Tâm Linh Thiên Hạ Sự - Cô Bác sĩ của tôi - Toại Khanh
#46
1. ĐƯỜNG VÀO CỔNG THIỀN
 
Một hôm có một ông tăng vào núi tìm Thiền sư Huyền Sa Sư Bịđể tham học. Ông tăng nói với sư:
- Con mới đến, xin hoà thường từ bi chỉ cho con chỗ vào.
Huyền Sa hỏi:
-Trên đường đến đây, ông có đi qua một khe nước, phải không?
 Ông tăng đáp:
 - Dạ phải.
 Huyền Sa hỏi tiếp:
 - Ông có nghe tiếng nước chảy không?
 Ông tăng đáp:
 - Dạ có.
 Huyền Sa nói:
 - Chỗ ông nghe tiếng nước chảy là đường vào cổng Thiền đấy.
 (Chơn Không Gầm Thét)

TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#47
2. MỘT TÁCH TRÀ
 
Nam Ẩn (Nan-in), Thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền.
Nam Ẩn đãi trà. Sư rót trà vào tách của khách, đến khi tách đã tràn mà sư vẫn tiếp tục rót.

Vị giáo sư ngồi nhìn nước tràn ra ngoài, đến lúc không chịu đựợc nữa kêu lên, “Đầy quá, hết chỗ chứa rồi!”

Nam Ẩn nói, “Cũng giống như cái tách này, ông đầy ắp những quan niệm, những suy lý, làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông được, trừ phi ông cạn cái tách của ông trước?”

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

TVHS
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#48
 

3. KHÔNG BIẾT
 
 Khi Bồ-đề Đạt-ma (532 d.l.), Thiền Tổ thứ nhất, từ Ấn độ đến Trung quốc, Lương Vũ đế (502-550 d.l.) muốn gặp Tổ. Hoàng đế hỏi Tổ, “Thế nào là nghĩa tột cùng của Thánh Đế?” Tổ đáp, “Rỗng thênh, không thánh.”

 Hoàng đế lại hỏi, “Ai đang ở trước trẫm đây.”
 Tổ đáp, “Không biết.”

Thường chúng ta nghĩ rằng mình biết nhiều việc hoặc tin rằng mình biết mọi việc. Ông có biết tại saomặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây? Ông có thể cười lớn và khinh thị đáp, “Bởi vì trái đất quay tròn.” Rồi hãy để tôi hỏi ông, “Tại sao trái đất quay tròn?” Ông có thể nói, “Bởi vì định luật thứ nhì về vạn vật chuyển động của Newton.” Được rồi, hãy để tôi hỏi tiếp, “Tại sao lại có một định luật như là định luật thứ nhì ấy của Newton?” Chắc hẳn ông sẽ đáp, “Tôi không biết.” Đây không phải là vô minh. Khi nào chúng ta cạn hết kiến thức tích lũy, lúc ấy chúng ta nói sự thật: Tôi không biết.

 (Thiền Ngữ Thiền Tự)
 
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#49
9. TỊNH TÂM TỊNH ĐỘ
 
Một hôm, một người đàn bà, tên gì không ai biết, đến nghe Bạch Ẩn (Hakuin), nói pháp. Trong bài pháp, có đoạn sư nói, “Tịnh Tâm Tịnh Độ, Phật ở nơi mình: một khi Phật hiện, mọi vật trên thế gian liền chiếu hào quang. Nếu ai muốn thấy được như thế, hãy quay vào tâm mình, nhất tâm tìm kiếm.”

“Vì là tịnh tâm Tịnh Độ, làm sao Tịnh Độ được trang nghiêm? Vì là Phật ở nơi mình, Phật có tướng tốt gì?”

Nghe vậy, người đàn bà suy nghĩ, “Cái đó có khó gì lắm đâu.” Trở về nhà, bà nhìn vào đó ngày đêm, mang nó trong lòng dù thức hay ngủ. Rồi một hôm, trong lúc đang rửa nồi, bỗng nhiên bà thông suốt.

Ném cái nồi sang một bên, đến gặp Bạch Ẩn, bà nói: “Tôi đã qua đến ông Phật trong chính thân tôi đây. Mọi vật đều chiếu sáng. Kỳ diệu quá! Thật là kỳ diệu!” Bà sung sướng nhảy múa vì vui.

 Bạch Ẩn nói, “Đó là bà nói, còn cái hầm chứa phân thì thế nào?”
Bà liền bước lên tát Bạch Ẩn một cái, nói, “Cái lão này chưa thông rồi.”
Bạch Ẩn cười rống lên.

 (Giai Thoại Thiền)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#50
Ai Chẳng Là Dân Việt
Toại Khanh 


 
 
Khuya. Một mình. Tình cờ đọc thấy một bài viết kỳ thú trên báo Tuổi Trẻ của Việt Nam mà nghe nao cả lòng. Bài báo viết về một chuyến du khảo tháng 10/2007 của nhóm phóng viên tờ Tuổi Trẻ trên Con Đường Tơ Lụa, bắt đầu từ Tây An rồi thì sau đó Đôn Hoàng, Cao Xương,... với khoảng 8000 cây số đi-về.

 Đọc chưa hết bài báo mà lòng cứ nghe dậy lửa, thứ tâm hỏa hừng hực của một gã du tử tạm thời đang bị trói chân chưa thể lên đường. Rồi bỗng đâu đó trong sâu thẳm trí nhớ, một câu hỏi thật lạ: Ô hay, trước cả cuộc di tản lừng danh của hàng triệu dân Việt trên rừng sâu dưới biển cả mấy mươi năm trước, đời nào mà chẳng có những bước chân phiêu linh biệt xứ chứ? Các ngài Pháp Hiển, Nghĩa Tịnh, Bồ-đề Đạt-ma, rồi Phật Âm, Giám Chân đã chẳng là những tăng sĩ vuợt biên đường thủy đó sao...!? Rồi các ngài Huyền Trang, Tôn-khách-ba, A-đề-xá đã chẳng vượt biên đường bộ đó sao!? 

Rồi thì những người vượt biên tại chỗ. Thân tại quê hương mà lòng đã nằm ngoài muôn dặm tự bao giờ. Cứ theo chữ nghĩa mà nói, ai lại chẳng là người Việt, ai lại chẳng vượt qua và bỏ lại cái gì đó sau lưng để mà vượt qua chính mình. Phải mà. Phải đi để mà lớn. Đi để mà nâng cao tầm nhìn, mở rộng phương trời, sống nhiều một đời ngắn, sống vui một kiếp buồn! 

Bài báo được viết tài hoa, duyên dáng và nói theo người trong nước là có nhiều thông tin. Đọc để thấy mình phải lên đường. Đọc để thấy ngồi yên một xó là bi kịch nhân sinh. Đọc để thấy mình phải là dân Việt đến suốt đời. Đọc để hiểu vì sao Phật xưa kêu gọi môn đệ một đời vô trụ xứ! 

Tinh thần Việt tộc gì ấy – thực ra đã được nhắc tới trong kinh điển Pāḷi từ mấy ngàn năm trước. Theo giáo lý A-tỳ-đàm, đời sống tâm linh của chúng sinh từ muôn thuở là một dòng chảy bất tuyệt của những sát-na ý thức ngắn ngủi. Và bao đời nay trên dòng chảy ấy trước sau chỉ gồm hai thứ tâm thức căn bản là Nhân hiệp thế và Quả hiệp thế. Cao thì về các cõi nhân thiên, thấp thì đi về 4 nẻo, đọa theo quy luật nhân quả tương ứng. Trong trường hợp có ai đó chứng đắc thiền định hay đạo quả, thì trên dòng tâm thức kia, trước hết, sẽ xuất hiện một sát-na tâm có tên gọi là Gotrabhū, nghĩa đen của thuật ngữ này có thể dịch là Đổi Đời, nghĩa bóng là đương sự hiện đang bỏ lại cái gốc gác thấp kém của mình trước đây để góp mặt vào một gia tộc cao quý hơn. Rồi nhìn lại nhân gian, như chúng tôi đã bao lần thưa chuyện, cuộc nhân sinh là thân phận một chiếc lá hay một con đò trên dòng. Không có gì trên dòng nước lại có thể muôn kiếp đứng yên một vị trí: Hoặc tới, hoặc lui, hay phải chìm xuống. 

Có một dịp nào rỗi rảnh, độc giả có thể tìm đọc bài kinh đầu tiên của Tương Ưng Bộ (Samyuttanikāya) để thấy ra vấn đề đang được đề cập ở đây. Nếu cảm thấy chánh kinh mơ hồ tối nghĩa, ta có thể tìm vào Sớ Giải của bộ kinh này (Sāratthapakāsinī) để thấy rằng chỉ riêng việc làm sao có thể tồn tại trên sóng nước là cả một nghệ thuật, và cái lý tưởng tối hậu của kẻ trên dòng chính là hai chữ vượt qua (oghamtara). Chìm xuống (samsīdati) hay trôi dạt (nibbuyhati) vô định đều phải bị xem là tai nạn. Sớ nói: Tham ái là chìm xuống và tà kiến là trôi dạt, thường kiến là chìm xuống và đoạn kiến là trôi dạt, lười biếng là chìm xuống và phóng dật là trôi dạt, lợi dưỡng là chìm xuống và khổ hạnh là trôi dạt, ác pháp hiệp thế là chìm xuống và thiện pháp hiệp thế là trôi dạt. Hết bến bờ này, sang đến bến bờ khác, gì cũng phải bỏ lại sau lưng. Cho đến một ngày không còn gì để làm, không còn gì để học, không còn gì để vượt qua hay bỏ lại. Tôi nhắc lại, anh có là ai, cái anh có được là gì, anh đang có mặt ở đâu, chuyện đó không quan trọng bằng hành trình trước mặt của anh sẽ dẫn về đâu. 

Thế giới văn hóa hình như cũng vậy. Nghe đâu một chàng Thôi Hiệu từ sau lúc làm được bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã một đời sợ hãi bút mực với chút lý do thực khó tin. Chàng không đủ sức vượt qua cái hào quang của bài thơ được xem là thần bút kia của mình. Kể cả những khi muốn làm thơ tả sông, tả núi, tả cỏ, tả cây, cứ bày giấy mực là lại nhìn thấy một cánh hạc chập chờn ngay trước mắt và bên tai lại văng vẳng mấy câu thơ càng lúc càng dễ ghét: “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, bạch vân thiên tải không du du...!. Mấy câu thơ đó là của chính chàng đó chứ, nhưng Thôi Hiệu không ngờ là chúng đã báo hại đời mình thê thảm đến vậy: Người ta tán thưởng bài thơ Hoàng Hạc Lâu ghê quá, làm bài thơ khác không hay bằng thì có phải khó ăn nói hay không chứ? Đã vậy, cái bóng dáng của lầu Hoàng Hạc kia đã che khuất tất cả mọi cảm xúc của Thôi Hiệu: Không nhà cửa nào đẹp bằng lầu Hoàng Hạc, không loài cầm thú nào đẹp bằng chim hạc, không thời khắc nào trong trời đất tuyệt vời bằng buổi chiều trên sông, và con sông ấy phải là con sông Hán Dương với một cái cù lao Anh Vũ mắc toi ấy. Tội nghiệp, cái thiên tài đáng lẽ thuộc hàng thi bá ấy, ai ngờ lại bị dìm chết không bởi một đối thủ nào ghê gớm, mà chỉ vì một bài thơ non chục câu của chính mình. Đúng là chết oan ức hơn cả Từ Hải đời sau. Không vượt qua được cái hàng rào của xó vườn nhà mình, thì người ta không thể ra được tới chỗ gọi là thiên hạ. 

Về đạo học ư? Trong kinh Trung Bộ (Majjhimānikāya) có một bài kinh Lõi Cây (Sārūpamāsutta) gì ấy, nội dung nói toàn những gì vừa được đề cập ở đây. Theo đó, cuộc tu là một hành trình gạn lọc và chọn lựa thông minh. Anh vừa lòng quá sớm với cái mình có, không vượt qua được những ngọt ngào trước mắt? Anh chết thẳng cẳng ngay. Từ một nếp sống sung túc lợi danh, tới một nếp sống giới hạnh trong suốt như pha-lê, một khả năng thiền định thần thông quán thiên địa, một trình độ tri kiến suýt soát thánh nhân, tất cả đều chỉ là những quán trạm qua đêm. Nếu anh chưa là thánh nhân thì con đường phía trước vẫn còn dài lắm. 

Anh nổi hứng dừng lại ở đâu đó, trong Tăng Chi Bộ (Anguttaranikāya) đức Phật gọi là tình huống một khúc gỗ bị mắc cạn. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn của Trường Bộ (Dīghanikāya), đức Phật trước khi viên tịch cũng đã nhắc lại lý tưởng này trong các pháp Bất Thối (Aparihāniyadhamma): Cho đến bao giờ còn có các tỷ-kheo không dừng lại nửa chừng (Antaravosānam Āpajjati) trong công phu tu học thì ngày đó Tăng đoàn vẫn còn hùng mạnh, chưa bị suy giảm. 

Ngó ra thiên hạ, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, người Đức rồi người Nhật, Nam Hàn, Do Thái đã biết vuợt qua những khốn khó ngất trời của thời hậu chiến; để bây giờ, hầu hết những dân tộc còn lại khi nói về họ đều phải ngưỡng mộ hoặc ghen tỵ. Tôi muốn gọi họ là những người biết vượt biên. Rồi thì những mảnh đời của từng cá nhân, bất kể thuộc dân tộc nào, chỉ cần biết bỏ lại sau lưng một quá khứ buồn để có được một hoàn cảnh đủ sức tự lợi và lợi tha, đó cũng là những kẻ vượt biên. Và bất cứ ai từng vượt biên đều có thể được gọi chung là người Việt, kẻ vượt qua một biên giới nào đó. Nếu nói vậy, đồng bào của tôi không chỉ là những người sinh trưởng trong cái bản đồ có hình chữ S nằm bên bờ Đông Hải, mà còn là tất cả những ai từng trải qua những hành trình ngoạn mục để vượt qua chính mình ngày cũ để trở thành một cái gì mới mẻ và hữu ích. 

Nói đời là biển khổ thì không sai, có điều là buồn quá. Nhưng đổi lại, có thể gọi cuộc đời là một dòng sông, một hành trình, với những bến bờ để vượt qua, những trạm ghé qua đêm để bỏ lại... thì rõ ràng là vẫn còn có chút gì để nhớ để thương!
 
Toại Khanh
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#51
ẨN LAN
 
Toại Khanh



Kỳ ngộ là những cuộc gặp gỡ khó có và cũng khó quên. Đôi khi cả cuộc bình sinh cũng không có nỗi một lần kỳ ngộ. Chẳng biết câu chuyện của tôi có đáng được xem là một cuộc kỳ ngộ hay không, nhưng rõ ràng nó đã làm thay đổi một phần định phận đời tôi, nếu có thể gọi thế.

Tôi biết ông qua một sự tình cờ. Buổi chiều hôm đó, đang lang thang giữa phố Tàu ở San Francisco, cơn mưa bất chợt đã xui tôi ghé chân vào một hiệu sách và tôi đã ngẩu nhiên cầm lên một cuốn sách tiếng Anh (ở đó không có sách Việt) chỉ vì cái tên tác giả (khó phân nam nữ ) và mẩu bìa có chút gì đó Việt Nam. Ngó sơ vài trang, thấy tí ngộ nghĩnh, giá cũng không đắt lắm, chỉ 5 đồng bạc, tôi mua về đọc cho vui. Chẵng ngờ…

Đêm đó về nhà tôi đọc sách đến khuya, tôi muốn nói là cuốn sách vừa mua hồi chiều. Lâu lắm rồi tôi mới bắt gặp một cuốn sách ma mị như vậy, dù sách không được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh của tôi chỉ ở mức nửa vời. Tiếng máy lạnh sè sè trong đêm chỉ khiến tôi có cảm giác mình đang ngồi bên chân thác Bản Giốc ở Cao Lạng một đêm khuya nào đó và tách cà phê trên tay tôi lúc đó sao lại có cái mùi ngai ngái nồng nàn của một bát nước nấu bằng nụ vối.

Sách kể về một ông giáo Việt Nam thời Pháp thuộc bỏ trường lớp ở Hà Nội để tìm lên Đồng Đăng gia nhập một nghĩa đảng chống Pháp hoạt động trong lớp vỏ một toán buôn lậu ở biên giới Hoa Việt. Hoàn cảnh của họ thật phức tạp, vừa thù trong vừa giặc ngoài. Phòng Nhì Pháp xem họ là chướng ngại cho chính quyền thực dân, các chính đảng trong nước đánh giá họ là phe đối lập. Đúng là thân trai bốn bể không nhà, lại lưỡng đầu thọ địch. Đối với cả hai phía, họ chỉ có một cái tội duy nhất là tấm lòng yêu nước chân thành không toan tính, không nằm dưới một sức ép ý thức hệ nào. Trong tiềm thức, họ chỉ nghĩ đến một quê hương đơn sơ có cây đa bến nước, có giếng đá lũy tre, có một dân tộc biết nhìn ra bốn biển trong cái ao làng và những con thuyền dù ra biển hay về sông đều có chung bến đổ. Giấc mơ của họ đẹp quá, chỉ tiếc là quá mong manh. Lý tưởng dân tộc tuy có thiêng liêng cao rộng nhưng quá bao la người ta khó biết tựa vào đâu để hành động và làm chính trị nếu không có được một chỗ dựa cụ thể thì có khác gì tự cô lập chính mình. Từng người trong nhóm lần lượt ra đi không về. Người Pháp thủ tiêu họ, các đảng phái khác ám sát họ. Từng người trong số tử sĩ đó đều là phần tử tinh hoa của dân tộc: Họ là những trí thức trẻ tuổi và đầy ắp nhiệt huyết, vừa có đảm khí vừa có khả năng, mất đi thì dễ nhưng tìm lại thì quá khó. Sau cùng, để bảo toàn lực lượng, số còn lại đã gạt lệ chia tay nhau giữa núi rừng Việt Bắc với một lời hẹn ước xa xôi như nẻo về của dân Việt.

Sách chỉ dày độ hai trăm trang, cách kể chuyện gần giống như một tiểu thuyết võ hiệp lịch sử với bối cảnh mơ màng xa khuất của những Người Đẹp Phiên Ngung Thành, Quán Chợ Đêm Khuya hay Người Đao Phủ Thành Đại La mà tôi từng xem hồi chưa xa xứ. Điểm đặc biệt là sách có những phụ lục giống hệt sách Tây. Ngoài mấy trang Index (Từ Dẫn) như thường lệ, sách còn có thêm phần chú thích cặn kẽ các sự kiện lịch sử có thật cùng những nhân danh, địa danh có ghi chú chữ Hán khi cần thiết, cứ như một tài liệu biên khảo. Nhưng điều khiến tôi quan tâm nhiều nhất, theo bệnh nghề nghiệp, là những chú thích về Phật Giáo, chứng tỏ một kiến giải thâm hậu ít ra cũng phải của thứ mọt sách có chiều dày Phật duyên.

Tôi chợt có ý muốn liên lạc với tác giả, nhưng dấu vết duy nhất để lần tìm chỉ là một địa chỉ Email được in nhỏ xíu ở góc bìa trong của sách, không để ý sẽ không nhìn thấy. Tôi đã thử dùng địa chỉ đó để viết một cái thư ngắn, nói cho đúng chỉ là vài hàng nhắn tin với nội dung tự nhận là một độc giả hâm mộ muốn liên lạc tác giả. Chờ mãi không thấy hồi âm, nghĩ đến vài lý do tế nhị, tôi lại viết một Email khác và lần này tôi tự giới thiệu là một tu sĩ Phật giáo tha hương chỉ muốn trao đổi học thuật với những người mộ Phật, ngoài ra tuyệt không còn lý do gì khác.

Ba bốn tháng trời trôi qua, vì những bận rộn dồn dập, tôi quên mất người tác giả kia. Rồi có lúc nhớ ra thì tôi cho rằng có thể ông ta (hay bà ta) đã thay đổi địa chỉ Email (chuyện này rất bình thường) hoặc chỉ muốn liên lạc với bè bạn thân quen. Chuyện này lại cũng là điều bình thường, vì đến như tôi chỉ là một người vô danh cũng thường không để mắt tới những Email có địa chỉ lạ. Vài người quen vẫn nhắc nhở tôi đề phòng những Email có Virus. Thế là tôi coi như đã thông qua một chuyện vớ vẩn.
Có lẽ tôi đã lãng quên mọi chuyện nếu như không có cái Email hồi âm nhận được buổi chiều hôm đó. Tác giả cuốn Let It Go Away, The Yesterday (Trôi Đi Dòng Đời ) đã viết hồi âm với lời cảm ơn tôi đã đọc kỹ tác phẩm của ông và ngỏ ý xin lỗi đã để tôi chờ đợi. Chúng tôi liên lạc với nhau khá thường xuyên, qua những Email, và sau cùng tác giả đã cho tôi số điện thoại vì như vậy những cuộc trao đổi sẽ thoải mái hơn. Nghe giọng nói, tôi nhận ra tác giả là một đàn ông trung niên, có lẽ người gốc Bắc và nói năng ôn tồn, lễ độ, chữ nghĩa thận trọng. Ông có ý muốn gặp tôi, dù ông đến chỗ tôi hay tôi đến chỗ ông, ông đều sẵn sàng.

Tôi đã đến nhà ông sau khi gọi điện thoại báo trước và nếu không được hướng dẫn từng bước có lẽ tôi đã bị lạc đường. Nhà ông nằm trong một dãy Apartment nằm giữa những giao lộ chằng chịt như một bàn cờ. Nhằm mùa thay lá, những hàng cây trước khu nhà của ông xanh mướt chồi non. California mùa này khá mát mẻ, tôi bước đi trong những cơn gió thơm mùi lá. Nhìn dáng ông đứng bên thềm nhà, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Krishnamurti những năm tháng cuối đời. Vẫn chiếc khăn quàng ở cổ, cặp kính cận thường xuyên trên khuôn mặt xương và vóc người dong dỏng trong bộ tây phục màu xám.

Bên trong nội thất nhà ông gì cũng đơn giản nhưng ngăn nắp và sạch sẽ. Phòng khách có lẽ cũng là chỗ ông vẫn ngồi viết lách vì bên cạnh chiếc bàn để Computer còn có hai tủ sách cao bằng đầu người. Bên cạnh mấy bộ Từ Nguyên, Từ Hải tôi còn thấy cuốn Ẩm Băng Thất Văn Tập của Lương Khải Siêu rồi Thiên Hồ Đế Hồ của cụ Phan Bội Châu. Sau này khi đã thân thiết, ông đã giới thiệu và tặng tôi bộ Phật Học Từ Điển của Đinh Phúc Bảo. Ông thờ Phật nhưng không thấy chỗ thắp nhang, chỉ thấy một lư trầm nhỏ và mấy chỗ chưng hoa trong nhà đều là một thứ hoa gì đó màu trắng có củ như Thủy Tiên và đều được ông cắm trong mấy chiếc đĩa thủy tinh trong suốt. Về mặt thẩm mỹ, tôi có nhiều điểm rất giống ông.

Qua điện thoại, ông đã tình cờ biết tôi uống trà nên trong lần gặp gỡ đầu tiên ông đã pha trà mời tôi và bày ra đĩa mấy miếng mứt gừng trắng tinh nhìn thật ngon mắt. Tuy không thích lắm với thứ trà Thái Nguyên ướp sen vẫn khiến mình bị nhức đầu nhưng tôi cứ thấy thú vị với sự tinh tế của ông. Ông không hút thuốc, không nghiện bất cứ thứ gì, chỉ uống cữ trà buổi sáng sớm.

Sau mấy câu hỏi thăm chuyện nọ chuyện kia, ông đem vài chỗ giáo lý ra hỏi tôi và sau đó tôi mới biết ông là một thầy tu xuất. Trước năm 1975 ông từng là một sinh viên theo học ở đại học Vạn Hạnh và sau đó bỏ đi tu ở Bà Rịa. Ông xác nhận mình đi tu là để trốn lính, nhưng không phải do sợ chết mà vì bị ảnh hưởng tư tưởng phản chiến của một số văn nghệ sĩ đương thời. Ông nói nhiều khi tự tử, đi tu, làm du đãng, làm văn nghệ,... cũng là cách lên tiếng của một số người. Câu chuyện dẫn đến nội dung cuốn sách tôi đã đọc, ông phì cười chất phác:

- Tôi nói thiệt thầy đừng cười, tôi viết cuốn sách này lúc còn ở trại tỵ nạn Mã Lai. Đêm đó tự nhiên nằm mơ thấy ông nội về râu tóc bạc phơ, dúi cho một nắm tiền Đông Dương rồi dàu dàu bỏ đi. Tôi giật mình thức dậy, thấy nhớ ông nội quá chừng rồi khóc một mình và sau đó ngồi viết về tuổi trẻ của ông. Ông tôi thời tuổi trẻ từng gia nhập một đảng phái chính trị ngoài Bắc và ông chính là nhân vật thầy giáo trong cuốn sách của tôi. Ông vào Nam từ 1954 và mất năm tôi thi Tú Tài đôi. Thuở sinh tiền, những lúc ngồi buồn ông thường kể chuyện đời cho tôi nghe và khi tôi đã lớn, những câu chuyện đó lại có thêm chiều sâu, chiều rộng và trở thành vốn sống cho tôi sau này, kể cả trong chuyện viết lách. Tôi đã viết cuốn sách đó như một cách tưởng nhớ ông tôi, viết bằng tiếng Việt, và không có ý đem in. Qua tới Mỹ này, tôi vẫn chỉ xem bản thảo đó như một kỷ niệm riêng tư dù đã đọc lại và có sửa chữa vài chỗ. Cách đây mấy năm, một thằng bạn đọc xong bảo là có chỗ xài được. Nó đem về rồi cùng một đám bạn Mỹ rị mọ dịch sang tiếng Anh. Sau khi đem in rồi gửi tôi một bản, nó nói là sẽ dùng cuốn đó làm Recommended Book về Sử Việt Nam cho mấy sinh viên của nó vì trong sách tôi đã trung thực viết lại một giai đoạn chính trị của nước nhà và nó đã dùng một số tư liệu bên này hiệu chính lại để nội dung được khá hơn. Dù sao tôi cũng biết ơn nó đã trân trọng một cách nhìn của tôi về thời cuộc. Ở đây tôi có bản thảo cuốn sách đó bằng tiếng Việt do chính tôi đánh máy và đã đóng bìa đàng hoàng , để tôi tặng thầy một bản làm kỷ niệm.

Tôi chợt nhớ đến một chuyện và đem hỏi ông:
- Xin lỗi, tôi đọc trong sách của bác thấy hình như bác có dành nhiều thời giờ nghiên cứu đạo Phật ?
Ông tránh không nhìn tôi, day day ngón tay lên một vệt nước trên bàn rồi hắng giọng:
- Cũng chút ít thôi thưa thầy. Và cái gì cũng phải có cái duyên phải không thầy? Chuyện kể ra thì buồn cười lắm. Hồi mới qua Mỹ, sau khi học thêm chút đỉnh tiếng Anh, tôi có đi làm ở bưu điện mười mấy năm. Lúc ấy cứ thấy buồn thì tôi hút thuốc, hút nhiều lắm. Lần đó nghe trong người khó chịu quá mới đi khám bệnh ở phòng mạch một thằng bạn thân. Nó bắt thử máu và sau đó bảo tôi ăn uống cẩn thận, nhất là đừng hút thuốc nữa. Hỏi tại sao, nó nói có những biến chứng lạ trong các tế bào máu của tôi. Hỏi rõ thêm nó cũng lấp lửng chừng đó. Tôi đi bác sĩ khác, vẫn kết quả đó và cũng lời khuyên tương tự. Tôi chợt nghĩ đến một điều mà rùng mình rồi xin thôi việc ở bưu điện, sau đó ngồi ở nhà làm giấy tờ khai thuế cho người ta để kiếm thêm chút đỉnh và cũng có thêm thời giờ riêng tư để nghiên cứu kinh điển. Lúc cao hứng tôi còn học thêm tiếng Hán và tự học cả chữ Miến Điện để nghiên cứu Luận Tạng Nam Truyền. Từ đó khi viết lách cái gì có liên quan Phật Học thì cũng thận trọng hơn. Và chỉ vậy thôi thầy ạ.

Nghe ông kể chuyện thiệt thà, tôi cứ cảm thấy bồi hồi thật lạ. Đón lấy chén trà ông vừa rót thêm, tôi xúc động hỏi thăm như với một người thân :
- Nhìn bác bây giờ vẫn khoẻ mạnh chứ có sao đâu, chuyện bác kể chắc là lâu rồi phải không ạ?

- Vâng, đã lâu rồi tôi gần như không còn nhớ tới chuyện đó nữa. Cũng năm sáu năm rồi thưa thầy. Nhiều lúc tôi ngồi ngẫm nghĩ thấy biết đâu chuyện âu lo lúc đó lại là cái thuận duyên để tôi tinh tấn hơn không chừng. Thầy biết không, hồi còn ở Việt Nam tôi có biết một người cũng cùng quê với tôi ở miền Bắc và nhân cuộc di cư năm 1954, ông vào Nam và làm ăn thành đạt. Tánh tình ông ta nóng nảy nhưng nhịn nhục hay lắm, kể cả những chuyện khó nhịn nhất. Ông ấy nhỏ hơn bố tôi vài tuổi thôi và là chỗ bạn thân. Có lần rõ ràng bị vu khống một chuyện có thể làm ô nhục thanh danh, ông vẫn im lặng như không có chuyện gì, bố tôi hỏi tại sao, ông chỉ mỉm cười :
- Tôi suy nghĩ kỹ rồi, mình có làm bậy thì bị thiên hạ chửi cũng đáng, còn nếu bị hàm oan thì cũng tốt hơn trường hợp mình không ra gì mà thiên hạ cứ quý trọng.

Sau đó trong một lần uống rượu với bố tôi, ông ấy đã bình tĩnh kể lại chuyện riêng đời mình và nói rõ lý do tại sao ông có thể nhẫn nhịn mọi chuyện. Thì ra trước khi vào Nam ông đã sống lẫn trốn mấy năm trời như một kẻ tử tù vượt ngục sau khi đã lỡ tay giết người trong một lần cãi vã với khách làm ăn ở Hà Nội. Cũng may là thời cuộc hồi đó rối ren nên chuyện truy nã một can phạm hình sự chỉ là chiếu lệ. Dù sau đó trốn được vào Nam và trở nên giàu có, ông ấy vẫn sống ăn năn cắn rứt không nguôi và xem những thua thiệt trong đời này chỉ là những gì mà ông đáng ra phải chịu nhiều hơn vậy cả chục lần. Sau này ông ấy bị chết vì đạn lạc trong chiến tranh và lúc ấy tôi cũng đã lớn. Kể lại cho tôi nghe chuyện cũ, bố tôi bảo là ông ấy đã nhờ vào tâm trạng một kẻ tử tù mà trở thành ông thánh. Bố tôi nói nhiều lúc trong đời người ta phải trải qua những kinh nghiệm sinh tử để có thể vượt qua chính mình và thậm chí cả đồng loại. Nhờ vào nỗi buồn chết chóc kia mà tôi đã có được cái can đảm để sống vong thân, mạnh dạn tẩy xoá chính mình khi cần thiết. Nói như ông Osho gì đó của Ấn Độ thì con người ta phải biết CHẾT nhiều lần trong đời để có thể SỐNG ra hồn hơn. Có thể nói tôi cũng đã quay lại với Phật Giáo nhờ một kinh nghiệm của người tử tù thầy ạ!

- Và điều đáng quý là dù khi viết Sử hay viết về đạo Phật, bác luôn khách quan và rất thanh thản. Tôi thấy tâm trạng tử tù gì đó hình như không khiến bác bị ảnh hưởng trong chuyện giám thức.

Ông phác một cử chỉ như muốn tôi nhìn tủ sách rồi chậm rãi:
- Xin cảm ơn thầy có nhận xét như vậy về tôi. Nếu hôm nay tôi có được chút thói quen cẩn thận nào đó thì có thể nói là nhờ cụ Nguyễn Hiến Lê nhiều lắm.Tôi đọc sách của cụ từ những năm tôi chưa được hai mươi tuổi. Tôi có cảm giác là hình như cụ không bao giờ nói nhiều về những cái mình chưa rõ và cụ có biệt tài là khiến người khác có thể cảm thấy gần gũi với những thứ khúc mắc. Tôi vốn mù mờ về Kinh Dịch, Tử Vi nhưng nhờ cụ mà tôi hiểu được đôi chút. Bên cạnh đó, có thể nói tôi cũng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Lương Khải Siêu. Ông này là một trong những người có tác động mạnh mẽ đến phong trào Duy Tân của thanh niên Trung Hoa đầu thế kỷ này. Thầy biết về ông ấy mà, tôi chẳng dám nói thêm. Cái tôi muốn nhắc lại là thái độ và cách thức nghiên cứu đạo Phật của ông. Về cuối đời ông có những suy tư rất thâm thúy về Phật Giáo. Nói về học thuật, theo riêng tôi thì hình như ông Lương Khải Siêu có chỗ hơn hẳn các ông Hồ Thích, Lỗ Tấn nhờ vào thái độ khách quan của ông. Và cái quan trọng nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi có lẽ là tinh thần Trung Đạo của nhà Phật, cái gì cũng không quá trớn. Có thể chữ Trung Đạo còn có nhiều ý nghĩa khác sâu xa hơn, nhưng tôi thường chỉ hiểu đại khái là thái độ bình tĩnh không để mình bị vướng vít vào một cực đoan nào. Hễ có chỗ đối đãi thì thường có phân biệt, một chiều. Và dù trong chính trị hay học thuật, cách nghĩ một chiều luôn dễ mắc lầm lỗi. Dân mình khổ hoài cũng vì mấy người làm chính trị và giáo dục thường bị bịnh cực đoan.

Tôi rời nhà ông lúc đã xế trưa và ông đã đứng chờ xe tôi đi khuất mới quay vào nhà. Trên đường về tôi cứ suy nghĩ lan man về từng câu nói của ông. Lúc thì chuyện người đàn ông đã từ một mặc cảm tội lỗi mà trở nên nhiều nghị lực, lúc khác lại là chuyện ông đã trở thành một cư sĩ hiếu học từ sau một nổi ám ảnh về cái chết, …Tôi đã gặp ông như một cuộc kỳ ngộ trong đời.

Và tôi còn gặp lại ông nhiều lần sau đó, trước khi ông rời khỏi California để về sống gần một cô cháu ruột là bác sĩ nhãn khoa ở Hawaii.

TOẠI KHANH

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#52
ẨN NGỮ


Chạnh thương mấy hành giả Việt Nam không quen với phong thổ Miến Điện mà cứ sang đây tu thiền vất vả, thầy kêu gọi thiên hạ góp tay tậu mấy mẫu đất ở Pyin Oo Lwin, mát như Đà Lạt, rồi trồng cây xây tường thả vào trong đó hơn chục thất gỗ xinh như resort. Bà con ta hưởng ứng bằng nhiều cách, cuối cùng một khu thiền thất khang trang ra đời. Quyền chủ quản ở đây thuộc một thiền viện bản xứ nằm bên cạnh, nên ở đây tuyệt không có bảng hiệu tên chùa gì ráo.

Có điều, thói quen xả rác của người mình không hề kém cạnh dân Miến Điện, vốn dĩ cũng không mặn mà lắm với khoản vệ sinh, nên hành giả chỉ mới về vài khóa, đống rác sau hè đã cao quá đầu người. Mỗi năm thầy ghé về thăm một hai lần, lần nào cũng nhìn ra sau ngao ngán. Năm nay thầy cũng về và lần nầy bỗng dưng quyết định thuê người dựng bảng đề tên chùa hẳn hoi. Cả đám thiền sinh ngạc nhiên lắm, đặc biệt khi biết thầy vốn chủ trương không chơi trội ở đất người ta, nay lại dựng bảng tên chùa thì rõ ràng khó hiểu.

Sau mấy ngày hì hục của đám thợ bản xứ, tấm bảng tên chùa đã được dựng lên. Tất cả hành giả người mình nhìn lên và đọc thấy hai chữ Sơn Trạch to đùng trên đó. Họ xôn xao bàn cãi rồi hỏi thầy ý nghĩa cái tên đó, mà theo họ thì không có mùi thiền tí nào. Thầy lắc đầu, cười hiền:


- Đừng suy diễn lung tung mệt lắm, bà con ở dơ quá, thiền gì mà nhìn đâu cũng rác. Ngoại cảnh có sạch thì nội tâm mới dễ sạch hơn chứ, Sơn Trạch chỉ có nghĩa là Sạch Trơn, hi vọng bà con siêng quét dọn thôi !


Toại Khanh (Chuyện Phiếm Thầy Tu 2)

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#53
Ai xui chim sáo
Toại Khanh 
 
Quote:Sáu năm trước, lúc đó tôi trẻ hơn giờ nhiều, nhưng nhờ những quen biết của người lớn, thỉnh thoảng một ngôi chùa ở New Orleans lại mời sang nói pháp một lần. Đại khái đám ma hay những rằm lớn không thỉnh được hàng tôn túc.

Sau vài lần qua lại, tôi tình cờ quen được một bác cư sĩ lớn tuổi có vẻ khá đặc biệt. Lần nào gặp tôi bác cũng mời về nhà uống trà gửi từ Việt nam qua. Uống trà ăn bánh đậu xanh hay với đường phổi, đều là quà Việt Nam, rồi kẻ nói người nghe, tâm đắc như đôi bạn vong niên. Bác hiền khô, ít lời, thường ngồi chờ rót trà mới cho tôi rồi gợi chuyện cho tôi nói. Chỉ vậy thôi.

Lần đó, ngày rằm tháng Giêng, người đông như hội, Phật tử hay không cũng cứ tới chùa để gặp đồng hương. Lúc đó lại còn chút dư hương của mấy ngày xuân vừa qua khỏi vài hôm. Sau buổi giảng, tôi bước ra hiên ngoài để thở, bên trong khói nhang luồn cả vào phòng tôi ngũ. Tôi lại nhìn thấy bác cư sĩ kia đang ngồi một mình, trên tay vo ve một chiếc lá khô, mắt nhìn ra lộ xe chạy. Tôi lên tiếng chào. Bác vui ra mặt, kéo ghế cho tôi. Hỏi sao lần nào qua bên này cũng thấy bác lặng lẽ không bè bạn, bác cười bằng mắt nhưng cứ như cười gượng:

- Mình không quen ai nhiều sư ơi. À, mà có một chuyện nhỏ muốn hỏi sư mà quên hoài.

- Chuyện chi thưa bác?

- Ồ thì cũng không có gì, họ biết tôi gốc Nam Tông nên hình như có vẻ không ưa. Họ nói đó là Tiểu Thừa. Tôi đâu biết Tiểu Thừa là gì, chỉ hiểu lờ mờ Tiểu là nhỏ, so với Đại Thừa chi đó. Vậy rồi lâu ngày không dám chơi với ai. Tôi đi làm từ trẻ, đâu có chữ nghĩa gì nhiều, nghe sao thì biết vậy thôi.

Tôi bàng hoàng một giây. Thì ra là vậy. Nhớ lại có lần cũng ở đây, vừa rời chánh điện, tôi nghe loáng thoáng: Tiểu Thừa chỉ tu Tứ Đế nhưng đó cũng là pháp Phật, thấp một chút nhưng dễ tu. Ngẫm mà buồn. Cũng cùng thờ Phật sao lại có người bày ra chi chuyện trớ trêu đó. Tôi đã quên mất câu hỏi của bác cư sĩ già vẫn chưa được trả lời. Mà ngẫm cho cùng, biết nói sao với bác đây.

Gió chiều lan man thổi qua sân chùa, tôi liếc nhìn băng vải màu vàng căng trước cổng, trên đó đang phất phơ một dãy số màu đỏ: Phật Lịch 2544…Tôi lẩm nhẩm như một người già: Hơn hai mươi lăm thế kỷ rồi còn gì !

Từ khu hội chợ sau chùa bỗng vẳng lại một lời hát vu vơ: Ai xui chim sáo sang sông…
 
Toại Khanh
Viettherada.net
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#54
Bàn phiếm trên bàn phím
Toại Khanh


Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi, tôi đã nghe tin tức về cái chết của cả trăm ngàn người. Trận bão Nargis ở Miến Điện, bạo loạn ở Tây Tạng, động đất ở Tứ Xuyên, rồi thì sự ra đi của bao nhiêu là những nhân vật tiếng tăm trong đạo ngoài đời, đã vậy lại còn là những gương mặt được xem là đình đám và nhạy cảm hàng đầu trong thời điểm hiện tại. Ở khía cạnh cá nhân, cái chết nào cũng như cái chết nào, nhưng trên một giao diện rộng hơn, với cộng đồng thiên hạ, có những cái chết là cả một cái tang lớn. Vì nó cuốn theo đó một tỉ vấn đề, bao gồm bao thứ dở dang vẫn còn lại đó. Tôi đã thừ người khi nghe được hung tin về hai nhân vật đều trên hàng thượng thọ, dù đó không hề là chuyện bất ngờ. Ai sống hơn 80 cứ xem là đã đứng trên hai chữ bất trắc rồi. Nhưng rồi đã sao chứ? Một cái tang có cáo phó, phân ưu, văn tế rồi kèn trống nghi trượng hay một cái chết không có nổi manh chiếu đậy xác đều có một chỗ giống nhau đến nao lòng: Kẻ ra đi không hề biết gì về chuyện hậu sự của mình. Người ở lại muốn sao thì vậy. Thế rồi trong cõi ký ức chớm già của mình, tôi bâng khuâng nhớ lại một lần nào đó Online đã từng đọc thấy lời ghi kỳ lạ trên hai bia mộ, thiệt tình chẳng biết nên cười hay khóc nữa. Kiếp người, rồi thì cõi nhân gian này sao mà đơn giản quá vậy chứ. Trên bia mộ một tay kỹ sư điện toán kia, bên dưới tên họ và năm sinh, chỉ vỏn vẹn một dòng: Run-time error at 17:05:07. Và trên bia mộ một tay nghiện Computer, có lẽ là Phật tử: System halted at 03:05:08. Please press Ctrl+Alt+Del to re... born!

Đáng ra đó là chuyện để cười, để giải trí, nhưng nói thiệt, tôi cười hổng nổi. Ai biết được bao giờ lúc nào đến lượt mình được thiên hạ đưa đi hỏa táng và bấm giùm cái nút... Reborn. Ngẫm sơ qua cũng thấy ngán thiệt. Bởi ngày buồn đó rất có thể chỉ là tuần sau!

Nhưng chẳng lẽ chuyện chỉ có vậy hay sao? Dám đem cái computer ví von với cả một kiếp người thử hỏi có quá đáng chăng; nhưng trong suy tưởng mơ hồ, tôi thấy hình như cũng đâu có chi là sai chứ. Người tin Phật một tí xíu cũng hiểu rằng chết rồi đâu phải là hết, và cái gọi là kiếp người đâu phải chỉ là con số năm tháng hưởng dương hay hưởng thọ gì ấy. Cho dù anh có xem cái chết chỉ là giây phút kết thúc một cuộc chơi, hay một lần tắt máy của computer, thì cũng đừng quên trước đó anh đã chơi trò gì, hay cái computer của anh đã được sử dụng cho chuyện chi mới được chứ. Người bây giờ thiếu gì kẻ vào tù hay trở thành triệu phú bằng vài phút sử dụng computer. Tôi mù tịt điện toán, chỉ ngẫu nhiên để ý vài nét tương đồng giữa con người với chiếc máy rồi tâm đắc với riêng mình như những công án có thể tham chiếu suốt đời. Giữa hai thứ cứ có những cái giống nhau thiệt ngộ, một sự giống nhau đến kỳ lạ nhưng độc đáo và thú vị quá chừng:
Ai thường làm sạch computer bằng disk-cleanup chắc còn nhớ câu này: Disk cleanup is calculating how much space you will be able to free on [C:]. Tôi chịu cái câu đó quá. Thỉnh thoảng hãy tự ngó lại mình để xem thời gian, sức khỏe, tiền bạc và đầu óc của anh còn lại được bao nhiêu chỗ trống cho những thứ đàng hoàng hữu ích. Rác rưởi nhiều quá thì mấy thứ hữu dụng làm gì có chỗ. Đó là chưa kể đến khoản máy anh hay óc anh khi chứa quá nhiều thứ, sẽ tự làm chậm chính mình vì phải luôn vác theo mình biết bao là gánh nặng. Cứ nhìn những gì một người sở hữu thì có thể biết anh ta còn dư lại bao nhiêu khả năng cho những thứ khác ngay. Không những một cá nhân, mà đến cả một tổ chức, thậm chí một đất nước cũng đều như vậy cả. So kè mấy chi tiết cỏn con đó, ai dám bảo không thể đem computer so với con người chứ!

Lăng xăng một đời hay rong ruổi mươi phút trên máy computer rồi thì cũng phải đến lúc bỏ hết mà đi hay tắt máy. Máy tính ở mấy xứ nghèo còn có thêm một cách tắt máy đặc thù là mình chưa kịp tắt thì người ta đã cúp điện ngang xương. Đời người cũng vậy thôi, người ta có nhiều cách để bị xóa dấu, hoặc mình hoặc người, sự ra đi lúc chết hay tàn lụi thuở sinh tiền. Phù du lắm, nhưng không thể xem là vô nghiệm. There is nothing is nothing!

Những nơi chốn, hoàn cảnh ta sống qua trong đời ngẫm kỹ cũng giống hệt những website trên internet mà ta tình cờ bắt gặp một đêm khuya nào đó. Vui buồn, tốt xấu đủ cả. Và sau một thoáng phù du, gì cũng qua đi. Cái đáng nói chính là người ta đã ứng phó ra sao với từng phút giây đối diện vấn đề và những gì còn đọng lại sau đó trong óc, trong tim. Máy của anh tốt hay xoàng,

 kiến thức điện toán của anh ra sao, nơi chốn anh sử dụng computer là ở đâu,... mấy thứ đó là những điều kiện cốt tử cho việc vận hành của một chiếc máy tính. Đời người cũng vậy thôi, hành trang của anh là gì, bối cảnh tồn tại của anh ra sao, những thứ đó sẽ góp phần quyết định điều anh sẽ làm được cho mình và cho đời, để chung cuộc của anh sẽ theo đó mà như thế nào.

Thế đã hết đâu, con người và máy tính còn bao nhiêu là những tương đồng khác nữa. Ai xài computer lại không biết đến password, người mình trong nước vẫn gọi là mật mã hay mã khóa gì đó thì phải. Anh quên hay không biết password thì coi như chẳng làm ăn gì được. Gẫm kỹ, ai dám bảo con người với nhau lại không có password chứ. Tại sao trong muôn người thiên hạ chỉ có hai người đó với nhau mà không là ai khác? Họ biết được password của đối phương nên chỉ một cái click là có thể đường hoàng bước vào mê cung tâm tưởng của người đối diện. Kẻ học đạo không biết được password của thánh hiền thì có mày mò cả đời cũng chỉ là con mọt sách trên cuốn cổ thư mà thôi. Có rất nhiều lý do để ta không có được password của nhau: Nếu không nói ngắn gọn là bởi tập khí phiền não thì là những ngăn ngại của ý thức chính trị, văn hóa hay quan điểm tôn giáo. Người ta có thể do hoàn cảnh sống, do sự cố chấp hoặc dốt nát mà không nhìn thấy con đường tương thông với thiên hạ. Hàng tỉ người trên hành tinh này đang xung đột nhau chỉ vì không biết được password của đối phương. Ta thấy nhau mà không gặp nhau, hay gặp nhau mà không thấy nhau... đều là những bi kịch đi ra từ chỗ thiếu password. Chìm sâu trong biển khổ mà vẫn bế tắc không tìm ra lối thoát cũng chỉ vì thiếu password. Chỉ nói riêng về đạo giải thoát, theo tôi, tu học là tìm hiểu password của chính mình và hiền thánh. Đạo lực càng thâm hậu thì người ta càng biết nhiều về những password cần thiết để hiểu mình, hiểu đời. Đến được thánh nhân thì cái gì cũng là unlock hết!

Tôi dốt điện toán, chỉ biết thêm một chuyện nữa trên computer đó là vào Internet để tìm (search) thông tin. Không phải cứ giỏi computer hay sở hữu được chiếc máy xịn là muốn tìm gì cũng được. Trước hết anh phải có khái niệm về điều anh cần tìm để từ đó biết tạo ra những từ khóa (keyword). Kiến thức bách khoa càng rộng, thế giới internet của anh cũng theo đó mà bao la hơn. Nếu không, anh chỉ loay hoay với dăm chuyện vặt như download phim nhạc hay chơi game là cùng. Phật pháp hay chuyện đời hình như cũng thế. Anh chỉ có thể tiếp nhận những bài học giá trị khi lòng anh đã được trang bị những thứ cần thiết. Vốn liếng nghèo nàn quá, eo hẹp quá, có nghe thấy hay đọc qua bao nhiêu thứ hay ho trên đời thì chúng với anh vẫn chỉ là những kẻ lạ trên đường.

Tôi đi xa mới về, nghe trong người có chút bất thường, đau ngực và lạt miệng kinh khủng. Giấc ngủ sái giờ, lại biếng ăn. Cả tuần cứ choàng dậy giữa đêm với mồ hôi ướt cả mình. Trời ạ, chẳng lẽ... Tôi rùng mình nhớ lại lời ghi trên hai tấm bia mộ kỳ cục kia. Không, máy tôi vẫn còn tốt, chịu khó bảo trì một chút thôi. Chỉ ngại một điều rằng một nửa nguồn điện cho chiếc máy của tôi là trong tay một người thiên hạ... Lỡ như có một ngày em muốn tắt máy từ xa bằng một chút bạc lòng rồi cúp điện thì tôi chỉ còn nước Press Delete để Re... born!

 
Toại Khanh

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#55
BIẾT TRÁCH AI ĐÂY
Toại Khanh

Quote:Non tuần qua, tôi vừa đọc mấy trang báo Online thiệt buồn. Trời ạ, tôi không thể tưởng nổi việc người ta lại có thể đem từng ấy lời lẽ dè bỉu cay độc đến vậy để nói về nhau, về những người mà chính mình cách đây không lâu, khi ngỡ cùng chung một chiếu, đã không tiếc lời ngợi ca xưng tụng. Sao mà tình đời buồn quá vậy, đã trót thương nhau thì nếu chẳng đồng tịch đồng sàng cũng nên đồng quan đồng quách chứ. Đến như những khách giang hồ ngày trước chỉ cần một chén rượu thề nhỏ xíu còn dám khấn nguyền sẽ cùng chết cùng ngày cùng tháng với nhau. Ô hay, hình như đó lại cũng là một trong những bi kịch máu lệ nhất của tục khách trầm luân khi mà An Dương Vương không ngờ được Mỵ Châu đã làm gì, khi thiếu phụ Nam Xương bị chồng ngờ vực, khi Mị Nương khinh bạc Trương Chi, cho A Châu phải hứng trọn một chưởng đoạt mệnh từ Kiều Phong đại ca!

Kinh ghi đêm kia cán quạt của một vị lão tăng đã ngẫu nhiên thọc sâu vào mắt của người học trò hầu cận vốn là một vị Sa-di đã chứng quả La-hán. Vết thương quá nặng, không thể cứu chữa, nhưng vị La-hán học trò lặng lẽ chịu đựng. Sáng ngày, biết ra cớ sự, vị lão tăng hết lời xin lỗi người đệ tử và nhận được một lời thưa nhẹ như gió thoảng. Thưa đó đâu phải lỗi của thầy, mà là tội khổ trầm luân, hữu thân hữu nạn. Một câu nói không thể đơn giản hơn, nhưng đã gói tròn tất cả vấn nạn thiên cổ của trần gian.

Tôi đã không ít lần bàng hoàng khi đọc thấy trong kinh điển Nam Truyền những trường đoạn thê thảm kiểu đó trong cái tạm gọi là bộ phim luân hồi nhiều tập. Trên sóng nước trầm luân của phàm tâm chuyện gì cũng có thể xảy ra. Từ những mối thương hận vô lý nhất, đến những sự đời nói ra khiến ai cũng thấy khó tin. Một tôn giả Mục-liên tu hành vô số kiếp dưới chân bao nhiêu vị Phật vậy mà cũng có khi đang tâm đánh đập tàn nhẫn hai đấng sinh thành mù lòa chỉ vì mấy lời thỏ thẻ của cô vợ chẳng ra chi. Cũng chính tôn giả vào thời Phật Cù-lưu-tôn (Kakusandha) đã mang thân ác ma nhiễu hại hiền thánh, phá hoại chánh pháp bằng lắm đòn độc. Rồi thì một thiên chủ Tự Tại Cung từng thí mạng cúng dường Thế Tôn Ca-diếp để cầu Phật đạo lại bằng mọi giá quấy nhiễu đức Phật Cồ Đàm, trước sau chỉ mong Ngài sớm viên tịch. Và đã hết đâu, có ai ngờ được một Bồ-tát Tất Đạt trong tiền kiếp từng buông lời bất kính gọi Thế Tôn Ca-diếp là Gã Trọc. Để rồi một tỷ kheo Đề-bà-đạt-đa với đạo hạnh huân tu suốt hai Tăng-kỳ Kiếp (gần gấp đôi thời gian tu hành của hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên) lại tranh thủ cơ hội hãm hại vị Bồ-tát tiền thân Thế Tôn Cồ-đàm trong suốt nhiều kiếp sống, và mãi đến khi Ngài thành đạo ông cũng chẳng buông tha, từng tìm mọi cách để sát hại. Kinh Nam Truyền nói ông rồi cũng chứng ngộ quả vị Độc Giác Phật trong một kiếp lai sinh, nhưng đọc kỹ hành trạng của ông xưa giờ ai cũng phải rùng mình. Đó là cái ác nghiệt của dòng sinh tử, kể cả hàng đại sĩ cũng không nằm ngoài được những cuộc chơi khốc liệt gay cấn của cõi trầm luân.

Đắp áo Nam Truyền nhưng tôi cứ một lòng yêu kính một vài hình tượng độc đáo bên Phật giáo Bắc Truyền là Thường Đề Bồ-tát và Thường Bất Khinh Bồ-tát. Một vị cứ khóc hoài suốt đời, ngực áo chẳng bao giờ khô nổi, chỉ vì cảm thương sâu sắc toàn bộ khổ đau mà muôn loài chúng sinh vẫn gánh chịu. Nhìn đâu Ngài cũng thấy toàn những nổi đời bi thương, trái khoáy, nghịch lý và muốn dùng tiếng khóc của mình để cảnh tỉnh nhắc nhớ nhân gian. Vị thứ hai là ngài Thường Bất Khinh cả đời chấp tay vái chào hết thảy những ai đối diện chỉ vì tin rằng ai cũng có thể là một đấng Phật Đà trong mai hậu cho dù hôm nay có trời ơi đất hỡi đến mức nào đi nữa. Tôi thiệt lòng kính quý hai hình tượng đó với tất cả chân thành chỉ vì trộm nghĩ mật hạnh của hai vị đã là những mô tả sâu thẳm nhất về tinh thần Phật giáo, bất kể Nam Truyền hay Bắc Phái.

Tôi người Nam Truyền nên chẳng mặn mà lắm với khái niệm Phật Tánh của Phật giáo Bắc Phương, nhưng tự thâm tâm luôn tin tưởng vào sự tồn tại của cái tạm gọi là khả năng giác ngộ trong mỗi con người. Trong cuộc sinh tử vô thủy có cảnh giới nào ta chưa từng ghé lại, điều đó có nghĩa rằng ai cũng từng là bâc đại hiền và không ít lần làm kẻ đại ác. Hai khả năng đó theo đuổi phàm phu suốt cuộc trầm luân để trong trời đất có đủ thiên đường, địa ngục. Thiện ác là hai nguồn năng lượng đối lập nhưng không phải lúc nào cũng tương khắc. A-tỳ-đàm bảo chúng có lúc cũng tương sinh. Như Âm với Dương, như nóng với lạnh, sáng với tối, sướng với khổ. Chúng quy định lẫn nhau. Và đó cũng là lý do vị La-hán luôn nằm ngoài cả hai thái cực đó. Còn một ngày là phàm phu, ai cũng phải gồng gánh hai món đó trên vai để mà đi qua những nhịp cầu khổ nạn. Lúc quá nặng vai thường thì người ta phải buông bớt một thứ. Cái thiện rớt xuống, người ta thành kẻ ác. Cái ác bị bỏ lại, người ta ra bậc hiền nhân. Mốt mai tái sinh, cứ mỗi tình huống hành xử trong đời thì lại một lần qua cầu kiểu đó, cứ vậy nghìn đời muôn kiếp cho đến bao giờ nên thánh thì thôi.

Mấy hôm nay thiệt tình tôi có nhớ tới ngài Thường Bất Khinh để tiếp tục yêu thương tất cả thiên hạ, nhưng rồi chốc chốc lại cứ muốn bắt chước ngài Thường Đề. Đời gì mà khổ thế này chứ, nhìn đâu cũng chỉ thêm chán chường, rồi lại tiếc nhớ cái gì đó thật vu vơ, mơ hồ, không tên gọi. Đúng là nhớ em buồn muốn khóc, chỉ vì em ca Điệu Lý Qua Cầu!

Chẳng mê lắm cái khoản vọng cổ hắt hiu, vậy mà mấy ngày qua tôi bỗng thèm được ghé thăm lại một địa chỉ tình cờ tìm thấy và chẳng ngờ được một ngày nghe ra thấm thía quá chừng. Ai chẳng yêu màu tím-khoái cải luơng thì có thể làm ngơ địa chỉ link này: 

[/url]

Oct/6/07

Toại Khanh

[url=http://vietheravada.net/van/79biettrachaiday.htm]viettheravada
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#56
BÓNG MÂY BÊN LẦU HOÀNG HẠC
Toại Khanh



Có một truyện ngắn, của nhà văn nào đó tôi quên mất, kể về cái chết của một người mẹ trẻ trong thời chiến. Chuyện chẳng có gì, nhưng tôi cứ nhớ hoài hình ảnh đứa bé trong truyện. Giữa cơn nắng chiều khô nóng, nó bò quanh cái xác cứng đờ của mẹ rồi lay gọi bằng cái giọng ngọng nghịu chưa biết nói tròn câu. Nó tưởng mẹ ngủ quên. Nó không hề biết mẹ nó đã chết và chết là gì nó cũng chưa hiểu. Rồi thì lúc đói khát quá, nó rúc đầu vào ngực mẹ như mọi ngày. Ở đó bây giờ chỉ là một vết thương hoen máu với đàn kiến lửa bu đầy. Chỉ vậy thôi. Nhưng hình ảnh đó, dù chỉ qua mấy hàng chữ, cứ đeo bám trí nhớ của tôi. Nhiều lúc cứ tưởng mình đã quên, nhưng không phải thế.

Ngày lớn tuổi, tôi có nhiều cơ hội đọc sách, xem phim về đức Phật và thật lạ lùng khi thỉnh thoảng lại nghe mơ hồ trong lòng cái cảm giác bơ vơ của đứa bé trong câu truyện ngắn vừa nhắc ở trên. Sách của các tác giả Đông Tây, từ Ánh sáng Á Châu (The Light Of Asia) của Edwin Arnold, đến Ánh Đạo Vàng của Võ Đình Cường... Điện ảnh thì là vài ba phim của Nhật, Ấn, Hoa Kỳ. Đại khái toàn phim lẻ. Thấy thiên hạ có lòng với Phật thì vui lắm, nhưng thường thì hình tượng về Ngài trong mấy công trình đó chẳng hiểu sao lại cứ khiến tôi nghe buồn buồn. Đó đâu phải đức Phật của mình chứ. Tôi vẫn hiểu rằng Thế Tôn đã vĩnh viễn ra đi, nhưng không lẽ đến cả chút bóng hình của Ngài lưu lại trần gian này cũng hiếm hoi đến vậy sao. Dù các bộ phái có vận dụng phương tiện thiện xảo đến mức nào đi nữa thì theo tôi, ít nhiều người ta cũng đã đẩy xô bóng dáng cần có của đức Phật ra khỏi đời thực. Đức Phật qua lăng kính Mật Tông thì lung linh huyền bí. Phật qua cách nghĩ của Tịnh Độ Tông thì quyền phép màu mè. Phật của Thiền Tông thì khô lạnh, duy lý. Phật trong cách nghĩ của trí thức Tây phương thì thực tế quá chừng. Thực tế đến mức dung tục, bình phàm.

Dĩ nhiên, đó chỉ là cảm nhận chủ quan của riêng tôi. Tôi cứ thầm mong tìm thấy đâu đó một tác giả mô tả hình ảnh đức Phật theo cách tưởng tượng của tôi. Đó là một ẩn sĩ bằng xương bằng thịt, gì ngài cũng biết và ai ngài cũng thương. Con người đó cũng có lúc đau bệnh già yếu, và sau cùng bỏ xác ở một miền đất hẻo lánh chỉ vì cuộc hạnh ngộ với một người chưa từng gặp mặt. Vị ẩn sĩ đó không hề là một thần linh hay một giáo chủ chỉ chực nhồi sọ giáo chúng. Ngài chỉ nhỏ nhẹ đưa ra những gợi ý, đề nghị. Minh triết mà dễ gần, huyền ẩn nhưng giản dị. Như biển rộng, sông dài, như ghềnh thác, cồn bãi, cho ai đến cũng được, ai cũng có thể sờ chạm, nhưng vẫn có riêng những bí mật ngàn đời. Ai cũng có thể tắm biển nghịch cát để tưởng mình đã hiểu được đại dương, nhưng cái biết của cả nhân loại về đại dương chỉ là những vỏ sò trên bờ biển.

Tôi nghĩ, ai cũng có quyền đổ khuôn một thần tượng cho riêng mình. Tùy theo nhận thức và cảm quan cá nhân mà Phật hay Chúa trong lòng từng người có hình dáng ra sao. Buộc người khác phải nghĩ tưởng chuyện đời theo cách của mình thì đúng là bạo lực, chuyên chế, tập quyền, độc tài, thậm chí mọi rợ. Thôi thì tôi lại một mình trong những đêm tối cuộc đời, với một bức ảnh Phật của riêng mình. Bằng giấy cũng được, miễn là như cách tôi nghĩ.

Vậy rồi một ngày tôi đã tìm thấy cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Hòa thượng Làng Mai. Tác giả là một nhà văn và cũng từng là người viết một bộ Phật giáo sử nổi tiếng khả tín. Ấn tượng sâu đậm của tôi về tác giả ít nhất là hai nét lớn: Ngài là một người có tài diễn đạt trong sáng và hấp dẫn những vấn đề khó hiểu. Thứ đến là khả năng dẫn dụ tuyệt vời: Ngài giúp nhiều người biết yêu quê, thương Phật theo một lối riêng rất mộc mạc nhưng thâm hậu.

Tôi đã đọc Đường Xưa Mây Trắng ít nhất một lần. Và ngay sau khi nghe tin sách được chọn để làm kịch bản cho một bộ phim lớn về đức Phật, tôi tìm vào Thuvienhoasen.org để đọc lại lần nữa. Ngoài cái thơ mộng của một ngòi bút tài hoa, cuốn sách còn là một công trình biên khảo nghiêm túc. Tác giả đã tham chiếu kinh điển của cả Nam phương, Bắc phái một cách công phu và tâm huyết. Tôi trộm nghĩ, mỗi thế kỷ chỉ cần một cuốn sách cỡ đó cũng đủ khiến Phật giáo Việt Nam lớn mạnh rồi. Đặc biệt, với một văn phong nhẹ nhàng thanh thản, tác giả giúp ta đi không biết mệt qua những nẻo đường giáo sử khô khan và gai góc. Những nhân danh và địa danh bằng chữ Pāḷi, chứ không phải Sanskrit (như Sāriputta thay vì Sāriputra), giúp ta dễ dàng thấy ra những cảnh đời bình dân của một vùng châu thổ Ma-kiệt-đà hai ngàn năm trước.

Thế nhưng, vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đó. Tôi tắt máy và ngồi nhắm mắt một lát để xem mình vừa thấy gì. Tôi đi tìm hình ảnh đức Phật và đã nhìn thấy gì qua Đường Xưa Mây Trắng. Thật lạ, tôi vừa có một ý nghĩ ngộ nghĩnh. Đức Phật trong đó không phải người Ấn Độ và phong vận, ngữ khí của ngài trong Đường Xưa Mây Trắng cứ khiến tôi nhớ đến trung tâm Luy Lâu hơn là vườn Lộc Uyển. Bỏ đi vài hạt sạn nhỏ của Việt tính và Ngã tính trong tác phẩm, Đường Xưa Mây Trắng chắc chắn có thêm không ít độc giả.

Tôi nhớ từng khó chịu khi đọc một cuốn sách của ông Đoàn Trung Còn kể chuyện đức Phật thi triển sức mạnh với một nhóm lực sĩ, rồi thì câu chuyện Ngài quỳ lạy một đống xương người và bây giờ là hình ảnh một vị Phật ngồi thổi sáo trong Đường Xưa Mây Trắng. Nhà văn Vũ Khắc Khoan từng viết một truyện ngắn hư cấu việc ngài A-nan vâng lời Phật trở về thăm thú nhân gian thời mạt pháp và bàng hoàng trước cái gọi là Phật giáo thời đại mới. Hôm nay nhớ lại, tôi thầm tiếc thương ông Vũ.

Tôi vẫn tự hỏi không biết thiên hạ hôm nay nghĩ sao nếu nhìn thấy đức Đạt-lai Lạt-ma hay một thiền sư tiếng tăm nào đó lại có những cử chỉ giống hệt những gì thiên hạ vẫn gán cho đức Phật. Sư phụ Thanh Hải là một nữ giáo chủ tóc tai đầy đủ, nhưng đối với không ít người, những hành trạng của bà vẫn cứ khó chấp nhận.

Tôi chợt thấm thía bất ngờ những câu kinh ngắn gọn mà uyên ảo của cả Nam phương và Bắc phái rằng, ai thấy pháp thì người đó thấy Như Lai hoặc ai lấy âm thanh sắc tướng mà cầu thị ta thì đó là ngoại giáo. Có lẽ không một ảnh tượng nào trung thực với hình bóng tuyệt đẹp của đức Phật cho bằng những lời dạy của Ngài. Người làm theo một tí lời Phật thì đã dễ thương khả kính thì nói gì Ngài là bậc Pháp vương. Muốn tưởng tượng ngài có hình dáng thế nào, giọng nói ra sao thì cứ ghé mắt vào kinh thư. Mọi thêu dệt, suy diễn theo phàm tình nhiều khi lợi bất cập hại. Tôi vẫn nhớ hoài một câu nói của tác giả Đường Xưa Mây Trắng rằng, trong cuốn sách này sở dĩ ngài không nhắc gì đến những phép lạ thần thông của đức Phật vì nghĩ rằng Thế Tôn là bậc đại trí, thiếu gì phương cách tiếp dẫn chúng sanh mà phải dùng đến hạ sách phù phép. Tôi cũng muốn theo đó gắn thêm một nửa câu nói rằng, Thế Tôn là bậc đại trí nhìn xa trông rộng thì có lẽ cũng không cần gì đến những phương tiện hại nhiều hơn lợi, hoặc lợi trước mắt mà hại về sau.

Tôi tin tác giả đã vì lòng từ bi đối với những độc giả nặng tình với văn hóa Việt Nam mà dùng lại một số hoa văn họa tiết đời sau để tô điểm hình ảnh đức Phật trong Đường Xưa Mây Trắng. Cuốn sách đọc qua ai cũng phải hiểu là một hình thức cách điệu lịch sử. Do đó, tuyệt không dám có nhận xét nào phạm thượng bất kính đối với ngài. Tôi chỉ có một niềm mong mỏi nhỏ bé là, độc giả xem sách hôm nay hay xem phim sau này sẽ hiểu được đó chỉ là những phương tiện thiện xảo mà thôi. Và trên hết, cũng xin nhắc lại ý tưởng vừa thưa ở trên là muốn thấy Phật hãy học lời Phật và muốn hiểu Phật, hãy đi theo con đường mà đức Phật đã đi.

Chim hạc đã bay mất vào thinh không miên viễn, bên lầu Hoàng Hạc bây giờ chỉ còn lại một màu mây trắng mênh mông. Bao nhiêu ráng chiều, sương sớm quanh lầu cũng chỉ là từng gợi nhớ về những cánh hạc ngày cũ. Mộng mị quá nhiều dễ khiến người ta liên tưởng về một loài chim khác, dù có sặc sỡ như phượng hoàng thì cũng không phải cánh hạc xưa. Bỗng nhiên nhớ Thôi Hiệu của Trung Hoa, rồi thì ông Tản Đà của xứ Việt quá chừng chừng:

“Hạc vàng bay mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay!

 
Toại Khanh

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#57
BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG
Toại Khanh  
 
 
Nghìn năm đất tổ Luy Lâu
Chuyện xưa trăng rụng chân cầu thế thôi !
(TK)

Không ai biết ông là người xứ nào. Có người hỏi, ông nói đến một miền đất xa xôi có tên gọi thật khó nhớ. Cứ vậy rồi thân thế của ông trong trí nhớ thiên hạ cũng mơ hồ như cái địa danh xa lạ đó. Nhiều lắm là có người còn nhớ được một chuyện lạ xãy ra vài hôm trước ngày ông đến đây. Lần đó, suốt hai đêm liền, thôn trưởng làng Nhơn Trạch nằm mơ thấy một lão hành khất rách rưới ghé làng rồi đến ngũ nhờ trước hiên nhà ông. Lão lạ lùng lắm, không thấy ăn uống gì, và đến không chào hỏi mà đi cũng không từ biệt. Chuyện kỳ dị là ngay sau lúc lão bỏ đi, trên chổ nằm còn ấm hơi người ấy, thôn trưởng đã nhặt được một thỏi vàng ròng chói lòa. Ông đã cho người chạy theo lão hành khất để trả lại, nhưng lão im lặng lắc đầu rồi thoáng mất như bóng ma trên con đường còn đầy sương sớm.

Không phải người nông cạn dễ tin với những mộng mị hoang đường, nhưng lần này thôn trưởng vẫn thấy có chút kỳ lạ. Giấc mơ đêm trước và đêm sau giống nhau từng nét và rõ ràng như chuyện thật giữa ban ngày. Mấy hôm sau, ông có việc đi ngang ngôi đình cuối làng và nhìn thấy một du sĩ đang thọ trai ở đó. Thức ăn chỉ là chút cơm bánh trong bình bát khất thực. Thôn trưởng thoáng giật mình. Trên gương mặt trung niên kia, ông vừa nhìn thấy ánh mắt sâu thẳm của lão hành khất trong giấc mơ đêm trước !

Ngày đó, đạo Phật còn rất lạ lẩm với người dân xứ này. Thiên hạ chỉ thỉnh thoảng kể nhau nghe về một vài tu sĩ ăn mặc lạ lùng theo các tàu buôn xứ ngoài đến đây từ một miền đất nào đó có cái tên như là Thiên Trúc, gọi theo các khách trú phương Bắc. Hôm vị du sĩ lên bờ khất thực, dân làng không biết ông muốn gì khi ngôn ngữ bất đồng và chỉ thấy ông im lặng bước đi trên đường làng, tay ôm bình bát, một món vật dụng mà họ chưa từng thấy qua bao giờ. Trong hoàn cảnh khó xử ấy, một khách đi đường xem chừng cũng người xứ ngoài đã rẻ vào quán nước bên đường chọn lấy vài thứ bánh trái đem đến đặt vào bình bát của vị du sĩ rồi im lặng bỏ đi, không nói gì. Cả người cho lẫn người nhận đều im lặng. Dân làng thấy lạ, nhưng mấy ngày kế đó, họ đã biết làm gì khi thấy ông khất thực. Dân chúng ở đây phần lớn mù chữ, nhưng ai cũng có lòng. Sau một vài hôm, họ dần dần biết ông không ăn buổi chiều, khi khất thực chỉ nhận những thứ không cần nấu nướng và không cất lại phần thức ăn dư.

Vị du sĩ thường qua đêm trong đình làng và ban ngày sau giờ khất thực người ta vẫn thường nhìn thấy ông ngồi im lặng một mình ở đâu đó trên đồi cây hay ngoài bãi sông vắng người. Thi thoảng người ta có nghe vài câu trò chuyện của ông với đám trẻ chăn trâu, và có lẽ qua chúng, ông đã từng ngày học thêm tiếng địa phương để nói được những câu chữ đơn giản : Đừng giết, đừng trộm, đừng dối, đừng say, đừng tham, đừng giận. Dần dần, ông còn dạy chúng những bài hát nghe chừng ngô nghê như đồng dao:

Nhanh quá phù vân
đời có rồi không
buồn vui vinh nhục
trăng rụng trên đồng
người rồi về đất
như nước về sông
mang gì theo được
ngoài một tấm lòng…

Chữ nghĩa mơ hồ, chỉ cần chút vần điệu là lũ trẻ có thể gỏ sừng trâu mà hát. Chúng hát hồn nhiên không cần nghĩ ngợi xa xôi. Nhưng rồi ngày kia cũng có đứa hỏi ông bài hát đó nói gì, ông bảo:
- Trái không độc thì ăn được, lời không phiền người thì nói được, việc không hại người thì làm được, câu có vần điệu thì hát được. Cứ hát, cứ sống như trẻ con để khi hiểu được ý nghĩa cuộc đời thì cũng là lúc phải đi xa một mình rồi.
- Đi xa là về đâu thưa ông ?
Vị du sĩ mỉm cười trỏ tay về mấy gò đất bên đường. Đám trẻ tỏ dấu rùng mình. Chúng từng nghe người lớn trong làng bảo đó là những nấm mồ vô danh không biết của ai.
Mùa hạ năm đó, trong làng có người mắc bệnh lạ, thuốc thầy gì cũng không chữa khỏi. Đường cùng, dân làng bàn nhau đến cậy nhờ vị du sĩ như để cầu may, một phần cũng vì có kẻ nhất mực cho ông là một phương sĩ lưu lạc thế nào cũng biết vài món huyền thuật để phòng thân. Nghe dân làng thưa chuyện, vị du sĩ mỉm cười :

- Ta chưa từng biết đến thứ gì là linh phù, thần dược hay cầu đảo quỷ thần. Sa môn dù có riêng biệt dặm mây cũng phải có lúc thuận theo thế thường mà liệu việc: Uống ăn phải lẽ, thuốc thang hợp cách, tâm bớt tham giận, tận dụng thanh khí, thân thường vận động. Đó chẵng là phép dưỡng sinh hữu hiệu nhất đó sao !
- Xin thưa, lời thầy thậm phải, nhưng dường như trong cõi nhân gian đôi lúc còn có những thứ nằm ngoài điều thường thức vốn chỉ có thể nhận biết bằng việc thấy nghe …Nay xin được nghe về điều ấy, ít ra cũng để trấn an lòng người.

- Thì ra là thế. Nếu đã thử qua nhiều cách, giờ còn một cách may ra giúp được gì chăng : Gom hết ăn mày làng trên xóm dưới về và tùy sức mình mà cho gạo thóc áo quần rồi một lòng nghĩ tưởng đến hàng khuất mặt như là những người thân để chia sẻ công đức này và nguyện được bình yên. Nếu chẵng mắc trọng nghiệp tiền thân thì cách này xem ra cũng có chổ hi vọng.
Dân làng theo lời và chuyện lạ lùng khó ngờ được đã xãy ra. Hơn chục kẻ bệnh trong làng bỗng dưng khỏe lại như chưa từng đau. Dân làng cảm mộ ân đức vị du sĩ, họ góp sức nhau dựng cho ông một thảo xá xinh xắn nằm biệt lập ở bãi sông cuối làng. Vị du sĩ chịu về thảo xá để không phụ lòng thiên hạ, nhưng bao nhiêu lễ phẩm mang đến cúng dường đều bị ông từ chối.
Ông tiếp tục khất thực mỗi sáng, và thức ăn còn lại luôn chia đều cho đám trẻ chăn trâu. Trước sau dường như ông chỉ độ được lũ con nít này. Còn người lớn, phục ông thì có phục, nhưng họ không thể thân cận. Lời ông nghe ra quá khô khan khó hiểu, và điều đáng nói là ông đã không có được một vẻ ngoài khuất lấp mơ hồ để họ phó thác thứ niềm tin thần mị. Ông luôn là một người quá thực tế, minh bạch. Mà đó lại không là điều thiên hạ mong mõi. Họ muốn thấy ông phù phép thần bí, thậm chí có chút cơ xảo cũng được, miễn là kín đáo tinh vi một tí để lòng phàm dễ dãi của họ có chổ tựa nương. Nói cho cùng, những thứ ông có thì thiên hạ không cần và thứ họ cần thì ông không có. Thế là dù vẫn mỗi sáng đặt bát cúng dường vị du sĩ, nhưng đối với dân làng ở đây việc tìm đến lắng nghe ông vẫn cứ là điều bất tiện.

Dòng đời trôi nhanh như con nước. Vị du sĩ đã trãi hơn mười mùa mưa ở làng Nhơn Trạch. Một đứa trong đám trẻ chăn trâu xem chừng có nhiều ngộ tánh đã tự ý xin theo vị du sĩ để làm học trò và kiếp tu của nó cũng được vỡ lòng bằng mấy bài hát đồng dao mà mỗi chặng đời sau này chỉ là từng bước thấm thía những huyền nghĩa trong đó.

Một đêm mùa đông, sương trắng ở đâu về giăng kín làng và sáng hôm sau người ta mới hay vị du sĩ đã lên đường đi mất, để lại ở thảo xá kia một nhà sư trẻ tuổi tiếp nối chuyện kệ sớm kinh chiều.

Những buổi mưa khuya nằm một mình ở thảo xá quạnh hiu, nhà sư trẻ kia cứ ngẩm nghĩ mãi vẫn không hiểu được câu nói lấp lững mơ hồ của sư phụ trong đêm từ biệt:
- Xứ này âm thịnh dương suy. Chánh pháp là mặt trời lớn nên dễ khiến thiên hạ e ngại. Họ chỉ có thể đón nhận cái gì nhẹ nhàng, êm mát như ánh trăng chẵng hạn. Ánh trăng cũng là ánh sáng mặt trời nhưng đã qua một miền trung chuyển. Con rồi cũng có lúc phải bỏ đây mà lên đường, nhưng khi đó nơi này sẽ là một đạo tràng lớn mạnh và chính con là người khởi dựng công trình ấy. Đừng quên lời ta, lúc ấy hãy đặt tên chùa là Hiệp Phố…
Sao lại là Hiệp Phố ? Tên gọi đó nào có ý nghĩa gì trong Phật điển hay văn chương. Dường như đó chỉ là một địa danh cũ ở đất Giao Châu xưa. Thầy nhớ từng nghe qua nơi chốn này từ các kỳ lão. Sao lúc nào lời sư phụ cũng có âm hưởng đồng dao. Ông yêu tuổi thơ hay chưa từng tin cậy người lớn ?
-------------xxx-------xxx------------
Hai mươi năm sau, nhà sư trẻ ngày xưa giờ đã trọng tuổi. Sau mấy lần thay mái sửa vách cho thảo xá, ông đã đi xin gạch vụn về rồi tự tay trộn vữa làm chùa bằng vôi bột, bã đường với nhựa dây tơ hồng hái từ ngoài bãi. Việc xong, ông đặt tên chùa là Hiệp Phố. Trong chùa bây giờ ngoài ông, còn có một bà cụ cũng người phương ngoài xô dạt đến đây xin làm công quả.
Một đêm mưa gió mịt mù, anh đánh dặm ngoài làng đã vớt được trên sông một tráp gỗ ngọc âm thơm lừng và trong đó là một đứa bé còn đỏ hỏn. Anh đánh dặm muốn nuôi làm con, nhưng xem lại thấy nó là gái, anh có chút ái ngại rồi đem giao cho bà cụ trên chùa. Đứa bé được đặt tên Phù Di (con mọi trôi sông) và dễ nuôi kỳ lạ, chỉ uống nước cơm, cháo loãng mà bụ bẩm mau lớn không ngờ. Vừa lên sáu tuổi nó đã nhận được mặt chữ, hoành phi trướng liễn thấy được ở đâu một lần đều có thể viết lại không thiếu một nét. Thầy trụ trì thấy lạ, đem các sách An Ban, Lý Hoặc dạy cho, thảy đều nằm lòng chẵng sót.

Năm mười ba tuổi, dù ăn vận nâu sòng, nhưng Phù Di cứ đẹp như hoa: Răng ngọc, môi hồng, cao lớn cân đối, đã vậy lại ăn nói ý tứ, sâu sắc. Có điều kỳ lạ là cô bé như căm ghét đàn ông, bất luận tuổi tác. Ngoại trừ sư phụ là trụ trì chùa Hiệp Phố, cô bé luôn tránh mặt nam giới. Tuy thế, điều đặc biệt là từ sau ngày có cô, khách thập phương đến viếng chùa như đông đảo hơn. Người ta thích nghe cô tụng kinh, nói chuyện. Giọng cô khi vui như tiếng hoàng yến, lúc buồn nghe như ngọc vỡ. Mấy hôm sư phụ có bệnh, cô đứng làm chủ lễ, người xem như hội.

Một khuya, thỉnh chuông đã lâu, không thấy sư phụ lên điện tụng kinh, Phù Di cùng bà cụ xuống tăng phòng gỏ cửa mãi không nghe thấy tiếng trả lời. Sau đó biết ra là thầy trụ trì đã bỏ chùa ra đi với mấy chữ nhắn lại, viết trên vách gỗ, đọc tựa đồng dao :

Duyên đến duyên đi
Nhân sinh mấy thì
Chim chiều về núi
Còn chi, mất chi
Chết là tử biệt
Sống là sinh ly
Kẻ sau, người trước
Ai khứ, ai quy

Phù Di chẵng tỏ vẻ gì, mắt chỉ đỏ hoe, xưa giờ ít nói, nay càng im lặng. Ba năm sau, bà cụ mất, Phù Di tròn mười tám tuổi. Cô tự thí phát và chiêu tập ni sinh. Chỉ trong mấy năm, chùa Hiệp Phố đã có một ni chúng trên mười vị, ai cũng chữ nghĩa biện tài. Và trong chùa ngoài cổng lúc này đều được sửa chữa to rộng đẹp đẽ hơn trước, chỉ riêng điện Phật bằng gạch cũ thì vẫn được giữ nguyên như xưa để làm nơi tôn trí di vật của hai đời sư trưởng trước kia.

Ni trưởng Phù Di rất giỏi nghi lễ. Rằm nguơn sóc vọng trên chùa hay chuyện tang tế trong làng đều một tay cô sắp xếp. Cô soạn lại các bài tụng, thêm bớt các lễ tiết, lại nghĩ ra nhiều cách ngâm xướng khác nhau cho từng trường hợp tụng niệm. Cô cũng vẽ lại các kiểu mẩu tranh tượng và kiến trúc đền tháp. Tiếng tăm đồn đại, không ít chùa xa cũng đã đến tham khảo học hỏi. Nhưng không phải ai cũng đồng ý với Phù Di, thậm chí có người không phục, cho cô là xem nặng hình thức, bày vẽ dư thừa. Phù Di trả lời xa xôi :

- Đất này xưa từng có cao nhân dừng chân hoá độ, chỉ tiếc ở đây âm thịnh dương suy nên không chịu nổi hùng lực của chánh pháp. Thương đời không hưởng được ánh nắng, tổ sư đã gợi ý hậu sinh dùng phương tiện ánh trăng để chiếu soi đời mạt pháp. Đạo ta kể ra cũng có âm và dương, có tánh và tướng, có hình thức và nội dung. Trí tuệ nội quán là phần dương cực, nội dung của đạo. Cúng tế lễ lạc là phần âm cực, hình thức bên ngoài của đạo, như ánh trăng chỉ là phản quang của mặt trời. Hai đời trụ trì ở đây trước kia đều là nam giới, nên xem ra chẵng hạp thủy thổ với đất này. Trí tuệ nội hướng của các vị cứ khiến thiên hạ thấy xa lạ, khôn kham. Ta nay thân nữ, có lạm dụng chút hình thức lễ nghi nào đó thì cũng coi như đang dùng ánh trăng phương tiện để hoằng đạo mà thôi. Ngay đến việc ta bày ra các giọng ngâm xướng kinh kệ cho có vần điệu cũng chỉ nhằm thuận ứng lòng người ở đây. Chúng sinh ở chốn biên địa lại trong thời mạt pháp thì chỉ cần nghe để gieo duyên, chứ không thể hiểu để chứng ngộ. Các tiền bối của ta xưa còn dùng đến đồng dao để hoá độ thì việc ngâm xướng du dương hôm nay cũng hợp lẽ mà thôi. Về việc có ai đó cho ta không phải chánh tông truyền thừa, tự ý khai sơn, thì cũng xin trả lời chung là nếu thầy ta là gốc đã đi xa thì ta là ngọn cũng nên nấn ná mà che mát khách đường trong giây lát. Nếu đã là vật tạm thì luận chi đến chuyện khai giáo hay truyền thừa chứ !

Năm Phù Di đúng bốn mươi tuổi, một sáng đích thân lau dọn gian phòng cũ của sư phụ đã tình cờ bắt gặp một tráp gỗ lớn thơm ngát, dài khoảng mấy gang tay, nằm kín đáo dưới gầm giường. Nàng bất giác liếc nhìn về bàn thờ sư phụ rồi mở tráp. Một mảnh giấy vàng ố nhưng vẫn còn nguyên vẹn những dòng bút tích của ông:

- “ Ngày mồng sáu tháng bảy năm Canh Tuất, thiện nam Nguyễn Hoắc đến chùa giao một bé gái trôi sông nhờ cụ bếp Ngô Thị nuôi hộ. Ngoài chiếc tráp bằng gỗ quách am, bên cạnh đứa nhỏ còn một miếng ngọc khắc chữ, hẳn là tên người. Ta là trụ trì tạm cho đứa bé cái tên Phù Di để ngừa chuyện hung hiểm cho nó. Mai sau nếu tu hành sẽ có pháp hiệu, nếu về đời có thể dùng lại tên họ trên miếng ngọc để tương nhận thân bằng ”.

Phù Di đọc nhanh cái tên mình được khắc trên miếng ngọc trắng muốt. Lý Gia Bảo Châu. Cô bé tên Bảo Châu con nhà họ Lý. Nàng bỗng lạnh người nhớ đến mấy câu nói của sư phụ năm nào:
- Thầy ta từng dặn phải đặt tên chùa là Hiệp Phố…. Lại bảo ta rồi sẽ bỏ đi và mai sau ở đây sẽ là một đạo tràng lớn mạnh. Nhưng trước mắt có ai đâu, Phù Di còn bé thế này lại chẵng phải là tăng.

Hai trong ba điều ấy nàng đã hiểu. Sư phụ của Phù Di đã ra đi từ năm nàng vừa tròn mười lăm tuổi và nơi đây bây giờ ít nhiều cũng đã là một đạo tràng tiếng tăm. Còn vì sao tên chùa phải là Hiệp Phố ? Phải chăng sư ông đã biết trước rằng người sẽ trùng hưng ngôi pháp vũ này là một bé gái mồ côi, và lẽ nào tên nàng lại có thể ứng với tên chùa theo lời sư ông đã dặn…
Phù Di thầm thì trên môi :

- Chùa Hiệp Phố… Lý Gia Bảo Châu…Châu về Hiệp Phố !
Rõ ràng nơi đây đã là chốn về của con bé Bảo Châu, và Phật pháp qua cách ứng dụng của nàng quả nhiên có phần đắc địa ở đây như một duyên nghiệp của chúng sinh sở tại. Đó chẵng là ý nghĩa của dụ ngôn Châu Về Hiệp Phố đấy sao !

Như có ai đó xô đẩy, ni sư Phù Di từng bước tiến lại quỳ sụp trước bệ thờ hai thầy phương trượng. Một chút hương trầm bay nhẹ quanh nàng.
 
 
Toại Khanh

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#58
BỨC TƯỢNG CỔ
Toại Khanh


Mấy năm dài ở Mỹ nằm nghe mốc cả người, tôi bỗng nhiên muốn sang chơi Trung Quốc một thời gian, một phần cũng để trau dồi vốn liếng chữ Hán còm cõi của mình. Trong những ngày trôi nổi đó, vào chuyến đi Thượng Hải lần đầu, tôi đã có dịp ghé thăm Tô Châu rồi Hàng Châu, quê hương của những hòn giả sơn và vườn cảnh lừng danh thế giới. Trước sau, tôi đã dừng chân ở Hoa Lục chỉ vỏn vẹn một năm nhưng từ đó ra đi, tôi thấy mình không còn là mình ngày nào nữa. Tôi đã chết ở Trung Quốc và tiếp tục sinh tồn bằng một hóa thân mới. Người đã khiến tôi thực hiện cuộc thoát thai hoá cốt đó là một nhà sư tình cờ hạnh hội trên đường phố Hàng Châu.

Hôm đó trong lúc đang đứng chọn lựa một miếng đá để đưa ông chủ tiệm khắc cho một con dấu làm kỷ niệm, một nhà sư tuổi trạc trung niên, ăn vận giống tôi, xem chừng cũng phái Phật Giáo Nam Truyền, đã đến cạnh tôi chào hỏi. Giữa xứ Tàu mênh mông, gặp được một bạn tu đồng môn, tôi mừng lắm. Đợi lấy xong con dấu, chúng tôi cùng đến một ngôi lương đình tương đối yên tịnh để chuyện vãn.

Vị sư kia vốn người Hoa, gia đình sang lập nghiệp ở Singapore đã mấy đời. Có một tuổi trẻ hào hoa và nhiều điều kiện, thời trai trẻ sư đã theo học cùng lúc hai ngành hội họa và âm nhạc với giấc mơ trở thành một nghệ sĩ đa năng. Sau đó dù tốt nghiệp cả hai ngành, nhưng do tổ nghiệp, sư trở thành một tay buôn cổ vật thường qua lại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong lần sang Miến Điện để theo dấu một món cổ ngoạn, sư đã phát tâm xuất gia và rồi được thọ Đại Giới với pháp danh U Sotthiyo. Sư rủ tôi về Thiên Tân, nơi sư đang lưu trú và hi vọng sẽ xây dựng một ngôi chùa Nam Tông với sự giúp đỡ của một số Phật tử người Hoa ở Singapore và Miến Điện. Chỗ ở hiện tại của sư chỉ là một ngôi nhà cũ được nhượng lại với giá rẻ. Chúng tôi còn gặp lại nhau hai ngày sau đó rồi chia tay. Tháng sau, tôi tới Thiên Tân.

Ngôi nhà của sư Sotthiyo nằm ở ngoại ô Thiên Tân. Mái ngói rêu phong với một dãy hành lang ẩm mốc, nhà nằm khuất sau một đám chuối tiêu um tùm. Vừa bước chân vào ngõ, nhìn quanh một lượt, tôi nói với sư là tôi vừa nhớ đến Basho. Căn phòng của sư còn đơn giản nữa. Ngoài chiếc giường con kê sát tường, trong phòng chỉ còn lại một giá sách với mấy cuốn dày cộm, bìa da, vừa sách chữ Tàu vừa sách chữ Miến. Trên cùng, tôi ngó thấy một bức tượng Phật cao chừng một gang tay, bằng đất thó, do chính sư nặn lấy. Bức tượng giản phác mà có thần. Mấy thứ đáng giá nhất trong phòng sư Sotthiyo có lẽ là bộ ấm chén uống trà và cái giá bút bằng gỗ đỏ treo tòn teng vài ngọn bút lông mà tôi đoán là thứ tốt. Nhưng cái tôi thích nhất chính là cái cửa sổ dường như vừa được sửa lại. Khung cửa thấp lắm, đến mức có thể nằm dưới đất vẫn có thể nhìn ra mảnh đất sau nhà, nơi sư treo hờ mấy giò lan xem chừng chỉ là giống rẻ tiền.

Đêm thứ hai sau ngày tôi đến Thiên tân, trong buổi trà khuya kéo dài tới gần ba giờ sáng vì cả hai không ai buồn ngủ, sư Sotthiyo đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện đời mình và con đường dẫn sư về với đạo Phật. Sư có cách kể chuyện chậm rãi thâm trầm nhưng rất có duyên.

Thế danh của sư Sotthiyo trước khi xuất gia là Triệu Chân. Gia đình Triệu Chân tương đối khá giả, nhưng song thân của cậu không có hạnh phúc. Họ là một cặp chỉ phúc giao hôn do cha mẹ đôi bên đính ước từ lúc họ còn trong bụng. Lấy nhau có một mặt con, họ vẫn không có được tình yêu và mỗi người đều có một mối tình trong quá khứ. Đều là dân trí thức lại con nhà gia giáo, cả hai không xúc phạm đối phương nhưng đều thầm hiểu họ không thuộc về nhau. Triệu Chân lớn lên, hiểu được mọi chuyện, và nhận ra mình đang bị cầm tù trong một gia đình nhiều bi kịch. Chưa vào đại học, cậu đã thường xuyên say khướt ở khắp các trà lầu tửu quán để tìm quên. Đêm kia ở vũ trường, cậu đã quen được một người con gái. Chính cô này đã dẫn dắt cậu tìm đến hội họa và âm nhạc vì cha cô là từng là một mặc khách đa tài, sở trường cùng lúc cả hai lĩnh vực.

Sư Sotthiyo ngừng lại một lát, đoạn đưa mắt nhìn ra song cửa như muốn chìm mất vào bóng đêm:
- Niềm đam mê nào cũng là chất nhựa nuôi sống người ta sư à, sau này học Phật tôi mới hiểu chúng sinh trầm luân là vì chất nhựa đó. Người con gái đó là niềm đam mê đầu đời của tôi và tiếp theo, tôi đã yêu nhạc với họa còn nồng nàn hơn nữa. Cô ấy biết rõ điều đó, dĩ nhiên rất buồn. Cô đã khóc với tôi suốt một đêm dài rồi lặng lẽ ra đi. Phần tôi, sau khi ra trường, vì gia nghiệp, đã làm thương nhân và chỉ trong vài tháng đã không còn nhớ gì đến hội hoạ hay âm nhạc. Trong đầu óc tôi dần dần chỉ còn là những tô chén cổ ngoạn và những tờ giấy bạc. Tôi đã sống như vậy gần hai mươi năm trời. Cho đến một ngày, năm đó tôi đã bốn mươi tám tuổi, có người bạn thân cũng dân buôn cổ vật đã rỉ tai tôi về một bức tượng thỏ ngọc mà anh ta cả quyết là giá trị liên thành. Câu chuyện đã thật sự cuốn hút tôi vì nó kéo theo đó một giai thoại truyền kỳ.

Trong lúc theo ngõ Sơn Hải Quan tràn vào Trung Quốc, quân Mãn Châu đã chia thành tám nhánh để xung kích nhà Minh và mỗi quân đoàn đã chọn lấy một màu cờ làm tiêu biểu. Sử sách Trung Hoa đời sau vẫn gọi họ là Bát Kỳ Quân. Từng người trong số họ, kể cả các tử sĩ, sau đó đều được kể vào hàng khai quốc công thần, con cháu đời đời hưởng lộc công khanh. Và tương truyền, mỗi quân đoàn trong Bát Kỳ Quân được giao trọng trách bảo quản một phần tài sản quốc bảo của nhà Thanh phòng khi có quốc biến. Trọng nhậm đó được tiếp tục truyền thừa qua nhiều đời con cháu của Bát Kỳ Quân. Những gì nhà Thanh muốn cất giấu dĩ nhiên vô cùng quý giá và cực kỳ bí mật, người Hán không sao biết được. Nhưng trong dân gian vẫn kín đáo truyền miệng nhau rằng phần quốc bảo do vị thân vương cánh Huỳnh Kỳ bảo quản là một số lượng vàng ròng rất lớn (phải gần năm trăm cỗ xe song mã mới có thể chở hết), tất cả đều được đúc thành từng khối lớn không có hình thù và để bảo mật, người ta đã nhuộm đen tất cả bằng một thứ dung dịch đặc biệt không phai, có màu như đồng gỉ, để che mắt trộm cướp. Số vàng đó nghe đâu đã được chôn giấu bí mật dưới một thung lũng hầu như không có ngõ vào và nổi tiếng ma thiêng nước độc. Người đời sau tương truyền rằng mật mã địa đồ của kho báu lại nằm trong một bức tượng thỏ ngọc có tính năng kỵ lửa (Tị Hỏa Châu). Nói vậy, chỉ riêng bức tượng thỏ ngọc cũng đủ là một gia tài muôn ức. Và dĩ nhiên mọi chuyện trước sau vẫn chỉ là giai thoại truyền khẩu khó biết thực hư.

Bức tượng thỏ ngọc cũng có một số phận rất đặc biệt và đã lần lượt qua tay nhiều chủ. Không ít người sau trăm phương ngàn cách vẫn không thể khám phá ra địa đồ kho tàng đã nghĩ đến việc đập vỡ nó để tìm kiếm. Nhưng chính giá trị liên thành của bức tượng đã cứu nó. Người ta ngại chuyện thả mồi bắt bóng. Thế rồi chẳng biết vì sao, từ đời Quang Tự, bức tượng thỏ ngọc đột nhiên thất tung, rồi có thời gian lại cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi, thiệt giả khó phân, dần dần người ta không còn ai biết gì về món bảo vật truyền kỳ này nữa.

Câu chuyện ly kỳ đến thế, ấy vậy mà ông bạn của Triệu Chân lại cả quyết rằng đã theo dấu được bức tượng thỏ ngọc và cho biết nó hiện trong tay một thương gia Miến Điện ở Moulmein. Triệu Chân không hề nuôi mộng đi tìm kho báu, ông không tin chuyện đó, nhưng chẵng hiểu sao ông lại tin câu chuyện về con thỏ ngọc tạc bằng Tị Hỏa Châu. Triệu Chân sau đó đã tìm đến người thương gia kia và được nghe kể lại toàn bộ câu chuyện. Thì ra trong thời chiến tranh giữa hai nhà Mao Tưởng, một viên sĩ quan của Tưởng Giới Thạch đã tình cờ phát hiện ra kho báu kia, và vì chỉ là một võ phu lại thêm giữa thời khói lửa, nên ông ta đã vội vã đem bán tất cả cho một tay buôn đồ đồng với giá rẻ mạt. Còn bức tượng thỏ ngọc trên đường trôi nổi, tương truyền đã lọt vào tay một nông phu nghèo khổ và đám trẻ con ông trong lúc nô đùa đã đem ném xuống sông như một món đồ chơi. Dĩ nhiên, không ai có thể biết được đó có phải là bức tượng thật hay không.

Câu chuyện sao nghe như một vở hát tuồng. Cả một kho tàng quốc bảo của nhà Thanh ai ngờ lại bị mất trắng vào tay một anh lính vô danh và đám trẻ con nghèo khổ.
Nghe xong câu chuyện về bức tượng thỏ ngọc và kho vàng nhà Thanh, Triệu Chân bỗng dưng chán ngán chuyện đời, không thiết tha gì nữa. Suốt mấy ngày liền, ông đã lang thang khắp chốn để khuây khỏa và nhân duyên đã xui ông gặp được ngài Kaccano Sayadaw ở Mandalay, tức hoà thượng bổn sư của sư Sotthiyo bây giờ. Là chổ thầy trò, Triệu Chân đã đem chuyện kho vàng nhà Thanh và bức tượng thỏ ngọc kể lại cho hòa thượng Kaccano. Điều thật thú vị là câu chuyện qua tay ngài đã trở thành những thoại đầu sâu sắc và Triệu Chân đã được điểm hoá lúc nào không hay :

- "Mấy ngàn năm trước ở Ấn Độ có một vị hoàng tử cực kỳ thông tuệ. Chuyện gì khó khăn đến mấy, ngài nhìn qua một lần đã hiểu. Ai cũng cho đó là sự minh mẫn. Nhưng đọc kỹ đời ngài, ta sẽ thấy rằng khả năng giải quyết mọi sự của vị hoàng tử ngoài sự thông tuệ hơn người, còn có một yếu tố khác cũng quan trọng tương đương. Đó chính là lòng can đảm. Sự can đảm chấp nhận các giả thuyết. Do luôn bị sống vây hãm giữa quá nhiều điều kiện ràng buộc như thể chất, giáo dục, tình cảm và cả môi trường sống, nên mỗi người chúng ta luôn kín đáo từ chối tất cả những con đường suy tư đi ngược lại những thứ vẫn vây hãm mình. Khổ thay, thường khi giải pháp thực sự lại nằm trong chính những con đường đó. Những người từng sở hữu bức tượng thỏ ngọc kia rất có thể đã tìm ra kho vàng nếu họ không bị cái giá trị của bức tượng ám ảnh. Trong lịch sử đã từng có những cái nhút nhát giằng co làm chết cả một dân tộc hay tệ hại hơn, bôi đen cả một trang sử văn minh nhân loại. Trong khi đó, vị hoàng tử Ấn Độ kia chỉ vì muốn thử nghiệm một suy tư của mình, lúc chưa được ba mươi tuổi, ngài đã từ bỏ ngai vàng và trở thành một tu sĩ đói lạnh. Ngài chính là đức Phật Cồ Đàm. Phật giáo truyền thống gọi sự can đảm đó của Ngài là Trạch Pháp Giác Chi, và hành trình phân giải những do dự, tức sự chọn lựa sáng suốt ở những ngã ba tư tưởng chính là Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh.

Trong lòng mỗi người đều có một vài bức tượng thỏ ngọc. Chỉ vì không thể cam tâm đập vỡ nó, nên cái mà người ta có được chỉ là chừng đó. Và dĩ nhiên, chỉ có trời mới biết những bức tượng thỏ ngọc đó là giả hay thật. Và dù là đồ thật hay giả, trong trí tuệ Phật giáo, những bức tượng thỏ ngọc đó được gọi tên bằng một thuật ngữ là Thân Kiến, một trong những chướng ngại quan trọng bậc nhất mà một người tu hành chắc chắn phải vượt qua để chứng ngộ thánh trí. Trường hợp viên sĩ quan không nhận ra giá trị của mấy khối vàng thật ra cũng tương tự như hoàn cảnh của của những người ôm giữ bức tượng thỏ ngọc. Họ chỉ khác nhau ở điểm duy nhất là một bên bị cái quý giá ám ảnh và một bên bị cái tầm thường ám ảnh. Tâm cảnh nào cũng là cực đoan cả, và cái đó đi ngược lại trí tuệ Trung Đạo cần có ở một người đi tìm cái thật. Câu chuyện về anh cùng tử trong kinh Pháp Hoa của Phật giáo hậu thời và trong cả Thánh kinh của Cơ Đốc giáo, thật ra đều nhắm vào ý tưởng mà ta vừa nói, chỉ tiếc là vì chỉ nhắm vào những mục đích cá nhân nên một số người diễn dịch đã không giữ lại được lý tưởng cần có của nó.

Con đường giải thoát trong đạo Phật xem ra cũng ly kỳ như một cuộc tìm kiếm kho tàng. Mọi thứ cần được ngắm nhìn cẩn thận và khi cần, người tu phải có cái gan tự chẻ xương mình để tìm thấy chân lý. Bản thân mỗi người là một hào lũy khó vượt qua nhất. Người tu phải có can đảm đập vỡ tất cả bức tượng thỏ ngọc trong lòng mình và một tay chơi cổ ngoạn bậc thầy là người dám coi thường tất cả. Cái quan trọng là được việc. Hai ngàn năm trước, đức Phật đã dạy rằng mọi thứ gặp được trên đường tu đều chỉ là phương tiện giả nhất thời chi dụng, dùng xong việc rồi phải bỏ nó đi, như một chiếc bè cỏ đối với người muốn qua sông…"

Đâu đó có tiếng sương đêm rơi trên những tàu lá chuối. Đêm Thiên Tân mát mẻ yên bình. Rót cho tôi thêm một chén trà vừa mới pha, sư Sotthiyo nheo mắt gật gù:
- Mấy câu nói của ngài Kaccano đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Tôi thấy nếu không bỏ hết để đi tu thì tôi còn vô tri hơn đám trẻ nhà quê đã ném bỏ bức tượng thỏ ngọc kia nữa. Cái gì tôi cũng đã nếm qua cả rồi, và chuyện đời đúng là chỉ có chừng đó. Cứ vậy mà tôi đi tu, sư à. Nhưng chuyện chưa hết đâu. Xuất gia rồi, thú thiệt, tôi vẫn còn chút đam mê đối với một món trong mớ cổ vật đã sưu tầm hồi trước và tự cho là mình có thể giữ lại mà không có tội gì hết. Đó là mấy cây bút lông kết bằng râu chuột nghe đâu từng qua tay Lý Liên Anh. Dù là người tân học, nhưng tôi đã sớm nghiện thư pháp và tự nghĩ bây giờ dù có đi tu thì tôi cũng có thể thỉnh thoảng viết chơi cái gì đó bằng mấy cây bút lông tuyệt vời này chứ. Sau năm năm tu học bên chân thầy, một ngày kia ngài hoà thượng bảo tôi về Thiên Tân theo lời thỉnh nguyện của ai đó với ngài. Hôm tôi chuẩn bị ra đi, tình cờ ngài Kaccano nhìn thấy mấy cây bút lông và đã hồn nhiên hỏi tôi :
- Người Hoa vẫn còn dùng loại bút này sao, xem chừng đây cũng là đồ xưa phải không ?

- Thưa, người Tàu vẫn cho rằng chữ Tàu phải viết bằng bút lông mới đẹp. Con quen dùng thứ này và cũng thấy quý, mấy cây bút này cũng gần trăm năm rồi, thưa thầy.
Ngài mỉm cười gật đầu và khi ra đến cửa phòng tôi, ngài chợt đứng lại, mắt vẫn nhìn ra sân, giọng nói xa xôi :
- Hãy làm chủ nó, đừng để nó làm chủ mình và cây bút dù quý đến mấy cũng không quan trọng bằng những gì mình viết.

Tôi đã về Thiên Tân với câu nói đó của ngài hòa thượng như một món hành trang vô giá. Mấy cây bút đó tôi mang theo không vì chúng là cổ vật mà là vì chúng nhắc nhở tôi về câu nói của ngài Kaccano. Bây giờ ngài đã mất rồi, vào giữa mùa an cư năm ngoái. Tôi đã không kịp có một bức ảnh nào chụp chung với ngài. Tôi chỉ còn cái giá bút đó để nhớ thầy. Tôi đã vĩnh viễn chia tay thế giới cổ ngoạn, nhưng cái tôi có được bây giờ còn quý giá hơn thế rất nhiều sư à!

Ngồi nghe sư Sotthiyo nói tới đó, tôi bất giác ngó lên giá bút của sư rồi chiếc nghiên đá Đoan Khê phủ bụi đang nằm bên cạnh và ngậm ngùi nghĩ đến ngài Kaccano, một người mà tôi chưa từng gặp mặt.

Trung Quốc từ đó đối với tôi trở thành chốn kỷ niệm của một lần tái sinh, nơi có một nhà sư với câu chuyện kho vàng thời Thanh Mạt và sau cùng là một căn nhà nhỏ ở ngoại thành Thiên Tân với cái giá bút vô ngôn mà nói rất nhiều.

TOẠI KHANH

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#59
CẦU TRE LẮT LẺO
Toại Khanh
 

Để ngắn gọn, tôi đã thay đổi tựa đề bài viết. Bản thân người viết bài này chưa hề có một mảnh bằng đại học nào hết. Một ngày ngẫm chuyện chung quanh, tôi muốn viết ra chút tâm tư cho nhẹ lòng và điểm tựa cho bài viết cũng chỉ là một vài tổ chức học Phật cũng không thuộc đại học.

Đó là lớp Hán cổ ở chùa Già Lam (Gò Vấp) mấy năm đầu thập niên 90 do quý thầy Nguyên Hồng, Thái Siêu khởixướng và bên cạnh đó là mấy lớp hướng dẫn dịch kinh Hán Văn ở Đại Tòng Lâm do thầy Trí Không, sau này còn thêm một chương trình tương tự do HT Minh Cảnh tổ chức (gọi là nhóm phiên dịch Huệ Quang thì phải). Hiện hòa thượng còn đang thông báo chiêu sinh khóa mới tại Việt Nam. Cả ba chương trình này đã đào tạo hàng trăm tăng ni cư sĩ thực học và họ cũng đã chung sức nhau thực hiện hàng chục công trình phiên dịch đồ sộ mà đến cả giáo hội Phật Giáo trung ương của nhà nước, gồm cả Viện Nghiên Cứu Phật Học và cả ba trường Cao Cấp Phật Học ở ba miền cũng không làm nổi. 

Cả ba lớp học tự túc vừa kể trên đều không thuộc một trường đại học nào hết, nhưng hiệu quả theo tôi thì bao nhiêu khóa Cao Cấp Phật Học sau 1975 không sao bì được. 
Trong bài viết này, tôi muốn thử đưa ra vỏn vẹn hai tiêu đề: Tăng ni cư sĩ phải học gì, và học để làm gì.
 
I. HỌC GÌ 
Trước hết, dù tăng ni cư sĩ thuộc hệ phái nào và đang tu học trong hay ngoài nước nói chung, mất bốn năm ở các trường Phật Học làm gì nếu người tốt nghiệp không có được ba thứ này:

A.  Một hiểu biết căn bản về hai truyền thống Phật học Nam Tông và Bắc Phái qua tối thiểu vài ba bộ kinh luận tiêu biểu của hai bên (chẳng hạn Kim Cang, Duy Thức, Hoa Nghiêm, Trí Độ, Thanh Tịnh Đạo, Vô Ngại Giải Đạo, Thắng Pháp Tập Yếu Luận). Điều kỳ lạ là Phật giáo Việt Nam đã tỏ ra thờ ơ rồi chậm bước trong việc phiên dịch hai bộ luận Câu Xá của ngài  Thế Thân (Vasubandhu) và Phát Trí của ngài Ca Chiên Diên Tử (Katyayaniputra) vốn đáng được xem là những chiếc cầu nối tuyệt đối quan trọng để Nam Tông Bắc Truyền gần lại với nhau hơn. Hay là vì một lý do khó nói nào đó mà đến tận giờ những người có thẩm quyền vẫn để mặc hai truyền thống này tại Việt Nam tiếp tục sâm thương vời vợi. Ta có thể không phải là học giả hay luận sư gì hết, nhưng nếu đã học xong mấy năm đại học Phật Giáo (hoặc tương đương) thì một cách căn bản phải nói được điểm tinh yếu của các truyền thống Phật Giáo lớn. 

Không có được khả năng này, trộm nghĩ danh xưng tốt nghiệp đại học Phật Giáo là bất xứng. 

B. Khả năng ngoại ngữ tối thiểu để tham cứu kinh điển Phật Giáo gồm ít nhất hai trong năm thứ tiếng Pali, Sanskrit, Hán, Nhật, Tây Tạng. Trong trường hợp tăng ni cư sĩ đang theo học ở các xứ Phật Giáo Theravada thì còn phải thêm tiếng bản xứ, chìa khóa tối cần để mở cửa kho tàng kinh Phật ở đó. Riêng khả năng đọc hiểu Anh ngữ thì coi như bắt buộc, vì đại học Phật Giáo trên mặt hành chánh cũng được xem tương đương đại học bên ngoài. 

Tôi coi trọng kiến thức ngoại ngữ ở một người chỉ vì mấy lý do ai cũng biết. Kho tàng kiến thức của nhân loại đã, đang và sẽ được lưu trữ bằng các thứ tiếng khác nhau. Trông đợi các bản dịch rồi thỏa mãn với chúng đều là chuyện không nên. Đọc truyện Kiều phải qua bản tiếng Việt mới đúng mức, và một người ngoại quốc ngồi chờ có bản dịch truyện Kiều bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì biết đến kiếp nào, đã vậy đọc bản dịch theo tôi là uống cà phê nước nhì, cái mùi vị nguyên chất không còn nữa. Thứ đến, đọc hiểu thêm một ngôn ngữ là ta làm quen được một nền văn hóa, biết thêm một cách nhận thức. Thế giới bao la gì cũng có, mà ta chỉ biết quẩn quanh với cái mình có ( thường cạn và hẹp hơn là sâu với rộng) thì hoang phí quá. 

Thử nghĩ nếu không có kinh Phật từ Ấn Độ thì loài người hôm nay làm sao có thể tưởng tượng ra được một kho tàng minh triết bất khả tư nghị đến vậy, và đặc biệt là kho tàng ấy đã được một phần nhân loại biết đến trên mặt đất này từ hơn hai ngàn năm trước. Và đối với người học Phật mà nói,  ai cũng biết rằng Phật giáo mỗi xứ đều có những điểm độc đáo riêng tư bên cạnh cái chung nhất là Tam Tạng bằng tiếng Pali. Không đọc hiểu được các thứ tiếng Miến, Tích, Thái, Khmer thì coi như ta đã bỏ qua mấy khu rừng kinh văn quan trọng. Chuyện đó còn đau hơn sự thiệt thòi của một người mù điếc bẩm sinh trước nền điện ảnh thế giới. 

Nếu chương trình trong bốn năm đầu ở đại học Phật giáo tập trung một chút, bớt hẳn các môn không thật sự cần thiết cho Phật học thì việc người tốt nghiệp đọc hiểu được vài ba cổ ngữ vừa kể trên đây là chuyện bình thường. Tôi nói những môn không thật sự cần thiết là ám chỉ những môn kiểu kinh tế, xã hội, chính trị gì đó mà tăng ni sinh có thể trau dồi sau này khi thấy cần. Điều tối cần của một người học Phật trong mấy năm đầu tu học ở học viện, theo tôi, là ba kiến thức vừa kể trên (Phật học, ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ). Thà ít mà đủ sâu để xài được, còn hơn một mớ hổ lốn gì cũng có mà chỉ là đồ đồng nát (ve chai).  Tôi biết nhiều người đọc đến đây sẽ mắng tôi không tiếc lời, chẳng hạn đồ dốt mà bày đặt dạy đời, nhưng tôi van các cha làm ơn ngó lại chương trình các khóa Cao Cấp Phật Học gì ấy từ năm 1981 đến nay, nếu tăng sinh không tự trau dồi thêm, không có vốn liếng sẵn, thì hàng chục môn trong mỗi khóa đó đã đem lại được gì cho họ khi môn nào cũng được học kiểu cưỡi ngựa xem hoa. 

Nói vậy hoàn toàn không có nghĩa là tôi xem nhẹ kiến thức bách khoa ở một người. Biết thêm một chuyện, chỉ có tốt chứ không xấu. Dốt một chuyện chỉ có xấu chứ không tốt.  Ai từng cầm bút hay micro thì biết, kiến thức càng rộng thì khả năng xoay sở càng thoải mái, càng hiệu quả hơn. Kiến thức hẹp quá, dễ mắc thành kiến và trên hết là không đủ đồ xài. Tôi không có ý kêu gọi ai trở thành một người kiểu vậy. Những trình bày nãy giờ của tôi chỉ có một ý nghĩa duy nhất là trong mấy năm đầu học tập, tăng ni cư sĩ nên theo cách sâu trước rộng sau sẽ tốt hơn là ngược lại. Nói vậy vì tôi ngại mấy điều là nếu chọn cách học rộng trước sâu sau, chỉ cần có chút danh lợi hay bận rộn gì đó thì người ta sẽ không còn hứng thú để đào sâu những cái mình chỉ mới biết đại khái. Thứ nữa, tăng ni có chiều sâu sẽ an toàn hơn và cuối cùng điều kiện tâm lý của một người từ sâu đi qua rộng luôn dễ dàng hơn là từ chỗ rộng tìm đến chỗ sâu. Tâm lý con người kỳ lạ vậy. Trong giao tiếp, tôi nhận thấy những người có chiều sâu thường dễ nhận ra chỗ thiếu của mình hơn là người bắt đầu từ chiều rộng,  có khuynh hướng tự cho mình cái gì cũng biết! 

C. Khả năng ngôn ngữ đủ để trao truyền kiến thức mình có cho người khác một cách thoải mái. Ngôn ngữ ở đây trước hết là tiếng mẹ đẻ, thêm được ngoại ngữ càng tốt, và bao gồm cả hai kỹ năng nói viết. Khả năng đọc hiểu và giao tiếp căn bản đã nói ở phần B. 

Anh giỏi chuyên môn, có một hay nhiều sở trường, nhưng không thể chia sẻ cho người khác ( đồng bào hay người xứ khác) bằng cách thức nào đó thì rõ ràng sở học của anh đã mất đi một nửa ý nghĩa. Ngôn ngữ anh dùngphải đủ giúp người ta hiểu điều anh muốn nói, mà nếu được, cũng nên đủ trơn mềm trong sáng để trình bày những vấn đề khô cứng, khó nói. 
Trộm nghĩ, một chương trình đào tạo tốt không chỉ tạo ra khả năng hiểu biết mà còn là khả năng chia sẻ. Anh không thể chỉ là một học giả uyên bác chỉ biết tra tra lật lật cho riêng mình, anh còn phải là một suối nguồn lợi tha. 

Tôi nghĩ người Việt không tệ, nhưng có lẽ do thời cuộc hoặc bối cảnh văn hoá xã hội sao đó, nhu cầu học đạo của Phật tử mình khá đơn giản. Có thể dốc tiền cất chùa, nhưng không hứng thú trong việc thúc đẩy học thuật của Phật giáo. Có đủ bạo dạn để nói xúc phạm người khác, nhưng không đủ gan để tham vấn cặn kẻ khi học đạo với tăng ni. Lý do chỉ đơn giản là ngại hỏi kỹ quá lỡ các vị không biết thì kỳ,  hoặc sợ bị la mắng là vớ vẩn nhiều chuyện. Hình như không nên thế. Cứ can đảm nhưng lịch sự, lễ phép hỏi lại chỗ tồn nghi. Chẳng hạn, xin hỏi con có thể đọc thêm vấn đề này ở đâu. 

Đại khái thế. Điều tối kỵ trong Phật pháp nói riêng và học thuật trên đời nói chung, là nhắm mắt tin thầy. Sau vài thế hệ cuồng tín kiểu đó, cái tinh hoa nguyên thủy chỉ còn là tấm ảnh không hồn. Đừng sợ bị chê dốt mà không dám hỏi, đừng để mình bị lòng quý kính thái quá chặn mất cơ hội tìm hiểu.

Khi cư sĩ có thái độ học hỏi nghiêm túc kiểu đó, tăng ni tự dưng cũng phải nghĩ đến việc quay về trau dồi ngon lành hơn. Thảm nhất là trò học qua loa, thầy dạy sơ sài, kẻ cầu học thiết tha cẩn trọng không biết tìm thầy bạn ở đâu. Cái đó mới là mạt pháp.
 
II. HỌC ĐỂ LÀM GÌ 
Có không dưới 1001 câu trả lời trong trường hợp này. Ở đây người viết chỉ xin hai gạch đầu dòng thôi:

A. Học cho mình 
Ta không thể là một người sống giữa đời mà không biết tí gì về thế giới quanh mình. Tăng ni cư sĩ cũng không thể tu Phật theo cách má tin thì con tin, ai rủ thì theo. Vậy mục đích đầu tiên là ta học cho mình.

Cho mình ở đây không đơn giản là để mình có được một số vốn kiến thức kiểu  “biết thì tốt”, mà trên hết, ta dùng cái học trường lớp để xác định con đường mình phải đi, cách mình phải hiểu Phật Pháp, một cách xác định của riêng mình, không phải vay mượn từ ai khác. Thậm chí mang danh tiến sĩ mà không có nổi một nhận thức độc lập thì hình như vẫn còn có chỗ bất cập, bất xứng. Phải có chủ kiến trên nền tảng chánh kiến. Nói kiểu trong nước là kế thừa mà có phê phán. 

Ta không thể nói thầy tôi dạy vậy thì tôi tin vậy. Bởi nếu ta có hơn hai ông thầy, mỗi vị nói một cách thì ta phải tính sao đây chứ. Vậy rõ ràng việc học đầu tiên là đem cái biết của người về gặm nhấm với riêng mình để sau cùng chọn lấy cái mình thấy là đúng, là thích hợp.  Đừng bao giờ vì sợ chống trái với ông thầy rồi không dám động não một cách độc lập. Theo tôi hiểu, và theo kinh Kalamasutta, Phật không dạy ta thờ thầy kiểu đó. 

Hôm nay sang Miến Điện giữa lúc đất nước này đang từng ngày thay đổi với một tốc độ đáng nể, tôi vẫn có chút khó chịu khi thấy kiểu Niệm Xứ Phồng Xẹp của ngài Mahasi vẫn được tôn thờ một cách cẩn cẩn như một truyền thống lớn nhất. 

Cạnh đó, lý tưởng và công trạng của ngài Vicittasara đối với nền học thuật của Phật giáo Miến Điện đúng là không thể phủ nhận, nhưng kiểu học cổ hủ là cái gì cũng phải đọc thuộc lòng (oral) như trẻ con tiểu học cứ tiếp tục được giữ lại ở đây một phần lớn cũng là do thái độ kế thừa tinh thần của ngài ở những người hậu học trung thành. Họ làm như đã quên rằng nếu nay vẫn còn sống thì Ngài đã trên trăm tuổi rồi và trong cách nghĩ của Ngài có nhiều thứ đã được thừa tiếp từ mấy trăm năm nay ở một xứ sở xa khuất như Miến Điện. 

Một cái giá phải trả  của Phật giáo Thái Lan sau này chính là thái độ theo tổ quên Phật của Phật tử xứ này. Ai tìm hiểu ít nhiều về trung tâm Dhammakaya ở Thái chắc chắn sẽ hết hồn. Cơ sở to rộng như một phi trường, lượng người ủng hộ không dưới số triệu, khả năng tài chánh gần như vô hạn, muốn là có, và uy tín đối với chính phủ giống hệt như người nhà với nhau. Nhưng pháp môn chủ yếu củaDhammakaya là gì ? Lửng lơ giữa các truyền thống và Chỉ hay Quán có trời mà biết. Vậy mà người theo cứ đông như kiến cỏ, quân Nguyên gì đó chỉ là chuyện nhỏ. Các truyền thống một thời lẫy lừng như của ngài Achahn Chah, Achahn Neab, Achahn Asabha, thậm chí thần tượng của tuổi trẻ trí thức Thái Lan là ngài Buddhadasa cũng không sao có nổi một ảnh hưởng ghê gớm cỡ đó. 

Và người học đạo trước hết phải nhắm đến mục đích không để mình trở thành một nô lệ hay chuột bạch cho bất cứ ai. 

B. Học để giúp người. 
Một người chịu đọc kinh Phật một cách đàng hoàng, dù có là Phật tử hay không, cũng phải nhận rằng Phật Giáo là một suối nguồn minh triết của toàn nhân loại. Không biết đến lời Phật rõ ràng là thiệt thòi lớn của một người trên hành tinh này. Ai từng đọc qua các kinh Koran của Hồi giáo, Tân-Cựu Ước của Cơ Đốc Giáo, Talmud của Do Thái Giáo, Phệ Đà của Ấn Giáo, Đạo Tạng của Lão Giáo,…rồi làm một so sánh, chắc chắn cũng đều phải thấy như vậy. Và ai đã rao giảng trao truyền dòng chảy minh triết đó cho người chưa biết đến Phật Giáo? Ai cũng biết đó chính là những người tu học theo Phật Giáo và có khả năng chuyển tải truyền đạt. 

Anh hiểu đúng, làm đúng, nhưng không biết làm sao để giúp tôi được như anh, thì cũng thiệt là đáng tức và thực là đáng tiếc lắm vậy. 

Nhưng anh làm sao để trao truyền Phật Pháp cho tôi? Nói kiểu gì thì cũng chỉ nằm gọn trong ba cách: Bằng chữ viết (dịch, soạn, sáng tác), bằng ngôn ngữ thuyết giảng và bằng chính cách anh sống cho tôi nhìn mà học theo. Có thể anh không có đủ cả ba khả năng này, nhưng một người tu Phật muốn sống lợi tha thì tối thiểu cũng phải có một trong ba. Và tôi tin chắc rằng nếu không sở hữu ít nhất ba thứ kiến thức mà tôi vừa nói đến ở phần Phải Học Gì thì anh rất khó lòng mà giúp được ai. 

1. Bằng chữ viết 
Có nhiều động cơ để một người cầm bút. Anh có thể nói với tôi rằng anh chỉ cầm bút cho riêng anh, không nhắm đến ai, nhưng nếu anh là một người thực học và thực tài thì anh phải chịu trách nhiệm với bất cứ thứ gì anh viết, dịch, soạn. Đó lại cũng là một kiểu lợi tha. Thứ đến, có lúc ta cầm bút vì một công trình mà ta tâm đắc hơn là vì nghĩ đến nhu cầu của thiên hạ, dù đó là công trình được công bố rộng rãi. Trường hợp cuối cùng, người cầm bút lấy lợi ích của thiên hạ làm trọng để vùi đầu vào công trình.  Sao cũng được, miễn là người cầm bút thì phải luôn có ý thức trách nhiệm và biết tôn trọng công trình của mình bằng cách thực hiện một cách cẩn trọng, yêu nghề. Được vậy coi như anh đã giúp đời nhiều lắm rồi vậy. 

Xin nhớ giùm, lời nói có thể sẽ bay mất, nhưng chữ nghĩa thì mãi hoài nằm lại đó. Đâu ai còn dịp nghe lại giọng nói của các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký,…Nhưng các công trình của họ đến tận giờ vẫn còn đầy ra đó, từ các thư viện quốc gia đến sưu tập cá nhân. 

Làm gì thì làm, một công trình nào đi nữa cũng phải có đủ lý do để tồn tại lâu bền trong đời. Cóp nhặt bừa bãi, nông cạn, bất cẩn đều là những lý do khiến một công trình sớm bị đóng bụi. Chỉ với tâm huyết vẫn chưa đủ, còn phải chất lượng bên trong nó nữa. Thiếu hai điều kiện này, cầm bút chỉ hoài phí thời gian, trong khi ta đâu có nhiều thời gian để để chơi sang như vậy. Và thiên hạ cũng đâu dư hơi để đọc một tác phẩm/dịch phẩm kiểu đó. 

Xưa giờ có ai thúc ép một bà mẹ phải sinh non trước ngày, cũng như đâu có ai cưỡng cầu một người cầm bút phải hối hả trình làng một công trình chưa được chín muồi. Đẻ non thường khó nuôi, èo uột thiếu sức rồi trách sao đi sớm. Một công trình chữ nghĩa cũng vậy. 

2. Bằng ngôn từ thuyết giảng. 
Tôi không phải một pháp sư hay giảng sư gì ráo, làm được ông sư là mừng rồi. Ở đây chỉ là chút lạm bàn, nhớ gì viết đó, theo kinh nghiệm của một anh bán ve chai bàn về cổ vật. 

Dù ta may mắn có được một khả năng văn tài hay lợi khẩu ghê gớm đến mấy, trộm nghĩ cái quan trọng vẫn là trách nhiệm đối với thiên hạ. Viết cho hay, đọc đã đời rồi người ta vẫn không bỏ túi được cái gì. Nói cũng thế. Bay bướm hoa hoè cả giờ để rồi chính mình không thể rút gọn được một nội dung xài được. Cả hai trường hợp đều đáng trách, đáng tiếc. 

Cái nguy hiểm nhất của một người là khả năng lôi cuốn thiên hạ cộng với tinh thần vô trách nhiệm. Ai cũng thích có kẻ ái mộ, nhưng không gì bậy bằng việc lấy đó làm động lực chính để nói năng, viết lách. Anh có biết nhiều người có thể vì nghe anh mà tan nhà nát cửa, tiêu tùng một đời không ? Đôi khi một dòng chữ hay một câu nói có thể giúp người ta đổi đời, thì ngược lại lắm lúc chúng cũng thừa sức khiến người ta hết đời, tàn đời. Xin nhớ lại giùm đã có biết bao vị đạo sư, giáo chủ, thầy bà gì đó người Việt ở hải ngoại đã một thời khuynh đảo tâm hồn cửa hàng ngàn người nhẹ dạ bằng mấy  pháp môn tự chế. Tội nghiệp người ta buông hết Phật pháp chánh thống để dồn hết tâm tư thời gian theo mình, đến lúc ngã ngửa ra mới hay thời gian qua đi cắm trại ở Phi Châu còn tốt hơn trăm lần. 

Nếu sử dụng văn tài và khả năng lợi khẩu để tìm fan ủng hộ mà không chịu nghĩ đến lợi ích của người ta thì kể ra cũng quá tàn nhẫn vậy. Và trong chuyện này hình như chính người nghe hay độc giả cũng tự có một phần trách nhiệm. Ai bảo anh dễ bảo quá, ham vui quá, mới xui tôi muốn nói viết gì cũng được. Nếu anh biết phân biệt rõ cái mình thích và điều mình cần thì tôi đâu dám tung tẩy kiểu đó. Nói kiểu trong nước, có cầu mới có cung chứ. Trong bài này tôi muốn nhấn mạnh nguồn Cung, nhưng dĩ nhiên không thể bỏ qua phía Cầu. Đi nghe thuyết pháp mà cứ chăm bẳm những thơ ca, chuyện cười, truyện ma để ghi nhớ (dù nhiều khi người thuyết giảng chỉ nhắc phớt qua khi cần thiết), thì trách gì lần sau người ta cứ tiếp tục bổn cũ soạn lại. Lâu dần rồi thành lệ, pháp sư nào thuyết giảng chuẩn mực coi như hết đất sống và cư sĩ cũng không còn cơ hội được nghe những gì đúng là Pháp Nhũ Phật Thân. Cái loạn đi ra từ đấy! 

Nói chân tình cho nhau nghe, việc thiên hạ chạy theo vẻ ngoài của chữ nghĩa ngôn từ buổi đầu thấy hay là thế, nhưng về lâu dài lành ít dữ nhiều. Nếu hôm nay họ theo ta vì những hoa lá cành vô bổ nào đó, thì mai kia họ cũng có thể chạy theo những ông thầy sặc sỡ hơn ta bây giờ nữa. Trong khi đó, nếu người nói Pháp chỉ nhằm vào hai tiêu điểm là nói đúng lời Phật và lợi ích thiết thực của người nghe thì cứ cho là đối thủ của ta mai này cũng phải là bậc thạc đức thạc học, không có chỗ cho kiểu thầy bà bá vơ chen vào. Phật Pháp nhờ vậy mà mạnh, chúng sinh được nhờ. 

3. Bằng cách sống của mình. 
Phải nhận rằng tôi hơi nhột khi viết đến chỗ này mà cứ nhớ đến kiểu sống của mình,  nhưng hết đường lựa chọn rồi, phải xuống tay mà viết thôi. 
Phật giáo có ít nhất hai cách dạy người, ngôn giáo (bằng lời) và thân giáo (làm gương cho người ta bắt chước). Cả hai cách viết và nói đều nằm trong phần Ngôn giáo. Cách dạy đạo thứ hai là lấy chính kiểu sống của mình làm bài mẫu cho người ta học theo. Sở dĩ có cách dạy này là bởi vì nhiều khi người ta không thích nghe hay đọc điều mình nói hay viết, mà lại muốn ngó vào từng chi tiết nhỏ trong sinh hoạt của sư phụ. 

Trăm buổi giảng về giới luật, chánh niệm, tàm úy, từ tâm…lắm lúc xem ra không hiệu quả bằng một tuần lễ trò quan sát thầy. Sống động hơn, thuyết phục hơn, và đỡ tốn kém trí nhớ. Đặc biệt là niềm tin rằng thầy nói được và đã làm được. Nếu mình làm giống hệt  thầy thì cũng sẽ an lạc ngon lành như thầy. Đó chính là thân giáo vậy. 

Có một thời gian khá dài, tôi cứ nghĩ rằng hình thức trang nghiêm trước đám đông hình như là giả dối nếu khi về ở một mình mà lại không thu thúc được như vậy. Nhưng rồi vài vị huynh đệ đã vô tình giúp tôi bỏ đi cách nghĩ đó. Một vị, trong lúc tình cờ kể cho tôi nghe một chuyện vui trên đường, đã nói rằng dù thực ra mình không phải người nghiêm trì cẩn cẩn nhưng trước người lạ ít nhiều cũng nên giữ lại chút đại thể, cho mình và cho đoàn thể mà mình có mặt. Vị nầy dùng một ví dụ nghe không đẹp lắm, nhưng theo tôi thì hay tuyệt và xác đáng. Sư nghĩ xem, ai không biết mình có áo quần cần giặt và phơi, nhưng đem phơi bừa bãi ngoài cửa sổ chung cư kiểu như nhiều người Á Châu thì kỳ cục quá. Mình có bê bối cỡ nào đi nữa, đôi khi  cũng phải kín đáo một tí, không cần thiết phải vạch áo cho người xem sẹo bên trong. Mình trang nghiêm không chỉ cho bản thân, mà còn cho đạo, cho thầy bạn, hệ phái nữa. Hay! 

Câu chuyện thứ hai, xảy ra ở Việt Nam mấy chục năm rồi, mà tôi cứ nhớ hoài như một bài học bằng vàng. Một vị sư bạn của tôi, lớn tuổi hơn nhiều, đã kể cho tôi nghe một chuyện xảy ra với sư trong một lần đi xe bus ở Sài Gòn, kiểu xe Karosa của Tiệp Khắc có cửa đóng mở bằng hơi và được điều khiển từ chỗ ngồi của tài xế. Hôm đó, xe chật như nêm, sư bạn tôi lên được xe thì mới hay chỗ đứng cũng không còn nói gì chỗ ngồi. Sư đành chịu trận ngay cửa xe. Lát sau, cô nhân viên soát vé thấy có chỗ trống để dồn khách vào sâu bên trong, bèn hò hét: Ông thầy phải chừa chỗ cho người ta mở cửa xe chứ. Vị sư bạn tôi lúc đó nhỏ nhẹ: Tôi bị kẹt ngón tay trong cửa xe cô ơi. Cô nhân viên hết hồn nhìn lại: Trời ơi, sao thầy không chịu la lên? Ông sư bạn tôi rán cười: Sắp đến trạm kế rồi, xe sẽ mở cửa. Cảm ơn cô. 

Kể xong câu chuyện, sư cười với tôi: „Đó cũng là hoằng pháp. Nhiều người khách lúc đó nhìn tôi rồi tôi nghe ai đó xầm xì. Người ta là ông thầy mà !“ 

Tôi rất muốn gọi hai câu chuyện vừa kể là những bài học về Thân giáo. Mà muốn làm được chuyện này, tăng ni bắt buộc phải có một nội hàm thật vững, thật sâu và cũng xin nhớ giùm một chuyện: Muốn biết đường hành trì hay lợi tha thì phải học trước. Nhưng học cái gì, ta cần có mô hình giáo dục thế nào? Xin trở lại đầu bài.


Ký túc xá Mahachulalangkorn July/15/2013 
Toại Khanh cẩn bút

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#60
CHÂN TU

Toại Khanh  
 

Chữ Cút trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa. Nghĩa động từ là xéo, tếch, vọt, dông thẳng, bỏ đi không minh bạch, không đường đường chính chính, nói theo phim Tàu là chẳng quang minh lỗi lạc. Chữ Cút theo nghĩa danh từ là tên gọi tắt của loài chim Cun Cút. Tôi ngờ rằng hai nghĩa này có liên quan nhau ít nhiều. Ai từng sống ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam hẳn là phải thấy qua giống chim này. Chúng to lắm cũng hơn nắm tay một chút, sống quanh quất mấy lùm bụi, cả đời cơ hồ chẳng biết bay, chỉ lầm lũi lặng lẽ đây đó và khi gặp biến thì lủi nhanh vào một mô đất hay bụi cỏ nào đó và thế là mất tăm. Ngày còn nhỏ, tôi từng tin lời người lớn rằng chim cút biết tàng hình, như tôi vẫn từng tin vào vài huyền thoại về loài chim gõ kiến. 

Sau này tôi còn biết thêm một vài loài chim khác cũng lạ lùng như chim cút ở chỗ suốt đời chỉ biết đi; hoặc chỉ biết bơi lặn, không biết bay, chẳng hạn chim cánh cụt (penguin) ở hai miền địa cực của trái đất. Bẩm sinh chúng không có sẵn khả năng bay lượn. Mang tiếng là chim nhưng chúng thua cả giống vịt xiêm về khả năng di chuyển. Mấy con vịt xiêm ngó lạch bạch vậy nhưng lúc cần vẫn có thể bay qua mấy công đất như chơi. Dĩ nhiên chúng chỉ xài tới khả năng này những lúc không còn lựa chọn nào khác. Mấy loài lông vũ kỳ cục đó chẳng hiểu sao cứ ám ảnh tôi như những đề tài suy gẫm thú vị. 

Mang tiếng là chim nhưng không biết bay vì chỉ có khả năng đi, hay có quá nhiều những sức nặng không cần thiết cho những lần chắp cánh. Muốn lên được với trời xanh hãy tự làm nhẹ chính mình. Trọng lượng là một thứ cần được quan tâm trước tiên trong những chuyến bay. Dù về sinh học hay kỹ thuật đều thế cả. Có người hỏi tôi sao thời nay không thấy ai có thần thông, tôi nhớ đã trả lời rằng người bây giờ hầu hết đều thích khuân vác nên ai cũng là chim cánh cụt, khá lắm cũng chỉ là chim cút hay vịt xiêm, thịt mỡ nhiều hơn lông cánh thì làm sao bay nhảy chứ! 

Phàm kẻ còn mê luyến ngũ dục thì không sao chứng đạt các tầng thiền định Sắc Giới. Còn nặng lòng với các tầng thiền định Sắc Giới thì làm sao vươn đến các tầng thiền định Vô Sắc Giới. Ngày nào dạ còn mong mỏi hiện hữu ở cảnh giới nọ kia thì không sao tu chí Vô Sanh. Còn hệ lụy phố chợ đình quán thì đừng hòng nói chuyện viễn ly thâm xứ, cõi riêng của các bậc hiền giả. Trời sanh mỗi người chỉ có hai bàn tay, làm gì có chuyện một tay buông một tay nắm. Đôi bàn tay không thể cùng lúc làm hai việc đối lập. Chúng ta chỉ có thể chọn một trong các chọn lựa. Muốn bay cao phải biết bỏ lại những gánh nặng không thật sự cần thiết. Trọng lượng thừa thãi chỉ khiến mình thêm ì ạch, lạch bạch mà thôi. 

Tôi thích hiểu chữ Chân Tu là tu cái chân, là bỏ đi, là chia tay, là chẳng dừng chân quá lâu một nơi chốn nào. Một cơ thể thiếu vận động dễ khiến dư mỡ, cao máu, mau chết. Một lòng tu thích nấn ná, nắm níu cũng dễ có vấn đề. Cầm lấy vài món hành trang gọn nhẹ rồi sống... Hành Đạo. Chữ này tôi lại cũng cố ý hiểu theo nghĩa mới. Hành Đạo là đạo đi, là phép tu bằng đôi chân theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mọi thứ phải dời đổi theo nghĩa hướng thượng, tích cực. Đứng yên hay dừng lại là chỏi, là chống, là vướng, là kẹt, là nặng nề, mệt mỏi rồi thì kiệt sức. Năng lượng phải được tuần hoàn, luân lưu bằng những trao đổi xê dịch. Tu hành là bỏ lại sau lưng những hình bóng cũ, kể cả cái bóng hôm qua của mình. Tu là bước tới, là xoay lưng, là từ biệt, là tìm về những quán trọ qua đêm để ngủ nhờ, những bến đò để quá giang. Chữ Hán có mấy từ theo tôi hay quá. Tá Túc là mượn tạm chỗ của người ta để ngủ, không phải chỗ sở hữu của mình. Còn Quá Giang là đi nhờ tàu xe để qua sông hay vượt qua một đoạn đường trên bộ, ngắn thôi. Xa quá, lâu quá thì không còn là Quá Giang nữa. Lúc đó là hệ lụy, là có vấn đề với nhân gian rồi. 

Nghĩ mà thương cho những loài chim một đời không vỗ cánh bay, chỉ vỗ cánh ơ hờ để tự gãi ngứa, như những loài chim không biết hót, chỉ há mỏ để ngáp vặt. Uổng cho cái danh xưng chim trời. Trời cao xa nghìn trùng cho những loài chim không biết bay. Tôi nhớ có đọc đâu đó, hình như của nhà văn Thi Vũ, về một loài chim không chân, một đời mòn mỏi bay không đậu. Ông muốn nói đến cái gì tôi không nhớ nữa, chỉ thấy mệt nhiều với hình ảnh một loài chim không thể về đất. Tôi theo tinh thần Trung Đạo: Có chân để nghỉ ngơi và có cánh để chao lượn. Nghỉ ngơi lúc cần và tung bay khi thấy thích. Đức Phật có nói đến những trụ xứ náu mình và những con đường du hóa trong cuộc đời mỗi tỷ-kheo. Chọn hẳn một thứ là kẹt cứng. Bầu trời để đi và mặt đất để về. 

Tôi viết một mạch không dám đọc lại, vì sợ mình cụt hứng thì nguy. Viết theo cách vừa nói ở trên. Viết như kẻ đang trên đường: Gì cũng ở sau lưng. Quay đầu là bịn rịn, vướng vít. Trong các hồng danh của Phật, tôi thích niệm nhất chữ Thiện Thệ, người đi chẳng về, đi chẳng nhìn lui, đã xoay lưng thì chẳng quay đầu. Và một trong ba mươi thông lệ của chư Phật ba đời có chỗ tiêu sái độc đáo là đản sinh, thành đạo hay viên tịch đều ngoài rừng cây, không dưới mái che nào hết. Các ngài là những cánh dã hạc, không thuộc về một phố xá phồn hoa nào cả. Đẹp lắm thay!
 
Toại Khanh
Viettheravada.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply