Người chuẩn bị có một khoản phước lớn, tiền trên đà kéo về đều có 6 đặc điểm này
Chuyện chưa kể về nhà sáng lập Walt Disney: 
Công ty khởi nghiệp đầu tiên thất bại, vô gia cư, 300 lần bị ngân hàng từ chối trước khi tạo ra hãng phim tỷ USD


Thời thơ ấu của Walt Disney là những chuỗi ngày thường xuyên bị cha giáo dục bằng đòn roi. Để không bị ám ảnh tinh thần, ông đã tìm thấy niềm an ủi khi vẽ...


[Image: photo1560148902863-1560148903167-crop-15...110710.jpg]





Walt Disney được biết đến như một nhà sáng tạo cực kỳ thành công với vai trò một nhà làm phim hoạt hình và người kiến tạo công viên giải trí theo chủ đề với biểu tượng Disneyland- một trong những thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực giải trí của thế kỷ 20.

Nhưng ít ai biết rằng Disney đã trải qua rất nhiều thất bại trước khi tạo ra 'Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất', sáng lập Công ty Walt Disney, công ty có doanh thu 50,1 tỷ USD trong năm 2017.

Thời thơ ấu không yên ả và ý chí vượt qua nghịch cảnh

Sinh ra ở Chicago năm 1901 và lớn lên ở Missouri, Disney là con trai thứ tư trong số năm anh chị em. Cha của ông, Elias, là một nhân vật độc đoán. Thời thơ ấu của Walt Disney là những chuỗi ngày thường xuyên bị cha giáo dục bằng đòn roi. Để không bị ám ảnh tinh thần, ông đã tìm thấy niềm an ủi khi vẽ. Dưới bút vẽ của Walt, cuộc sống tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc. Và có lẽ đó cũng chính là những hình dung ban đầu về "Dreamland"của ông.

Cuộc sống bị kìm kẹp khiến ông nung nấu ý định thoát khỏi. Và đến năm 16 tuổi, tiếp bước các anh trai của mình, Walt nói dối số tuổi để được trở thành lái xe cứu thương trong Thế chiến I.

Bị phá sản ngay từ công ty khởi nghiệp đầu tiên
Khi trở về nhà sau chiến tranh, Disney đã trở thành người học việc tại một studio nghệ thuật thương mại ở Thành phố Kansas. Năm 1920, công ty đầu tiên"Smile-O-Gram Studios – một studio để thỏa chí tang bồng sáng tạo và viết các bộ phim hoạt hình ngắn của Walt được ra đời từ hầm để xe của nhà ông. Sản phẩm đầu tay mang theo niềm tự hào và hạnh phúc của nhà sản xuất trẻ. Tuy nhiên, giữa thị trường phim với vô vàn sản phẩm được đầu tư công phu thời đó, Walt nhanh chóng thất bại lớn. Thua lỗ triền miên khiến Walt phải bán căn hộ, phải làm mọi thứ để sinh tồn và sống cuộc sống của người vô gia cư.

[Image: photo-1-1560148902901938140148.jpg]

Nhưng ông không bỏ cuộc. Sau thất bại đầu tiên, Disney gói ghém hành lý của mình, cùng 40 USD, tới Los Angeles để tham gia thử sức với diễn xuất. Nhưng ở vai trò diễn viên, ông cũng không thành công. Và ông vẫn nuôi dưỡng niềm đam mê về làm phim hoạt hình. Nhận thấy không có bất kỳ xưởng phim hoạt hình nào ở California, Disney đã thuyết phục anh trai Roy đi cùng mình đến miền Tây nước Mỹ để lập nghiệp. Không lâu sau, Disney đã tìm thấy thành công lớn đầu tiên của mình nhờ việc tạo ra chú thỏ may mắn Oswald (Oswald the Lucky Rabbit).

Nhân vật Oswald của Disney đã rất may mắn, trở thành một ngôi sao lớn trong một bộ phim hoạt hình nhiều tập. Trong thời gian đi công tác ở New York, ông phát hiện ra nhà sản xuất của mình đã làm việc "sau lưng" với đội ngũ họa sĩ hoạt hình và ông không còn có quyền hợp pháp đối với chú thỏ may mắn Oswald.

Nhưng thay vì chiến đấu để đòi lại bản quyền sáng tạo với chú thỏ, Disney quyết định bỏ đi và làm lại từ đầu. Chính trên chuyến tàu trở về California, ông đã tạo ra chuột Mickey – một trong những nhân vật hoạt họa yêu thích nhất của trẻ em trên toàn thế giới cho đến tận bây giờ.

300 lần bị từ chối và Miền đất của hạnh phúc

Sau nhiều năm sống trong nghèo đói và cố gắng trả hết các món nợ, từ cuối những năm 1920, Disney cuối cùng đã đưa Chuột Mickey lên phim ảnh và tìm đường trở thành đỉnh cao của ngành công nghiệp giải trí. Nhưng nó không dễ dàng. Để có tiền đầu tư vào dự án chuột Mickey, ông đã tìm đến ngân hàng hỏi vay vốn. Nhưng các ngân hàng đã từ chối vì cho rằng chú chuột Mickey không thể nổi tiếng.


Sau hơn 300 lời từ chối từ ngân hàng, ông mới nhận được một cái gật đầu để tiếp tục. Thời gian này, ông bị suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và để mất nhà làm phim hoạt hình lâu năm và giỏi nhất của mình. Để theo đuổi công việc kinh doanh này, Disney phải bán chiếc xe ôtô thể thao yêu quý của mình.


Ngày 18 tháng 11 năm 1928, Chuột Mickey được công diễn lần đầu ở Thành phố New York đã thu được thành công lẫy lừng. Tuy nhiên, công cuộc kinh doanh không thuận lợi như tính toán ban đầu. Cuối cùng, năm 1930, sau 7 năm ở Hollywood, Disney đã đầu hàng và bán xưởng phim, ký một thỏa thuận với hãng chiếu bóng Columbia, đồng ý phân phối phim với giá 7.000 USD một bộ phim, tiền chia đều cho hai bên nhưng Disney vẫn giữ bản quyền. Hãng phim Columbia đã phân phối phim hoạt hình của Disney đi khắp thế giới. Vào năm 1930, Chuột Mickey đã trở thành một nhân vật được toàn cầu quan tâm.


Về phần Disney, sau khi dành thời gian nghỉ ngơi cùng vợ để hồi phục thể lực và tâm trạng, ông trở lại với một ý tưởng táo bạo mới. Ông ra mắt bộ phim hoạt hình dài tập, Bạch Tuyết và bảy chú lùn (1937). Nó trở thành một thành công lớn tại phòng vé, nhưng những bộ phim tiếp theo - Pinocchio (1940), Fantasia (1940) và Bambi (1942) – lại không đạt được hiệu quả như mong đợi.


Trong suốt cả quãng đường nỗ lực không ngừng nghỉ, Walt còn gặp phải nhiều trắc trở. Các họa sĩ hoạt hình của ông đã đình công vào đầu Thế chiến II. Ông còn gánh trên vai một khoản nợ lên tới 4 triệu USD. Mặc dù vậy, Disney đã học cách đa dạng hóa công việc kinh doanh của mình bằng cách chuyển sang truyền hình, bất chấp áp lực từ các hãng phim để được ở lại màn ảnh rộng.


Canh bạc của ông đã được đền đáp. Với sự thành công của các chương trình truyền hình như Câu lạc bộ chuột Mickey và Davy Crockett , Disney đã có đủ tiềm lực để ra mắt công trình lớn nhất của mình: Disneyland. Năm 1955, công viên Disneyland ra đời, nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút khách du lịch. Được mệnh danh là vùng đất hạnh phúc nhất thế giới, Disneyland là hiện thân của những điều mà Walt đã từng mong ước trong quá khứ.


Disneyland khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955 tại Anaheim, California. Ngày khai trương Disneyland không gặp thuận lợi vì nhiều lý do. Nhiệt độ quá cao, vé giả tràn lan, vòi nước hỏng… đến nỗi các nhà phê bình đã nói "Đó là một chủ nhật đen" cho sự khai trương Disneyland.


Nhưng như mọi khi, sự kiên trì và kiên trì của Disney đã giúp cho tình thế được cải thiện. Disneyland đã trở thành một thành công lớn trong sự nghiệp của Walt Disney. Nhờ có nó, ông đã xóa bỏ được hết các khoản nợ nần và dành công sức gây dựng những ý tưởng mới.

Nói tới lợi ích của thất bại, Disney chia sẻ: "Tất cả những nghịch cảnh tôi gặp phải trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại, đã củng cố sức mạnh của tôi. Bạn có thể không nhận ra điều đó khi nó xảy ra, nhưng có thể "cú đá vào răng" (hàm chỉ khó khăn, thất bại) đó chính điều tốt nhất trên thế giới dành cho bạn."

Theo Hà Lê
Trí thức trẻ
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Tinh thần tự lực, quy củ của người Thuỵ Sĩ: 
Được cho phép "không làm mà vẫn có ăn" nhưng người dân đồng loạt từ chối nhận trợ cấp 61 triệu đồng/ tháng


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


Đáng ngạc nhiên là hầu hết công dân ở đây lại không hài lòng về "chiếc bánh ngon từ trên trời rơi xuống" này.





[Image: photo1647510196660-16475101968351836818364.png]






Theo World Atlas, Thụy Sĩ thuộc khu vực Trung Âu, tiếp giáp các quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Italy, Áo, Liechtenstein. Nước này có diện tích tự nhiên 41.290 km2, dân số khoảng 8 triệu người. Dù diện tích và dân số khiêm tốn, Thụy Sĩ là quốc gia nổi tiếng về độ giàu có, thường xuyên nằm trong top 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất và xã hội ổn định. Vào năm 2021, GDP bình quân đầu người của Thụy Sỹ đạt mức 90.358 USD (tương đương hơn 2 tỷ đồng), chỉ đứng sau Luxembourg và Ireland. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở đây là 6.848 USD/tháng (tương đương khoảng 156 triệu đồng). Tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt tài khóa của nước này chỉ ở mức thấp.

[Image: photo-1-1647509276597969395577-164750967...047802.jpg]


[Image: photo-1-1647505126739482657148.jpg]

Tấm biểu ngữ khổng lồ được trải trên mặt đất tại Geneva nêu câu hỏi: "Bạn sẽ làm gì nếu thu nhập của bạn được bảo đảm suốt đời?"




Thụy Sĩ vốn có lịch sử lâu đời về các hoạt động trưng cầu dân ý. Người dân ở đây được sống trong nền dân chủ cao, bình đẳng, người dân có quyền đề nghị thay đổi hiến pháp và họ được phép trưng cầu dân ý về luật pháp mới. Từ những việc lớn nhỏ, chính phủ đều lấy ý kiến người dân và nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nước này. Với tôn chỉ của nhà nước Thụy Sĩ là: Từ khi còn trong nôi đến khi xuống mồ, chính phủ chịu trách nhiệm về mọi thứ, bao gồm giáo dục, chăm sóc y tế, v.v. nên vào năm 2016, chính phủ Thụy Sĩ có ý định trợ cấp cho tất cả người dân nước này mỗi tháng 2.500 franc Thụy Sĩ (2.520 USD) (khoảng 61 triệu đồng). Trẻ em cũng được nhận một khoản là 625 CHF (khoảng 15 triệu đồng).

Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch tài trợ vô điều kiện cho mọi công dân. Trước đó, Phần Lan cũng cân nhắc bỏ phúc lợi xã hội. Thay vào đó, họ sẽ trả người dân 10.000 USD mỗi năm với dự định sẽ thử nghiệm trước bằng việc cấp cho 10.000 người 550 euro mỗi tháng trong vòng 2 năm, và để đáp ứng chính sách này, ngân sách Thụy Sĩ phải chi 208 tỷ francs/năm, tương đương với 35% GDP.


[Image: photo-1-16475090078392013515680.jpg]

Sự dân chủ ở Thụy Sĩ vô cùng được đề cao. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, các nhà hoạt động nước này đã đổ khoảng 8 triệu xu lên quảng trường tại Bern, một đồng xu đại diện cho một người trong dân số Thụy Sĩ. Việc này để nhằm kỷ niệm việc thu thập thành công hơn 125.000 chữ ký, buộc chính phủ phải tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên hay không đưa khái niệm thu nhập cơ bản vào Hiến pháp Liên bang. Ảnh: Bloomberg




Ý tưởng trên là của một nhóm học giả. Họ khẳng định mọi người sẽ vẫn muốn đi làm và tìm việc, kể cả khi nhận được khoản tiền này. Họ cho rằng việc cấp một khoản thu nhập như vậy sẽ giúp chống đói nghèo và bất bình đẳng trong xã hội hiện nay. Khoản tiền này đủ để mọi công dân chi trả cho những nhu cầu cơ bản của bản thân, qua đó có thể xóa bỏ tình trạng phụ thuộc vào trợ cấp xã hội của những người không có kế sinh nhai, giúp mỗi người lựa chọn được công việc ưa thích, khuyến khích sáng tạo và sự tận tâm trong công việc, đồng thời tăng giải pháp cho việc trông giữ trẻ em và chăm sóc người già hoặc người bệnh.

Chính phủ Thụy Sĩ lo ngại họ có thể phải áp loại thuế mới, hoặc giảm chi, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng. Giới chức còn lo ngại "người dân sẽ ít chịu đi làm" nếu chính sách này được áp dụng.

[Image: photo-1-16475093566381672976203.jpg]

Bên cạnh lo ngại kế hoạch này có thể phá hoại hệ thống an sinh xã hội, những người phản đối cho rằng làm như vậy sẽ phá vỡ mối liên kết giữa lao động và tiền lương, tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho xã hội.

Và kết quả là sau khi bỏ phiếu, 77% dân số nước này từ chối nhận số tiền “cho không biếu không” này mà muốn tự đi làm để kiếm sống. Họ coi "phúc lợi nhà nước từ trong nôi" này là một "kế hoạch điên rồ dành cho những kẻ lười biếng!".

Tinh thần tự lực đáng quý của người Thụy Sĩ

Thụy Sĩ của quá khứ là một đất nước chẳng hề giàu có, nhưng ngày nay lại cực kỳ phát triển. Một phần cũng nhờ vào sự tiết kiệm một cách đầy lý trí. Người Thụy Sĩ có tính cách bình dị, không kiêu ngạo, không khoe khoang, phô trương, họ luôn tiêu tiên một cách có tính toán và kế hoạch.

Mặc dù không hề giáp biển và ít ỏi tài nguyên khoáng sản, nhưng Thụy Sĩ luôn được Ngân hàng Thế giới đánh giá là đất nước giàu có nhất và thu nhập bình quân đầu người luôn vượt quá 40 nghìn USD/năm. 

Ở Thụy Sĩ, tính tiết kiệm được coi là đức tính tốt. Người Thụy Sĩ tin vào quy luật đạo đức, với họ thì nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và sự lười biếng là những thói xấu cần tránh.


Quy củ và tôn trọng giờ giấc chặt chẽ

Sự đúng giờ của người Thụy Sỹ chính là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Khi xuất hiện đúng giờ trong mọi việc người dân Thụy Sỹ ngầm nói rằng: "Tôi rất trân trọng thời gian của bạn và nói rộng ra tôi rất trân trọng bạn".



[Image: photo-1-1647509480982420781283.jpg]


Không phải ngẫu nhiên mà Thụy Sĩ là nhà sản xuất đồng hồ trứ danh thế giới. Người chính xác thời gian có trước hay những chiếc đồng hồ chính xác có trước? Thật khó trả lời nhưng kết quả của nó thì như nhau: một quốc gia nơi tàu hỏa, và tất tật mọi thứ khác, đều thực sự chạy đúng giờ.




[Image: photo-1-16475093199821562545969.jpg]


Các tiệm cà phê ở các thành phố của Thụy Sỹ thường rất đông khách vào lúc 4 giờ chiều hàng ngày bởi vì tất cả mọi người đều được nghỉ ngơi uống cà phê vào đúng 4 giờ. 

[Image: photo-1-16475093398262044947779.jpg]


Sự đúng giờ đến mức cực đoan cũng dễ dẫn đến những kì vọng quá mức. Người dân quốc gia này từng cảm thấy bức xúc khi có tin rằng chỉ có 87,5% xe lửa do hệ thống đường sắt liên bang vận hành đến nơi trong khoảng 3 phút so với thời gian quy định, tức là thấp hơn so với mục tiêu 89%.


Luôn tìm thấy niềm vui trong công việc

Mặc dù người Thụy Sĩ rất coi trọng công việc, nhưng họ cũng luôn đề cao sự thoải mái khi làm việc ở Thụy Sĩ. Người dân ở quốc gia này làm việc rất chăm chỉ nhưng họ luôn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ coi trọng quyền được nghỉ ngơi, và "sẽ làm việc sau khi được nghỉ ngơi".


Số giờ làm việc trung bình trong một tuần của mỗi người dân Thụy Sĩ là 35,2 giờ, thấp hơn so với mức 36,4 giờ/tuần của người Anh, mức 38 giờ/tuần của người Tây Ban Nha.

Là một trong những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham nhũng, tham ô cửa quyền ở Thụy Sĩ gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực tốt, môi trường sống trong lành và chất lượng dịch vụ ở mức rất cao.



Thu Ngân

Cafebiz

Theo Pháp luật và bạn đọc[i]Copy link[/i]
[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Lời khuyên tỉnh táo nhất của 9 nhà văn đoạt giải Nobel: 
Hãy tránh xa những người không đáng và những chuyện không đâu!



Nếu bạn cảm thấy mờ mịt, không thấy rõ phương hướng cuộc sống, có thể tham khảo đáp án của 9 nhà văn từng đoạt giải Nobel này, biết đâu chúng có thể gạt bỏ đi lớp sương mù và giúp bạn nhìn rõ con đường phía trước hơn.


[Image: photo1652001810709-1652001810803430728729.jpg]



Hơn 2000 năm trước, nhà thơ Khuất Nguyên của Trung Quốc viết ra tác phẩm có tên "Thiên vấn", ở đó ông đặt ra 173 câu hỏi để hỏi về ý nghĩa cuộc đời.

Chúng ta của hiện tại có lẽ cũng có nhiều những hoài nghi và lo lắng thường trực trong lòng.


Tác gia Zhou GuoPing nói: "Bài kiểm tra cuộc sống luôn được đặt trước mặt mọi người, không ai có thể trốn tránh, ai ai cũng phải viết ra đáp án của mình."

Nếu bạn cảm thấy mờ mịt, không thấy rõ phương hướng cuộc sống, có thể tham khảo đáp án của 9 nhà văn từng đoạt giải Nobel này, biết đâu chúng có thể gạt bỏ đi lớp sương mù và giúp bạn nhìn rõ con đường phía trước hơn.


1. Chúng ta nên đối xử với người mình không thích như nào?

"Chúng ta sống trên đời vốn đã chẳng dễ dàng gì, vì vậy hãy sống vì người mà mình yêu mến. Đây mới chính là thái độ sống tốt nhất, đừng đánh mất niềm vui vì người mà mình không thích, rồi lại quên mất hạnh phúc khi ở cùng người thích mình."


--- Mạc Ngôn – nhà văn Trung Quốc đầu tiên nhận giải thưởng Nobel Văn học vào năm 2012, tác phẩm tiêu biểu, "Cao lương đỏ".




[Image: macngon1-0810-16520014700231857063430.jpg]
Nhà văn Mạc Ngôn




Tác gia nổi tiếng Xu GuangZhong được nhiều người biết tới thông qua tác phẩm"Hương sầu" (tạm dịch: "Nhớ quê hương").


Tuy nhiên, một tác gia khác có tên Li Ao lại có hẳn một bài viết để chỉ trích ông, đồng thời công khai gọi ông là "kẻ lừa bịp".

Khi ấy, rất nhiều nhà văn khác đã đứng ra lên tiếng hộ Xu GuangZhong, đồng thời hi vọng ông sẽ đứng ra phản bác lại, nhưng Xu GuangZhong từ đầu tới cuối không hề tỏ bất cứ thái độ nào.


Mãi cho tới vài năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, khi bị hỏi tới vấn đề này, Xu GuangZhong mới nhàn nhạt đáp: "Ngày nào anh ta cũng mắng mỏ tôi, điều đó có nghĩa là thế giới của anh ta không thể không có tôi; tôi không để ý tới anh ta, có nghĩa là thế giới của tôi có thể không có anh ta."


Thực ra trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi được việc sẽ gặp phải những người mà mình không thích, nhưng nếu quá để tâm tới điều đó, bạn sẽ chỉ tự làm hao mòn chính mình mà thôi.


Thay vì như vậy, hãy mời họ bước ra khỏi thế giới của mình.


Tác giả người Hồng Kông, Yishu từng nói: "Đời người có vài chục năm, điều quan trọng nhất là làm khiến bản thân vui thay vì làm hài lòng người khác."

Thứ tình cảm đánh đổi bằng việc tôi làm hài lòng anh/cô, nhất định không thể dài lâu; thứ quan hệ cưỡng cầu mới có được, có thân tới đâu cũng chẳng thể thoải mái.

Đời người không dài, hãy nhớ làm hài lòng bản thân nhiều hơn và kết giao với những người quan tâm đến bạn.


2. Luôn rất bận rộn, nhưng lại vẫn chẳng có gì, phải làm sao?

"Thay vì dành thời gian và sức lực đi đào nhiều cái giếng nông, chi bằng dành thời gian và sức lực đó đi đào một cái giếng sâu."

--- Romain Rolland, nhà văn người Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915, tác phẩm tiêu biểu, "Jean-Christophe".




[Image: romainrollanddefaceaubalconmeurisse1914r...475178.jpg]
Nhà văn Romain Rolland




Có một lần, Warren Buffett và Bill Gates cùng được mời tham gia một chương trình truyền hình, MC hỏi:

"Theo các vị thì đâu là thứ đáng quý nhất trong thời đại ngày nay?"


Hai người không hẹn mà cùng nói ra một đáp án: "Focus" – tập trung.

Ở cái thời đại mà nhịp sống nhanh như hiện nay, sự tập trung đã trở thành điều gì đó rất hiếm có.

Rất nhiều người hay làm việc theo kiểu chỗ này một việc, chỗ kia một việc.


Trông thì có vẻ rất vội vàng bận rộn, nhưng kết quả lại chẳng thu lại được là bao, rồi lại oán trách xã hội không công bằng.

Lý Tiểu Long từng nói: "Tôi không sợ người luyện cả ngàn chiêu thức, tôi chỉ sợ người luyện một chiêu thức cả ngàn lần."

Làm việc, quý ở "tinh", không phải quý ở "nhiều".


Sức lực của một người là có hạn, không thể nào cùng một lúc làm được tất cả mọi chuyện.

Tập trung sức lực và tinh thần làm tốt một việc tới cực hạn sẽ tốt hơn là làm 10000 việc ở mức hời hợt.


Chỉ bằng cách cống hiến hết mình cho một sự nghiệp và trau dồi bản thân, bạn mới dễ dàng đạt được thành công hơn.


3. Vì sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

"Nếu không có dũng khí rời xa bờ biển, một mình lênh đênh trên biển trong thời gian dài, vậy thì bạn sẽ không thể nào phát hiện ra được mảnh đất mới."

--- Andre Paul Guillaume Gide, một trong những nhà văn người Pháp xuất chúng của thế kỷ 20, ông đoạt giải Nobel Văn học năm 1947, tác phẩm tiểu biểu, "La Porte Étroite".




[Image: 7d4f917cd74638027e698f0091e7bdc0-1652001...061195.jpg]
Nhà văn Andre Paul Guillaume Gide




Mỗi người đều có một lĩnh vực mà mình giỏi, khi được vùng vẫy trong lĩnh vực đó, chúng ta sẽ như diều gặp gió.

Nhưng nếu chỉ chọn đi làm việc mà mình giỏi, bản thân sẽ rất dễ bị đóng khung và giới hạn.


Đời người, không sợ đi nhầm đường, chỉ sợ dậm chân tại chỗ, chìm đắm trong sự thỏa mãn của chính mình, tự cắt đứt đi những khả năng trong cuộc sống.

Xã hội tồn tại không ít người 10 năm như một chỉ làm đúng công việc mà mình giỏi, mỗi ngày mở mắt ra là một ngày biết cuộc sống hôm đó của mình ra sao, cứ tới cuối tuần sẽ lại biết chu kỳ của tuần sau thế nào.


Lỗ Tấn tiên sinh từng nói: "Không thỏa mãn, là bánh xe đi lên."

Nếu quá hài lòng với hiện tại, cho bản thân một cuộc sống quá an nhà, lâu dần, chí tiến thủ sẽ bị mài mòn, thậm chí mất đi năng lực ứng phó với những thay đổi của thời cuộc.

Học cách bứt phá, phá vỡ cái kén của bản thân, sẵn sàng nghênh đón những thử thách mới, bạn mới nhìn được những phong cảnh xa hơn, mới có thể đem lại cho cuộc sống của mình nhiều khả năng hơn.


4. Làm sao để đối mặt với những sai lầm và hối tiếc trong cuộc sống?

"Khi bạn khóc vì bỏ lỡ ánh mặt trời, bạn cũng sẽ bỏ lỡ mất những vì sao."

--- Rabindranath Tagore, người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1913, tác phẩm tiêu biểu, "Gitanjali".




[Image: rabindranathtagoreunknownlocation-165200...130680.jpg]
Nhà văn Rabindranath Tagore




Có người nói, cuộc đời là một quá trình không ngừng có được, và không ngừng mất đi.

Và điều đáng buồn nhất là chúng ta hay có xu hướng lãng phí thời gian để tự thương hại cho quá khứ.

Có lẽ ai cũng đều đã từng phạm phải sai lầm, nhưng nếu mê đắm một cách mù quáng, bám víu vào những nỗi đau trong quá khứ, ôm đồm quá nhiều, nó sẽ cản trở chúng ta tiến về phía trước.


Tất cả mọi sai lầm và hối tiếc, nếu đặt nó vào 20,30 năm sau, tất cả đều không đáng nhớ.


Chấp nhận hiện tại, coi sóng gió trong quá khứ là điều hiển nhiên, xem những gì đã qua là bài học trải nghiệm quý giá.

Đời người, chẳng qua cũng chỉ là một hành trình du lịch, thứ chúng ta nên quan tâm là phong cảnh trước mắt.

Đừng tiếc nuối quá khứ, hãy sống cho hiện tại, đừng sợ hãi tương lai, nuôi dưỡng một trái tim rộng mở và thấu đáo, làm một người ung dung tự tại.


5. Vì sao phải tránh xa những người và chuyện không đâu?


"Nếu bạn cứ dừng lại để ném đá vào mỗi một con chó sủa với mình, bạn sẽ không bao giờ tới được nơi mình cần đến."


--- Winston Churchill, thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học, tác phẩm tiêu biểu, "The Second World War".






[Image: churchill-16520017927931488763430.jpg]
Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill







Có một câu chuyện như này.


Một ngày nọ, nhà thơ Goethe đi dạo trong công viên, trên một con đường hẹp, ông bắt gặp một nhà phê bình đang tiến theo hướng ngược lại.


Hai người đứng đối mặt với nhau, nhà phê bình nói một cách ngạo mạn: "Tôi không bao giờ chịu nhường bước cho một kẻ ngốc."




Trước sự khiêu khích trắng trợn, Goethe không hề tức giận mà chỉ cười nói: "Tôi thì lại hoàn toàn ngược lại."


Nói xong, ông đứng sang một bên, nhường đường cho nhà phê bình.




Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải gặp rất nhiều những chuyện và người không đâu.


Bạn càng vướng bận, sẽ càng khiến bản thân mất nhiều hơn là được, thay vào đó, hãy buông bỏ và "bơ" đi mà sống, coi như giải thoát cho chính mình.


Cũng giống như câu nói: đừng khóc vì hộp sữa bị đổ.




Đối mặt với những người và chuyện không đâu, điều duy nhất chúng ta cần làm là bước một bước lớn về phía trước, không vấn vương, vướng bận.


Không tính toán, so đo thiệt hơn, thản nhiên mà chấp nhận, rồi sau đó bước qua.


Người có tầm nhìn xa, cái tâm ắt rộng, quan tâm chính mình, bước tốt con đường của mình là đủ.




6. Luôn có người đàm tiếu sau lưng, phải làm sao?


"Khi đã lựa chọn con đường ‘khác người’ (ít người đi), bạn cần gì phải quan tâm người khác nhìn bạn với con mắt ‘khác người’".


--- Doris Lessing, nhà văn người Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 2007 và là người phụ nữ thứ 11 đoạt giải Nobel trong lịch sử 106 năm giải thưởng này, tác phẩm tiêu biểu, "The Golden Notebook".





[Image: d41586-019-02992-917227318-16520017924281613703868.jpg]
Nhà văn Doris Lessing





Nhà văn người Nhật Haruki Murakami, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Rừng Na Uy" trước 30 tuổi, là một kẻ thất bại theo định nghĩa của người đời.


Sau khi tốt nghiệp đại học, ông vay tiền và mở một quán bar, nhưng công việc kinh doanh rất ảm đạm.




Sắp bước vào tuổi 30 mà vẫn chưa làm được gì, mọi người xung quanh thường xuyên chỉ chỉ trỏ trỏ vào ô


ng, rồi khuyên ông tìm một công việc "nghiêm túc" mà làm.




Nhưng Murakami không hề bị lay chuyển, ông vẫn đi theo con đường riêng của mình, và ý tưởng viết tiểu thuyết đã xuất hiện.


Cứ như vậy, ông nằm xuống bàn ăn và bắt đầu viết, mà chẳng thể ngờ được rằng mình lại ngày càng tiến xa hơn trên con đường viết lách như vậy.


Cuộc sống vốn là của mình, chứ không phải là vô số những phiên bản khác nhau trong mắt người khác.


Người thực sự chín chắn sẽ không bao giờ quan tâm ánh mắt người đời.




Dũng cảm sống theo ý mình, gieo hạt trong thế giới tâm hồn của mình, bạn chắc chắn sẽ thu hoạch lại được khu vườn mà mình yêu thích.




7. Không hài lòng với hiện tại, nhưng lại muốn thay đổi người khác, phải làm sao?


"Một người lý trí nên thay đổi bản thân để thích nghi với thế giới, chỉ có những người không lý trí mới muốn thay đổi thế giới để nó thích nghi với mình."


--- George Bernard Shaw, nhà viết kịch người Ireland được trao giải thưởng Nobel Văn học năm 1925, tác phẩm tiêu biểu, "Saint Joan".





[Image: gbshaw-16520017923601779543173.jpg]
Nhà viết kịch George Bernard Shaw





Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những tình huống như này:


Có những người vô cùng quan tâm tới đối phương, nhưng lại thường xuyên bị nói là quản quá đà.


Có những người lại đặt hết hi vọng của mình lên một người khác, hi vọng thành toàn bản thân thông qua việc thay đổi đối phương, nhưng sau cùng lại khiến đối phương ngày càng rời xa mình hơn.




Lý do muốn thay đổi người khác thì có cả ngàn cả vạn, nhưng kết quả cuối cùng lại thường là thất bại.


Có người nói rằng nếu bạn muốn bẩy được thế giới, điểm tựa tốt nhất không phải là trái đất, cũng không phải người khác mà chính là chính bản thân.


Nếu không đổi được hướng gió thì hãy tìm cách điều chỉnh buồm, nếu không đổi được người khác thì hãy thử tu dưỡng bản thân.


Thay đổi người khác là một cuộc chiến, thay đổi bản thân là một loại trưởng thành, một kiểu tiến bộ.


Giống như câu nói: "Núi không tới thì tôi qua".




Khi bạn thay đổi bản thân, bạn sẽ phát hiện ra, người khác thay đổi rồi, thế giới cũng thay đổi rồi.






8. Có lời nào dành cho những người sợ thất bại không dám hành động?


"Mọi hành động và tư tưởng vĩ đại đều có một khởi đầu khiêm tốn."


--- Albert Camus, nhà văn người Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1957, tác phẩm tiêu biểu, "Người xa lạ".





[Image: albert-camus-cau-thu-bong-da-duy-nhat-do...213687.jpg]
Nhà văn Albert Camus





Một cuốn sách nước ngoài có tên "Đổi cách sống" đã tổng kết lại 25 điều hối tiếc của cuộc đời:


Không làm chuyện mà mình muốn; không đi hiện thực hóa ước mơ, không tới nơi mình muốn du lịch…




Rất nhiều người sống trong trạng thái không hài lòng với cuộc sống của mình ở hiện tại, muốn thay đổi, nhưng lại không thể bước những bước đầu tiên, tất cả chỉ dừng lại ở "mong muốn."


Có một câu chuyện như này:


Có một thiền sư muốn tới bái Phật tại chùa Phổ Đà.




Ngôi chùa hiện tại cách chùa Phổ Đà hàng ngàn dặm, các đệ tử đều khuyên thiền sư: "Con đường tới đó quá xa xôi, sư phụ, hay Người từ bỏ ý định đó đi?"


Thiền sư nói: "Khoảng cách giữa lão nạp và chùa Phổ Đà có 2 bước chân thôi, sao lại nói là nó xa xôi?"


Các đệ tử không hiểu.




Thiền sư cười nói: "Lão nạp bước một bước trước đã, rồi lại tiến thêm một bước, vậy chẳng phải là tới rồi sao."


Các đệ tử giác ngộ.




Rất nhiều chuyện đều là như vậy, trông thì có vẻ xa vời, nhưng chỉ cần bước được bước đầu tiên, phần khó nhất, thực ra đã qua được một nửa.


Tuyệt đối đừng xem thường những bước đi đầu tiên, không bước qua được, cái hố vẫn ở đó; bước qua được rồi, tiền đồ ắt rộng mở.




9. Nếu thường xuyên cảm thấy chán nản, đau khổ, phải làm sao?


"Cuộc sống luôn khiến chúng ta đau đớn, nhưng sau này, những vết thương ấy nhất định sẽ trở thành nơi mạnh mẽ nhất của chúng ta."


--- Ernest Hemingway, tiểu thuyết gia người Mỹ nhận giải thưởng Nobel Văn học năm 1954, tác phẩm tiêu biểu, "Ông già và biển cả".





[Image: dnp-ernest-hemingway-song-cach-ly-voi-vo...479294.jpg]
Tiểu thuyết gia Ernest Hemingway





Tác phẩm "Ông già và biển cả" của Hemingway kể về câu chuyện của ông lão đánh cá Santiago.


Mặc dù đi câu cá hàng ngày, nhưng ông lão Santiago lại không tìm thấy gì trong 84 ngày liên tục, trở thành một "gã đen đủi" nổi tiếng trong khu phố.


Đến ngày thứ 85, ông vẫn ra khơi đánh cá một mình.




Lần này, ông đã vượt qua thử thách và bắt được một con cá kiếm khổng lồ, ông buộc nó vào mạn thuyền để mang về nhưng đàn cá mập lại đánh hơi thấy mùi của con cá mà ông bắt được nên đã ùa tới, ông cũng rất dũng cảm đem hết sức mình chống chọi với lũ cá mập, phóng lao và thậm chí dùng cả mái chèo để đánh. Cuối cùng ông giết được khá nhiều con và đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi ông về đến bờ và nhìn lại thì con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt và chỉ còn trơ lại một bộ xương trắng




Kinh nghiệm của Santiago nói với thế giới rằng con người có thể bị tiêu diệt, nhưng họ không thể bị đánh bại.


Trong thế giới người lớn, ai rồi cũng gặp phải những rắc rối, có thất vọng và cả chán nản.


Bi Shumin, một tiểu thuyết gia người Trung Quốc, nói:




"Bạn không thể đòi hỏi một đại dương cuộc sống không có bão tố, bởi lẽ đau đớn và vất vả là một phần của cuộc sống."


Một đại dương không có bão tố không phải là biển, nó là một ao bùn.


Vận mệnh không phải lúc nào cũng như ý muốn.


Tuy nhiên, chính giữa muôn vàn nỗi đau, bao mâu thuẫn, gian khổ, con người ta mới thực sự trưởng thành.



Như Nguyễn
cafebiz
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ dặn con: 
Có 1 thứ phải giấu, có 2 loại người phải tránh xa, không lạ khi nhà giàu tới 7 đời

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]





[Image: photo1652899953809-1652899954134925057663.jpg]


Tỷ phú Rockefeller Sr. dặn con đời người có một thứ càng khoe càng gặp sóng gió, có 2 loại người càng kết giao càng dễ thụt lùi. Cách dạy con này của ông đã giúp gia tộc của mình giàu sang đến tận 7 đời.

Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ. Với biệt danh "Vua dầu mỏ", ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil. 

Người ta thường nói rằng nhắc đến John Davison Rockefeller Sr. là nhắc đến sự giàu có tột bậc.  Theo đó, khối tài sản của Rockefeller Sr. năm 1916 chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay. Cũng bởi vậy mà tỷ phú này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.


Người xưa có câu: “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó 3 đời". Tuy nhiên, câu nói này không đúng với gia tộc Rockefeller. Trải qua hơn 100 năm, gia tộc này đã giàu có và hưng thịnh tới 6 đời. Bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, họ vẫn giữ được số tài sản khổng lồ với tổng giá trị tài sản xấp xỉ 11 tỷ USD vào năm 2019.

[Image: photo-1-16528994161731305684484.jpg]
Chân dung tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. Ảnh: Internet




Không chỉ sự giàu có, dấu ấn của gia tộc Rockefeller cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi khi nhìn lại lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Rất nhiều “niềm vinh quang” của nước Mỹ đều do gia tộc này tạo nên. Lý giải nguyên do con cháu của Rockefeller vẫn có thể phá bỏ “lời nguyền” đáng sợ một cách dễ dàng, nhiều người cho rằng tất cả đều nhờ vào nền tảng giáo dục gia đình.


John Davison Rockefeller Sr. không chỉ là doanh nhân giỏi mà còn là một người cha tuyệt vời. Những lời dặn dò của ông dành cho con cháu đều cho thấy được tầm nhìn hơn người. Cũng nhờ vậy mà các thế hệ con cháu đều tiếp tục sự thịnh vượng, nối dài sự thành công, giàu có của ông. 


Trong suốt cuộc đời mình, "Vua dầu mỏ" đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Điều đáng bất ngờ chính là nội dung trong những bức thư này đều là những lời dặn dò rút ra từ những bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm. 


Một trong những lời dặn dò "kinh điển" nhất đó là: “Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh”. Qua câu nói này, vị tỷ phú giàu có nhất lịch sử Rockefeller đã dặn các con nên giấu kín sự khôn ngoan, chớ nên cho thiên hạ biết bởi càng khoe đời người càng gặp nhiều sóng gió.

Theo vua dầu mỏ: "So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc".


Ông cũng giải thích thêm cho con rằng bản chất con người là điều khó lường nhất. Vì vậy không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì con mới tránh được sự cạnh tranh gay gắt, và tiêu cực. Tuy nhiên, cần phải hiểu biểu hiện ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, họ thấu hiểu hết tất thảy đạo lý ở đời nhưng lại không thể hiện ra, có như vậy đại sự mới dễ thành.

[img=640x0]https://cafefcdn.com/203337114487263232/2022/5/19/photo-1-16528993641621607530919.jpg[/img][Image: photo-1-16528993641621607530919.jpg]

Những người anh em nhà Rockefeller vào năm 1967. Ảnh: Internet



Ngoài ra, trong một lá thư viết cho con trai mình, Rockefeller cũng đã nói rõ và cảnh báo con không được kết giao với hai loại người: Loại thứ nhất là loại người hoàn toàn đầu hàng và hài lòng với hiện trạng của bản thân; loại thứ hai là những người không thể thực hiện mục tiêu tới cuối cùng.


Ông Rockefeller gọi hai kiểu người này là "khối u tư duy" rất dễ lây lan tư tưởng tiêu cực cho người khác khi tiếp xúc. Điều tồi tệ là 2 loại người này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Do đó, Rockefeller khuyên con trai mình nên tránh xa 2 loại người này càng sớm càng tốt bởi ông luôn nghĩ rằng tính cách, tham vọng và địa vị hiện tại của một người có liên quan đến người mà họ kết giao.


Ông cho rằng nếu con cái thường xuyên kết giao với người tiêu cực, bản thân sẽ trở nên tiêu cực, thậm chí là làm nhụt chí tiến thủ. Ngược lại, nếu con cái tiếp xúc với người có tham vọng thành công thì bản thân cũng tham vọng hơn, suy nghĩ sẽ phóng khoáng hơn và dễ thành công hơn. Vì vậy, Rockefeller luôn dặn dò và nhắc nhở con trai nên biết "chọn bạn mà chơi", phải thường xuyên tiếp xúc với những người thành công, có chí cầu tiến.

[Image: photo-1-1652899279968418488.jpg][img=640x0]https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2022/5/19/photo-1-1652899279968418488.jpg[/img]

Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. bên gia đình. Ảnh: Internet


Những bức thư mà Rockefeller gửi con tuy đơn giản, thẳng thắn nhưng ẩn chứa những ý nghĩa to lớn, thiết thực. Mỗi một câu nói ra đều rất quý giá và đáng để mọi người cùng suy ngẫm:

1. Không có quyền nghèo.

2. Sự giàu có chỉ là kết quả phụ của sự siêng năng.

3. Thu nhập chỉ là sản phẩm phụ của công việc, hãy làm những gì cần làm, làm tốt công việc của mình, có như vậy mức lương lý tưởng nhất định sẽ tìm đến bạn.

4. Yêu công việc là một niềm tin. Với niềm tin này, chúng ta có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hy vọng. Nếu bạn xem công việc là một thú vui, cuộc sống sẽ là thiên đường; nếu bạn xem công việc là nghĩa vụ, cuộc sống sẽ là địa ngục.


5. Vay tiền không phải là một điều xấu, nó sẽ không làm bạn phá sản, chỉ cần bạn không xem nó như một chiếc phao cứu sinh và chỉ sử dụng nó trong lúc khủng hoảng, mà là một công cụ đắc lực, bạn có thể sử dụng nó để tạo cơ hội.


6. Những lời bào chữa khiến hầu hết mọi người không mở được cánh cửa dẫn đến thành công. 99% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện.

7. Đừng sống bằng sự may rủi mà hãy phát triển bằng cách lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt có thể ảnh hưởng đến vận may, và trong mọi trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến cái gọi là may mắn.


8. Tình bạn được xây dựng trên cơ sở kinh doanh tốt hơn nhiều so với tình bạn được xây dựng trên tình bạn. Đối xử tốt với người khác khi bạn đi lên vì bạn sẽ va vào họ khi bạn đi xuống.


9. Trên đời không có gì thay thế được lòng kiên trì. Tài năng không được đánh giá cao có rất nhiều, và những thiên tài không thành công cũng là điều thường thấy. Giáo dục cũng vậy, thế giới đầy rẫy những kẻ vô dụng. Chỉ có sự kiên trì và quyết tâm mới dẫn đến thành công.

(Tổng hợp)



Ánh Lê

Theo Trí thức trẻ


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Phụ nữ muốn có vẻ ngoài trẻ trung thì phải rèn luyện 5 ĐẶC ĐIỂM này,
 nuôi dưỡng tâm hồn để giữ mãi thanh xuân, xinh đẹp muôn phần

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Con người muốn có cuộc sống đáng mơ ước thì phải biết cho đi. Đây chính là quá trình trao đổi giá trị.

Trên đời này hẳn bạn sẽ thường thấy, có người còn trẻ nhưng lại trông già dặn hơn tuổi, nhưng lại có người dù tuổi đã lớn nhưng vẻ ngoài trẻ trung đến lạ.



[Image: 2789762172492810073845755528514498441181...392487.jpg]







Thật ra, vẻ ngoài và tâm hồn đều có sự ảnh hưởng đến nhau. Người có vẻ ngoài trẻ trung thường sở hữu 5 đặc điểm sau đây:



1. Tính cách

Tính cách và tâm trạng cảm xúc của một người thường được thể hiện trên cả gương mặt. Hai thứ vô dụng nhất trên thế giới này chính là sự nóng giận và thói quen than vãn. 



Nhiều lúc, sự già cỗi và u ám trong tâm hồn cũng làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, và điều này xuất phát từ sự mất kiểm soát cảm xúc mà ra. Chuyện nên quên thì cứ quên, điều nên buông bỏ thì cứ buông. Ít so đo tính toán, học cách bao dung, bạn hoan hỷ với cuộc sống thì cuộc đời sẽ đáp trả bằng sự dịu dàng và may mắn.



Tâm không khúc mắc, chân mày không nhăn, ánh mắt dịu dàng, gương mặt trẻ trung, người tự nhiên hưởng lạc.



2. Sống có nguyên tắc





[Image: 2718105395073373973737225238195300605817...409351.jpg]





Con người muốn có cuộc sống đáng mơ ước thì phải biết cho đi. Đây chính là quá trình trao đổi giá trị. 

Người ta có câu: "Gương mặt của một người thể hiện giá trị nội tâm. Nó không chỉ chứa đựng cuộc sống mà còn là lý tưởng họ theo đuổi".



Sống có nguyên tắc là điều kiện để quyết định cho sức khỏe và vóc dáng của bạn, đồng thời còn là cách bạn theo đuổi cuộc sống chất lượng.


3. Độc lập và tự tin

Người nắm quyền chủ động và người chỉ biết phụ thuộc trong cuộc sống sở hữu gương mặt lẫn thần thái không giống nhau. Phụ nữ muốn có vẻ ngoài trẻ trung luôn hiểu rõ điều này.



Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ phát hiện người tự tin đều có sức sống mãnh liệt. Khi nhìn vào ánh mắt của người có cuộc sống hạnh phúc, bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực. Năng lượng này chứa đựng sự nhiệt huyết và kỳ vọng với những điều sắp xảy ra, bất kể là niềm vui hay trắc trở.



Tự tin chưa chắc sẽ mang đến cho bạn cuộc đời viên mãn, nhưng nó sẽ giúp bạn sống trọn từng phút giây, không ngừng tạo ra giá trị.










4. Học tập không ngừng nghỉ

Chìa khóa để giữ gìn sự trẻ trung chính là bồi dưỡng nội hàm. Bất kể ở giai đoạn nào, đừng bao giờ để bản thân mắc kẹt trong quan niệm tuổi tác, mà hãy duy trì nhiệt huyết với cuộc sống, không ngừng học tập để trau dồi nội tại, bồi dưỡng sở thích và hoàn thiện chính mình. Phụ nữ trẻ trung đều thấm nhuần đạo lý này.



Đọc sách, học một môn ngoại ngữ hay tiếp xúc với bất kỳ điều mới đều mang lại nhiều bài học đầy giá trị. Sở hữu lòng hiếu kỳ với thế giới này giúp con người tìm thấy phiên bản tốt hơn của chính mình. 



Vì vậy, hãy sử dụng tâm thái phóng khoáng nhất để tiếp nhận và trải nghiệm, ung dung đối mặt với những điều phát sinh bất ngờ. Con người chỉ già yếu khi trái tim trở nên cằn cỗi; thanh xuân tan biến, chỉ còn lại những nếp nhăn trên gương mặt.





5. Trạng thái tinh thần

[Image: 2786369875467126267874434623615523680334...184861.jpg]







Một, nói chuyện có chừng mực.

Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu trạng thái tinh thần của một người. Con người sống trên đời, nói chuyện phải có giới hạn, biết cách kiểm soát cảm xúc và khống chế hành vi.



Hai, cười đùa đúng lúc đúng chỗ.

Pha trò là để khiến người khác vui vẻ, chứ không phải gây tức giận. Ranh giới giữa đùa giỡn và đùa cợt rất mong manh. Vì vậy, vui cũng đừng vui quá, một khi đã vượt qua giới hạn thì hay cũng hóa thành dở.



Khổng Tử cho rằng, làm người nhất định phải biết trên dưới, tôn ti trật tự. Người thông minh đều hiểu rõ, cho dù thân quen mấy cũng phải biết giữ khoảng cách. Hành xử đúng mực cũng chính là sự tôn trọng dành cho đối phương và thể diện cho chính mình.



Bốn, sống lương thiện.

Con người sống trên đời, thứ xinh đẹp nhất không phải là ngoại hình mà chính là ăn nói ưu nhã, thứ quý giá nhất không phải là tài phú mà lại là nhân phẩm tốt đẹp. Ai cũng muốn có vẻ ngoài trẻ trung, nhưng trước hết hãy sống bằng trái tim lương thiện, sau bao nhiêu trắc trở, vị ngọt của hạnh phúc cũng sẽ đến.


(Nguồn: Zhihu)


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Người có 5 thói quen này: Cả đời hưởng phúc, đi đâu cũng có quý nhân phù trợ


[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]




Mệnh của một người có tốt hay không, một phần số trời đã định, một phần do nỗ lực của bản thân bồi đắp mỗi ngày.

Người xưa có câu rằng: "Tính cách con người tạo nên số phận", một người có 5 nét tính cách dưới đây sẽ được hưởng trọn phúc khí suốt đời.


Một người sạch sẽ
Sạch sẽ, là bộ dạng thoải mái nhất của một người. Một người sạch sẽ, quần áo giản dị và gọn gàng, không tì vết bẩn, nơi ở không vướng bụi bặm, tác phong đoan trang, ưu nhã, thường sẽ mang một khí chất rất riêng.

Sạch sẽ, không chỉ nói riêng về vẻ bề ngoài, mà còn nói về cảnh giới tinh thần “sạch sẽ”. Người có thế giới tinh thần sạch sẽ, họ sẽ không có quá nhiều thói hư tật xấu, họ có những thói quen lành mạnh, ví như: Uống trà, đọc sách, chơi cờ, viết thư pháp,… Ngay cả khi bận rộn, họ cũng sống rất ngăn nắp.

Những người yêu thích sự sạch sẽ thường sẽ mang lại cho đối phương cảm giác thoải mái, dễ chịu, và mọi người đều muốn kết thân với những người sạch sẽ, ăn mặc tươm tất, gọn gàng. Sạch sẽ sẽ mang lại phúc khí và may mắn dồi dào cho chủ nhân.

Người quan tâm đến sức khỏe
Đời người giống như con số 10, sức khỏe là số 1, tiền tài, địa vị, sự nghiệp, tình yêu, gia đình,…. là số 0. Sức khỏe là nền tảng của mọi thứ, nếu không có sức khỏe, thì dù có bao nhiêu tiền, địa vị có cao đến mấy, gia đình có hạnh phúc đến đâu, thì cũng như không.

Người chú ý đến sức khỏe, họ sẽ biết sống điều độ, hiểu được trí huệ của sự vừa phải. Bất luận như thế nào, họ cũng không đánh đổi sức khỏe để hy sinh vì những điều lớn lao hơn.


Duy chỉ có cơ thể khỏe mạnh, tương lai mới có thể tận hưởng phúc khí. Cuộc sống cũng giống như một cuộc chạy marathon, người thắng không phải là người chạy nhanh hơn, mà là người chạy lâu hơn.
[Image: 12-2242.jpg]



Người thích đọc sách
Một người có kiến thức thường được tôn trọng, họ luôn có cái nhìn sâu sắc về mọi việc. Những người thích đọc sách sẽ không ngừng nâng cao kinh nghiệm và kiến thức của mình, dần dần, họ không ngừng tạo ra sự khác biệt đối với những người cùng lứa tuổi.

Kiến thức mà bạn đọc thông qua những cuốn sách cuối cùng sẽ lưu lại trong tâm trí của bạn, đến một lúc thích hợp nó sẽ tuôn ra như nguồn nước. Rồi một ngày bạn sẽ nhận ra, kiến thức sẽ mang lại cho bạn lợi ích cả đời.

Những người thích đọc sách, mỗi năm họ sẽ có sự thay đổi. Một người có kiến thức, họ thường đưa ra được những quyết định đúng đắn, cũng có thể có những lợi nhuận tốt trong công việc!

Người có thể nhẫn nại
Nhẫn một lúc Trời yên biển lặng, lùi một bước biển rộng Trời cao. Cãi vả, mâu thuẫn và xích mích nơi thế gian đều xuất phát từ sự không thiện chí. Duy chỉ có nhẫn lại, mới có thể tránh được rất nhiều hiểm họa trong đời.

Người sống trên đời, ai cũng đều có cái không hài lòng. Nếu gặp chuyện gì cũng tranh cao thấp, tranh thắng thua, vậy thì cả đời sẽ bận rộn tranh đấu ngược xuôi. Một người biết cách nhẫn nại, phúc khí chưa đến, nhưng họa loạn đã rời xa.

Một người biết ơn
Khi thấy người khác có được điều tốt, hãy cảm thấy vui mừng thay cho họ. Lòng người là tương thân tương ái, một người có lòng cảm ân thì nội tâm sẽ luôn tròn đầy. Người cho đi yêu thương sẽ luôn là người có phúc.

Chỉ có lòng biến ơn, người khác mới có thể tin tưởng và nguyện ý giúp đỡ bạn một cách vô điều kiện, trên đường đời sẽ gặp vô số quý nhân trợ giúp. Một người có tấm lòng cảm ân, điều này còn quý hơn vàng và bạc. Một người có tấm lòng cảm ân, so với người giàu có, thì còn quý giá hơn rất nhiều.

Cảm ân, là một loại mỹ đức, cũng là một ngôn từ đẹp nhất trên đời. Nếu hỏi rằng: Người nào khó bị ghen tị nhất trên thế giới? Thì đó nhất định chính là người hiểu được sự biết ơn. Hiểu được thế nào là biết ơn, ông Trời tự nhiên sẽ ban phúc đến bạn.

Người sở hữu 5 đặc điểm tính cách trên sẽ có vận mệnh tốt, phúc khí dồi dào. Cho dù chỉ sở hữu một điều thôi, cũng đủ để khiến bạn hưởng phúc cả đời. Tính cách, thói quen tốt, có thể đủ để thay đổi một đời người
[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Tổ tiên dặn dò: 
'50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo' có nghĩa là gì?"



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


Người xưa có rất nhiều lời dặn dò ý nghĩa thâm sâu, trong đó có 1 câu: '50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo', bạn có hiểu ý nghĩa không?

Thực tế, vế này được xuất phát từ một câu nói của Khổng Tử. Trước đây, nhà hiền triết nổi tiếng Trung Quốc từng nói rằng: “Ta quyết chí học năm 15 tuổi, hiên ngang tuổi 30, chẳng nghi ngờ gì năm 40 tuổi và biết thiên chức khi 50 tuổi”. Đối với người xưa, ở tuổi 50 chính là cái tuổi “biết mệnh trời”. Khi đến tuổi này, người ta sẽ ý thức được cái gì có thể làm và cái gì có thể không.

Thời xa xưa hoặc ở các làng quê cổ, việc xây dựng, cất lên một ngôi nhà không phải điều dễ dàng. Điều kiện kinh tế và công nghệ thiếu thốn, các thanh niên ở độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời muốn xây cất một ngôi nhà tử tế phải mất đến vài tháng, thậm chí là vài năm.



Thanh niên đã vậy, người ở tuổi ngũ tuần sẽ càng khó khăn hơn. Tuổi 50 thời xưa đã được coi là tuổi già, sức lực đã yếu. Vì thế mà người xưa khuyên rằng, người 50 tuổi trở đi tốt nhất không tự sửa nhà hoặc xây dựng nhà cửa.



Bên cạnh đó, người xưa còn quan niệm rằng nếu một người sau 50 tuổi vẫn còn vất vả, tất bật vì chuyện nhà cửa thì điều này không hề tốt chút nào. Điều này cho thấy, có thể nhà họ neo đơn, không có con cháu đỡ đần. Người xưa vốn coi trọng chữ hiếu, việc một người về nhà không có con cái đỡ đần, chăm lo là điều đáng buồn và khó có thể chấp nhận. 



Câu “50 không xây nhà” còn có thêm một lý do khác. Thời xưa, do chiến tranh hoặc điều kiện sống kém nên tuổi thọ của con người thường rất ngắn. Người sống đến 50 tuổi chẳng khác nào đã bước một chân vào quan tài. Nếu ở độ tuổi này còn sửa nhà sửa cửa, khả năng cao họ sẽ chẳng sống được thêm bao lâu mà hưởng thành quả của mình.





[Image: 6-2120.jpg]







Chưa kể, người xưa vốn đông con cái. Khi họ mất rồi, ngôi nhà để lại rất có thể khiến con cháu xích mích, mâu thuẫn vì tranh giành. Do đó, đây cũng là lý do mà người xưa không muốn xây nhà sau 50 tuổi. Ở độ tuổi này, họ phải được sống nhàn hạ, quây quần bên con cháu, được con cái báo hiếu, đỡ đần chứ không phải lo lắng, khổ cực nữa.



Tại sao nói “60 không trồng cây”?

Câu này có ý nghĩa tương đương với vế “50 không xây nhà” ở phía trước. Xây nhà hay trồng cây đều là những công việc chân tay nặng nhọc. Với những người già ở độ tuổi 60, làm việc quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe.



Ai cũng biết, người cao tuổi xương cốt đã yếu, sức khỏe cũng không còn được như xưa. Họ làm gì cũng phải để ý xem có hợp với sức mình hay không. Trong khi đó, việc trồng cây phải dùng đến rất nhiều sức lực. Chỉ cần một phút bất cẩn họ cũng có thể té ngã hoặc chấn thương. Ở độ tuổi này, ốm đau bệnh tật hay chấn thương đều rất dễ trở nặng và lâu khỏi. Điều này không chỉ tốn kém tiền của, bản thân họ đau đớn mà con cháu cũng vất vả theo. Cuối cùng, việc làm không xong mà bản thân lại mang họa.



Vì thế, theo như lời dạy của cổ nhân, người qua tuổi 60 nên lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên quá tham công tiếc việc để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.





[Image: 9-2120.jpg]

Ý nghĩa của câu “70 không may quần áo”



Cổ nhân cho rằng, người xưa sống đến tuổi 70 đã vô cùng hiếm. Ở độ tuổi này, chúng ta nên làm những gì mình muốn mà không vi phạm các quy tắc. Những ai may mắn sống qua tuổi 70 ngày xưa có thể nói là thượng thọ. Khoảng thời gian này, tốt nhất nên tận hưởng cuộc sống thay vì làm lụng, may vá.



Hơn nữa, người ở tuổi này mắt đã mờ, tay chân chậm chạp nên việc dùng kim chỉ may vá cũng khó khăn hơn. Chưa kể, may vá là công việc phải ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian dài. Với những người ở tuổi 70, việc này không hề dễ dàng. Do đó người xưa mới khuyên rằng “70 không may quần áo” mà hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và an hưởng tuổi già.



Nhiều người còn đưa ra cách giải thích khác rằng, “70 không may quần áo” ý chỉ ông bà, cha mẹ không muốn may thêm quần áo mới, họ muốn dành dụm, tiết kiệm khoản tiền này cho con cháu. Nhìn chung, đây là tâm lý của hầu hết những người lớn tuổi, không muốn con cháu phải tốn kém, vất vả vì mình.

Có thể nói, câu “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo” của người xưa không chỉ giới hạn trong chuyện xây nhà, trồng cây hay ăn mặc của người lớn tuổi. Hiểu rộng hơn, câu nói này khuyên chúng ta phải tự ý thức được khả năng của bản thân, lựa chọn công việc phù hợp với sức mình. Cuộc sống chỉ có một lần, mỗi người nên tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, đừng để sau này phải hối tiếc.  

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
(2022-08-07, 01:05 AM)Xí Xọn Wrote:
Câu “50 không xây nhà” còn có thêm một lý do khác. Thời xưa, do chiến tranh hoặc điều kiện sống kém nên tuổi thọ của con người thường rất ngắn. Người sống đến 50 tuổi chẳng khác nào đã bước một chân vào quan tài. Nếu ở độ tuổi này còn sửa nhà sửa cửa, khả năng cao họ sẽ chẳng sống được thêm bao lâu mà hưởng thành quả của mình.


 Ngày nay người ta sống dai nhách hà. Cũng ba cái "tổ tiên" gì đó bên .... tàu nói "Thất thập cổ lai hy", nghĩa là sống đến 70 xưa nay là hiếm. Tuy nhiên ngày nay người ta sống đến 83, 84 tuổi là thường. 

 50 tuổi, chưa hưu trí nữa mà bảo là bước một chân vào quan tài rồi là hơi bi quan quá sức thợ mộc. Còn cật lực làm việc, chính phủ chưa cho phép nghỉ hưu nữa mà quan tài quan tiết gì rồi hai chân với một chân.   Winking-face4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-08-07, 01:05 AM)Xí Xọn Wrote: Tổ tiên dặn dò: '50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo' có nghĩa là gì?"


......................

WIERD! Suytu  Suytu  Suytu

Đọc hết nguyên bài cũng vẫn thấy không thuyết phục với lời dặn dò đó tí nào hết! So weird!
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
Có lẽ chúng ta nên tuỳ thời cũng như tuỳ từng cá nhân, để hiểu cổ nhân Tàu muốn nói gì .  

Ví dụ tương đương với tuổi 50 thời xưa là 80 bây giờ, 60 là 90, và 70 là 100 chẳng hạn; chúng ta có thể hiểu câu nói trên là: "80 không xây nhà, 90 không trồng cây, 100 không may áo" cũng đúng thôi .

Hơn nữa cũng tuỳ vào sức khoẻ từng cá nhân . Tôi biết cô kia hơn 60 thôi, nhưng cô ra vào bệnh viện xoành xoạch .  Thay vì sống trong nursing home, cô may mắn được sống với thân nhân để được săn sóc .  Như vậy, cô không cần se sua với thiên hạ làm gì .
Reply
Nói chung thì có nhiều câu người xưa để lại không hạp cho thời nay nếu đọc y chang nguyên văn.

"Người sống đến 50 tuổi chẳng khác nào đã bước một chân vào quan tài. "
50 tuổi thời nay còn điệu bộ, "ngựa" lắm; có mấy ai chịu "bước một chân vào quan tài" chứ.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

“60 không trồng cây”
Thời nay thì đâu có đào đất bằng tay đâu nè; bẩy mấy tám mấy vẫn vui với thú điền viên bình thường. 
Tulip4
“70 không may quần áo” 
Đi sắm đồ ở tiệm và trên mạng chứ đâu cần may quần áo.  Tới tuổi ba mấy bốn mấy thì cái tủ đầy quần áo rồi, đâu cần tới 70 mới ngừng sắm đồ.  Winking-face4
Reply
Tui nghĩ người xưa nếu muốn dặn dò cho hậu thế (thế hệ sau) thì họ đã nói rằng thì là khi các cháu sống tới tuổi gần bằng với tuổi thọ trừ đi 10 năm thì các cháu không nên xây mua tậu sắm cất nhà chi nó mệt 
Dặn vậy không biết có sao ko 😊
Reply
Muốn biết một người có tu dưỡng hay không, chỉ cần nhìn đúng 1 điểm này là rõ



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


( PHUNUTODAY ) - Làm sao để biết một người có tu dưỡng hay không, hãy nhìn vào cách họ thể hiện trên bàn ăn.

Ăn cơm là việc hàng ngày của mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, thông qua việc ăn uống cũng có thể thấy được mức độ tu dưỡng của họ. Những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy có thể hiển lộ ra phẩm chất con người.


Một chàng trai trẻ tốt nghiệp đại học thuộc hàng xuất sắc ở một trường đại học danh tiếng ứng tuyển vào một công ty lớn. Với những lợi thế vượt trội so với hầu hết các ứng viên khác, anh thuận lợi nhận được lời mời tham dự bữa tiệc phỏng vấn trước các quản lý cấp cao của công ty. Trong buổi tiệc, anh tự cảm thấy từng hành động lời nói của mình đều rất tốt, thế nhưng cuối cùng người được tuyển lại không phải là anh.



[Image: ban-an-1712.jpg]


Anh vô cùng tức giận, cảm thấy nhất định là có gì mờ ám phía sau. Không chịu nổi sự ấm ức, anh tìm đến bộ phận tuyển dụng để hỏi rõ lý do. Người ta nói với anh rằng quả thật là khả năng của anh rất xuất sắc, nhưng lý do mà anh bị đánh rớt đó là trong bữa tiệc được xem như vòng phỏng vấn cuối cùng đó “Anh không hề cảm ơn bất cứ nhân viên phục vụ nào”.

Có thể nhìn rõ một người có tu dưỡng hay không ngay trên bàn ăn
Người xưa có câu: “Người ta có thể thấy được đứa trẻ khiếm khuyết về giáo dục khi nhìn “tướng ăn“. Điều đó nói lên rằng, cổ nhân vô cùng xem trọng việc giáo dục thói quen ăn uống cũng như vấn đề dạy dỗ con cái ngay trên mâm cơm. Trong bữa ăn, cha mẹ thường nhắc nhở các con về những bài học đạo đức cũng như các quy tắc ứng xử trong đời sống thường ngày. Bởi vậy, muốn biết một đứa trẻ có được sinh ra trong gia đình gia giáo hay không, người ta chỉ cần quan sát những biểu hiện trên bàn ăn.


[Image: ban-an5-1712.jpg]


Thế nhưng, ngày nay việc xây dựng thói quen này của các bé lại không được xem trọng như trước nữa. Nhiều cha mẹ chỉ “mong con đủ dinh dưỡng”, để con “thích ăn gì thì ăn”. Nhiều đứa trẻ trong bữa ăn cứ toàn gắp món ngon về phần mình, ăn uống tùy tiện, bới chọn đồ ăn và không coi trọng người lớn… Sau này khi lớn lên, biểu hiện của chúng cũng tự nhiên không được tế nhị lắm.

Bên cạnh đó, việc lãng phí thức ăn hiện nay cũng xảy ra rất nhiều. Có những trẻ khi ăn cơm, nếm hai miếng, cảm thấy không hợp khẩu vị nên đem bỏ đi rồi lại ăn sang món khác; hoặc ăn một hai miếng không thích thì bỏ bứa, không biết quý trọng đồ ăn.

Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần xem trọng việc giáo dục con cái ngay trên bàn ăn. Người trưởng thành cũng cần tu dưỡng bản thân trong cách ăn uống. Không nên vì thấy việc nhỏ mà bỏ qua, như thế sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này.

Xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của nhà văn Lâm Thanh Huyền của Đài Loan bàn về chuyện ăn uống:
“Con người luôn luôn lựa chọn những thứ mà mình yêu thích. Những thứ mà một người yêu thích lại rất giống với tính cách và bản chất của người đó. Cho nên, nhìn vào đồ ăn mà một người lựa chọn người ta có thể biết được nhân cách của người đó. Ăn cơm không chỉ vẻn vẹn là ăn, mà ăn cái gì, ăn như thế nào sẽ thể hiện ra nhân cách của một người. Loại nhân cách này chính là một loại giáo dưỡng.

Khi ăn, phàm là người mà vội vã ăn uống, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, lựa chọn món ngon mình yêu thích hay những miếng lớn hơn thì thông thường trong cuộc sống họ là người ích kỷ. Có một số người phàm là lúc ăn nhất định phải là người đầu tiên nếm thử hương vị thì trong cuộc sống cũng đại khái là người luôn muốn chiếm phần lợi.

Một số người không phô trương, không lãng phí, không quá bắt bẻ khi ăn, tình nguyện dành cho người khác những miếng ngon hơn, họ không nhất định là người thân cận nhất của bạn nhưng nhất định đó là người chính trực, thiện lương và có thể tin cậy”.

[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]


[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
Coi phim Đại Hàn, phim Nhật, phim Tàu, họ ăn mì hút rột rột, húp xì xụp thấy bắt ghê.
Nhưng đây là truyền thống của họ. Họ vẫn có tu dưỡng chứ. Winking-face4

Theo tự điển, tu dưỡng là "rèn luyện, trau dồi để nâng cao phẩm chất".

Liệu rằng ông này không có "tu dưỡng" chăng?  :-)  Đùa thôi.




[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Đời người có 5 thứ tuyệt đối không nên hào phóng, 
nếu không sẽ lâm vào cảnh ''nghèo vẫn hoàn nghèo''



[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]



Nếu bạn càng hào phóng trong những phương diện dưới đây thì lại càng trở nên nghèo khó.  

Thể hiện bản thân thái quá



Chúng ta vẫn thường nghe câu nói: ''Thùng rỗng kêu to'', một người càng thiếu đi cái gì thì họ lại càng thích thể hiện bản thân ở phương diện đó. Họ cũng ý thức được rõ ràng bản thân còn yếu kém, nhưng vì giữ thể diện, những người này sẵn sàng khua môi múa mép.



Họ thường nói chiếc ô tô trong nhà giá trị bao nhiêu, căn nhà lớn thế nào, con cái giỏi giang ra sao...Người quân tử đạo đức cao thượng rất hiểu cách ẩn giấu đạo đức, bên ngoài trông như một người ngu ngốc, chậm chạp.



Coi trọng thể diện

Có nhiều người thường chú trọng vào thể diện của bản thân. Tuy nhiên, thể diện là do chính bản thân biểu hiện ra chứ không phải ai khác. Đối với một người mà nói, bản thân phải tự biết tôn trọng chính mình thì mới mong người khác tôn trọng.



Trong xã hội ngày nay, nhiều người quá xem trọng thể diện. Khi không buông được thể diện xuống, thời gian lâu dài sẽ khiến cơ hội thành công của họ cũng theo đó mà mất đi.





[Image: nhung-cau-noi-cau-tho-de-cham-biem-tinh-...m-1018.jpg]







Ăn uống

Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp những người yêu thích vui chơi giải trí và nhậu nhẹt. Họ có thể dành cả ngày dài trong quán nhậu và nói những chuyện trên đời dưới biển, hay xếp hàng dài dằng dặc để mua được những món ngon.



Đối với người giàu, thời gian của họ là tiền bạc. Trong suy nghĩ của người giàu có, thời gian quý giá như sinh mạng. Do vậy, họ không chi tiêu thời gian một cách hào phóng vì những điều nhỏ nhặt đó. Họ sẵn sàng dành thời gian quý báu của bản thân để học tập, đầu tư kiến thức và kết giao với những người thành công.







[Image: vi-sao-nguoi-cang-giau-lai-cang--nh-1-1-...6-1018.jpg]





Thời gian

Thời gian quý hơn tiền bạc. Thời gian là vô hạn nhưng trong cuộc sống của chúng ta là hữu hạn. Nếu một người không biết trân quý thời gian, đánh mất rồi chẳng thể nào lấy lại được. Đối với người giàu có mà nói, họ coi trọng thời gian hơn sinh mệnh bản thân.



Trong khung thời gian định sẵn, họ có kế hoạch sử dụng rất rõ ràng để không lãng phí một phút giây nào. Họ nghĩ rằng, thời gian được chia đều cho tất cả mọi người, ai tận dụng được thì sẽ đạt được thành công.



Chi tiêu quá mức

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta quan sát thấy sẽ có nhiều người chi tiêu quá mức sức khỏe cũng như tiền bạc để đạt được ước mơ. Những người truy cầu danh lợi vắt óc suy tính với mong muốn kiếm thật nhiều tiền và làm rạng rỡ tổ tông. Họ sẵn sàng chi tiêu hết thảy mọi thứ để đạt được nó.
Chính những điều này sẽ khiến họ chỉ có thể hưởng thụ tương lai tốt đẹp trên giường bệnh mà thôi.
[Image: butterfly-smiley-emoticon-animation.gif]

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply