Chết Dại
#16
(2022-08-25, 01:56 AM)005 Wrote:   Anh đừng suy bụng ta ra bụng người. Mỗi người có một trình độ văn hóa nhất định tính luôn trong lĩnh vực tôn giáo. Lê Thanh Phong không thể tri ân ông Toại Khanh rồi bắt người khác phải theo ý tưởng của Lê Thanh Phong.  Shy

Ủa, tôi bắt người khác nghe theo tôi lúc nào?

(2022-08-25, 01:41 AM)005 Wrote: PS: Sẵn đây tôi có câu hỏi khá riêng tư, Lê Thanh Phong có thể trả lời hoặc không. Chữ ký là của riêng mình. Khi anh mang chữ ký là quảng cáo cho trang của ông sư Toại Khanh làm hành trang cho riêng mình, anh nghĩ gì?  Hay là anh là sư Toại Khanh chăng? ;-)

Tôi để links trong chữ ký để tiện cho riêng tôi, chỉ cần click vào đó là tôi có bài của Sư đọc ngay.
Reply
#17
(2022-08-25, 02:02 AM)LeThanhPhong Wrote: Ủa, tôi bắt người khác nghe theo tôi lúc nào?


Tôi để links trong chữ ký để tiện cho riêng tôi, chỉ cần click vào đó là tôi có bài của Sư đọc ngay.

Thầy 5 nổi tiếng là khó chịu, hay bắt bẻ; anh Phong đừng thèm để ý. Lol

Reply
#18
Đã lâu lắm mới nghe lại cái chữ Phê bình, đặc biệt là với một người sống trong nước như tôi, chữ ấy gần như nghe hằng ngày, nhưng thú thật, khi tham gia sinh hoạt trên một d/đ hải ngoại, tôi luôn dặn lòng mình sẽ cố gắng tránh dùng hai chữ ấy và nhiều chữ khác mà mình thấy không hợp, bởi mấy chữ ấy xuất phát từ ai thì ai cũng hiểu rồi. Rồi còn nghe chữ Phản biện, rồi Bình luận. Nghe xong tự bảo mình cũng cần nên nói lên một chút suy nghĩ riêng, có thể tạm cho là phản biện, bình luận hay phê bình gì cũng được. Tùy.
 
1/ Phản biện, phê bình, bình luận hay tranh luận vì cái gì?. Và với ai?. Cái này khỏi phải nhắc, bởi ai cũng thấy rõ câu chuyện ở đây rồi. Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta gặp phải những vấn đề khá trái ngược với ý muốn, với sở thích, với quan điểm riêng của mình, thế nên việc phản ứng lại bằng một cách ôn hòa là buộc mình phải lên tiếng nói, dùng lý lẽ để phản biện lại luôn là điều cần thiết để bảo vệ lập trường của mình, sở thích, quan niệm... của mình, điều ấy không ai cấm được, bởi có thể viện dẫn ra việc tự do ngôn luận mà mình xứng đáng được hưởng, nhất là nơi mình đang sống luôn cổ vũ cho điều ấy. Tuy nhiên nếu lạm dụng quyền tự do ấy một cách quá đáng, thiếu kiềm chế để dẫn đến việc chỉ trích, chê bai một cá nhân mà mình muốn phản biện thì lại là một câu chuyện khác. Người văn minh thường không dùng việc đã kích cá nhân, không sa đà vào cuộc sống riêng tư của họ rồi mang ra dẫn chứng cho những phản biện của mình. Người kém văn minh thì không nói, có thể với họ đó là một phương án tối ưu để họ xử dụng. Có thể sẽ nói, anh/chị/sư/thầy/cha... hơn ai mà dám giảng dạy cho người khác về cách sống, về cách tư duy, về cách nhìn một sự việc rồi kết luận nó như thế, như thế?. Khi đã đặt ra một câu hỏi như vậy, rõ ràng họ đã tự nhận tư cách của mình kém cỏi hơn người mà họ muốn phản biện rồi. Người ta vẫn thường bảo, bỉ tư tưởng chứ không bỉ cá nhân, nghĩa là anh có quyền phê bình phản biện, bình luận gì đó với cái suy nghĩ, cái tư tưởng, cái quan niệm, cái vấn đề mà người kia đưa ra chứ không nên lôi cái tư cách cá nhân của người đó ra mà dè bỉu, chỉ trích. Một hành động không được đẹp lắm trong một cuộc tranh luận mà không ít người đã và đang vướng phải.
 
2/ Giờ nói về việc tại sao cần phải phản biện, phê bình hay bình luận gì đó vậy. Cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng có một sự ganh tỵ hay ghen ăn tức ở (tiếng lóng của con nít gọi là GATO) ở đây thì phải?. Bởi nhìn kỹ ta sẽ thấy hai thái cực khác nhau hoàn toàn ở đây.
 
- Một bên là một vị sư với cách viết rất KHIÊM, HÒA, ung dung, có đôi lúc ông còn tự nhận mình còn nhiều thiếu sót, còn nhiều sân si trong mình nhưng vẫn nêu lên được cái mình thấy, cái mình cảm nhận được về một đề tài xã hội, về một vấn đề mọi người đang quan tâm, thậm chí cón viết được rằng bản thân mình vẫn còn nhiều háo hức khi thấy người ta dẫn nhau đi bắt ghen gì đó trong bài viết ở trên, nhưng từ sâu trong thâm tâm vẫn nghĩ những cái ấy sẽ không diễn ra thật, hoặc mong cho nó nhẹ nhàng đi nữa kìa. Ít ai nhận thấy cái tâm tốt đẹp ấy. Và dẫu cho những nhận xét, giảng giải của ông ấy có sai với ý của mình, không hợp với mình đi nữa thì tại sao không nhắm thẳng vào vấn đề ấy mà trao đổi mà đi kết luận vội vàng rằng ông ấy đang mỵ dân, đang nói những lời vô ích, chỉ cốt làm cho người khác tin theo?. Chưa kể việc ngang ngược khi bảo rằng hễ ai nghe theo lời ông ấy nói, cho rằng lời nói ấy đúng thì đều là một lũ cuồng tín?. Có lẽ do chưa hiểu nghĩa của chữ cuồng tín chăng?. Hay là mình đang cuồng tín?. Không ai có quyền dạy người khác đừng nên tin theo một ai đó bởi nói như thế thì hai chữ NIỀM TIN nó sẽ biến mất trong tự điển, mọi tôn giáo trên thế gian này sẽ biến mất trong vòng ba mươi giây ngay. Tôi không tin Ngài, tôi không tin anh bạn tôi, không tin chị kia, không tin vào gia đình tôi thì tôi phải tin ai đây?. Tin anh à?. Xin lỗi đi, còn khuya...
 
- Một bên ngược lại luôn là tấm gương phản chiếu rất trái ngược. Anh mang gì về cho tôi đọc để tôi tin anh?. Một vài bài copy từ trên mạng?. Một vài bài lượm lặt từ những tờ báo lá cải trong nước?. Một đĩa lòng heo xào dưa cải?. Một câu chuyện về mấy gói mỳ gói tẩm hóa chất?. Xin lỗi để được nói, toàn là những thứ rẻ tiền, vô bổ, có tính chất vui đùa với nhau,  những thứ mà chúng tôi đã không quan tâm từ lâu lắm rồi, bởi trong mặc định  của mình, chúng tôi đã coi nó là không ra gì, không nên coi, không nên thấy, không nên tin thì hơn. + sản mà có điều gì tốt đẹp chắc mấy cái răng của anh không còn, thế thôi. Ra rả những điều mà ai cũng thấy, ai cũng biết để làm cái quái gì?. Chứng minh một cái vốn đã chẳng thể nào tốt đẹp luôn là hành vi của những người không biết tìm tòi ra cái khác biệt, không đủ thông minh để thấy cái cao hơn là vậy. Chuyện gì cũng xen vào, chỗ nào cũng nhảy vào, bá nghệ bá tri vị chi là anh bá láp, vậy thôi.
 
Thế nên việc kết luận cho những phản biện, phê bình, những bình luận nói trên cũng chỉ chung quy gom về hai chữ, GANH TỴ, quả là không sai tý nào.
 
3/ Nói thêm về cái việc lo sợ những bài giảng thuyết, những bài văn, những câu chuyện kể kia sẽ hướng cho dư luận tin theo rồi làm theo những điều mà anh tin là không tốt, không hay, không đúng một chút. Ai ở đây cũng lớn hết rồi, quá tuổi để vào bar uống rượu, nhảy đầm rồi, khỏi cần lo. Thời buổi thông tin chạy đầy đường, ngăn cấm cỡ nào thì người ta cũng biết cách vượt “tường lửa” để mà xem, mà đọc rồi, không nên lo cho bò trắng răng. Và quan trọng hơn, người ta cũng thừa thông minh để hiểu, để biết cái nào hay, cái nào đúng, cái nào hợp với họ, với suy nghĩ của họ nên khỏi cần lo sợ như thế. Hay người ta không tin mình,  người ta không tôn sùng mình là một bậc thánh nhân thời 4.0 và không nghe theo lời “dạy dỗ” của mình nên mình quê, mình tức, mình phải ra tay?. Xưa rồi Diễm. Ẩn đằng sau cái monitor, cái keyboard luôn là một con người, biết suy nghĩ, có tri (thức), có giác (quan) để hiểu, khỏi cần dạy nhau làm gì cho mất công.
 
Có một câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha thì phải, dịch ra tiếng Anh như vầy: “ The dogs bark, but the caravan goes on”, còn dịch ra tiếng Việt tôi không rành, tự hiểu. Và một tấm hình như sau, chắc nên tặng cho sư Toại Khanh nói riêng và những ai yêu thích những câu chuyện, bài viết của sư nói chung có lẽ hợp hơn:
 
[Image: 1-cckzktunwtifzxuqcbc5ew-1655280667.jpg]
 
Chấm và hết.
Love is now or never...
Reply
#19
Đang làm việc, bỗng giật mình cái thót, thì ra có hai anh Ech và Đa.n post bài trong thread của anh anatta.

Cám ơn Ech. LTP cũng khíu chọ lắm. Có lẽ còn hơn các anh trong này.   

Anh Đa.n đúng là một nhà văn.  Đọc bài anh viết không bao giờ chán.  

Cheer
Reply
#20
(2022-08-25, 09:15 AM)Dan. Wrote: Đã lâu lắm mới nghe lại cái chữ Phê bình, đặc biệt là với một người sống trong nước như tôi, chữ ấy gần như nghe hằng ngày, nhưng thú thật, khi tham gia sinh hoạt trên một d/đ hải ngoại, tôi luôn dặn lòng mình sẽ cố gắng tránh dùng hai chữ ấy và nhiều chữ khác mà mình thấy không hợp, bởi mấy chữ ấy xuất phát từ ai thì ai cũng hiểu rồi. Rồi còn nghe chữ Phản biện, rồi Bình luận. Nghe xong tự bảo mình cũng cần nên nói lên một chút suy nghĩ riêng, có thể tạm cho là phản biện, bình luận hay phê bình gì cũng được. Tùy.
 
1/ Phản biện, phê bình, bình luận hay tranh luận vì cái gì?. Và với ai?. Cái này khỏi phải nhắc, bởi ai cũng thấy rõ câu chuyện ở đây rồi. Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta gặp phải những vấn đề khá trái ngược với ý muốn, với sở thích, với quan điểm riêng của mình, thế nên việc phản ứng lại bằng một cách ôn hòa là buộc mình phải lên tiếng nói, dùng lý lẽ để phản biện lại luôn là điều cần thiết để bảo vệ lập trường của mình, sở thích, quan niệm... của mình, điều ấy không ai cấm được, bởi có thể viện dẫn ra việc tự do ngôn luận mà mình xứng đáng được hưởng, nhất là nơi mình đang sống luôn cổ vũ cho điều ấy. Tuy nhiên nếu lạm dụng quyền tự do ấy một cách quá đáng, thiếu kiềm chế để dẫn đến việc chỉ trích, chê bai một cá nhân mà mình muốn phản biện thì lại là một câu chuyện khác. Người văn minh thường không dùng việc đã kích cá nhân, không sa đà vào cuộc sống riêng tư của họ rồi mang ra dẫn chứng cho những phản biện của mình. Người kém văn minh thì không nói, có thể với họ đó là một phương án tối ưu để họ xử dụng. Có thể sẽ nói, anh/chị/sư/thầy/cha... hơn ai mà dám giảng dạy cho người khác về cách sống, về cách tư duy, về cách nhìn một sự việc rồi kết luận nó như thế, như thế?. Khi đã đặt ra một câu hỏi như vậy, rõ ràng họ đã tự nhận tư cách của mình kém cỏi hơn người mà họ muốn phản biện rồi. Người ta vẫn thường bảo, bỉ tư tưởng chứ không bỉ cá nhân, nghĩa là anh có quyền phê bình phản biện, bình luận gì đó với cái suy nghĩ, cái tư tưởng, cái quan niệm, cái vấn đề mà người kia đưa ra chứ không nên lôi cái tư cách cá nhân của người đó ra mà dè bỉu, chỉ trích. Một hành động không được đẹp lắm trong một cuộc tranh luận mà không ít người đã và đang vướng phải.
 
2/ Giờ nói về việc tại sao cần phải phản biện, phê bình hay bình luận gì đó vậy. Cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng có một sự ganh tỵ hay ghen ăn tức ở (tiếng lóng của con nít gọi là GATO) ở đây thì phải?. Bởi nhìn kỹ ta sẽ thấy hai thái cực khác nhau hoàn toàn ở đây.
 
- Một bên là một vị sư với cách viết rất KHIÊM, HÒA, ung dung, có đôi lúc ông còn tự nhận mình còn nhiều thiếu sót, còn nhiều sân si trong mình nhưng vẫn nêu lên được cái mình thấy, cái mình cảm nhận được về một đề tài xã hội, về một vấn đề mọi người đang quan tâm, thậm chí cón viết được rằng bản thân mình vẫn còn nhiều háo hức khi thấy người ta dẫn nhau đi bắt ghen gì đó trong bài viết ở trên, nhưng từ sâu trong thâm tâm vẫn nghĩ những cái ấy sẽ không diễn ra thật, hoặc mong cho nó nhẹ nhàng đi nữa kìa. Ít ai nhận thấy cái tâm tốt đẹp ấy. Và dẫu cho những nhận xét, giảng giải của ông ấy có sai với ý của mình, không hợp với mình đi nữa thì tại sao không nhắm thẳng vào vấn đề ấy mà trao đổi mà đi kết luận vội vàng rằng ông ấy đang mỵ dân, đang nói những lời vô ích, chỉ cốt làm cho người khác tin theo?. Chưa kể việc ngang ngược khi bảo rằng hễ ai nghe theo lời ông ấy nói, cho rằng lời nói ấy đúng thì đều là một lũ cuồng tín?. Có lẽ do chưa hiểu nghĩa của chữ cuồng tín chăng?. Hay là mình đang cuồng tín?. Không ai có quyền dạy người khác đừng nên tin theo một ai đó bởi nói như thế thì hai chữ NIỀM TIN nó sẽ biến mất trong tự điển, mọi tôn giáo trên thế gian này sẽ biến mất trong vòng ba mươi giây ngay. Tôi không tin Ngài, tôi không tin anh bạn tôi, không tin chị kia, không tin vào gia đình tôi thì tôi phải tin ai đây?. Tin anh à?. Xin lỗi đi, còn khuya...
 
- Một bên ngược lại luôn là tấm gương phản chiếu rất trái ngược. Anh mang gì về cho tôi đọc để tôi tin anh?. Một vài bài copy từ trên mạng?. Một vài bài lượm lặt từ những tờ báo lá cải trong nước?. Một đĩa lòng heo xào dưa cải?. Một câu chuyện về mấy gói mỳ gói tẩm hóa chất?. Xin lỗi để được nói, toàn là những thứ rẻ tiền, vô bổ, có tính chất vui đùa với nhau,  những thứ mà chúng tôi đã không quan tâm từ lâu lắm rồi, bởi trong mặc định  của mình, chúng tôi đã coi nó là không ra gì, không nên coi, không nên thấy, không nên tin thì hơn. + sản mà có điều gì tốt đẹp chắc mấy cái răng của anh không còn, thế thôi. Ra rả những điều mà ai cũng thấy, ai cũng biết để làm cái quái gì?. Chứng minh một cái vốn đã chẳng thể nào tốt đẹp luôn là hành vi của những người không biết tìm tòi ra cái khác biệt, không đủ thông minh để thấy cái cao hơn là vậy. Chuyện gì cũng xen vào, chỗ nào cũng nhảy vào, bá nghệ bá tri vị chi là anh bá láp, vậy thôi.
 
Thế nên việc kết luận cho những phản biện, phê bình, những bình luận nói trên cũng chỉ chung quy gom về hai chữ, GANH TỴ, quả là không sai tý nào.
 
3/ Nói thêm về cái việc lo sợ những bài giảng thuyết, những bài văn, những câu chuyện kể kia sẽ hướng cho dư luận tin theo rồi làm theo những điều mà anh tin là không tốt, không hay, không đúng một chút. Ai ở đây cũng lớn hết rồi, quá tuổi để vào bar uống rượu, nhảy đầm rồi, khỏi cần lo. Thời buổi thông tin chạy đầy đường, ngăn cấm cỡ nào thì người ta cũng biết cách vượt “tường lửa” để mà xem, mà đọc rồi, không nên lo cho bò trắng răng. Và quan trọng hơn, người ta cũng thừa thông minh để hiểu, để biết cái nào hay, cái nào đúng, cái nào hợp với họ, với suy nghĩ của họ nên khỏi cần lo sợ như thế. Hay người ta không tin mình,  người ta không tôn sùng mình là một bậc thánh nhân thời 4.0 và không nghe theo lời “dạy dỗ” của mình nên mình quê, mình tức, mình phải ra tay?. Xưa rồi Diễm. Ẩn đằng sau cái monitor, cái keyboard luôn là một con người, biết suy nghĩ, có tri (thức), có giác (quan) để hiểu, khỏi cần dạy nhau làm gì cho mất công.
 
Có một câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha thì phải, dịch ra tiếng Anh như vầy: “ The dogs bark, but the caravan goes on”, còn dịch ra tiếng Việt tôi không rành, tự hiểu. Và một tấm hình như sau, chắc nên tặng cho sư Toại Khanh nói riêng và những ai yêu thích những câu chuyện, bài viết của sư nói chung có lẽ hợp hơn:
 
[Image: 1-cckzktunwtifzxuqcbc5ew-1655280667.jpg]
 
Chấm và hết.


 Đọc hay không là quyền tự do của Đạn. Sủa hay không cũng là quyền tự do của Đạn. Ở trong nước hay ở ngoài nước nào có khác gì. Dùng ba câu văn hơn thua cũng không nâng cao được trình độ văn hóa của chính mình đâu Đạn nhé. 

 Vậy đi.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#21
(2022-08-25, 10:46 AM)005 Wrote:  Đọc hay không là quyền tự do của Đạn. Sủa hay không cũng là quyền tự do của Đạn. Ở trong nước hay ở ngoài nước nào có khác gì. Dùng ba câu văn hơn thua cũng không nâng cao được trình độ văn hóa của chính mình đâu Đạn nhé. 

 Vậy đi.  Shy

Xin lỗi, hình đó không nhắm vào cá nhân anh, tôi có ghi lời đề tặng rõ ràng cho ai rồi.

Cá nhân tôi cũng không thích đôi co với anh, chỉ là nói lên suy nghĩ của riêng mình thôi, dĩ nhiên tôi được quyền này mà, đúng không, thưa anh?. Anh có quyền phê bình, phản biện lại bài viết của người khác thì tôi cũng có quyền phê bình, tạm cho là phản biện lại những gì anh viết, những gì anh phát biểu chứ?.

Biết anh là một nhân vật rất có "tiếng tăm" ở đây cũng như chỗ khác, nhiều người thần tượng anh, sợ anh, chỗ nào cũng có sự góp mặt của anh, anh góp phần làm "phong phú" cho d/đ mà, thế nên có bao giờ tôi dám héo lánh vào "nhà" của anh đâu, đứng xa thiệt xa mà đọc kia mà, chưa bao giờ xỏ miệng vào. Điều tôi muốn nói ở đây là anh cũng nên có một sự dè dặt nhất định với những suy nghĩ, niềm tin của người khác, coi trọng "nhà" của người khác, coi như có qua có lại mới toại lòng nhau thôi. Nhưng không dưới một lần anh "lấn sân" hơi sâu khi lên tiếng phê bình, phản biện người mà nhiều người khác, trong đó có tôi, thích đọc bằng những câu "chụp mũ" có tính mạ lỵ mà chẳng đưa ra được một lý lẽ hay ho nào thì buộc lòng tôi phải lên tiếng thôi.

Chấm dứt tại đây, vậy nha.
Love is now or never...
Reply
#22
Thâu, cho anh hai xin mỗi ngừ nhịn nhau một tí hén.  Hì hì… hì hì.  Hít thở, hít thở sâu vào cho cái lòng nguội bớt lợi nghen.  Anh hai cầu chúc tất cả một ngày bình yên.  
[Image: 53859-D93-1377-46-CC-A672-ACBACC3-A1-EDB.jpg]

Reply
#23
(2022-08-25, 01:06 AM)005 Wrote: Mạng Internet là nơi để tra khảo lẫn bày tỏ cảm xúc giữa người và người. Sau các dòng chữ viết, ông sư vẫn là người chứ chẳng phải thánh thần gì. Ông sư biết chỉ trích xã hội nhân sinh qua tản mạn, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, blog, thơ, văn xuôi etc thì người ta cũng có quyền phê bình ông sư y hệt như vậy. Không phải ai cũng có thể nhân danh một tôn giáo để xuyên tạc xã hội và tự cho là mình đúng rồi có một đám cuồng tín chạy theo vẫy đuôi liên hồi kỳ trận, rồi không cho phép người khác phê bình ông sư. 

 Người tự cho mình là A-la-hán sẽ không phải là A-la-hán. Việt Nam cho đến ngày hôm nay dường như chỉ có một trường hợp duy nhất là Thích Thông Lạc tự phong cho mình là A-la-hán. Ông Toại Khanh này chưa phải là A-la-hán, cũng chẳng tự phong mình là A-la-hán, nhưng xem ra, có rất nhiều người theo ông, đã xem ông là A-la-hán, và có mòi cuồng tín.

 Dù sao đi nữa, ông có quyền chỉ trích xã hội, thì xã hội cũng có quyền phản biện ông. Chuyện bình thường chẳng có gì sai trái cả. 

 Chuyện bất thường sẽ diễn ra khi đám đông hùa theo một tiếng nói dần dà trở thành có số thính giả, độc giả cao. Lúc đó tiếng nói đó sẽ bắt đầu có ảnh hưởng. Vì sao Mr. Trump bị đóng cửa account của y tại Twitter không ngoài lý do là chỉ trích quá nhiều và xuyên tạc vô căn cứ. Chuyện này chỉ xảy ra vì y dần dà đã có ảnh hưởng. 

 Ông sư Toại Khanh cũng không có gì ngoại lệ. Nói đúng thì được người nghe. Nói nhiều mà không nghĩ lại mình, thì sẽ có người phê bình. Muốn ẩn náu dưới bất kỳ thể loại viết lách nào vẫn không thể giấu diếm được ý đồ và nội dung. 

 Nên nhớ, tự do ngôn luận bao gồm cả phê bình. Bất kể từ phía nào.  Shy

Tôi còn nhớ rất rõ có lần 005 buông lời xách mé gọi những người thích sư TK là "cuồng", tôi đã bất mãn, rồi bây giờ lại tiếp tục chà đạp họ bằng mấy chữ "có mòi cuồng tín".  Bây giờ tôi hỏi lại 005, giả sử 005 mê thích nhạc của ông nào đó, nguời khác chê 005 "cuồng", "cuồng tín" thì nghe có được hay khg ? Rồi những ai mê truyện Kim Dung, Quỳnh Dao, Nhất Linh, Khái Hưng, Hemingway, Tolstoi ... thì họ cũng bị liệt vô thành phần "cuồng tín" ? Một người nếu thông minh, có học vấn thì khg nên phát ngôn một cách bừa bãi, vô ý thức. 005 có quyền chê bai bài viết, ý kiến của sư TK hay bất cứ ai, nhưng chỉ vì những người nào đó thích hay mê TK rồi tỏ ra khinh bỉ, dè bĩu dán mấy cái nhãn xấu xa như "cuồng", "cuồng tín" cho họ thì 005 đã lấn chân qua lĩnh vực gọi là "đả kích cá nhân" rồi. Một người lớn và tỏ ra có ăn học như 005 lẽ nào khg phân biệt được, hay chỉ là cố tình khg hiểu và tìm cách ngụy biện cho việc đả kích cá nhân của mình bằng cách núp bóng cái quyền "tự do ngôn luận" ? Cái thủ đoạn tiểu xảo của 005 gọi là "nhập nhằng đánh lận con đen", nó cho người ta thấy cái tư cách rồi. Rồi tự nhiên quay qua bắt bẻ chữ ký của người khác, trong khi mình cũng có chữ ký quảng cáo nhạc của chính mình. Giới thiệu cho người khác biết Phật Pháp do 1 vị sư giảng  thì chắc chắn là tốt hơn tự đánh bóng bản thân nhiều lần rồi.
Bạch vân thiên tải không du du
Reply
#24
Trong trao đổi, khi tôi nhận thấy đối phương thiếu hiểu biết lý lẽ, nghe phong phanh thế này thế nọ rồi suy diễn lung tung bừa bãi, ăn nói quàng xiên, ngang ngược, dỡ trò chụp mũ, dựng chuyện... thì đó không còn là tranh luận hay lý luận nữa mà là cãi lộn, cãi chầy, cãi chối, cãi bướng. Mà tôi cũng đâu có nói là không được phê phán đoản truyện ngắn của sư TK. Gặp phải trường hợp này tôi có một trong hai cách xử: một là bỏ qua không đếm xỉa đến. Hai, nếu đối phương dỡ giọng kẻ cả cưỡng từ đoạt lý, hà hiếp người quá thì tôi có cách nói mà nhất định đối phương phải nổi điên...

Tôi chọn phương án một. :)

Gạt qua một bên chuyện... cãi lộn. Nó chỉ khiến mình bực dọc mà thôi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#25
Bây giờ bắt qua đề tài khác.

Tôi học hỏi Phật pháp từ nhiều vị sư chứ không ở một người. Hai hôm trước, thấy diễn đàn vắng vẻ, nên tôi đăng truyện Chết Dại. Đối với tôi truyện này có đôi chỗ đọc vui, và có những điều có ý nghĩa về lãnh vực Phật học. Tôi biết đến sư TK khoảng đầu năm 2018 do đọc các truyện ngắn sư viết mà lồng Phật pháp vào đó, và dạo đó tôi hay đăng truyện của sư ở diễn đàn LSV khi tôi sinh hoạt ở đó. Lúc đó tôi chưa có đọc các bài giảng về Phật pháp của sư. Mỗi khi vào trang Vietheravada.net thì tôi vào mục Văn, Thơ của trang. Sau đó khoảng năm cuối năm 2019 và 2020 thì phải, tôi mới tình cờ biết sư dùng chú giải để giảng các bộ kinh tạng quan trọng của giáo pháp Nguyên thuỷ (Theravada). Đó là Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Kinh, và Tăng Chi Bộ Kinh. Sư có dùng chú giải để giảng một phần của Tiểu Bộ Kinh mà tôi chưa có đọc, vì còn ở dạng audio hay video, chưa được chuyển qua chữ viết. Các bộ kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng, Tăng Chi được sư dùng chú giải của các kinh đó để giảng thì tôi đã đọc gần hết, vì vẫn còn một số bài kinh chưa  chuyển qua chữ viết để đưa lên trang Vietheravada. Cách nay bảy tám năm tôi đã đọc các bộ kinh tạng nguyên thuỷ trên mà chưa hiểu nhiều lắm, vì vấp phải thuật ngữ (dù tra tự điển đi nữa), những sự kiện trong kinh, hay những nhóm từ khó hiểu. Dù thế tôi đã gặt hái không ít lợi lạc. Và sau khi đọc phần chú giải (nguyên văn tiếng Pali) của các kinh do sư dịch và giải nghĩa ra tiếng Việt thì tôi hiểu nhiều hơn và sâu rộng hơn lời Phật. Hồi trước khi chưa đọc kinh được diễn dịch qua chú giải tếng Pali thì tôi cảm thấy khá khô khan, nhưng khi đọc chú giải về các bài kinh thì tôi đọc mê say như là đọc truyện chưởng, truyện kiếm hiệp kỳ tình. Vì tôi hiểu được lời Phật dạy nhiều hơn, rộng hơn, và cảm nhận được lợi lạc mang đến cho bản thân mình. Đó là những gì tôi học hỏi từ sư TK. Xem như cách nay cũng gần hai năm rồi.

Khi tìm học kinh điển nguyên thủy, những pháp căn bản và quan trọng của đức Phật như Tứ Diệu Đế, Mười hai Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, Thắng Pháp .v.v... thì tôi thích đọc để học hỏi từ các bài giảng được dịch ra tiếng Việt của các vị sư người Miến Điện hơn, vì Miến Điện là cái nôi tồn trữ, bảo trì toàn bộ Tam Tạng Kinh điển Nguyên thủy của đức Phật, các sư Miến Điện rất là thông thạo giáo pháp Phật. Đọc hay nghe sư người Việt thì tôi chuộng sư Sán Nhiên, và sư cô Tâm Tâm; chính sư cô Tâm Tâm là người đầu tiên mở đường lối cho tôi vào môn học Thắng Pháp rắc rối khó hiểu và khô khan. Rồi vài vị sư khác giảng mà tôi thích đọc là sư Ajahn Bram (người Anh), nữ thiền sư Ajahn Naeb (người Thái). Đặc biệt chính nhờ đọc nữ thiền sư Ajahn Naeb cách nay độ tám, chín năm mà tôi hướng về giáo pháp nguyên thủy và tìm học cho đến nay.

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#26
(2022-08-25, 02:01 PM)TNNA Wrote: Tôi còn nhớ rất rõ có lần 005 buông lời xách mé gọi những người thích sư TK là "cuồng", tôi đã bất mãn, rồi bây giờ lại tiếp tục chà đạp họ bằng mấy chữ "có mòi cuồng tín".  Bây giờ tôi hỏi lại 005, giả sử 005 mê thích nhạc của ông nào đó, nguời khác chê 005 "cuồng", "cuồng tín" thì nghe có được hay khg ? Rồi những ai mê truyện Kim Dung, Quỳnh Dao, Nhất Linh, Khái Hưng, Hemingway, Tolstoi ... thì họ cũng bị liệt vô thành phần "cuồng tín" ? Một người nếu thông minh, có học vấn thì khg nên phát ngôn một cách bừa bãi, vô ý thức. 005 có quyền chê bai bài viết, ý kiến của sư TK hay bất cứ ai, nhưng chỉ vì những người nào đó thích hay mê TK rồi tỏ ra khinh bỉ, dè bĩu dán mấy cái nhãn xấu xa như "cuồng", "cuồng tín" cho họ thì 005 đã lấn chân qua lĩnh vực gọi là "đả kích cá nhân" rồi. Một người lớn và tỏ ra có ăn học như 005 lẽ nào khg phân biệt được, hay chỉ là cố tình khg hiểu và tìm cách ngụy biện cho việc đả kích cá nhân của mình bằng cách núp bóng cái quyền "tự do ngôn luận" ? Cái thủ đoạn tiểu xảo của 005 gọi là "nhập nhằng đánh lận con đen", nó cho người ta thấy cái tư cách rồi. Rồi tự nhiên quay qua bắt bẻ chữ ký của người khác, trong khi mình cũng có chữ ký quảng cáo nhạc của chính mình. Giới thiệu cho người khác biết Phật Pháp do 1 vị sư giảng  thì chắc chắn là tốt hơn tự đánh bóng bản thân nhiều lần rồi.

 Cuồng nghĩa là bảo vệ thần tượng của mình bằng mọi giá. Không dám chấp nhận sự thật. Không ai để ý đến nội dung bài và cách diễn đạt của ông sư này. Khi Annata đăng bài thánh giá của ông, gần đây thôi. Tui bình luận mọi người mới vỡ lẽ nhưng có một số vẫn tiếp tục bênh vực không có lý lẽ. Đấy gọi là cuồng TNNA có hiểu không?  

Tôi nói một ví dụ cuồng vài năm gần đây cho TNNA nghe nhé. Cũng là sư sải. Trường hợp ông Thích Nhất Hạnh. Ông này về VN xây chùa phát triển Phật giáo theo cách của ông. Bao nhiêu người ngợi khen ông. Rốt cuộc ông mất hết cả chì lẫn chày. Bao nhiêu người VN chạy vào nơi tu tập của ông mà tu, rốt cuộc bị Việt cộng đuổi hết ra ngoài lấy luôn cơ sở của ông. Bên này lên diễn đàn, tui chỉ trích ông là hợp tác với Việt cộng thì có ngày như vậy. Thế là có cả một đám Phật tử sùng bái ông chạy vào mắng chửi tôi. Đó gọi là cuồng tín. Họ hoàn toàn không cuồng tín đạo Phật, họ chỉ tôn sùng ông thầy. Ông làm gì cũng đúng, ông làm gì cũng phải. Đó gọi là cuồng tín. Khi không cho ai phê bình gì về một người dù người này có làm sai. Thì gọi là cuồng tín.

Tôi chẳng có đả kích cá nhân nào cả, tôi thấy ông Toại Khanh viết  quá nhiều những suy luận hai hàng trên mạng, là thứ mà người ta bảo là ai nói cũng được chứ chẳng cần thầy tu. Khi nói chuyện đời nên khoác áo đời, khi nói chuyện đạo hãy khoác cà sa. Đừng nhập nhằng lẫn lộn. Khi ông nói chuyện đời há chẳng phải ông đang làm một người đời bình thường sao mà chẳng cho phép ai được đụng đến? Tự do ngôn luận nằm ở nơi ấy. Và ngay cả nếu ông ta nói chuyện đạo mà nói sai giáo lý cũng sẽ có người phản bác (cái gương Thích Thông Lạc, và mấy tên sư quốc doanh thuộc tuyên giáo csvn sờ sờ ra đó, nói năng không đúng sẽ bị phản bác). Theo Phật giáo nghĩa là phải nhìn nhận sự việc bằng sự hiểu biết chứ không tin tưởng một cách vô lý.

Tôi chẳng cần phải núp bóng quyền tự do ngôn luận nào khi nói ông ta là ảo tăng. Ông sinh hoạt ảo, lại đi chê trách người sống ảo. Và rồi cũng chính ông ta lại cảm thấy vui khi có người viết nói hết phê bình ông rồi. Nghĩa là, ông hoàn toàn sống ảo. Vậy thì ông viết phê bình người sống ảo để làm gì?

Tôi chỉ trích TNNA là tôi nói thẳng chẳng cần đánh lận con đen nào cả. Khi không tiếp tục tranh luận với TNNA là vì tôi cho rằng chẳng cần thiết. Chẳng phải vì sợ hãi gì cả. Ký tên bằng địa chỉ kênh youtube của tôi chẳng phải đánh bóng tên tuổi gì cả, chỉ một hành động nhỏ nhặt này mà TNNA cũng xem là đánh bóng tên tuổi thật buồn cười. Tôi không có hứng làm danh sách liệt kê kiểu 3X hay làm và hỏi tôi sao không làm. Thay vì làm danh sách đó thì tôi publish cái địa chỉ kho youtube của mình bởi vì mỗi lần đăng bài hát là cho vào đấy. TNNA dường như thích áp đặt ý mình lên người khác hẳn là có tâm tư suy bụng ta ra bụng người rồi.  Shy Nhưng không sao, cứ cho là TNNA đúng đi, tôi cũng chẳng có mất đồng xu cắc bạc nào. Việc tôi hỏi Lê Thanh Phong trước hết là chẳng liên quan gì đến TNNA, sau đó là tôi muốn cho Lê Thanh Phong hiểu rằng anh ta đã gián tiếp quảng cáo thần tượng của mình khá lộ liễu. Tôi chẳng hề phê bình việc này, tôi chỉ thấy ngộ nghĩnh. Ơ mà sao phải viết cho TNNA cơ chứ, chẳng liên quan gì đến TNNA. Nhưng tôi cũng nói một lần cho TNNA biết rằng. Ai cũng có quyền thảo luận ở diễn đàn. Việc mặc áo thụng vái nhau và ba phải là không có tôi. Không nên suy diễn quá nhiều.

Vậy nhé. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#27
(2022-08-25, 09:08 PM)anattā Wrote: Trong trao đổi, khi tôi nhận thấy đối phương thiếu hiểu biết lý lẽ, nghe phong phanh thế này thế nọ rồi suy diễn lung tung bừa bãi, ăn nói quàng xiên, ngang ngược, dỡ trò chụp mũ, dựng chuyện... thì đó không còn là tranh luận hay lý luận nữa mà là cãi lộn, cãi chầy, cãi chối, cãi bướng. Mà tôi cũng đâu có nói là không được phê phán đoản truyện ngắn của sư TK. Gặp phải trường hợp này tôi có một trong hai cách xử: một là bỏ qua không đếm xỉa đến. Hai, nếu đối phương dỡ giọng kẻ cả cưỡng từ đoạt lý, hà hiếp người quá thì tôi có cách nói mà nhất định đối phương phải nổi điên...

Tôi chọn phương án một. :)

Gạt qua một bên chuyện... cãi lộn. Nó chỉ khiến mình bực dọc mà thôi.

 Tôi không chỉ trích anh. Và tôi cũng không nói lòng vòng là đối phương này đối phương nọ. Chỉ mỗi cái nói thẳng tôi vẫn còn đủ dũng khí. hì hì. Vậy đi, anh cứ tiếp tục đăng bài của của ông sư mang bút hiệu Toại Khanh. Và tôi sẽ tiếp tục phê bình bài viết nào thấy chướng mắt. Chẳng phải hà hiếp anh. Sic, khổ quá, trên mạng mà làm gì được nhau. Hơn thua võ mồm thì được cái gì. Tôi chỉ trích nội dung bài viết nếu ông sư này viết lời chướng tai mà chính ông ta cũng vấp phải. 

Còn ai bênh vực ông ta không theo lý lẽ thì đối với tôi gọi là cuồng. Đơn giản là như vậy. Shy

 Vậy nhé.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#28
Càng đoc những gì 005 viết, tôi càng hiểu 005 rất tự ái, cố chấp và vô lễ.

005 đuoc lên bảng vàng Ignore List.
Reply
#29
Ừ, thích thì cứ nói thế nào cũng được. Tưởng chấm dứt rồi chứ. Nhây thật.

Nam mô a di đà Phật, mỗi người có một cái tật.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#30
Hành trình tu học của anh anatta tương tự như của LTP. Nhờ Sư TK giảng Kinh Phật, LTP hiểu lời dạy của Đức Phật hơn rất nhiều.

Anh anatta đã đoc Duyên Hệ chưa? Duyên Hệ nằm trong Vì Diệu Pháp, anh ạ.

Tài liệu Phật Pháp càng ngày càng phong phú. Chúng ta thật may mắn.

Cheer
Reply