Bộ Tư Pháp ủng hộ sinh viên Mỹ gốc Á kiện trường Harvard về Qui Chế
#1
Question 
https://www.nbcnews.com/news/asian-ameri...an-n884316


Đề xuất hủy kỳ thi tuyển sinh trung học ở New York gây tranh cãi 

Chủ nhật, 17/6/2018, 12:11 (GMT+7)

Kế hoạch xét tuyển học sinh trường chuyên dựa trên thứ hạng học tập thay vì kết quả kỳ thi khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á bất bình.

Theo Tân Hoa Xã ngày 14/6, hàng trăm phụ huynh và học sinh, chủ yếu là cộng đồng người Mỹ gốc Á, tụ tập trước Hội đồng Thành phố ở trung tâm Manhattan (New York, Mỹ) hôm thứ bảy, cầm những tấm biển kêu gọi “Giữ lại kỳ thi”.

Họ đề cập đến kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông chuyên (SHSAT). Kỳ thi vốn là yêu cầu bắt buộc khi học sinh muốn vào một trong tám trường trung học công lập chuyên của New York, gồm trường trung học khoa học Bronx, trường trung học kỹ thuật Brooklyn, trường trung học Stuyvesant… Những trường này chuyên đào tạo học sinh có thành tích cao và rất cạnh tranh.

Thị trưởng New York Bill de Blasio công bố trong một bài viết trên Chalkbeat, phương tiện truyền thông giáo dục phi lợi nhuận: "Chúng ta cần loại bỏ SHSAT và bắt đầu lại". Ông gọi việc sử dụng bài kiểm tra chuẩn hóa duy nhất để xác định thành công là “lạc hậu không thể tin nổi”.

Tuy nhiên, nhiều người lập luận kế hoạch của ông nhắm đến thực tế là các trường trung học này có thành phần chủng tộc không đồng đều.

Theo Sở Giáo dục New York, trong năm học 2017-2018, chỉ 10% học sinh đủ điểm vào trường chuyên là người Mỹ gốc Phi hoặc Mỹ Latinh, trong khi người Mỹ gốc Á chiếm 62%.


[Image: BZPpuKL.png]
Phụ huynh biểu tình bên ngoài tòa thị chính nhằm giữ lại kỳ thi SHSAT. Ảnh: Chalkbeat


Thị trưởng đã đệ trình Quốc hội vào ngày 20/4, đề xuất cải cách hệ thống giáo dục trong ba năm. Bắt đầu từ năm 2021, các trường chuyên sẽ xét tuyển dựa trên thứ hạng của học sinh ở trường và toàn thành phố. Một số vị trí được lựa chọn ngẫu nhiên, miễn học sinh có điểm trung bình là 3.7.

Nếu dự luật này được thông qua, học sinh sẽ không có cơ hội thi vào trường chuyên như trước. Đây là thông tin bất ngờ, đánh thẳng vào học sinh gốc Á, nhóm chiếm phần lớn học sinh hiện tại.

Tuyên bố của thị trưởng khiến nữ nghị sĩ Grace Meng, một người gốc Đài Loan, thẳng thắn phản ứng rằng bà cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều người khác nêu quan điểm tương tự.

“Đó rõ ràng là phân biệt chủng tộc, theo ý kiến của tôi. Lý lẽ ở đây là có quá nhiều người châu Á trong các trường này. Bạn không thể trừng phạt học sinh xuất sắc và học hành chăm chỉ”, Angela, bà mẹ có hai con đang học ở trường trung học Stuyvesant cho biết. Cô cũng tham gia vào cuộc biểu tình hôm thứ bảy.

Boaz Weinstein, học sinh tốt nghiệp trường trung học Stuyvesant nói với New York Times: “Tuyên bố của thị trưởng khiến rất nhiều người không hài lòng. Nó làm cho các nhóm thiểu số ở thành phố chúng ta chống lại nhau”.
Reply
#2
https://www.sacbee.com/news/nation-world...80200.html


Xin học trường danh tiếng, người Mỹ gốc Á Châu thường bị thiệt thòi

2 Tháng Chín, 2018

[Image: h1-classentry-titlexin-hoc-truong-danh-t...-thumb.jpg]NEW YORK CITY, New York (NV) – Trong việc xét đơn thu nhận vào một trường trung học danh tiếng, những học sinh người Mỹ gốc Hoa thường bị gạt ra ngoài, không được nhận vào, dù rằng họ có điểm học bạ cao nhất.

Theo AP, các bậc cha mẹ chỉ trích tình trạng mà họ coi là điều không công bằng khi tiêu chuẩn tuyển chọn cũng dựa trên chủng tộc để cho học sinh da đen và Latino được ưu tiên, trong khi con họ bị bỏ qua.

“Tôi luôn nhớ đến sự buồn bã thất vọng của nhiều người bạn, những người có cha mẹ là giới di dân nghèo, rất nghèo, làm việc trong khu Chinatown,” theo ông Lee Cheng, 46 tuổi, một luật sư từng đi kiện để chấm dứt tình trạng này.

Mới nghe qua, người ta cứ tưởng đây là điều đang xảy ra ngày hôm nay, nhưng thực sự đây là vấn đề của hơn ba thập niên trước.

Sự kiện này cũng cho thấy vai trò của cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu trong cuộc tranh cãi không biết khi nào có thể giải quyết được. Và vấn đề không chỉ thấy giữa cộng đồng thiểu số Á Châu với các cộng đồng thiểu số khác, mà cũng có sự bất đồng giữa các nhóm dân trong cộng đồng gốc Á Châu.

Trong thập niên 1980, trường trung học nổi tiếng Lowell High School ở San Francisco, California, đòi hỏi các học sinh gốc Hoa muốn vào học phải có điểm số cao hơn các học sinh da trắng, da đen và hơn cả một số học sinh gốc Á Châu khác, nhưng không phải là người Hoa, để đáp ứng đòi hỏi của một án lệnh, theo đó phải đa dạng hóa học sinh trong trường.

Ông Cheng, người tốt nghiệp từ trường Lowell, thấy đây là điều không công bằng và cũng không hợp pháp. Nhưng khi ông liên lạc với các nhóm tranh đấu dân quyền người Mỹ gốc Á Châu khác, họ không giúp đỡ.

“Những tổ chức này, vốn được coi là thành phần ‘da vàng’ của Tổ Chức Bảo Vệ Người Da Màu (NAACP) và phong trào tranh đấu dân quyền, đều nói rằng họ không thấy có vấn đề gì cả,” theo ông Cheng.

Vấn đề thu nhận học sinh dựa trên tiêu chuẩn chủng tộc từ lâu nay vẫn gây sự chia rẽ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu. Và những người chỉ trích việc này thấy họ thuộc thành phần thiểu số ngay cả trong cộng đồng thiểu số của mình.

Mới gần đây, thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio, hứa sẽ giúp có thêm các học sinh da đen và Latino vào các trường trung học công lập chuyên môn của thành phố, những nơi mà học sinh Á Châu hiện đang chiếm đa số.

Ông Ron Kim, một giới chức dân cử New York, nói rằng người Mỹ gốc Á Châu bị sắp hàng thấp nhất trong thành phần người thiểu số.
“Họ không coi chúng tôi là người thiểu số. Họ chối bỏ chúng tôi. Và chúng tôi phải luôn tự hỏi chính mình: Vậy thì chúng ta thuộc về nhóm nào?” ông Kim nói. (L.Tâm)



http://vietbestforum.com/thread-9126.html
http://vietbestforum.com/thread-7505-pos...l#pid79880
Reply
#3
Thumbs Up 
https://www.nytimes.com/2018/08/30/us/po...rvard.html


08/09/2018 - 08:23:27 


Bộ Tư Pháp ủng hộ sinh viên Mỹ gốc Á kiện trường Harvard về Qui Chế Nâng Đỡ Người Thiểu Số

[Image: harvard.jpg]
Trường Harvard (Getty Images)


HOA THỊNH ĐỐN - Bộ Tư Pháp và chính phủ Trump đã ủng hộ những sinh viên đang kiện trường đại học Harvard University về việc áp dụng Qui Chế Ưu Đãi Người Thiểu Số (Affirmative Action) trong vấn đề tiếp nhận sinh viên. Những sinh viên này nói rằng qui chế đó đã kỳ thị những người Mỹ gốc Á Châu nộp đơn xin vào học tại trường này.

Vụ kiện này có thể có những hậu quả sâu rộng cho việc áp dụng qui chế tại các trường đại học khác trên toàn quốc.

Nhiều năm trước, Affirmative Action đã được ban hành nhằm nâng đỡ người thiểu số mà phần lớn là người Mỹ gốc Phi Châu được vào học theo những tỷ lệ được ấn định. Những người bênh vực luật này nghĩ rằng người thiểu số cần được nâng đỡ vì họ có thể sống trong môi trường không thuận lợi cho việc học hành, như nhà nghèo, sống trong khu lao động, thiếu phương tiện để thăng tiến, v.v..

Thế nhưng một số người da trắng cho rằng qui chế này là một hình thức kỳ thị ngược, vì nó đã khiến cho các sinh viên da trắng không được nhận vào học mặc dù họ đạt được điểm cao hơn những sinh viên gốc thiểu số có điểm thấp.

Những sinh viên gốc Á Châu khác cũng than phiền về qui chế này, vì họ không chắc được nhận vào trường đại học vì tỷ lệ do qui chế đặt ra. Từ đó đưa đến đơn kiện của sinh viên gốc Á Châu tại trường Harvard.

Trong một văn bản công bố ngày thứ Năm, Bộ Tư Pháp ủng hộ những điều mà phía nguyên đơn nói. Đây là một nhóm người Mỹ gốc Á Châu bị trường Harvard bác đơn xin nhập học. Họ lập luận rằng đại học Harvard có thái độ kỳ thị một cách hệ thống đối với họ, bằng cách hạn chế một cách giả tạo số lượng người Mỹ gốc Á Châu hội đủ điều kiện để vào học trường này, nhằm nâng cao số lượng sinh viên hội đủ điều kiện ít hơn thuộc các chủng tộc khác.

Trong văn bản đó, Bộ Tư Pháp nói, “Harvard đã không chịu gánh vác trách nhiệm khó khăn của trường, để cho thấy rằng việc họ dùng chủng tộc là không gây ra sự kỳ thị chủng tộc bất hợp pháp đối với những người Mỹ gốc Á Châu.”

Bộ Tư Pháp nói rằng Harvard “sử dụng cách đánh giá cá nhân mơ hồ, làm hại cho cơ hội nhập học của người Mỹ gốc Á Châu, và có thể bị nhiễm sự thiên vị chủng tộc; tham gia vào việc quân bình chủng tộc bất hợp pháp; và chưa bao giờ nghiêm túc xem xét những cách lựa chọn thay thế có tính cách trung lập về mặt chủng tộc, trong hơn 45 năm Havard sử dụng chủng tộc để đưa ra những quyết định về việc tiếp nhận sinh viên vào học.”

Chính phủ nói rằng các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đòi những trường đại học nào xem xét chủng tộc trong việc tuyển sinh đều phải đáp ứng một số tiêu chuẩn. Những trường đó phải xác định các mục tiêu liên quan đến sự đa dạng của họ, và phải cho thấy rằng họ không thể đáp ứng những mục tiêu đó mà không dùng chủng tộc làm một yếu tố trong những quyết định tiếp nhận sinh viên.

Bộ Tư Pháp lập luận rằng Harvard không giải thích đầy đủ về việc chủng tộc được bao gồm như thế nào trong những quyết định tuyển sinh của trường, bỏ ngỏ khả năng là trường đại học này đang vượt ra khỏi những điều luật pháp cho phép.

Trong một văn bản vào ngày thứ Năm, Bộ Tư Pháp nói, “Harvard đã không cho thấy được rằng nhà trường không kỳ thị một cách bất hợp pháp đối với những người Mỹ gốc Á, Châu.”

Một nhóm hành động chống khẳng định, được gọi là Students for Fair Admissions (Các Học Sinh Vì Tuyển Sinh Công Bằng) đã nộp đơn kiến đại học Harvard. Vụ kiện được coi là một cuộc trắc nghiệm để xem một nỗ lực kéo dài trong nhiều thập niên, của các chính trị gia bảo thủ và những người ủng hộ, nhằm thu hồi các các qui chế nâng đỡ người thiểu số, cuối cùng sẽ thành công hay không.

Sự thúc đẩy đó nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ Tổng Thống Trump. Trong tháng Bảy, Bộ Giáo Dục và Bộ Tư Pháp nói rằng chính phủ đang từ bỏ các chính sách dưới thời ông Obama đề nghị các viện đại học coi chủng tộc là một yếu tố trong việc đa dạng hóa các trường của họ, và thay vì vậy sẽ giành ưu tiên cho việc tuyển chọn sinh viên mà không dựa vào chủng tộc.

Trong năm nay, Harvard tiếp nhận chưa tới 5 phần trăm trong tổng số những người nộp đơn xin vào. Viện đại học này nói rằng cuộc phân tích của họ đã không tìm thấy chuyện kỳ thị.
Reply