Đồng chí Thích Ba Vàng thuộc chi bộ nào?
#1
Đồng chí Thích Ba Vàng thuộc chi bộ nào?


Blog RFA
Gió Bấc
22-8-2022

Trận cúng vong năm 2019, đồng chí Nhặt Tiền ghi điểm làm đồng chí Ba Vàng mất chức, nhưng lần tái đấu này e rằng Nhặt Tiền thua trắng mắt. Ngay Hòa Thượng cấp trên Nhặt Tiền còn bối rối, không dám nói Ba Vàng thuộc chi bộ nào thì tầm vóc trí tuệ khôn hơn bò của Nhặt Tiền làm sao thắng được!

Cuộc chiến Nam Nhặt Tiền thọc gậy Bắc Ba Vàng tuần qua gây bão trên mạng internet lấn lướt cả những vụ nổ bí hiểm trên đảo Crimea và những sân bay, kho đạn nằm trên đất Nga. Công phu kinh tài tâm linh của hai sư đều thâm hậu. Nhặt Tiền có doanh nghiệp Đạo Phật Ngày Nay thì Thích Ba Vàng cũng có công ty Ba Vàng với dự án du lịch tâm linh ở Quảng Nam.

Trong đại dịch, Ba Vàng dám liều mạng chơi lớn, tổ chức tụ tập cả ngàn người cúng hóa giải nạn dịch cúm virus corona không xin phép nhà nước địa phương (1).

Thích Nhặt Tiền tổ chức cho Tăng đoàn chùa Giác Ngộ làm lễ cầu nguyện cho vaccine Nanocovax được lưu hành (2).

May mà Phật Tổ Như lai không chứng đắc, nếu không chưa biết giờ này dân số Việt Nam còn lại bao nhiêu.

Chiêu thức khác nhau nhưng cùng pháp môn, chung tổ đường gom nhặt nên biết nhau quá rõ, hiểu thấu tận tâm can. Ấy vậy mà năm 2019, Ba Vàng đang triển khai dự án cúng dường giải oan gia trái chung ngon trớn, kiếm hàng tỷ đồng mỗi này, bị báo chí phanh phui, Nhặt Tiền cũng đã một lần chọc gậy bánh xe. Ba Vàng mới thu vài trăm tỷ đã phải ngưng, còn bị lột lon cách chức, chịu quê độ ngồi sám hối 49 ngày.

Lần này nhân Vu Lan, Ba Vàng mở hội doanh thu cúng dường sớt bát lấy tiền, cũng bị Nhặt Tiền đâm chọt là làm “không phù hợp”.

Tuy dưới cơ về phẩm trật, lại vừa mới bị lột lon chức sắc cấp trung ương, địa phương đủ cở, Ba Vàng nhất định không chịu thua. Ba Vàng lên facebook nêu đích danh Nhặt Tiền, vạch áo cho giang hồ mạng xem lưng, nào là các chùa nơi Nhặt Tiền làm Phó Trưởng ban Ban Trị sự, “cũng tổ chức khất thực với sự tham gia của nhiều chư Tôn đức Tăng Ni, từ Trung ương Giáo hội đến Ban Trị sự các cấp, trực tiếp nhận tiềп cúng dường của Phật tử như chùa Chăntarăngsây (quận 3) ngày 12-2-2013; tổ đình Vạn Thọ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh) ngày 11-8-2013; chùa Kiều Đàm (TP. Thủ Đức) ngày 12-6-2022; chùa Bửu Quang (TP. Thủ Đức) nhân đại lễ Phật đản PL.2566 – DL.2022…(3)
Phong cách khẩu chiến từ bi hỷ xả của các đồng chí sư quốc doanh quả thật hấp dẫn, thu hút chúng sinh vào cuộc.

Nhà giáo Chu Mộng Long đã sáng tác mẫu biếm luận theo phong cách kiếm hiệp của Kim Dung với tựa đề ĐẠI CHIẾN CAO TĂNG về cuộc quyết đấu của hai cao tăng Thích Nhặt Tiền và Thích Thái Vong, đặc tả bản chất của cuộc khẩu chiến ganh ăn tức ở mà nguyên nhân khởi đầu như sau:

“Chuẩn bị cho Đại lễ Vu Lan, triều đình ra mật chỉ, giao phó cho Giáo hội Thiếu Lâm thu gom tiền vàng trong dân. Tiền vàng trong dân còn rất nhiều, mặc dù đại dịch cuốn phăng 30 ngàn người về Âm phủ. Triều đình bất lực khi đã để sai nha nhổ lông vịt, nhổ cả nắm, gây hiệu ứng kêu la. Thiếu Lâm tự nhận trách nhiệm nhổ cách nào vịt không kêu mà còn thích nhổ lông.

Giáo hội sai Thích Nhặt Tiền vào nam trụ trì Nam Thiếu Lâm. Lại sai Thích Thái Vong tiếp tục củng cố Bắc Thiếu Lâm. Cả hai đều là cao tăng danh bất hư truyền. Người đời truyền tụng: Bắc Thái Vong, Nam Nhặt Tiền. Mỗi bên hùng cứ một phương.

Thích Thái Vong bắc loa kêu gọi dân: “Càng nghèo càng phải cúng dường thì mới hết nghèo”. Thích Nhặt Tiền cũng bắc loa kêu gọi đại gia: “Càng làm ăn bất chính càng phải cúng dường mới thành chánh quả”….. (4)

Kèm theo bài viết còn có cả ảnh minh hoa do cộng đồng mạng chế tác.

[Image: 1-34-300x300.jpg]

Cuộc đấu càng sôi nổi, trung ương giáo hội quốc doanh sau 10 ngày im hơi lặng tiếng, không còn ngậm miệng ăn tiền mãi được, mà phải ú ớ chấn chỉnh cho ra vẻ nghiêm trang.

Ngày 19-8, báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin: Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội cho biết, cúng dường ở chùa Ba Vàng những ngày qua là chưa chuẩn.

Hoà thượng Thích Gia Quang lý giải rất lủng củng là “Phật giáo ở Việt Nam gần như không có việc khất thực này, việc khất thực thường có ở dòng Phật giáo Nam Tông. Ngày xưa có vấn nạn giả sư thì họ mới đi khất thực. Còn việc cúng dường, thường thì ai biết tới chùa thì họ mang đến tùy tâm thôi, chứ không đi khất thực rồi nhận tiền. Xã hội bây giờ nhiều việc mà thực ra Đức Phật của chúng ta đã dự đoán được trước. Đó là vấn nạn tín ngưỡng bị biến dạng, biến tướng”.

Không bàn đến việc lôm côm phật pháp của các đồng chí sư quốc doanh. Vấn đề quan trọng là đồng chí Hoà thượng Thích Gia Quang đã tiết lộ một bí mật tày trời chùa Ba Vàng không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tham gia vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương mà trực tiếp chính quyền địa phương quản lý.

Khi báo VietNamNet đặt vấn đề: Một ngôi chùa không thuộc quản lý của tổ chức tôn giáo nào, có không đúng với Hiến chương của Giáo hội? Hòa thượng Thích Gia Quang giải thích rõ thêm: “Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định, trước năm 1975 tất cả các chùa đều thuộc Giáo hội, sau năm 1975 thì cũng chỉ khuyến khích các chùa tham gia vào Giáo hội, gia nhập vào danh bạ của Giáo hội. Tuy nhiên, việc không vào các tổ chức tôn giáo như của Ba Vàng thì rất hãn hữu, hàng nghìn chùa mới có một chùa như thế, ở Việt Nam rất ít” (5).

Đây là điều cực kỳ bí mật, bất ngờ, vì bấy lâu nay, ngay cổng tam quan đồ sộ của chùa Ba Vàng đã ghi rõ dòng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh – Chùa Ba Vàng” (xem ảnh), lẽ nào đây là bảng giả hoặc ghi sai:

[Image: 1-13-300x175.png]

Ai cũng biết rằng, dưới chính quyền nhà sản thì mọi tôn giáo chỉ có thể hoạt động với vai trò một tổ chức ngoại vi của Đảng. Về danh nghĩa là Giáo Hội quốc doanh trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, về mặt nhà nước có Ban Tôn Giáo quản lý nhưng quyền lực giám sát trực tiếp là cơ quan an ninh tôn giáo. Những chùa không gia nhập giáo hội sẽ bị san bằng như chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, thầy Thích Không Tánh và bao Hòa Thượng, Thượng tọa, cao tăng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không gia nhập giáo hội quốc doanh đã bị tù đày như Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ. Gần đây nhất là cụ ông Lê Tùng Vân, chỉ vì tu tại gia, không đăng ký với giáo hội quốc doanh mà bị hàm oan, bị kết án oan về những nguyên cớ không đâu.

Nếu không thuộc giáo hội quốc doanh, không có sự “lãnh đạo tài tình” của Đảng, Ba Vàng không có cục đất chọi chim chứ đừng mơ chuyện đạt nhiều kỷ lục về chùa to nhà rộng và tự tung tự tác vẻ chuyện thu tiền.

Hơn thế nữa, ngược dòng thời gian, tháng 7 năm 2019, sau vụ kỷ luật Đại đức Thích Trúc Thái Minh, với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng TƯGHPGVN, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết: “Tại cuộc họp của TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), tôi đã báo cáo về tình hình và nhận trách nhiệm trước Giáo hội về sự việc chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước đó năm 2015, Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đã nhiều lần nhắc nhở, có công văn gửi lên TƯ GHPGVN, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tôi nhận thấy, lẽ ra phải xử lý kiên quyết hơn nữa để các cơ quan vào cuộc, nhưng để xảy ra sự việc này, tôi xin chịu trách nhiệm“….(6)
Như vậy, phải chăng thời điểm 2019, chùa Ba Vàng vẫn còn thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và chịu sự quản lý trực tiếp của Giáo Hội Tỉnh Quảng Ninh và đến nay lại ly khai?

Một tình tiết khác cho thấy, câu nói “chùa Ba Vàng không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng không tham gia vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo địa phương mà trực tiếp chính quyền địa phương quản lý không hợp lý. Năm 2019, báo chí nhà nước từng đăng ý kiến ông ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết: “Chùa Ba Vàng xây dựng hoành tráng với kinh phí bao nhiêu, họ không báo cáo chính quyền địa phương. Toàn bộ việc sử dụng đất, xây dựng… theo quy định, chính quyền địa phương không thu khoản thuế nào. Nguồn tiền đổ vào chùa gồm các khoản như: Công đức, cúng dường, giọt dầu… những điều này chỉ những người trong chùa mới biết”. (7)

Công trình chùa Ba Vàng hoành tráng rộng hàng chục ha, kinh phí xây dựng hàng trăm tỉ, nguồn thu hàng năm hàng trăm tỷ. Nếu chùa Ba Vàng do chính quyền địa phương quản lý, thì tại sao Chủ Tịch TP Uông Bí lại không nắm được những chuyện rất cơ bản này?

Bên cạnh những bí hiểm bất ngờ đó lại nổi lên vấn đề rất rõ là uy lực, quyền lực của Thích Thái Trúc Minh và chùa Ba Vàng rất lớn mà tầm mức vượt lên ngoài chức trách của giáo hội quốc doanh.

Con đường tu tập và thăng tiến của đồng chí trụ trì chùa Ba Vàng rất thần tốc. Mới quy y năm 2007, chỉ một thời gian ngắn đã ghế trên ngồi tót sỗ sàng cùng lúc nhiều chức vụ từ trung ương đến nhiều địa phương khác nhau, những chức vụ mà rất nhiều vị cao tăng tu tập cả đời vẫn chưa có được.

Cũng trong thời điểm ấy, Thượng tọa Thích Thanh Quyết chia sẻ với báo chí một bí mật khác về việc bổ nhiệm chức trụ trì cho Đại đức Thái Minh là theo diện ưu tiên. “Bởi, Quảng Ninh là tỉnh có vùng biên, vùng núi, hải đảo, theo đó, GHPGVN rất quan tâm tạo điều kiện cho các chức sắc vùng biên giới, hải đảo. Một số điểm ưu tiên, ví dụ: một vị chức sắc đứng đầu tỉnh có vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa lên Thượng tọa sẽ được lên chức trước 3 năm, kể cả những đàn giới, không yêu cầu về số lượng…” (8)

Người tu mà được xét phong chức ưu tiên theo địa bàn biên giới hải đảo nghe sao có mùi chính trị, giống như bố trí cán bộ quân đội, công an. Cộng đồng mạng có thông tin cho rằng, đồng chí Thích Ba Vàng mang hàm đại tá.

Ngay trong vụ cúng vong đình đám năm 2019, cách xử lý kỷ luật cũng rất bất thường. Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết nhất trí bãi nhiệm tất cả chức vụ của đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội, bao gồm: Ủy viên dự khuyết Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu; Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên, Thích Trúc Thái Minh vẫn đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh. Chức vụ để xảy ra sai phạm ở ngay nơi diễn ra sai phạm vẫn được giữ nguyên.

Ngay lần này cũng vậy. Việc đồng chí Ba Vàng tu theo pháp môn Thiền Lâm Yên Tử của Đại Thừa mà lại hành lễ khất thực theo Nam Tông đã là sai pháp, khất thực mà thu tiền lại càng sai. Cái sai này là tiếp nối của việc cúng vong thu tiền ba năm trước, nói nghiêm túc là tái phạm.

Hành vi ấy gây bão dư luận, nhơ nhuốc cho giáo hội quốc doanh. Nếu nghiêm túc theo pháp giới thì giáo hội phải cho Sư Ba Vàng làm lễ Tần Suất hoàn tục về đời phát triển sự nghiệp kinh doanh. Ấy vậy mà ngay cả tiến sĩ Nhặt Tiền cũng chỉ mới dám khều nhẹ là “làm không đúng”. Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chỉ dám nói là chưa chuẩn.

Về mặt xã hội, đây là vụ lợi dụng tôn giáo trục lợi đình đám tầm cở quốc gia nhưng ông Phạm Tuấn Đạt – chủ tịch UBND TP Uông Bí – chỉ cử đoàn kiểm tra của TP, kiểm tra hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa Ba Vàng, đi kiểm tra thường niên. Đoàn đề nghị chùa Ba Vàng rút kinh nghiệm trong việc đưa các video lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt.

Ngoài ra, đoàn cũng đề nghị nhà chùa gỡ bỏ video về lễ sớt bát cúng dường trong ngày lễ Vu lan tổ chức ngày 7-8 (tức 10-7 âm lịch) trên mạng xã hội. (9)

Rõ là lần xáp chiến này Nhặt Tiền thua trắng mắt dù cho sai phạm lợi dụng tôn giáo để trục lợi với hơn 10.000 người của Ba Vàng là có thật, chứ không phải là vụ “bắt quả tang” ấm ớ không vật chứng nhân chứng như vụ Tịnh Thất Bồng Lai. Lời mắng chửi kẻ vạch của Thích Ba Vàng nặng gấp triệu lần mấy chữ như con bò.

Không phải công an Uông Bí, Quảng Ninh non nghiệp vụ, hoặc kém nhiệt tình hơn công an Đức Hòa. Vấn đề là đồng chí Nhặt Tiền tuổi hạ tuy cao nhưng tuổi đảng chưa chắc đã bằng, chức đạo đã lên đến Thượng Tọa nhưng cấp hàm chưa chắc bằng đại tá Ba Vàng. Cùng làm nhiệm vụ lừa đám dân mê tín gom tiền nhưng sứ mạng đồng chí Ba Vàng quan trọng hơn, trấn nhậm biên giới hải đảo.

Ngay đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn ú ớ không biết Ba Vàng trực thuộc chi bộ nào. Chủ tịch TP Uông Bí khóa trước còn không biết thùng tiền Ba Vàng lớn nhỏ. Chủ Tịch TP Uông Bí đương nhiệm chỉ dám thỏ thẻ yêu cầu rút kinh nghiệm. Chứng tỏ uy thế Ba Vàng là rất lớn, nhiệm vụ Ba Vàng là quan trọng. Cấp trên chống lưng cho Ba Vàng càng quan trọng hơn. Nhặt Tiền càng cố đấm ăn xôi, càng dễ bị quy tội làm mất đoàn kết nội bộ. Với đảng, mất đoàn kết nội bộ rất dễ vô lò!
_______
Chú thích:
1- https://zingnews.vn/chua-ba-vang-to-chuc...40061.html
2- http://www.vsam1040.com/vi-vn/tin-tuc/ti...accine-noi
3- https://www.facebook.com/ThayThichTrucTh...eV5csoBrCl
4- https://baotiengdan.com/2022/08/18/biem-...-cao-tang/
5- https://lifehub.vn/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-len-tieng-vu-cung-duong-o-chua-ba-vang-136108
6- https://vnexpress.net/tru-tri-chua-ba-va...52319.html
7- https://www.baogiaothong.vn/nhung-su-tha...15220.html
8- https://vietnamnet.vn/tt-thich-thanh-quyet-toi-rat-buon-xin-nhan-trach-nhiem-vu-chua-ba-vang-516581.html
9- https://soha.vn/chua-ba-vang-go-bo-video-chu-tang-ni-nhan-tien-trong-le-vu-lan-20220816151125494.htm

/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/22/dong-...hi-bo-nao/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#2
Chuyện "thầy Minh - thầy Từ"


Thầy Minh – thầy Từ

Nguyễn Tiến Tường
18-8-2022

Thầy Minh sư, thầy Từ cũng sư. Thầy minh trọc đầu thì thầy Từ cũng không có tóc. Thầy Minh mặc áo cà sa thì thầy Từ cũng nam mô a di đà Phật. Thầy Minh thượng toạ thì thầy Từ cũng ngồi cao. Một bên toả hào quang neon, một bên lung linh đèn led.

Thầy Minh chủ tiệm Ba Zàng uy trấn đất Bắc thì thầy Từ thống lĩnh Giác Ngộ hùng cứ phương Nam. Tưởng đâu nước sông không đụng nước giếng, thế nhưng nhân tại sân chùa thân bất do kỷ, đao kiếm zô tình xui rủi hai thầy choảng nhau.

Thầy Từ nói thầy Minh khất thực tại chùa là sai mất rồi!

Thầy Minh phản phé: Chớ sao nhà ông khất thực, nhận tiền tận bên Lào thì ông không nói?

[Image: Thich.jpeg]Ảnh chụp màn hình

Thật không hổ danh là các bậc đại đại cao thủ. Thầy Minh ra một chiêu vừa ngọt sắc vừa êm ái, khác nào nhất dương chỉ họ Đoàn. Thầy Minh nghiêm mặt đón lấy, hoá giải dễ dàng, lại tung hấp tinh đại pháp gia tăng cường độ trả chưởng về phía đối phương.
Trận này nhắm chừng vài trăm hiệp chắc chưa phân thắng bại. Ngân lượng náo loạn tăng lữ, rung chuyển chúng sinh, rúng động ta bà, thật muôn phần thống khoái.

Theo như tiểu sinh thấy, thầy Minh thiệt có sai rồi. Bởi vì khất thực thì thầy phải ra giữa nhân gian mà xin, thậm chí thành tâm còn phải nhất bộ nhất bái. Thầy ôm bình bát đứng giữa chùa rồi mời chúng sinh đến quỳ dâng tiền, khác nào thu hụi.

Còn thầy Từ thì cũng siêng năng vô độ, khất thực mà đi đến tận bên Lào, khác nào đánh bắt xa bờ.

Thầy Từ chê thầy Minh thiệt phải, thầy Minh mắng thầy từ cũng chuẩn không sai.

Như thế thì các thầy phải đi đến tận cùng để đại chúng được tận tường chân lý. Có câu một nước không thể hai vua, một rừng đâu thể hai cọp, một đạo sao có thể hai trùm!

Nếu cần thiết, các thầy nên cho dàn quân bem nhau một trận cho tỏ mặt anh hào. Làm sao đó cho cơn vui này dài hơn thì chúng sinh cám ơn lắm, chớ đời nhạt quá mà.

Vả chăng, từ thuở có càn khôn tam cõi tới giờ và miên mãi về sau, làm sao có dịp thứ hai được thưởng lãm các bậc cao tăng đại chiến.

Bem tới đi hai thầy, đừng có nhùng, mất dzui !

/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/18/thay-minh-thay-tu/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#3
“Shark tăng” cãi nhau và hành động của chúng ta

Dương Quốc Chính
18-8-2022

Nhiều anh em bảo rằng hai thầy Nhật Từ và Thái Minh đều là sư quốc doanh chửi nhau là hiểu rất sai bản chất vấn đề. Cùng dòng thì không bao giờ cãi nhau vậy đâu. Mình phân tích ở đây với vai trò là người quan sát nhé. Nên anh em con nhang, đệ tử đừng có húc mình, phải tội.

Về tương quan lực lượng

Thầy Từ là quan chức trong Giáo hội Phật giáo (GHPG), nhiều chức lắm, đại khái chức vụ to nhất là Phó (một số) Ban của GHPGVN. Thầy có học vị Tiến sĩ triết học, đào tạo sau Đại học ở Ấn Độ, đang là Viện phó thường trực của Học viện phật giáo Việt Nam tại HCM, thầy học ĐH Sư phạm TP.HCM với hệ Vừa học vừa làm rồi sang Ấn Độ du học. Nói chung là rất nhiều tem nhãn, viết rất nhiều sách về Phật giáo. Có thể nói là thầy Nhật Từ là một nhà lý luận Phật học của bên GHPG. Có lẽ thế nên thầy hay được giao nhiệm vụ lên tiếng về vụ này vụ kia liên quan đến phật giáo. Nói gì nói, thầy Từ là người nhà nước, gọi tắt là quốc doanh cũng được!

Thầy Minh thì nguyên là giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân trước khi xuất gia. Thầy xuất gia khá muộn, sau khi đã đi làm mấy năm, nói chung tem nhãn ở bên Phật giáo chưa có gì đáng kể, mới là đại đức thôi, không hoành tráng được như thầy Từ. Đổi lại thầy Minh lại có đầu óc kinh tài mà hầu hết sư sãi khác không thể có. Thầy tách khỏi chùa Yên Tử để nhận làm trụ trì chùa Ba Vàng, ban đầu chỉ bé như cái am nhỏ, rồi biến chùa Ba Vàng thành cơ ngơi hoành tráng như giờ (nghe nói tổng mức đầu tư tầm 500 tỷ đồng). Do một tay thầy gọi vốn để gây dựng. Vì thế gọi thầy là shark tăng cũng không ngoa.

Thầy Minh cũng từng làm phó Ban Truyền thông của GHPG Việt Nam, coi như từng có chức vụ ngang thầy Từ dù tem nhãn không bằng. Hai thầy đụng nhau ở chỗ đều có năng lực truyền thông. Thầy Từ thì xuất phát điểm là nhà lý luận hàn lâm của Giáo hội còn thầy Minh thì cũng có năng lực truyền thông, có khả năng làm truyền thông theo lối thương mại rất tốt, dù tem nhãn trong ngành là vớ vẩn thôi. Đại khái shark Minh là dòng thực chiến, đấu với Tiến sĩ Từ là dòng hàn lâm!

Tuy nhiên, sau vụ Oan gia trái chủ thì thầy Minh bị lột sạch chức vụ trong Giáo hội Phật giáo, chỉ còn là một đại đức (là cấp nhỏ nhất của phật giáo), lẽ ra phải thành thượng tọa rồi. Nhưng chức trụ trì chùa Ba Vàng thì người ta không lột được, vì chùa này do thầy tự gây dựng, không phải là bất động sản (BĐS) của giáo hội. Vì thế có thể gọi chùa Ba Vàng là chùa tư nhân cũng được, khác với chùa Giác Ngộ của thầy Từ là nằm trong hệ thống quốc doanh. Thầy Từ mà bị kỷ luật là có thể out khỏi chùa luôn! Khác biệt ở chỗ đó.

Ba Vàng thì vì là chùa tư nhân nên có thể linh hoạt trong hoạt động tu tập kết hợp kinh doanh. Còn chùa Giác Ngộ của thầy Từ thì nằm trong hệ thống nhà nước nên không được tự do như vậy. Cuộc chiến lý luận giữa hai thầy nó y chang như công ty nhà nước đấu với công ty tư nhân dù cùng bị chi phối bởi luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước thì quy trình phức tạp, nội quy lằng nhằng. Doanh nghiệp tư nhân thì con dấu bỏ túi, hoạt động linh hoạt. Nên khi hai công ty cạnh tranh nhau trên thị trường thì sẽ bộc lộ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bên. Công ty nhà nước thì có nhà nước bảo trợ, công ty tư nhân thì có tiền trợ giúp. Đại khái như Hòa Bình, Conteccon đập nhau với Vinaconex hay Sông Đà trong ngành Xây dựng thôi!

Mình thì rất mong các shark đập nhau để nó lòi ra các chuyện hay ho cho nhân dân và Phật tử xem chơi. Thầy Minh nên mạnh dạn vận động để tách ra lập Giáo hội riêng cho nó tự do hoằng dương Phật pháp! Hai giáo hội cạnh tranh nhau để thu hút phật tử thì Phật giáo mới phát triển được.

Chùa nhà nước hay chùa tư nhân thì cũng vẫn phải kiếm tiền thôi, nên thầy nào cũng phải kêu gọi cúng dường cả. Các thầy cứ việc chiến nhau, kiện nhau càng tốt, qua đó mới biết bên nào hay, dở hoặc cả hai cùng dở!

/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/18/shark...-chung-ta/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#4
Đại chiến cao tăng: Cứu Thái Vong, “Hải cẩu” thành Hồ làm hộ pháp


Chu Mộng Long
21-8-2022

(Phỏng kiếm hiệp của Kim Dung)

Sau khi Quan Ngại công nương xuất chiêu Sư tử hống, cả Giáo hội Thiếu Lâm lẫn Thích Thái Vong đều bị ù tai, cả hai phe lặng lẽ rút lui về chùa dưỡng thương. Đại hội quần hùng võ lâm bị hoãn lại.

Nhưng giới Phật tử bắt đầu làm loạn. Em biết tin ai bây giờ? Đâu là chính giáo, đâu là tà giáo trong thời buổi đen trắng bất phân? Có người truy ba điều luật thế tục,

1) Tội hành nghề mê tín dị đoan,
2) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
3) Tội trốn thuế, để ép triều đình ra tay với Bắc Thiếu Lâm.

Triều đình không sợ thánh tăng, ma tăng thì chí ít cũng sợ dân loạn. Vả lại, đến lúc triều đình lẽ nào chỉ vì tiền nhổ lông vịt mà để cho tín ngưỡng tôn giáo có sức mạnh hơn lý tưởng thờ vua.

Thích Thái Vong dẫu có luyện thành tất cả các loại tuyệt kỹ võ công cũng khó đối phó với trùng vây của quan quân triều đình. Nguy cơ Bắc Thiếu Lâm bị vây khốn.

Đúng lúc đó, tại đất phương Nam, nơi thống trị của Nam Thiếu Lâm xuất hiện con Hải Cẩu, tay cầm điện thoại Vertu đính hơn 100 hạt kim cương, uy lực gấp 10 lần chiếc điện thoại của cao tăng Thích Nhặt Tiền. Thân Hải Cẩu tuy béo lùn, nhưng công lực mạnh hơn cả Sư tử hống:

– Nhân danh nhà từ thiện, tại hạ công bố cho thiên hạ biết, đức Thích Thái Vong chí tôn không vi phạm pháp luật. Ngài không truyền bá mê tín dị đoan. Cứ nhìn mặt ngài đẹp đẽ phương phi thì biết! Ngài cũng không lừa đảo. Cứ nhìn ảnh chân dung của ngài trên ban thờ, hào quang rực rỡ như mặt Phật, nhà nhà tôn thờ, người người tôn thờ thì biết! Ngài cũng không trốn thuế. Cứ nhìn học vị của ngài, nhà tu học kiêm nhà kinh tế học thì biết!


[Image: Anh-chup-Man-hinh-2022-08-22-luc-10.33.46.png]
Ảnh chụp màn hình Facebook Đoàn Ngọc Hải

Đúng là anh hùng xuất thiếu niên, trăm năm mới có một lần. Miệng lưỡi mạnh hơn cả đạn bom, làm run sợ cả lầu năm góc.
Hải Cẩu gốc là mệnh quan triều đình, có bằng lý luận cao cấp. Nay thêm lý luận Phật pháp, Ma pháp nữa nên công lực siêu phàm. Thích Thái Vong mừng hơn bắt được vàng. Có được Hải Cẩu làm hộ pháp, Bắc Thiếu Lâm có được tấn vàng chứ đừng nói chỉ có ba vàng. Thích Thái Vong a lô cho Hải Cẩu:

– Ngươi đang ở đâu?

– Đang lái xe chở bệnh nhân – Hải Cẩu đáp.

Hải Cẩu sau khi cẩu các loại xe, cẩu gánh hàng rong của các cụ bà nghèo khổ, cẩu luôn cả ô tô của quan lại từ thành Hồ về nhốt trong rừng U Minh, bị quan lại thành Hồ nổi giận cách chức thì bỏ ra đứng đường làm từ thiện. Hải Cẩu lấy tiền trong cái vụ tranh chấp thị phần giữ xe tậu chiếc ô tô cứu thương để làm nhiệm vụ chính trị lớn lao sau khi bị cách chức. Mỗi khi chở bệnh nhân, Hải Cẩu không lấy tiền mà truyền bá Phật pháp-Vong pháp cho bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân không cần đến bệnh viện chữa bệnh nữa mà kéo nhau ra Bắc Thiếu Lâm để được trục vong, giải nghiệp.

– Té ra, lâu nay ngươi nhờ hút máu mủ bệnh nhân mà có được công lực uy chấn thiên hạ? Nếu ngươi chịu làm hộ pháp cho ta, ngươi sẽ chỉ dưới một người, trên muôn người – Thích Thái Vong vừa khen vừa chiêu dụ.

Được lời như cởi tấm lòng, Hải Cẩu nhảy cẫng đến mức chiếc ô tô đang cứu thương cũng dựng đứng lên, chỉ còn chạy hai bánh, điệu nghệ hơn cả bọn cô hồn anh hùng xa lộ:

– Ám nhiên tiêu hồn chưởng, Càn khôn đại na di, Hấp tinh đại pháp… mà ngài đang có được cũng từ máu mủ các bệnh nhân mà tại hạ hiến cho đấy!

Nói đoạn, Hải Cẩu phóng xe băng băng từ thành Hồ ra Bắc, mang theo cả đàn bệnh nhân.

Biết được Hải Cẩu đầu quân làm hộ pháp cho Thích Thái Vong, Thích Nhặt Tiền và cả Giáo hội Thiếu lâm kinh hãi. Bèn phái một đội cao thủ mai phục dọc đường tấn công Hải Cẩu.

Hải Cẩu chủ quan, cứ thênh thênh vượt đèo ra Bắc. Trên đường đi, gặp bao nhiêu ăn mày, người bệnh, Hải Cẩu đưa hết lên xe vừa đi vừa dùng lý luận cao cấp tuyên truyền: “Càng nghèo, càng bệnh tật, càng phải cúng dàng thì mới hết nghèo, hết bênh tật”. Ai ai cũng tin tuyệt đối, xem Hải Cẩu là bồ tát sống.

Trên đường vắng lặng, nhân gặp một đám cưới đi qua chặn ngang xe Hải Cẩu. Nhìn đám cưới, Hải Cẩu chợt nhớ vợ, nhớ bồ, vừa lái xe vừa bóp còi hụ hụ và nghêu ngao hát:

– Gió thu lạnh khêu lửa hồng sưởi ấm. Rượu lưng bầu lạnh vẫn thấm buồn tim. Yêu đơn phương lòng chở nặng ưu phiền. Tình tuyệt vọng biến anh thành Hải Cẩu…

Đúng lúc đó, đoàn đám cưới đột nhiên hiện nguyên hình các cao thủ với Thập bát đồng nhân trận tấn công vào xe Hải Cẩu. Hải Cẩu bị tấn công bất ngờ, mất tay lái, toàn bộ xe bị lật xuống đèo. May mà Hải Cẩu kịp vận Lăng ba di bộ thoát ra khỏi xe và chạy biến. Toàn bộ bệnh nhân và ăn mày trên xe chết sạch. Máu mủ vương vãi.

Chờ các cao thủ bỏ đi thì Hải Cẩu mới quay lại hút toàn bộ máu mủ bệnh nhân, người ăn mày rồi một mình chạy bộ ra Bắc.

Chưa biết rồi Hải Cẩu có gặp được Thích Thái Vong không, hồi sau phân giải.


/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/22/biem-...m-ho-phap/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#5
(2022-08-26, 05:32 AM)005 Wrote: Đại chiến cao tăng: Cứu Thái Vong, “Hải cẩu” thành Hồ làm hộ pháp


Chu Mộng Long
21-8-2022

(Phỏng kiếm hiệp của Kim Dung)


Đúng lúc đó, tại đất phương Nam, nơi thống trị của Nam Thiếu Lâm xuất hiện con Hải Cẩu, tay cầm điện thoại Vertu đính hơn 100 hạt kim cương, uy lực gấp 10 lần chiếc điện thoại của cao tăng Thích Nhặt Tiền. Thân Hải Cẩu tuy béo lùn, nhưng công lực mạnh hơn cả Sư tử hống:

Nhân danh nhà từ thiện, tại hạ công bố cho thiên hạ biết, đức Thích Thái Vong chí tôn không vi phạm pháp luật. Ngài không truyền bá mê tín dị đoan. Cứ nhìn mặt ngài đẹp đẽ phương phi thì biết! Ngài cũng không lừa đảo. Cứ nhìn ảnh chân dung của ngài trên ban thờ, hào quang rực rỡ như mặt Phật, nhà nhà tôn thờ, người người tôn thờ thì biết! Ngài cũng không trốn thuế. Cứ nhìn học vị của ngài, nhà tu học kiêm nhà kinh tế học thì biết!

/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/22/biem-...m-ho-phap/

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Nguyễn Phương Mai
23-8-2022

Tôi vốn có chút cảm tình với ông Đoàn Ngọc Hải khi thấy sau khi rời chiếc ghế quyền lực, ông khá chuyên tâm vào các hoạt động từ thiện vì cộng đồng. Tuy nhiên, những nhận định của ông về sư Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng khiến tôi vô cùng băn khoăn (1).

Cụ thể, ông cho rằng:

1. CHỈ CẦN NHÌN KHUÔN MẶT THẦY là có thể phán quyết xem nhà sư có chiếm đoạt tiền từ thiện và phạm giới quan hệ xác thịt với Phật tử không.
2. CHỈ CẦN NHÌN KHUÔN MẶT HOAN HỈ CỦA PHẬT TỬ là biết nhà sư có giỏi pháp lý nhà Phật hay không.
3. CHỈ CẦN NHÀ SƯ KHÔNG ÉP BUỘC thì việc Phật tử quỳ lạy nhà sư không có gì phải bàn cãi.

Thứ nhất, việc ta thỉnh thoảng đem nhan sắc ra để đánh giá phẩm chất con người là một phản xạ tự nhiên. Trong thế giới động vật, một vẻ ngoài đẹp đẽ là tín hiệu tốt để kết hợp nguồn gien, duy trì nòi giống.

Tuy nhiên trong thời hiện đại, “ngoại hình” có thể biến đổi, chỉnh sửa, luyện tập, hoặc thao túng. Nó không nhất thiết là tín hiệu của “chất lượng con người”. Nhan sắc và phẩm chất con người đã trở thành hai phạm trù không mấy liên quan.

Bất chấp thực tế đó, vì có gốc tiến hoá, ngụy biện kiểu “con lợn có béo thì lòng mới ngon” là một định kiến khó tẩy sạch. Đó là sự rơi rớt sau nhiều ngàn năm SẮC ĐẸP NGOẠI HÌNH đóng vai trò là tín hiệu của sự TỐT ĐẸP NỘI HÀM.

Thế thời thay đổi và chúng ta đang trong kỳ chuyển tiếp. Sự thiên vị vẫn có, nhưng ta có thể cố gắng coi đó là một suy nghĩ riêng tư, định kiến vô thức. Ta có thể vượt qua “bản năng”, và dùng “bản lĩnh” nhận thức của loài người có thể hạn chế mặt tiêu cực, ngăn cản định kiến biến thành hành động, cho rằng cứ “đẹp người” là đương nhiên “đẹp nết” (2).

Điều này quan trọng khi ta vô thức phán xét về con người trong cuộc sống hàng ngày. Điều này trở thành lẽ sống còn nếu đó là những phán xét liên quan đến pháp luật, tội phạm, luân thường đạo lý và sinh mạng của kẻ khác.

Sự nông cạn của ngụy biện “dựa vào vẻ bề ngoài” (appeal to beauty) khiến ít ai còn “nhìn mặt mà bắt hành dong”, nhất là nó liên quan những chuyện động trời như việc phán xét xem liệu nhà sư có chiếm đoạt tiền từ thiện và quan hệ tình dục với Phật tử hay không.

Thứ hai, sự hoan hỉ của chúng sinh chưa chắc đã là thước đo chất lượng của nhà sư.

Một người lãnh đạo giỏi có được sự tung hô của quần chúng rất có thể chỉ là một nhà lãnh đạo dân túy. Những điều họ nói ra thuận tai thiên hạ, nhưng không chắc đã có tác dụng thực tế cũng như kết quả lâu dài.

Chính vì vậy, dân chủ là một thể chế văn minh nhưng chưa hoàn hảo. Ngụy biện “dựa vào quần chúng” (ad numerum) khiến “đa số thắng tiểu số” vẫn là một vấn nạn của thể chế dân chủ. Trong một số trường hợp, nó cho phép việc lấy thịt đè người, tạo lý do cho đám đông bịt miệng và lấn át những tiếng nói khác trong xã hội.

Lịch sử đã chứng kiến vô số lãnh tụ dù có sự tiền hô hậu ủng của đại bộ phận dân chúng nhưng về bản chất là những tên tội phạm chiến tranh, những nhà độc tài man rợ, hay những giáo chủ biến THẦN QUYỀN thành TÀ QUYỀN để thao túng nỗi sợ hãi của chúng sinh.

Thứ ba, việc quỳ lạy một người bề trên là nét văn hóa đăc trưng của một số cộng đồng. Ví dụ, việc quỳ lạy nhà sư, hoàng gia, cha mẹ và thầy cô giáo ở Thái Lan và một số nước Nam Á là điều hoàn bình thường.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quỳ lạy ấy là BẤT THƯỜNG. Ta không thể đem cái bình thường của kẻ khác để giải thích cho cái bất thường của chính mình.

Việc ông Hải dùng các bức ảnh quỳ lạy ở Thái để thanh minh cho việc một số Phật tử Việt Nam quỳ lạy nhà sư là không thực sự tương đồng. Thử tưởng tượng một trường học ở Việt Nam tổ chức cho học sinh đồng loạt quỳ lạy thầy cô để tạ ơn dạy dỗ như ở Thái, liệu ông Hải có còn coi đó là chuyện không cần bàn cãi?

Với nhà sư Thái Minh, ông ta chắc phải hiểu việc Phật tử, đôi khi đáng tuổi cha mẹ quỳ sụp xuống chân mình mà vái lạy không phải là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Việc quỳ lạy cũng không phải một nét đặc trưng của Phật giáo tại Việt Nam.

Phật giáo mỗi vùng miền và quốc gia có một cách thực hành khác nhau. Khó có thể nói vì đạo Phật nguyên thủy có quỳ lạy nên khi du nhập vào Việt Nam quỳ lạy là chuyện đương nhiên. Ngược lại, khi vào Việt Nam, nó biến đổi để phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Tôn giáo không bao tách rời văn hóa mà luôn chịu ảnh hưởng của văn hóa bởi đó là tương tác hai chiều.

Dù quỳ lạy nhà sư không phải là truyền thống hay đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, ông sư Thái Minh vẫn để điều đó xảy ra. Cá nhân tôi cho rằng đó là một hành động thiếu tế nhị. Hình ảnh của ông sư đó hẳn sẽ đẹp hơn nhiều nếu ông cúi xuống đỡ người Phật tử đứng dậy.

Sâu xa hơn, một số người cho rằng đó có thể là một hành động vô thức. Nhà sư có lẽ vẫn còn chút sân si, muốn thỏa mãn cái tôi quyền lực khi thấy mình được tôn thờ.

Như vậy, ba lý lẽ của ông Đoàn Ngọc Hải đưa ra đều có thể coi là ngụy biện. Là một cựu lãnh đạo cấp cao trong bộ máy thống trị, từng nắm trong tay quyền sinh quyền sát, mỗi phán quyết của ông ảnh hưởng tới sinh mạng và cuộc sống của nhiều triệu người. Chính vì vậy, ông có trách nhiệm đưa ra ý kiến dựa vào PHÁP LUẬT, KHOA HỌC và LỢI ÍCH TỔNG THỂ của xã hội chứ không phải là vẻ bề ngoài của một con người.

Dù không còn đương chức, cách ông lý giải và nhìn nhận cuộc sống như vậy khiến nhiều người có thể đặt câu hỏi về chất lượng lãnh đạo của ông trong quá khứ. Tuy là một khái quát vội vã, phát ngôn của ông vẫn thật là một điều đáng tiếc.

Cuối cùng, mấu chốt của vấn đề là gì?

Tôi xin chia sẻ lại câu chuyện của chính mẹ mình, một người suốt hơn chục năm trời com cóp tiền đi cúng dường cho các chùa từ Nam chí Bắc. Nhà tôi chả giàu có gì, nên ai nhìn cũng xót. Nhưng cụ nhất định lao vào như thiêu thân. Chỉ mới cách đây vài năm mẹ tôi mới tỉnh ngộ khi nhận ra rằng bao năm qua bà đã bị lưà. Một phần lớn số tiền mà bà ky cóp được là để… xây nhà cho sư.

Vậy nên, điều đáng mổ xẻ và soi xét phải là việc sư Thích Trúc Thái Minh và sư Thích Nhật Từ cãi nhau về việc cúng dường thế nào cho hợp lý. Đặc biệt là sư Minh vốn có nhiều thị phi về tiền bạc, nhiều đến mức dân gian đặt tên cho cuộc đấu khẩu này là “Shark Tăng đại chiến” (4).

Câu hỏi chúng ta cần làm cho ra nhẽ là: Có hay không chuyện xây chùa để rửa tiền? Đất cấp cho chùa với mục đích tâm linh có hợp lý không hay phải coi là mục đích kinh doanh? Liệu đã đến lúc nên coi chùa và dòng tiền khổng lồ từ cúng dường không phải đóng thuế là một loại hình doanh nghiệp? Ai là người chịu trách nhiệm thanh tra kiểm tra và công khai cho công chúng sự minh bạch của chùa và dòng tiền khổng lồ đó? Tại sao cho đến bây giờ những hình thái kiếm tiền phi Phật giáo như cúng sao giải hạn vẫn diễn ra như chuyện thường ngày, thậm chí cả với những chùa kiểu mẫu như chùa Quán Sứ?

Trong nhiều năm qua, báo chí trong nước đã liên tục lên tiếng về những vấn đề này. Các đại biểu quốc hội đã đề cập đến việc kiểm soát dòng tiền công đức, làm kinh tế núp bóng chuà chiền. Cụ thể hơn là trường hợp Đại đức Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, sau khi bị tố “gạ tình nữ phóng viên” đã xin được hoàn tục với khối tài sản cá nhân khổng lồ 200-300 tỉ đồng (3).

Tiếp theo, điều đáng mổ xẻ và soi xét còn là những câu hỏi sâu xa hơn như: Phật giáo ở ta đã bị méo mó như thế nào khi mà người ta tin rằng Phật ban phước cho những kẻ đánh nhau chen nhau xô đẩy nhau để CƯỚP lộc?

Tư tưởng Phật giáo đã bị biến thái kiểu gì mà người đi chùa toàn cầu tiền, cầu quyền, cầu danh lợi và trả thù – toàn những thứ mà chính Đức Phật khuyên ta nên từ bỏ?

Một vài lần tiếp xúc với các nhà sư tôi cũng thấy phát khiếp bởi sự trịnh thượng, cao ngạo đến lố bịch của họ quanh những đệ tử có khi đáng tuổi cha mẹ họ nhưng một dạ hai vâng. Đỉnh điểm của sự thất vọng là khi tôi trực tiếp nhìn thấy một nhà sư bắc thang … trèo lên bàn thờ để vớt tiền phúng rớt vào trong lư hương.

Với những nhà sư tư bản tôi quan sát thấy ở Việt Nam, cảm giác rõ nhất là chứng kiến một tầng lớp THỐNG TRỊ TÂM LINH đang dần dần thành hình. Bằng sự kết nối với “cõi trên”, họ có quyền lực mạnh hơn cả công an và đảng cầm quyền. Những nhà chính trị theo tư tưởng cộng sản khi xưa theo đường lối vô thần, gạt bỏ hoặc phê phán tôn giáo bao nhiêu thì thời nay, một số kẻ lại khúm núm như những đứa trẻ nghe cha mẹ dạy bảo bấy nhiêu.

Sự mê tín dị đoan, sự bất trắc của cuộc sống, sự thiếu niềm tin vào một hệ thống công lý càng khiến cho nỗi lo sợ ấy bao trùm tới cả chúng sinh. Khi người ta càng sợ, người ta càng cuống quýt bấu víu vào một thế lực siêu phàm nào đó.

Ở Việt Nam, thế lực ấy có một nẻo đi qua tay các nhà sư. Nhưng nếu có kẻ coi đi tu là một nghề, thì hoá ra ta đang biến nỗi sợ hãi của mình thành năng lượng làm giàu cho kẻ khác hay sao?

***

Phật tại tâm. Đừng xin Phật điều gì, vì Phật làm gì có mà xin. Hãy xin chính bản thân mình.

Phật tại tâm. Cũng chẳng cần cúng Phật điều gì. Phật có cần gì đâu mà cúng. Nếu muốn giúp đời, không nhất thiết sự giúp đỡ ấy phải đi qua cửa chùa, nhất là một ngôi chùa nhiều thị phi.

Chẳng có một tôn giáo nào hào phóng như đạo Phật, ban cho ta quyền lực trở thành chính một vị Phật mà ta cần cúi lạy.

/* nguồn: https://baotiengdan.com/2022/08/23/con-l...-moi-ngon/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply