GÓP NHẶT HOA THƠM.
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ NHÂN QUẢ

DÙNG SÚNG BẮN VÀO CHÙA
Chuyện này do anh Nguyên, phó viện trưởng đại học Tây Nguyên và Đại Học Tổng Hợp kể tại sân thượng Việt Nam Phật Quốc Tự - India, khi đoàn đang uống trà vào lúc 16 giờ 30 ngày 12 tháng 11 năm 2010.
Vào những năm 1977-1978 Tây Nguyên vẫn chưa yên hẳn vì mặt trận Fulro và 1 số lính cách mạng vẫn còn đang hoat động. Sau thời kỳ chiến tranh một số lính đi tuần, mỗi khi đi ngang qua chùa miếu là các anh hay xả đạn bắn bừa vào chùa chiền nơi linh thiêng, một phần là do thú vui, một phần vì sợ có kẻ núp trong đó. Một số sĩ quan chỉ huy có tâm khuyên không nên bắn súng vào những nơi linh thiêng tâm linh đó, khi được khuyên thì các chú lính trẻ cũng dạ dạ vâng vâng… nhưng khi không có các cấp trên đi chung thì họ vẫn xả súng bắn vào chùa, miếu, bắn rồi cười đùa rồi cho đó là chỗ thờ Phật, Trời mê tín dị đoan.
Sau khi mặt trận Fulro ở Tây Nguyên hoàn toàn tan rã, các chú lính này được trở về đời sống thường dân, một số thì được thăng chức, một số thì được cử vào các công sở ban nganh khác. Khoảng 10 năm sau, anh Nguyên nhớ lại những đồng đội, anh đến thăm họ. Than ôi, từng người lần lượt đã chết trong những tai nạn thảm thiết không sao ngờ đến được, nhắc đến rất đau lòng. Ông bà xưa đã dạy nhân nào quả đó, gieo gió thì gặp bão.

PHÁ ĐÌNH CHÙA MIỄU BỊ CHẾT THÊ THẢM.

Câu chuyện này được kể vào lúc cùng đoàn các nước uống trà ngắm hoàng hôn tại Việt nam Phật Quốc Tự - India vào lúc 10 giờ ngày 12 tháng 11 năm 2010.
Anh Hùng sinh ra và lớn lên tại Hà nội, anh đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử nơi đất Thăng Long nghìn năm này. Sau khi Hà Nội được giải phóng, một số người đã hiên ngang đập phá chùa chiền, những nơi tôn nghiêm thờ phượng, họ còn chiếm luôn đất chùa làm của riêng. Rồi năm tháng trôi qua, anh Hùng đã quan sát thật kĩ những con người một thời đã từng tham gia đập phá chùa chiền, tất cả điều bị chết trong những tai nạn thật khủng khiếp. Tai nạn xảy ra hết sức lạ lùng mà mọi người không ngờ là như vậy.
Như có người đi qua cầu thì bị gãy, rồi bị cây nhọn đâm chết giống như cá bị đâm để nướng. Cây cầu này hằng ngày có hàng trăm người qua lại mà chẳng có ai bị chết, chỉ có anh này đi qua thì lại xảy ra tai nạn kinh hoàng như vậy.
Còn những người chiếm đất chùa đem bán cho kẻ khác kiếm được rất nhiều tiền cuộc sống trở nên giàu có phong lưu thì một ngày kia như thường lệ họ đi tập thể dục, bách bộ trên hè phố, không biết vì lí do gì có một chiếc xe tải mất tay lái lao lên trên hè phố cán chết 2 ông bà đứt cả đầu, nhưng thân thể vẫn còn nguyên vẹn không bị gì hết. Gia đình này lại phải gánh chịu thêm một bi kịch nữa, tang lễ bố mẹ chưa xong thì con cái của ông bà này vì tranh giành của cải tài sản mà đánh nhau dữ dội khi quan tài chưa được an táng. Những người dân ở gần nhà thì cho rằng họ phải trả quả báo trong đời này không cần đến đời sau vì gây quá nhiều nghiệp quả, nhất là việc đi chiếm đất chùa rồi bán.

TRẢ NGHIỆP SÁT SANH
( Lời kể của Ni Sư Giác Liên, Trụ trì chù Phước Hải, Vĩnh Long)
Năm 1958, có cậu Hiếu bị tật bẩm sinh, mặt đưa ra phía sau lưng, đầu lắc lư, tay chân cong quẹo không đi được, bò lết tại chợ Trà Vinh ăn xin. Lạ một điều là ngày nào cậu cũng khóc la: Bà con ơi, đừng sát sanh! Tôi là con bò nè …! Người ta giết tôi, dòng họ tôi chết hết rồi … Tiếng khóc của cậu rống lên như bò bị thọc huyết.
Rất nhiều người biết lai lịch của cậu Hiếu. Ông nội của cậu ở Ba-si, Ba-xe thuộc tỉnh Trà Vinh chuyên nghề làm thịt bò bán ở chợ, giàu có dư ăn. Có một ngày ông cột con bò cái định khuya làm thịt, mai bán chợ sáng. Ngay đêm hôm đó ông mơ màng thấy người đàn bà đến khóc nói: xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết.
Đêm ấy ông thấy hiện tượng ấy 3 lần, ông nói cùng vợ. Bà khuyên ông không nên làm thịt con bò này, nhưng ông không nghe. Khuya hôm đó, như thường lệ, ông đập đầu con bò. Con bò này la lớn hơn những con bò trước, nó chống cự, giãy giụa đến đứt dây thừng, và đến khi gần chết, đầu nó cứ mãi lắc lư.
Cũng ngay đêm hôm đó, con dâu ông sinh đứa cháu nội trai dị tật: sứt môi, mắt lộ, đầu quay ra sau lưng, chân lại ở trước. Ông lo chạy chữa thuốc thang cho cháu tốn hao cả tài sản vẫn không hết. về phần gia đình ông thì cả nhà mang trọng bệnh kỳ lạ, sau đó chết hết. Tôi nghiệp đứa bé chỉ mới mười tuổi dị tật phải đi ăn xin, đầu cứ lắc lư, không quên tự xưng mình là Bò.

ÂM MƯU CHIẾM DỤNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI
( Lời kể của Ni Sư Giác Liên, Trụ trì chùa Phước Hải, Vĩnh Long
)
Ông Bảy là người giàu có ở Trà ôn. Đất của ông cò bay thẳng cánh. Ông góa vợ từ lâu, thường ra chợ Trà Ôn, kết thân cùng ông Tỷ bán tạp hóa. Ông Bảy thích vợ ông Tỷ, ông Tỷ biết ý ông Bảy nên bàn với vợ : “Ông Bảy đã 80 tuổi rồi, chẳng sống bao lâu, nếu em là vợ của ông ấy, khi ông ta chết, tất cả tài sàn của ổng sẽ là của em…”
Lúc đầu vợ ông Tỷ không thuận, nhưng vì chồng thiếu nợ ông Bảy quá nhiều, nên bà quyết định tạm xa chồng con một thời gian … để thực hiện mưu này.
Ông bà Tỷ đã thỏa thuận xong, sau đó lập mưu kế ra tòa ly dị. Tòa xử Bà Tỷ được chia gia tài là tiệm tạp hóa và có trách nhiệm nuôi con. Ông Tỷ thì được số tiền lớn và có cuộc đời tự do.
Như mưu kế đã lập, sau khi ly dị ông Tỷ, bà Tỷ được ông bảy cưới chính thức làm vợ. Đám cưới tổ chức rất linh đình, đãi tiệc suốt ba ngày ba đêm, lớn nhất Trà Ôn. Mời cả chính quyền địa phương tham dự. Bà con hàng xóm đi xem đám cưới rất đông, vì người đàn bà tái giá đặc biệt chỉ 40 tuổi lấy ông chồng giàu 80 tuổi.
Cưới được vợ, Ông Bảy phấn khởi hủy luôn số tiền mà ông Tỷ nợ trước kia. Bà Tỷ còn nói với ông Bảy là trả lại tiệm tạp hóa cho ông Tỷ để ông nuôi con, Bà có tự do hạnh phúc với ông Bảy.
Bảy ngày sau, thật không ngờ, bà Tỷ trúng gió chết. Mới đám cưới tiếp tục đám tang.
Tang lễ cho bà Tỷ xong, ông Bảy bắt đầu kiện ông Tỷ để lấy lại tiệm tạp hóa, vì ông Bảy bây giờ là chồng chính thức trên danh nghĩa của bà Tỷ. Tòa xử ông Bảy thắng kiện. Ông Bảy đến đến chợ Trà Ôn lấy lại tiệm tạp hóa, đuổi ông Tỷ ra ngoài!
Ông Tỷ mưu khá sâu nào ngờ sự việc đảo ngược, khí uất trào dâng, mất vợ mất luôn cửa tiệm, cha con lang thang khổ sở không có mái nhà che thân. Ông loạn tâm thần, lâu lâu lại đến đạp cửa tiệm tạp hóa và miệng nói nhảm mãi câu chuyện cùng vợ mưu tính của mình. Ông Tỷ cười khóc trong cơn điên loạn, và xin ăn tại chợ Trà Ôn cho đến khi chết. Câu chuyện quả báo này, vẫn còn được nhắc đi nhắc lại tại địa phương cho đến ngày nay.


SƯU TẬP DA THỊT
Truyện này do chị Nga kể lại tại sân thượng VNPQT vào ngày 12/11/2010.
Chị làm việc trong một bệnh viện ở Hà Nội. Chị nhớ rất rõ, có một vị bác sĩ T. rất nổi tiếng, vị bác sĩ này chuyên ghép da mặt người này sang người khác rất thành công. Ông hay có thói quen là rất thích đi lột da của các trẻ sơ sinh đã chết hoặc những người đã chết. Ông tẩm thuốc rồi đem vào phòng lạnh để khi nào có người cần thì ông ghép, nhưng phải trả cho ông một số tiền hậu hĩnh, nhờ vậy ông có rất nhiều tiền và nhiều người biết đến không những ở Việt Nam mà nổi tiếng khắp nơi trên thế giới.
Gia đình ông sống rất hạnh phúc. Ông có được 1 đứa con gái vừa đẹp lại thông minh cũng nổi tiếng ở Hà Nội. Lúc Cô bé mới 13 tuổi chưa biết yêu là gì vậy mà không biết bao nhiêu chàng trai lớn nhỏ săn đuổi, tán tỉnh và chọc ghẹo. Một hôm trên đường đi học về nhà, cô bị một đám thanh thiếu niên chặn đường trêu ghẹo. Cô hốt hoảng định bỏ chạy thì trong đám có một thanh niên tạt vào mặt cô một chai axit, cô đau đớn bỏ luôn tập sách ngoài đường chạy khắp nơi trong làng kêu cứu. Dân làng nghe tiếng cầu cứu vội chạy tới xem thì bọn thanh thiếu niên kia đã trốn đi đâu hết. Thấy vậy bà con dân làng gọi xe đưa cô bé đến bệnh viện cấp cứu. Vào phòng cấp cứu các y tá, nhân viên làm trong bệnh viện mới phát hiện đó là đứa con gái duy nhất của vị bác sĩ T. đang nổi tiếng ở Hà Nội, cho nên tất cả nhân viên bác sĩ chăm sóc cô bé rất tận tình, sau đó thì gọi điện báo tin cho vị bác sĩ đó biết. Khi ông đến nơi, thấy con gái mình bị phỏng quá nặng ông chết lặng cả người, lập tức ông đưa con mình vào phòng đặc biệt, đem những tấm da tốt nhất mà ông gìn giữ từ lâu để ghép cho con gái mình. Việc cấy ghép không thành công lắm vì có chỗ ghép được còn có chỗ không thành, thế là ông đưa con gái mình đến những bệnh viện Âu Mỹ để chữa trị, mất rất nhiều thời gian và tiền của, nhưng con gái ông không thể bình phục được như xưa, nhất là tinh thần, cô bé sống trong nỗi sợ hãi, lo âu, trầm mặc. Hằng ngày cô bé phải gánh chịu từng cơn đau đớ
n do những nơi cấy ghép da mới mà không biết là da của ai thay vào.
Có thể nói đó là một tai nạn to lớn đã đến với vị bác sĩ nổi tiếng ấy.

6 NGƯỜI CON GÁI CỦA VỊ LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO
LÀM NGHỀ BÁN MÌNH

Chuyện này do cô Diệu An ở Pháp kể lại, nhân dịp phái đoàn tu tập ở Việt Nam Phật Quốc Tự - India từ ngày 01/11 đến 01/12/2010. Cô kể vào lúc 13h ngày 06/11/2010 tại VNPQT.
Sau ngày 30/04/1975 gần nhà cô Diệu An ở Phú Nhuận Sài Gòn, có Một gia đình sống kín đáo nhưng họ rất phong lưu. Gia đình có sáu người con gái đều đẹp và học giỏi. Sáu cô học một ngôi trường mà trước ngày 30/04/1975 chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện gửi con mình vào học, vì học phí rất cao, học phí đối với một học sinh còn cao hơn một viên chức hạng trung bình. Có thể nói gia đình họ phải có một gia tài lớn lắm !
Vào thời đó trai gái được đi học trường Tây nằm ngay trung tâm Sài Gòn có thể xem là người giàu có và có đạo đức. Những trường này nổi tiếng về cách đào tạo giáo dục khá kỹ lưỡng và chu đáo được chính phủ Pháp tài trợ từ lớp 1 đến 12, sau khi học sinh học xong trường này ra tìm việc rất dễ dàng vì các công ty luôn săn đón và mức lương cũng khá cao, còn học sinh nào học xong muốn tiếp tục con đường học tập thì đi ra nước ngoài học cao hơn. Phần lớn những người du học đều thành công tốt đẹp, chứ ít có ai học xong các trường này ra mà thất nghiệp cả. Học xong trường này bằng cấp rất có giá trị ở các nước Tây phương cũng như tương đương với bằng cấp của nước Pháp mà không cần phải thi lại.
Trở lại câu chuyện 6 người con gái gần nhà cô Diệu An. Khi cha các cô bị phát hiện là linh mục của nhà thờ ở Biên hòa Đồng Nai. Sự việc đó có một thời gian gây chấn động ầm ĩ ở Sài Gòn và vùng Biên Hòa, các con chiêng trong Đạo đã quyết liệt tố cáo và đòi trục xuất vị linh mục đó. Thế rồi nhờ sự khéo léo của giáo hội và tòa thánh, lần lần câu chuyện ấy cũng trôi vào lãng quên, 6 cô con gái chỉ sống với mẹ mà không thấy mặt cha, từ đó mọi người càng chú ý đến 6 cô hơn. Mỗi ngày mỗi cô càng lớn thì càng xinh đẹp hơn, cho nên thu hút rất nhiều chàng trai…Nhưng rồi mọi người trong xóm đều bàng hoàng kinh ngạc khi biết 6 cô này đều làm nghề bán mình hay người dân quê thường gọi là làm đĩ mà xã hội Việt Nam bao đời rất khinh khi. Câu chuyện thương tâm này mỗi ngày mỗi lan rộng và mọi người cứ bâng khuâng tự hỏi, với trình độ, trí thức như vậy thì nguyên nhân nào thúc đẩy 6 cô gái đi vào con đường mà chẳng ai muốn vào. Có phải đây là định luật nhân quả cha mẹ làm các con phải gánh chịu
?


PHÍ PHẠM ĐỒ ĂN TRẢ NGHIỆP CHẾT ĐÓI

Chuyện này do chị Lê Thị Hoa trong phái đoàn của Úc kể lại. Đây là chuyện có thật xảy ra ngay trongchính gia đình chị. Những kỉ niệm từ khi chị mới 4 tuổi cho tới nay chị nhớ rất rõ mặc dù đã gần 50 năm trôi qua, nhưng sự thật về những câu chuyện nhân quả xảy ra trong gia đình chị thì không bao giờ phai nhạt. Chị kể lại mà thỉnh thoảng ngưng lại vì đôi dòng nước mắt cứ tuôn chảy, có lẽ vì những nghiệp báo thương tâm xảy ra trong gia đình chị năm xưa.
Nhà chị có 6 anh em, 2 trai , 4 gái. Gia đình vừa đủ sống không thiếu thốn chi hết. Ba chị thường đi làm về trễ, nhiều lúc ba chị bị bạn bè rủ đi nhậu tới khuya mới về, thế là đồ ăn do má chị để lại cho ba hôm sau đều bị ôi thiu, vì thời đó nhà chị chưa có tủ lạnh nên đồ ăn không thể để lâu được. Mỗi khi đồ ăn để lại bị ôi thiu má chị phải đem đi đổ với vẻ mặt buồn phiền, khi đổ má chị thường kêu lên “trời ơi…trời ơi” rồi đổ. Cử chỉ hành động này kéo dài nhiều năm nhiều tháng. Sau khi chị lớn lên thì gia đình ly tán, ba thì đi lấy vợ khác có thêm 7 người con, cuộc sống với má mới và 7 người con vô cùng vất vả, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, đời sống nghèo đói hiện ra rất rõ ràng trên từng khuôn mặt mỗi người trong gia đình. Lúc đó, chị mới 19 tuổi mà phải bước chân vào đời làm thuê, làm mướn để kiếm sống, dành dụm được chút ít nhưng thấy hoàn cảnh của ba thiếu thốn trăm bề nên chị cầm lòng không đặng, dù không có nhiều tiền nhưng chị vẫn âm thầm giúp đỡ ba, nhưng phải thật khéo léo vì sợ dì và mấy đứa con làm khó Ba. Mỗi tuần chị đều mua thịt, gạo đến cho Ba, lần nào đến thăm chị đều cho ba chị 20 đồng, má mới 30 đồng để dì khỏi phân bì. Nhưng khi Dì quay mặt đi thì chị nhanh tay nhét vào túi ba thêm 50 đồng nữa, phòng hờ khi Dì có lấy của Ba 20 đồng thì Ba vẫn còn 50 đồng mà xài. Thỉnh thoảng các anh em than đói nhà không còn gạo, thế là chị phải sang nhà bên mượn đỡ để anh em sống tạm qua ngày. Cuộc sống túng thiếu của gia đình ba chị mỗi ngày trầm trọng hơn không thấy dấu hiệu khá lên. Một hôm chị đến thăm ba thì thấy ba đang nhai các mắt mía của người ta bỏ. Chị hỏi tại sao ba lại ăn những thứ này? Ba chị đáp ăn để sạch miệng. Sau này chị mới biết vì quá nghèo đói nên ăn mắt mía mà sống qua ngày. Cuối cùng ba chị chết trong cảnh nghèo đói thật đau khổ!
Má chị thường nói có lẽ lúc trước đồ ăn để cho ba mày ổng không ăn làm cho ôi thiu rồi đổ đi cho nên bây giờ phải trả quả báo chết trong sự nghèo đói. Chị kể tới đây thì khóc sụt sùi trong khi xe đang chở phái đoàn trên những đoạn đường gồ ghề của xứ Ấn. Chị nói thêm về người anh thứ 2 của chị cũng bị nghèo đói, bệnh tật chết trong nỗi cô đơn vì tính bỏn xẻn với chính gia đình và các người khác. Anh thứ 2 rất thông minh, bặt thiệp khó ai trong gia đình chị sánh bằng. Sau khi lập gia đình, anh làm ăn rất khá, tiền của dư dả xây cất nhà cửa khang trang 5, 6 lầu. Tiền bạc vô như nước thế mà anh chưa bao giờ giúp đỡ ba má hay anh em trong gia đình dù đang gặp khó khăn, không ai có thể ăn được của anh dù 1 đồng. Anh chỉ biết gom góp của người khác cho mình và gia đình anh, anh không cần quan tâm đến đau khổ của ai cả. Tuy anh rất giàu có, nhưng cái gì có lợi thì anh tìm cách đưa về cho gia đình Anh, dù đó là anh em ruột hay bất cứ người nào khác, không bao giờ anh biết giúp đỡ dù chuyện nhỏ nhặt. Đối với mọi người anh đối xử rất tệ hại. Càng kể chị càng thấy đau lòng cho 1 con người đặc biệt này.
Ngay khi ba chị chết anh tự động đến trại hòm và tự đặt mua hòm loại tốt nhất, đẹp nhất để về lịm ba nhưng anh lại bắt chị trả tiền. Chị không đồng ý và chỉ lấy loại hòm hạng nhì, chị chấp nhận trả tiền. Đến khi làm đám cho ba, anh gọi thợ chụp hình đến để chụp ảnh cũng nói chị trả tiền. Lần này chị không trả thì anh lại có cử chỉ hành động không hay. Những năm 1978 tình hình kinh tế đất nước Việt nam còn nhiều khó khăn, mặc dù thời điểm ấy anh rất giàu, tiền của dư thừa nhưng anh không bao giờ giúp đỡ ai kể cả anh em trong gia đình mình. Sau khi chị vượt biên sang nước Úc vật lộn với cuộc sống đất khách quê người không ai thân quyến, suốt 25 năm sống ở xứ người, đời sống từ từ ổn định. Khi chị trở về lại Việt nam sau 25 năm xa cách, nhìn đất nước đổi thay chị thấy lòng vui vui. Những con người trước kia rất nghèo thì nay đã trở nên giàu có cuộc sống ổn định ấm no.Nhưng người anh thứ 2 của chị năm xưa giàu có thì nay lại trở thành một người không mái nhà che thân vì nhà cửa tiền bạc của anh đã bị vợ anh cướp đoạt và đuổi anh ra khỏi nhà.
Chị về tìm những người thân năm xưa, tìm nhiều nơi hỏi nhiều người mới biết anh thứ 2 đang nằm nhà thương vì bị bệnh lao thời kì thứ 3. Gặp được mặt chị anh khóc nức nở như một đứa trẻ con mất mẹ. Anh nói với chị bây giờ anh mới thấy quả báo của đời người, đúng là quả báo nhãn tiền xảy ra ngay trong gia đình anh.


ĂN HIẾP VÀ CƯỚP CỦA HÀNG XÓM

Có một gia đình khá đặc biệt dữ tợn gần nhà chị, không thấy mặt mũi chồng bà đâu cả chỉ biết bà có 2 gái, 5 trai, đứa nào cũng ngang ngược hung dữ như bà. Chị còn nhớ khi còn rất nhỏ chị đang làm con cá thì bà đi ngang mắng con gái gì mà không biết làm cá, đồ hư quá…Chị rất ngạc nhiên, tự nhiên bị bà này mắng chửi vô cớ. Ở trong xóm người nào cũng bị bà bắt nạt, la mắng. Ai cãi lại thì bà cùng mấy đứa con hung dữ kéo tới hành hung, chửi bới, quấy rầy, kể cả đe dọa với nhiều hình thức khác nhau. Chị đã chứng kiến nhiều lần bà và đám con bà đã dùng dao, mã tấu kiếm người khác mà gây sự. Phần lớn mọi người điều muốn có cuộc sống bình yên, kiếm cơm lo cho gia đình nên cắn răng nhẫn nhịn với hành động ngang ngược thô bạo của bà. Nếu sống độc thân không có gia đình thì mọi người đã lên tiếng và phản kháng lại với bà và mấy đứa con rồi. Lúc đó chị nghĩ bà này và mấy đứa con có ngày cũng lãnh quả báo cho sự ngang tàng hung dữ của mình.
Chị nhớ rất rõ mấy người chở củi từ miền Tây lên đậu gần nhà bà, bán xong phải trả tiền cho bà và mấy đứa con, những người mua củi cũng phải trả như vậy, bà gọi đó là tiền hoa hồng. Người bán người mua cũng phải trả tiền hoa hồng cho bà vì bà đã đút lót tiền bạc cho công an, cảnh sát, chính quyền địa phương nên bà và mấy đứa con tự tung tự tác lộng quyền như vậy. Sự lộng hành của bà chỉ được 6 năm thì bà qua đời, nguyên nhân cái chết cũng thê thảm không được bình thường. Thế là sau cái chết của bà, những thảm kịch lại từ từ xảy ra trong gia đình của bà sau năm 1975. Mọi người vượt biên, bà tìm cách chiếm đoạt đất đai nhà cửa để giành cho con út bà ở, còn nhà chính thì bà cho con thứ 2 bà ở, mấy đứa còn lại thì có vợ con đùm đề phải ở nhà thuê. Thế là mấy đứa kia hợp lại yêu cầu 2 thằng kia phải bán 2 căn nhà để chia tài sản nếu không bán bọn nó sẽ cầm dao mã tấu tới xử lý. Còn mấy đứa dâu và con cháu thì đem bà ra nguyền rủa, sao bà có thể phân chia không đồng đều công bằng như vậy…Thằng út là khôn lanh nhất nó tìm cách bán căn nhà rồi chờ nửa đêm nọ nó dẫn vợ con trốn đi nơi khác sinh sống nên không bắt nó phân chia tài sản được. Chỉ còn thằng thứ 2 nên mấy thằng kia tập trung bắt nó phải bán ngay không để nó trốn đi như thằng út được. Ba đứa qua nhà hàng xóm nhờ đến làm chứng là căn nhà kia là tài sản chung của gia đình họ, nhưng trong xóm không 1 ai dám đứng ra làm chứng vì sợ liên lụy trả thù, trả oán.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, thằng thứ 2 cũng tìm cách đúc lót chính quyền và cũng bán được căn nhà rồi cùng vợ con trốn đi biền biệt không ai biết tin tức. Mấy đứa còn lại không lấy được đồng nào từ 2 căn nhà đó nên cùng nhau chửi bởi nguyền rủa bà không lời nào tả xiết. Thời gian trôi đi đời sống của họ càng ngày càng túng thiếu đói khổ, và cuối cùng con cháu của bà có đứa phải mang tù tội, bị giam cầm, gia đình tan nát, có đứa thì bị tai nạn giao thông, rồi lại tật nguyền.
Đó là quả báo hiện tiền ngay trong thời hiện tại mà chị đã chứng kiến theo dõi gần 12 năm.

HỐT VÀO MÀ KHÔNG CHO RA
Sau đây là câu chuyện sự thật 100 phần trăm xảy ra ở tu viện miền Trung Việt nam, được một người tin nhân quả và tin Phật kể lại.
Có một ni sư lớn tuổi, cũng có thể gọi là sư Bà. Sư Bà tu khá lâu nên được mọi người biết và ngưỡng mộ. Sư Bà này rất tự hào là mình dòng dõi vua chúa, tôn thất, tôn tằng tôn nữ… Bà rất bặt thiệp thông minh, cho rằng mình học cao hiểu rộng hơn mọi người. Bà được mọi người cung phụng hầu hạ nên được rất nhiều người biếu tặng thức ăn và những đồ cao cấp. Ai biếu tặng bao nhiêu bà cũng nhận và đem cất vào phòng làm của riêng, chưa bao giờ bà cho chúng trong chùa một hộp sữa, một chai nước tương hay một hũ chao… Thỉnh thoảng bà gọi con cháu đến chơi và đưa đồ người ta biếu Bà và kêu đem về nhà. Lấy hoài mấy đứa cháu Bà cũng ngại nên người nhà và con cháu chỉ lâu lâu mới ghé thăm thôi. Một điều nữa vô cùng quan trọng, bà đợi đến trưa mọi người không ai để ý, bà nhờ người kêu mấy người thương nhân ở dưới chợ lên để bán những đồ biếu tặng. Có người ngại đồ cúng của chùa nên không mua hoặc từ chối. Nhưng cũng có một số người vẫn mua vì giá quá rẻ. Bà có đủ loại đồ cao cấp như sữa Ensure do nước ngoài sản xuất dành cho người già giá trên 200.000 đồng, vậy mà bà chỉ bán vài chục ngàn một lon lấy tiền để dành. Mỗi bữa ăn bà được thị giả bưng vào phòng riêng một mâm thức ăn đầy đủ, vậy mà ngày nào bà cũng chạy ra phòng ăn của đại chúng lấy thêm thức ăn. Mọi người đều thấy ngạc nhiên nhưng không ai dám nói vì sợ bị sư bà trừng phạt. Sự việc kéo dài khá nhiều năm ngày nào cũng vậy, đồ ăn do chị hậu cần đem lên ăn không hết để thừa, nhưng ngày nào bà cũng phải lấy thêm. Ăn không hết bà đem phơi khô để dành. Nhiều quá hôi thúi không có chỗ để, lâu lâu bà đem ra thùng rác đổ. Việc này có rất nhiều người tận mắt chứng kiến, nhưng không ai dám nói. Tuy được chăm sóc rất chu đáo, quà người ta biếu cũng khá nhiều, nhưng tình hình sức khỏe của sư bà ngày càng yếu đi, đúng là hốt vào nhiều mà không chịu cho ra nên trái với quy luật tự nhiên hay có thể nói là quả báo .
Nhiều đệ tử thân thích thấy bà ốm quá sức khỏe không tốt nên gửi tiền thêm cho chị nấu bếp để làm thêm vài món đặc biệt để Sư Bà ăn có sức khỏe. Không bao lâu, việc đó sư bà phát hiện, vì mỗi bữa ăn có những món lạ. Bà cho người gọi chị nhà bếp lên hỏi mới biết những món đó chỉ nấu riêng cho Sư bà dùng. Bà đề nghị chị nhà bếp không được nấu nữa, vì Sư Bà sợ phải trả thêm khoản tiền. Hiểu ý nên chị nhà bếp thưa Sư Bà yên tâm, tất cả các món nấu cho Sư Bà đã có người tài trợ. Nhưng bà vẫn không chịu, vì Sư Bà nghi ngại sợ phải trả thêm tiền. Không biết vì sao tiền của thì nhiều nhưng sức khỏe của Bà ngày một yếu đi, bà không bao giờ chia sẻ hay giúp đỡ kẻ khác dù là ai, trừ dòng họ bà con thân yêu của Sư bà mà thôi.
Câu chuyện hốt vào mà không cho ra còn nhiều đoạn hấp dẫn, có dịp có thêm tin tức xác thực, chúng tôi sẽ kể tiếp vì cuộc đời của Sư Bà chưa kết thúc.


CON ĐƯỜNG SÁNG
(SỰ THẬT NHÂN QUẢ)

Thích Huyền Diệu[Image: modify_inline.gif]
Reply
... mấy chuyện trả nghiệp này thì chị kể từ từ thôi chị Rau Sam ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ... mỗi lần một chuyện người đọc mới có thì giờ suy nghiệm ... chị kể một hơi là thiên hạ hoảng sẽ tìm cách để quên thì không học được gì ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ... chi mới đọc lại gia phả thì thấy Hòa-thượng Hải-triều chùa Từ Hiếu có lần cắt nghĩa: "Trong thế-gian có tam-giáo. Nho-giáo chủ-trương sanh-sanh; Lão-giáo trường-sanh và Phật-giáo vô-sanh." ... ngộ chị hah ...
Reply
(2021-09-23, 03:55 AM)schi Wrote: ... mấy chuyện trả nghiệp này thì chị kể từ từ thôi chị Rau Sam ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ... mỗi lần một chuyện người đọc mới có thì giờ suy nghiệm ... chị kể một hơi là thiên hạ hoảng sẽ tìm cách để quên thì không học được gì ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ... chi mới đọc lại gia phả thì thấy Hòa-thượng Hải-triều chùa Từ Hiếu có lần cắt nghĩa: "Trong thế-gian có tam-giáo. Nho-giáo chủ-trương sanh-sanh; Lão-giáo trường-sanh và Phật-giáo vô-sanh." ... ngộ chị hah ...

Hỏng có thì giờ  Schi ơi.Rán coi một  lần dùm đi .Coi dài mới phê . Vô sanh là giãi thoát đó em, không còn tái sanh lại ở cỏi nào  hết. Còn sanh sanh, trường sanh là còn luân hồi tới lui trong các cõi, đường dài thăm thẳm, đi hoài, nhọc nhằn lắm em ơi.
Reply
(2021-09-23, 07:15 AM)Rau Sam Wrote: . . . Vô sanh là giãi thoát đó em, không còn tái sanh lại ở cỏi nào  hết. Còn sanh sanh, trường sanh là còn luân hồi tới lui trong các cõi, đường dài thăm thẳm, đi hoài, nhọc nhằn lắm em ơi.

... chị giỏi ... mai mốt thấy gì lạ phải chạy vô hỏi chị mới được!
Reply
(2021-09-23, 09:46 AM)schi Wrote: ... chị giỏi ... mai mốt thấy gì lạ phải chạy vô hỏi chị mới được!

Đừng khen mà té hen, chị còn là học trò thôi. Vô thử lớp học Nguyên thủy zoom chị đăng ở trên coi em có thích không?
Reply
Trong thế gian có tam giáo, vậy Thiên Chúa giáo là cái gì sanh ?

🤔

PG vô sanh thì sao có trên đời?
hiện diện trên đất ??
Reply
NHẤT  THIẾT  DUY  TÂM  TẠO.

Thiền Sư Viên Minh.

"Nhất thiết duy tâm tạo" không có nghĩa là tâm tạo ra hết, từ núi non đến trăng sao gì cũng tâm tạo ra.
Không phải vậy.
Mà nhất thiết duy tâm tạo nghĩa là THÁI ĐỘ của mình đối với cái thực tại mình đang đối mặt hằng ngày này.
Niết Bàn hay địa ngục đều là thái độ của mình đối với cái thực tại này.
Không phải là chúng ta làm cái gì đó để đi đến một cái niết bàn nằm ở đâu đó. Không phải như vậy.
Ở đây là Niết Bàn hoặc ở đây là địa ngục hoặc ở đây là súc sanh, ở đây là ngạ quỷ hay thiên đàng.
Nếu chúng ta ở đây và bây giờ có một cái tâm sáng suốt hoàn toàn vô ngã vị tha thì đó là tâm Phật, tâm Bồ tát.
Nếu chúng ta hoàn toàn thanh tịnh giải thoát thì đó là tâm A La Hán.
Nếu chúng ta hoàn toàn thuận pháp thì đó là tâm Tu Đà Hoàn.
Nếu chúng ta hiền thiện vui vẻ thanh thoát thì đó là tâm các cõi trời.
Nếu chúng ta sống đâu đó đàng hoàng có tình có lý thì đó là cõi người.
Nếu chúng ta sống chỉ biết có ăn có ngủ chỉ biết hưởng thụ thôi thì đó là súc sanh.
Nếu chúng ta mỗi ngày chỉ biết khao khát cái này khao khát cái kia, mong muốn cái này, mong muốn cái nọ thì đó là tâm ngạ quỷ.
Nếu chúng ta muốn quyền hành, ở trong nhà thì muốn là gia trưởng, ra ngoài thì muốn điều khiển mọi người thì đó là tâm A tu la; hễ ai không nghe lời mình thì mình nổi sân.
Nếu mình sống trong hung ác và đau khổ , vừa hung ác vừa đau khổ với những hung ác đó thì đó là địa ngục.
Do đó thái độ của mình đối với cái thực tại này như thế nào là quyền tự do của mỗi người.
Reply
... ah ... chi còn ở cõi người với ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...  Thầy dạy ngắn gọn dễ hiểu ... không thôi chi cứ nghe nói tới mấy cõi trời mà chẳng biết nơi nao ...
Reply
DÀNH THỜI GIAN CHO ĐỜI SỐNG TÂM LINH.

Là người con Phật, mỗi ngày nên dành ra khoảng chừng ít nhất 15 đến 30 phút để thực hành Phật pháp.
Ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, thiền hành, đếm hơi thở.. bất cứ pháp môn nào thuận tiện cho hoàn cảnh của Phật tử cũng được. Thời gian thực hành Phật pháp nên được xem trọng và ưu tiên nhất trong một ngày. Hãy xem đây là khoảng thời gian quý báu như chúng ta lợp một mái nhà Phật pháp, hay xây dựng một ngôi đền Phật pháp. Có thể bây giờ chúng ta chưa cần đến, nhưng trong đêm tối một mình gió mưa ấy, liệu người đã nghĩ đến chưa?
Nhiều quý Phật tử ở đây có lẽ sẽ nói không có đủ thời gian, nhưng thật ra không phải vậy. Chúng ta có thời gian xem tivi, có thời gian nghe nhạc, có thời gian để ngủ thì ta có thể trích mỗi hoạt động ấy ra một ít thời gian thì vẫn đủ cho ta thực hành Phật pháp được.
Cuộc sống bao gồm một phần đời sống vật chất và một phần đời sống tâm linh, cái quý là ta biết cân bằng mỗi thứ một chút. Vì nếu tinh thần ta không vững mạnh thì cho dù 'mọi thứ đang diễn ra bình thường' ta cũng cảm thấy bất an trong lòng.
Lợi ích của việc thực hành Phật pháp không phải đợi đến kiếp sau mà ta có thể thụ hưởng ngay trong đời sống này. Đây là niềm an ủi vô giá mà người Phật tử nhận được khi thực hành Phật pháp.
Đôi lời chia sẻ, nguyện chúc tất cả đều an lành trong giáo pháp của Như Lai.
*********
- Nhiều lắm trăm năm một kiếp người
Đến rồi ai cũng phải đi thôi!
Hãy sống sao cho đầy ý nghĩa
Để buổi xuôi tay miệng mỉm cười..
Như Nhiên
TTT
Reply
NGƯỜI THAM DÂM DỤC NHẤT ĐỊNH CHẾT SỚM.

 KHUYÊN NGƯỜI CẦU SỐNG LÂU 

📖 Con người có tinh dịch cũng giống như cây có nhựa, như đèn có dầu. Nhựa nhiều thì cây tốt, đủ dầu thì đèn sáng, nếu nhựa khô, dầu hết ắt cây chết, đèn tắt. Sách Giải thoát yếu môn có nói: “Người tu hành trải qua nhiều chục năm không động tâm dục, ắt tinh tủy ngưng kết lại, dần dần tạo thành xá lợi.” Sách của Đạo gia nói rằng: “Dục niệm không sinh khởi thì tinh khí phát ra ở tam tiêu, nuôi dưỡng mạnh mẽ tất cả kinh mạch trong cơ thể.” Tô tử nói rằng: “Gây hại đến sự sống con người không chỉ có một việc duy nhất, nhưng người háo sắc thì nhất định phải chết sớm.”
Dù vậy, người đời đứng trước cửa ải dâm dục, cho đến tuổi già vẫn còn chưa hiểu ra được đạo lý. Đang lúc lửa dục bốc cao, liền khởi ý niệm dâm dục. Ý niệm dâm dục khởi lên thì tinh khí hao tổn. Tinh khí đã hao tổn, mà lửa dục lại càng thêm mạnh mẽ. Tác động qua lại với nhau như thế mà khiến cho con người phải nhanh chóng tìm đến cái chết. Có người còn dùng thêm các loại thuốc tráng dương kích dục, nung đốt nội tạng, tai họa càng thêm bi thảm. Lại còn những tác hại như làm suy tổn âm đức, rút ngắn thọ mạng, thật không thể nói hết. Những ai muốn sống lâu khỏe mạnh, lẽ nào lại có thể giẫm vào những vết xe đổ ấy?


Dưới dây là một câu chuyện THAM DỤC CHẾT SỚM, TIẾT DỤC SỐNG LÂU.
📖 Khoảng đầu niên hiệu Khai Hy triều Tống,
 có vị tiến sĩ người Giản Châu là Vương Hành Am, vốn người ốm yếu nhưng biết tiết chế sắc dục. Ông có người em con nhà cô cậu họ Thẩm, thân thể cường tráng, nhưng thường buông thả phóng túng chuyện sắc dục. Ông Vương nhiều lần khuyên can nhưng ông Thẩm không nghe.
Một hôm, ông Thẩm từ bên ngoài quay về nhà, bỗng tận mắt chứng kiến vợ mình đang gian dâm với người khác. Ông vừa muốn đưa tay lấy khí giới vung lên để đánh, thì bỗng nhiên cánh tay không thể nào cử động được nữa, chỉ thét lên một tiếng lớn rồi chết. Năm ấy ông vừa mới ba mươi mốt tuổi.
Mùa đông năm Đinh Mão,ông Vương ngẫu nhiên có bệnh, liền mời đạo sĩ đến thiết đàn làm lễ cầu an. Đạo sĩ đốt sớ xong, nằm phục xuống đất hồi lâu rồi bỗng nhiên vùng dậy nói: “Ta tra xem tuổi thọ của ông, thấy chỉ sống được đến năm mươi tuổi. Nhưng vì cân nhắc đến việc ông không khởi niệm tà dâm, nên được sống thêm ba kỷ nữa [Một kỷ tức 12 năm]. Quả nhiên, về sau ông Vương sống đến tám mươi sáu tuổi mới qua đời.


LỜI BÀN:

Những chuyện trêu hoa ghẹo liễu nơi lầu xanh gác tía cố nhiên là phải vĩnh viễn dứt trừ, nhưng ngay cả trong đạo vợ chồng, những lúc quan hệ cũng phải giữ sự nghiêm túc, kính trọng nhau như khách quý.
Tiết Xương Tự sống vào đời Đường, mỗi khi đến gặp vợ đều nghiêm trang đúng lễ. Trước tiên ông phải sai người hầu gái đến báo trước nhiều lần, sau đó mới cầm đuốc sáng đi vào phòng vợ, cùng nhau chuyện trò, chỉ nói đến những việc cao thượng, thanh nhã, sau khi dùng trà xong thì từ biệt quay về phòng mình. Nếu hôm nào muốn ngủ lại chung phòng cùng vợ thì nghiêm chỉnh mở lời rằng: “Xương Tự này lấy việc nối dõi tông đường làm trọng, xin được cầu may một dịp gần gũi.”
Chuyện này nghe qua có vẻ gần như hoang đường thái quá. Tuy nhiên, muốn uốn nắn chỗ cong lệch sai lầm thì trước tiên cũng phải hơi thái quá trong sự ngay thẳng chính đáng. Vì thế nên trích ghi vào đây để sự răn nhắc được thêm đầy đủ.
Nam Mô A Di Đà Phật 


🙏🙇
[ An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người Bỏ Tham Dục ]
Reply


Reply


Reply
NÊN TIẾC PHƯỚC CHO CON CÁI.

Bố mẹ nên hạn chế mua các loại đồ chơi, quần áo cho các bé. Phước báu của mỗi người đều phải vất vả tu hành mà có được. Lúc còn nhỏ tuổi thì các cháu đều đang dùng cái phước báu từ những đời trước tu được. Mỗi một món đồ chơi, quần áo đều được tính vào kho phước của các cháu. Các cháu được mua càng nhiều đồ chơi, quần áo, ăn uống xa hoa… thì phước báu ngày càng cạn dần. Một khi phước báu hết thì các cháu sẽ phải chịu khổ. ..
Trong cuộc sống chúng ta có thể quan sát thấy điều này rất rõ. Có một số cháu khi còn nhỏ thì thông minh, đẹp, ngoan nhưng lớn lên thì học hành chẳng ra gì, dần dần người khác nhìn chẳng có cảm tình, học hành thì sa sút, thậm chí có khi bỏ học giữa chừng… đây đều là dấu hiệu của việc phước báu sắp hết, hoặc đã hết...
Các bậc làm cha làm mẹ nên chú ý điều này. Thay vì mua nhiều đồ chơi, quần áo, ăn uống quá mức thì nên dùng một phần tiền này để đi phóng sinh, ấn tống Kinh điển, hay bố thí… thay các cháu làm phước. Nếu được như vậy thì phước báu của các cháu sẽ càng ngày càng lớn hơn. Công danh sự nghiệp, cuộc sống đều thuận lợi hơn cho các cháu về sau.
Cổ nhân nói: "Cha mẹ để vàng bạc chắc gì chúng hưởng được, để sách chắc gì chúng đọc, để âm đức chắc chắn chúng nhận được".
XIN THƯỜNG NIỆM PHẬT & LẠY PHẬT:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Reply
RS

Ở xứ băc mỹ, con nít đồ chơi nhiều, nhưng lớn lên nó đâu cạn phước 

Con của Vân hồi nhỏ quá chừng đồ chơi, bây giờ thấy nó cũng hạnh phúc bên chồng con

Suytu
Reply
LỢI ÍCH VÔ BIÊN CỦA LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN -  THẦN CHÚ SÁU ÂM : "OM MANI PAD ME HUM"

    "Om Mani Padme Hum" là câu thần chú cổ, tiếng phạn, được xem là thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ cổ đại, du nhập vào Tây Tạng và trở thành câu thần chú uy quyền nhất trong các câu thần chú Mật Tông.
- Thế gian ngày nay ma sự rất nhiều, tà linh rất mạnh nên dù là người thường hay tu theo pháp môn nào cũng nên trì, niệm thần chú sáu âm (lục tự đại minh tâm đàlani) hàng ngày.

  OM MANI PAD ME HUM của QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
- Thần chú này vừa bảo hộ người trì, niệm (đặc biệt quan trọng với người mới hướng tâm tu hành) thoát khỏi ma sự, tà linh, tăng trưởng công đức, trí huệ, định lực tu hành đặc biệt loại trược khí trong thân giúp tâm thức sáng suốt,...Nói chung công đức và lợi ích trì niệm thần chú 6 âm là vô cùng tận nên xưa kia ĐỨC PHẬT phải trải qua hàng ngàn kiếp mới tìm thấy.
- Người mới trì, niệm nếu bị rùn mình là do trược khí trong thân xuất ra nên hãy định tâm trì, niệm tin tấn.
- Người hiện thời ngủ mơ gặp điều ác mộng, điều bất thiện làm cho sợ hãi thì càng nên chí tâm trì, niệm thần chú này.

- Đất nước BHUTAN được xem là một trong những đất nước hạnh phúc nhất thế giới và chưa có bệnh ung thư hay dịch bệnh ngoài nhờ việc ăn chay còn nhờ dân chúng nước ấy nương nơi việc trì, niệm thần chú sáu âm, nương nơi lòng đại từ bi và đại thệ nguyện cứu độ của QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT.
 - Khuyên hết thảy mọi người nên trì, niệm thần chú này hàng ngày từ 108 biến trở lên để bảo hộ thân mình được bình an và tiến tu.
[Image: 1f64f.png]Trong kinh Đại thừa Trang nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng, ngài đã phải mất 1 triệu kiếp mới tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này.

Câu thần chú này có nghĩa tất cả chúng ta đều là hoa sen, viên ngọc quý trong hoa sen. Chúng ta không biết điều đó cho đến khi gặp và niệm câu thần chú này, tức thì những gì vô minh sẽ bị đẩy lùi, để con người đạt được trí tuệ, từ bi và tinh khiết mạnh mẽ như hoa sen. Om Mani Padme Hum có nghĩ là Tâm Bồ đề nở trong lòng người.


1. Thần chú Om Mani Padme Hum là hiển lộ của ngôn ngữ và năng lực trí tuệ của tất cả chư Phật. Nó là một phương tiện để bảo vệ tâm khỏi những niệm tưởng mê lầm, chặt đứt vô minh và khai mở trí tuệ. Nó làm tăng trưởng vô lượng sự ban phước và khiến ta có thể đạt được an bình. Thần chú này có thể cứu giúp và làm nguôi dịu hàng trăm và hàng ngàn khổ đau và khốn khó của chúng sinh.
2. Trì tụng Om Mani Padme Hum sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.
3. Trì tụng câu chú này sẽ tăng cường sức mạnh thiền định và phát triển những cấp độ thiền định sâu sắc hơn trong đời này, thứ sẽ tiếp tục trong nhiều đời tương lai.
4. Trì tụng câu chú này, lúc chết, sẽ không sinh vào ba đọa xứ mà vãng sinh về Dewachen – Tây Phương Cực Lạc hay trong chính cõi Tịnh Độ của Đức Quán Thế Âm – Riwo Potala, và ở đó, sẽ dần dần đạt đến Phật quả. Cho tới lúc đó, ân phước gia trì và sức mạnh của thực hành sẽ không cạn kiệt; nó sẽ tiếp tục tạo ra kết quả giác ngộ.


Khi đức Phật Quán Âm nguyện trở lại vòng luân hồi để giúp chúng sinh khỏi bể khổ, Ngài sử dụng câu thần chú lục tự đại minh chân ngôn Om Mani Padme Hum để giúp chúng sinh khỏi bến mê lầm. Nếu ra niệm câu thần chú này và nghĩ tới đức Phật Quán Thế Âm, trì tụng lục minh chân ngôn, chắc chắn chúng ta sẽ thoát khỏi đau khổ. Do vậy, nên đưa Quán Thế Âm vào tâm thức thật tôn kính, trì tụng Lục tự đại minh rõ ràng và chân thành, mọi nhu cầu thế gian và xuất thế gian sẽ được đáp ứng.
Vậy nên, lợi lạc khi tụng Thần chú Om Mani Padme Hum là không phải nghĩ bàn.

[Image: 1f64f.png]Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân 
Tôi hy vọng mọi người dù bận rộn đến đâu cũng nên nhín  chút thì giờ để trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh nầy.giảng vào năm 1971
Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng lạn.
Điều cần thiết là quý vị phải chuyên tâm trì tụng mới có thể đạt được thứ Tam-muội này. Bấy giờ, ánh sáng không chỉ chiếu khắp trong sáu nẻo luân hồi, mà cả mười Pháp giới cũng biến thành “quang minh tạng”.

[Image: 1f64f.png]ĐẠO SƯ LIÊN HOA SINH TUYÊN THUYẾT VỀ LỢI ÍCH THẦN CHÚ SÁU ÂM OM MANI PAD ME HUM
Thần chú Sáu Âm này là tinh hoa tâm của Đấng Tự Tại Quán Âm tôn quý.
+ Nếu con trì tụng thần chú này 108 biến một ngày, con sẽ không tái sinh trong ba cõi thấp. Trong kiếp sau, con sẽ đạt được một thân người và trong thực tế, con sẽ có một linh ảnh về Đấng tôn quý Quán Thế Âm.
+ Nếu con trì tụng thần chú này hàng ngày một cách chính xác 21 biến, con sẽ trở nên thông tuệ và có khả năng giữ lại bất cứ điều gì con học. Con sẽ có một giọng nói du dương và trở nên lão luyện trong ý nghĩa của tất cả Phật pháp.
+ Nếu con trì tụng thần chú này 7 biến mỗi ngày, tất cả mọi lỗi lầm của con sẽ được tịnh hóa và tất cả những chướng ngại của con sẽ được loại bỏ. Trong những kiếp sống sau, dù bất kể nơi nào con tái sinh, con sẽ không bao giờ bị chia tách khỏi Đấng tôn quý Quán Tự Tại Quán Âm.

  [Image: 1f64f.png]Sư Tổ (Đại Ninh) THÍCH THIỀN TÂM đã thấy biết trước là sau này đa phần các Phật tử nói riêng và mọi người nói chung, đều bị tà ma dựa, nhập và bị khống chế, ít có ai tu mà được đầu thai lại làm người, thì đừng nói chi đến việc giải thoát về cõi Trời, cõi Phật.
Với lòng từ bi quảng đại, Ngài mới khai mở ra pháp tu MẬT TỊNH, soạn ra những Thần Chú từ trong MẬT TẠNG (của Đại Tạng Kinh), hầu cứu độ các Phật tử có thiện căn (và chân thật tu hành) thoát khỏi Ma nạn, để giữ vững được đường tu, mới bảo đảm được vãng sanh về nơi Cực Lạc Tịnh Độ.
Ai thật tâm tu hành thì nên kiêm thêm TRÌ CHÚ để hộ Thân và Tâm không bị khảo đảo mà lạc vào lưới của Ma, lấp đi con đường vãng sanh vậy.

Niệm Phật & Trì Chú.
* NIỆM PHẬT được bất tư nghì CÔNG ĐỨC
* TRÌ CHÚ được bất tư nghì THẦN LỰC (cái lực nầy sẽ giúp cho ta thoát nạn khổ)

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
OM MANI PAD ME HUM
[Image: 1f64f.png]

TRUYỆN NHỮNG HẠT ĐẬU BIẾT NHẢY -
BÀ CỤ NIỆM CHÚ SÁU ÂM
Tác giả: Lâm Thanh Huyền
Dịch giả: Phạm Huê.

Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng, có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên. Cuối cùng thì bà được một người hành hương tốt bụng truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát. Câu thần chú gồm có sáu chữ Om Mani Pad Me Hum(1) được gọi là Lục Tự Đại Minh Chú, có thể dùng để giải trừ những nghiệp chướng. Tội nghiệp cho bà già thôn dã đã dốt nát lại không biết chữ, trên đường về nhà bà lẩm bẩm cố học thuộc lòng, nhưng đã nhớ lộn cách phát âm trở thành Om Ma Ni Bay May Khuya.

Để khích lệ cho việc đọc câu kinh sám hối này, bà bày ra hai cái chén, một cái chén không, còn một cái thì để đầy những hạt đậu nành. Mỗi khi đọc xong một câu thần chú, bà nhặt một hạt đậu từ trong chén đầy bỏ sang cái chén không, đến khi cái chén không đã đầy đậu thì bà làm ngược trở lại. Bà lão đã không ngừng nghỉ, thành tâm tụng niệm suốt 30 năm. Lòng thành kính của bà đã ứng hiện cho nên sau này những hạt đậu không còn cần đến bàn tay của bà nhặt lấu, cứ một câu thần chú vừa được phát âm ra thì một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Bà lão thấy những hạt đậu tự động nhảy nhót, cộng hưởng với âm điệu của câu thần chú thì biết rằng sự tu hành đã đúng đường và giai đoạn sám hối sắp sửa chấm dứt cho nên bà càng phấn khởi tụng niệm hăng say hơn nữa.
Hôm nọ có vị cao tăng từ Tây Tạng vân du qua đó, khi đi ngang qua chiếc lều tranh lụp sụp của bà, nhà sư thấy có ánh hào quang tỏa ra rực rỡ. Vị cao tăng này lấy làm kinh ngạc, ông nghĩ rằng bên trong chiếc lều tranh thế nào cũng có một vị chân tu đắc đạo. Ông vội vã ghé vào thăm hỏi. Bà lão lấy làm vui mừng khi thấy vị cao tăng đến thăm, bà quì xuống đảnh lễ, mà miệng thì vẫn cứ tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya. Vị cao tăng lấy làm ngạc nhiên vì không hiểu ánh hào quang rực rỡ mà ông thấy phía bên ngoài phát xuất từ nơi đâu? Ông lần lần hỏi thăm:
-Chẳng hay nữ thí chủ tu luyện bao nhiêu năm rồi? Ở đây còn có ai khác nữa không?
-Thưa ngày, ở đây chỉ có một mình tôi sống cô độc hơn 30 năm nay. Bà lão đáp.
-Thật tội nghiệp, bà ở một mình chắc buồn lắm nhỉ?
-Không đâu, tuy chì ở một mình, nhưng hàng ngày tôi tu hành và tụng niệm kinh sám hối để kiếp sau có thể hưởng được nhiều phúc đức của kiếp này, nhờ vậy mà tôi không cảm thấy buồn khổ. Nhất là từ lúc được một người hảo tâm chỉ cho cách tu luyện thì tôi càng có can đảm để sống hơn.
-Bà đang tu luyện kinh sách nào vậy?
-Ồ, tôi không biết chữ, cho nên chỉ tụng niệm duy nhất một câu thần chú Om Ma Ni Bay May Khuya.
Nhà sư thở dài tiếc nuối:
-Bà lão ơi, bà đã đọc sau câu thần chú đó rồi, phải phát âm là Om MaNi Pad Me Hum mới đúng.
Đến lúc này thì bà lão mới biết là đã đọc sai câu thần chú hơn ba mươi năm. Bà rất đau buồn vì sự nhầm lẫn trọng đại này, như vậy thì công trình 30 năm tụng niệm coi như se cát biển đông. Tuy nhiên bà cũng cảm ơn sự cải chính của nhà sư:
-Dù sao thì ngài cũng đã đính chính kịp lúc, bằng không thì tôi còn tiếp tục sai mà không biết cho đến bao giờ mới điều chỉnh đúng được.
Nhà sư từ giã bà lão để tiếp tục con đường truyền đạo của ông. Bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm của bà mà lần này với câu thần chú mới. Om MaNi Pad Me Hum. Thế nhưng tâm tư của bà còn hỗn độn vì sự việcc vừa rồi cho nên ý chí của bà không được tập trung. Mỗi câu thần chú của bà đã không còn làm cho những hạt đậu hứng khởi nhảy sang cái chén bên cạnh như lúc trước. Bà lão vừa tụng niệm mà nước mắt ứ tuôn rơi, bà thầm tiếc cho công trình ty luyện hơn ba mươi năm như trôi theo dòng nước vì đã đọc sai câu thần chú.
Nhà sư đi được một đỗi xa, ông ngoái đầu nhìn lại thấy căn nhà của bà lão không còn hào quang chói sáng. Bây giờ túp lều tranh hiện hình dốt nát mà lại âm u buồn bã. Nhà sư giật mình và nghĩ rằng chính ông đã làm hại người Phật Tử này không còn tập trung được tư tưởng như lúc trước. Ông vội vã trở lại túp lều tranh và nói với bà lão rằng:
-Lúc nãy ta chỉ đùa với bà thôi, câu thần chú của bà tụng mới thật là đúng.
-Nhưng tại sao sư phụ lại dối gạt tôi như vậy?
-Ta muốn thử xem lòng thành kính của bà đối với Tam Bảo (2) như thế nào vậy thôi. Từ nay về sau, bà cứ tiếp tục tụng niệm y như cũ là phải phép rồi.
-Cám ơn Phật, vậy mà con cứ tưởng rằng công lao 30 năm tụng niệm đã trôi theo dòng nước, đa tạ sư phụ chỉ điểm.
Sau khi nhà sư ra đi, bà lão lại tiếp tục công việc tụng niệm, mỗi một câu Om Ma Ni Bay May Khuya được niệm ra thì tâm hồn bà rộn rã tươi vui và một hạt đậu tự động nhảy sang cái chén bên cạnh. Nhà sư đi lên đến đỉnh núi ông ngoái đầu nhìn trở lại thì thấy hào quang phát ra từ túp lều tranh của bà lão đã làm sáng rực cả một góc trời.
Trên đây là một câu chuyện đã được lưu truyền rất rộng rãi trong thế giới Phật Giáo, tôi chỉ sửa đổi lại một vài chi tiết nhỏ. Nhớ lại lần đầu tiên khi đọc xong câu chuyện này tôi rất lấy làm cảm động. Cảm động vì tấm lòng thành kính của bà lão đối với Tam Bảo. Câu chuyện này nói lên rằng âm điệu của thần chú tuy quan trọng, thế nhưng lòng thành kính, sự tín ngưỡng, và ý chí chân thành trong lúc niệm thần chú còn quan trọng hơn nhiều.
Thật ra sáu chữ trong Lục Tự Thần Chú này khó có thể lấy một từ ngữ nào để diễn đạt cho được trọn vẹn ý nghĩa. Miễn cưỡng thì ta có thể hiểu được đại ý là “Cầu xin tự tâm thanh tịnh, Liên Hoa Phật nở rộ trong lòng”. Từ chỗ này chúng ta thấy rằng triết lý nhà Phật luôn cho rằng khi muốn tâm hồn đạt được sự thanh tịnh, tất cả phải do sự tự phát từ đáy lòng của con người mà ra. Khi bà lão tụng Lục Tự Thần Chú, tâm địa của bà trong sạch, quang minh lỗi lạc như bầu trời không vướng bận một áng mây, vì vậy mà cách phát âm đúng hay sai của câu thần chú lúc đó không còn là một yếu tố quan trọng. Dĩ nhiên, đối với những người phàm phu tục tử chúng ta khi mà sự chân thành tôn kính chưa đạt đến một trình độ có thể làm cho những hạt đậu nhảy được thì âm điệu chính xác của thần chú và kinh kệ hãy còn là một qui luật phải được thực thi đúng đắn.
Hiện nay Lục Tự Thần Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát đã trở thành một câu chân ngôn được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo. Tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc của câu thần chú này. Nếu như chúng ta biết được rằng Lục Tự Thần Chú đã nở ra từ hàng ngàn mảnh xương sọ của Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên và rúng động hơn nữa.
Quán Thế Âm Bồ Tát là một đệ tử của đức phật A Di Đà, ngài đã phát nguyện trước đức Phật Đà một lời thề vĩ đại: “Tận hết sức lực, thần thông để phổ độ tất cả chúng sinh. Nếu như còn một chúng sinh nào chưa được siêu thoát, đệ tử sẽ quyết không thành chánh quả. Nếu như tất cả chúng sinh chưa siêu thoát mà đệ tử nửa đường bỏ cuộc, thì xương sọ của đệ tử sẽ nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh.”
Sau khi lập xong lời trọng thệ, Quán Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tất cả mọi thần thông, háo thân thành trăm, ngàn, vạn hình hài cứu độ được vô số chúng sinh. Trải qua vô lượng kiếp luân hồi, chúng sinh được độ đã nhiều như Hằng hà sa số (3). Thế nhưng khi nhìn lại thế gian, ngài vẫn thấy hãy còn thiên vạn chúng sinh đang ngụp lặn trong si mê, trầm luân, trụy lạc; vẫn hãy còn vô số chúng sinh đang chịu những khổ nạn tai ách; và những chúng sinh đang tạo ác nghiệp cũng động như cỏ kiến. Từ đó ngài suy diễn ra, nếu cứ tiếp tục luân hồi mãi mãi, thì nỗi đau đớn của chúng sinh sẽ còn tái diễn liên miên, sự việc độ trì chúng sinh do đó sẽ không bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, Quán Thế Âm Bồ Tát cảm thấy phiền não. Ngài nghĩ rằng: “Cái khổ của chúng sinh là do chúng sinh mà ra. Khi thế gian còn tồn tại thì nỗi khổ của chúng sinh sẽ không bao giờ chấm dứt mà ta thì sẽ không bao giờ độ cho hết được. Lời thề ngày nào là do ta tự làm khổ lấy ta thôi. Nếu như đối với chúng sinh không có ích lợi, thì ta còn kiên trì với lời thề làm chi?”
Thương thay, khi ý nghĩ thối lui của Quán Thế Âm Bồ Tát vừa chợt xuất hiện thì lời thề của ngài tức thì phản ứng. Xương sọ của ngài tự nhiên nứt vỡ thành muôn ngàn mảnh, tản mác ra như một đóa hoa sen trăm cánh. Đồng thời Phật A Di Đà cũng từ trong chiếc sọ rạn nứt này hiện thân (4) ngài nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Thiện tai Quán Thế Âm, lời thề không thể bỏ, nuốt lời là đại tội. Những việc thiện trước đây, đều trôi theo dòng nước. Khuyên ngươi tiếp tục tu, nguyện ước tự nhiên thành. Tam thế cùng thập phương (5), chư Phật cùng Bồ Tát, sẽ hết sức giúp cho, thành công đã đến gần”.
Sau đó Đức Phật A Di Đà đã truyền cho ngài khẩu huyết Lục Tự Thần Chú. Quán Thế Âm Bồ Tát sau khi nghe niệm Lục Tự Chân Ngôn, ngài đạt được đại trí tuệ, sinh đại giác ngộ, và tiếp tục giữ lấy lời thề mà không lùi bước. Chúng ta biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi, là vị Bồ Tát có thiên thủ thiên nhãn, cứu khổ cứu nạn, linh cảm, linh ứng. Lực lượng của ngài có được là nhờ vào quyền năng Lục Tự Chân Ngôn của Phật A Di Đà truyền cho. Cũng từ sự tích này mà Lục Tự Chân Ngôn còn được gọi là Quán Âm Tâm Chú.
Đây là một huyền thoại rất cảm động, não bộ nứt ra trăm ngàn mảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát nở thành đóa hoa sen ngàn cánh. Đó chính là sự tượng trưng đẹp đẽ nhất của Lục Tự Chân Ngôn. Trong số chúng sinh chúng ta, có bao nhiêu người nuôi được ý chí hủy hoại thân xác phàm trần hiện hữu thành tro bụi để nuôi dưỡng cho một đóa hoa sen được ung dung nở trong tim óc mọi người.
Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe xướng âm Lục Tự Chân Ngôn, thanh âm trầm hùng, trang nghiêm đơn thuần, thanh tịnh đó đã khiến cho tôi cảm động rơi nước mắt. Có thể nói rằng trên thế gian không có một thanh âm nào dõng dạc, tràn đầy lực lượng như câu thần chú này. Thật là:

Một tấm lòng trong sáng,
Hoa sen nở rộn ràng,
Sen nở vùng đất sạch,
Trên ngự một Như Lai.


Chú thích:
(1) Om Mani Pad Me Hum: câu thần chú trên đây đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới Phật Giáo, nhất là trong phái Mật Tông vùng Tây Tạng. Câu thần chú này đã được phiên âm ra Việt Ngữ là Án Ma Ni Bát Mê Hồng. Người ta luyện câu thần chú này như một phương thức rèn luyện nội công thiền định. Trước hết, tìm một nơi không khí lưu thông, đứng thẳng người, hai tay lật ngửa để ngang bụng, bàn tay trái đặt trên lòng bàn tay phải. Bắt đầu hít vào lồng ngực một hơi thật dài, khi lồng ngực đã chứa đầy dưỡng khí thì mở miệng thở từ từ, đồng thời phát ra âm thanh om và tưởng tượng như luồng chân khí đang ở đỉnh đầu, kế tiếp theo phát âm ma và cố gắng đưa luồng hơi xuống đến mũi. Tiếp theo đến âm ni thì luồng hơi được chuyển xuống đến cổ họng. Tương tự đến âm bay thì luồng hơi được đưa đến lồng ngực, âm may thì chân khí trong người đã được đưa đến đan điền (bụng), tiếp tục đến âm hôm thì luồng hơi được chuyển đến hậu môn và thoát ra bên ngoài cơ thể. Nên nhớ là trong lúc sáu chữ trong câu thần chú này được phát âm thì luồng hơi của cơ thể đang ở trong trạng thái thở ra. Sau đó, sự tập luyện bắt đầu tái diễn bằng cách hít hơi vào lồng ngực…Với hình thức vừa đọc thần chú vừa vận dụng đưa làn hơi trong người tuần hoàn khắp châu thân rồi thoát ra ngoài cơ thể sẽ khiến cho cơ thể con người được giữ ở một trạng thái sạch sẽ và minh mẫn. Những lúc cơ thể mệt mỏi hoặc tinh thần cảm thấy bồn chồn không được an tâm, quý vị có thể thực hiện như lời chỉ dẫn trên đây để lấy lại được sự bình thản trong tâm hồn.

(2) Tam Bảo: Phật Pháp Tăng gọi chung là Tam Bảo. Phật tượng trưng cho từ bi chánh nghĩa. Pháp là lời của Phật dạy hay còn được ghi chép lại thành kinh điển. Tăng là người tu hành, có nhiệm vụ diễn dịch và giảng dạy những ý nghĩa trong kinh điển cho tín đồ.
(3) Hằng hà sa số: Hằng Hà là tên một con sông lớn của xứ Phật Ấn Độ. Hạ lưu dòng sông này cũng là nơi Phật Giáo khai sinh và phát triển. Phù sa sông Hằng nhiều vô số kể và đã nuôi dưỡng không biết bao nhiêu dân chúng Ấn Độ. Vì vậy kinh điển Phật Giáo thường dùng số lượng phù sa của sông Hằng để nói lên cái số nhiều không đếm xuể được.
(4) Hiện thân A Di Đà Phật: Từ sự tích trên đây, mà bây giờ những hình tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát đều đội mão, và chính giữa chiếc mão có một tượng Phật A Di Đà. Đây cũng là cách nhìn vào để phân biệt giữa Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.
(5) Thập phương: từ chữ thập phương thế giới, thập phương chỉ đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên và dưới. Phật Giáo chủ trương có thập phương vô số thế giới gọi là Thập phương thế giới. Trong số thế giới đó có chư Phật và chúng sinh nên còn gọi là Thập phương Chư Phật và Thập phương chúng sinh.
Reply