Chết Dại
#1
CHẾT DẠI
Toại Khanh


[Image: 98chetdai.jpg]


Đến tận bây giờ, tuổi cũng đã lớn, vậy mà tôi vẫn không nén được sự hồi hộp mỗi khi tình cờ xem được ở đâu đó một khúc phim, một đoạn văn mô tả thời khắc ai đó đi nhận diện xác chết xem có phải người thân của mình, hoặc những cuộc rình mò để bắt quả tang một sự việc mờ ám nào đó như ngoại tình, gián điệp. Tại sao tôi lại hồi hộp trong những hoàn cảnh như vậy? Xin thưa, thay vì lúc nào cũng mong mình nghĩ đúng, thì cái éo le ở đây là trong những tình huống kiểu đó, tôi thường thầm cầu mong mọi sự chỉ là chuyện nhầm lẫn để cái chết kia không phải là thân nhân của người đã nhận diện, hay kẻ phản bội kia không phải “người phía mình”, tức nhân vật mà mình yêu thích trong cuốn sách hay bộ phim đó.

Thì ra, không phải lúc nào người ta cũng mong mình chính xác, không phải lúc nào người ta cũng yêu sự thật. Và cũng theo Phật pháp thì cái gọi là vấn đề của cuộc luân hồi không chỉ là cái Vô Minh, mà còn là tình yêu của mỗi người đối với cái Vô Minh đó nữa. Chỉ riêng cái nhầm lẫn đã đủ chết người rồi, vậy mà người ta còn thỉnh thoảng e ngại, sợ hãi ngay chính sự đúng đắn. Gẫm lại, đời sống hình như chỉ là vấn đề của cảm giác. Lắm lúc chính mình trong giây phút bình tĩnh nhất cũng thấy được chuyện đó là bậy, vậy mà khi xắn tay áo nhảy vào thực tế thì “cứ tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Lý do đơn giản là khi làm vậy ta được an lòng hơn, dù có phải mang tiếng là chết dại. Thay vì cứ một lần nghiến răng nhìn thẳng sự thật, để có đau thì cũng một lần thôi, thì không ít người trong thiên hạ lại thường có khuynh hướng bịt bớt một tai, nhắm bớt một mắt để được sống dại khờ hay chết thơ ngây... cho thỏa mộng trầm luân!

Tôi biết em nói dối, tôi đoán em hai lòng, tôi mơ hồ thấy trong tóc mình có chút dấu hiệu của cặp sừng sắp nhú, nhưng khảo kỹ quá, lỡ oan ức cho em, hay em tự ái bỏ đi thiệt thì sao. Thôi thì có được bao nhiêu trí tuệ bẩm sinh và kiến thức trường lớp cũng mặc, thiên hạ trong lúc này thường cứ xếp lại mọi thứ trong góc nhà để mà tha hồ sống u mê theo sở thích. Ai cũng cứ ráng trùm mền mà tụng chú tình yêu, cầu cho tim em đừng quá nhiều lỗ như Tỷ Can tiền bối. Những khi nhắm mắt chịu không thấu thì cứ thò tay bấm nút Ipod cất sẵn trong túi áo bên ngực trái để mà nghe thêm bài sám tăng lực “tôi xin người cứ gian dối, khi tôi hỏi người có yêu tôi, may ra còn một chút tình vui...!”

Gẫm kỹ cũng ngộ thiệt. Theo các chuyên gia của cả ngành thẩm mỹ lẫn y tế, chỉ riêng đối với phụ nữ, số người bận tâm đến việc làm đẹp luôn nhiều hơn những người để ý đến chuyện vệ sinh cơ thể. Lý do ư? Làm đẹp thì lúc nào cũng vui hơn, mắt luôn thấy toàn cái dễ nhìn, mình có xấu tệ thì chỉ riêng mấy món phấn son, nữ trang ngó cũng sướng mắt. Còn chuyện làm vệ sinh thì ngán lắm, phải đối diện với nhiều món thực tế chán mớ đời. Cứ vậy mà người ta khoái làm đẹp nhiều hơn giữ sạch. Và cũng như tôi vừa thưa ở trên, thiên hạ ai cũng khoái mình được thông minh, nhưng có mấy ai thích sống thông minh. Buồn chết bỏ!

Thế đã hết đâu. Cái Vô Minh vốn đã cũ xì từ vô thủy vậy mà trong thời buổi này cũng lại một phen nhuốm mùi high-tech. Xem chừng đã chán chường với mấy thứ có thể sờ chạm, thiên hạ hôm nay có thêm kiểu Vô Minh trong biết bao thứ ảo (virtual). Ai không tin thì xin thỉnh lên Internet sẽ biết ngay, đặc biệt mấy phòng game online. Tiền ảo, tình ảo, giai nhân cũng ảo tuốt. Vậy mà không biết bao nhiêu người thiên hạ hôm nay còn mê mấy món đó hơn cả đồ thật. Tiền bạc, thời gian, sức khỏe có bao nhiêu cũng chen nhau vào đó mà “cúng dường” cho mấy món ảo. Nói cho cùng, mấy vụ chatting gì đó cũng đâu phải đáng tin gì cho cam. Cả mấy cái blog cũng thế. Thề bồi yêu đương cho lắm vào, nhưng nào có mấy ai thấy được mắt mũi của đối phương ra sao. Một thế giới ảo cho những buồn vui cũng ảo, chỉ có cái hậu quả là thật mà thôi. Tôi có nghe một câu nói rất lạ, nhưng thú vị, là nhiều khi gặp gỡ ca sĩ, diễn viên, người mẫu hay một kiểu thần tượng nào đó ngoài đời không thú vị bằng đưa hết bọn họ vào trong một cái Archos bé tày gang rồi đi đâu cũng móc ra săm soi một mình vậy mà sướng đáo để. Đại khái ngoài cảm giác sống trong cái gọi là thời thượng gì đó, người ta còn thấy ra một thế giới khác hẳn những gì mình vẫn nghe nhìn mỗi ngày. Vẫn theo lời Phật thì vạn hữu vốn vô thường, ta không kịp thay đổi thì trần cảnh cũng đã đổi thay hay ngược lại. Thế rồi cái dòng chảy của những thứ phù du đó cứ bắt người ta phải một đời đi tìm những cái mới hơn để mà sống gượng qua những ngày tháng lẽ ra là lê thê buồn tẻ.

Bắt chước người ta lý sự cho vui vậy thôi. Hôm qua tôi vào trang blog của mình thấy một cái entry, đọc rồi lòng đau hơn xát muối. Trời mờ sáng, người đang dật dờ sau một đêm dở sống dở chết vì mất ngủ, bỗng một tiếng phone reo (lại cũng một món ảo). Người ta xin lỗi tôi bằng mấy câu thiệt ảo, bảo là đã xóa cái entry sai lầm kia rồi. Biết đó lại cũng là thứ ảo, vậy mà tôi cũng lập tức nghe mình hồi sinh (với một nguồn sinh lực ảo) và băng mình ra bàn viết để viết ngay một cái gì đó... ăn mừng.

Mẹ ơi, 40 tuổi đầu, với manh áo truyền thừa trên vai, con vẫn còn ham chơi. Không phải mấy món đồ chơi bằng đất sét như hồi nào nữa, mà là mấy trò chơi sương khói của một đời phố chợ với giống gì cũng là ảo hết. Chỉ có những nỗi buồn hình như là thật mà thôi... Xin lạy Phật đã đi xa và nhớ mẹ còn ở cuối trời, con bây giờ hình như chỉ còn chừng đó là không ảo.


Vietheravada.net
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
Heart 
Bắt chước người ta lý sự cho vui vậy thôi. Hôm qua tôi vào trang blog của mình thấy một cái entry, đọc rồi lòng đau hơn xát muối. Trời mờ sáng, người đang dật dờ sau một đêm dở sống dở chết vì mất ngủ, bỗng một tiếng phone reo (lại cũng một món ảo). Người ta xin lỗi tôi bằng mấy câu thiệt ảo, bảo là đã xóa cái entry sai lầm kia rồi. Biết đó lại cũng là thứ ảo, vậy mà tôi cũng lập tức nghe mình hồi sinh (với một nguồn sinh lực ảo) và băng mình ra bàn viết để viết ngay một cái gì đó... ăn mừng.


Suytu Grinning-face-with-smiling-eyes4 Shy Grinning-face-with-smiling-eyes4 Suytu


Mi có lưu lại bức hình minh họa ở trên vì thấy đẹp  Shy

Thankyou A.anatta Tulip4
Reply
#3
(2022-08-24, 11:49 AM)Mi. Wrote: Thankyou a.anata

Bắt chước người ta lý sự cho vui vậy thôi. Hôm qua tôi vào trang blog của mình thấy một cái entry, đọc rồi lòng đau hơn xát muối. Trời mờ sáng, người đang dật dờ sau một đêm dở sống dở chết vì mất ngủ, bỗng một tiếng phone reo (lại cũng một món ảo). Người ta xin lỗi tôi bằng mấy câu thiệt ảo, bảo là đã xóa cái entry sai lầm kia rồi. Biết đó lại cũng là thứ ảo, vậy mà tôi cũng lập tức nghe mình hồi sinh (với một nguồn sinh lực ảo) và băng mình ra bàn viết để viết ngay một cái gì đó... ăn mừng.


Suytu Grinning-face-with-smiling-eyes4 Shy Grinning-face-with-smiling-eyes4 Suytu

Ảo tăng. Winking-face4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#4
Heart 
(2022-08-24, 11:56 AM)005 Wrote: Ảo tăng. Winking-face4

Không hẳn đâu a. 5.   Sư có lẽ chỉ nhìn thấu rõ mình hơn và dám phơi bày thôi.  Nếu không còn chút tẹo nào của ngũ dục lục trần thì đã thành thánh mất rồi  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Thiện tai, thiện tai  Lol
Reply
#5
(2022-08-24, 12:06 PM)Mi. Wrote: Không hẳn đâu a. 5.   Sư có lẽ chỉ nhìn thấu rõ mình hơn và dám phơi bày thôi.  Nếu không còn chút tẹo nào của ngũ dục lục trần thì đã thành thánh mất rồi  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Thiện tai, thiện tai  Lol

 Sư nhìn thấu đời sống ảo vì sư sống trong ảo.  Shy

 Viết blog, viết ảo, là một hình thức quán chiếu trên mạng. Thay vì mình viết nhật ký mỗi ngày xem lại ngày hôm đó mình làm những gì để tu tập, thì sư viết về người khác, xem người khác làm những gì. Đó chắc cũng là một cách tu. Soi từ trong người ngoài để thấy nội tâm của chính mình (nôm na là si bụng ngừ ga bụng ta Shy). Chứ sư vẫn còn đầy đủ hỉ nộ ái ố như Mi nói thì sư thuyết phục ai bi rờ.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#6
Chết Dại là truyện ngắn của sư Toại Khanh. Sư sáng tác nhiều truyện ngắn, và những gì sư nhìn và suy tư để viết ra thì dựa trên cái nhìn của nhà Phật, giáo pháp Phật. Và dĩ nhiên là độc giả có thể không đồng tình với cái nhìn hay phán đoán của sư, nhưng cũng cần nên phê bình cho đúng chỗ, đúng chuyện.

Tôi chưa từng nghe sư TK tự cho mình đắc đạo, hết vô minh. Sư tự nhận tâm vẫn còn phàm tục, nhưng không gì vậy mà sư không được quyền viết, nói, và giảng kinh. Bắt buộc một ông sư phải hết tham, sân, si mới được quyền viết lách, nói, giảng kinh Phật, thì thử hỏi có tìm được ông sư nào chăng? Đốt đuốc tìm mòn con mắt chắc khó mà được. Đọc một câu truyện, nghe một bài giảng pháp Phật của một vị sư là mình suy xét ở những lời giảng giải về nghĩa lý Phật pháp mà ứng dụng cho mình. Mình không đồng ý ở điểm nào về nghĩa lý Phật pháp trong bài viết hay giảng của họ thì phê bình hay nhận xét ở điểm đó.

Như tôi thích nghe giọng của vài ca sĩ nào đó hát, tôi nghe là thưởng thức giọng hát, chứ tôi không có khó chịu đến nỗi đi tra xét dò tìm xem ông/bà ca sĩ này đời sống có đạo đức không, có lăng nhăng tình ái không, ăn nói có dễ nghe không .v.v... Nếu mấy ông bà ca sĩ này mà dính vào mấy cái này thì tôi không nghe, thế thì... "who cares?".

Khi tôi đến lớp học, thí dụ học Toán. Tôi đến lớp để nghe ông thầy giảng giải về toán học, định lý và công thức, và phương cách giải quyết, chứ tôi đâu có đến lớp mà ngồi săm soi xem cha nội thầy này sống có đàng hoàng không, có rộng lượng từ ái không, có vợ bé vợ mọn gì không .v.v... Chuyện học toán để hiểu được giải đề qua các kỳ thi cử, hoặc cách giải quyết hay áp dụng toán học vào thực tế đó là chuyện tôi đến lớp để học với thầy.

Nói về văn chương tiểu thuyết như nhà văn Mỹ nổi tiếng Hemingway, thí dụ tác phẩm được dich ra tiếng Việt của ông là Ngư Ông Và Biển Cả mà nhiều người VN mình biết. Là nhà văn thì họ có thể mượn đủ đề tài về xã hội và con người để viết, diễn tả. Và dĩ nhiên là họ viết ra dựa trên sự quan sát hoàn cảnh, con người, môi trường mà họ sống, rồi kết hợp với quan niệm sống hay tư tưởng của họ để viết, và tôi chưa từng nghe hay đọc qua một ai đó cho rằng nhà văn mà đi soi mói thiên hạ rồi viết thì như vậy đâu có thuyết phục được ai !!! Và nhà văn Hemingway kết cục chọn cái chết bằng cách tự tử (tức là ông cũng bị vướng vào vòng lẩn quẩn không lối thoát, bế tắc trong cuộc sống), nhưng đâu có vì vậy mà phủ nhận văn tài của ông.

Những nhà khoa học, kỹ sư phát minh và chế biến ra những phương tiện giúp cho đời sống của con người được tiện nghi và ích lợi, thế thì chẳng lẽ phải soi mói coi mấy ông bà đó có tham lam, ích kỷ, sân si, giả dối không thì tôii mới dùng hay sao? Cái quan trọng là ở những phương tiện, nhu cầu mà họ chế tạo ra.

Thế nên, chư tăng ni giảng kinh, viết lách cũng là quan sát đời sống thế gian và kết hợp với sự hiểu biết của họ về pháp Phật mà viết, mà nói ra. Tư tưởng của họ dựa trên Phật pháp mà diễn giải bằng nhiều cách khác nhau. Nếu mình không đồng ý với các vị ở chỗ nào, điểm nào về ý nghĩa lời Phật hay trong kinh điển thì mình bình phẩm ở điểm đó. Còn mình đi phê bình về đạo đức của cá nhân họ thì sai vấn đề, sái chỗ. Hoặc giả nếu mình không thích đọc nghe sư này, ni này, thì đọc hay nghe ở những vị tăng ni khác mà mình cảm thấy thích hợp. Và nếu không có chư tăng ni còn đủ hỉ nộ ái ố duy trì giáo pháp của đức Phật, thì có lẽ giờ đây Phật pháp đã biến mất khỏi thể gian này hoặc không được nghe tới.

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#7
Mạng Internet là nơi để tra khảo lẫn bày tỏ cảm xúc giữa người và người. Sau các dòng chữ viết, ông sư vẫn là người chứ chẳng phải thánh thần gì. Ông sư biết chỉ trích xã hội nhân sinh qua tản mạn, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, blog, thơ, văn xuôi etc thì người ta cũng có quyền phê bình ông sư y hệt như vậy. Không phải ai cũng có thể nhân danh một tôn giáo để xuyên tạc xã hội và tự cho là mình đúng rồi có một đám cuồng tín chạy theo vẫy đuôi liên hồi kỳ trận, rồi không cho phép người khác phê bình ông sư. 

 Người tự cho mình là A-la-hán sẽ không phải là A-la-hán. Việt Nam cho đến ngày hôm nay dường như chỉ có một trường hợp duy nhất là Thích Thông Lạc tự phong cho mình là A-la-hán. Ông Toại Khanh này chưa phải là A-la-hán, cũng chẳng tự phong mình là A-la-hán, nhưng xem ra, có rất nhiều người theo ông, đã xem ông là A-la-hán, và có mòi cuồng tín.

 Dù sao đi nữa, ông có quyền chỉ trích xã hội, thì xã hội cũng có quyền phản biện ông. Chuyện bình thường chẳng có gì sai trái cả. 

 Chuyện bất thường sẽ diễn ra khi đám đông hùa theo một tiếng nói dần dà trở thành có số thính giả, độc giả cao. Lúc đó tiếng nói đó sẽ bắt đầu có ảnh hưởng. Vì sao Mr. Trump bị đóng cửa account của y tại Twitter không ngoài lý do là chỉ trích quá nhiều và xuyên tạc vô căn cứ. Chuyện này chỉ xảy ra vì y dần dà đã có ảnh hưởng. 

 Ông sư Toại Khanh cũng không có gì ngoại lệ. Nói đúng thì được người nghe. Nói nhiều mà không nghĩ lại mình, thì sẽ có người phê bình. Muốn ẩn náu dưới bất kỳ thể loại viết lách nào vẫn không thể giấu diếm được ý đồ và nội dung. 

 Nên nhớ, tự do ngôn luận bao gồm cả phê bình. Bất kể từ phía nào.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#8
Đây là Trang Tìm Hiểu Tôn Giáo.

Theo bạn 005, Sư Toại Khanh và anh anatta đã nói gì sai trên quan điểm của Phật giáo?
Reply
#9
(2022-08-25, 01:20 AM)LeThanhPhong Wrote: Đây là Trang Tìm Hiểu Tôn Giáo.

Theo bạn 005, Sư Toại Khanh và anh anatta đã nói gì sai trên quan điểm của Phật giáo?

 Vậy thì theo Lê Thanh Phong tôi đã nói gì sai trên quan niệm Phật giáo?

 Tìm hiểu tôn giáo thì không thể bình luận chăng?  Lê Thanh Phong hiểu thế nào về  2 chữ "tìm hiểu"?
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#10
(2022-08-25, 01:26 AM)005 Wrote:  Vậy thì theo Lê Thanh Phong tôi đã nói gì sai trên quan niệm Phật giáo?

 Tìm hiểu tôn giáo thì không thể bình luận chăng?  Lê Thanh Phong hiểu thế nào về  2 chữ "tìm hiểu"?

Có lẽ anh quên người học đạo không dùng tự  do ngôn luận của xã hội khi chấp nhận hay đả kích lời dạy của một vị thầy.

Chúng ta có lựa chọn nghe người này hoặc người kia mà thôi tùy theo trình độ hiểu biết về đạo của mình.

Bây giờ, chúng ta không hiểu vị sư này,  có thể trong tương lai sẽ hiểu.
Reply
#11
(2022-08-25, 01:33 AM)LeThanhPhong Wrote: Có lẽ anh quên người học đạo không dùng tự  do ngôn luận của xã hội khi chấp nhận hay đả kích lời dạy của một vị thầy.

Chúng ta có lựa chọn nghe người này hoặc người kia mà thôi tùy theo trình độ hiểu biết về đạo của mình.

Bây giờ, chúng ta không hiểu vị sư này,  có thể trong tương lai sẽ hiểu.

Có lẽ anh quên học đạo theo đạo Phật là dùng trí tuệ chứ không phải cuồng tín nghe theo tất cả những gì người ta giảng. Đứng trên phương diện giáo lý Phật pháp, đạo Phật luôn chủ trương dùng đầu óc để tu đạo. Vâng, mỗi người có một trình độ hiểu biết giới hạn. Ngay cả khi đọc bình luận.

PS: Sẵn đây tôi có câu hỏi khá riêng tư, Lê Thanh Phong có thể trả lời hoặc không. Chữ ký là của riêng mình. Khi anh mang chữ ký là quảng cáo cho trang của ông sư Toại Khanh làm hành trang cho riêng mình, anh nghĩ gì?  Hay là anh là sư Toại Khanh chăng? ;-)
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#12
(2022-08-25, 01:41 AM)005 Wrote: Có lẽ anh quên học đạo theo đạo Phật là dùng trí tuệ chứ không phải cuồng tín nghe theo tất cả những gì người ta giảng. Đứng trên phương diện giáo lý Phật pháp, đạo Phật luôn chủ trương dùng đầu óc để tu đạo. Vâng, mỗi người có một trình độ hiểu biết giới hạn. Ngay cả khi đọc bình luận.

PS: Sẵn đây tôi có câu hỏi khá riêng tư, Lê Thanh Phong có thể trả lời hoặc không. Chữ ký là của riêng mình. Khi anh mang chữ ký là quảng cáo cho trang của ông sư Toại Khanh làm hành trang cho riêng mình, anh nghĩ gì?  Hay là anh là sư Toại Khanh chăng? ;-)


Theo anh, thể nào là cuồng tín?

Sư Toại Khanh giảng từng bài kinh Phật theo chú giải, không theo ý riêng của Sư.
Reply
#13
(2022-08-25, 01:48 AM)LeThanhPhong Wrote: Theo anh, thể nào là cuồng tín?

Sư Toại Khanh giảng từng bài kinh Phật theo chú giải, không theo ý riêng của Sư.

 Cuồng tín là tin tưởng vào một sự vệc, một nhân vật, bất chấp thị phi. Bảo vệ thần tượng của mình bằng mọi giá. Không còn vận dụng trí óc theo logic.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#14
(2022-08-25, 01:50 AM)005 Wrote:  Cuồng tín là bất chấp thị phi. Bảo vệ thần tượng của mình bằng mọi giá. Không còn vận dụng trí óc theo logic.

Anh tự xét xem khi nghe Sư Toại Khanh giảng, anh có hiểu thêm lời dạy của Đức Phật không?

Tôi rất tri ơn Sư.
Reply
#15
(2022-08-25, 01:53 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh tự xét xem khi nghe Sư Toại Khanh giảng, anh có hiểu thêm lời dạy của Đức Phật thêm không?

Tôi rất trí ơn Sư.

  Anh đừng suy bụng ta ra bụng người. Mỗi người có một trình độ văn hóa nhất định tính luôn trong lĩnh vực tôn giáo. Lê Thanh Phong không thể tri ân ông Toại Khanh rồi bắt người khác phải theo ý tưởng của Lê Thanh Phong.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply