Kinh Pháp Cú chú giải
#46
(2018-09-30, 08:59 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ 43


43. Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh (1) làm được

Làm được tốt đẹp hơn.

43. What one's mother, what one's father,
whatever other kin may do,
the well directed mind indeed
can do greater good.


43. Na taṁ mātā pitā kayirā - aññe vā pi ca ñātakā
Sammā panihitaṁ cittaṁ seyyaso naṁ tato kare.



Tích Chuyện

Tâm hướng thiện còn hơn một người cha hay người mẹ nhiều

Người công tử con nhà khá giả kia nảy sanh ý nghĩ tham ái, sai quấy khi gặp một vị A-La-Hán. Ngay sau đó anh ta gặt hái quả do ý nghĩ bất thiện. Trải qua nhiều đau buồn, ưu sầu, phiền não do quả bất thiện đó, ông đến xin sám hối với vị đại đức A La Hán, và quả bất thiện nghiệp đó tiêu tan đi. Kế đó anh ta phát tâm tịnh tín, kiểm soát được tâm và xin xuất gia với vị thánh đại đức và tu tập dưới giáo pháp của Phật, và sớm đắc quả A-La-Hán. Nghe sự thay đổi thuận lợi và sự thành đạt mỹ mãn ấy, Ðức Phật ca ngợi vị tỳ kheo đó, và Ngài và thêm rằng tâm hướng thiện có thể đem lại phước báu to lớn mà không một ông cha hay bà mẹ nào có thể đem lại.

Chú thích

(1) Tâm hướng thiện - đó là tâm hướng về mười loại hành động thiện (kusala) là:

1. Bố thí,
2. Trì giới,
3. Hành thiền,
4. Cung kính bậc thưởng thượng,
5. Phục vụ,
6. Hồi hướng phước báu,
7. Hoan hỉ với phước báu của người khác,
8. Nghe, học hỏi Giáo Pháp,
9. Truyền bá Giáo Pháp,
10. Củng cố chánh kiến.





********

Hết Phẩm III: TÂM - Citta Vagga

XX cũng copy luôn 10 Tâm Hướng Thiện.  10_point   Clap :tropical-drink_1f379: :tropical-drink_1f379: :tropical-drink_1f379: :tropical-drink_1f379: 

Thanks anh Anatta.  10_point
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#47
IV- Pupphavagga
Phẩm Hoa
Pháp Cú số 44 – 59



44. Ai chinh phục (1) đất này (2).
Dạ ma (3), Thiên giới này? (4)
Ai khéo giảng Pháp cú (5),
Như người khéo hái hoa?


45. Hữu học (6) chinh phục đất,
Dạ ma, Thiên giới này.
Hữu học giảng Pháp cú,
Như người khéo hái hoa.


44. Who will comprehend this earth,
the world of Yama, and the gods?
Who will discern the well-taught Dhamma
as one who's skilled selects a flower?


45. One Trained will comprehend this earth,
the world of Yama, and the gods,
One Trained discerns the well-taught Dhamma
as one who's skilled selects a flower.


44. Ko imaṁ pathaviṁ vijessati yamalokañ ca imaṁ sadevakaṁ
Ko dhammapadaṁ sudesitaṁ kusalo puppham'iva pacessati.

45. Sekho paṭhaviṁ vijessati yamalokañ ca imaṁ sadevakaṁ
Sekho dhammapadaṁ sudesitaṁ kusalo puppha'iva pacessati.


Tích chuyện

Người đệ tử cao thượng chinh phục cái tự ngã này

Một lần nọ sau khi Đức Phật nghe các vị tỳ kheo nói với nhau về các địa phương đã đi qua, bàn luận về địa hình đất đai, thì ngài mới khuyên các vị là nên quán niệm về các thành phần điạ đại (đất) bên trong tự thân của mỗi người. Và Đức Phật đọc hai bài kệ trên.


Chú thích:

1. Thấu triệt - Vijessati = attano ñaṇnena vijānissati - ai sẽ biết được do nhờ trí tuệ của chính mình? (Chú giải).

2. Quả địa cầu - là thân này. Ý nói ai sẽ thông suốt thực tướng của mình? Mình như thế nào, hiểu mình đúng như thế ấy.

3. Cảnh giới Dạ-Ma - Yama, có nghĩa là bốn cảnh giới cùng cực, tức: khổ cảnh (thường gọi địa ngục), cảnh thú, cảnh ngạ quỉ (peta), và cảnh A-Tu-La (Asura). Theo Phật giáo, khổ cảnh hay địa ngục không trường tồn vĩnh cửu. Ðó là một trạng thái cùng cực, như hai cảnh giới thú và ngạ quỉ, trong ấy chúng sanh phải chịu khổ đau vì đã có hành động bất thiện, tạo nghiệp xấu, trong quá khứ.

4. Thế gian này - là cảnh người và sáu cảnh Trời (gọi là Trời dục, nghĩa là Trời trong cảnh Dục giới). Bảy cảnh giới ấy được xem là hữu phúc (sugati).
Và Chư Thiên - Devas, Trời, đúng nghĩa là những chúng sanh hữu phúc đang hưởng quả lành của những hành động thiện trong quá khứ. Các Ngài cũng không vĩnh cửu trường tồn, mà phải chết một ngày nào.

5. Dhammapada -- Con đường Giới hạnh: Lời chú giải ghi rằng danh từ này ám chỉ ba mươi bảy yếu tố dẫn đến Giác Ngộ (Bodhipakkhiyadhamma. Ba mươi bảy bồ đề phần) là:

a). Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) gồm:

Niệm thân (kāyānupassanā)
Niệm thọ (vedanānupassanā)
Niệm tâm (cittānupassanā)
Niệm Pháp (dhammānupassanā)

b). Tứ Chánh Cần (Sammappadhāna) gồm:

Tinh tấn ngăn ác pháp phát sanh (saṁvarappadhāna)
Tinh tấn trừ ác pháp đã phát sanh (pahānappadhāna)
Tinh tấn làm cho thiện pháp phát sanh (bhāvanāppadhāna)
Tinh tấn tăng cường thiện pháp đã phát sanh (anurakkhanāppādhāna)

c). Tứ Thần Túc hay Tứ Căn Thông (Iddhipāda) gồm:

Ý muốn làm (chanda)
Tinh tấn (viriya)
Tâm (citta)
Quán trạch hay suy xét (vimaṁsā)

d). Ngũ Căn (Indriya) gồm:

Tín hay niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng (saddhā)
Tinh Tấn (viriya)
Niệm (sati)
Ðịnh (samādhi) và
Tuệ (paññā)

e). Ngũ Lực (Bala) gồm:

Tín (saddhā)
Tinh tấn (viriya)
Niệm (sati)
Ðịnh (samādhi)
Tuệ (paññā)

f). Thất Giác Chi (Bojjhanga) gồm:

Niệm (sati)
Trạch pháp (dhammavicaya)
Tinh tấn (viriya)
Phỉ (pīti)
An tịnh (passaddhi)
Ðịnh (samādhi)
Xả (upekkhā)

g). Bát Chánh Ðạo (Aṭṭhangikamagga) gồm:

Chánh kiến (sammādiṭṭhi)
Chánh tư duy (sammā saṁkappa)
Chánh ngữ (sammā vācā)
Chánh nghiệp (sammā kammanta)
Chánh mạng (sammā ājīva)
Chánh tinh tấn (sammā vāyāma)
Chánh niệm (sammā sati)
Chánh định (sammā samādhi)

6. Người trong thời kỳ còn tu học - Theo đúng căn nguyên, danh từ Sekha có nghĩa người còn đang ở trong thời kỳ được huấn luyện, người đang được đào tạo. Sekha là người đệ tử còn trong khoảng ba từng thánh đầu tiên, tức từ Tu-Ðà-Hườn đến A-Na-Hàm, đang tu học để thành tựu thánh quả cuối cùng là A-La-Hán quả. Khi đã hoàn toàn tận diệt mọi dây trói buộc (saṁyojana, thằng thúc) và đắc quả A-La-Hán, vị ấy được gọi là Asekha, đã hoàn toàn thuần thục, không còn gì để được huấn luyện nữa vì đã hoàn tất mỹ mãn công trình tu học.

Người đệ tử được đào luyện đầy đủ (asekha) thật sự tự hiểu biết thực tướng của mình và thông suốt chơn tướng của thế gian.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#48
Pháp Cú kệ số 46


46. Biết thân như bọt nước (1),
Ngộ thân là như huyễn (2),
Bẻ tên hoa của Ma,
Vượt tầm mắt Thần chết (3).


46. Having known this froth-like body
and awakening to its mirage nature,
smashing Mara's flowered shafts
unseen beyond the Death-king go.


46. Pheṇūpamaṁ kāyamimaṁ viditvā - marīcidhammaṁ abhisambudhāno
Chetvāna mārassa papupphakāni - adassanaṁ maccurājassa acche. 




Tích chuyện

Thân tâm này tựa hồ một ảo ảnh

Một vị tỳ kheo sau khi thọ pháp thiền quán từ Đức Phật rồi đi vào rừng tìm chỗ để hành thiền và "lập tâm hành pháp để đạt giải thoát." Sau một thời gian tinh tấn nhưng không thành công, bèn nghĩ có lẽ là có gì đó sơ sót nên quay trở về để xin Đức Phật bổ khuyết.

Trên đường về vị sư trông thấy ảo ảnh phát sanh bèn suy tư rằng: " “Cũng như ảo ảnh phát hiện trong mùa hè, đứng ở xa trông như là có thật, nhưng đến gần thì chẳng còn hình bóng chi cả. Cái thân ngũ uẩn nầy, nó cũng sanh diệt hư ảo như thế thôi”.

Vừa đi vị sư vừa quán xét về đề mục ảo ảnh, đến khi mệt mói vị ấy xuống sông tắm, sau đó lên bờ ngồi nghỉ và nhìn thấy những sóng bọt nước  nổi lên rồi tan biến. Vị ấy suy nghĩ rằng: "Cái thân ngũ uẩn nầy rồi cũng tan biến như bọt nước mà thôi." Từ những cảnh tượng ảo ảnh và bọt nước vị sư khởi tâm quán lẽ Vô thường và Vô ngã của đời sống. Đức Phật đang ngụ ở hương thất gần đó, biết được ý tưởng của vị tỳ kheo nên xuất hiện đến và xác nhận quan kiến đó là đúng. Chẳng bao lâu sau vị ấy chứng đắc đạo quả.


Chú thích:

1. Như bọt nước - Vì bản chất đổi thay, tạm bợ của nó.
2. Bản chất mờ ảo - bởi vì trong thể xác này không có gì vững bền, không có gì tồn tại lâu dài.
3. Tử thần - là phiền não của đời sống, phát sanh do dục vọng. Một vị A-La-Hán diệt trừ mọi dục vọng bằng trí tuệ và chứng ngộ Niết-bàn, không còn tái sanh nữa.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#49
Pháp Cú kệ số 47


47.Người nhặt các loại hoa (1),
Ý đắm say, tham nhiễm,
Bị Thần chết mang đi,
Như lụt trôi làng ngủ.


47. For one who has a clinging mind
and gathers only pleasure-flowers,
Death does seize and carry away
as great flood a sleeping village.


47. Pupphāni h'eva pacinamtaṁ byāssattamanasaṁ naraṁ
Suttaṁ gāmaṁ mahogho'va maccu ādāya gacchati.




Tích chuyện

Quốc vương Pasanedi sai sứ thần mang lễ sang cầu hôn với hoàng tộc Thích Ca -- cũng là quyến thuộc của đức Phật. Vua Mahanama của dòng dõi Thích Ca bèn thảo luận với các triều thần rằng, nếu không đồng ý có thể sẽ khiến cho vua Pasanedi phật lòng và đem binh đến gây sự. Vì thế vua Mahanama và các cận thần quyết định gả công chúa Vasabhakhattiya -- vốn là con riêng của một cung nữ với vua Mahanama -- theo vai vế hoàn tộc thì là biểu muội của Đức Phật. Chuyện này chỉ có nội bộ hoàng tộc Thích Ca biết. Gả công chúa Vasabhakhattiya tức là không xem trọng vua Pasanedi, vì theo phong tục Ấn Độ, cung nữ được xem là đẳng cấp hèn mọn. Sau đó công chúa hạ sanh cho vua Pasanedi một hoàng nam được đặt tên là Vidudabha -- Lưu Ly Vương. Khi thái tử lớn lên thì thường đòi hỏi mẹ dẫn về thăm quê ngoại.

Năm thái tử được 16 tuổi thì hoàng hậu Vasabhakhattiya cho tuỳ tùng đưa thái tử về thăm ông ngoại là vua Mahanama. Sau khi được dòng tộc bên ngoại thiết đãi tiệc tùng và vui chơi vài ngày thì thái tử Vidudabha từ giả lên đường trở về xứ. Rời khỏi không bao lâu thì quan tướng tuỳ tùng của thái tử tử bỏ quên khí giới nên trở lại để lấy. Khi trở vào thì thấy tỳ nữ đang dùng sữa tươi để rửa chiếc ghế cẩm đôn mà thái tử Vidudabha khi nảy ngồi, vừa rửa vừa mắng: "đây là chỗ ngồi của con trai dòng dõi cung nữ hạ tiện". Quan tuỳ tùng nghe được những lời đó mới gạn hỏi thì biết được sự tình. Sau đó viên quan này kể lại cho thái tử Vidudabha. Nghe được lời nói khinh bỉ mình như thế, thái tử sanh lòng oán hận sâu đậm dòng tộc Thích Ca và thề sẽ có ngày đem quân sang tiêu diệt hoàng tộc dòng họ Thích Ca để rửa hận.

Sau đó không lâu Vidudabha lên làm vua, nhớ lại mối hận bị khinh khi rẻ rúng năm nọ, nên mang quân sang để tru diệt hoàng tộc Thích Ca. Lúc đó Đức Phật biết được nên đi đến nơi ranh giới đường đi qua lại giữa hai xứ mà ngồi dưới gốc cây. Khi vua Vidudabha cùng đoàn quân đến nơi thấy Đức Phật ngồi đó, ông biết rằng ngài muốn ngăn cản hành động trả thù. Nể Đức Phật ông kéo quân trở về. Kế tiếp sau đó lần thứ hai và thứ ba khi kéo quân đến biên giới vua Vidudabha đều thấy Đức Phật ngồi đó, nên ông rút quân về. Đến lần thứ tư thì không thấy Đức Phật, và ông kéo quân vào tiêu diệt cả hoàng tộc dòng họ Thích Ca, chỉ trừ đi ông ngoại là vua Mahanama và một số người thân cận vua.


Trên đường về, vua Vidudbha an dinh hạ trại bên một bờ sông để nghỉ quân. Giữa đêm khuya, một trận lụt to lôi cuốn tất cả vua và binh lính theo dòng nước. Nghe câu chuyện thương tâm ấy Ðức Phật ghi nhận rằng nhiều người đi đến sự sụp đổ và huỷ diệt của chính mình trong khi thực hành mưu đồ để thành đạt mục tiêu. Và ngài thuyết lên bài kệ Pháp Cú trên.


Chú thích:


1. Ngụ ý những tham vọng, dục lạc thấp hèn.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#50
Pháp Cú kệ số 48



48. Người nhặt các loại hoa (1),
Ý đắm say, tham nhiễm,
Các dục chưa thỏa mãn,

Ðã bị chết (2) chinh phục.

48. For one of desires insatiate
who gathers only pleasure-flowers,
for one who has a clinging mind
Death the sovereign overpowers.


48. Pupphāni h'eva pacinantaṁ - byāsattamanasaṁ naraṁ
Atittaṁ yeva kāmesu - antako (2) kurute vasaṁ.



Tích chuyện

Một tín nữ dâng vật thực đến Chư sư trong buổi sáng và chiều hôm ấy qua đời. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật giảng về bản chất vô thường của đời sống và thêm rằng con người ngã gục trước cái chết với lòng tham chưa toại nguyện.

Nói thêm về người tín nữ. Cô vốn dĩ là một  thiên nữ trên cung trời Đao Lợi -- thuộc Dục giới. (Dục giới có 6 cõi: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hoá Lạc, và Tha hoá Tự Tại thiên. 100 năm ở cõi người bằng 1 ngày đêm ở cõi trời Đao Lợi. Tuổi thọ ở Đao Lợi là 1000 năm, tức là bằng 36 triệu năm ở cõi người.) Một ngày nọ khi cô đang đi hái hoa thì tuổi thọ (1000 năm) đã mãn, dung sắc trở nên héo úa và chết đi, sau đó cô tái sanh vào một nhà trưởng giả ở cõi nhân loại. Khi chào đời và lớn lên cô nhớ được tiền kiếp của mình. Biết rằng mình đã là thiên nữ, là thiếp của một vị thiên tử trên cõi Đao Lợi. Vì thế cô quyết tâm tạo nhân thiện lành bằng cách làm phước sự như bố thí cúng dường và hộ trì chư tăng, với hy vọng sau khi mãn phần ở kiếp người này cô sẽ được về đoàn tụ lại với thiên tử. Năm lên 16 tuổi, cô lập gia đình và sanh được 4 người con. Một sáng ngày nọ, sau khi cúng dường vật thực cho chư tăng, thì chiều tối đó cô qua đời mà không có đau bệnh chi cả. Cô được tái sanh trở về cõi trời Đao Lợi và vị thiên tử mới hỏi hồi sáng đến giờ nàng ở đâu  mà ta không thấy. Cô mới thuật lại cho vị thiên tử nghe. Cô bảo thêm, đa số người thế gian buông lung dể duôi, thích ăn ngủ, thọ hưởng vật dục mà ít người để tâm hướng đến làm sự thiện lành. Nghe qua trong lòng vị thiên tử phát sinh niềm kinh cảm, nên nói: “Sanh làm người chỉ sống có một trăm tuổi thọ, thế mà họ vẫn sống buông lung ăn ngủ mãi, thì họ biết bao giờ mới thoát khổ”.


Chú thích

1. Các loại thú vui, vật dục thế gian.
2. Thần tiêu diệt - Antaka, người chấm dứt, tức chấm dứt đời sống.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#51
Pháp Cú kệ số 49



49. Như ong đến với hoa,
Không hại sắc và hương,
Che chở hoa, lấy nhụy.
Bậc Thánh đi vào làng (1).

49. Just as a bee in a flower
harming neither hue nor scent
gathers nectar, flies away,
so in towns a Wise One fares.


49. Yathā,pi bhamaro pupphaṁ - vaṇṇagandhaṁ aheṭhayaṁ
Paleti rasam'ādāya - evaṁ gāme munī care.


Tích chuyện

Ðức Mục-Kiền-Liên (Moggallāna) dùng thần thông đem hai vợ chồng một người giữ kho có tánh ti tiện đến trước mặt Ðức Phật. Khi nghe thuyết Pháp xong cả hai xin qui y thọ giới cư sĩ tại gia. Nghe những vị tăng sĩ khác tán dương phẩm hạnh của Ngài Mục-Kiền-Liên, Ðức Phật lưu ý rằng những vị đạo hạnh hoàn toàn như Ðức Mục-Kiền-Liên phải làm cho người khác đặt niềm tin nơi mình mà không hề gây tổn hại đến ai.


Chú thích

1. Ði trì bình khất thực mà không gây phiền phức cho ai.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#52
Tui có cảm giác bạn Anatta dạo này yêu hoa và thích nói về hoa ??  Phải không ạ ?

[Image: slightly-smiling-face4.png]  (smile)
Reply
#53
(2019-01-08, 03:51 PM)anatta Wrote: Pháp Cú kệ số 48



48. Người nhặt các loại hoa (1),
Ý đắm say, tham nhiễm,
Các dục chưa thỏa mãn,

Ðã bị chết (2) chinh phục.

48. For one of desires insatiate
who gathers only pleasure-flowers,
for one who has a clinging mind
Death the sovereign overpowers.


48. Pupphāni h'eva pacinantaṁ - byāsattamanasaṁ naraṁ
Atittaṁ yeva kāmesu - antako (2) kurute vasaṁ.



Tích chuyện

Một tín nữ dâng vật thực đến Chư sư trong buổi sáng và chiều hôm ấy qua đời. Khi nghe thuật lại câu chuyện, Ðức Phật giảng về bản chất vô thường của đời sống và thêm rằng con người ngã gục trước cái chết với lòng tham chưa toại nguyện.

Nói thêm về người tín nữ. Cô vốn dĩ là một  thiên nữ trên cung trời Đao Lợi -- thuộc Dục giới. (Dục giới có 6 cõi: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hoá Lạc, và Tha hoá Tự Tại thiên. 100 năm ở cõi người bằng 1 ngày đêm ở cõi trời Đao Lợi. Tuổi thọ ở Đao Lợi là 1000 năm, tức là bằng 36 triệu năm ở cõi người.) Một ngày nọ khi cô đang đi hái hoa thì tuổi thọ (1000 năm) đã mãn, dung sắc trở nên héo úa và chết đi, sau đó cô tái sanh vào một nhà trưởng giả ở cõi nhân loại. Khi chào đời và lớn lên cô nhớ được tiền kiếp của mình. Biết rằng mình đã là thiên nữ, là thiếp của một vị thiên tử trên cõi Đao Lợi. Vì thế cô quyết tâm tạo nhân thiện lành bằng cách làm phước sự như bố thí cúng dường và hộ trì chư tăng, với hy vọng sau khi mãn phần ở kiếp người này cô sẽ được về đoàn tụ lại với thiên tử. Năm lên 16 tuổi, cô lập gia đình và sanh được 4 người con. Một sáng ngày nọ, sau khi cúng dường vật thực cho chư tăng, thì chiều tối đó cô qua đời mà không có đau bệnh chi cả. Cô được tái sanh trở về cõi trời Đao Lợi và vị thiên tử mới hỏi hồi sáng đến giờ nàng ở đâu  mà ta không thấy. Cô mới thuật lại cho vị thiên tử nghe. Cô bảo thêm, đa số người thế gian buông lung dể duôi, thích ăn ngủ, thọ hưởng vật dục mà ít người để tâm hướng đến làm sự thiện lành. Nghe qua trong lòng vị thiên tử phát sinh niềm kinh cảm, nên nói: “Sanh làm người chỉ sống có một trăm tuổi thọ, thế mà họ vẫn sống buông lung ăn ngủ mãi, thì họ biết bao giờ mới thoát khổ”.


Chú thích

1. Các loại thú vui, vật dục thế gian.
2. Thần tiêu diệt - Antaka, người chấm dứt, tức chấm dứt đời sống.

Tích truyện này hay á huynh Anatta.  10_point Hôm nào có dịp anh đăng các cảnh giới PG được hông anh?  :tropical-drink_1f379:
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#54
(2019-01-09, 03:59 PM)quexua Wrote: Tui có cảm giác bạn Anatta dạo này yêu hoa và thích nói về hoa ??  Phải không ạ ?

[Image: slightly-smiling-face4.png]  (smile)

Thiệt là không qua mắt được thầy Quexua.

:-)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#55
(2019-01-09, 04:05 PM)Xí Xọn Wrote: Tích truyện này hay á huynh Anatta.  10_point  Hôm nào có dịp anh đăng các cảnh giới PG được hông anh?  :tropical-drink_1f379:

Chào Xí Xọn,

Đăng toàn bộ chit tiết các cõi trong Tam Giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới) của nhà Phật thì rất là dài. Để anh tóm tắt sơ lược đôi nét về cõi trời Đao Lợi -- cũng còn gọi cõi Tam Thập Tam Thiên -- có liên quan đến kệ Pháp Cú 48 vừa đăng hôm trước có đề cập đến cõi này.

DỤC GIỚI có 6 cõi.

Cõi trời Đao Lợi (*) là cõi thứ 2 trong Dục giới.

Những ai được tái sanh vào cõi trời Đao Lợi sẽ là những chư Thiên thụ hưởng quả an lạc, thanh nhàn do thiện nghiệp đã tạo ra trong đời sống quá khứ. Các Cảnh trong cõi Đao Lợi đều là cảnh khả ái, khả hỉ. Nam chư Thiên thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 và Thiên nữ thì có sắc vóc như lứa tuổi 16 cho đến trọn kiếp sống ấy. Tuổi thọ một kiếp sống ở Đao Lợi là 1000 năm (tuổi), tương đương 36 triệu năm ở cõi nhân loại -- cõi người.

Những hiện trạng như già lão, tóc bạc, răng long, mắt mờ, lãng tai, da nhăn, bệnh hoạn thì không hề xảy ra cho chư Thiên này, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ gái lứa mà thôi. Sự bệnh tật đau đớn về thân cũng không có. Vật thực thọ hưởng đều là thượng vị, tịnh thực (thơm tho, tinh khiết). Sự đại tiểu tiện cũng không có nơi cõi trời này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Khi sinh con thì sinh ra từ bắp vế.

Hơn nữa, các cảnh sắc sai biệt trong cói Đao Lợi đều là khả ái, mà tất cả Thiên chúng nam nữ thọ hưởng đó, đều là những Thiên sản. Là thọ hưởng những Thiên lạc, trang phục, trang sức đều là tịnh sắc, cho đến thân thể cũng là Thiên sắc, tức là không hề có những chất uế trược, hôi thúi thảy ra từ 9 cửa như ở cõi người nhân loại chúng ta. Vì thế, khi chư Thiên ở cõi này nếu ngữi mùi nhân loại thì có cảm giác như mùi hôi của xác thú vật bị chết sình.

Chư Thiên cõi này đều có Thiên cung riêng. Hào quang của Thiên cung sáng nhiều hay ít là do phúc thiện nhiều hay ít của mỗi vị Thiên đó. Thiên nam và Thiên nữ ở cõi trời Đao Lợi này cũng có đi tìm tình yêu lẫn nhau, nhưng không có chuyện ganh tỵ tranh giành tình yêu như ở cõi người. Sự ưu buồn đôi khi có xảy ra khi một thiên nữ mất đi người bạn đời của mình -- vị lang quân thiên nam đó đã mãn tuổi thọ, và tái sanh về một nơi cõi nào khác. Tuy nhiên, ở cõi trời Đao Lợi này có một khu vườn tên là Nanda, khu vườn có năng lực hoá giải sầu bi, cũng là nơi giải trí của Thiên nam và Thiên nữ. Mỗi khi một thiên nam hay nữ sắp hết tuổi thọ (1000 năm), thì họ biết trước được, và phát sinh sầu ưu, (hoặc là sầu tư về điều gì khác), khi đó họ có thể đến khu vườn này để giải trí và sự sầu bi sẽ tan biến, tâm sẽ an bình trở lại trước khi họ chết đi  vì mãn tuổi thọ và tái sanh về cõi nào khác.

Ở cõi trời Đao Lợi này có một khu gọi Thiện Pháp Đường. Nơi đây là nơi Thiên Vương của cõi Đao Lợi, hoặc một thiên tử nào đó hiểu biết về đạo lý, Phật pháp đến giảng pháp theo định kỳ cho chư thiên nam nữ ở đây. Mỗi lần có có giảng đạo pháp thì Thiên Vương sẽ dùng chiếc tù thổi lên, âm thanh tiếng tù và sẽ lan toả khắp cõi, các Thiên nam và nữ đều nghe và có thể tề tụ đến giảng đường để nghe pháp. Phật pháp Nguyên thuỷ có Tạng luận đó là Vi Diệu Pháp hay còn gọi là Thắng Pháp. Theo truyền thống Tạng luận cho biết thì Đức Phật Thích Ca đã giảng luận Vi Diệu Pháp tại Thiện Pháp Đường này cho thân mẫu của ngài (từ cõi trời Dạ Ma xuống nghe pháp -- cõi trời Dạ Ma là Cõi thứ 3 trong Dục Giới) và chư Thiên.



(*) Tài liệu lấy từ quyển Chú Giải về Người và Cõi -- Tỳ kheo Thiện Phúc dịch.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#56
(2019-01-11, 07:38 PM)anatta Wrote: Chào Xí Xọn,

Đăng toàn bộ chit tiết các cõi trong Tam Giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới) của nhà Phật thì rất là dài. Để anh tóm tắt sơ lược đôi nét về cõi trời Đao Lợi -- cũng còn gọi cõi Tam Thập Tam Thiên -- có liên quan đến kệ Pháp Cú 48 vừa đăng hôm trước có đề cập đến cõi này.

DỤC GIỚI có 6 cõi.

Cõi trời Đao Lợi (*) là cõi thứ 2 trong Dục giới.

Những ai được tái sanh vào cõi trời Đao Lợi sẽ là những chư Thiên thụ hưởng quả an lạc, thanh nhàn do thiện nghiệp đã tạo ra trong đời sống quá khứ. Các Cảnh trong cõi Đao Lợi đều là cảnh khả ái, khả hỉ. Nam chư Thiên thiên thì có sắc thân trong lứa tuổi 20 và Thiên nữ thì có sắc vóc như lứa tuổi 16 cho đến trọn kiếp sống ấy. Tuổi thọ một kiếp sống ở Đao Lợi là 1000 năm (tuổi), tương đương 36 triệu năm ở cõi nhân loại -- cõi người.

Những hiện trạng như già lão, tóc bạc, răng long, mắt mờ, lãng tai, da nhăn, bệnh hoạn thì không hề xảy ra cho chư Thiên này, chỉ có sự xinh đẹp như trai tơ gái lứa mà thôi. Sự bệnh tật đau đớn về thân cũng không có. Vật thực thọ hưởng đều là thượng vị, tịnh thực (thơm tho, tinh khiết). Sự đại tiểu tiện cũng không có nơi cõi trời này. Thiên nữ không có kinh nguyệt, không có thai bào. Khi sinh con thì sinh ra từ bắp vế.

Hơn nữa, các cảnh sắc sai biệt trong cói Đao Lợi đều là khả ái, mà tất cả Thiên chúng nam nữ thọ hưởng đó, đều là những Thiên sản. Là thọ hưởng những Thiên lạc, trang phục, trang sức đều là tịnh sắc, cho đến thân thể cũng là Thiên sắc, tức là không hề có những chất uế trược, hôi thúi thảy ra từ 9 cửa như ở cõi người nhân loại chúng ta. Vì thế, khi chư Thiên ở cõi này nếu ngữi mùi nhân loại thì có cảm giác như mùi hôi của xác thú vật bị chết sình.

Chư Thiên cõi này đều có Thiên cung riêng. Hào quang của Thiên cung sáng nhiều hay ít là do phúc thiện nhiều hay ít của mỗi vị Thiên đó. Thiên nam và Thiên nữ ở cõi trời Đao Lợi này cũng có đi tìm tình yêu lẫn nhau, nhưng không có chuyện ganh tỵ tranh giành tình yêu như ở cõi người. Sự ưu buồn đôi khi có xảy ra khi một thiên nữ mất đi người bạn đời của mình -- vị lang quân thiên nam đó đã mãn tuổi thọ, và tái sanh về một nơi cõi nào khác. Tuy nhiên, ở cõi trời Đao Lợi này có một khu vườn tên là Nanda, khu vườn có năng lực hoá giải sầu bi, cũng là nơi giải trí của Thiên nam và Thiên nữ. Mỗi khi một thiên nam hay nữ sắp hết tuổi thọ (1000 năm), thì họ biết trước được, và phát sinh sầu ưu, (hoặc là sầu tư về điều gì khác), khi đó họ có thể đến khu vườn này để giải trí và sự sầu bi sẽ tan biến, tâm sẽ an bình trở lại trước khi họ chết đi  vì mãn tuổi thọ và tái sanh về cõi nào khác.

Ở cõi trời Đao Lợi này có một khu gọi Thiện Pháp Đường. Nơi đây là nơi Thiên Vương của cõi Đao Lợi, hoặc một thiên tử nào đó hiểu biết về đạo lý, Phật pháp đến giảng pháp theo định kỳ cho chư thiên nam nữ ở đây. Mỗi lần có có giảng đạo pháp thì Thiên Vương sẽ dùng chiếc tù thổi lên, âm thanh tiếng tù và sẽ lan toả khắp cõi, các Thiên nam và nữ đều nghe và có thể tề tụ đến giảng đường để nghe pháp. Phật pháp Nguyên thuỷ có Tạng luận đó là Vi Diệu Pháp hay còn gọi là Thắng Pháp. Theo truyền thống Tạng luận cho biết thì Đức Phật Thích Ca đã giảng luận Vi Diệu Pháp tại Thiện Pháp Đường này cho thân mẫu của ngài (từ cõi trời Dạ Ma xuống nghe pháp -- cõi trời Dạ Ma là Cõi thứ 3 trong Dục Giới) và chư Thiên.



(*) Tài liệu lấy từ quyển Chú Giải về Người và Cõi -- Tỳ kheo Thiện Phúc dịch.


Bạn Anatta viết về cõi Đao Lợi rất rõ ràng. Rất đáng tán thưởng Thumbs-up4 


Xin hỏi, tôi nghe nói Kinh Thánh cũng có đề cập tiếng Tù Và. Pháp Môn Sư Cô Thanh Hải ở cõi Thứ Hai cũng có tiếng Tù Và. Bạn có biết gì về phương diện này không? 
Hồi Giáo cũng thường nói về cõi có suối nước và mười lăm Trinh nữ.   :handshake_1f91d: Vậy Hồi Giáo và Giáo Phái Sư Cô Thanh Hải này có đồng cõi này với cõi trời Đao Lợi của Phật giáo không? 
Tuy nhiên họ không nói rõ ràng chi tiết như bên PG. 

Mong nghe thêm. Cảm ơn. - KD  :handshake_1f91d:

Tôi mạn phép sao bản này của bạn qua một thread mới làm đề mục tìm hiểu tôn giáo vì không muốn làm loảng thread Kinh Pháp Cú Chú Giải Của Bạn. 

Nhờ bạn trả lời giùm  ở thread mới này. - KD  :handshake_1f91d:
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Reply