Kinh Pháp Cú chú giải
#16
(2018-08-10, 06:01 PM)quexua Wrote: Chào bạn Anatta,

QX tui xin có thắc mắc là cái chữ "chánh" ở trong Bát Chánh Đạo có nghĩa là gì? 
Làm sao để đạt được chữ "chánh" này?

Cheer

Bạn Quexua,
Chữ Chánh trong Bát Chánh Đạo hay Chánh Pháp là theo cái nhìn về sự giác ngộ của Phật Thích Ca và ngài truyền đạt lại. Nên chữ Chánh này có thể khác hơn chữ Chánh của những hệ phái khác.

Thí dụ như chữ Chánh Tư Duy, Chánh Định, Chánh Ngữ Chánh Pháp.
- Chánh Tư duy:  là tư duy về những gì mà không có phát sinh từ tham ái, sân hận, si mê. Ngược lại là Tà tư duy.
- Chánh Định: là bốn bậc thiền -- tứ thiền -- Sơ, nhị, tam và tứ. Khi hành giả nhập vào một trong các trạng thái tứ định này thì có các chi phần nào đó của tâm hiện diện. Thí dụ như Sơ Thiền thì phải có các tâm này: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Nên những ai nói rằng họ đạt sơ thiền mà không có các tâm như vậy, thì không phải là sơ thiền Chánh Định của Phật đạo. Định của Phật pháp cũng không có xuất hồn. Như vậy có thể gọi là Tà định.
- Chánh Pháp: là Hành pháp Tứ Niệm Xứ, là thiền quán bốn lãnh vực của thân tâm.
- Chánh ngữ: Nói thật, không nói lời thô ác... Ngược lại, nói láo, nói lời ác độc... là tà ngữ.

Lại nữa, đối với Phật pháp, thí dụ như những ai bác bỏ nghiệp quả không có kiếp trước, kiếp sau, không có luân hồi, hay cho rằng chết là hết, không còn gì, thì được xem là Tà Kiến. Tà kiến được định nghĩa như có cái nhìn chênh lệch, sai lạc, chứ không phải là xấu xa gì.

Vậy có thể nói một cách tổng quát, theo Phật pháp, thì Chánh là ngay thẳng, đúng đắn. Còn Tà là lệch lạc, sai lầm. (Vd: tà dương = mặt trời xế bóng, lệch.)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#17
Pháp Cú kệ 15


15. Nay sầu (1), đời sau sầu, (2)
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.


15. Here one grieves, one grieves hereafter,
in both ways does the evil-doer grieve;
one grieves and is afflicted,
one's own base kammas seeing.


15. Idha socati pecca socati
Pāpakārī ubhayattha socati
So socati so vihaññati disvā
kammakiliṭṭham attano.


Tích chuyện

Đức Phật thuyết kệ Pháp Cú này nói về ông đồ tể tên Cunda:  Người làm ác chịu đau khổ hiện tại và sau này.

Ông làm nghề nuôi heo và giết thịt heo để bán trong 55 năm trời. Tuy nhiên cách giết heo làm thịt của ông rất tàn nhẫn. Thoạt tiên ông trói heo lại rồi đánh đập nó cho đến thân thể con heo sưng vù lên để tăng cân. Sau đó, ông cạy miệng heo và dùng đồ chêm giữa miệng nó, rồi dùng nước nóng đổ vào miệng heo để ruột heo sạch chất dơ. Sau đó thì mới dùng nước sôi chế lên mình con heo và cạo lông làm thịt để bán. Về cuối đời, trước khi ông chết, ông bị sự nóng bức dày vò rất đau đớn khổ sở. Ông bò tới bò lui la hét, rên siết đau đớn giống như tiếng heo bị giết. Bị trải qua gần một tuần như vậy thì ông mới tắt hơi thực sự mà chết. Và bị đoạ vào khổ cảnh.


Chú thích:

1. Trong hiện tại người làm ác đau khổ, về tinh thần, vì ăn năn hối hận những điều xấu xa đã làm.

2. Trong tương lai người làm ác phải gặt hái quả dữ của những hành động xấu.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#18
Pháp Cú kệ 16

16. Nay vui (1),đời sau vui (2),
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.

16. Here one joys, one joys hereafter,
in both ways does the merit-maker joy;
one joys and one rejoices,
one's own pure kammas seeing.


16. Idha modati pecca modati
- katapuñño ubhayattha modati
So modati so pamodati
- disvā kammavisuddhamattano.

 
 
Tích chuyện

Câu kệ Pháp Cú 16 được Đức Phật thuyết lên tại Kỳ Viên (Jetavana), thành Xá Vệ (Savatthi), nói về một vị thiện nam cư sĩ tại gia tên là Dhammika, đệ tử của Phật: Người hành thiện hạnh phúc ở đời này và mai sau.

Ông Dhammika có vợ và 14 người con. Tất cả đều quy y là đệ tử cư sĩ tại gia với Đức Phật. Toàn bộ gia đình 16 người đều tinh tấn giữ giới, tu học Phật pháp, hết lòng hộ trì tăng bảo. Gia đình họ thường xuyên thay phiên nhau dâng cúng thực phẩm, vật thực cho tăng đoàn.

Khi tuổi về già, sức khoẻ thân thể Dhammika suy yếu và bệnh. Ông bèn nói với các đến đảnh lễ Đức Phật và xin ngài cho một số chư tăng đến nhà ông tụng đọc kinh. Khi các vị tỳ kheo đến và hỏi ông muốn nghe kinh gì, ông trả lời là muốn được nghe kinh Tứ Niệm Xứ. Khi chư tăng đọc tụng, thì ông thấy các vị chư thiên ở Sáu cõi trời Dục Giới hoá hiện xuống thỉnh mời ông về sống an vui nơi các cõi đó. Trong khi đó các con ông và chư tăng không thấy (3). Và ông ước nguyện được tái sanh về cõi trời Đâu Suất là cõi trời nhàn cảnh (4) thứ tư trong Sáu cõi của Dục Giới. (Cõi Đâu Suất rất an lạc và nơi đây là nơi cư ngụ thanh tịnh của chư vị Bồ Tát và cha mẹ của các vị sẽ thành Phật trong kiếp thành đạo ở thế gian ta bà này). Sau đó, ông qua đời và được tái sanh về cõi trời Đâu Suất (5).
 

Chú thích

1. Ở đây hoan hỉ - khi suy niệm về những hành động tốt của mình.

2. Sau đây hoan hỉ - khi gặt hái những quả lành, đáng được ưa thích, của hành động mình trong quá khứ.

3. Theo Phật giáo, kiếp tái sanh sắp tới được quyết định do tiến trình tư tưởng cuối cùng của người sắp lâm chung.

4. Nhàn cảnh - người Phật tử không tin rằng quả địa cầu này là cảnh giới duy nhứt và loài người là chúng sanh duy nhứt. Có nhiều cảnh giới, còn chúng sanh thì vô số kể. Sau khi chết ta có thể tái sanh làm người hoặc vào một trạng thái cao hơn, cảnh Trời, tùy theo hành động của chính ta. Cái được gọi là chúng sanh, trong kiếp sống kế, không phải hoàn toàn giống như chúng sanh trước (vì đã đổi thay) nhưng cũng không tuyệt đối là khác (vì cả hai đều nằm trong một luồng sống). Phật giáo phủ nhận một chúng sanh trước sau như nhứt, nhưng xác nhận có một tiến trình trước cũng như sau.

5. Về thời gian thọ mạng ở cõi trời Đâu Suất được tính như sau:

1 ngày đêm ở trời Đâu Suất (Tunisia) = 4 trăm năm cõi người.
30 ngày đêm ở Đâu Suất là 1 tháng
12 tháng như vậy là 1 năm
4000 năm như vậy là thọ mạng ở cõi trời Đâu Suất. (cũng như mình nói 100 năm là thọ mạng cõi người)

- Như vậy thọ mạng 4000 năm ở cõi trời Đâu Suất = 576,000,000 triệu năm cõi người.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#19
Pháp Cú kệ 17


17. Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
Nó than: 'Ta làm ác'
Ðọa cõi dữ
(1), than hơn.

17. Here one burns, one burns hereafter,
in both ways does the evil-doer burn;
evil I've done, remorsefully one burns,
and more one burns passed to realms of woe.


17. Idha tappati pecca tappati
- pāpakārī ubhayattha tappati
Pāpaṁ me katan ti tappati
- bhiyyo tappati duggatiṁ gato (1).



Tích chuyện


Kệ Pháp Cú 17 nói về Devadatta (Đề Bà Đạt Đa). Đại đức Devadatta cũng là dòng dõi hoàng tộc với Phật Thích Ca. Ông theo Phật xuất gia tu hành được một thời gian ngắn thì đắc được thiền định, có đủ ngũ thần thông. Ông nhận thấy chư tăng mỗi ngày đi trì bình có bửa đói bửa no, ông không hài lòng. Ông nói rằng nếu để ông lãnh đạo tổ chức, chư tăng sẽ được cung phụng ăn uống, vật thức đầy đủ, mà không cần phải ôm bình bát đi chân trần khất thực mỗi ngày. Ông có ý chê Đức Phật lãnh đạo tăng đoàn kém, và có dã tâm muốn thay thế Đức Phật. Đại đức dự trù âm mưu tìm người phụ giúp để thực hiện mộng tưởng của ông. Ngày kia, ông dùng thần thông bay đến hoàng cung hiện trước mặt thái tử A Xà Thế. Khiến thái tử A Xà-thế kinh sợ, và kính trọng và thuần phục đại đức. Ở hoàng cung, ông được thái tử lo lắng vật thực đầy đủ. Đại đức Đề Bà Đạt Đa sau đó dùng lời khuyến dụ thái tử đoạt ngôi vua, còn ông sẽ tìm cách ám hại Đức Phật và lãnh đạo tăng đoàn giáo hội. Thái tử A Xà Thế sau đó bắt phụ vương ông giam cầm và chiếm đoạt ngôi vua. Còn đại đức Devadatta thì đã đôi lần thuê người đi giết Phật Thích Ca, nhưng thất bại; trái lại những kẻ đó khi gặp Phật thì được Phật cảm hoá và độ họ hết. Nhận thấy không thể nhờ người khác hành thích Đức Phật được, nên đại đức tự mình ra tay. Một lần nọ, đại đức đẩy tảng đá trên núi Linh Thứu lăn xuống để hại Phật, khi ngài đi ngang qua đó, nhưng Phật chỉ bị thương nhẹ ở chân. Lần thứ hai ông dùng rượu cho con voi dữ uống và chờ Phật đi ngang để xua voi ra giết ngài. Tuy nhiên, khi con voi gặp Đức Phật thì nó lại phủ phục xuống. Những chuyện ông tìm cách ám hại Phật khiến dân chúng biết, họ tức giận và tố cáo lên vua, đức vua thấy không thể che chở cho ông được, nên đã cắt đứt quan hệ với ông.

Lợi lộc từ vua đã mất, ám hại Đức Phật không thành, tức giận ông trở về gặp Phật và đưa ra năm điều lệ yêu cầu áp dụng cho tăng đoàn, Phật từ chối. Lấy lý do Phật từ chối, ông tìm cách lôi kéo một số tỳ kheo về phía mình, và chia rẻ tăng đoàn. Đức Phật thấy thế mới khuyên bảo đại đức, nhưng ông không nghe. Và đại đức Devadatta rời bỏ tăng đoàn. Do làm ác khởi tâm tư tâm tà vạy như vậy Devadatta đã mất hết thần thông. Sau này, ông bị bệnh nằm liệt giường mấy tháng trời, các tỳ kheo trước đây nghe theo lời đi theo ông đã bỏ đi gần hết. Ông ăn năn hối hận, và muốn trở về gặp Phật và xin ngài tha thứ và sám hối với ngài. Đức Phật hay tin mới nói, Devadatta đã gây ra nhiều nghiệp quả sâu nặng, không có đủ phước để thấy mặt Như Lai nữa, và với nghiệp sâu dày như vậy, sau khi chết sẽ đoạ vào ngục Vô gián nhiều đại kiếp quả đất, sau khi hết kiếp nạn đó, ông tu hành và sẽ trở thành Bích Chi Phật (Độc Giác Phật).

Khi Devadatta trở về tịnh xá nơi Đức Phật cư ngụ, ông xin phép ra hồ sau tịnh xá để tắm trước khi gặp Phật. Sau khi tắm xong, trở vào sân trước tịnh xá, và khi ông định bước vào cửa tịnh xá, thì đất nứt ra và rút ông xuống, khi bị rút xuống đến cổ, ông cố ngẩng đầu lên, ánh mắt hướng vào tịnh xá nơi Phật đang ngụ ở trong và chân thành nói lên lời sám hối với ngài, trước khi bị rút hẳn vào lòng đất:


“Bằng hơi sót với xương tàn trên đất,
Con quy y cùng Đức Phật tuyệt luân
Chúa chư thiên, thầy huấn luyện nhân quần
Bậc Phổ Nhãn có tướng thuần trăm đức.”


Chú thích

1. Khổ cảnh - Duggati, là một trạng thái đau khổ. Sugati là trạng thái hạnh phúc, nhàn cảnh. Kiếp sống trong những trạng thái này chỉ tạm bợ, nhứt thời. Sống trong một thời gian rồi lại chết và tái sanh nữa.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#20
Pháp Cú kệ 18


18. Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: 'Ta làm thiện',
Sanh cõi lành, sướng hơn.


18. Here one's glad, one's glad hereafter,
in both ways is the merit-maker glad;
"Merit I've made", serenely one is glad,
and more one's glad passed to blissful states.


18. Idha nandati pecca nandati
- katapuñño ubhayattha nandati
Puññaṁ me katan ti nandati

- bhiyyo nandati suggatiṁ gato.


Tích Chuyện

Đức Phật thuyết lên câu kệ này nói về cô Sumanā (Tố Tâm nương tử) là con gái út của ông Cấp Cô Ðộc (Anāthapiṇḍika), vị đại thí chủ thời Ðức Phật. Hằng ngày gia đình ông cúng dường thức ăn và vật thực đến rất nhiều chư tăng. Do đo cô con gái út Sunmana của ông thường hay được nghe chư tăng thuyết pháp cho nghe, và cô đắc được quả thánh thứ hai là Tư Đà Hàm. Trong giờ lâm chung, cha cô đến hỏi han và cô gọi cha là "em... " và chết một cách an lành, tái sanh về cõi trời Đâu Suất (tunisia). Ông cha lấy làm buồn nghe con mình - vốn có tâm đạo nhiệt thành - nói những lời kỳ cục, không có ý nghĩa trong giờ phút quan trọng như vậy. Khi ông bạch lại với Ðức Phật thì Ngài giải thích rằng sở dĩ cô gái út của ông gọi ông bằng (em) là vì cô đã đắc quả Tư-Ðà-Hàm (Sakadāgāmi, Nhứt Lai) còn ông thì chỉ đắc quả thánh thứ nhất là Tu-Ðà-Huờn (Sotāpatti, Nhập Lưu).
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#21
Pháp Cú kệ 19 & 20

19. Nếu người nói nhiều kinh, (1)
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người, (2)
Không phần Sa môn hạnh.


20. Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.(3)


19. Though many sacred texts he chants
the heedless man's no practicer,
as cowherd counting other's kine
in samanaship he has no share.


20. Though few of the sacred texts he chants
in Dhamma does his practice run,
clear of delusion, lust and hate,
wisdom perfected, with heart well-freed,
not clinging to this or other world,
in samanaship he has a share
.


19. Bahum pi ce sahitaṁ bhāsamāno
- na takkaro hoti naro pamatto
Gopo'va gāvo gaṇayaṁ paresaṁ
na bhāgavā sāmaññassa hoti.

20. Appam pi ce sahitaṁ bhāsamāno
dhammassa hoti anudhamma cāri
Rāgañ ca dosañ ca pahāya mohaṁ
sammappajāno suvimuttacitto
Anupādiyāno idha vā huraṁ
vā sa bhāgavā sāmaññassa hoti.


Tích Chuyện

Kệ Pháp Cú 19 -20 được Đức Phật thuyết lên khi cư ngụ tại đại tự Kỳ Viên (Jetavana) đề cập đến hai người bạn cùng xuất gia một lược. Khi ấy ở thành Xá Vệ (Savatthi) có hai người là bạn cùng đi nghe Phật giảng pháp. Sau khi nghe xong, cả hai đều quyết định xin xuất gia với Phật. Sau một thời gian, cả hai cùng đến hỏi Đức Phật về pháp chính yếu của bậc xuất gia. Đức Phật mới giảng cho họ nghe về Pháp học và Pháp hành. Về sau, một vị, thông suốt giáo Pháp nhưng vẫn còn là phàm tăng. Vị kia, tuy pháp học không giỏi như người tỳ kheo bạn nhưng chăm chú tinh tấn thực hành và đắc quả A-La-Hán. Vị phàm tăng thì không thực hành những điều đã học. Vị kia trái lại, tuy biết ít hơn nhưng thực hành trọn vẹn giáo Pháp nên đã chứng ngộ Niết-bàn, thọ hưởng quả vị của đời sống thiêng liêng đạo hạnh. Một hôm vị Tỳ-khưu học rộng muốn gây rối cho vị Thánh Tăng trước mặt Ðức Phật, đặt ra nhiều câu hỏi gút mắc. Biết rõ ý định thấp hèn ấy, Ðức Phật nêu ra vài câu hỏi có liên quan đến sự chứng ngộ giáo Pháp. Theo kinh nghiệm bản thân, vị A-La-Hán trả lời được tất cả nhưng vị phàm tăng thì không, vì không thành tựu được Thánh Ðạo nào. Nhơn dịp này, Ðức Phật ca ngợi vị A-La-Hán đã thực hành giáo huấn của Ngài, mặc dầu không thông suốt Giáo Pháp bằng vị phàm tăng.


Chú thích

1. Kinh Luật - Sahitam : Saha + Hitaṁ, là cái gì liên quan đến, dính liền, hay kết hợp với điều có lợi ích. Bản chú giải ghi nhận rằng Sahitaṁ đồng nghĩa với Tam Tạng Kinh (Tipiṭaka, ba cái giỏ) mà Ðức Phật đã dạy. Ba Tạng là Tạng Luật (Vinaya Piṭaka, giỏ đựng giới Luật), Tạng Kinh (Sutta Piṭaka, giỏ đựng Kinh) và Tạng Luận (Abhidhamma Piṭaka, giỏ đựng giáo lý cao siêu).

2. Kẻ mục đồng đi chăn bò mướn cho chủ, ngày lùa bò ra đồng, tối đếm đủ số bò rồi lùa về và lãnh chút tiền công, nhưng không được tuỳ thích hưởng được 5 thứ phẩm vị vủa bò như: sữa tươi, sữa chua, lạc, sanh tô, đề hồ. Tương tự như thế, vị tỳ kheo phàm tăng dù rành rẽ kinh điển -- pháp học -- hơn vị tỳ theo thánh tăng, chỉ được thọ hưởng chút lợi lộc vật chất không cần yếu lắm do thuyết giảng pháp học mà không được hưởng phước lành cao quý của quả vị giải thoát A La Hán đem lại như vị tỳ kheo bạn của ông. Đắc đạo quả A La Hán giải thoát ví như là người chủ của đàn bò, có thể thọ hưởng tuỳ tích tự do lúc nào cũng được đối với 5 thứ phẩm vị của bò.

3. Quả vị của đời sống Thiêng Liêng Ðạo Hạnh -- là bốn từng thánh: Tu-Ðà-Huờn (Sotāpatti, Nhập Lưu), Tư-Ðà-Hàm (Sakadāgāmi, Nhứt Lai), A-Na-Hàm (Anāgāmi, Bất Lai) và A-La-Hán (Arahanta, Ứng Cúng).

 - Sāmaññassa, đúng nghĩa uyên nguyên, là trạng thái của một vị Tỳ-khưu, hay Sa-môn, tức là đời sống thiêng liêng.

Theo Phật giáo, pháp học sẽ không bổ ích nếu không thật sự thực hành điều đã học. Như vậy, Phật giáo không phải là một triết học suông mà là con đường Giác ngộ (Giác Ðạo) duy nhứt.

-ooOoo-

Hết Phẩm Song Yếu
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#22
Thx anh Anatta, đọc câu kinh Pháp củ, rồi còn được đọc chuyện tích nữa. Thật là lợi lạc á.  10_point Clap
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#23
II- Phẩm Không Phóng Dật
(Appamadavagga - Heedfulness)

Pháp Cú kệ 21-22-23

21. Không phóng dật (1), đường sống (2),
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết (3)
,
Phóng dật như chết rồi.


22. Biết rõ sai biệt ấy (4),
Người trí không phóng dật,
Hoan hỷ, không phóng dật,
An vui hạnh bậc Thánh (5)
.

23. Người hằng tu thiền định (6),
Thường kiên trì tinh tấn (7)
.
Bậc trí hưởng Niết Bàn,
Ðạt an tịnh vô thượng (8)
.

21. Heedfulness is the Deathless path,
heedlessness, the path to death.
Those who are heedful do not die,
heedless are like the dead.


22. The wise then, recognizing this
as the distinction of heedfulness,
pleased with the spheres of Nobles Ones,
in heedfulness rejoice.


23. They meditate persistently,
constantly they firmly strive,
the steadfast to Nibbana reach,
the Unexcelled Secure from bonds.


1. Appamādo amatapadaṁ -pamādo maccuno padaṁ
Appamattā na mīyanti - ye pamattā yathā matā.

2. Etaṁ visesato ñatvā -appamādamhi paṇḍitā
Appamāde pamodanti -ariyānaṁ gocare ratā.

3. Te jhāyino sātatikā - niccam daḷhaparakkamā
Phusanti dhīrā nibbānaṁ -yogakkhemam anuttaraṁ.


Tích chuyện


Hoàng Hậu Māgandiyā có tật ganh tỵ, làm cho một người trong sạch, Sāmāvatī, mà bà coi là tình địch, bị thiêu đốt đến chết. Khi vua nghe được câu chuyện đau thương ấy thì bắt Māgandiyā phải chịu một cực hình còn tệ hại hơn nữa, cũng cho đến chết. Các vị sư muốn hiểu trong hai bà, ai thật sự chết và ai thật sự còn sống. Ðức Phật dạy rằng người sống không thận trọng, không giữ tâm chuyên niệm như Māgandiyā phải được xem là đã chết và người có tâm chú niệm như Sāmāvatī là sống.

Hoàng hậu Sāmāvatī cũng là   cư sĩ tại gia học pháp từ Đức Phật và đã chứng đắc thánh quả Nhập Lưu.

Chú thích

1. - Chuyên cần chú niệm - Appamāda, là không chao động, không lay chuyển, tức luôn luôn giữ tâm niệm, luôn luôn thận trọng hay biết mình đang làm chuyện gì, luôn luôn cố gắng hành thiện, tạo thiện nghiệp.

Tinh hoa của nền luân lý Phật giáo có thể tóm tắt trong danh từ appamāda. Lời dạy cuối cùng của Ðức Phật là appamādena sampādetha - kiên trì và liên tục cố gắng.

2. - Con đường bất diệt - Amata, con đường đưa đến trạng thái bất diệt, Nibbāna (Niết-bàn), là mục tiêu tối hậu của người Phật tử. Cũng như danh từ có tánh cách tích cực này chỉ rõ, Niết-bàn không phải là tuyệt diệt hay một trạng thái hư vô như có vài người sẵn sàng tin như vậy. Niết-bàn là trạng thái trường tồn bất diệt, siêu thế, mà ngôn từ phàm tục của người tại thế không thể diễn tả được.

3. - Không nên hiểu rằng những người này không chết. Không có chúng sanh nào bất tử, chí đến chư Phật và chư vị A-La-Hán đi nữa. Ý nghĩa phải hiểu ở đây là người có tâm niệm, người đã chứng ngộ Niết-bàn, sẽ không còn tái sanh lại nữa và như vậy là không chết. Kẻ phóng dật được xem như đã chết vì không có ý muốn làm điều lành, do đó phải chịu sanh tử triền miên.

4. Biết rõ rằng có sự giải thoát cho người chuyên cần chú niệm mà không có cho kẻ phóng dật, dễ duôi.

5. Ở đây danh từ Ariyas có nghĩa là những vị hoàn toàn trong sạch như chư Phật và chư vị A-La-Hán. Cảnh giới của bậc Thánh nhơn (Ariyas) có nghĩa là ba mươi bảy Bồ đề phần (Bhodhipakkhiyadhamma, ba mươi bảy pháp, hay yếu tố dẫn đến sự giác ngộ) và chín trạng thái siêu thế.

6. Ở đây hành thiền bao hàm cả hai nghĩa, định tâm tức chú tâm an trụ vào một điểm (samatha) và suy niệm, tức minh sát (vipassanā).

7. Vượt thoát khỏi trói buộc - Yagakkhema, là thoát ra khỏi bốn trói buộc: ái dục (kāma), luyến ái, đeo níu theo sự sanh tồn (bhava), tà kiến (diṭṭhi), và vô minh (avijjā).

8. Niết-bàn - Nibbāna, đúng văn tự, ni + vāna, là tách rời ra xa ái dục. Niết-bàn, Nibbāna, là trạng thái siêu thế có thể thành tựu được trong chính kiếp sống này. Cũng có thể giải thích Niết-bàn là sự dập tắt dục vọng, nhưng không phải là trạng thái hư vô. Niết-bàn là trạng thái hạnh phúc trường cửu, khi thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau, là kết quả của sự dập tắt hoàn toàn mọi dục vọng.

Ðứng về phương diện siêu hình, Niết-bàn là dập tắt đau khổ, phiền não. Về phương diện tâm lý, Niết-bàn là diệt trừ tự ngã. Về phương diện luân lý, Niết-bàn là tận diệt Tham, Sân, Si.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#24
2. - Con đường bất diệt - Amata, con đường đưa đến trạng thái bất diệt, Nibbāna (Niết-bàn), là mục tiêu tối hậu của người Phật tử. Cũng như danh từ có tánh cách tích cực này chỉ rõ, Niết-bàn không phải là tuyệt diệt hay một trạng thái hư vô như có vài người sẵn sàng tin như vậy. Niết-bàn là trạng thái trường tồn bất diệt, siêu thế, mà ngôn từ phàm tục của người tại thế không thể diễn tả được.


3. - Không nên hiểu rằng những người này không chết. Không có chúng sanh nào bất tử, chí đến chư Phật và chư vị A-La-Hán đi nữa. Ý nghĩa phải hiểu ở đây là người có tâm niệm, người đã chứng ngộ Niết-bàn, sẽ không còn tái sanh lại nữa và như vậy là không chết. Kẻ phóng dật được xem như đã chết vì không có ý muốn làm điều lành, do đó phải chịu sanh tử triền miên.


Thx anh Anatta.  Hello    10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#25
Pháp Cú kệ 24

24. Nỗ lực, giữ chánh niệm,
Tịnh hạnh, hành thận trọng
Tự điều, sống theo pháp,
Ai sống không phóng dật,
Tiếng lành ngày tăng trưởng.


24. Assiduous and mindful,
pure kamma making, considerate,
restrained, by Dhamma living,
and in heedfulness,
for one such spreads reknown.


24. Uṭṭhānavato satimato
- sucikammassa nisammakārino
Saññatassa ca dhammajīvino

appamattassa yaso'bhivaḍḍhati.


Tích Chuyện

Chàng thanh niên kia tên là Kumbhaghosaka, giàu có nhưng khiêm tốn, sống như một nông phu lam lũ, về sau được vua nâng lên địa vị cao sang, quý trọng. Khi chàng thanh niên ấy được vua giới thiệu đến Ðức Phật thì ngài nói rằng: người tinh cần, có chánh niệm, khéo dùng trí tuệ cân nhắc sao cho thân, khẩu, ý mình được trong lành, sống nương theo đạo lý, theo chánh mạng, thì thanh danh, phúc lộc ngày càng tăng trưởng và sung túc thêm.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#26
Pháp Cú kệ 25

25. Nỗ lực, không phóng dật,
Tự điều, khéo chế ngự.
Bậc trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn (1).


25. By energy and heedfulness,
by taming and by self-control,
the one who's wise should make as isle
no flood can overwhelm.


25. Uṭṭhānenappamādena
- saññamena damena ca
Dīpaṁ kayirātha medhāvi

-yaṁ ogho n'ābhikīrati.


Tích Chuyện

Đức phật thuyết lên kệ này nói về đại đức trẻ tuổi Culapanthaka (Tiểu Lộ).

Vào thời Đức Phật, trong thành Vương Xá có một vị trưởng giả giàu sang, ông có một người con gái đã đến tuổi cập kê. Tiểu thư quen biết và yêu thương người thanh niên làm công trong nhà và hai người đã tư tình với nhau. Sợ để lâu ngày thì chuyển đổ bể ra nên hai người trốn khỏi nhà và đi tìm nơi cư ngụ ở phương xa. Lần thọ thai đầu tiên, nhà nghèo lại không ai chăm sóc khi đến ngày sanh nở, nên cô bàn với chồng để cô về nhà cha mẹ mà tá túc trong thời kỳ sanh nở. Ông chồng sợ rằng, trở về thì sẽ bị ông chủ (nhạc gia) hành hạ, nên lần lựa tới lui mà chưa quyến định. Người vợ trẻ biết vậy nên chuẩn bị đồ đạc và trở về nhà một mình. Người chồng đi làm về nhà hay tin vội chạy theo tìm, khi nửa đường gặp vợ thì người vợ cũng vừa chuyển bụng và sanh đứa con trai. Cả hai bèn đặt tên là Mahapanthanka (Đại Lộ), vì sanh dọc đường. Và lần thứ hai người vợ mang thai và chuyện cũng xảy ra y như vậy, nên đứa con được đặt tên là Culapanthanka (Tiểu Lộ).

Khi hai đứa trẻ trưởng thành lớn lên và cứ mãi hỏi hai vợ chồng về ông bà nội ngoại. Cuối cùng cả hai quyết định đưa hai đứa con về thăm ông bà ngoại. Ông trưởng giả vẫn còn giận con gái bỏ nhà ra đi, nên ông giúp cho cô vật chất tiền bạc để tự lập sống riêng, và ông giữ nuôi hai đứa cháu ngoại (do yêu cầu của cô con gái ông). Hai đứa trẻ lớn lên dưới sự lo lắng nuôi nấng của ông bà ngoại. Người anh lớn Đại Lộ thì mạnh mẽ năng nổ hoạt bát, còn người em là Tiểu Lộ thì thân thể yếu đuối nên thường hay ở trong nhà ít ra ngoài. Mỗi lần ông trưởng giả đi nghe Phật giảng pháp, thì ông dắt Đại Lộ theo nghe. Một ngày nọ, Đại Lộ thưa với ngoại rằng cậu muốn xuất gia theo Phật. Ông đồng ý. Đại đức trẻ Đại Lộ được thọ giới và được hướng dẫn tu tập thiền quán đề mục các thể trược của Thân, chẳng bao lâu sau đại đức đắc thánh quả tột cùng A La Hán. Kế đó đại đức mới nghĩ đến em trai của mình, nên trở về hoá độ cho cậu theo xuất gia dưới giáo pháp của đức Phật và dưới sự chĩ dẫn của đại đức. Chỉ dạy 4 câu kinh mà đã bốn tháng đại đức Tiểu Lộ cũng không thể học thuộc lòng nhớ nỗi câu kệ 4 câu. Thế nên đại đức Đại Lộ mới khuyên người em Tiểu Lộ hoàn tục trở về đời sống tại gia. Tỳ kheo trẻ Tiểu Lộ dù biết mình tối dạ, nhưng trong lòng vẫn muốn theo con đường phạm hạnh giải thoát. Tuy nhiên, cuối cùng đại đức Tiểu Lộ cũng buộc phải rời khỏi tăng đoàn. Sáng sớm trời con mờ tối, đại đức vai đeo hành lý rời khỏi tịnh xá để về nhà thì bất chợt gặp Đức Phật. Ngài mới hỏi duyên do thì đại đức mới kể cho Phật biết sự tối dạ của mình, dù rằng đại đức vẫn có tâm muốn ở lại tu học. Đức Phật mới khuyên bảo đại đức cứ lưu lại tu hành tiếp. Và ngài mới đưa cho đại đức một cái khăn tay trắng sạch, và bảo rằng: mỗi sáng quay mặt về hướng đông mặt trời mọc và căng chiếc khăn này lên để nhìn nó. Được Phật cho phép ở lại tu hành tiếp, đại đức vui mừng và làm theo lời Phật dạy. Ngày qua ngày chiếc khăn trở nên ô uế do tiếp xúc với tay và mồ hôi trở nên dơ dần dần đi theo từng ngày mỗi khi đại đức căng chiếc khăn và nhìn nó dưới ánh mặt trời. Đại đức mới nghiêm ra rằng, sự ô uế nơi thân mình tiếp xúc với khăn và sự biến đổi vô thường của chiếc khăn từ trong sạch trở thành dơ bẩn, đại đức mới nghiệm ra: các pháp hữu vi là vô hường, biến hoại, không bền vững. Tiếp tục thiền quán như thế, đại đức đắc đạo quả A La Hán với Tuệ vô ngại giải (làu thông giáo pháp).

Chư tăng biết chuyện đại đức tối dạ mà đắc quả A La Hán nên mới hỏi Phật duyên do. Ngài mới kể rằng, trong một kiếp trước xa xôi, đại đức cũng giỏi pháp học, nhưng vì khi thấy một tỳ kheo thuyết pháp mà có tật cà lăm, nên đại đức "nhạo" cho vui thôi (chứ chưa phải là có ác ý). Do nhân đó mà nhiều kiếp đã qua và kiếp hiện tại đại đức Tiểu Lộ học đâu quên đó. Tuy nhiên sau khi đắc đạo quả A La Hán, nghiệp quả xấu đã hoá giải, đại đức trở thành một người thuyết pháp thông suốt vô ngại.


Chú thích:

1. Một hòn đảo nổi cao trên mặt nước không thể bị ngập lụt mặc dầu những bãi đất thấp chung quanh có thể bị. Một hải đảo như thế có thể là nơi an toàn cho tất cả. Cùng thế ấy, bậc thiện trí trau dồi tuệ minh sát phải tự biến mình thành một hải đảo bằng cách thành tựu đạo quả A-La-Hán, và như vậy thì không còn bị lôi cuốn trong dòng của bốn loại ngập lụt là ái dục (kāma), tà kiến (diṭṭhi), đeo níu theo sự sanh tồn (bhava), và vô minh (avijjā).
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#27
Pháp Cú kệ 26 - 27

26. Chúng ngu si, thiếu trí,
Chuyên sống đời phóng dật (1).
Người trí, không phóng dật,
Như giữ tài sản quý.


27. Chớ sống đời phóng dật,
Chớ mê say dục lạc.
Không phóng dật, thiền định,
Ðạt được an lạc lớn.


26. Foolish folk of little wit
in heedlessness indulge,
the one who's wise guards heedfulness
kin to the greatest wealth.


27. Don't indulge in heedlessness!
Don't come near to sexual joys!
The heedful and contemplative
attains abundant bliss.


26. Pamādamanuyuñjanti
- bālā dummedhino janā
Appamādañ ca medhāvī
-dhanaṁ seṭṭhaṁ'va rakkhati.

27. Ma pamadamanuyuñjetha
-ma kamaratisanthavaṁ
Appamatto hi jhayanto
-pappati vipulaṁ sukhaṁ



Tích chuyện

Ở Ấn Ðộ, vào một khoảng thời gian nào trong năm, có tập tục cho vài người đùa giỡn, ăn nói với bất luận lời lẽ cộc cằn nào, với bất luận ai, trong bảy ngày. Vào thời kỳ ấy, Ðức Phật và các môn đệ Ngài ở lại trong tự viện. Khi thời gian bảy ngày ấy chấm dứt, những vị thiện tín cư sĩ tại gia mang vật thực đến chùa cúng dường lưu ý rằng chắc các Ngài phải trải qua mấy ngày không vui. Ðức Phật dạy rằng dầu có ai hành động cuồng dại như thế nào, bậc thiện trí phải luôn luôn giữ tâm chánh niệm. (Theo bản Pháp Cú của hoà thượng Narada)


Chú thích:

(1) Phóng Dật:

- vui thích, dễ duôi, buông thả.

- Uể oải: sloth

- Không chú ý, bất cẩn, cẩu thả: Carelessness—Distracted—Loose—Unrestrained.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#28
Pháp Cú kệ 28

28. Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
Không sầu, nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu, đất bằng (1).


28. When one who's wise does drive away
heedlessness by heedfulness,
having ascended wisdom's tower
steadfast, one surveys the fools,
griefless, views the grieving folk,
as mountaineer does those below.


28. Pamādaṁ appamādena - yadā nudati paṇḍito
Paññāpāsādamāruyha asoko sokiniṁ pajaṁ
Pabbataṭṭho'va bhummaṭṭhe dhīro bāle avekkhati. 


Tích Chuyện

Kệ Pháp cú này được Đức Phật thuyết lên tại đại tự Kỳ Viên (Jetavata) đề cập đến đại đức Ma Ha Ca Diếp (Mahā Kassapa). Ngày nọ sau khi trì bát độ thực xong, nghỉ ngơi, và sau đó Đại đức Ma Ha Ca Diếp vào an cư trong động Pipphaliguhā (Lạt Tiêu) để thiền quán. Đại đức dùng trí tuệ để quan sát tất cả mọi loài chúng sanh từ trên trời đến trên mặt đất, và các loài thuỷ tộc dưới nước với ý muốn quan sát sự sinh tử tồn vong của mọi loàị chúng sinh hữu tình (sata). Khi đó, Đức Phật biết được nên ngài hiện đến trước mặt đại đức Ma ha Ca Diếp và nói với đại đức rằng, chỉ có trí tuệ của một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mới có khả năng quan sát duyên do sự sinh tử tồn vong của tất cả mọi loài chúng sanh hữu tình được.


Chú thích

1. Chư vị A-La-Hán, như ngài Ma ha Ca Diếp chẳng hạn, đã thoát khỏi mọi phiền não, dùng nhãn quan siêu phàm của các Ngài để từ bi nhìn lại đám đông chúng sanh vô minh còn phải chịu sanh tử triền miên, nghĩa là còn ở trong vòng đau khổ.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#29
(2018-09-03, 06:55 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 28

28. Người trí dẹp phóng dật,
Với hạnh không phóng dật,
Leo lầu cao trí tuệ,
Không sầu, nhìn khổ sầu,
Bậc trí đứng núi cao,
Nhìn kẻ ngu, đất bằng (1).


28. When one who's wise does drive away
heedlessness by heedfulness,
having ascended wisdom's tower
steadfast, one surveys the fools,
griefless, views the grieving folk,
as mountaineer does those below.


28. Pamādaṁ appamādena - yadā nudati paṇḍito
Paññāpāsādamāruyha asoko sokiniṁ pajaṁ
Pabbataṭṭho'va bhummaṭṭhe dhīro bāle avekkhati. 


Tích Chuyện

Kệ Pháp cú này được Đức Phật thuyết lên tại đại tự Kỳ Viên (Jetavata) đề cập đến đại đức Ma Ha Ca Diếp (Mahā Kassapa). Ngày nọ sau khi trì bát độ thực xong, nghỉ ngơi, và sau đó Đại đức Ma Ha Ca Diếp vào an cư trong động Pipphaliguhā (Lạt Tiêu) để thiền quán. Đại đức dùng trí tuệ để quan sát tất cả mọi loài chúng sanh từ trên trời đến trên mặt đất, và các loài thuỷ tộc dưới nước với ý muốn quan sát sự sinh tử tồn vong của mọi loàị chúng sinh hữu tình (sata). Khi đó, Đức Phật biết được nên ngài hiện đến trước mặt đại đức Ma ha Ca Diếp và nói với đại đức rằng, chỉ có trí tuệ của một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mới có khả năng quan sát duyên do sự sinh tử tồn vong của tất cả mọi loài chúng sanh hữu tình được.


Chú thích

1. Chư vị A-La-Hán, như ngài Ma ha Ca Diếp chẳng hạn, đã thoát khỏi mọi phiền não, dùng nhãn quan siêu phàm của các Ngài để từ bi nhìn lại đám đông chúng sanh vô minh còn phải chịu sanh tử triền miên, nghĩa là còn ở trong vòng đau khổ.

Hế lô anh Anatta. XX hổng biết câu bôi mầu hồng bên trên á. Nhờ đọc tích truyện này mới biết á. Thx anh Anatta.  [Image: flower-pink-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#30
Pháp Cú kệ 29

29. Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa quần mê.
Người trí như ngựa phi,
Bỏ sau con ngựa hèn.


29. Among the heedless, heedful,
among the sleepy, wide awake.
As the swift horse outruns a hack
so one of good wisdom wins.


29. Appamatto pamattesu - suttesu bahujāgaro
Abalassaṁ'va sīghasso - hitvā yāti sumedhaso. 



Tích Chuyện

Có hai vị tỳ kheo là bạn và cùng được Đức Phật chỉ dạy pháp hành thiền. Vào mùa an cư kiết hạ, một vị thì dễ duôi, thường hay trò chuyện với các vị sa di trẻ, không chú tâm thực hành. Còn vị kia thì tinh cần hành pháp. Hết mùa an cư, vị chuyên cần đắc đạo quả A La Hán (Phật). Nhân dịp cả hai vị cùng gặp Đức Phật, ngài hỏi thăm hai vị tỳ kheo về pháp hành. Hai vị tỳ kheo trình bày sự hành trì của mình. Phật nghe xong quở trách vị lười biếng và tán dương vị tỳ kheo chuyên cần đã đắc đạo quả. Và nhân đó Đức Phật thuyết lên kệ Pháp Cú trên. Người tinh cần thắng kẻ dã dượi thiếu tỉnh thức.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply