vi tế.


 

Khi hơi thở chưa được vi tế lắm như đã nói ở phần trên, hành giả phải hướng tâm để làm cho nó an tịnh. Khi định tăng lên thêm hành giả cần phải nổ lực biết được toàn thân của hơi thở vi tế mà hành giả đang có. Đó là bốn bước phải được hiểu biết đầy đủ. Bằng cách này hành giả liên tục và không gián đoạn chánh niệm trên hơi thở. Sự hiểu biết về toàn  bộ hơi thở vô về chiều dài và tính chất của hơi thở vô này được tiếp nối với sự biết về các tính chất và chiều dài của hơi thở ra và tiếp tục nó lại được gắn liền với sự hiểu biết của hơi thở vô tiếp theo và cứ như vậy. Liên tục theo dõi hơi thở khi nó đi qua điểm xúc chạm, biết được tất cả các chi tiết của hơi thở  và hành giả không chú ý đến bất cứ một điều gì khác. Đây là yếu tố của sự kết nối liên tục tức là yếu tố miên mật

 

Nếu hành giả tu tập theo cách này với đầy đủ tinh tấn và  sự hoan hỷ, tâm định của quý vị sẽ được tăng cường và cuối cùng hành giả có thể đắc thiền. Khi định phát triển hơi thở càng lúc càng vi tế và rất khó có thể nhận biết. Rất nhiều hành giả gặp khó khăn trong việc nhận biết về hơi thở  trước khi nimitta xuất hiện.

Nhưng đừng nên thất vọng và đừng có ý nghĩ như sau, ” Ồ hơi thở của tôi đẽ trở nên không rõ rệt” vì điều này làm cho hành giả trở nên bực bội, cùng nghĩa với việc định tâm của hành giả sẽ bị sút giảm ngay lập tức. Thực ra điều này rất tốt, khi hơi thở trở nên vi tế như vậy. Tại sao? Vì khi nimitta xuất hiện  tâm của hành giả dán chặt vào nimitta và hơi thở không còn là một vấn đề phiền toái cho quý vị nữa. Tuy nhiên nếu trong trường hợp hơi thở vẫn còn thô tháo mà nimitta đã xuất hiện  thì cùng một lúc hành giả sẽ biết được hai đối tượng là hơi thở và nimitta. Với hai đối tượng như vậy, tâm không thể gom vào và hợp nhất được và định  không thể phát triển thêm lên, cho nên hành giả hãy hoan hỷ khi hơi thở nhẹ nhàng và vi tế hơn dù khó có thể  hay biết về nó.

 

Đối với các đề mục hành thiền khác trong thiền định, khi phát triển định tâm  đối tượng sẽ trở nên rõ ràng hơn, dễ thấy hơn, nhưng trong niệm hơi thở thì ngược lại. Khi phát triển chánh niệm trên hơi thở cao hơn, hơi thở càng lúc càng vi tế đến mức gần như mất luôn hơi thở. Khi đó hành giả không có khả năng nhận diện được hơi thở và do đó họ sẽ phải làm gì? Câu trả lời là, ” Họ không cần làm gì cả”. Đó là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ, nếu cứ cố để làm gì đó để thấy được hơi thở thì hành giả có thể mất định vừa được thiết lập và phải bắt đầu lại từ đầu. Nếu bắt đầu lại, tất nhiên định có thể được thiết lập, tăng dần nhưng đến một lúc hơi thở vi tế một lần nữa hành giả lại không nhận biết được về hơi thở. Cho nên tất cả việc mà hành giả cần phải làm ở đây  thay vì cố đi tìm hơi thở  thì họ chỉ việc định tâm vào điểm xúc chạm. Bất cứ khi nào khó có thể thấy được hơi thở thì hành giả chỉ việc quay về và hay biết điểm xúc chạm. Thế là đủ mặc dầu hơi thở trên thực tế không biến mất đi đâu cả, nhưng có thể nói hành giả nên kiên nhẫn chờ đến lúc hơi thở quay trở lại.

 

Để hoài nghi và trạo cử trong tâm không sanh khởi hãy nên để tâm thoải mái khi qúy vị suy xét điều này:  ai là người có hơi thở và ai là người không có hơi thở. Chỉ có bảy loại người không có hơi thở  là: người chết, thai nhi trong bào thai, người bị chìm dưới nước, người bất tỉnh, người đang nhập tứ thiền, người đang nhập thiền diệt tức là nhập diệt thọ tưởng định , một vị Phạm Thiên. Suy xét bảy loại người  trên hành giả  có thể hiểu rõ là mình vẫn còn hơi thở, mình vẫn đang tiếp tục thở,  bởi vì mình không thuộc một trong bảy loại người trên. Chỉ vì hơi thở quá vi tế nên hành giả không thấy nó được. Nguyên nhân ở đây là do Định vẫn còn yếu và chưa đủ mạnh. Hãy hiểu rõ điều này trong tâm rồi chỉ gắn tâm mình trên điểm xúc chạm và đợi cho hơi thở trở nên rõ rệt.

 

Có những hành giả khi đạt đến hơi thở vi tế như thế này, họ thường đưa tay lên mũi để xem mình còn hơi thở hay không. Xin quý vị đừng làm như vậy. Tôi sợ rằng tay quý vị lúc đó có mùi gì đó. Đối với những người mũi dài thì hơi thở xúc chạm ngay đầu mũi, đối với những người mũi tẹt thì  hơi thở sẽ xúc chạm ở phía môi trên. Do đó hành giả phải xác định rõ vị trí của điểm xúc chạm, đó là điểm mà nimitta sẽ chạm vào. Việc luôn ghi nhớ được điểm xúc chạm hính là lý do mà Đức Phật dạy chúng ta, ” Này các Tỳ kheo ta  không nói rằng những người sau đây sẽ thành tựu được đề mục chánh niệm hơi thở , đó là những người thứ nhất là thất niệm tức là những người hay quên và thứ hai là đối với những ai thiếu tỉnh giác, tức là  không thấy biết rõ ràng mọi việc” Đức Phật dạy chúng ta điều này bởi vì Ngài  là một đấng toàn giác. Trong khi tôi không là bậc toàn giác như Ngài, nên tôi dạy niệm hơi thở cho tất cả quý vị bởi vì tôi không đọc được tâm của quý vị xem ai là người thất niệm, ai là người thiếu tỉnh giác.

 

Dầu Đức Phật nói điều trên áp dụng cho tất cả các đề mục trong thiền định nhưng hầu như nó được ám chỉ nhiều nhất vào đề mục niệm hơi thở, vì với đề mục này hơi thở càng lúc càng trở nên an tịnh và vi tế khi đã phát triển được chánh niệm và đây là đề mục rất khó. Đây là đề mục mà các Đức Phật toàn giác, cũng như các vị  độc giác Phật và các đệ tử của Phật đều thực tập. Nếu chúng ta tu tập thực hành niệm hơi thở đúng theo cách mà Đức Phật chỉ dạy  thì chúng ta là đệ tử của Ngài . Tôi nghĩ nếu quý vị muốn thật sự trở thành con Phật thì quý vị phải thành công trong đề mục niệm hơi thở này. Quý vị có muốn trở thành con trai con gái của Phật không ?

 

Để thành công trên đề mục chánh niệm hơi thở thì hành giả cần có chánh niệm sắc bén và sự tỉnh giác cao độ. Chúng ta có thể so sánh những khó khăn lúc hành thiền với đề mục chánh niệm hơi thở giống như công việc của người may thêu. Khi thêu hoặc may trên một tấm vải rất mỏng và mịn thì cần có cây kim thật mảnh. Khi luồn chỉ vào lỗ kim nhỏ ấy ta cần một dụng cụ xỏ kim còn mỏng và sắc hơn cây kim. Để có thể làm được công việc thêu may này  chánh niệm giống như một cây kim nhỏ sắcvà mảnh và nó cần một lực mạnh mẽ để xuyên thủng tấm vải và tỉnh giác hoặc sự hiểu biết đầy đủ ở đây có thể ví như dụng cụ xỏ kim, tức là nó cũng cần có một lực rất mạnh và liên tục. Vì vậy cần thiết phải ráng sức và nổ lực thiết lập được một độ chánh niệm và tinh cần  và tỉnh giác cần thiết  và cần phải biết hơi thở ra-vào không ở một chỗ nào khác ngoài điểm xúc chạm .

 

Hành giả không được cố ý tạo ra hơi thở dài ngắn hoặc vi tế  theo ý của mình. Nếu hơi thở đã trở nên vi tế hành giả cũng không được thở mạnh lên để nhận biết hơi thở rõ hơn. Vì nếu làm như vậy Thất giác chi tức là bảy yếu tố cần thiết cho sự giác ngộ là tinh tấn và trạch pháp sẽ bị dư thừa một cách quá mức, đồng nghĩa với trạo cử và phóng tâm sẽ xuất hiện và lập tức định sẽ bị giảm sút. Tự hơi thở không trở thành khó nhận biết, nó chỉ không rõ rệt bởi các yếu tố trong thất giác chi là niệm, định và trạch pháp còn thiếu chưa phát triển đầy đủ. Cho nên tốt nhất là cứ để hơi thở diễn biến một cách tự nhiên. Có thể có lúc hơi thở dài, có lúc lại ngắn , tốt thôi , cứ để nó dài và ngắn như vậy  và hãy cố gắng để hay biết toàn thân hơi thở. Vì vậy nếu hơi thở vi tế thì lúc đó quý vị cần phải biết hơi thở vi tế này  dài hay ngắn. Nếu có thể tập trung vào toàn thân hơi thở vi tế đó trong vòng một đến hai tiếng đồng hồ mỗi một thời thiền, thì định của quý vị sẽ được tăng cường thêm.

 

Điều vô cùng cần thiết mà hành giả cần làm là luôn luôn thực tập một cách miên mật về chánh niệm trên hơi thở. Và điều quan trọng là hãy dừng tất cả các suy nghĩ, dừng nói chuyện và tôi thêm một điều nữa là tắt ngay điện thoại di động . Một điều quan trọng nữa là quý vị đừng tiếp khách, có ai đến thăm xin cũng đừng tiếp. Ngoài việc dừng suy nghĩ, dừng nói chuyện, đừng tiếp khách, trong tất cả các oai nghi như đi đứng nằm ngồi cần phải tập trung duy nhất vào một đối tượng là hơi thở chứ không chuyển tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác. Xin nhắc lại là quý vị không để tâm vào bất cứ một đối tượng nào khác. Xin quý vị hãy dừng tất cả những suy nghĩ trong tâm, nghĩ vế nhà cửa, họ hàng, gia đình, công việc làm ăn. Quý vị chỉ làm một điều là hít vô thở ra.

 

Tôi xin dứt lời tại đây.
Nguồn: Thiền Viện Nguyên Thủy

http://www.phattuvietnam.net/category/tu-hoc/thien-tu-niem-xu/page/17/
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#59
Thiền định: Ánh Sáng và Nimitta

[Image: buddhist-monks-meditate-calm-mind-260nw-1098547415.jpg]


Đại Đức Dhammapala                                 

Chuyển ngữ: Cô Nguyệt Minh, cô Viên Hương

 

Chuyển thành văn bản: Tu Nữ Santacitta 

 

Kính thưa hành giả sáng nay tôi sẽ nói cho quý vị nghe về phần ánh sáng và nimitta. Trong tứ niệm xứ, niệm đầu tiên là niệm thân tôi đã giảng bốn bước thực tập  hơi thở ngắn, hơi thở dài, cảm giác toàn thân hơi thở và an tịnh hơi thở. Nếu hành giả có thể định tâm trên hơi thở dài ngắn liên tục trong vòng một tiếng đồng hồ mỗi thời thiền, trong ba ngày miên mật và không gián đoạn như vậy thì nimitta sẽ xuất hiện tại điểm xúc chạm. Có một số hành giả có thể thấy được nimitta sau khi ngồi khoảng 15 đến 20 phút, nhưng nimitta này không ổn định lúc có lúc mất. Vì vậy hành giả không nên chuyển tâm sang nimitta mà phải đợi trong vòng một tiếng đồng hồ mỗi một thời thiền không có phóng tâm và ba ngày như vậy nimitta mới trở nên ổn định. Tôi nhấn mạnh một lần nữa là hành giả phải có định trong vòng một tiếng đồng hồ trong mỗi một thời thiền không có phóng tâm và giữ như vậy trong vòng ba ngày thì nimitta mới có thể ổn định.

 

Nếu như mỗi bước hành giả thực tập một cách nhuần nhuyễn như thời gian nói trên có nghĩa là mỗi thời một tiếng đồng hồ và liên tục ba ngày như vậy. Mỗi bước hành giả sẽ thấy mình có định sâu và rõ ràng và sẽ phân biệt được thế nào là ánh sáng  và thế nào là nimitta. Vì vậy hành giả không thể nhảy cách các bước được, có nghĩa là nếu không thực tập hơi thở ngắn và hơi thở dài một cách nhuần nhuyễn thì không thể nào chuyển qua bước bốn là an tịnh thân hơi thở ngay được. Nếu như hành giả không thành công trong một tiếng đồng hồ trong mỗi thời thiền và ba ngày liên tục như vậy, thì khi thực tập cảm giác toàn thân hơi thở sẽ có những khó khăn, hành giả trở nên mệt mỏi. Thí dụ khi quý vị lái xe gắn máy, đầu tiên quý vị phải vào số một cho có đà, một lúc chuyển sang số hai, khi ổn rồi chuyển sang số ba và cuối cùng khi có một tốc độ khá tốt quý vị mới chuyển sang số bốn. Vậy không thể nhảy cách từ số này qua số khác mà không đi qua số trước. Đây không phải là thí dụ trong chú giải nói mà đây là thí dụ của tôi thôi

 

Cũng như vậy nếu như hành giả không thể tập được định trong những bước đầu tiên đủ mạnh thì sang những bước sau sẽ không thể nào có định vững chắc và sâu được. Chính vì vậy để không bị mệt mỏi để cố gắng đạt được định thì quý vị cố gắng mỗi một bước thực tập nhuần nhuyễn rồi mới chuyển sang bước sau. Để có được định, đầu tiên hành giả phải thực tập để đếm không phóng tâm, sau đó sang bước hơi thở dài hơi thở ngắn, sau đó mới thực tập toàn thân hơi thở và an tịnh thân hơi thở, không thể nhảy cách bước này sang bước kia được. Tôi chắc chắn rằng nếu quý vị thực tập theo cách này, tức là mỗi một thời thiền ngồi một tiếng trong hơn ba ngày miên mật không gián đoạn thì chắc chắn nimitta sẽ xuất hiện.

 

Nimitta xuất hiện đầu tiên còn ở xa điểm xúc chạm ở phía trên lỗ mũi. Nếu như nimitta còn xa điểm xúc chạm thì nó mới chỉ là ánh sáng của trí tuệ. Ở một số hành giả nimitta xuất hiện trực tiếp ngay, trong khi đối với những người khác thì có ánh sáng trước rồi sau đó mới có nimitta. Tuy nhiên ánh sáng và nimitta là hai cái hoàn toàn khác nhau, không phải là một. Giống như mặt trời và ánh sáng của mặt trời vậy.  Vậy cái gì là ánh sáng? Trừ tâm kiết sanh thức ra tất cả các tâm đều được sanh ra từ tâm căn và được gọi là sắc do tâm sanh. Các nhóm sắc do tâm sanh này chính là sắc chân đế. Nếu phân tích các nhóm sắc này hành giả thấy có ít nhất tám loại sắc. Các nhóm sắc gồm tám thành phần này được gọi là nhóm sắc tám và được tạo ra từ  bốn đại chủng gồm  đất, nước, lửa và gió. Ngoài ra có bốn loại sắc được tạo ra từ tứ đại  là màu, mùi, vị và dưỡng chất. Nếu tâm sản sinh ra cácsắc  là một tâm định và có năng lực mạnh mẽ thì màu của các nhóm sắc mà tâm này sanh ra có màu rất sáng. Hơn thế yếu tố lửa trong nhóm sắc vừa được sinh ra lại tự sinh sản tiếp rất nhiều các nhóm sắc khác và nhóm sắc này được gọi là sắc do nhiệt sanh hay sắc do thời tiết sanh.

 

Mỗi nhóm sắc do thời tiết sanh này lại cũng có màu sắc sáng rực biểu hiện bằng ánh sáng chói. Do đó ánh sáng chói  được tạo thành từ hai loại sắc trên, thứ nhất là sắc do tâm sanh, thứ hai là sắc do thời tiết sanh. Nếu tâm định cao, ánh sáng trải rộng rất xa. Còn nếu tâm định không mạnh ánh sáng chỉ có trong một khoảng cách ngắn, khoảng vài inch. Màu của các nhóm sắc do tâm sanh chỉ lan toả phía trong thân mình. Ngược lại màu của các nhóm sắc do thời tiết sanh trải rộng ra cả ngoài thân. Đó chính là ánh sáng chói xuất hiện chung quanh thân của hành giả  theo tất cả các hướng. Trong trường hợp có ánh sáng, hành giả không được chuyển tâm sang ánh sáng mà tiếp tục để tâm trên đề mục hơi thở. Khi ấy hơi thở trở nên rất vi tế, hành giả cần cố gắng biết được hơi thở với sự tinh tấn nổ lực mạnh mẽ, với chánh niệm sắc bén  và trạch pháp tức là sự thẩm định và hiểu biết đầy đủ về hơi thở.

 

Nếu biết hơi thở rõ ràng với các yếu tố trên định sẽ được phát triển rất nhiều. Khi định tâm của hành giả được tăng cường và phát triển, thường nimitta sẽ phát triển ngay trên chóp mũi của hành giả. Cái gì là nimitta? Theo quý vị nimitta là gì? Thật là đơn giản, nimitta chính là hơi thở. Nimitta chính là hơi thở ra vào, nó sắc do tâm sanh. Khi hành giả thấy được tứ đại trong hơi thở họ sẽ thấy rất nhiều nhóm sắc. Nếu phận  tích ra sẽ gồm chín loại sắc chân đế sau, đầu tiên là nhóm sắc tứ đại gồm bốn sắc chính là đất, nước, gió và lửa, và năm ;loại sắc được sanh ra từ tứ đại là màu mùi, vị, dưỡng chất và có thêm âm thanh. Bởi tâm hành giả trong giai đoạn này đã có định nên màu của các nhóm sắc do tâm sanh rất sáng. Như đã giải thích ở trên chính yếu tố lửa của các nhóm sắc do tâm sanh này tự sản sanh các nhóm sắc tiiếp theo do nhiệt sanh, còn gọi là sắc do thời tiết sanh. Màu của các nhóm sắc mới được tạo ra cũng sáng rực.

 

Chính màu sắc sáng rực của hai loại sắc trên kết hợp với nhau tạo thành nimitta. Ở đây chúng tôi giải thích về ánh sáng và nimitta nhưng xin hành giả hãy nhớ rằng khi phát triển về niệm hơi thở thì hành giả không cố gắng để nhận biết về các yếu tố tạo thành hơi thở hay không cố gắng để biết về ánh sáng trước khi có định vì đó là một đề mục khác của thiền, đề mục tứ đại. Lúc này định của hành giả sẽ bị giảm sút nếu hành giả chú ý các đối tượng khác hơi thở. Khi nimitta  mới xuất hiện hành giả không được chuyển tâm sang nimitta mà phải phớt lờ nó đi và chỉ chú ý vào hơi thở mà thôi. Khi mới xuất hiện nimitta thường không ổn định và khi định trở nên sâu sắc hơn và ổn định hơn thì nimitta sẽ trở nên ổn định, không còn bị dao động lúc có lúc mất nữa.

 

Khi mới bắt đầu nimitta mờ nhạt và đục giống như một làn khói lam và nó được gọi là “học tướng”  (uggaha nimitta[i]ṭibhāga nimitta). Nhưng bởi định tâm chưa hoàn toàn được ổn định, tưởng của hành giả trên nimitta cũng chưa được ổn định, có nghĩa là  tưởng của hành giả có thể thay đổi. Vì nimitta được sanh ra từ tưởng nên nếu tưởng thay đổi thì nimitta cũng thay đổi  về màu sắc và hình dáng. Có lúc  dài, có lúc lại tròn, có lúc màu đỏ và có lúc lại chuyển sang màu vàng. Nếu hành giả chú tâm vào màu sắc và hình dáng của nimitta, nó sẽ tiếp tục luôn thay đổi, định của hành giả sẽ giảm sút, hành giả không thể đắc thiền được. Cho nên ở giai đoạn này nhớ đừng để tâm đến nimitta và chỉ tập trung trên hơi thở mà thôi.[/i]). Khi định phát triển nimitta trở nên sáng hơn và rồi sáng rực như một ngôi sao mai chói loà rõ rệt và lấp lánh, lúc đó nó được gọi là quang tướng (pa

 

Phần lớn hành giả đến trình pháp, kể rất nhiều kinh nghiệm mà hành giả thấy trong khi hành thiền trong giai đoạn này, họ thấy cái gì, màu sắc ra sao hình dáng ra sao, hoặc nimitta màu sắc như thế nào v.v…Họ kể rất dài và tôi lắng nghe nhưng cái tôi cần biết là những bước thực tập ra sao, họ tập như thế nào để đạt được định. Tức là tôi muốn biết về cái nhân trong khi họ lại kể về cái quả nên rất mất thời gian, vì thể nào tôi cũng hỏi lại họ xem cách họ thực tập về định ra sao, thế nào là hơi thở dài hơi thở ngăn, cảm giác toàn thân hơi thở ra sao, hoặc an tịnh hơi thở ra sao. Tôi sẽ hỏi họ những bước thực tập. Do vậy xin quý vị khi trình pháp để đỡ tốn thời gian nên kẻ về cách mình hiểu thế nào về các bước thực tập trên hơi thở.

 

Còn khoảng năm phút tôi  sẽ cố gắng giảng về nimitta, hơi thở ra và hơi thở vào. Thực tế khi định đã được phát triển, nimitta sẽ chập lại thành một với hơi thở, và tâm lúc đó sẽ tự động gắn chặt vào nimitta. Xin lỗi, tôi muốn nhấn mạnh cho hành giả một điều như sau, khi quý vị đến trình pháp với tôi, quý vị nói thấy ánh sáng thấy nimitta v.v.. nhưng đây không phải là điều quan tâm đối với tôi vì cái mà tôi quan tâm thứ nhất đối tựơng quý vị đang thực tập là gì, thứ hai quý vị đang thực tập những bước nào để có được định. bởi vì có những hành giả thực tập bước đầu tiên rất căn bản một cách nhuần nhuyễn thì họ đã có được nimitta ngay từ những bước đầu chứ không cần đợi đến bước bốn mới có nimitta.

 

Trường hợp có những hành giả chưa thực tập được những bước đầu một cách nhuần nhuyễn thì tôi không bao giờ dạy những bước tiếp theo, bởi vì nếu họ thực tập một cách bài bản và có hệ thống thì ngay từ những bước đầu họ đã có thể có được nimitta. Vì vậy điều căn bản khi trình pháp quý vị hãy nói về những bước mà quý vị đang thực tập là, bao nhiêu lâu quý vị có thể giữ được thí dụ định tâm trên hơi thở ngắn hơi thở dài, hoặc định tâm trên phưong pháp đếm quý vị có thể giữ tâm an tịnh như vậy bao nhiêu lâu trong những bước căn bản và những khó khăn mà quý vị gặp phải trong mỗi bước thực hành của mình thì lúc đó tôi mới có thể giúp quý vị một cách hiệu quả hơn. Bởi vì nếu tôi dạy những bước sau mà quý vị không thực tập được những bước trước một cách đầy đủ và hiệu quả thì cũng không có ích gì cả. Vì vậy xin quý vị hãy kiên nhẫn để thực tập những bước căn bản trước cho đến lúc cảm thấy hoàn toàn hài lòng và hoàn toàn có định tâm đầy đủ thì tôi chắc chắn sau khi hành giả thực tập đến bước thứ hai hoặc đến bước thứ ba thì sẽ được nimitta, không cần phải chuyển sang những bước sau.

 

Trong Patisambhida có một bài thơ nói về ba yếu tố Nimitta hơi thở vào hơi thở ra, ba yếu tố này không là đối tượng cho một tâm được. “Nếu người nào không hiểu biết về ba yếu tố này thì sự định tâm không thể phát triển và không thể thành tựu nhưng nếu người nào hiểu biết về ba yếu tố nimitta, hơi thở ra và hơi thở vào một cách rõ ràng thì họ sẽ phát triển và thành tựu được định”. Vậy nimitta được biết bởi một tâm, hơi thở vô được biết bởi một tâm khác và hơi thở ra được biết bởi một tâm khác nữa. Khi định tâm phát triển nimitta chập lại làm một với  hơi thở ra và hơi thở vào. Ba yếu tố này trở thành một và lúc đó tâm chỉ có một đối tượng duy nhất. Và để phát triển tầng thiền hay cận định hành giả phải biết được ba yếu tố trên, đến lúc nào nó thực sự chỉ là một đối tượng duy nhất và lúc đó chỉ quán trên một đối tượng là nimitta mà thôi.

 

Nếu như hành giả cùng một lúc để ý đến nimitta và hơi thở, lúc đó tâm của hành giả sẽ có hai đối tượng và không thể nào định có thể phát triển, không thể cùng một lúc tâm có hai đối tượng. Điều quan trọng hành giả luôn thấy được tâm chỉ có một đối tượng mà thôi. Khi phát triển định, hành giả không bao giờ chú tâm đến các đặc tính của đề mục. Có nghĩa là hành giả không bao giờ chú tâm đến các đặc tính riêng như là 12 đặc tính tứ đại của hơi thở như cứng, thô, mềm, nặng, nhẹ, mịn, chảy, kết dính, nóng, lạnh, đẩy và nâng đỡ. Nếu trong giai đoạn này chú tâm đến bất cứ đặc tính nào trên đây của hơi thở thì cùng một lúc tâm sẽ có hai đối tượng. Thực tế hành giả lúc này đang hành đề mục tứ đại thay vì hành đề mục niệm hơi thở. Cũng như vậy hành giả không chú ý đến đặc tính chung của hơi thở đó là tam tướng khổ, vô thường, vô ngã, cũng như không để tâm chú ý đến những giai đoạn sinh, trụ, diệt của hơi thở. Lúc hành giả để ý đến những đặc tính chung như tam tướng của hơi thở và nimitta thì tâm lập tức sẽ có hai đối tượng thay vì chỉ có một đối tượng duy nhất.

 

Hơn thế nữa quán sát về tam tướng khổ, vô thường, vô ngã thuộc về thiền quán là vipassana chứ không thuộc  thiền định và các đối tượng của vipassana là đối tượng chân đế trong khi hơi thở và nimitta lại thuộc khái niệm tục đế, khái niệm dựa trên tưởng. Xin nhắc lại cả hơi thở và nimitta đều không phải thuộc về chân đế mà chỉ là khái niệm, dựa trên tưởng. Hơi thở  với ảo tưởng sai lầm về tính nguyên khối, và nimitta chỉ dựa trên tưởng, do đó  không thể  là đối tượng của vipassana được. Cho nên khi thực tập mà chú tâm đến tam tướng của hơi thở khổ vô thường vô ngã, cũng như của nimitta không thuộc thiền chỉ cũng không thuộc thiền quán. Nó cũng không dẫn đến đắc định hay tuệ, cho nên cần thiết giữ chặt tâm mình  vào một đối tượng duy nhất là nimitta.

 
 Ở giai đoạn này tâm tự động dính chặt vào nimitta. Một khi làm được như vậy các triền cái sẽ bị diệt trừ, các ô nhiễm tâm lắng xuống, chánh niệm được thiết lập và tâm được định ở ngang mức cận định. Dần dần nimitta trở nên trắng hơn và trắng hơn nữa khi định tâm được tăng lên và đến một lúc nó sẽ trở thành trắng xoá. Thực tế nó sáng rực như ánh sáng của sao Vệ nữ và tâm của hành giả sẽ tự động chìm vào trong nimitta. Khi tâm đã hoàn toàn chìm vào nimitta, không còn phóng tâm từ chỗ này qua chỗ khác nữa, định này gọi là an chỉ định. Ở giai đoạn này hành giả định tâm trên nimitta mà không cần phải cố gắng hay nổ lực nữa. Đối với những hành giả mới bắt đầu thực tập đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng và quá trình cũng tương  tự đối với những nimitta có màu sắc khác. Nếu như nimitta có màu sắc thay đổi khác nhau, màu xám màu trắng hay màu khác, quý vị cũng không để ý đến màu sắc chỉ để ý đến nimitta là đủ rồi. Trong buổi nói pháp buổi tối, tôi sẽ giải thích về các loại nimitta với các màu sắc khác nữa.

Còn tiếp


PTVN
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#60
Thiền định: Ánh Sáng và Nimitta


[Image: nature-outdoors-portrait-mammal-monk-med...afraid.jpg]


Các loại Nimitta

 
Có nhiều loại Nimitta khác nhau

  • – Nimitta của mỗi người đều khác nhau. Có người có Nimitta dưới dạng cảm thọ dễ chịu, giống bông gòn tua rua, như sợi bông trắng, làn không khí di chuyển hay làn gió lùa; hoặc sáng rực rỡ như sao Mai, hay 1 viên ngọc Rubi hay ngọc trai.



  • – Đối với người khác nó biểu hiện dưới cảm giác thô như thân cây hay một miếng gỗ nhọn sắc. Với người khác nó lại giống như sợi dây dài, 1 vòng hoa, một luồng khói vụt qua, một mạng nhện bị kéo dãn ra, một bông sen hay một bánh xe ngựa (với căn và trục đều là ánh sáng), mặt trăng hay mặt trời. Có một số người có Nimitta có nhiều màu sắc khác nhau.



  • – Khi Nimitta còn mờ đục và không rõ, nó được gọi là học tướng (uggaha nimita). Khi nó trở nên sáng chói lấp lánh nó được gọi là quang tướng.


VD: Thường một Nimitta sáng thuần khiết giống bông gòn là học tướng và sau đó nó trở nên sáng rực rỡ, rõ rệt như sao mai gọi là quang tướng.

  • – Khi nó giống một viên ngọc/đá rubi còn mờ nhạt là học tướng, khi sáng rực chiếu lấp lánh gọi là quang tướng

  • – Tất cả các hình ảnh đều phải được hiểu theo 2 giai đoạn này. Vì thế mặc dầu niệm hơi thở là một đề mục duy nhất, nó tạo ra rất nhiều loại Nimitta khác nhau đối với các hành giả khác nhau.


Yếu tố “TƯỞNG”

  • – Trong Thanh Tịnh Đạo giải thích như sau:
“Đối tượng thiền duy nhất này xuất hiện ra khác nhau vì có sự khác nhau của tưởng. Tướng hơi thở (Nimitta) được sanh ra từ tưởng, có nguồn gốc từ tưởng, được tạo nên do tưởng

  • – Chú giải phụ giải thích thêm:
“Bởi sự khác biệt trong cách nhận thức/cách hiểu của mỗi người (tức là vì tưởng sai biệt) đã có từ trước lúc khi Nimitta hiện lên”

  • – Vì vậy, Nimitta khác nhau là do tưởng sai biệt. Nhưng tưởng lại không khởi lên một mình, nó luôn đồng sanh với các tâm hành khác – đó là các tâm sở.



  • – Cho nên ví dụ, nếu một hành giả định tâm trên Nimitta với một tâm hân hoan, tất cả có 34 tâm hành và khởi lên với tưởng sẽ có các tâm sở khác như xúc, tứ, nhất tâm (định); tác ý, tầm, tứ, thắng giải, cần, dục, …

  • – Cho nên với các hành giả khác nhau, không chỉ có tưởng khác nhau mà tất cả các tâm hành khác cũng khác nhau.

  • – Để làm rõ thêm điều này, theo giải thích của Thanh Tịnh Đạo về tầng Thiền chứng: Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ (tầng Thiền thứ 4 trong cõi vô sắc). Trong đó giải thích gọi tầng thiền chứng là Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ do tính chất vi tế còn sót lại của sở hữu tưởng:


“Tưởng ở đây là không còn, vì không có khả năng thực hiện các chức năng quyết định của sở hữu tưởng, nhưng cũng không phải không còn tưởng, vì nó vẫn có mặt trong một trạng thái cực kỳ vi tế giống như một hành còn dư sót lại. Vì thế nên gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ”

  • – Nhưng trong tầng thiền “Phi tưởng phi phi tưởng xứ”, không phải chỉ riêng sở hữu tưởng là vi tế, trong Thanh Tịnh Đạo có giải thích:
“Và ở đây, không phải chỉ riêng tưởng là như vậy, mà sở hữu Thọ cũng thành Phi tưởng phi phi tưởng thọ, Tâm cũng thành Phi tâm phi phi tưởng tâm, sở hữu xúc thành Phi xúc phi phi tưởng xúc, … và tương tự đối với tất cả các tâm sở còn lại”
 
Vì vậy người ta gọi tên của tầng Thiền này do tính chất vi tế của tâm sở nổi trội là tưởng. Nhưng tính chất vi tế này là chung cho tất cả các Tâm sở khác nữa.

Cũng vậy, khi chú giải nói Nimitta khác nhau do tưởng sai biệt, chỉ là giải thích Nimitta (khi suy xét) về tâm hành nổi bật là tưởng. Cũng có thể nói là chú giải đang giải thích về nhiều loại Nimitta xét từ góc độ của sở hữu tưởng, và dùng tưởng để làm thí dụ (chứ không đề cập đến các tâm hành khác).
 
Chúng ta sẽ nói về 34 tâm hành trong các tầng Thiền sau. Giờ đây, chúng ta sẽ tiếp tục giải thích về quá trình phát triển của các hành giả sơ cơ, khi Nimitta mới xuất hiện.
 
 GÌN GIỮ NIMITTA

  • – Một khi Nimitta xuất hiện, hành giả cần phải cố gắng quan tâm để bảo vệ nó. Trong Thanh Tịnh Đạo giải thích ví Nimitta với bào thai của một bậc chuyển luân vương. Cũng tương tự như vậy, Nimitta là một thứ hiếm hoi và tuyệt vời, đáng quý đến như vậy.



  • – Giống như hoàng hậu mang thai một vị chuyển luân vương. Phải giữ gìn cẩn thận bào thai trong bụng khỏi bất cứ rủi ro nào, thì hành giả cũng phải bảo vệ Nimitta đến như vậy. Vậy các rủi ro có thể gặp phải đối với hành giả là gì?



  • – Đó là Nimitta có thể biến mất, do sự lơ đãng của hành giả. Điều này có nghĩa hành giả cần tiếp tục thực hành với sự nỗ lực tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác, hiểu biết rõ. Một tâm lười biếng giải đãi, không tỉnh thức và thất niệm không thể thành tựu được gì đặc biệt trong quá trình phát triển tâm linh.

  • – Trong Thanh Tịnh Đạo có đưa ra 7 cách để giữ Nimitta.

  • 1. Trú xứ: là nơi hành giả hành thiền. Rất quan trọng, phải có một trú xứ thích hợp, là một nơi yên tĩnh và cách biệt, nếu không được vậy thì tại Thiền đường. Còn đối với các Cư sĩ, họ cần tham dự các khóa thiền dài ngày.

  • 2. Nhập thất – chỗ ẩn cư: đặc biệt dành cho Tỳ kheo. Nhưng nơi này phải không được quá khó cho việc Khất thực, có vật thực thích hợp



  • 3. Nói chuyện: như đã giải thích ở phần trên, hành giả phải dừng việc nói chuyện trao đổi trong lúc hành thiền. Nói chuyện tầm phào là một điều rất tai hại như nói về tin tức thời sự, về gia đình, về quá khứ của mình và người khác, … Tai hại hơn là phàn nàn, ca thán như phàn nàn về chỗ ở, vật thực hay về các bạn đồng tu khác, về Thiền sư, … Những chuyện kiểu vậy chẳng có ích lợi gì cả mà chỉ làm phân tán đầu óc hành giả. Ngược lại nên nói chuyện lợi lạc như nói về đề tài Thiểu dục, Tri túc, về Tam vô lậu học, về giải thoát.

  • 4. Con người: ở đây ám chỉ đến các bạn đồng tu. Rất nguy hại khi kết bạn với những người thích nói chuyện vô ích, vô bổ hoặc những ai quá chú ý để giữ gìn về thân thể (luôn chú trọng về thể hình của mình). Những loại người này luôn làm phiền não đối với những người xung quanh. Trong Thanh Tịnh Đạo có kể câu chuyện về một vì Tỳ Kheo tại Tích Lan thời xưa đã mất các tầng Thiền chứng cũng như mất luôn Nimitta bởi kết bạn với một người kiểu vậy. Người mà ta nên kết bạn phải có giới đức, rất ít nói, chỉ nói những điều ích lợi và không bao giờ kêu ca phàn nàn.

  • 5. Vật thực: phải thích hợp. Rất thận trọng những thứ đồ ăn. Vì có lúc những đồ mình thích ăn lại không thích hợp, và ngược lại những đồ thích hợp cho việc hành thiền thì hành giả lại không thích ăn.

  • 6. Thời tiết: không quá nóng và quá lạnh

  • 7. Oai nghi: oai nghi nào giúp định tâm phát triển nhất sẽ là oai nghi thích hợp. Thí dụ, có lúc hành giả thấy buồn ngủ, dã dượi. Lúc đó tốt hơn là đứng dậy và hành thiền đứng thay vì ngồi thiền, hoặc có thể đi kinh hành.
Cũng giống như hoàng hậu mang thai một bậc chuyển luân vương phải chánh niệm trong mọi oai nghi, tư thế thì hành giả cũng cần chánh niệm trong mọi sinh hoạt, đi đứng, nằm ngồi, lúc nào cũng phải tập trung trên Nimitta.
 
Làm sao có thể định tâm trên Nimitta lúc đi kinh hành? Đầu tiên đứng lại phía cuối của đường đi kinh hành và định tâm trên hơi thở. Khi Nimitta xuất hiện và ổn định thì hành giả chỉ chú tâm vào Nimitta. Khi mức độ định đã đủ mạnh và sâu, hành giả đi thật chậm rãi với mắt mở hé một chút, và chỉ định tâm vào Nimitta mà thôi. Đây là cách vừa đi vừa định tâm trên Nimitta. Cũng làm như vậy, mắt nhắm hờ khi cần nói chuyện với người khác.
 
Để có thể định tâm trên quang tướng trong mọi oai nghi là phải thực hành với một năng lực. Hành giả cần có  năng lực thế này. Cho nên hãy nỗ lực tu tập và quý vị có thể thành công. Nếu thực hành miên mật, chẳng bao lâu tâm hành giả sẽ chìm vào Nimitta và trở nên an trú trong Nimitta – đây chính là An chỉ định của tầng Thiền.
 
Mặc dầu lúc đầu tầng Thiền không giữ được lâu, nhưng hành giả không được nản chí và đầu hàng. Phải nỗ lực làm đi làm lại. Nếu nỗ lực tu tập với tỉnh thức, chánh niệm mạnh mẽ, chắc chắn quý vị sẽ thành công để giữ Nimitta trong một thời gian dài. Sau đó họ có thể an trú trong Nimitta một thời gian rất dài.
 
Trích từ Pháp thoại của thày Dhammapala
Nguồn: Thiền viện Nguyên Thủy

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply