Tạp ghi
hổm rày cứ thắc mắc mình vô VB làm gì ? nói gì thì nói tìm vui cũng là một trong nhiều lý do

sực nhớ một bài hát có câu:

"đời là vạn ngày sầu , biết tìm vui chốn nào"

à thì ra, đời là vạn ngày sầu bởi vì ko có gì vui .... ko gì vui nên mới thấy sầu , mà sầu thì phải tìm cái gì đó cho nó vui , mà tại sao phải tìm cái vui , vì khi vui thì mình bỏ quên cái sầu .... rốt cuộc gói gọn trong mấy chữ "trốn khổ tìm vui"
Reply
"...Phật không dạy mình thích cái gì. Phật không kêu mình ghét cái gì. Phật chỉ dạy mình: COI KỸ NÓ LÀ GÌ RỒI LIỆU MÀ BUÔNG ĐI CON. Chỉ vậy thôi."

(Trích lời giảng sư Giác Nguyên/Toại Khanh trong pháp thoại hôm nay 24/05/2021 phát live trên fb kalama journal)
Reply
TỰ TÌM VỀ... 
Ông Liễu Tôn Nguyên, một trong bát đại danh gia đời Đường Tống có một câu đáng lưu ý: “Người thích cái gì thì chúng sẽ tự qui tụ.”
 Tôi biết nhiều người không đồng ý câu này nhưng tôi rất thích và đồng ý câu này. Có những người thích chơi đồng hồ cũ hoặc thích xe đạp cũ, khi họ có lòng thích tha thiết như vậy thì trong túi luôn có những khoản tiền nhỏ nhỏ để dành, để thấy ở đâu có họ quơ về. Chính vì họ thích nên họ để ý ở đâu có, chỗ nào bán, chỗ nào không chịu bán, họ đến tìm cách rước về. Phật pháp cũng y chang như vậy, mình có lòng cầu pháp thì nay mình biết cái này mai mình biết cái kia. Người tha thiết học đạo thì khi họ mở một trang sách đời là họ thấy trong đó có nhiều câu dẫn đến Phật pháp hoặc nội dung y như Phật ngôn, hoặc mở trang kinh ra thì sẽ thích chỗ này thích chỗ kia. Người như vậy xem kinh sách, được tiếp xúc với tăng ni giỏi thì không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Người thờ ơ như gỗ đá dầu cho ngồi giữa đám đông A-la-hán cũng không được gì, như cái sân xi măng, như tấm ni lông mưa xuống trớt quớt. Mình phải chuẩn bị con người mình như thế nào để những thứ đó tự nó tìm về. Ở gần người nói pháp thì tự nhiên mình cũng có cái gì đó bỏ túi. Tự tìm về ở đây là cơ hội nào hoàn cảnh nào điều kiện nào cũng có dịp để mình tiếp cận với những thứ đó. Hãy nguyện đời nào kiếp nào sinh ra gặp người hiền gặp người trí là mình biết lắng nghe, tất cả những điều đó được gọi là tôn kính Pháp.
SGN
Reply
(2021-05-24, 08:01 AM)abc Wrote: "...Phật không dạy mình thích cái gì. Phật không kêu mình ghét cái gì. Phật chỉ dạy mình: COI KỸ NÓ LÀ GÌ RỒI LIỆU MÀ BUÔNG ĐI CON. Chỉ vậy thôi."

(Trích lời giảng sư Giác Nguyên/Toại Khanh trong pháp thoại hôm nay 24/05/2021 phát live trên fb kalama journal)

Hi anh defghijklmnopqrstuvwxyz  Rollin
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
Hello Cỏ, khỏe không?


Mùa này thời tuyết mát mẻ, nên Cỏ xanh tươi, mát rượi theo không cần tưới nước. Lễ này, Cỏ có tiết mục đi đâu xa không?
Reply
(2021-05-28, 02:53 PM)Green Grass Wrote: Hi anh defghijklmnopqrstuvwxyz  Rollin

Green Grass hôm nay gan quá, dám chọc đến anh ... cba 2leluoi .
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2021-05-28, 02:53 PM)Green Grass Wrote: Hi anh defghijklmnopqrstuvwxyz  Rollin

buông còn ba chữ mà cũng có người cười tui là sao

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2021-05-28, 03:17 PM)Thuctinh Wrote: Hello Cỏ, khỏe không?


Mùa này thời tuyết mát mẻ, nên Cỏ xanh tươi, mát rượi theo không cần tưới nước.  Lễ này, Cỏ có tiết mục đi đâu xa không?

Cỏ xanh nhờ thời tiết đỡ tốn nước. Rolling-on-the-floor-laughing4

TT luôn vui nhất là cuối tuần lễ hah.





(2021-05-28, 08:34 PM)abc Wrote: buông còn ba chữ mà cũng có người cười tui là sao

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Shy Anh abc coi kỹ lại đi hông chừng còn thừa. Shy
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
HỎI
Mô Phật! Thầy cho con xin thỉnh Thầy về việc nếu phiền não ở nơi này mình bỏ đi nơi khác nhưng vấn đề do tâm mình mà ra, vậy mình phải giải quyết tâm. Vấn đề mình phải giải quyết tâm, vậy mình không bỏ đi, cứ ở nơi có phiền não hoài ah? Con cám ơn Thầy.

ĐÁP

Không hề có kinh điển nào dạy ta chỉ chọn một cách tiếp tục ở lại hay lập tức lìa khỏi nơi chốn phiền não như là đạo hữu và nhiều người vẫn hiểu lầm một cách thê thảm. Tùy căn cơ, tùy việc, tùy hoàn cảnh mà cách nào là tốt nhất. Có lúc phải đối diện với vấn đề bằng cách gồng mình chịu đựng, có lúc phải bỏ đi, có lúc phải giải quyết vấn đề bằng cách thấu suốt nó, ...Theo kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc (Trung Bộ Kinh, trên Google) thì có đến 7 cách để giải quyết phiền não (thỉnh thoảng được gọi là lậu hoặc). Thói quen suy nghĩ một chiều, lười suy tư, sẽ dẫn đến một trong hai tình huống: Tin bừa hoặc chống bừa. Xin chúc an lành.

SGN
Reply
HỎI:
Con có một điều trăn trở mong Sư chỉ điểm cho con phải làm sao mới phải ạ. Giữa việc học và tu, con đã chọn chuyên tu không học. Con đưa ra tiêu chí nếu đi học thì phải học giỏi, sau này phải phục vụ cho giáo hội. Còn nếu học cho biết thì thôi cứ ở chùa công quả rồi tu. Con nghe sư giảng học cho hết dốt, nếu nghiêng về một phía nào sẽ là cực đoan. Theo như thời đại bây giờ, đi học bên phật giáo Bắc truyền phải chạy theo xu hướng này nọ, rồi đủ thứ chuyện. Con xin Sư cho con một lời khuyên!

ĐÁP:

Vấn đề phức tạp, chỉ có thể gợi ý một tí thôi ạ. Không học giáo lý thì biết gì để tu tập? Và học giáo lý không nhất thiết để lăn xả vào việc giáo hội hay hoằng pháp. Người tu trước tiên phải tự lo mình trước. Mọi sự tùy duyên, và việc gì cũng tùy sức mà thực hiện. Nếu tin Phật thì trước hết phải học kỹ lời Phật. Biết giáo lý để không tu sai và nếu có mở miệng với ai cũng không nói sai, không hướng dẫn người ta đi theo con đường lầm lạc. Đại khái chỉ vậy thôi.

SGN
Reply
khi ta có 1 phút sân hận là ta đã mất đi 60 giây hạnh phúc
Reply
[Image: 3tang.jpg]
Reply
Nhìn thấy một con kiến trong bếp thường làm người ta cảm thấy cảnh giác, lo ngại, bởi vì ta nhìn thấy một con thì ắt hẳn có nhiều con quanh đây, chỉ là ta chưa nhìn thấy mà thôi. Điều tương tự cũng xảy ra ở nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, và đôi khi đi kèm với những hệ quả lớn hơn nhiều.
Reply
Đạo phi đạo tri kiến tịnh 
( Maggàmagganñāṇa Dassanavisuddhi)

Cái gì ở đời cũng là một giai đoạn Hôm nay sẽ là hôm qua và ngày mai có lúc sẽ là hôm nay.  Nhận  thức này được gọi là Thời quán (addhànasammasana) . Bản chất của đời sống là sự trôi chảy không ngừng và mọi thứ luôn trong tình trạng Đang Trở Thành Cái Khác . Từ đó ba thời chỉ  là một khoảnh khắc hiện tại ngắn ngủi vô cùng. 
Sư Giác Nguyên
Reply
Kính lễ Sư Toại Khanh 
Trong cuộc sống hiện nay trước đại dịch coronavirus, làm thế nào để chúng con có thể giữ sự bình tâm không sợ hãi và phát triển sự an lạc? 
ĐÁP
Người tin Phật không đợi đến lúc có chuyện gì đó mới tu. Vì chuyện bất trắc trên đời thì luôn vô số. Lúc mình thấy bình an nhất cũng phải sống với trí tuệ (biết rằng không gì trên đời là vĩnh viễn), với chánh niệm (biết rõ mình đang ra sao) và từ tâm (không xem ai là kẻ thù). Sống đúng như vậy, trước chuyện gì cũng có thể bình tâm.
Đợi đến lúc hữu sự mới tu thì giống như một người quanh năm nằm võng hút thuốc lào, không vận động cơ thể, khi hữu sự muốn có thể lực như võ sư hay lực sĩ. Xin chúc an lành. 
Sư Giác Nguyên
Reply