Krishnamurti Vấn Đáp: Bàn về Giáo dục ○ 20
On Education 12

J. Krishnamurti: Em có biết chút gì về thiền định không?

Student: Không, thưa ngài.

J. Krishnamurti: Cả những người lớn tuổi hơn cũng không biết. Họ ngồi trong một góc, nhắm mắt lại và tập trung (*), giống như những cậu bé đang cố gắng tập trung vào cuốn sách. Đó không phải là thiền. Thiền là cái gì đó siêu việt, nếu em biết cách thiền. Tôi sẽ nói một chút về nó.

Trước nhất, hãy ngồi thật yên lặng; đừng ép buộc bản thân em ngồi yên lặng, nhưng ngồi hoặc nằm xuống một cách tự nhiên yên lặng mà không có bất cứ kiểu áp buộc cưỡng ép nào cả. Em hiểu chứ? Và em bắt đầu theo dõi suy nghĩ của mình. Theo dõi em đang suy nghĩ những gì. Em phát hiện ra em đang nghĩ về giầy dép của em, chiếc áo đầm thời trang, điều gì em sẽ nói, và cả lắng nghe tiếng chim chíu chít ở bên ngoài; dõi theo những ý nghĩ như thế và tìm hiểu duyên do của mỗi một ý nghĩ khi chúng vừa hiện lên. Đừng có thay đổi sự suy tư của em. Hãy nhận thấy tại sao những ý nghĩ, ý tưởng như thế phát sinh lên trong tâm trí của em để em bắt đầu thông hiểu cái ý nghĩa của mỗi ý nghĩ và mỗi cảm giác mà không có bất cứ động cơ thúc ép nào cả. Và khi một ý nghĩ nào đó khởi sinh, đừng phủ nhận hay chối bỏ nó, đừng bình phẩm nó đúng hay sai, nó tốt hay xấu. Chỉ theo dõi nó, để rồi em bắt đầu có sự trực nhận, sự tỉnh thức mà nó được khởi động lên khi thấy từng mỗi loại ý nghĩ, từng mỗi loại cảm giác. Em sẽ biết mỗi một ý nghĩ thầm kín che giấu, mỗi một động cơ ẩn tàng, mỗi một cảm giác mà không có ý uốn nắn nó, không nói nó đúng, sai, tốt, hoặc xấu. Khi em ngắm nhìn, khi mà tiến vào rất, rất là sâu thẳm trong tư tưởng, tâm trí của em trở nên tinh tế, linh động vô cùng. Không có bộ phận nào của tâm trí đang say ngủ cả. Tâm trí đó thức tỉnh hoàn toàn.

Đó chỉ là nền tảng của thiền quán. Rồi sau đó tâm trí của em rất bình lặng. Toàn thể thân tâm em rất an tĩnh. Kế đến em thâm nhập vào sự an tĩnh này, xuyên qua khỏi nó và tiến vào sâu xa hơn nữa — toàn bộ tiến trình đó chính là thiền. Thiền không chỉ là ngồi trong một góc nào đó và tụng đọc những từ ngữ hay danh hiệu, hoặc là suy nghiệm về một hình ảnh hay bức tranh nào đó rồi rơi vào trong trạng thái ảo tưởng sung sướng mê li hoang dại. Thông hiểu toàn bộ tiến trình của suy nghĩ và cảm giác để mà giải thoát khỏi tất cả tư tưởng, tự do khỏi hết thảy cảm giác để rồi toàn thể bản thân em trở nên rất an tịnh. Đó cũng là một phần của sự sống và với sự tĩnh lặng đó em có thể quan sát cội cây, em có thể ngắm nhìn mọi người, em có thể quan sát bầu trời và tinh tú. Đó là cái đẹp của đời sống.

○○○○○

To understand this extraordinarily complex thing called life, which is both in time and beyond time, you must have a very young, fresh, innocent mind. A mind that carries fear within itself, day after day, month after month, is a mechanical mind. And you see machines cannot solve human problems. You cannot have an innocent fresh young mind if you are ridden with fear, if from childhood until you die, you are trained in fear. That is why a good education, a true education eliminates fear.

J. Krishnamurti

○○○

(*) Concentrate.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Cảm ơn anh anattā đã đăng bài về thiền định theo ông Krishnamurti.

Hôm nay Sophie hơi mệt nên cho phép Sophie viết tiếng anh cho nhanh nha… Smiling-face-with-halo4

I like how Krishnamurti interprets meditation as choiceless awareness, meaning simply observing life without judgment. Unfortunately, my current form of meditation is not that advanced, yet. Once in a while I just lay there with my eyes closed, allowing my thoughts to pass by and to spice it up I add a comment to each thought, like: "This is such a cute thought." "What a naughty thought!" "Now that one is a disaster!" Who knows that the path to self-discovery can be so entertaining?  Biggrin

(2022-02-21, 01:13 PM)anattā Wrote:
To understand this extraordinarily complex thing called life, which is both in time and beyond time, you must have a very young, fresh, innocent mind. A mind that carries fear within itself, day after day, month after month, is a mechanical mind. And you see machines cannot solve human problems. You cannot have an innocent fresh young mind if you are ridden with fear, if from childhood until you die, you are trained in fear. That is why a good education, a true education eliminates fear.

J. Krishnamurti

○○○

(*) Concentrate.

This reminds me of the book "Freedom from the Known" that I read years ago.

The core message I have gotten from that book is how our feelings of pleasure and fear distort our interpretation of life and how we are always captives to the past since our thoughts and actions arise from knowledge which is indissociable from time. Our perception of today is based on our experience of situations of yesteryear and we continue associating the present with the past. So to be verily free we must free ourselves from the known, from the past and begin to look at today with a fresh, young and innocent mind in order for us to grasp what love really means and to discover truth in a different light.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
(2022-03-31, 09:36 PM)Sophie Wrote: Cảm ơn anh anattā đã đăng bài về thiền định theo ông Krishnamurti.

Hôm nay Sophie hơi mệt nên cho phép Sophie viết tiếng anh cho nhanh nha… Smiling-face-with-halo4

I like how Krishnamurti interprets meditation as choiceless awareness, meaning simply observing life without judgment. Unfortunately, my current form of meditation is not that advanced, yet. Once in a while I just lay there with my eyes closed, allowing my thoughts to pass by and to spice it up I add a comment to each thought, like: "This is such a cute thought." "What a naughty thought!" "Now that one is a disaster!" Who knows that the path to self-discovery can be so entertaining?  Biggrin


This reminds me of the book "Freedom from the Known" that I read years ago.

The core message I have gotten from that book is how our feelings of pleasure and fear distort our interpretation of life and how we are always captives to the past since our thoughts and actions arise from knowledge which is indissociable from time. Our perception of today is based on our experience of situations of yesteryear and we continue associating the present with the past. So to be verily free we must free ourselves from the known, from the past and begin to look at today with a fresh, young and innocent mind in order for us to grasp what love really means and to discover truth in a different light.

Hi Sophie,

You are welcome.

I read K's teaching since I was young. His words that have inspired me a lot whenever I read. There was not real advancement for myself as I aspired, but I got initiated into a path of spiritual freedom -- the seed was sowed since then. Until I was in the middle age, a few years ago I began to comprehend his teaching much, much more than before and gain some rewards from it. So take it easy when reading K, when you have time. :)

The key is that when one observes one's inside is to eliminate the word "I" or "me" when evaluating or commenting something, because actually there are just thoughts flowing.

The core of K's teachings: The thinker is the thought./ The observer is the observed./ The experienced is the experience.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 13

Student: Hủy diệt xã hội một cách toàn triệt có phải sẽ mang đến một nền văn hóa mới không, thưa ngài?

J. Krishnamurti: Hủy diệt hoàn toàn xã hội hiện tại có phải sẽ đem đến một nền văn hóa mới chăng? Em biết không, đã có nhiều cuộc cách mạng — Cách mạng Pháp, Cách mạng Nga-sô, Cách mạng Trung Quốc. Họ tiêu hủy mọi thứ để bắt đầu canh tân. Họ đã có mang đến điều gì mới mẻ không? Mỗi một xã hội đều có ba giai cấp, ba tầng lớp: thượng, trung, và hạ. Giới thượng lưu thuộc giai cấp quý tộc là những người giàu có; giới trung lưu là những người luôn luôn làm việc; sau đó là giai cấp bình dân, những người lao động chân tay. Và rồi giới này tranh đấu với giới kia. Giới trung lưu thì muốn đạt đến tầng thượng lưu để họ có thể mang đến một cuộc cải cách, đổi mới, và sau khi họ đạt đến đỉnh cao thì họ bám chặt vào chức vị của họ, uy thế của họ, lợi lạc của họ, cơ đồ của họ; và rồi một tầng lớp trung lưu mới khác lại cố gắng leo lên giai tầng thượng lưu. Tầng lớp bình dân lao động chân tay thì muốn đạt đến giai cấp trung lưu, còn tầng lớp trung lưu thì muốn đạt đến đỉnh cao chót ngót là thượng lưu; đây là chiến trường cứ mãi luôn tiếp diễn, xuyên suốt trong xã hội và mọi nền văn hóa. Giới trung lưu tuyên bố rằng, “Tôi sẽ tranh đấu để leo tới đỉnh cao và cải cách mọi thứ mọi điều”, và khi mà họ đạt tới đỉnh cao thì em sẽ thấy những gì họ làm. Họ biết cách cai trị, kềm kẹp dân chúng bằng tư tưởng, bằng tra tấn, giết người, bằng cách triệt hạ, bằng cách khiến người dân khiếp sợ.

Thế nên, không thể nào tạo ra được gì tươi sáng cả xuyên qua sự phá hủy. Tuy nhiên, nếu em hiểu suốt toàn thể cái tiến trình hỗn độn, thiếu trật tự, và phá hủy đó, nếu em tìm hiểu nó, không chỉ là bên ngoài thôi đâu mà gồm luôn cả bên trong bản thân em. Khi ấy từ việc thấu hiểu đó, từ sự quan tâm, lòng lân mẫn, và tình thương, để rồi từ đó một sự trật tự, ngay chính hoàn toàn khác lạ hiện hành. Tuy nhiên, nếu em không thông đạt, nếu em chỉ có biết nổi dậy chống phá, thì nó chỉ là cái khuôn mẫu đã từng được lặp đi lặp lại tương tự, bởi vì chúng ta là con người luôn luôn đều giống nhau như thế. Em biết chăng, một ngôi nhà có thể được giật cho nó đổ sập rồi xây lại ngôi nhà mới. Con người thì không phải được tạo dựng bằng cách đó, bởi vì con người được giáo huấn, khai hóa, khôn ngoan khéo léo ở bên ngoài, trên bề mặt, nhưng bên trong thì chất chứa bạo lực, ác tâm, hung tàn. Trừ phi bản năng thú tính (*) đó được chuyển hóa thay đổi tận căn để, bất cứ tình cảnh cảnh bên ngoài có đạt thế nào đi chăng nữa, nội giới luôn luôn khuất phục ngoại giới. Giáo dục chính là thay đổi thế giới bên trong của con người.


(*) Animal instinct.

○○○○○

In the world, as we grow up, we see a great deal of violence, at all levels of human existence. The ultimate violence is war — the killing for ideas, for so-called religious principles, for nationalities, the killing to preserve a little piece of land. To do that, man will kill, destroy, maim, and also be killed himself. There is enormous violence in the world; the rich want to keep people poor and the poor want to get rich and in the process hate the rich. And you, being caught in society, are also going to contribute to this. (On Violence)

J. Krishnamurti

○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
(2022-04-02, 06:20 PM)anattā Wrote: Hi Sophie,

You are welcome.

I read K's teaching since I was young. His words that have inspired me a lot whenever I read. There was not real advancement for myself as I aspired, but I got initiated into a path of spiritual freedom -- the seed was sowed since then. Until I was in the middle age, a few years ago I began to comprehend his teaching much, much more than before and gain some rewards from it. So take it easy when reading K, when you have time. :)

The key is that when one observes one's inside is to eliminate the word "I" or "me" when evaluating or commenting something, because actually there are just thoughts flowing.

The core of K's teachings: The thinker is the thought./ The observer is the observed./ The experienced is the experience.

Hi anh anattā,

Lần đầu tiên Sophie biết đến ông Krishnamurti qua cuốn sách "Freedom From the Known".

Just like any good book is supposed to be, this one is thought provoking, mind stretching to the point that it changes me in the way I look at myself and the world around me. Since knowing and understanding oneself is the beginning of all wisdom, the knowledge I have gained from this book is valuable for an exciting lifelong journey of self-discovery.

K's work can be quite offensive if we are not willing or ready to accept our beliefs and values to be exposed as conditioned and not necessarily true as they are. So putting aside old belief systems, preconceived ideas and accepted authorities within ourselves is probably the first necessary step to allow his deep messages to come through.

We tend to hold on to our beliefs, dogmas and religious or political ideologies. Unfortunately, such conceptual thinking as well as habitual and conditioned responses to life foster division and conflicts.

Mấy ai chịu chấp nhận rằng ý kiến của mình luôn có hạn, càng không có giá trị như mình hằng nghĩ? Nếu mình cứ cố chấp bám vào nó, tự cho nó có giá trị hơn ý kiến của người khác thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự xung đột và sự bất bình…thậm chí nó còn có thể đưa đến sự lăng mạ và bạo lực.
 
Có lẽ muốn được bình yên hơn mình nên coi nhẹ ý kiến và phán đoán của người khác và cả của chính mình.  Biggrin

There is still so much for me to learn... :)
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."
(2022-04-04, 09:32 PM)Sophie Wrote: Hi anh anattā,

...
Mấy ai chịu chấp nhận rằng ý kiến của mình luôn có hạn, càng không có giá trị như mình hằng nghĩ? Nếu mình cứ cố chấp bám vào nó, tự cho nó có giá trị hơn ý kiến của người khác thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự xung đột và sự bất bình…thậm chí nó còn có thể đưa đến sự lăng mạ và bạo lực.
 
Có lẽ muốn được bình yên hơn mình nên coi nhẹ ý kiến và phán đoán của người khác và cả của chính mình.  Biggrin

There is still so much for me to learn... :)

Cô gái ngoan. 

2leluoi
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 14

Student: Thưa ngài, ngài nói ngài phải thay đổi thế giới. Làm sao ngài có thể thay đổi thế giới này được?

J. Krishnamurti: Thế giới này là gì? Đó là nơi em sinh sống — gia đình em, bạn tác của em, láng giềng của em. Gia đình, bạn hữu, hàng xóm của em có thể trải xa rộng ra và đó là thế giới. Vì thế hiện thời em là trung tâm của thế giới đó. Đó là cái thế gian mà em đang sinh hoạt. Thế thì làm sao để em sẽ thay đổi thế giới đó đây? Bằng cách thay đổi bản thân em.

Student: Thưa ngài, làm thế nào ngài có thể tự thay đổi chính mình?

J. Krishnamurti: Làm sao em có thể thực hiện được à? Đầu tiên hãy nhận thấy nó. Trước hết phải thấy ra rằng em là trung tâm của thế giới này. Em và gia đình em là cái trung tâm này. Tức là thế gian này và em phải thay đổi, và em đặt câu hỏi, “Tôi phải làm thế nào để thay đổi đây?” Một trong những việc khó khăn nhất đó là sửa đổi, bởi vì hầu hết chúng ta đều không muốn thay đổi. Khi em còn trẻ, em muốn thay đổi. Em tràn đầy sức sống, dồi dào năng lực; em muốn trèo cây, leo núi; em muốn nhìn xa trông rộng; em dẫy đầy năng động hiếu kỳ, ngạc nhiên trước mọi sự. Rồi khi tuổi đời lớn hơn một chút, em vào đại học thì em bắt đầu sắp đặt kế hoạch ổn định rồi. Em không muốn thay đổi. Em bảo, “Làm ơn làm phước, xin hãy để tôi yên.” Rất ít người muốn thay đổi thế giới này và còn ít người hơn nữa muốn thay đổi bản thân họ, bởi vì họ là trung tâm của cái thế giới mà họ sinh hoạt trong đó. Để mang đến một sự thay đổi thì cần phải có nhiều năng lực để thấu hiểu. Ta có thể thay đổi từ điều này sang điều kia. Nhưng đó không phải là thay đổi gì cả. Khi người ta cho rằng, “tôi đang thay đổi từ điều này sang điều kia”, họ nghĩ họ đang di chuyển và họ cho là họ đang thay đổi. Nhưng sự thực là họ chẳng di chuyển gì cả. Cái mà họ đã thực hiện đó là phác họa một ý tưởng trong trí cái điều mà họ sẽ nên là như thế. Ý tưởng của cái gì mà họ “sẽ là” thì khác biệt với “cái đang là”. Và sự thay đổi hướng về “cái sẽ là” đó là họ suy nghĩ, một sự chuyển đổi. Nhưng nó chẳng phải là một chuyển đổi. Họ nghĩ nó là sự thay đổi, nhưng chính ra điều thay đổi trước nhất là phải ý thức cái gì thực “đang là” hiện tiền và sống với nó, và kế đến kẻ ấy quan sát ra rằng cái “đang thấy” đó tự nó đưa đến sự thay đổi.

○○○○○

There is a great deal of violence in the world. There is physical violence and also inward violence. Physical violence is to kill another, to hurt other people consciously, deliberately, or without thought, to say cruel things, full of antagonism and hate; and inwardly, inside the skin, to dislike people, to hate people, to criticize people. Inwardly, we are always quarreling, battling, not only with others but with ourselves. We want people to change, we want to force them to our way of thinking.

J. Krishnamurti
○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 15

Teacher: Ta có cần thiết phải nghiêm trang không?

J. Krishnamurti: Có điều gì cần thiết để một người phải nghiêm trang không? Câu hỏi rất hay, thưa ngài. Trước hết, theo ngài nghiêm trang hay nghiêm túc có nghĩa là sao? Có phải đừng có hay cười ? Nụ cười nở trên khuôn mặt, phải chăng là không nghiêm trang? Muốn ngắm nhìn cội cây, thấy vẻ đẹp của nó, có phải là thiếu nghiêm túc? Muốn tìm hiểu tại sao người ta có cái nhìn theo lối đó, họ ăn mặc ra sao, tại sao họ nói chuyện kiểu đó, chẳng lẽ là thiếu sự nghiêm túc sao? Hoặc vả sự nghiêm trang, nghiêm chỉnh là khuôn mặt phải dài ra, luôn nói: “ Tôi có đang làm điều ngay phải lẽ không, tôi có đang làm đúng theo khuôn khổ, quy ước không?” Tôi có thể nói rằng, đó chẳng phải là nghiêm trang, nghiêm chỉnh gì cả. Nỗ lực thiền định chẳng phải là nghiêm túc, cố gắng uốn mình theo khuôn mẫu của xã hội cũng chẳng phải là nghiêm trang — dù đó là lề lối của Phật hay bậc vĩ nhân nào. Chỉ có biết tuân thủ, khép mình theo thì chẳng bao giờ nghiêm trang được. Đó đích thị là sự mô phỏng, bắt chước. Thế nên, ngài có thể nghiêm trang khi nhìn ngắm cội cây, ngài có thể nghiêm túc với nụ cười nở trên khuôn mặt, ngài có thể nghiêm chỉnh khi họa một bức tranh, ngài có thể nghiêm trang khi lắng nghe âm nhạc. Phẩm chất của nghiêm túc là dõi theo cho đến tận cùng của mỗi một ý nghĩ, một ý kiến, một cảm giác; theo dõi cho đến chỗ chấm dứt của nó, mà không phải bị thuyết phục bởi bất cứ nhân tố nào khác. Tra xét tìm hiểu mỗi một ý tưởng đến chỗ cùng tận của nó dù cho có bất cứ gì xảy đến với ngài đi nữa, thậm chí nếu ngài phải chịu nghèo đói trong tiến trình đó, bị mất hết tài sản của cải, bị mất hết mọi thứ; đi đến chỗ cùng tận của tư tưởng mới là nghiêm túc, nghiêm trang. Tôi đã trả lời xong câu hỏi của ngài phải không, thưa ngài?

Teacher: Phải, thưa ngài.

J. Kishnamurti: Tôi e rằng là chưa. Ngài đồng ý quá dễ dàng vì ngài chưa thực sự hiểu những gì tôi đã nói. Sao ngài không bảo tôi, khoan đã và nói: “Ồ không, tôi không chưa hiểu hết những gì ông diễn bày.” Như thế là thẳng thắn, như thế là nghiêm trang. Nếu ngài không hiểu điều gì, dù cho ai nói chẳng thành vấn đề, ngay cả do chính god truyền đạt đi nữa, thì ngài hãy lên tiếng, “tôi không hiểu những gì ông trình bày, xin ông nói rõ ràng thêm”; đó là nghiêm túc. Chứ đồng ý mang cách phục tùng, thụ động bởi vì một ông nào nói như vậy thì điều đó chứng tỏ là thiếu sự nghiêm trang. Nghiêm trang là thấy những sự vật một cách rõ ràng, khám phá tìm hiểu, chứ đừng có chỉ biết chấp nhận mà thôi. Tuy nhiên may này khi ngài lập gia đình, có con cái, có bổn phận trách nhiệm thì có một loại nghiêm chỉnh khác. Khi đó ngài chẳng muốn phá vỡ khuôn mẫu, ước lệ, ngài muốn chỗ ở nương thân, ngài muốn sống trong bao bọc che chắn an toàn, tránh khỏi những cuộc cách mạng, bạo động nổi dậy.


○○○○○

... A person may have a Ph.D. after his name or he may become a businessman with houses and cars but if he has no love, no affection, kindliness, no consideration, he is really worse than an animal because he contributes to a world that is destructive. So, while you are young, you have to know all these things. You have to be shown all these things. You have to be exposed to all these things so that your mind begins to think. Otherwise, you will become like the rest of the world. And without love, without affection, without charity and generosity life becomes a terrible business. That is why one has to look into all these problems of violence. Not to understand violence is to be really ignorant, is to be without intelligence and without culture. Life is something enormous, and merely to carve out a little hole for oneself and remain in that little hole, fighting for everybody, is not to live. It is up to you. From now on you have to know about all these things. You have to choose deliberately to go the way of violence or to stand up against society.

J. Krishnamurti

○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Quote:Phẩm chất của nghiêm túc là dõi theo cho đến tận cùng của mỗi một ý nghĩ, một ý kiến, một cảm giác; theo dõi cho đến chỗ chấm dứt của nó, mà không phải bị thuyết phục bởi bất cứ nhân tố nào khác. Tra xét tìm hiểu mỗi một ý tưởng đến chỗ cùng tận của nó dù cho có bất cứ gì xảy đến với ngài đi nữa, thậm chí nếu ngài phải chịu nghèo đói trong tiến trình đó, bị mất hết tài sản của cải, bị mất hết mọi thứ; đi đến chỗ cùng tận của tư tưởng mới là nghiêm túc, nghiêm trang.   


Thumbs-up4 Thumbs-up4 Thumbs-up4 - KD
"Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh".
Hi Mod Khuyet Danh,

Đoạn anh trích dẫn ra cũng là đoạn tôi thích nhất trong post đó.

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 16

Student: Tại sao người ta trốn khổ tìm vui?

J. Krishnamurti: Em khá là nghiêm túc buổi sáng này, phải thế? Tại sao? Bởi vì em nghĩ điều vui thú, tiêu khiển, vui thích, sự vừa lòng thì thoải mái và tiện lợi hơn, không phải sao? Khổ ưu đi cùng với đau đớn. Em tìm cách trốn tránh sự đau đớn và bám víu vào sự vui thú. Tại sao thế? Trốn tránh sự đau đớn là bản năng tự nhiên, phải không? Nếu tôi bị đau răng, tôi muốn tránh nó. Tôi đi bách bộ vì đó là điều vui thú. Vấn nạn chẳng phải ở khổ đau và vui thích, mà là sự trốn tránh điều này hoặc điều kia. Cuộc đời vốn dĩ bao gồm cả hai niềm vui và nỗi buồn, phải thế không? Đời sống gồm có cả hai bóng tối và ánh sáng. Có ngày thì mây mù âm u, có ngày thì nắng vàng rực rỡ; rồi mùa đông thì lạnh lẽo rét mướt và mùa xuân thì tươi tắn ấm áp; đó là phần của sự sống, là phần của sự tồn tại. Nhưng mà tại sao chúng ta muốn tránh né điều này và bám víu vào điều kia? Tại sao chúng ta phải nên bám víu vào niềm vui và trốn tránh nỗi đau? Tại sao không sống trọn vẹn với cả hai? Cái khoảnh khắc mà em trốn tránh sự đau buồn, nỗi khổ ưu, là em đang kiến tạo những lối thoát bắng cách trích dẫn lời Phật, lời sách Chí Tôn Ca (*), là đi đến rạp hát xem phim, hoặc là sáng chế những niềm tin hay tín ngưỡng. Vấn đề là nó không thể giải quyết được bằng sự đau khổ hay vui sướng. Thế nên, đừng bám víu vào niềm vui hoặc trốn thoát nỗi đau. Nếu em chỉ tìm sự vui vẻ, vừa lòng, mãn ý thì điều gì xảy ra? Em bị dính mắc vào nó, không phải thế sao? Nếu có bất cứ điều gì xảy ra với người mà em bị dính mắc vào, hoặc là vào tài sản của cải của em, hoặc là quan điểm của em, thì xem như em bị lạc lối, bế tắc, lâm vào ngõ cụt. Vậy thì em cho rằng phải buông xả, đừng dính mắc. Đừng, đừng dính mắc cũng đừng buông xả; hãy nhìn ngay vào sự kiện hay sự thật đó. Và khi mà em thấu hiểu những sự kiện đó, khi ấy chẳng có nỗi khổ hay niềm vui; chỉ có đơn thuần sự kiện đó.


(*) The Gita


○ ○ ○ ○ ○

... A new world is necessary. A new culture is necessary. The old culture is dead, buried, burnt, exploded, and vaporized. You have to create a new culture. A new culture cannot be based on violence. The new culture depends on you because the older generation has built a society based on violence, based on aggressiveness and it is this that has caused all the confusion, all the misery. The older generations have produced this world and you have to change it. You cannot just sit back and say, "I will follow the rest of the people and seek success and position." If you do, your children are going to suffer. You may have a good time, but your children are going to pay for it. So, you have to take all that into account, the outward cruelty of man to man in the name of god, in the name of religion, in the name of self-importance, in the name of the security of the family. You will have to consider the outward cruelty and violence, and the inward violence which you do not yet know.

J. Krishnamurti
○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 17
 
Teacher: Khi ông nhìn một đóa hoa thì sự tương giao của ông với đóa hoa đó là mối tương giao gì?

J. Krishnamurti: Ngài quan sát một đóa hoa, thế thì sự tương giao giữa ngài với đóa hoa là mối tương giao gì? Ngài ngắm nhìn đóa hoa hay là ngài nghĩ rằng ngài đang nhìn đóa hoa? Ngài có thấy sự khác biệt không? Ngài thực thụ đang quan sát đóa hoa, hay là ngài nghĩ rằng ngài nên quan sát đóa hoa, hoặc ngài đang quan sát đóa hoa với cái hình ảnh mà ngài có trong trí về đóa hoa đó — hình ảnh về đóa hoa hồng? Từ ngữ là hình ảnh, từ ngữ là kiến thức, do đó ngài đang ngắm nhìn đóa hoa đó với từ ngữ, tiếng lời, ký hiệu, với kiến thức, vì vậy ngài không có đang ngắm nhìn đóa hoa đó. Hoặc là ngài đang ngắm nhìn nó với một tâm trí đang nghĩ đến chuyện đâu đâu?
 
Khi ngài quan sát đóa hoa mà không có từ ngữ và hình ảnh chen vào, và với một tâm trí chú tâm trọn vẹn, khi ấy sự tương giao giữa ngài và đóa hoa đó là mối tương giao gì? Ngài đã từng thực hiện như thế chưa? Ngài có đã từng ngắm nhìn một đóa hoa mà không bảo đó là hoa hồng? Ngài có đã từng quan sát một đóa hoa nào đó một cách hoàn toàn, với toàn bộ sự chú tâm mà trong sự chú tâm đó không có từ ngữ, không có biểu tượng, không có đặt tên cho đóa hoa đó, một sự chú tâm toàn vẹn? Đến khi nào mà ngài làm được như thế, thì ngài không có sự tương giao với đóa hoa. Để có bất cứ cuộc tương giao nào với một ai khác, hoăc với tảng đá, hoặc với chiếc lá, ta phải theo dõi và quan sát với toàn bộ sự chú tâm. Khi ấy sự tương giao giữa ngài với cái đối tượng mà ngài thấy sẽ hoàn toàn khác hẳn. Khi ấy chẳng có người quan sát nào cả. Chỉ có cái đó. Nếu ngài quan sát được như vậy, thì lúc ấy chẳng có ý kiến, chẳng có sự phán xét nào. Nó là cái mà nó là. Ngài đã hiểu rồi phải không? Ngài sẽ làm được chứ? Hãy ngắm nhìn đóa hoa theo cách đó. Ngài hãy quan sát nó, đừng bàn tán về nó, nhưng quan sát nó.


○○○○○

When we are very young it is a delight to be alive, to hear the birds of the morning, to see the hills after rain, to see those rocks shining in the sun, the leaves sparkling, to see the clouds go by and to rejoice on a clear morning with a full heart and a clear mind. We lose this feeling when we grow up, with worries, anxieties, quarrels, hatreds, fears and the everlasting struggle to earn a livelihood. We spend our days in battle with each other, disliking and liking, with a little pleasure now and then. 

J. Krishnamurti

○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 18
 
Student: Nếu ngài có nhiều thời gian, ngài sẽ dùng nó như thế nào?
 
J. Krishnamurti: Tôi sẽ dùng vào những việc tôi đang làm đây. Em thấy chăng, nếu em yêu thích những gì em đang làm, khi đó em có tất cả thời gian nhàn rỗi mà em cần trong cuộc sống của em. Em có hiểu điều tôi nói không? Em hỏi tôi sẽ làm gì nếu tôi có thời gian rảnh rỗi. Tôi nói, tôi sẽ sử dụng nó vào những gì tôi đang làm, nghĩa là tôi đi đến những nơi khác nhau trên thế giới để nói chuyện, thảo luận, gặp gỡ mọi người và .v.v… Tôi làm thế là vì tôi yêu thích công việc đó; chứ chẳng phải là vì tôi diễn thuyết cho rất nhiều người và cảm giác mình là nhân vật quan trọng. Khi em cảm thấy mình quan trọng, em không có yêu mến những gì em đang làm; em yêu bản thân mình chứ không phải những việc em đang làm. Vậy, sự bận tâm của em không phải với những việc tôi đang làm, mà là với những gì em sẽ làm. Phải không? Tôi đã kể cho em nghe tôi sẽ làm. Nào, em hãy nói cho tôi nghe em sẽ làm gì, khi em có nhiều thời gian nhàn rỗi.
 
Student: Có lẽ em sẽ buồn chán, thưa ngài.

J. Krishnamurti: Em sẽ chán chường. Phải. Đó là tâm trạng mà hầu hết mọi người cảm thấy. 

Student: Làm thế nào để em hết buồn chán, thưa ngài?

J. Krishnamurti: Khoan đã. Hầu hết mọi người đều cảm giác buồn chán vô vị. Tại sao? Em cũng hỏi làm thế nào thoát khỏi nỗi chán chường nhạt nhẽo này. Nào, hãy khám phá, tìm hiểu. Khi em chỉ có một mình trong nửa tiếng, em cảm giác buồn chán. Nên, em vớ một cuốn sách nào đó, tán gẫu, xem lướt một tạp chí, đi đến rạp hát xem phim, nói chuyện vãn, hoặc làm cái gì đó. Em khỏa lấp tâm trí mình với điều gì đó.  Đây là sự chạy trốn khỏi bản thân của mình. Em đã đặt câu hỏi, vậy, hãy chú tâm lắng nghe. Em cảm thấy chán bởi vì em tìm thấy ra bản thân mình chính là mình; em chưa từng phát hiện ra bản thân mình chính là mình trước đây. Thế nên em chán. Em nói: đó là tất cả những gì là mình sao? Tôi nhỏ bé quá, tôi hay lo lắng quá; tôi muốn thoát ra khỏi tất cả sự tình đó. Cái mà mà em hiện là gì thì rất chán, vì vậy em trốn tránh nó. Nhưng nếu em bảo, tôi sẽ không buồn chán; tôi sẽ khám phá tại sao tôi như thế này; tôi muốn thấy ra cái điều mà tôi thực sự là như thế, và khi đó tình cảnh cũng giống như là em đang nhìn thấy bản thân mình phản chiếu trong tấm gương. Khi ấy em thấy tỏ tường em hiện là gì, khuôn mặt em trông ra sao. Và rồi em nói rằng em không thích khuôn mặt của mình; rằng em phải đẹp, em phải trông giống như tài tử trong phim ảnh. Tuy nhiên, nếu em quan sát bản thân mình và nói, “Vâng, đó chính là tôi; mũi tôi không được ngay thẳng, mắt tôi hơi nhỏ, tóc tôi thẳng cứng.” Em chấp nhận nó. Khi em thấy ra em hiện là gì thì không có sự chán chường. Sự buồn chán nẩy sinh chỉ khi em từ chối bản thân em hiện đang là… và muốn được là gì khác. Cùng một cách thức tương tự, khi em quan sát bên trong của chính mình và thấy ra em hiện đang là, cái thấy về nội tâm của mình đó chẳng có buồn chán gì cả. Nó vô cùng thú vị, bởi vì em càng nhìn thấy nó, thì càng có thêm nhiều thứ để xem. Em có thể càng lúc càng tiến vào sâu xa hơn và rộng lớn hơn nữa, và không có nơi chốn tận cùng của nó. Ở đó, không có chỗ cho sự buồn chán, nhạt thếch, vô vị. Nếu em có thể thực hành điều đó, thì từ đấy cái gì em làm chính là cái mà em yêu thích để làm. Và khi mà em yêu thích làm một việc nào đó, khi ấy thời gian không tồn tại. Khi em thích thú trồng cây, em tưới nước cho nó, chăm sóc nó, che chở nó; khi mà em biết được em thực sự yêu thích làm việc gì, em sẽ thấy rằng ngày tháng trôi qua sao nhanh lẹ quá. Thế nên, từ bây giờ trở đi, em phải tìm hiểu khám phá bản thân mình xem em yêu thích làm điều gì, em thực tâm muốn làm gì, chứ đừng có chỉ biết lo âu bận tâm đến công ăn việc làm.
 
○○○○○

Do you know what an image is? It is something carved by the hand, out of stone, out of marble, and this stone carved by the hand is put in a temple and worshipped. But it is still handmade, an image made by man. You also have an image about yourself, not made by the hand but made by the mind, by thought, by experience, by knowledge, by your struggle, by all the conflicts and miseries of your life. As you grow older, that image becomes stronger, larger, all-demanding and insistent. The more you listen, act, have your existence in that image, the less you see beauty, feel joy at something beyond the little promptings of that image. (On Image-Making)

J. Krishnamurti
○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 19
 
Student: Làm thế nào ngài biết ngài yêu thích điều gì để làm?
 
J. Krishnamurti: Làm thế nào em khám phá ra điều gì em yêu thích để thực hiện? Em cần hiểu rằng điều đó rất có thể khác với điều em muốn làm. Em có thể muốn trở thành một luật sư, vì cha em là luật sư, hoặc giả em nhận thấy là trở thành một luật sư em có thể kiếm được nhiều tiền. Thế thì em không yêu thích công việc em làm bởi vì có duyên cớ thúc đẩy em làm điều gì mà đem đến cho em lợi nhuận, khiến cho em có danh tiếng. Tuy nhiên nếu em yêu thích làm một điều gì thì khi đó không có động cơ hay duyên cớ. Em không sử dụng cái công việc em đang làm để nâng cao tầm quan trọng cái tôi của mình.
 
Để khám ra được cái gì em yêu thích để mà thực hiện là một trong những việc gian nan nhất. Đó là một phần của giáo dục. Để tìm thấy ra cái điều đó, em phải tra xét, dò tìm sâu thẳm bên trong tự thân mình. Nó không hề dễ dàng chút nào. Em có thể nói: “Tôi muốn là một luật sư”, và em rán sức để trở thành một luật sư, rồi sau đó em bất chợt phát hiện ra là em chẳng ham thích làm một luật sư. Em thích sơn họa, vẽ. Nhưng, đã trể rồi. Em đã lập gia thất. Em đã có vợ, có con. Em không thể từ bỏ nghề nghiệp việc làm của em, trách nhiệm của em. Cho nên, em cảm thấy thất vọng, bực bội, nản lòng, phiền muộn. Hoặc giả em bảo, “Tôi thực sự thích vẽ tranh, và dâng hiến đời mình cho hội họa, và rồi sau đó em chợt nhận thấy ra em chẳng phải là một họa sĩ giỏi được, và cái việc mà em thực tâm muốn làm đó là một phi công.”
 
Nền giáo dục chính đáng không phải là lo giúp em tìm chọn nghề nghiệp, làm ơn làm phước, hãy ném chuyện đó qua một bên. Giáo dục không chỉ là thu thập thông tin từ thầy cô giáo, hoặc học toán từ sách giáo khoa, hoặc học lịch sử về niên đại, ngày tháng của những vị vua chúa, và phong tục, truyền thống mà thôi, giáo dục còn phải hỗ trợ em hiểu biết những vấn đề nan giải khi chúng sinh khởi hiện hành; sự khám phá đòi hỏi nơi em một tâm trí tốt — một tâm trí biết lý lẽ, một tâm trí sắc bén, một tâm trí không chất chứa niềm tin hay tín ngưỡng. Vì tín ngưỡng chẳng phải là sự kiện, lẽ thật. Người không tin God cũng mê tín như người tin God. Để khám phá, em phải biết phán đoán khách quan hợp lý, và em không thể nào tư tưởng hay lý luận được nếu em đã có một quan điểm sẵn, nếu em có định kiến, nếu tâm trí em đã có một kết luận rồi. Vậy, em cần có một tâm trí tốt, nhạy bén, minh bạch, khúc chiết, cương quyết, một tâm trí tráng kiện — không phải là một tâm trí tín ngưỡng, không phải là một tâm trí noi theo thẩm quyền. Giáo dục đúng đắn là trợ giúp em khám phá bản thân chính mình để biết em thực sự yêu thích điều gì để làm với trọn trái tim mình. Nó là sự việc chi thì chẳng là vấn đề, cho dù là đầu bếp hoặc kẻ làm vườn, nhưng nó là cái điều mà em đặt để trí óc và con tim vào đó. Lúc bấy giờ, em thực sự hữu ích, hữu dụng mà không trở nên hung hản hay bạo tàn. Và trường học này nên tạo thành một nơi chốn mà các em có thể được giúp đỡ để khám phá chính bản thân mình qua sự thảo luận, qua lắng nghe, qua sự yên tĩnh, để tìm hiểu xuyên suốt ngay trong cuộc sống của chính các em điều gì mà các em thật lòng yêu thích để thực hiện.
 
○○○○○


Do you know what that phrase "to be self-concerned" means? It is to be occupied with oneself, to be occupied with one's capacities whether they are good or bad, with what your neighbors think of you, whether you have a good job, whether you are going to become an important man, or be thrown aside by society. You are always struggling in the office, at home, in the fields; wherever you are, whatever you do, you are always in conflict, and you do not seem to be able to get out of conflict; not being able to get out of it, you create the image of a perfect state, of heaven, of God — again another image made by the mind. You have images not only inwardly but also deeper down, and they are always in conflict with each other. So, the more you are in conflict — and conflict will always exist so long as you have images, opinions, concepts, ideas about yourself — the greater will be the struggle. (On Image-making)

J. Krishnamurti

○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
On Education 20

Student: Thưa ngài, làm thế nào chúng em có thể biết được bản thân chính mình?

J. Krishnamurti: Đó là một câu hỏi rất hay. Hãy để tâm lắng nghe tôi. Làm thế nào em biết em hiện đang là gì? Em hiểu câu hỏi của tôi chứ? Em thử nhìn vào tấm gương lần đầu tiên rồi một vài ngày hay tuần lễ sau đó, em nhìn lại vào tấm gương và nhủ, “Cũng lại là tôi.” Phải không? Cho nên, nhìn vào tấm gương mỗi ngày, em bắt đầu biết khuôn mặt của mình, và em bảo: “Đó là tôi.”  Thế thì cùng một cách thức giống như vậy, em có thể nào theo dõi bản thân mình và biết em hiện đang là gì? Em có thể dõi theo những cử chỉ, thái độ của em, cái cách em đi, cách em nói chuyện, cách em cư xử, cho dù là em thô lỗ, cộc cằn, hung bạo, kiên nhẫn? Từ đó em bắt đầu biết về chính mình. Em biết được chính mình bằng cách theo dõi khít khao bản thân em qua sự phản chiếu em đang làm gì, em đang suy nghĩ điều chi, em đang cảm giác sự gì. Cảm giác, hành động, suy tư chính là tấm gương. Và trong tấm gương soi đó, em bắt đầu quan sát bản thân em. Tấm gương nói, đây là sự kiện, nhưng em lại không thích sự thật đó. Nên, em chỉnh sửa nó. Em bắt đầu uốn dạng nó, biến đổi nó. Em không muốn nhìn xem nó hiện như nó đang là.
 
Như tôi đã nói hôm nọ, em học hiểu được khi có sự chú tâm và yên lặng. Học hiểu được khi em có sự yên lặng và niềm chú tâm trọn vẹn. Trong trạng thái như thế, em mới bắt đầu học hỏi thực thụ. Vậy thì bây giờ, các em hãy ngồi cho thật yên lặng, không phải vì tôi yêu cầu các em ngồi yên lặng, nhưng bởi vì đó chính là đường lối để học hành. Ngồi cho thật yên vị và tĩnh lặng không chỉ về mặt thể lý, không chỉ về mặt thể xác không thôi, mà còn luôn cả trong tâm trí của các em. Hãy thật là yên tĩnh, và rồi trong sự tĩnh lặng đó, hãy chú tâm. Để tâm lắng nghe âm thanh bên ngoài tòa nhà này, tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng ho hen của ai đó, tiếng bước chân của một ai đang bước đi xa dần. Trước hết hãy lắng nghe ở ngoại cảnh, những sự vật ở bên ngoài các em, kế đến hãy lắng nghe những gì đang diễn tiến bên trong tâm trí các em. Và rồi em sẽ thấy, nếu em hết mực để tâm lắng nghe, trong sự tịch lặng đó, âm thanh ở bên ngoài và âm thanh ở bên trong là giống nhau, không khác.
 
○○○○○

Is it possible to live in this world without an image about yourself? You function as a doctor, a scientist, a teacher, a physicist. You use that function to create the image about yourself, and so, using function, you create conflict in functioning, in doing. I wonder if you understand this? You know, if you dance well, if you play an instrument, a violin, a veena, you use the instrument or the dance to create the image about yourself to feel how marvellous you are, how wonderfully well you play or dance. You use the dancing, the playing of the instrument, in order to enrich your own image of yourself. And that is how you live, creating, strengthening that image of yourself. So there is more conflict; the mind gets dull and occupied with itself; and it loses the sense of beauty, of joy, of clear thinking. (On Image-making)

Jiddu Krishnamurti

○○○
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore