MINH & VÔ MINH
#1
MINH & VÔ MINH
Quảng Tánh


Người học Phật hẳn ai cũng từng nghe biết thuật ngữ vô minh (1), nghĩa đen là si mê (2), tối tăm. Ngược lại với vô minh là minh, tức tuệ giác (3), sáng tỏ. Nhưng như thế nào là thật nghĩa của vô minh thì đến Tôn giả Câu-hi-la cũng bối rối, phải nhờ Tôn giả Xá-lợi-phất giải mã giùm.

“Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi qua một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Tôi có những việc muốn hỏi, nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

- Tùy theo những gì nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

- Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường (4), mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt (5) mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt (6). Thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường mà không biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường. Thức là pháp ma diệt mà không biết như thật thức là pháp ma diệt; thức là pháp sanh diệt mà không biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này mà không thấy, không biết như thật, không có vô gián đẳng, ngu si, mờ tối, không sáng tỏ, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này gọi là vô minh.

Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?

Tôn giả Xá-lợi-phất nói Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la:

- Minh là biết; biết gọi là minh.

Lại hỏi:

- Biết những gì?

Đáp:

- Sắc là vô thường; biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt, biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt, biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Thức là pháp ma diệt, biết như thật thức là pháp ma diệt. Thức là pháp sanh diệt, biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Tôn giả Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có vô gián đẳng (7), đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.

Sau khi hai vị Chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, từ chỗ ngồi đứng dậy về chỗ ở của mình."

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 256)

Thì ra, vô minh theo nghĩa trong pháp thoại này cũng khá dễ hiểu, đó là không biết như thật về năm uẩn chính là vô thường, là pháp tập khởi, duyên khởi (ma diệt), là pháp sinh diệt. Đây chính là tinh yếu Vô thường-Khổ-Vô ngã, dấu ấn Chánh pháp của Thế Tôn.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức tức là thân tâm này (rộng ra thì bao hàm cả uẩn, xứ, giới) là vô thường mà cứ nghĩ chúng là thường, không biết như thật chúng là vô thường; là pháp ma diệt (tập khởi, duyên khởi) mà không biết rõ như thật chúng là pháp ma diệt; là pháp sinh diệt mà cứ nghĩ chúng trường cửu, không biết như thật chúng là pháp sinh diệt. Thấy biết sai lạc như thế nên gọi là không sáng, mù mịt, mê lầm; là vô minh.

Ngược lại với thấy biết sai lạc ấy thì gọi là minh, là giác, là tuệ. Mới hay, minh này gần như là một, đồng nhất với trí Bát-nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” của Tâm kinh (thuộc văn hệ Bát-nhã về sau).

Quảng Tánh
Thư Viện Hoa Sen


Chú thích:

1). S: avidyā; P: avijjā; dịch theo âm là A-vĩ-di;

Chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo (s: triratna) và nguyên lí Nghiệp (s: karma). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong Mười hai nhân duyên (s: pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (s, p: saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba Ô nhiễm (s: āśrava), một trong ba Phiền não (s: kleśa) và khâu cuối cùng của mười Trói buộc (s: saṃyojana).

Vô minh dược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (s: duḥkha). Ðó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật <như nó là>, cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra Khổ. Vô minh sinh Ái (s: tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh.

2). Si Mê: Tâm ngu si mê muội đối với sự lý, không tin nhân quả luân hồi, nghi ngờ chánh pháp—Ignorance—Illusion—Unenlightened and led astray.

3). Panna (p)—Prajna (skt)—Tuệ hay trí huệ -- Wisdom

4). S: anitya; P: anicca; nghĩa là không chắc chắn, thay đổi;

Một trong Ba tính chất (s: trilakṣaṇa) của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại diệt. Từ tính vô thường ta có thể suy luận ra hai đặc tính kia là Khổ (s: duḥkha) và Vô ngã (s: anātman). Vô thường là tính chất cơ bản của cuộc sống, không có vô thường thì không có sự tồn tại; vô thường cũng chính là khả năng dẫn đến giải thoát. Có tri kiến vô thường hành giả mới bước vào Thánh đạo (s: ārya-mārga) – vì vậy tri kiến vô thường được xem là tri kiến của bậc Dự lưu (s: śrotāpanna). Bậc thánh Dự Lưu (Tu Đà Hoàn) tầng thánh thứ nhất chứng đắc thấy rõ được không có một cái Ngã hay Ta nào trường tồn vĩnh cửu trong thân này, nói cách khác vị này trừ diệt được kiết sử Thân Kiến.

Vô thường là gốc của Khổ vì Sinh, Thành, Hoại, Diệt tự nó là Khổ. Tính Vô thường của Ngũ uẩn dẫn đến kết luận Vô ngã, vì không có gì vừa vô thường vừa Khổ lại là một cái Ngã trường tồn được. Ngoài ra, trong Ðại thừa, tính vô thường của mọi pháp dẫn đến kết luận về tính Không.

5). Pháp ma:  Ảo tưởng nhìn thấy vạn hữu là có thật—The illusion that things are real and not merely seeming.

Ma diệt: tập khởi, duyên khởi (12 nhân duyên).

6). Utpāda-nirodha (S), Uppāda-nirodha (P). Sanh Diệt.

-- Sanh và Diệt: Arising and extinction—Beginning and end—Production and annihilation—Appearance and disappearance—Birth and extinction.
-- Các pháp hữu vi dựa vào nhân duyên hòa hợp, từ pháp chưa có trở thành có gọi là sanh; dựa vào nhân duyên mà pháp đã có trở thành không gọi là diệt—All life or phenomena that have birth and death.

7). Vô gián: Liên tục hay không có sự gián cách về thời gian hay không gian—Without interruption—Uninterrupted—Without intermission—Unseparated.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
(2018-07-25, 02:21 PM)anatta Wrote:
MINH & VÔ MINH
Quảng Tánh


Người học Phật hẳn ai cũng từng nghe biết thuật ngữ vô minh (1), nghĩa đen là si mê (2), tối tăm. Ngược lại với vô minh là minh, tức tuệ giác (3), sáng tỏ. Nhưng như thế nào là thật nghĩa của vô minh thì đến Tôn giả Câu-hi-la cũng bối rối, phải nhờ Tôn giả Xá-lợi-phất giải mã giùm.

“Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi từ thiền tịnh dậy, Tôn giả Câu-hi-la đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, cùng chào hỏi và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi qua một bên, hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Tôi có những việc muốn hỏi, nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

- Tùy theo những gì nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.

Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

- Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường (4), mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt (5) mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt (6). Thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường mà không biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường. Thức là pháp ma diệt mà không biết như thật thức là pháp ma diệt; thức là pháp sanh diệt mà không biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Ma-ha Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này mà không thấy, không biết như thật, không có vô gián đẳng, ngu si, mờ tối, không sáng tỏ, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này gọi là vô minh.

Lại hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?

Tôn giả Xá-lợi-phất nói Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la:

- Minh là biết; biết gọi là minh.

Lại hỏi:

- Biết những gì?

Đáp:

- Sắc là vô thường; biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt, biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt, biết như thật sắc là pháp sanh diệt. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Thức là pháp ma diệt, biết như thật thức là pháp ma diệt. Thức là pháp sanh diệt, biết như thật thức là pháp sanh diệt. Này Tôn giả Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có vô gián đẳng (7), đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.

Sau khi hai vị Chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, từ chỗ ngồi đứng dậy về chỗ ở của mình."

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 256)

Thì ra, vô minh theo nghĩa trong pháp thoại này cũng khá dễ hiểu, đó là không biết như thật về năm uẩn chính là vô thường, là pháp tập khởi, duyên khởi (ma diệt), là pháp sinh diệt. Đây chính là tinh yếu Vô thường-Khổ-Vô ngã, dấu ấn Chánh pháp của Thế Tôn.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức tức là thân tâm này (rộng ra thì bao hàm cả uẩn, xứ, giới) là vô thường mà cứ nghĩ chúng là thường, không biết như thật chúng là vô thường; là pháp ma diệt (tập khởi, duyên khởi) mà không biết rõ như thật chúng là pháp ma diệt; là pháp sinh diệt mà cứ nghĩ chúng trường cửu, không biết như thật chúng là pháp sinh diệt. Thấy biết sai lạc như thế nên gọi là không sáng, mù mịt, mê lầm; là vô minh.

Ngược lại với thấy biết sai lạc ấy thì gọi là minh, là giác, là tuệ. Mới hay, minh này gần như là một, đồng nhất với trí Bát-nhã “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” của Tâm kinh (thuộc văn hệ Bát-nhã về sau).

Quảng Tánh
Thư Viện Hoa Sen


Chú thích:

1). S: avidyā; P: avijjā; dịch theo âm là A-vĩ-di;

Chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo (s: triratna) và nguyên lí Nghiệp (s: karma). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong Mười hai nhân duyên (s: pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (s, p: saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba Ô nhiễm (s: āśrava), một trong ba Phiền não (s: kleśa) và khâu cuối cùng của mười Trói buộc (s: saṃyojana).

Vô minh dược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (s: duḥkha). Ðó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật <như nó là>, cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra Khổ. Vô minh sinh Ái (s: tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh.

2). Si Mê: Tâm ngu si mê muội đối với sự lý, không tin nhân quả luân hồi, nghi ngờ chánh pháp—Ignorance—Illusion—Unenlightened and led astray.

3). Panna (p)—Prajna (skt)—Tuệ hay trí huệ -- Wisdom

4). S: anitya; P: anicca; nghĩa là không chắc chắn, thay đổi;

Một trong Ba tính chất (s: trilakṣaṇa) của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại diệt. Từ tính vô thường ta có thể suy luận ra hai đặc tính kia là Khổ (s: duḥkha) và Vô ngã (s: anātman). Vô thường là tính chất cơ bản của cuộc sống, không có vô thường thì không có sự tồn tại; vô thường cũng chính là khả năng dẫn đến giải thoát. Có tri kiến vô thường hành giả mới bước vào Thánh đạo (s: ārya-mārga) – vì vậy tri kiến vô thường được xem là tri kiến của bậc Dự lưu (s: śrotāpanna). Bậc thánh Dự Lưu (Tu Đà Hoàn) tầng thánh thứ nhất chứng đắc thấy rõ được không có một cái Ngã hay Ta nào trường tồn vĩnh cửu trong thân này, nói cách khác vị này trừ diệt được kiết sử Thân Kiến.

Vô thường là gốc của Khổ vì Sinh, Thành, Hoại, Diệt tự nó là Khổ. Tính Vô thường của Ngũ uẩn dẫn đến kết luận Vô ngã, vì không có gì vừa vô thường vừa Khổ lại là một cái Ngã trường tồn được. Ngoài ra, trong Ðại thừa, tính vô thường của mọi pháp dẫn đến kết luận về tính Không.

5). Pháp ma:  Ảo tưởng nhìn thấy vạn hữu là có thật—The illusion that things are real and not merely seeming.

Ma diệt: tập khởi, duyên khởi (12 nhân duyên).

6). Utpāda-nirodha (S), Uppāda-nirodha (P). Sanh Diệt.

-- Sanh và Diệt: Arising and extinction—Beginning and end—Production and annihilation—Appearance and disappearance—Birth and extinction.
-- Các pháp hữu vi dựa vào nhân duyên hòa hợp, từ pháp chưa có trở thành có gọi là sanh; dựa vào nhân duyên mà pháp đã có trở thành không gọi là diệt—All life or phenomena that have birth and death.

7). Vô gián: Liên tục hay không có sự gián cách về thời gian hay không gian—Without interruption—Uninterrupted—Without intermission—Unseparated.



Thầy Thích Quảng Tánh giảng bài này hay á.  Clap Thanks anh Anatta.  10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply