Kinh Pháp Cú chú giải
#31
Pháp Cú kệ 30


30. Ðế Thích (1) không phóng dật,
Ðạt ngôi vị Thiên chủ. (2)
Không phóng dật, được khen ;
Phóng dật, thường bị trách.

30. Heedfulness is always praised,
heedlessness is ever blamed.
By heedfulness did Magha go
to lordship of the gods.


30. Appamādena Maghavā (1) - devānaṁ seṭṭhataṁ gato
Appamādaṁ pasaṁsanti -pamādo garahito sadā.


Tích Chuyện

Kệ Pháp Cú này được Đức Phật tuyên lên nói về vị thiên vương Đế Thích (Sakka), dân gian mình thường gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi đó Phật giảng pháp Đế Thích sở vấn - Trường bộ Kinh số 21 -, sau khi Phật giảng thuyết xong thì Đế thích Sakka đắc đạo quả thánh Nhập Lưu. Lúc ấy có vị vương tử tên là Mahāli, thuộc dòng Licchavī, nghe Phật thuyết pháp tán dương Đế Thích, nên mới suy nghĩ , "Đức Chánh Biến Tri đã thuyết pháp đề cao, ca tụng quyền lực của Đức Thế Thích, là do Ngài đã thấy rồi thuyết, hay là Ngài chưa thấy mà thuyết. Do Ngài quen Đức Thế Thích hay là không quen? Ta phải hỏi lại Ngài mới được”. Nghe Mahali hỏi thế nên Phật trả lời ngài biết rõ Đế Thích vào thuở quá khứ đã thực hành các pháp gì nên mới đạt được ngôi vị Thiên Chủ, vua của các chư thiên cõi trời Đao Lợi và Tứ Thiên Vương (3). Thuở quá khứ khi còn là người sống ở nhân gian, Đế thích có tên là Magha đã thực hành hạnh bố thí tròn đủ, nhiệt tâm bố thí, và hành 7 pháp:

1- Phụng dưỡng cha mẹ.
2- Tôn kính bậc Trưởng thượng.
3- Nói lời hoà nhã
.
4- Không nói lời đâm thọc.
5- Không bỏn xẻn.
6- Có sự chân thật.
7- Chế ngự được tâm sân hận. N
ếu có sân hận nổi lên thì mau dập tắt.


Chú thích:

1. Maghavā - là một tên khác của vua Trời Ðế-Thích. Túc Sanh Truyện Maghamānavaka ghi rằng trong quá khứ xa xôi có một người giàu tinh thần phục vụ xã hội đã tận dụng trọn đời sống mình trong công tác từ thiện, cùng với một nhóm bạn hữu, tất cả là 33 người (tam thập tam). Sau khi chết, quả lành của hành động thiện đưa vị ấy tái sanh làm Sakka, vị vua Trời Ðế-Thích của cói trời Đao Lợi, lãnh đạo chư thiên.

Khả Ái Trong cõi Trời Đao Lợi, tức là Tam thập tam Thiên

Chư Thiên nào sanh vào cõi Tam thập tam, là người được hưởng quả an lạc do tạo được trong đời quá khứ, vì thế các cảnh trong cõi Tam thập tam này đều là các cảnh khả ái, nam Chư Thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 cho đến trọn kiếp sống ấy, còn Thiên nữ thì có sắc tướng như lứa tuổi 16.

Sự già, tóc bạc, răng long, mắt mờ, tai lãng, da nhăn, bệnh hoạn. Những thứ này không hề có cho Chư Thiên ấy, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ, gái lứa mà thôi.

Sự bệnh hoạn, đau đớn về thân cũng không có. Sự thọ hưởng vật thực, đều là thượng vị tịnh thực. Do vậy, sự đại tiện, tiểu tiện cũng không có nơi cõi này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Riêng địa cự Thiên (ở địa cầu hay cõi Tứ Thiên Vương) có một số vị thì giống như người, tức là giống như nữ nhân loại, cũng có kinh nguyệt, thai nghén.

Thọ mạng ở cõi trời Đao Lợi bằng khoảng 1,800,000 (một triệu tám trăm ngàn năm) được tính so sánh với thời gian của cõi người 100 năm.

Vì vậy Đức Phật mới tán dương: "Chính dựa trên trường hợp này được nói lên rằng: Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên!"


2. Thiên Vương - Deva, đúng văn tự, có nghĩa người sáng lạng, chói ngời, là một hạng chúng sanh có thể xác rất tế nhị, đến đỗi mắt thường không thể trông thấy. Hạng chúng sanh này sống trong các cảnh Trời. Cũng có những vị Trời sống trên quả địa cầu.

3. Ngoài cõi người hiện tại trở lên trên có 6 cõi Trời thuộc Dục giới:


-Tứ Thiên Vương
- Đao Lợi (còn gọi là Tam Thập Tam Thiên)
- Dạ Ma (an lạc)
- Đẩu Suất
- Hoá Lạc
- Tha Hoá Tự Tại Thiên.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#32
Pháp Cú kệ 31


31. Vui thích không phóng dật,
Tỷ kheo (1) sợ phóng dật,
Bước tới như lửa hừng,
Thiêu kiết sử (2) lớn nhỏ.


31. The bhikkhu liking heedfulness,
seeing fear in heedlessness,
advances as a conflagration
burning fetters great and small.


31. Appamādarato bhikkhu - pamāde bhayadassi vā
Saññojanaṁ aṇuṁ thūlaṁ dahaṁ aggī'va gacchati.



Tích Chuyện: Vị Tỳ kheo Quán Lửa rừng

Có vị tỳ kheo sau khi thụ huấn pháp hành từ Đức Phật liền đi vào rừng tìm nơi cư ngụ để tinh tấn hành thiền. Tuy nhiên, sau một thời gian tu hành không đạt được sự tiến bộ và kết quả gì. Vị ấy bèn nghĩ "hay là ta đi đến gặp Đức Phật để xin ngài chỉ dẫn thêm về pháp hành." Trên đường đi vị tỳ kheo trông thấy một đám cháy rừng phát hoả, nên mới leo lên trên núi để nhìn xuống đám cháy. Trong khi nhìn lửa cháy đang dần dần đốt tan những chướng ngại trên đường cháy của nó, vị này mới suy tư và thiền quán:

“Cũng như ngọn lửa rừng nầy, nó bắt cháy những nguyên liệu cỏ cây nhỏ lớn, mà tràn tiến tới. Như thế này thì ngọn lửa trí tuệ giác ngộ thành đạo, nó sẽ bắt cháy những kiết sử lớn nhỏ mà lan truyền tới cũng như thế ấy”.

Do đó vị tỳ kheo bắt đầu quán chiếu như thế và đắc đạo quả giải thoát A La Hán, quét sạch lậu hoặc, ô nhiễm của 10 kiết sử. Đức Phật biết được nên đọc lên câu kệ Pháp Cú 31 trên tán dương vị tỳ kheo chuyên cần. Còn vị thánh tỳ kheo sau khi đắc đạo quả liền bay đến đảnh lễ Đức Phật ở tịnh xá, rồi từ giả ra đi.


Chú thích

1. Tỳ-khưu - Bhikkhu, là người đệ tử của Ðức Phật đã thọ lễ xuất gia đầy đủ (Cụ Túc Giới). "Nhà sư khất thực" có thể là danh từ gần nhứt với Phạn ngữ "bhikkhu". Thầy Tỳ-khưu không phải là người trung gian giữa Thượng đế với người. Thầy Tỳ-khưu không bị ràng buộc phải sống suốt đời như vậy, nhưng, ngày nào còn đắp y vàng, thầy phải ghép mình vào nếp sống giới luật mà chính thầy đã tự nguyện nghiêm trì trong sạch. Thầy cũng tự nguyện sống đời nghèo thiếu và độc thân. Ðến khi cảm thấy không thể còn giữ tròn giới luật, không thể tiếp tục đời sống thiêng liêng, thầy có thể hườn tục bất luận lúc nào.

2. Thằng thúc - Samyojana, tức là Kiết Sử: đúng nghĩa là cái gì đưa đẩy, dẫn dắt chúng sanh quanh quẩn trong đại dương của đời sống, những dây trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi.

Có mười loại dây trói buộc (Saṁyojana, thằng thúc) là: ảo kiến về tự ngã (sakkāyadiṭṭhi, thân kiến), hoài nghi (vicikicchā), dể duôi trong nghi thức lễ bái lầm lạc (silābba taparāmāsa, giới cấm thủ), tham dục (kāmarāga), sân hận (paṭigha), luyến ái, đeo níu trong sắc giới, sắc ái (rūparāga), luyến ái, đeo níu trong vô sắc giới, vô sắc ái (arūparāga), ngã mạn (māna), phóng dật (uddhacca) và vô minh (avijjā).

Năm dây trói buộc đầu tiên có liên quan đến bờ bên nầy (oram-bhāgiya) được xem là nhỏ, còn gọi là Hạ phần Kiết Sử. Năm loại thằng thúc còn lại, liên quan đến bờ bên kia (uddhambhāgiya), là lớn, gọi là Thượng phần Kiết Sử

Tận diệt ba thằng thúc đầu tiên khi đắc quả Tu-Ðà-Hườn (Sotāpaṭṭi, Nhập Lưu), từng thánh đầu tiên.

Hai loại trói buộc kế được giảm bớt khi đắc Tư-Ðà-Hàm (Sakādāgāmi, Nhứt Lai), từng thánh thứ nhì.

Hai loại này được tận diệt khi đắc A-Na-Hàm (Anāgāmi, Bất Lai), từng thánh thứ ba.

Khi đắc quả A-La-Hán (Arahatta, Vô Sanh) thì tận diệt năm loại dây cuối cùng.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#33
Pháp Cú kệ 31


32. Vui thích không phóng dật,
Tỷ kheo sợ phóng dật,
Không thể bị thối đọa (1),
Nhất định gần Niết Bàn.


32. The bhikkhu liking heedfulness,
seeing fear in heedlessness,
never will he fall away,
near is he to Nibbana.


12. Appamādarato bhikkhu - pamāde bhayadassi vā
Abhabbo parihānāya -nibbānass'eva santike.



Tích Chuyện

Có một đại đức tên là Tissa độ lượng, thiểu dục, tri túc, độc cư và cần mẫn trong nếp sống xuất gia. Đại đức thường hay đi trì bát ở thị tứ quê nhà của đại đức, cũng là gần nơi tịnh xá Kỳ Viên, nơi của Đức Phật thường cư ngụ. Dù cho có những dịp các đại thí chủ tổ chức những buổi lễ trai tăng to lớn để cúng dường vật thực đến chư tăng và Đức Phật, đại đức cũng không đến trì bát. Một số chư tăng làm lạ mới hỏi   Ðức Phật, và ngài gọi đại đức Tissa lại hỏi. Đại đức Tissa mới đáp rằng, đại đức khi đi trì bát không lân cận thân mật với quyến thuộc hay với bất cứ ai, đi khất thực, ai cho gì dù ngon dù dở đại đức cũng thọ dụng. Cần mẫn độc cư tu hành, chẳng bao lâu sau, đại đức đắc đâọ quả giải thoát A La Hán. Biết được như thế, Đức Phật mới nói cho chư tăng biết rằng vị đại đức Tissa hành như vậy là cũng giống như trong quá của khứ Đức Phật: thiểu dục, tri túc, cần mẫn. Đức Phật nói thêm rằng những ai có nếp sống như thầy Tỳ-khưu kia đã đứng trước Niết-bàn. Và đức Phật tuyên đọc bài kệ Pháp Cú trên.

Chú thích

1. Rơi trở xuống - từ mức độ tinh thần mà Ngài đã đạt đến.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#34
III- Phẩm Tâm: Cittavagga - Mind

Pháp Cú kệ 32 - 33


33. Tâm hoảng hốt giao động (1),
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.


34. Như cá quăng lên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới;
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực Ma (2).


33. Mind agitated, wavering,
hard to guard and hard to check,
one of wisdom renders straight
as arrow-maker a shaft.


34. As fish from watery home
is drawn and cast upon the land,
even so flounders this mind
while Mara's Realm abandoning.


33.Phandanaṁ capalaṁ cittaṁ durakkhaṁ dunnivārayaṁ
Ujuṁ karoti medhāvī - usukāro' va tejanaṁ.

34. Vārijo'va thale khitto - okamokata ubbhato
Pariphandati'midaṁ cittaṁ- māradheyyaṁ pahātave (2)


Tích Chuyện

Hai bài kệ Pháp Cú nầy được Đức Phật thuyết ra khi Ngài ngự tại núi Cālika (Trà Lý Ca), đề cập đến Đại đức Meghiya (Mê Kỳ Dạ). Vào khoảng thời gian đầu lúc Đức Phật đắc đạo quả giác ngộ chánh đẳng chánh giác không bao lâu -- khi ấy ngài Ananda chưa xuất gia -- vị thị giả cho Phật lúc đó là đại đức Meghiya. Một hôm trông thấy khu vườn xoài có cảnh thanh tịnh và u nhã, đại đức Meghiya chợt nẩy sinh ý định mạnh mẽ muốn vào khu vườn xoài tu thiền cho mau chứng ngộ. Đức Phật ngăn cản 3 lần, nhưng đại đức không nghe và đi vào vườn xoài thiền hành. Tuy nhiên, vọng tưởng, phiền não liên tục nổi lên như sóng cồn, đại đức không thể ngồi yên tu hành được, tâm đại đức thối chuyển, nên quay trở về sám hối với Đức Phật. Và Phật nói, "ta đã ngăn cản ông, mà ông không nghe lời ta, danh là tỳ kheo mà tâm còn bôn chôn, nông nổi. Hãy điều phục tâm của ông sao cho nó nhẹ nhàng, mềm mại dễ uốn nắn."

Chú thích:

1. Tâm - Citta, do căn "cit" là suy gẫm. Phạn ngữ citta thường được giải thích là "cái gì hay biết một đối tượng" (cinteti = vijānāti). Ðúng ra, quả thật không phải có cái gì suy gẫm về một đối tượng, như danh từ này hàm ý. Về một quan điểm cùng tột, có thể định nghĩa citta là sự hay biết một đối tượng vì Phật giáo phủ nhận có một cái gì chủ quan, như một linh hồn trường cửu, để suy gẫm và hiểu biết. Theo Phật giáo, không có sự phân biệt giữa tâm và thức, cả hai đều có thể dùng như đồng nghĩa với Citta.

2. Pahātave dùng trong nghĩa pahatabba, phải được lánh xa.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#35
Pháp Cú kệ 35


35. Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến.


35. The mind is very hard to check
and swift, it falls on what it wants.
The training of the mind is good,
a mind so tamed brings happiness.


35. Dunniggahassa lahuno - yattha kāmanipātino
Cittassa damatho sādhu -cittaṁ dantaṁ sukhāvahaṁ.


Tích chuyện

Đến mùa an cư, khoảng 60 vị tỳ kheo đến thọ học pháp hành nới Đức Phật, để mong đặt đạo quả giải thoát A La Hán. Sau đó chư tăng cùng đi đến một thôn kia để có thể sống nương nhờ thực phẩm và thuốc men cúng dường từ bá tánh và lựa chọn khu rừng cạnh đó để an cư tịnh tu. Mẹ của vị thôn trưởng là người có tấm lòng với đạo. Nên bà đề nghị chư tăng an cư 3 tháng tại khu rừng, và bà sẽ cúng dường toàn bộ thực phẩm và thuốc men trong thời gian đó, và các vị yên tâm tu hành mà không phải đi vào làng trì bát. Chư tăng hoan hỉ đón nhận yêu cầu của bà đại thí chủ. Trong thời gian chư tăng tu tập, bà đến nhờ sự hướng dẫn của chư Sư pháp hành thiền quán, với tâm đạo nhiệt thành, về nhà bà tinh tấn hành thiền và chứng đắc quả A-Na-Hàm (Anāgāmi, Bất Lai) từng thánh thứ ba, và cùng với nhiều phép thần thông như đọc tư tưởng của người khác (tha tâm thông), trước khi các vị sư ấy đắc. Do có thần thông nên bà hiểu được rằng thân thể chư tăng còn đang thiếu thốn về các loại thực phẩm nào đó nên thân thể mất quân bình, điều nhỏ nhiệm trong sắc thân ảnh hưởng phần nào đến tâm, chưa thể đạt đạo quả sớm, nên bà hết lòng hộ trì làm rất nhiều món ăn để chư tăng tự chọn lựa mà dùng. Vài tuần lễ sau đó các Ngài cũng đắc quả A-La-Hán. Một tỳ kheo khác nghe tiếng về năng lực tinh thần của bà, đến viếng và xin lưu lại tại tịnh xá để tinh tu, nơi mà bà xây dựng cho 60 vị thánh tỳ kheo mùa an cư vừa qua. Bà tận lực hỗ trợ thầy. Vị tăng sĩ lo ngại những tư tưởng xấu phát sanh, và bà sẽ biết được, nên đến bạch cùng Ðức Phật. Ðức Phật khuyên thầy nên kiểm soát giữ vững cái tâm khó kềm chế của thầy. Kế đến Phật đọc bài kệ Pháp Cú trên. Vị tăng này tiếp tục ở lại tịnh xá đó tu hành, chẳng bao lâu sau đó cũng đắc đạo quả A La Hán.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#36
Pháp Cú kệ 36

36. Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục quay cuồng.
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.


36. The mind is very hard to see
and find, it falls on what it wants.
One who's wise should guard the mind,
a guarded mind brings happiness.


36. Sududdasaṁ sunipuṇaṁ - yatthakāmanipātinaṁ
Cittaṁ rakkhetha medhāvī- cittaṁ guttaṁ sukhāvahaṁ.


Tích chuyện: Tỳ Kheo Bất Mãn

Hãy phòng hộ tư tưởng.

Trong thời gian Đức Phật ngụ ở thành Xá Vệ, có một vị công tử con nhà giàu hỏi vị đại đức có quen biết với gia đính rằng, "thưa ngài con muốn tu hành pháp thoát khổ, xin ngài giảng pháp thoát khổ cho con." Vị đại đức chấp thuận và bảo cậu công tử  hãy hành hạnh bố thí, và tổ chức trai tăng để bát cúng dường,cũng như cúng dường tứ sự đến chư tăng trong mùa an cư kiết hạ 3 tháng. Vị công tử tuân lời làm theo. Rồi sau đó cậu hỏi vị đại đức phải làm gì nữa? Đại đức bảo hãy thọ trì tam quy và ngũ giới trở thành cư sĩ tại gia. Cậu công tử cũng làm theo, và hỏi đại đức là có hành pháp gì cao thượng nữa không. Đại đức bảo công tử vậy thì hãy trì giữ thập giới. Vị công tử cũng thực hành trì 10 giới. Kế đó vị công tử lại hỏi vị đại đức rằng có còn pháp cao thượng nào khác nữa không? Đại đức mới khuyên công tử xuất gia. Sau khi xuất gia công tử được 2 vị thầy tỳ kheo tiếp dẫn, một người thì dạy Vi Diệu Pháp (Tạng Luận), người kia thì dạy giới luật xuất gia (Tạng Luật). Qua một thời gian, vị tỳ kheo công tử (xuất gia) mới cảm thấy pháp học và giới luật thật là rối rắm khó học khó nhớ, thật là nhức đầu. Mới tự nhủ, "ta chỉ muốn học pháp thoát khổ, ai dè lại học tạng Luận và Luật nhức đầu khó nhớ quá, đầu óc bận rộn mệt mỏi không được thảnh thơi làm sao tu hành được, biết vậy thà ở nhà ta làm cư sĩ tại gia, tự tu hành thoát khổ thì khoẻ hơn." Vì thế nên vị tỳ kheo công tử này mới sanh tâm bất mãn, chẳng thiết tha tu học, chán chường, buông lung, thân thể dần dà trở nên tiều tuỵ, bạc nhược. 

Đức Phật hay biết được mới hỏi vị tỳ kheo (công tử), thì vị tỳ kheo bất mãn tường trình lại tâm trạng của mình cho Phật.

Nghe xong Phật mới bảo: "Này tỳ kheo, ông chỉ cần giữ được một vật thôi, không phải lo lắng những gì khác, ông có làm được không?"

Vị tỳ kheo bất mãn thưa: "Bạch Thế Tôn, con có thế làm được."

Phật mới bảo: "Ông chỉ cần phòng hộ tâm của ông thôi, hãy canh chừng tư tưởng của mình".

Và Đức Phật mới đọc lên kệ Pháp Cú trên.

Nghe Đức Phật giảng giải xong, vị tỳ kheo bất mãn phát tâm vô cùng hoan hỷ, thọ trì, và chẳng mấy chốc, vị tỳ kheo bất mãn chứng đạt thánh quả Nhập Lưu -- Tu Đà Hoàn.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#37
Pháp Cú kệ 37


37. Chạy xa, sống một mình (1),
Không thân (2), ẩn hang sâu (3).
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi Ma trói buộc.(4)


37. Drifting far, straying all alone,
formless, recumbent in a cave.
They will be free from Mara's bonds
who do restrain this mind.


37. Dūraṅgamaṁ ekacaraṁ - asarīraṁ guhāsayaṁ -
Ye cittaṁ saññamessati - mokkhanti mārabandhanā.



Tích chuyện

Hai cậu cháu xuất gia sống đời thiêng liêng. Ngày kia có người thiện tín cúng dường đến cháu hai xấp vải. Cháu dâng lại cậu một xấp, nhưng cậu từ chối, không nhận. Người cháu có ý buồn và chán chường, nghĩ rằng: Khi còn ở tại gia thì mình là cháu của đại đức, bây giờ xuất gia thì được đại đức là thầy tiếp dẫn thay thế Đức Thế Tôn truyền dạy giáo pháp cho mình, vậy mà ông cũng không nghĩ đến tình cậu cháu mà từ chối xấp vải may y dâng lên cho ông. Trong khi đang quạt hầu cho cậu là đại đức, vị tỳ kheo cháu nảy sanh ra ý nghĩ rời bỏ đời tăng sĩ. Rồi, theo dòng tư tưởng, thầy mơ sẽ bán xấp vải, lấy tiền mua một con dê. Thầy sẽ cưới vợ và có con. Thầy sẽ dắt vợ và con đến chùa lễ cậu. Trên đường đến chùa bằng xe bò, người vợ vô tình lở tay làm rơi đứa con đang bồng để chiếc xe thồ cán chết. Thầy nổi giận, đánh vợ. Vừa quạt vừa mơ như thế, thầy quơ cây quạt đánh nhằm người cậu. Người cậu là đại đức vốn dĩ đã đắc quả giải thoát A La Hán, có tha tâm thông, đọc được tư tưởng cháu, bèn dẫn dắt người cháu trở về thực tế. Thầy Tỳ-kheo cháu lấy làm hổ thẹn buông cây quạt xuống, bỏ chạy. Cậu chụp cháu lại, đem đến Ðức Phật. Nhơn cơ hội, Ðức Phật mô tả bản chất vô thường, luôn luôn trôi chảy của tâm và đọc lên bài kệ Pháp Cú trên.


Chú thích

1. Ðơn độc - vì không thể có hai chập tư tưởng phát sanh cùng một lúc, trong một khoảnh khắc nhứt định.

2. Cái tâm vô hình, không có hình thể, không có màu sắc.

3. Guhāsayaṁ, tức là ý căn -- trú xú của Thức

Ðức Phật không có chỉ rõ một nơi nào, nhứt quyết đó là ý căn, như trường hợp năm căn kia, mắt là nhãn căn, tai là nhĩ căn v.v... Vào thời bấy giờ người ta tin rằng trái tim là ý căn, và dĩ nhiên, những người Upanishads (Ấn Độ giáo -- Hinduism) hỗ trợ sự tin tưởng ấy. Nếu muốn, Ðức Phật cũng có thể giảng giải theo chiều hướng đó, nhưng Ngài không làm vậy. Trong kinh Nhân quả tương quan (Paṭṭhāna), Ðức Phật đề cập đến ý căn với những danh từ gián tiếp như yam rupām nissāya, tùy thuộc nơi cái vật chất ấy. Nhưng cái vật chất ấy là gì, Ngài chưa chỉ rõ. Theo quan điểm của những nhà chú giải như Ðại đức BuddhagosaAnuruddha thì trái tim (hadayavatthu) là ý căn.

Trong khi chính Ðức Phật không xác nhận cũng không phủ nhận chủ thuyết được nhiều người theo cho rằng trái tim là ý căn, nếu ta quả quyết rằng quan điểm của Phật giáo về vấn đề này là như thế nào thì liệu có thể chứng minh được không?

Theo tạng luận Thắng Pháp (Vi Diệu Pháp), thì ý căn tuỳ thuộc bất cứ nơi nào trong thân (vật chất ấy) mà nó khởi sinh, không cố định một nơi nào. Chữ "thân" có 2 nghĩa: (1) là thể xác, tức là sắc uẩn. (2) thuộc về Thọ, Tưởng, và Hành uẩn. Như vậy thì tuỳ theo sự đối cảnh của thân  mà ý sẽ nương (sinh khởi) và vận hành.

4. Dục giới, sắc giới, và vô sắc giới.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#38
Pháp Cú kệ 38 & 39


38. Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ (1) không viên thành.


39. Tâm không đầy tràn dục,
Tâm không (hận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác (2),
Kẻ tỉnh (3) không sợ hãi.


38. One of unsteady mind,
who doesn't know True Dhamma,
who is of wavering confidence
wisdom fails to win.


39. One of unflooded mind,
a mind that is not battered,
abandoning evil, merit too,

no fear for One Awake.

38. Anavaṭṭhitacittassa - saddhammaṁ avijānato
Pariplavapasādassa - paññā na paripūrati.

39. Anavassutacittassa - ananvāhatacetaso
Puññapāpapahīnassa - natthi jāgarato bhayaṁ. 


Tích chuyện

Một nông dân xuất gia sống đời thiêng liêng vì nghĩ rằng đời sống ở chùa sẽ được dễ dàng hơn, không phải đi làm để kiếm miếng ăn. Sau một thời gian anh ta chán đờii sống xuất gia và hoàn tục. Nhưng sống tại gia một vài tuần lễ, chán cảnh tại gia, anh nông dân lại xin xuất gia trở lại. Sự tình như thế lặp đi lặp lại,  sáu lần thầy hườn tục và sáu lần đều xin xuất gia trở lại. Ngày kia, khi nhìn thấy một thiếu phụ sắp lâm bồn phải chịu vô cùng đau đớn, anh nông dân thật sự nhàm chán thế tục. Trên đường đến chùa để xin xuất gia lần thứ bảy, anh hành thiền quán tưởng Vô Thường, Khổ của đời sống  đắc quả Tu-Ðà-Hườn (Sotāpanna, Nhập Lưu) trong lúc đang đi đến chùa. Sau đó anh xin phép chư tăng cho anh được xuất gia , nhưng những vị tăng sĩ không mấy hoan hỉ chấp nhận vào Giáo hội một người đã nhiều lần ra đi và trở lại. Anh nài nỉ đây là lần sau cùng, chư tăng rốt cuộc đồng ý. Chẳng bao lâu, anh được thọ Cụ túc giới và cố gắng chuyên cần tu hành, sớm thành đạt đạo quả A-La-Hán. Các vị Tỳ-kheo đồng môn không tin, bạch với Ðức Phật và Ðức Phật giải thích trạng thái tâm của thầy, trước và sau khi chứng ngộ Niết-bàn.

Chú thích

1. Trí tuệ - đó là Tuệ minh sát (vipassana paññā)

2. Hành động của một vị A-La-Hán, vị Thánh toàn hảo, không tốt hay xấu. Như vậy không có nghĩa là Ngài thụ động hay tiêu cực. Ngài vẫn tích cực, nhưng hoạt động của Ngài không vị kỷ và hướng về sự nâng đỡ, dìu dắt kẻ khác bước theo dấu chơn Ngài, đi trên con đường mà chính Ngài đã trải qua. Hành động của Ngài - thường được chấp nhận là tốt - không có năng lực tạo nghiệp. Tuy nhiên, Ngài không thể tránh khỏi hậu quả của những nghiệp đã tạo trong quá khứ. Bất luận hành động nào của một vị A-La-Hán cũng được gọi là duy tác (kriya), không phải là nghiệp (kamma), không có năng lực tạo nghiệp. Ðã nhận chơn được thực tướng của sự vật, cuối cùng Ngài phá tan xiềng xích của vòng luân hồi.

3. Người giác tỉnh - không nên lầm tưởng rằng các vị A-La-Hán không ngủ. Dầu ngủ hay thức các Ngài được xem là luôn luôn thức tỉnh bởi vì năm phẩm hạnh là niềm tin (saddhā), tinh tấn (viriya), tâm niệm (sati), tâm định (samādhi), và trí tuệ (paññā) của Ngài luôn luôn  giác tỉnh.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#39
Pháp Cú kệ 40


40. Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma (1) với gươm trí ;
Giữ chiến thắng (2) không tham (3)
.

40. Having known this urn-like body,
made firm this mind as fortress town,
with wisdom-weapon one fights Mara
while guarding booty, unattached.


40. Kumbhūpamaṁ kāyamimaṁ viditvā - nagarūpamaṁ cittamidaṁ thapetvā
Yodetha māraṁ paññāydhena jitañ ca rakkhe anivesano siyā.



Tích Chuyện

Hãy giữ vững tâm và xa rời tham ái

Như thường lệ hằng năm mỗi khi đến mùa an cư kiết hạ 3 tháng, các tỳ kheo đến xin Đức Phật đề mục để hành thiền. Có một nhóm 500 vị thọ nhận đề mục pháp hành xong liền đi đến khu rừng vắng để nhập hạ. Dân chúng ở gần đó rất hoan hỷ cúng dường vật thực cho các vị và cùng lúc học hỏi giáo pháp từ nơi các chư tăng. 

Tại nơi khu rừng an cư hành thiền, các vị ngồi bên dưới các cội cây lớn, chư thiên (một số loại chư thiên cư ngụ ở các rừng cây ) sống ở trên cây buộc phải chuyển xuống mặt đất để sống tạm, vì họ không thể bất kính ở trên đầu chư tăng khi chư vị đang hành thiền. Họ nghĩ rằng các vị tăng chỉ an cư chừng khoảng vài ngày, nhưng khi biết rằng các vị ở lâu hơn, họ sanh tâm khó chịu, bực bội, vì sống không quen dưới đất, nên họ tạo ra những âm thanh la hú rùng rợn, mùi hôi, những cảnh tượng ghê sợ để là dao động tâm các vị khiến các vị rất khó hành thiền. Vì thế chư tăng quay trở về thưa lại với Đức Phật về tình trạng trên. Đức Phật nhận thấy đó là nơi thích hợp nên khuyên chư tăng nên tiếp tục an cư tai nơi khu rừng đó, và ngài dạy cho các vị tăng bài Kinh Từ Bi (Metta Sutta -- đây cũng là nguyên nhân xuất phát kinh Từ Bi) (4) để bảo vệ khỏi sự quấy phá của chư thiên, và khuyên họ khi trở lại khu rừng thì nên tụng niệm bài kinh Từ Bi này rải đều tâm từ đến tất cả mọi chúng sinh. Thực hành theo lời Phật dạy, kể từ ngày hôm đó, chư thiên hết lòng hoan hỷ hộ trì chư tăng an cư hành thiền. Các vị đắc được định tâm (Ekaggata citta), và sau đó hành minh-sát quán (vipassana) sự sanh diệt của thân thể này, bản ngã này có tính dễ bị tan vỡ, như món đồ gốm, chẳng vững bền lâu. Đức Phật đọc được tư tưởng chư tăng và xuất hiện trước chư tăng xác nhận pháp hành đó, rồi Đức Phật đọc bài kệ Pháp Cú trên. 


Chú thích

1. Ma Vương- ở đây có nghĩa dục vọng. Cũng là Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

2. Chiếm - hay chinh phục, ở đây có nghĩa là những người mới phát triển minh sát (vipassanā). Quán minh sát mới chứng được.

3. Không luyến ái - bám víu vào những bậc thiền (jhnā) mà hành giả đã đạt được. Thiền định là những trạng thái tâm (tâm sở thiện) phát triển cao độ do nhờ chú tâm an trụ.


(4) Kinh TỪ BI -- Metta Sutta

Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn.

Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh

Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Chúng sinh dù yếu mạnh,
Lớn nhỏ hoặc trung bình,
Thấp cao không đồng đẳng,
Hết thảy chúng hữu tình,
Lòng từ không phân biệt,
Hữu hình hoặc vô hình.
Đã sinh hoặc chưa sinh,
Gần xa không kể xiết.
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc.

Đừng lừa đảo lẫn nhau,
Chớ bất mãn điều gì,
Đừng mong ai đau khổ,
Vì tâm niệm sân si,
Hoặc vì nuôi oán tưởng.

Hãy mở rộng tình thương,
Hy sinh như từ mẫu,
Suốt đời lo che chở,
Đứa con một của mình,
Hãy phát tâm vô lượng,
Đến tất cả sinh linh.

Từ Bi gieo cùng khắp,
Cả thế gian khổ ải,
Trên dưới và quanh mình,
Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận căm thù.

Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Bao giờ còn thức tỉnh,
Giữ niệm từ bi nầy,
Thân tâm thường thanh tịnh,
Phạm hạnh chính là đây.

Ai xả ly kiến thủ,
Có giới hạnh nghiêm trì,
Đạt Chánh trí viên mãn,
Không ái nhiễm dục trần,
Thoát ly đường sinh tử.

[Lời Đức Phật dạy trong Kinh Từ Bi - Kinh Tập, Tiểu Bộ]

Kinh Từ Bi
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#40
Pháp Cú kệ 41


41. Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng (1).

41. Not long alas, and it will lie
this body, here upon the earth.
Discarded, void of consciousness,
useless as a rotten log.


41. Aciraṁ vat'ayaṁ kāyo - paṭhaviṁ adhisessati
Chuddho apetaviññāṇo niratthaṁ'va kaḷingaram (1).


Tích chuyện

Một vị công tử ở thành Xá Vệ, sau khi nghe Đức Phật giảng pháp liền phát tâm ly tục xin xuất gia với Phật, được gọi là Đại đức Tissa. Trong thời gian hành đạo rày đây mai đó, thân thể của đại đức Tissa bị nổi lên những mụt đinh sang đầy mình. Lúc đầu thì nhỏ như hạt cải, dần dà lớn như hạt đậu đen, rồi lớn dần lên như trái táo. Khắp thân đại đức các mụt nức vỡ, lở lang hôi thúi, nên được gọi là đại đức Tissa hôi thúi. Nước từ các ung nhọt chảy ra khiến y áo đại đức lốm đốm như những ổ ong; kế đến xương cũng dần dà bị thoái hoá hư mụt, khiến đại đức không còn đi đứng được nữa, chỉ nằm trên giường. Bởi toàn thân ghẻ lở hôi thúi nên ít ai đến gần đại đức. Vì thế, buổi sáng sớm hôm nọ, Đức Phật mới đên nơi chỗ đại đức Tissa đang bệnh nằm trên giường, dùng nước đã được nấu ấm. Chính tay Ngài lau rửa cho vị Tỳ-kheo mình mẩy lầy lở hôi thúi ấy. Đức Phật bào các vị tăng cùng theo với Ngài lấy y áo của đại đức Tissa đem giặt và làm khô lại, sau đó mặc lại cho đại đức. Sau khi thân thể được lau rửa và mặc y áo sạch sẽ vào, đại đức Tissa cảm thấy thân thể mát mẻ nhẹ nhàng thoải mái. Đức Phật kế đó ngồi lại trên đầu giường và thuyết cho thầy một thời Pháp về bản chất vô thường của thể xác. Và Đức Phật đọc lên bài kệ Pháp Cú 41. Sau khi Đức Phật chấm dứt bài kệ đại đức Tissa đắc quả A La Hán, vô lậu tận, và tich diệt nhập vào Vô dư Niết Bàn. Đức Phật mới bảo các vị tăng hoả thiêu an táng xá của đại đức Tissa. Chư tăng mới bạch với Phật rằng, một vị đại đức có căn lành đạo pháp để đắc quả A La Hán như vậy, thì sao lại bị nghiệp thân tồi tệ như thế? Đức Phật nói rằng đó là nghiệp của tiền kiếp đại đức Tissa, và Ngài thuật lại như sau.

Trong thời kỳ của Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác Kassapa trước đây, đại đức là người thợ săn chim. Những khi săn được nhiều chim, bán không hết chim, nếu giết chim đi, thì thịt sẽ bị hư thối sau vài ngày, nên ông gài chéo cánh của chim và bẻ lọi giò của chúng. Ông thường làm như vậy đối với các con chim. Một hôm nọ, có vị Độc Giác Phật đến của nhà ông trì bát, ông bèn phát tâm tịnh tín và nghĩ: "ta đã một đời sát sanh quá nhiều, nên cúng dường thức ngon cho ngài". Ông bèn đặt các thức ăn ngon đầy bình bát của Vị Độc Giác Phật, và gieo mình xuống đất đảnh lễ nguyện rằng: "Bạch ngài, xin cho con mai sau chứng ngộ được đạo quả như ngài", vị Phật Độc Giác chúc phúc, "Xin cho người được như ý."

Kể đến đây, Đức Phật kết luận: Nầy các Tỳ kheo! Do tiền nghiệp ấy mà ngày nay Tissa trả quả. Mình mẩy thúi lở, xương hư mụt gãy, cũng vì xưa kia đã sát hại và bẻ gẫy chân, cánh chim. Còn quả A La Hán là nhờ để bát cúng dường cơm ngon đến vị Phật Độc Giác vô lậu.


Chú thích

1. Kaḷingaraṁ, - một khúc gỗ mụt thúi, không có giá trị, không thể dùng được vào bất luận việc gì.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#41
(2018-09-23, 02:52 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 41


41. Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng (1).

41. Not long alas, and it will lie
this body, here upon the earth.
Discarded, void of consciousness,
useless as a rotten log.


41. Aciraṁ vat'ayaṁ kāyo - paṭhaviṁ adhisessati
Chuddho apetaviññāṇo niratthaṁ'va kaḷingaram (1).


Tích chuyện

Một vị công tử ở thành Xá Vệ, sau khi nghe Đức Phật giảng pháp liền phát tâm ly tục xin xuất gia với Phật, được gọi là Đại đức Tissa. Trong thời gian hành đạo rày đây mai đó, thân thể của đại đức Tissa bị nổi lên những mụt đinh sang đầy mình. Lúc đầu thì nhỏ như hạt cải, dần dà lớn như hạt đậu đen, rồi lớn dần lên như trái táo. Khắp thân đại đức các mụt nức vỡ, lở lang hôi thúi, nên được gọi là đại đức Tissa hôi thúi. Nước từ các ung nhọt chảy ra khiến y áo đại đức lốm đốm như những ổ ong; kế đến xương cũng dần dà bị thoái hoá hư mụt, khiến đại đức không còn đi đứng được nữa, chỉ nằm trên giường. Bởi toàn thân ghẻ lở hôi thúi nên ít ai đến gần đại đức. Vì thế, buổi sáng sớm hôm nọ, Đức Phật mới đên nơi chỗ đại đức Tissa đang bệnh nằm trên giường, dùng nước đã được nấu ấm. Chính tay Ngài lau rửa cho vị Tỳ-kheo mình mẩy lầy lở hôi thúi ấy. Đức Phật bào các vị tăng cùng theo với Ngài lấy y áo của đại đức Tissa đem giặt và làm khô lại, sau đó mặc lại cho đại đức. Sau khi thân thể được lau rửa và mặc y áo sạch sẽ vào, đại đức Tissa cảm thấy thân thể mát mẻ nhẹ nhàng thoải mái. Đức Phật kế đó ngồi lại trên đầu giường và thuyết cho thầy một thời Pháp về bản chất vô thường của thể xác. Và Đức Phật đọc lên bài kệ Pháp Cú 41. Sau khi Đức Phật chấm dứt bài kệ đại đức Tissa đắc quả A La Hán, vô lậu tận, và tich diệt nhập vào Vô dư Niết Bàn. Đức Phật mới bảo các vị tăng hoả thiêu an táng xá của đại đức Tissa. Chư tăng mới bạch với Phật rằng, một vị đại đức có căn lành đạo pháp để đắc quả A La Hán như vậy, thì sao lại bị nghiệp thân tồi tệ như thế? Đức Phật nói rằng đó là nghiệp của tiền kiếp đại đức Tissa, và Ngài thuật lại như sau.

Trong thời kỳ của Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác Kassapa trước đây, đại đức là người thợ săn chim. Những khi săn được nhiều chim, bán không hết chim, nếu giết chim đi, thì thịt sẽ bị hư thối sau vài ngày, nên ông gài chéo cánh của chim và bẻ lọi giò của chúng. Ông thường làm như vậy đối với các con chim. Một hôm nọ, có vị Độc Giác Phật đến của nhà ông trì bát, ông bèn phát tâm tịnh tín và nghĩ: "ta đã một đời sát sanh quá nhiều, nên cúng dường thức ngon cho ngài". Ông bèn đặt các thức ăn ngon đầy bình bát của Vị Độc Giác Phật, và gieo mình xuống đất đảnh lễ nguyện rằng: "Bạch ngài, xin cho con mai sau chứng ngộ được đạo quả như ngài", vị Phật Độc Giác chúc phúc, "Xin cho người được như ý."

Kể đến đây, Đức Phật kết luận: Nầy các Tỳ kheo! Do tiền nghiệp ấy mà ngày nay Tissa trả quả. Mình mẩy thúi lở, xương hư mụt gãy, cũng vì xưa kia đã sát hại và bẻ gẫy chân, cánh chim. Còn quả A La Hán là nhờ để bát cúng dường cơm ngon đến vị Phật Độc Giác vô lậu.


Chú thích

1. Kaḷingaraṁ, - một khúc gỗ mụt thúi, không có giá trị, không thể dùng được vào bất luận việc gì.

Nhân quả thấy ghê quá đi á! Thx anh Anatta.  10_point :tropical-drink_1f379:
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#42
Pháp Cú kệ 42


42. Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà, (*)
Gây ác cho tự thân.


42. Whatever foe may do to foe,
or haters those they hate
the ill-directed mind indeed
can do one greater harm.


42. Na taṁ mātā pitā kayirā - aññe vā pi ca ñātakā
Sammā panihitaṁ cittaṁ seyyaso naṁ tato kare.



Tích chuyện

Tâm hướng về 10 điều Bất thiện là kẻ thù tệ hại nhất

Một nhà chăn nuôi gia súc giàu có thỉnh Ðức Phật đến nhà. Khi Ðức Phật ra về, ông tiễn chơn Ngài đi một đỗi xa và lúc trở lại rủi bị một mũi tên lạc trúng chết. Các vị Tỳ-khưu bàn luận rằng nếu Ðức Phật không đến viếng chắc nhà chăn nuôi gia súc kia khỏi phải chết. Ðức Phật giải thích rằng dầu thế nào chăng nữa, ông ấy không thể lẩn tránh nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ và Ngài thêm rằng một cái tâm hướng về các điều bất thiện trở thành kẻ thù nguy hiểm nhứt cho chính mình.


Chú thích

(*) Tâm hướng tà - Ðó là tâm hướng về mười loại bất thiện nghiệp:

1. sát sanh,
2. trộm cắp,
3. tà dâm,
4. nói dối,
5. nói lời đâm thọc,
6. nói lời thô lỗ cộc cằn, nói lời ác.
7. nói lời nhảm nhí,
8. tham lam,
9. sân hận, 
10. tà kiến.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#43
Pháp Cú kệ 43


43. Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh (1) làm được

Làm được tốt đẹp hơn.

43. What one's mother, what one's father,
whatever other kin may do,
the well directed mind indeed
can do greater good.


43. Na taṁ mātā pitā kayirā - aññe vā pi ca ñātakā
Sammā panihitaṁ cittaṁ seyyaso naṁ tato kare.



Tích Chuyện

Tâm hướng thiện còn hơn một người cha hay người mẹ nhiều

Người công tử con nhà khá giả kia nảy sanh ý nghĩ tham ái, sai quấy khi gặp một vị A-La-Hán. Ngay sau đó anh ta gặt hái quả do ý nghĩ bất thiện. Trải qua nhiều đau buồn, ưu sầu, phiền não do quả bất thiện đó, ông đến xin sám hối với vị đại đức A La Hán, và quả bất thiện nghiệp đó tiêu tan đi. Kế đó anh ta phát tâm tịnh tín, kiểm soát được tâm và xin xuất gia với vị thánh đại đức và tu tập dưới giáo pháp của Phật, và sớm đắc quả A-La-Hán. Nghe sự thay đổi thuận lợi và sự thành đạt mỹ mãn ấy, Ðức Phật ca ngợi vị tỳ kheo đó, và Ngài và thêm rằng tâm hướng thiện có thể đem lại phước báu to lớn mà không một ông cha hay bà mẹ nào có thể đem lại.

Chú thích

(1) Tâm hướng thiện - đó là tâm hướng về mười loại hành động thiện (kusala) là:

1. Bố thí,
2. Trì giới,
3. Hành thiền,
4. Cung kính bậc thưởng thượng,
5. Phục vụ,
6. Hồi hướng phước báu,
7. Hoan hỉ với phước báu của người khác,
8. Nghe, học hỏi Giáo Pháp,
9. Truyền bá Giáo Pháp,
10. Củng cố chánh kiến.





********

Hết Phẩm III: TÂM - Citta Vagga
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#44
(2018-09-21, 07:32 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 40


40. Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma (1) với gươm trí ;
Giữ chiến thắng (2) không tham (3)
.

40. Having known this urn-like body,
made firm this mind as fortress town,
with wisdom-weapon one fights Mara
while guarding booty, unattached.


40. Kumbhūpamaṁ kāyamimaṁ viditvā - nagarūpamaṁ cittamidaṁ thapetvā
Yodetha māraṁ paññāydhena jitañ ca rakkhe anivesano siyā.



Tích Chuyện

Hãy giữ vững tâm và xa rời tham ái

Như thường lệ hằng năm mỗi khi đến mùa an cư kiết hạ 3 tháng, các tỳ kheo đến xin Đức Phật đề mục để hành thiền. Có một nhóm 500 vị thọ nhận đề mục pháp hành xong liền đi đến khu rừng vắng để nhập hạ. Dân chúng ở gần đó rất hoan hỷ cúng dường vật thực cho các vị và cùng lúc học hỏi giáo pháp từ nơi các chư tăng. 

Tại nơi khu rừng an cư hành thiền, các vị ngồi bên dưới các cội cây lớn, chư thiên (một số loại chư thiên cư ngụ ở các rừng cây ) sống ở trên cây buộc phải chuyển xuống mặt đất để sống tạm, vì họ không thể bất kính ở trên đầu chư tăng khi chư vị đang hành thiền. Họ nghĩ rằng các vị tăng chỉ an cư chừng khoảng vài ngày, nhưng khi biết rằng các vị ở lâu hơn, họ sanh tâm khó chịu, bực bội, vì sống không quen dưới đất, nên họ tạo ra những âm thanh la hú rùng rợn, mùi hôi, những cảnh tượng ghê sợ để là dao động tâm các vị khiến các vị rất khó hành thiền. Vì thế chư tăng quay trở về thưa lại với Đức Phật về tình trạng trên. Đức Phật nhận thấy đó là nơi thích hợp nên khuyên chư tăng nên tiếp tục an cư tai nơi khu rừng đó, và ngài dạy cho các vị tăng bài Kinh Từ Bi (Metta Sutta -- đây cũng là nguyên nhân xuất phát kinh Từ Bi) (4) để bảo vệ khỏi sự quấy phá của chư thiên, và khuyên họ khi trở lại khu rừng thì nên tụng niệm bài kinh Từ Bi này rải đều tâm từ đến tất cả mọi chúng sinh. Thực hành theo lời Phật dạy, kể từ ngày hôm đó, chư thiên hết lòng hoan hỷ hộ trì chư tăng an cư hành thiền. Các vị đắc được định tâm (Ekaggata citta), và sau đó hành minh-sát quán (vipassana) sự sanh diệt của thân thể này, bản ngã này có tính dễ bị tan vỡ, như món đồ gốm, chẳng vững bền lâu. Đức Phật đọc được tư tưởng chư tăng và xuất hiện trước chư tăng xác nhận pháp hành đó, rồi Đức Phật đọc bài kệ Pháp Cú trên. 


Chú thích

1. Ma Vương- ở đây có nghĩa dục vọng. Cũng là Dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

2. Chiếm - hay chinh phục, ở đây có nghĩa là những người mới phát triển minh sát (vipassanā). Quán minh sát mới chứng được.

3. Không luyến ái - bám víu vào những bậc thiền (jhnā) mà hành giả đã đạt được. Thiền định là những trạng thái tâm (tâm sở thiện) phát triển cao độ do nhờ chú tâm an trụ.


(4) Kinh TỪ BI -- Metta Sutta

Người hằng mong thanh tịnh:
Nên thể hiện pháp lành,
Có khả năng, chất phác,
Hiền hòa, không kiêu mạn.

Sống dễ dàng, tri túc,
Thanh đạm không rộn ràng,
Lục căn luôn trong sáng,
Trí tuệ càng hiển minh

Chuyên cần, không quyến niệm,
Không làm điều ác nhỏ,
Mà bậc trí hiền chê,
Nguyện thái bình an lạc,
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc

Chúng sinh dù yếu mạnh,
Lớn nhỏ hoặc trung bình,
Thấp cao không đồng đẳng,
Hết thảy chúng hữu tình,
Lòng từ không phân biệt,
Hữu hình hoặc vô hình.
Đã sinh hoặc chưa sinh,
Gần xa không kể xiết.
Nguyện tất cả sinh linh,
Tràn đầy muôn hạnh phúc.

Đừng lừa đảo lẫn nhau,
Chớ bất mãn điều gì,
Đừng mong ai đau khổ,
Vì tâm niệm sân si,
Hoặc vì nuôi oán tưởng.

Hãy mở rộng tình thương,
Hy sinh như từ mẫu,
Suốt đời lo che chở,
Đứa con một của mình,
Hãy phát tâm vô lượng,
Đến tất cả sinh linh.

Từ Bi gieo cùng khắp,
Cả thế gian khổ ải,
Trên dưới và quanh mình,
Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận căm thù.

Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Bao giờ còn thức tỉnh,
Giữ niệm từ bi nầy,
Thân tâm thường thanh tịnh,
Phạm hạnh chính là đây.

Ai xả ly kiến thủ,
Có giới hạnh nghiêm trì,
Đạt Chánh trí viên mãn,
Không ái nhiễm dục trần,
Thoát ly đường sinh tử.

[Lời Đức Phật dạy trong Kinh Từ Bi - Kinh Tập, Tiểu Bộ]

Kinh Từ Bi


Bài Kinh Từ Bi này hay quá. Clap XX copy để dành. :dance:  Cảm ơn anh Anatta. Sinh tố for anh!  :tropical-drink_1f379: Innocent
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#45
(2018-09-25, 07:08 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 42


42. Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà, (*)
Gây ác cho tự thân.


42. Whatever foe may do to foe,
or haters those they hate
the ill-directed mind indeed
can do one greater harm.


42. Na taṁ mātā pitā kayirā - aññe vā pi ca ñātakā
Sammā panihitaṁ cittaṁ seyyaso naṁ tato kare.



Tích chuyện

Tâm hướng về 10 điều Bất thiện là kẻ thù tệ hại nhất

Một nhà chăn nuôi gia súc giàu có thỉnh Ðức Phật đến nhà. Khi Ðức Phật ra về, ông tiễn chơn Ngài đi một đỗi xa và lúc trở lại rủi bị một mũi tên lạc trúng chết. Các vị Tỳ-khưu bàn luận rằng nếu Ðức Phật không đến viếng chắc nhà chăn nuôi gia súc kia khỏi phải chết. Ðức Phật giải thích rằng dầu thế nào chăng nữa, ông ấy không thể lẩn tránh nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ và Ngài thêm rằng một cái tâm hướng về các điều bất thiện trở thành kẻ thù nguy hiểm nhứt cho chính mình.


Chú thích

(*) Tâm hướng tà - Ðó là tâm hướng về mười loại bất thiện nghiệp:

1. sát sanh,
2. trộm cắp,
3. tà dâm,
4. nói dối,
5. nói lời đâm thọc,
6. nói lời thô lỗ cộc cằn, nói lời ác.
7. nói lời nhảm nhí,
8. tham lam,
9. sân hận, 
10. tà kiến.

XX cũng copy 10 loại bất thiện nghiệp để dành... để tự kiểm soát.  Clap 10_point Thanks anh Anatta.  10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply