Tạp ghi
Năm Mới Cỏ chúc thầy abc khoẻ để hát nhiều thêm bài hát hay nhe thầy

Thầy abc cho Cỏ hỏi

Có nhiều ý kiến trái chiều. Thầy abc nghĩ sao về ăn chay đúng nghĩa và ăn chay dùng nguyên liệu chay làm theo vị của những món mặn

Cỏ cám ơn thầy abc
...
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây ...
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng hãy bình thường
(nn, thơ hc, nhạc pd)


[Image: avatar-10.webp]
[-] The following 1 user Likes Dewdrop's post:
  • TTTT
Reply
Lan cũng thân chúc anh thầy abc một năm mới tràn đầy sức khỏe, dù hỏng được trẻ hoài nhưng cũng sẽ lâu già hơn để luôn đem tiếng hát của anh thầy làm vui tình người trong đời sống của mình, của người hơn. Musical-note_1f3b5 Tulip4 Tulip4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2024-02-12, 03:44 PM)Dewdrop Wrote: Năm Mới Cỏ chúc thầy abc khoẻ để hát nhiều thêm bài hát hay nhe thầy

Thầy abc cho Cỏ hỏi

Có nhiều ý kiến trái chiều. Thầy abc nghĩ sao về ăn chay đúng nghĩa và ăn chay dùng nguyên liệu chay làm theo vị của những món mặn

Cỏ cám ơn thầy abc

Bạn Cỏ ,

Cảm ơn bạn Cỏ , tui cũng chúc bạn năm mới nhiều sức khoẻ và bình an .

Về vấn đề bạn hỏi tui nghĩ sao , thì :

Theo tui hiểu , ăn chay theo đạo Phật phát triển là ko ăn thịt . Theo định nghĩa này thì những món chay dùng nguyên liệu chay (không xuất phát từ thịt động vật) làm theo vị của những món mặn cũng là những món ăn chay. Cái khác là cái ý (ý dẫn đầu các pháp) , có người thì chê là ăn chay rồi mà tâm còn muốn ăn mặn , có người chống chế rằng cứ ăn rau luộc chấm chao hoài thì ăn sao nổi và sẽ không có đủ sức khoẻ thì làm sao tu , có người lại nói có gì ăn nấy miễn là chay thì được rồi ... 

Còn thì tuỳ vào sự hiểu biết , mục đích sống , sự chọn lựa mà mình ăn gì . Nếu như biết rằng thế giới này chỉ là các tâm thức sanh lên và diệt đi thì ăn cái gì cũng được, tuỳ theo hoàn cảnh mà ăn ... còn khi mình còn khái niệm chay mặn thì còn những hệ luỵ và khi đó cho dù ăn chay, hay ăn chay với heo quay chay, cá chiên chay, hay ăn mặn cũng chỉ là tạo nghiệp, thiện hay bất thiện mà thôi 

Ngày xưa , khi còn trẻ, tui cũng nhiều năm ăn chay trường, sau vì hoàn cảnh ko ăn trường chay được thì ban đầu tui cũng ưu tư lắm luôn ... sau này đọc, học, nghe kinh nhiều (nhất là kinh Nikaya) tui suy nghĩ khác đi, và ăn chay hay ăn mặn không làm tui bận tâm nữa 

tui
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • Dewdrop, TTTT
Reply
(2024-02-12, 04:16 PM)TTTT Wrote: Lan cũng thân chúc anh thầy abc một năm mới tràn đầy sức khỏe, dù hỏng được trẻ hoài nhưng cũng sẽ lâu già hơn để luôn đem tiếng hát của anh thầy làm vui tình người trong đời sống của mình, của người hơn.  Musical-note_1f3b5  Tulip4  Tulip4

Cảm ơn bạn Lan,

Tui cũng chúc bạn một năm mới nhiều sức khoẻ và bình an .
[-] The following 1 user Likes abc's post:
  • TTTT
Reply
Thầy abc viết dể hiểu, dể nhớ cho người không được thông minh như Cỏ

Cỏ cám ơn thầy abc, chúc thầy abc 1 tuần trốn được gió mưa
...
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây ...
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng hãy bình thường
(nn, thơ hc, nhạc pd)


[Image: avatar-10.webp]
Reply
Tôi biết nhiều người là thiền sinh giỏi, khi họ sống ngoài đời và tiếp xúc với xã hội, có lúc họ buồn bực và nổi sân, có lúc tham lam, nhưng mỗi khi có thời gian, họ hành thiền và trầm lắng trở lại, họ lại được tự do khỏi tất cả những tâm bất thiện đó.

Lúc này lúc khác, họ vẫn có thể đầy cảm xúc hoặc nổi giận, bởi vì họ vẫn còn tham và sân, nhưng tham sân đó không đủ mạnh để làm hại đến ai cả. Giây phút họ bình tĩnh trở lại và quan sát nó, nó liền biến mất, nó tan biến và họ lại tự do. 

Khi nhìn lại những gì đã xảy ra, họ có thể thấy nó một cách rất rõ ràng.

Mặc dù lúc này lúc nọ, họ đầy cảm xúc, nhưng họ không bị mắc kẹt trong đó, đó là điều khác biệt lớn.

Rất nhiều người bị trầm cảm, bởi vì họ bị mắc kẹt trong cơn sân, trong mặc cảm tội lỗi, trong buồn đau và không thể nào thoát khỏi chúng.

Khi bạn đã vượt qua được những điều này, ngay cả khi bạn chưa hoàn toàn giác ngộ, bạn vẫn cảm thấy rất tự do và giải thoát.

Khi có sự tự do ấy, đôi lúc bạn có thể tự cho phép mình sân hoặc tham, nhưng bạn luôn ý thức được sự kiện mình đang tham hoặc sân, điều đó hoàn toàn OK, bởi vì bạn đã đủ mạnh mẽ, bạn biết mình có thể thoát ra khỏi nó bất cứ lúc nào.

Khi hoàn cảnh đòi hỏi, bạn có thể nổi sân hoặc tham, hay buồn khổ, đó là lý do mọi người hay soi mói: “nhìn kìa, hắn đã hành thiền lâu như thế mà vẫn còn tham như vậy đấy”.

Nhưng cái tham của họ rất khác, bạn phải hiểu điều này. Đúng là họ sân, họ buồn bực và họ khóc, nhưng họ không trở nên trầm cảm, bởi vì nó chỉ thoáng qua, họ sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi nó.

Khi bạn không thoát ra khỏi sân hận, buồn đau, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ, bạn sẽ bị trầm cảm. Trầm cảm nghĩa là bạn bị mắc kẹt trong các cảm xúc của mình, bạn không được tự do.

Chính vì lý do đó, việc thực hành thiền chánh niệm, nhất là chánh niệm về các trạng thái tâm , hay niệm Pháp (dhammānupassanā) là cách tốt nhất để vượt qua những cái bẫy này.

Nếu bạn thực hành, bạn sẽ không bao giờ bị trầm cảm, mặc dù bạn vẫn sân, tham và buồn, bạn vẫn có thể lo lắng, bất an, nhưng vẫn không bị mắc kẹt trong đó.

Đó chính là trí tuệ, bạn có thể quan sát mọi thứ một cách khách quan, làm được điều đó chính là kỹ năng của bạn.

Ngài Thiền Sư U Jotika Sayadaw

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. 
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. 
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
[-] The following 1 user Likes abc's post:
  • dulan
Reply
Vô Ngã
Một số người hỏi tôi "Vô ngã là sao?" Thì tùy lúc hoặc tùy hoàn cảnh mà tôi trả lời. Hầu hết người ta nghĩ rằng Vô ngã là một vấn đề của giáo lý Phật Pháp và kiến thức về giáo lý Vô ngã là một cái trình độ tu chứng. Nói vậy cũng đúng chứ không sai. Nhưng thật ra Vô ngã chỉ là một cách nhìn thôi.
Như hôm trước tôi nói Ngã chấp giống như cái bánh vẽ vậy. Bản thân cái bánh vẽ đó là không có rồi, mà người từ chối cái bánh vẽ là từ chối cái không có. Không có cái gì là linh thiêng huyền bí ở đây cả. Từ chối cái bánh vẽ nghĩa là từ chối cái không có thôi. Người hiểu được lý Vô ngã chỉ là người từ chối một cái nhìn mà trước đây mình vẫn dùng. Đó được gọi là trí tuệ Vô ngã. Chứ nếu mình hiểu được lý Vô ngã là mình có quyền tự hào thì đó là sai. Bởi vì mình hiểu lý Vô ngã chẳng qua là rũ bỏ được cái nhìn sai lầm trước đây của mình mà thôi.
Ví dụ: Chúng ta đang đi xuồng trên mặt hồ giữa đêm tối thì có một chiếc xuồng khác nó tông vào chiếc xuồng của chúng ta. Chúng ta rất là giận. Nhưng nếu chúng ta rọi đèn nhìn kỹ lại trên chiếc xuồng đó không có người thì cái giận đó nó sẽ thay đổi; có thể nó vẫn còn đó nhưng nó giảm xuống rất là nhiều. Bởi vì chỉ cần liếc nhìn trên đó có một người nào đó thì chúng ta sẽ giận tại sao người đó họ có ác ý họ tông vào chúng ta hoặc là họ bất cẩn, vô ý hay vụng về tới mức mà họ để cho chiếc xuồng đó nó tông vào chúng ta. Nhưng đằng này không thấy ai trên đó hết thì cái giận của chúng ta không có nữa, mà đôi khi lại bật cười một mình. Còn nếu có giận thì nó cũng giảm xuống rất là nhiều bởi vì chúng ta nghĩ rằng bị xui thôi chứ còn mình không biết trách ai bây giờ vì trên xuồng không có ai hết. Cái nhìn về lý Vô ngã cũng như vậy.
Khi mà ai đó mắng tôi, tôi nghĩ rằng ông đó bà đó mắng tôi thì có ông đó bà đó mắng tôi. Vì nó có cái "tôi" trong đó nữa nên nó mới ra lửa. Hai cục đá chạm vào nhau mới xẹt ra lửa. Còn đằng này trong cái nhìn xuyên suốt của Phật Pháp thì không có ông đó cũng không có bà đó cũng không có cái tôi luôn. Nó chỉ là sự va chạm của các đơn thể Danh Sắc với nhau thôi. Tức là ở bên cái Danh Sắc đó nó có phiền não, chính cái phiền não ở đó nó mới xui khiến nên nẩy sinh ra những thân nghiệp khẩu nghiệp không tốt.
Tại sao Danh Sắc đó không chọn cái Danh Sắc khác, đối tượng khác để phô bày những thân nghiệp, khẩu nghiệp đó mà lại chọn cái Danh Sắc này? Là bởi vì Danh Sắc này trước đây đã từng có những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt đời quá khứ. Cho nên đời này Danh Sắc này, Lục Căn này nó mới là đối tượng cho Danh Sắc khác nhìn vào nó ghét, nó mới chọn Danh Sắc này làm đối tượng để mà nó phô diễn những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt. Còn nếu ngày trước Danh Sắc này không có những thân nghiệp, khẩu nghiệp bất thiện thì đời này sẽ không bị bất cứ một cái Danh Sắc nào khác chọn làm đối tượng để mà họ mắng chửi. Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai, ở trong Phật Pháp không nhìn nhận có chuyện một cái gì đó trong Danh Sắc này nó tồn tại từ đời này qua đời khác, không hề có.
Trích bài giảng Kinh Trung Bộ số 001
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • dulan, TTTT
Reply