Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim-Dung
#31
B. NHẠC BẤT QUẦN, TƯỢNG TRƯNG CHO ÔNG TƯỞNG GIỚI THẠCH

[Image: nhac-bat-quan.jpg]

Nếu Tả Lãnh Thiền là người đầu tiên trong giới bạch đạo đã biểu lộ ý muốn thống nhứt giang hồ, ông lại không phải là nhơn vật tranh đoạt được địa vị lãnh đạo sổ một mà ông thèm muốn. Tuy đã được bầu làm Minh Chủ của năm kiếm phái : Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn, rồi âm mưu sáp nhập các kiếm phái ấy lại làm một với tên là Ngũ Nhạc Kiếm Phái, ông đã không đoạt được chức vụ Chưởng Môn Nhơn của kiếm phái thống nhất này. Người đã chiếm được chức vụ đó là Nhạc Bất Quần, nguyên là Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn. Các dữ kiện liên hệ đến vấn đề này đã được dùng để ám chỉ cuộc giành quyền lãnh đạo quốc gia giữa các nhơn vật và đoàn thể không cộng sản ở Trung Quốc. Đó là một cuộc tranh đấu gay go giữa nhiều người thuộc nhiều phe phái và cuối cùng, người đã đoạt được địa vị cao nhất về phía người quốc gia để đương đầu lại phe Cộng Sản là ông Tưởng Giới Thạch. Bởi đó ta có thể nghỉ rằng Nhạc Bất Quần chính là biểu tượng của ông Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo số một của phe Quốc Gia Trung Hoa.

1- Nhơn vật Nhạc Bất Quần dưới ngòi bút Kim Dung.

a. Bề ngoài khả kính của nhơn vật mang ngoại hiệu Quân Tử Kiếm

Theo sự mô tả của Kim Dung thì Nhạc Bất Quần lúc đầu đã hiện ra như là một nhơn vật khả kính. Mặc dầu là một cao thủ võ lâm làm Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn, ông có dáng điệu của một nhà nho hòa nhã, ngay đến lúc đấu võ với người cũng có một thái độ rất ung dung. Ông lại có lối ăn nói điềm đạm và phù hợp với đạo lý.

Đối với các đệ tử, ông tỏ ra nghiêm minh, nhưng lại có sự thân mật vui vẻ với họ chớ không cách biệt. Ông dạy họ phải thương mến nhau như người trong một nhà, tâm niệm lấy nhân nghĩa làm gốc và quên lợi riêng để phục vụ công lợi. Đối với các môn phái khác, ông chủ trương tránh sự đụng chạm và gây hiềm khích. Nói tóm lại, về cả hai mặt hình thái và tinh thần, Nhạc Bất Quần đều có phong độ của một bực chánh nhơn quân tử. Bởi đó, ông đã có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm và người trong giới võ lâm nói chung đều cho rằng ông xứng đáng mang ngoại hiệu này.
b. Tánh chất ngụy quân tử của Nhạc Bất Quần.

Tuy nhiên, Nhạc Bất Quần thật sự lại không phải là một bực chánh nhơn quân tử. Kim Dung đã kín đáo cho biết việc này từ đầu câu chuyện qua cái tên của vị cao thủ võ lâm lãnh đạo phái Hoa Sơn. Cứ theo quan niệm của Nho gia thì “quân tử căng nhi bất tranh, quần nhi bất đảng” (LUẬN NGỮ, Vệ Linh Công). Câu này có nghĩa là người quân tử có tinh thần cầu tiến nhưng không tranh đua với kẻ khác, và sẵn sàng hợp quần với kẻ khác nhưng không cùng kẻ khác kết bè kết phái. Vậy, trong sự giao thiệp với kẻ khác, hễ là người quân tử thì phải “quần” mà “bất đảng” và trái lại, kẻ “bất quần” tự nhiên là có tinh thần bè đảng thiên vị và không phải là người quân tử . Như thế, tên “Bất Quần” tự nó hàm ý là vị Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn chỉ là một “ngụy quân tử” tức là một quân tử giả hiệu. Nhưng tư cách ngụy quân tử nhơn vật này chỉ biểu lộ lần lần qua các chi tiết được Kim Dung nêu ra theo dòng diễn tiến của cốt chuyển trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ.

Đọc hết bộ truyện võ hiệp này, ta biết rằng Nhạc Bất Quần thật sự là một người hung ác và nham hiểm. Ông cũng nuôi mộng thống nhứt các môn phái bạch đạo dưới quyền ông và tiêu diệt Triêu Dương Thần Giáo để lãnh đạo tất cả giới giang hồ, và sẵn sàng làm mọi việc dầu tàn ác phi nhân để đạt mục đích. Nhưng ông kín đáo thâm trầm hơn Tả Lãnh Thiền nên đã che giấu được bản chất và ý đồ của mình, và cuối cùng đã thắng được Tã Lãnh Thiền để đoạt chức Chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái.

- Ngay tử tức đầu, Nhạc Bất Quần đã lưu ý đến việc tranh đoạt bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của nhà họ Lâm cũng như một số môn phái bạch đạo khác. Bởi đó, ông đã sai Lao Đức Nặc và Nhạc Linh San giả trang đến gần Phước Oai Tiêu Cục và tạo một quán rượu nhỏ ở gần đó để thăm dò tin tức. Phái Hoá Sơn của ông đã chứng kíến việc phái Thanh Thành hạ độc thủ, giết hết các tiêu sư và gia dịch của Phước Oai Tiêu Cục và bắt vợ chồng Lâm Chấn Nam, nhưng không can thiệp để cứu họ. Sau đó, Nhạc Bất Quần đã ngấm ngầm theo dõi Lâm Bình Chi và ra mặt cứu Lâm Bình Chi khỏi tay Mộc Cao Phong, rồi nhận Lâm Bình Chi làm đệ tử với dụng ý qua Lâm Bình Chi mà truy ra được tung tích của bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ. Tuy nhiên, khi Lịnh Hồ Xung thuật lại lời trăn trối của Lâm Chấn Nam nhắn lại cho Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần giả bộ không muốn biết những bí mật của nhà họ Lâm và bảo Lịnh Hồ Xung chỉ nên nói riêng cho Lâm Bình Chi biết lời trăn trối đó.

Nhưng thật sự thì Nhạc Bất Quần đã tích cực tìm kiếm bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ. Lúc hai cao thủ phái Tung Sơn đến trụ sở của Phước Oai Tiêu Cục ở Phước Châu (trong tỉnh Phước Kiến) đành ngã Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San rồi tìm ra được kiếm phổ này, Lịnh Hồ Xung đã đuổi theo họ rồi đoạt nó lại được, nhưng lại bị đánh trọng thương và ngất xỉu đi. Nhạc Bất Quần và vợ đã cứu được Lịnh Hồ Xung. Nhơn cơ hội Lịnh Hồ Xung còn bất tỉnh, Nhạc Bất Quần đã lấy bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ trong người Lịnh Hồ Xung. Sau đó, ông đã tự thiến để luyện tập theo bộ kiếm phổ này. Nhưng trái với Đông Phương Bất Bại đã ăn mặc như phụ nữ sau khi tự thiến để luyện tập theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN, Nhạc Bất Quần đã cố giấu sự thay đổi trong hình thể của mình. Ông đã mang râu giả để thay chòm râu đã bị rụng lần lần sau khi ông tự thiến.

- Mặc dầu đã khám phá rằng Lao Đức Nặc là người của phái Tung Sơn gởi đến làm đệ tư mình đề nội tuyến phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần đã giả vờ như không hay biết việc này và tỏ ra thương mến tin cậy Lao Đức Nặc như thường. Ông lại chép một phần của TỊCH TÀ KIẾM PHỔ ra làm tài liệu để cho Lao Đức Nặc đánh cắp đem về cho Tả Lãnh Thiền. Trong tài liệu này, Nhạc Bất Quần đã bỏ qua không chép phần quan trọng nhất là người phải tự thiến trước khi bắt đầu luyện tập. Mặt khác, khi đấu kiếm với Lịnh Hồ Xung tại chùa Thiếu Lâm, Nhạc Bất Quần mặc dầu kém thế hơn, đã không sử dụng Tịch Tà Kiếm Pháp. Lúc bị Lịnh Hồ Xung đánh cho rớt kiếm, ông lại đá vào ngực Lịnh Hồ Xung, nhưng đồng thời tự làm gãy xương chôn mình. Mục đích ông là làm cho Tả Lãnh Thiền tưởng lầm rằng nội công và kiếm thuật của ông kém xa Tả Lãnh Thiền. Đến lúc Tả Lãnh Thiền mời các Kiếm Phái Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn đến họp nhau ở căn cứ của mình để đặt ra vấn đề thống nhứt các phái này lại thành Ngũ Nhạc Kiếm Phái, Nhạc Bất Quần mới đứng ra đấu võ với Tả Lãnh Thiền để tranh ngôi Chưởng Môn Nhơn của kiếm phái thống nhất này. Vì chưởng lực kém Tả Lãnh Thiền, ông đã lén dùng độc châm để làm cho Tả Lãnh Thiền bị thương. Sau đó, hai bên đã dùng Tich Tà Kiếm Pháp để đánh nhau. Tả Lãnh Thiền vì chỉ được học theo bản TỊCH TÀ KIẾM PHỔ không đầy đủ do Lao Đức Nặc đánh cắp đem về nên đã bị Nhạc Bất Quần đâm cho đui mắt thành ra cuối cùng, Nhạc Bất Quần đoạt được ngôi Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái.

- Để đạt các mục tiêu của mình, Nhạc Bất Quần đã tỏ ra kiên trì, kín đáo và khôn ngoan, nhưng cũng đồng thời biểu lộ một sự tàn nhẩn hiếm có. Vì các vị Sư Thái phái Hằng Sơn cương quyết chống lại việc thống nhứt các kiếm phái nên ông đã hạ sát họ. Mặt khác, sau khi lấy bộ TỊCH TÀ KIẾM PHỔ trong người Lịnh Hồ Xung lúc Lịnh Hồ Xung bị hôn mê, ông đã công khai tố cáo Lịnh Hồ Xung cướp đoạt tài liệu này để cho người khác không biết là ông giữ nó. Sau đó, ông lại đâm vào lưng Lâm Bình Chi cốt ý để không còn ai có quyền đòi hỏi tài liệu đó. Người đệ tử thứ tám của ông đã bị Lao Đức Nặc đâm trọng thương vừa tỉnh lại thấy việc này và kêu lên nên bị Nhạc Bất Quần hạ sát luôn. Nhạc Bất Quần định đâm thêm cho Lâm Bình Chi chết, nhưng vì Lao Đức Nặc nấp trong bóng tối tằng hắng lên nên ông phải hấp tấp vào nhà. Sau vụ này, Nhạc Bất Quần lại làm cho mọi người nghĩ rằng chính Lịnh Hồ Xung đã giết Lao Đức Nặc và người đệ tự thứ tám của ông và đâm vào lưng Lâm Bình Chi.

Trong khi cư xử tàn tệ với Lịnh Hồ Xung như vậy, Nhạc Bất Quần lại khai thác đúng mức tình cảm của Lịnh Hồ Xung đối với ông. Ông biết rằng mặc dầu ông đã công khai trục xuất Linh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn, Lịnh Hồ Xung vẫn kính trọng thương mến ông và tha thiết muốn được ông nhìn nhận trở lại làm đệ tử. Bởi đó, ông đã tìm cách lợi dụng tình cảm này để thực hiện mưu đồ của ông. Lúc đấu kiếm với Lịnh Hồ Xung ở chùa Thiếu Lâm, ông đã không dùng Tịch Tà Kiếm Pháp, một mặt vì không muốn cho Tả Lãnh Thiền thấy bản lãnh ông nhưng một mặt cũng vì ông nghĩ rằng Lịnh Hồ Xung không dám đánh bại ông. Mặt khác, ông lại dùng ba chiêu kiếm đặc biệt để ngầm bảo rằng nếu Lịnh Hồ Xung chịu trở về làm đệ tử phái Hoa Sơn thì sẽ được mọi người hoan nghinh và được ông gả con gái là Nhạc Linh San cho. Chỉ vì Lịnh Hồ Xung nhớ đến tình nghĩa thâm trọng của Nhậm Doanh Doanh và biết rằng nếu mình thua Nhạc rất Quần thì Nhậm Ngã Hành và Nhậm Doanh Doanh đều sẽ bị chung thân giam giữ ở chùa Thiếu Lâm nên phân tâm và vô tình đánh rơi kiểm Nhạc Bất Quần.

Kế đó, Nhạc Bất Quần lại gả Nhạc Linh San cho Lâm Bình Chi. Từ trước, ông đã để cho Nhạc Linh San thân cận với Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San đã vô tình giúp cha theo dõi Lâm Bình Chi. Lúc gả Nhạc Linh San cho Lâm Binh Chi thì Nhạc Bất Quần đã có dụng ý dùng con gái để thử xem Lâm Bình Chi có lấy được TỊCH TÀ KIẾM PHỔ và tự thiến để luyện theo kiếm phổ đó hay không. Sau khi Nhạc Linh San bị Lâm Bình Chi giết chết, ông lại đổ cho Lịnh Hồ Xung cái tội giết con gái mình, và lấy cớ đó để tìm giết Lịnh Hồ Xung.

Khi ông gặp Lịnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh thì vợ ông đã bị người của Triêu Dương Thằn Giao bắt, nhưng ông không kể gì đến vợ, chỉ lo tìm cách giết Lịnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh. Lịnh Hồ Xung đánh thắng Nhạc Bất Quần nhưng không hạ sát ông và bỏ kiếm xuống rồi yêu cầu ông cùng lo cứu Nhạc Phu Nhơn. Nhưng Nhạc Bất Quần đã thình lình tấn công để cố hạ sát Linh Hồ Xung. Chỉ vì ông lọt vào cái hầm do phe Triêu Dương Thần Giáo đào sẵn để đợi ông, Lịnh Hồ Xung mới thoát chết. Với hành động này, Nhạc Bất Quần đã tỏ ra tàn nhẫn và đê hèn đến mức Nhạc Phu Nhơn đã cảm thấy xấu hổ và tự tử. Sau đó, Nhạc Bất Quần được tha ra, nhưng ông không nghĩ đến việc chôn cất vợ và phó mặc việc đó cho Lịnh Hồ Xung.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#32
2. Nhơn vật mà Nhạc Bất Quần biểu tượng: ông Tưởng Giới Thạch.

Nếu hai vị Giáo Chủ của Triêu Dương Thần Giáo là Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại đã được Kim Dung dùng để ám chỉ hai nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước Trung Cộng là hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ thì việc người tranh được chức Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái là Nhạc Bất Quần biểu tượng cho ông Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh tụ số một của phe Quốc Gia Trung Hoa, là việc rất tự nhiên. Chúng ta có thể tìm thấy trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ một số dấu hiệu cho thấy dụng ý của Kim Dung về mặt này.

a. Tên họ của Nhạc Bất Quần so với tên ông Tưởng Giới Thạch

Trước hết là họ Nhạc của Bất Quần. Nhạc có nghĩa là hòn núi lớn. Trong Hán văn, chữ Nhạc lại gồm hai chữ Khâu là gò và Sơn là núi. Cả ba chữ Nhạc, Khâu và Sơn đều chỉ những khối lớn do đó cấu tạo nên mà trong tên của nhà lãnh đạo phe Quốc Gia Trung Hoa có chữ Thạch nghĩa là đá.

b. Đời sống chánh trị của ông Tưởng Giới Thích so với đời sống Nhạc Bất Quần.

Kế đó, nói chung thì đời sống chánh trị của ông Tưởng Giới Thạch có những nét chánh tương tự với đời sống Nhạc Bất Quần.

- Nhạc Bất Quần nguyên là Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn, mà Hoa Sơn là một trong năm hòn núi lớn của Trung Quốc được gọi chung là Ngũ Nhạc. Xét vị trí tương đối của năm hòn núi lớn này thì Tung Sơn ở chính giữa nên được gọi là Trung Nhạc, Thái Sơn ở phía đông nên được gọi là Đông Nhạc, Hành Sơn ở phía nam nên được gọi là Nam Nhạc và Hằng Sơn ở phía bắc nên được gọi là Bắc Nhạc. Phần Hoa Sơn thì ở phía tây nên được gọi là Tây Nhạc. Vậy, Nhạc Bất Quần là người lãnh đạo kiếm phái lấy Tây Nhạc làm căn cứ. Kiếm phái này đã được dùng để ám chỉ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và Chưởng Môn Nhơn của nó chính là lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Sở dĩ Kim Dung lấy phái Hoa Sơn tức là phái Tây Nhạc làm biểu tượng cho Trung Hoa Quốc Dân Đảng là vì các nhà lãnh đạo của Đảng này là ông Tôn Văn cũng như ông Tưởng Giới Thạch kế vị cho ông về sau đều là người theo Đạo Tin Lành và chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Tây Phương.

- Trong phái Hoa Sơn có sự xung đột mãnh liệt giữa hai phe Kiếm Tông và Khí Tông đề giành địa vị Chưởng Môn Nhơn. Phe Kiếm Tông cho rằng muốn thắng địch thủ, cần phải có những chiêu thức ảo diệu cao minh hơn các chiêu thức của địch thủ. Theo phe Khí Tông thì nội công thâm hậu mới là điều cốt yếu cho việc thủ thắng, vì người có nội công thâm hậu rồi thì có thể phát huy một kình lực mạnh, dầu chỉ dùng một chiêu thức tầm thường cũng có thể chế ngự được địch thủ. Hai phe Kiếm Tông và Khí Tông đã chiến đấu nhau một cách mãnh liệt và đẫm máu. Cuối cùng, phe Khí Tông đã thắng thế và giành được địa vị Chưởng Môn Nhơn. Nhạc Bất Quần là lãnh tụ phe Khí Tông. Nhưng sau khi địa vị Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn của ông đã được chấp nhận lâu rồi, người của phe Kiếm Tông vãn cỏn tìm cách tranh đoạt nó trở lại và đã không ngần ngại dựa vào phái Tung Sơn để đạt mục đích.

Cuộc xung đột nội bộ của phái Hoa Sơn đã được dùng để ám chỉ cuộc xung đột nội bộ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trong Đảng này, từ lúc ông Tôn Văn còn sống và nhất là sau khi ông Tôn Văn đã chết, đã có sự tranh nhau giữao hai cánh Chánh Trị và Quân Sự để giành quyền lãnh đạo. Cánh Chánh Trị của Trung Hoa Quốc Dân Đảng có thể so sánh với phe Kiếm Tông của phái Hoa Sơn, vì nó nhấn mạnh trên nhu cầu phải có một đường lối chánh sách khôn khéo, trong khi cánh Quân Sự của Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng như phe Khí Tông của phái Hoa Sơn dựa vào cường lực trước hết.

Cũng như trong phái Hoa Sơn, phe Kiếm Tông đã thua phe Khí Tông, trong Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cánh Chánh Trị đã thua cánh Quân Sự sau những cuộc tranh đấu gay go và đẫm máu. Nhà lãnh đạo cảnh Quân Sự là ông Tưởng Giới Thạch đã được đưa lên làm lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, cũng như truyền nhơn của phe Khí Tông là Nhạc Bất Quần đã được đưa lên làm Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn. Nhưng cuộc tranh đấu giữa hai phe đối nghịch nhau bên trong đoàn thể vẫn chưa chấm dứt sau khi địa vị nhà lãnh đạo số một đã được công nhận. Cũng như một số người trong phe Kiếm Tông còn vận động đề tranh quyền Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn và không ngần ngại dựa vào phái Tung Sơn để thực hơn nguyện vọng, các nhà lãnh tụ thuộc cánh Chánh Trị của Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã tiếp tục tranh quyền lãnh đạo Đảng này và một trong các lãnh tụ đó là ông Uông Tinh Vệ đã đi đến mức hợp tác với người Nhật để chọi lại ông Tưởng Giới Thạch.

- Ngoài cuộc tranh đấu gay go để giữ địa vị Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần còn phải hao tổn nhiều tâm huyết và nghi lực mới tranh được địa vị Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Cuộc tranh đấu cuối cùng đưa đến kết quả này đã thực hiện ở Phong Thiền Đài núi Tung Sơn. Phong Thiền Đài vốn là nơi được thiết lập để các vị đế vương đời trước làm lễ phong cho các núi lớn. Như chúng tôi đã trình bày trên đây, trong năm hòn núi lớn, Tung Sơn là hòn núi ở chính giữa nên được gọi là Trung Nhạc. Tả Lãnh Thiền, Chưởng Môn Nhơn phái Tung Sơn lại được tôn làm Minh Chủ của năm kiếm phái Tung Sơn, Thái Sơn , Hành Sơn, Hoa Sơn và Hằng Sơn. Qua các dữ kiện trên đây, ta có thể nghĩ rằng Kim Dung đã xem các kiếm phái của năm hòn núi lớn như là các lực lượng địa phương của Trung Quốc và kiếm phái Tung Sơn đặc biệt biểu tượng cho lực lượng ở thủ đô. Việc hợp nhứt năm kiếm phái làm một tượng trưng cho việc thống nhứt Trung Quốc và cuộc tranh đấu ở Phong Thiền Đài núi Tung Sơn chính là cuộc tranh quyền lãnh đạo cả Trung Quốc. Vậy, chức vụ Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc kiếm phái đã được dùng để ám chỉ địa vị Quốc Trưởng Trung Hoa.

Với tư cách là lãnh tụ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, ông Tưởng Giới Thạch chỉ mới là người cầm đầu một đoàn thể chánh trị mà địa bàn hoạt động chỉ bao gồm một phần lãnh thồ Trung Quốc cũng như Nhạc Bất Quần làm Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn. Chỉ sau khi tranh đấu một cách gay go quyết liệt với các vi đốc quân làm chủ các địa phương lớn và với các đoàn thể khác, ông Tưởng Giới Thạch mới được công nhận làm Tổng Thống của Trung Hoa Dân Quốc, cũng như Nhạc Bất Quần cuối cùng đã được công nhận làm Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc kiếm phái.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#33
c- Lề lối làm việc của ông Tưởng Giới Thạch so với lề lối làm việc của Nhạc Bất Quần.

Lề lối làm việc của ông Tưởng Giới Thạch cũng có những điểm giống lề lối làm việc của Nhạc Bất Quần.

- Nhạc Bất Quần có ngoại hiệu là Quân Tử Kiếm. Ông công khai đề cao đạo lý và chánh nghĩa và có một thái độ bề ngoài đáng kính. Ông Tưởng Giới Thạch thì tên thật là Tưởng Trung Chánh vốn hàm ý thành tín ngay thẳng. Khi nắm quyền lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Dân Quốc, ông Tưởng Giới Thạch đã chánh thức theo chủ nghĩa Tam Dân của ông Tôn Văn. Chủ nghĩa này gồm ba phần: Dân Tộc, Dân Quyền, và Dân Sinh. Nó nhắm mục đích làm cho dân tộc độc lập hùng cường và chủ trương tôn trọng dân quyền trong đó có quyền tự do của con người, đồng thời hướng đến việc phục vụ dân sinh,tức là làm cho người dân ấm no hạnh phúc. Về mặt đạo đức, ông Tưởng Giới Thạch đã hết sức đề cao các tư tưởng đạo lý cổ truyền của dân tộc Trung Hoa. Ông đã phát động phong trào Tân Nho Giáo và nhấn mạnh trên bốn đặc tánh lớn của người Trung Hoa là Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ. Chủ trương và thái độ công khai của ông Tưởng Giới Thạch phù hợp với chủ trương và thái độ công khai của Nhạc Bất Quần là phục vụ đạo lý và chánh nghĩa. Ngoại hiệu Quân Tử Kiếm của Nhạc Bất Quần cũng phù hợp với ông Tưởng Giới Thạch là một quân nhơn theo Tân Nho Giáo.

- Nhưng việc công khai đề cao đạo 1ý và chánh nghĩa của Nhạc Bất Quần chỉ là một nước sơn bề ngoài. Trong thực tế, vị cao thủ võ lâm này là một “ngụy quân tử” tức là một quân tử giả hiệu, có những hành động hoàn toàn trái với lập trường chánh thức của mình. Ông Tưởng Giới Thạch cũng làm giống như Nhạc Bất Quần. Tuy đề cao chủ nghĩa Tam Dân trong đó có phần Dân Quyền chủ trương tôn trọng sự tự do của người dân, ông Tưởng Giới Thạch đã thật sự theo tư tưởng quyền uy. Chánh sách được ông áp dụng ở Trung Quốc và ở Đài Loan sau này và được những người kế vị ông noi theo là chánh sách độc tài. Trong nước, không có chánh đảng nào khác hơn Trung Hoa Quốc Dân Đảng được dung nạp. Những người chổng đối chỉ trích thì bị bắt bớ, hành hạ, thủ tiêu.
Một vài việc gần đây đáng cho chủng ta suy gẫm. Một người Trung Hoa đã sang Mỹ từ lâu, nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư ở một trường đại học Mỹ đã bị bắt và bị giết khi về thăm Đài Loan. Một người khác cũng đã sang Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ đã bị ám sát ngay tại Mỹ vì đã viết một quyển sách nói đến gia đình họ Tưởng với những phát giác không có lợi cho gia đình nay. Hiện nay, Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ còn giữ được đảo Đài Loan, lại mất lần lần thế lực trên trường quốc tế vì các nước bạn của Đài Loan lần lượt đoạn giao với chánh quyền Đài Bắc và thiết lập bang giao với Trung Cộng.

Nước Mỹ tuy cũng đã nhìn nhận Trung Cộng, nhưng vẫn còn yểm trợ Trung Hoa Dân Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Đảng rất còn giữ cảm tình của dân Mỹ. Ấy thế mà họ không ngần ngại hạ sát những người Trung Hoa chống đối họ, mặc dầu những người này đã nhập quốc tịch Mỹ và một trong những vụ giết người này đã xảy ra ngay trên lãnh thổ Mỹ.

Qua việc này, chúng ta có thể suy đoán được những gì đã xảy ra cho người dân ở Trung Quốc lúc ông Tưởng Giới Thạch còn làm chủ lục địa Trung Hoa và có một thế lực lớn trên trường quốc tế. Về mặt đạo đức thì mọi người đều biết rằng Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã bị Trung Cộng đánh bại một phần cũng vì trong thời kỳ ông Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Trung Quốc, xã hội Trung Hoa đã bị ung thúi vì nạn tham nhũng. Chánh quyền của ông Tưởng Giới Thạch đề cao Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, nhưng bên trong dung túng che chở cho những kẻ bóc lột hiếp đáp nhơn dân, cũng như cho giới buôn lậu và cho giới làm giàu về nghề chợ đen.

- Nói chung lại thì cũng như Nhạc Bất Quần, ông Tưởng Giới Thạch đã nói một đường, làm một nẻo. Đặc biệt đáng chú ý là lập trường của các nhơn vật này đối với tổ chức mà họ liệt vào hạng đại thù, là Triêu Dương Thần Giáo đối với Nhạc Bất Quần và Đảng Trung Cộng đối với ông Tưởng Giới Thạch. Để đối phó với Triêu Dương Thần Giáo, Nhạc Bất Quần phải có một lập trường chánh thức trái ngược lại lập trường của giáo phái này, nhưng bên trong ông lại làm theo nó. Nếu Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo bị gọi là Ma Giáo đã tự thiến đề luyện tập theo QUÌ HOA BẢO ĐIỂN thì Chưởng Môn Nhơn của Ngũ Nhạc Kiếm Phái tự xưng là nhà lãnh tụ của phe bạch đạo cũng đã tự thiến để luyện tập theo TỊCH TÀ KIẾM PHỔ mà công phu có chung một nguồn gốc với công phu của QUÌ HOA BẢO ĐIỂN. Việc tự thiến để trở thành bất bại đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một kỹ thuật tranh đấu có thể đưa một tổ chức chánh trị đến sự tất thắng, nhưng làm thương tổn đến nhơn tánh.

Điều này liên hệ đến thái độ thật sự của ông Tưởng Giới Thạch. Với tư cách là nhà lãnh đạo phe Quốc Gia Trung Hoa, ông nãy đã kết án Trung Cộng là tà ngụy bất nhân và có một kỹ thuật tranh đấu làm thương tổn nhơn tánh. Nhưng trong hành động thực tế ông đã áp dụng một chánh sách độc tài tàn ác với nguyên tắc cứu cánh biện minh cho phương tiện. Như vậy, ông đã bề ngoài có chủ trương khác với Trung Cộng,. nhưng bên trong lại làm y như Trung Cộng, nghĩa là áp dụng một chánh sách tà ngụy bất nhân và theo một kỹ thuật tranh đấu làm thương tổn nhơn tánh.

d. Các điểm không trùng hợp giữa đời sống của ông Tưởng Giới Thạch và Nhạc Bất Quần.

Như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, giữa lịch sử một quốc gia hay tiểu sử một nhơn vật và tiểu sử của cao thủ võ lâm mà Kim Dung dùng để biểu tượng cho quốc gia hay nhơn vật đó, không phải có sự trùng hợp hoàn toàn. Nhận xét này cũng áp dụng đối với Nhạc Bất Quần và ông Tưởng Giới Thạch. Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta có thể nhận thấy vài điểm xác nhận điều này.

- Trước hết là vai tuồng của các bà vợ những người được nói đến. Trong phái Hoa Sơn, Nhạc Phu Nhơn đã có một địa vị quan trọng. Bà rất được Nhạc Bất Quần kính nể và thường được Nhạc Bất Quần nghe theo. Trong các cuộc họp mặt với các cao thủ võ lâm khác, bà không ngần ngại lên tiếng phát biểu ý kiến và chỉ nhường Nhạc Bất Quần khi ông này cần nêu lập trường hay hành động với tư cách là Chưởng Môn Nhơn. Tưởng Phu Nhơn là bà Tống Mỹ Linh cũng có một vai tuồng tương tự đối với chồng. Bà rất được ông Tưởng Giới Thạch kính nể và nghe lời. Ngoài ra bà đã tích cực hoạt động về mặt chánh trị đối nội cũng như đối ngoại để giúp chồng. Tuy nhiên, trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, Nhạc Phu Nhơn đã được mô tả như là một người rất đứng đắn và rất đáng kính. Cả Lâm Bình Chi và Lịnh Hồ Xung đều còn tôn trọng bà ngay đến lúc đã thấy rõ bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần và hết mến phục ông. Trong khi đó, Bà Tống Mỹ Linh đã không gây được hảo cảm của người Trung Hoa. Trong thực tế, bà đã bị chê trách nhiều hơn ông Tưởng Giới Thạch về những điều xấu xa tệ hại đã xảy ra trong lúc Trung Hoa Quốc Dân Đảng nắm quyền cai trị Trung Quốc.

- Mặt khác, lúc Kim Dung kết thúc bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, cả ông Tưởng Giới Thạch lẫn Bà Tống Mỹ Linh đều còn sống. Nhưng trong bộ truyện võ hiệp này, Nhạc Bất Quần và Nhạc Phu Nhơn đều đã chết. Riêng cái chết của Nhạc Bất Quần rất đáng được lưu ý, nếu ta đem so sánh nó với cái chết của các nhơn vật tượng trưng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ và Hồng Giáo Chủ trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ. Nhậm Ngã Hành đã vì bạo bỊnh mà chết sau khi đã đoạt lại được ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo nghĩa là giữa lúc vinh quang. Trong khi đó, Nhạc Bất Quần đã bị giết sau khi Ngũ Nhạc Kiếm Phái mà ông là Chưởng Môn Nhơn đã bị thiệt hại rất nặng vì phần lớn các đệ tử của phái này đã bị hạ sát trong hậu động núi Hoa Sơn. Cái chết của Nhạc Bất Quần thật ra đã tương tự cái chết của Hồng Giáo Chủ.

Những cái chết trên đây đã mang một ý nghĩa đặc biệt. Trước hết, Kim Dung đã dùng cái chết của Nhậm Ngã Hành đối chiếu với cái chết của Nhạc Bất Quần đề ám chỉ việc ông Mao Trạch Đông đã hoàn toàn làm chủ lục địa Trung Hoa trong khi ông Tưởng Giới Thạch bị dồn ra đảo Đài Loan, không còn hy vọng gì trở lại lãnh đạo Trung Quốc.

Với cái chết của Hồng Giáo Chủ đối chiếu với cái chết của Nhạc Bất Quần, Kim Dung đã ngỏ ý kiến rằng cả hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đều là những nhơn vật không còn đáng sống trong lòng của nhơn dân Trung Hoa vì đã lừa dối họ và phụ niềm tin tưởng của họ.

Nói chung thì hình ảnh mà Kim Dung đưa ra về Nhạc Bất Quần thật là xấu xa tệ hại. Độc giả bộ sách này có thể cho rằng đem vị ngụy quân tử này đề biểu tượng cho ông Tưởng Giới Thạch thì quả là bất công đối với nhà lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Điều này có thể đúng phần nào. Nhưng chúng ta không nên quên rằng Kim Dung vốn là một người thiên tả và có ác cảm với phe độc tài hữu phái. Trong thời kỳ viết bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ông đã nhận chân sự thật về Đảng Trung Cộng, nhưng vẫn còn xem ông Mao Trạch Đông hơn ông Tưởng Giới Thạch. Khi sáng tác bộ LỘC ĐỈNH KÝ , ông đã chống lại Trung Cộng mạnh hơn và xem hai ông Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch cũng đều tệ hại như nhau.

Nhưng đây là ý kiến của Kim Dung và kẻ viết sách này chỉ nêu ra các nhận định của mình về các ẩn số chánh trị của Kim Dung trong các bộ truyện võ hiệp của ông mà thôi.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#34
(2022-08-10, 11:50 PM)005 Wrote:  Có dịp Jay cô nương, thầy VD, Bạch y cô nương thử đọc quyển này cũng lý thú. Quyển này giáo sư lần sang thuyết trình ở Đức tại Stuttgart có tặng tôi. Lúc đó là thập niên 80, Liên Sô chưa tan rã, nhưng rất cận kề rồi. 

Sách viết bằng Anh ngữ, tuy vào thập niên 80 nhưng vẫn còn có giá trị hiện thực. Lúc đó ấn loát của người Việt bên Hoa Kỳ; Thanh Phương Thư Quán còn thô sơ, sử dụng bản chữ đánh máy tay.

(PS: lý do muốn ẩn danh nên che lại. Xin thông cảm Shy )

[Image: TgEp5xu.jpg]

[Image: 8CY3txh.jpg]

Anh 5 có được bộ sách quả là quý hoá.

 Kỳ, anh 5, anh Vo Danh,

Đúng là càng đọc bài tuỳ bút của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy càng thấy "đã" thiệt.  Đó là Jay vẫn đang còn đọc lướt lướt đó.  Jay đang tìm cách tậu bộ sách này và sách anh 5 giới thiệu ở trên.  Ý nghĩ nằm đu đưa võng với quyển sách trên tay nghiền ngẫm từng câu văn, vần chữ quá là hấp dẫn luôn.

Cám ơn Kỳ, anh 5 đã giới thiệu.  Heavy-black-heart4 it.
Reply
#35
CHƯƠNG II CÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ KÍN ĐÁO CỦA KIM DUNG XÉT QUA MỘT SỐ NHƠN VẬT CHÁNH YẾU VÀ CÁC CỐT CHUYỆN CỦA ÔNG

[Image: hrmrxzC.jpg]


Ngoài việc dùng một số nhơn vật để tượng trưng cho một vài quốc gia trên thế giới và cho một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại, Kim Dung còn kín đáo gởi cho độc giả của ông một số thông điệp chánh trị qua một số nhơn vật chánh yếu và qua các cốt chuyện của ông. Ta có thể nhờ các thông điệp này mà nhận thấy rõ hơn diễn trình tư tưởng của ông về mặt chánh trị. Để cho độc giả có thể theo dõi dễ dàng các thông điệp trình bày trong chương này, trước hết chúng tôi xin kể lại sơ lược thân thế và sự tích của một số nhơn vật chánh yếu trong các tác phẩm nổi tiếng của Kim Dung

MỤC 1:SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG CỦA KIM DUNG

KimDung đã viết nhiều bộ truyện võ hiệp, mỗi bộ đều có một hay nhiều nhơn vật chánh yếu. Nếu chỉ lấy các tác phẩm nổi tiếng nhứt của ông làm đề tài nghiên cứu, chúng ta có thể kể các nhơn vật chánh yếu độc đáo sau đây:

-Tiêu Phong tức Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc tức Hư Trúc Tử và Mộ Dung Phục trong hai bộ THIÊN LONG BÁT BỘ và LỤC MẠCH THẦN KIẾM

- Quách Tĩnh, Dương Khang và Dương Quá trong hai bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP.

- Trương Vô Kỵ tức Tạ Vô Kỵ trong bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG (vốn tên là Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ theo nguyên tác)

- Lịnh Hồ Xung trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ

- Vi Tiểu Bảo trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.

Chúng tôi đã sắp thứ tự các nhơn vật trên đây theo thời gian trước sau của giai đoạn lịch sử Trung Quốc làm khung cảnh hoạt động của họ hoặc của việc trước tác bộ truyện:

1- Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc và Mộ Dung Phục là những nhơn vật của thời kỳ nhà Đại Tống còn làm chủ Hoa Bắc và bị sự uy hiếp nặng nề của người Khiết Đơn làm chủ nước Đại Liêu. Trong bộ LỤC MẠCH THẦN KIẾM có hai niên biểu làm mốc thời gian cho khung cảnh hoạt động của các nhơn vật này.  Theo Kim Dung thì bức thơ mà Uông Kiếm Thông, Bang Chủ Cái Bang gởi cho Mã Đại Nguyên dặn phải ngấm ngầm giám thị Kiều Phong lúc ông truyền chức Bang Chủ cho Kiều Phong được viết năm Nguyên Phong thứ 6.  Nguyên Phong là một trong hai niên hiệu của Vua Tống Thần Tông (t.v. 1068-1085) và năm thứ 6 của niên hiệu này là năm 1083. Ngoải ra bộ LỤC MẠCH THẦN KIẾM còn cho biết rằng việc vua nước Đại Liêu dự liệu xâm lăng nhà Đại Tống đã xảy ra lúc Vua Tống Triết Tông (t.v. 1086-1100) bãi chức các vị đại thần theo phe bảo thủ của Tư Mã Quang để áp dụng trở lại chánh sách của Vương An Thạch. Trong lịch sử Trung Quốc, đó là việc xảy ra trong những năm chót của niên hiệu Nguyên Hựu, tức là vào khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ 11.

2- Quách Tỉnh, Dương Khang và Dương Quá là những nhơn vật xuất hiện vào cuối đời nhà Tống, lúc người Mông Cổ vừa quật khởi và diệt nước Đại Kim của người Nữ Chân rồi chuẩn bị xâm chiếm Đại Tống và Đại Lý. Các việc này đã xảy ra trong thế kỷ thứ 13.  Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU , có hai niên biểu có thể dùng làm mốc thời gian cho hoạt động của Quách Tĩnh:

- năm 1227 là năm băng hà của Thành Cát Tư Hãn tức là Nguyên Thái Tổ

- kế đó là năm 1234 nước Đại Kim bị người Mông Cổ diệt.

Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, thì biến cố có thể làm mốc thời gian cho hoạt động của Quách Tỉnh và Dương Quá là cái chết của Mông Kha tức là Nguyên Hiến Tông khi nhà vua này mở cuộc tấn công thành Tương Dương (tức là Tương Phàn trong tỉnh Hồ Bắc ngày nay) năm 1259. Và theo bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG thì Quách Tĩnh đã chết khi thành Tương Dương bị quân Nguyên phá vỡ mà việc này đã xảy ra năm 1273.

3- Trương Vô Kỵ là một nhơn vật đã tham dự cuộc khởi nghĩa của người Trung Hoa nổi lên đánh đổ nhà Nguyên do người Mông Cổ xây dựng để thiết lập nhà Minh năm 1368.  Vậy, thời gian hoạt động của ông là vào cuối đời Nguyên, tức là vào khoảng giữa thế kỷ thứ 14.

4- Phần Vi Tiểu Bảo thì sống trong lúc nhà Thanh vừa chiếm được Trung Hoa trước đó do nhà Minh làm chủ. Trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ, ông được mô tả là gần như đồng tuổi với vua Khương Hy là một nhà vua trị vì từ năm 1662 đến năm 1722. Các biến cố có thể làm mốc thời gian cho hoạt động của Vi Tiểu Bảo là việc Trịnh Khắc Sảng đầu hàng nhà Thanh và đem đảo Đài Loan sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc năm 1683, và việc nhà Thanh ký với người Nga một hiệp ước ấn định biên giới hai nước (mà lịch sử Tây Phương gọi là Hiệp Ước Nerchinsk) năm 1689

Riêng bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ không trực tiếp nói đến thời đại nào, nhưng khi kể chuyện Lưu Chánh Phong rửa tay treo kiếm, nó có đề cập đến chức vụ tuần phủ tỉnh Hà Nam.. Ở Trung Quốc, tên tỉnh Hà Nam đã có từ đời Nguyên. Về chức tuần phủ, nó có từ đời Minh, nhưng dưới triều đại này, đó là một chức vụ giao cho một viên quan ở chánh quyền trung ương được gởi đi giải quyết các công việc địa phương khi cần. Chỉ đến đời nhà Thanh, tuần phủ mới là một chức quan ở luôn tại chỗ để điều khiển công việc một tỉnh. Vậy, với chức vụ tuần phủ tỉnh Hà Nam được nói đến trong TIẾU NGẠO GIANG HỒ, ta có thể bảo rằng câu chuyện được bộ truyện võ hiệp này kể lại đã được xảy ra dưới đời nhà Thanh. Nhưng vì bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ được sáng tác trước bộ LỘC ĐỈNH KÝ nên chúng tôi sẽ nói đến Lịnh Hồ Xung là nhơn vật chánh yếu trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ trước Vi Tiểu Bảo là nhơn vật chánh yếu trong bộ LỘC ĐỈNH KÝ.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#36
I- TIÊU PHONG (tức KIỀU PHONG)

[Image: image.jpg]

Tiêu Phong là con một nhà quý tộc của nước Đại Liêu và thuộc nòi giống Khiết Đơn. Lúc ông còn bé, gia đình ông đã bị một số cao thủ võ lâm người Hán là dân nước Đại Tống đón đường và tấn công ở bên ngoài cửa ải Nhạn Mông (ở địa phận tỉnh Sơn Tây ngày nay). Mẹ ông cùng các bộ hạ của gia đình ông bị sát hại, thân phụ ông nhảy xuống vực sâu tự tử sau khi đã giết hay đánh ngã hết những người tấn công gia đình mình.  Các cao thủ võ lâm người Hán còn sống sót trong cuộc đánh nhau này đã ý thức rằng họ đã nhầm lẫn khi tấn công gia đình này. Do đó họ thấy có trách nhiệm phải dung tha và bảo bọc cho đứa bé còn sống và được cha nó vất trên mình của một người trong bọn họ. Họ đã giao nó cho một cặp vợ chồng nông dân không con họ Kiều nuôi làm con và đặt tên đứa bé là Kiều Phong.

Lúc bảy tuổi, Kiều Phơng đã bị một con chó sói sắp vồ, nhưng được một nhà sư ở chùa Thiếu Lâm là Huyền Khổ cứu rồi dạy võ công cho. Sau đó ông lại được Uông Kiếm Thông là Bang Chủ Cái Bang thâu nhận làm đồ đệ và cho vào Cái Bang. Nhờ thông minh dũng cảm, lại võ nghệ cao cưòng, Kiều Phơng đã lập được nhiều công lao cho Cái Bang và được Uông Kiếm Thông chọn làm người kế vị để điều khiển Cái Bang.

Với tư cách Bang Chủ Cái Bang, Kiều Phong được phần lớn người trong bang chúng mến phục. Tuy nhiên, vì không ưa nữ sắc, ông bị Mã Phu Nhơn là vợ của Phó Bang Chủ Mã Đại Nguyên thù hận, chỉ vì lý do bà là một phụ nữ sắc đẹp lộng lẫy, ai cũng ngắm nhìn một cách mê say mà riêng Kiều Phong lại không để ý đến bà. Mã Phu Nhơn biết rằng chồng bà có giữ một mật thơ ủa Uông Kiếm Thông dặn phải giám thị Kiều Phong và nếu thấy ông này có hành vi thân Liêu phản Tống thì phải hạ sát ngay. Bà đã xui giục chồng tiết lột nguồn gốc Khiết Đơn của Kiều Phong để truất ngôi bang chủ của ông . Nhưng mặc dầu không thân cận với Kiều Phong vì tâm tánh không thích hợp nhau, Mã Đại Nguyên rất mến phục Kiều Phong nên không nghe lời vợ. Mã Phu Nhơn bèn tư thông với một Trưỏng Lão của Cái Bang là Bạch Thế Kính và âm mưu với ông này giết Mã Đại Nguyên rồi vận động để hạ bệ Kiều Phong. Việc Kiều Phong gốc là người Khiết Đơn đã được công khai chứng minh trong một phiên họp sôi nổi của Cái Bang và mặc dầu một phần bang chúng vẫn còn mến phục ông, Kiều Phong đã từ chức Bang Chủ.

Từ lúc bé, Kiều Phong đã được người Hán nuôi dưỡng và dạy dỗ nên theo tinh thần người Hán, thù ghét và khinh thị người Khiết Đơn vốn bị người Hán cho là một giống  người dã man hung ác. Khi hoạt động cho Cái Bang, ông đã mạnh mẽ chống lại người Khiết Đơn và đã phá được nhiều mưu đồ của họ. Bởi đó, Kiều Phong rất uất ức về chỗ ông bị cho là người Khiết Đơn. Tuy không thể bác bỏ các bằng chứng đã được đưa ra, ông vẫn chưa tin chắc rằng mình thuộc nòi giống Khiết Đơn . Thêm nữa, những người đã xác nhận ông là người Khiết Đơn trong phiên họp của Cái Bang đã không cho ông biết rõ về thân thế của ông. Họ cũng giấu tên người cầm đầu cuộc tấn công gia đình ông mà chỉ gọi đó là Thủ Lãnh Đại Ca. Vì thế, Kiều Phong cố điều tra tra đề biết rõ hơn về thân thế thật sự của mình. Nhưng khi ông về thăm cha mẹ nuôi và thầy là Huyền Khổ Đại Sư thì tất cả đều bị giết và ông đã bị nghi là thủ phạm, thành ra phần lớn giới võ lâm người Hán đã lên án ông là tàn độc và vong ơn bội nghĩa.

Trong khi vào chùa Thiếu Lâm thăm thầy rồi bị nghi là đã hạ sát thầy và bị các nhà sư trong chùa lùng bắt, Kiều Phong đã gặp lại A Châu là người nhà của Mộ Dung Phục. Cô này vốn giỏi về thuật hóa trang nên đã trá hình làm một nhà sư Thiếu Lâm và lén ở trong chùa để đánh cắp bộ DỊịCH CÂN KINH rồi lại tỉnh cờ vào ẩn núp chung một chỗ với Kiều Phong. Do đó, khi bị các nhà sư Thiếu Lâm phát giác được chỗ ẩn nấp và mở cuộc tấn công, Kiều Phong đã mang A Châu chạy đi, nhưng cô này đã bị đánh trọng thương. Vì nhận thấy mình có phần trách nhiệm trong việc làm cho A Châu bị thương như vậy Kiều Phong nhứt đinh phải cửu cô khỏi chết nên đã mang cô đến Tụ Hiền Trang của nhà họ Du để nhờ một thần y nổi tiếng đương thời là Tiết Mộ Hoa chữa tri cho cô, mặc dầu biết rằng quần hào người Hán đang họp tập ở đó để luận tội ông. Kiều Phong đã đánh nhau với quần hào. Ông đã hạ sát nhiều người, nhưng chính ông cũng bị lâm nguy và chỉ thoát được nhờ sự giúp đỡ của một người bịt mặt mặc áo đen.

Khi đã bình phục, Kiều phong ra cửa ải Nhạn Môn đề quan sát chỗ cha mẹ mình chết và gặp lại A Châu ở đó. Cô này nguyên đã được Tiết Mộ Hoa chữa trị cho vì sự uy hiếp của người thuộc Cái Bang chịu sự ủy thác của Kiều Phong, rồi đã trốn đi được khi lành bịnh. Cô đoán là Kiều Phong thế nào cũng ra ải Nhạn Môn nên đã đến đó để đón ông và quả nhiên đã gặp ông.

Lúc ấy, một đám dân Khiết Đơn bị một toán quân Đại Tống săn đuổi và tàn sát chạy ngang qua. Kiều Phong động lòng nghĩa hiệp ra binh vực những người dân này và do đó mà thấy trước ngực của một cụ già Khiết Đơn có xâm hình một cái đầu chó sói xanh, y hệt như hình xâm trên ngực mình. Điều này lâm cho Kiều Phong tin chắc mình thuộc nòi giống Khiết Đơn. Nhưng lúc đó, ông đã đồng thời nhận chân rằng người Hán cũng có thề hung ác và tàn sát dân vô tội của nước khác chớ không phải chỉ có người Khiết Đơn là dã man như ông đã được dạy từ nhỏ. Nhận đinh này làm cho ông không còn lấy việc mình là người Khiết Đơn làm một điều xấu hồ. Mặt khác, vì thấy A Châu vẫn tỏ ra khâm phục mình và cảm kích mình mặc dầu biết mình là người Khiết Đơn, Kiều Phong bắt đầu yêu A Châu.

Khi đã biết chắc rằng cha mẹ mình đã bị hại một cách oan ức, Kiều Phong quyết đinh báo thù và cố tìm để biết Thủ Lãnh Đại Ca là ai. Nhưng những người có thể cho ông biết tên của vi cao thủ võ lâm đó đều bị giết chết. Riêng một người đã tham dự cuộc tấn công ở ngoài ải Nhạn Môn là Trí Quang Đại Sư đã gặp lại Kiều Phong và cho biết rằng thân phụ ông tên là Tiêu Viễn Sơn, nhưng không chịu cho biết tên của Thủ Lãnh Đại Ca và tự làm cho mình viên tịch. Khi đã biết thân thế của thân phụ, Kiều Phong đã trở về với họ thật của mình là họ Tiêu.

A Châu đã cố giúp Tiêu Phong tìm tung tích của Thủ Lãnh Đại Ca và được Mã Phu Nhơn bảo cho biết đó là Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua nước Đại Lý. Nhưng đến lúc tìm ra chỗ ở của Đoàn Chánh Thuần, A Châu lại phải giác rằng mình là con tư sinh của ông này với bà Nguyễn Tinh Trúc và ngoài mình ra hai ông bà này còn một đứa con gái khác nhỏ hơn tên là A Tử. Cô biết rằng cô không thể ngăn cản Tiêu Phong giết cha mình để trả thủ, đồng thời cũng muốn cho Tiêu Phong thấy rằng ai cũng có thể vô tình gây nên tội và thứ lỗi cho cha mình nên quyết định chết thay cha. Cô trá hình làm Đoàn Chánh Thuần đến nơi ông này ước hẹn gặp Tiêu Phong và bị Tiêu Phong đánh trọng thương. Trước khi chết, cô xin Tiêu Phong chiếu cố cho em gái mình là A Tử. Tiêu Phong rất đau đớn vì đã có mối tình sâu đậm với A Châu. Ông càng hồi hận hơn vì đã phát giác liền theo đó rằng Đoàn Chánh Thuần không phải là Thủ Lãnh Đại Ca. Nhưng vì ý muốn tìm cho ra chân tướng của nhơn vật này ông bỏ ý đinh tụ tử theo A Châu.

Tuy nhiên, vì Mã Phu Nhơn đã chết trước khi ông hỏi được bà ta về việc này nên Tiêu Phong không còn cách nào tìm ra manh mối kẻ thù và quyết đinh trở về cửa ải Nhạn Môn…Lúc ấy A Tử đã yêu ông và nhất định theo ông. Vì có lời hứa với A Châu lúc cô này sắp tắt hơi nên Tiêu Phong không thể rời bỏ A Tử mặc dầu ông không thấy thích cô vì cô là đồ đệ phái Tinh Tú và bị ảnh hưởng của phái này nên rất ác độc và xảo trá. A Tử định phun độc châm vào người Tiêu Phong để ông bị tê liệt không tự đi đứng được và ông phải mãi mãi ở gần cô. Nhưng Tiêu Phong đã phản ửng đề tự vệ và do đỏ mà làm cho A Tử bị trọng thương. Vì muốn cứu chữa cho A Tử, ông phải mang cô lên miền bắc lạnh lẽo đề có thể tìm nhiều nhơn âm, cao hổ cốt và mật gấu cho cô dùng.

Trong khi ở miền bắc, Tiêu Phong đã hợp tác với người Nữ Chân và nhơn một cuộc đi săn, đã bắt được một nhà lãnh tụ Khiết Đơn làm tù binh. Nhưng thay vì bắt ông này bỏ tài sản ra đề tự chuộc mình, Tiêu Phong đã thả ông và kết nghĩa anh em với ông. Nhà lãnh tụ bị Tiêu Phong bắt chính là vua nước Đại Liêu. Khi Tiêu Phong sang nước này để gặp ông thì địa vị ông đang lâm nguy vì một cuộc biển loạn. Nhờ Tiêu Phong giúp, ông chế ngự được những người muốn cướp ngôi ông. Do đó, ông đã phong Tiêu Phong chức tước lởn nhứt trong triều đình là Nam Văn Đại Vương, lỵ sở ở Nam Kinh của nước Đại Liêu (tức là Bắc Kinh ngày nay).

Lúc này, A Tử đã hoàn toàn binh phục và bỏ đi mà không cho Tiêu Phong biết. Tiêu hong phải đi về phía nam đế tìm cô và đến chùa Thiếu Lâm ngay lúc quần hào gặp nhau ở đó vì có cuộc tỷ thí để tranh ngôi Minh Chủ Võ Lâm. Trong dịp này, Tiêu Phong đã gặp được thân phụ mình là Tiêu Viễn Sơn. ông này đã không chết khi nhảy xuống vực sâu nhờ rớt nhằm một cành cây, và không còn ý đinh tự tử nữa mà lại muốn báo thù. Ông đã trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo đen và lẽn vào chùa Thiếu Lâm ở đó trong 30 năm nên đã biết hết tự sự . Chỉnh ông đã cứu Tiêu Phong khỏi bị quần hào giết ở Tụ Hiền Trang. Và cũng chính ông đã giết cha mẹ nuôi và thầy của Tiểu Phong cùng những người đã biết vụ xây ra ở ngoài cửa ải Nhạn Môn mà cố tình che giấu tung tích Thủ Lãnh Đại Ca để bảo vệ cho ông này. Phần Tiêu Viễn Sơn thì đã biết đó là Huyền Từ Đại Sư, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm. Tuy là một cao tăng, ông này đã tư tình với một thiếu nữ và có một đứa con trai. Tiêu Viễn Sơn đã bắt cóc đứa con trai này từ lúc nhỏ cho Huyền Từ và tình nhơn phải đau khổ. Đứa con trai đó là một nhà sư pháp danh Hư Trúc cũng tu trong chùa Thiếu Lâm. Trong cuộc hội họp quần hào kỳ này, Tiêu Viễn Sơn đã tố giác rằng cha Hư Trúc là một vị cao tăng. Thế chẳng đặng đừng, Huyền Từ phải công khai nhìn nhận rằng mình đã phạm tội tà dâm và tự quyết định sự trừng phạt mình là đánh 200 gậy. Ông đã nhận chịu hình phạt này rồi tự cắt đứt kinh mạch mà chết.

Sau đó, Tiêu Viễn Sơn nhờ sự chỉ điểm của một nhà sư già mặc áo xám trong chùa Thiếu Lâm mà giác ngộ và qui y ở chùa này. Ông căn dặn Tiêu Phong là phải cố giữ cho hai nước Đại Liêu và Đại Tổng không đánh nhau. Vì đã bị mù, A Tử muốn đi chữa cho mắt sáng lại. Bởi đó sau khi đi Tây Hạ để giúp Đoàn Dự trong yêu cầu thân với công chúa nước ấy, Tiêu Phong đã về nước Đại Liêu một mình. Lúc ấy, vua Đại Liêu nghe tin vua nhà Đại Tống có sự bất hòa với các đại thần và bị dân chúng oán thán nên có ý định dấy binh chinh phạt Đại Tống. Ông muốn phong cho Tiêu Phong chức Bình Nam Đại Nguyên Soái và giao cho Tiêu Phong nhiệm vụ chánh trong công cuộc xâm lăng này. Nhưng Tiêu Phong không muốn có sự chiến tranh giữa người Khiết Đơn với người Hán.

Trong khi đó, A Tử đã chữa được mắt nhờ một người mê say cô là Du Thản Chi cho cô cặp mắt của anh ta và cô đã trở về Đại Liêu. Tiêu Phong cho A Tử biết rằng ông chỉ yêu A Châu và tự xem như anh hay chú của A Tử . Ông khuyên A Tử nên nhận Du Thản Chi làm chồng. Sau đó, ông treo ấn từ quan nhưng bị vua Đại Liêu bắt giam. A Tử đã thoát được và huy động các bạn hữu của Tiêu Phong đến cứu ông. Họ đã giải thoát được Tiêu Phong khỏi ngục, nhưng bị quân Đại Liêu do chính nhà vua nước này điều khiển đuổi theo rất gấp Để giải nguy, hai người bạn võ công cao cường của Tiêu Phong là Đoàn Dự và Hư Trúc Tử đã liều mạng xông vào giữa đám quân địch để bắt vua Đại Liêu đem về phía mình. Tiêu Phong đã đoạt lại được nhà vua này rồi yêu cầu ông ta công khai xem Đại Tống là nước anh em của Đại Liêu và chịu bãi binh, nếu không thì mọi người cùng chết. Vua Đại Liêu phải chấp nhận điều kiện này. Vậy, Tiêu Phong đã thực hiện được tâm nguyện của thân phụ và của chính mình. Nhưng vì muốn thực hiện tâm nguyện này, ông đã uy hiếp vua Đại Liêu nên tự xem là mình có tội đổi với Tổ Quốc và tự tử ngay tại chỗ. A Tử móc mắt trả cho Du Thản Chi rồi ôm thây ông nhảy xuống vực sâu để được mãi mãi ở gần ông như tâm nguyện của cô.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#37
II- ĐOÀN DỰ

[Image: 1-15641250455951495612428.jpg]

Đoàn Dự là người thuộc hoàng tộc nước Đại Lý. Ông được biết với tư cách là con của Trần Nam Vương Đoàn Chánh Thuần, em ruột của vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh. Vì Đoàn Chánh Minh không có con nên ai cũng biết rằng ngôi vua Đại Lý sẽ truyền cho Đoàn Chánh Thuần, rồi sau đó thì đến Đoàn Dự.

Nước Đại Lý là một nước tôn sùng Phật Giáo. Bởi đó, từ nhỏ, Đoàn Dự đã được dạy về giáo lý đạo này cùng với Nho Giáo thành ra thấm nhuần tư tưởng từ bi và nhân nghĩa. Nhưng ngoài ra, ông còn bị bác và cha bắt phải học môn võ gia truyền trứ danh của gia tộc mình là Nhứt Dương Chỉ. Ông thấy võ nghệ là môn học dùng để đánh và giết người trái với lòng từ bi của Phật Giáo và chủ trương nhân nghĩa của Nho Giáo nên không chịu học. Vì đó, ông đã bị bác và cha ông phạt, và bỏ nhà trốn đi.

Vì không biết võ công cũng không biết lề luật giang hồ, lại có tính ngay thẳng và hay can thiệp để binh vực người mà ông cho là bị ức hiếp, Đoàn Dự đã nhiều lần nguy hiểm vì đụng chạm với các phe phái võ lâm chống đối nhau. Do sự tình cờ, ông vào được trong một thạch động chứa đựng những bí ẩn của Kiếm Phái Vô Lượng và học được phép Lăng Ba Vi Bộ là một phương pháp né tránh rất tài tình làm cho kẻ địch không đánh trúng mình được. Cũng trong lúc bỏ nhà trốn đi như vậy, Đoàn Dự đã gặp được hai cô gái là Chung Linh và Mộc Uyển Thanh. Riêng Mộc Uyển Thanh đã nhận làm vợ Đoàn Dự. Nhờ các cao thủ của triều đình Đại Lý đến cứu nên Đoàn Dự và Mộc Uyễn Thanh đã được đưa về thủ đô Đại Lý. Nhưng cả Chung Linh và Mộc Uyễ Thanh đều là con tư sinh của Đoàn Chánh Thuần nên hôn sự của Đoàn Dtr và Mộc UyễThanh đã không thành tựu.được

Trong số những kẻ địch đã uy hiếp Đoàn Dự lúc ông bỏ nhà ra đi có nhóm Tứ ác mà người cầm đầu là Đoàn Diên Khánh. Ông này vốn là người trong hoàng tộc họ Đoàn, nhưng vì một cuộc chánh biến trong triều trước đó, thân phụ ông đã mất ngôi báu và ngôi này về sau đã về Đoàn Chánh Minh. Đoàn Diên Khánh không chấp nhận việc này và cố tìm cách tranh ngôi báu trở lại. Do chủ trương của ông, Đoàn Dự đã bị bắt và nhốt chung với Mộc Uyễn Thanh. Cả hai người đều bị cho uống thuốc kích thích dục tình để hai anh em phạm tội loạn luân. Như vậy, dòng của Đoàn Chánh Minh và Đoàn Chánh Thuần phải mất thanh danh không còn giữ ngôi vua được và phải giao nó về cho Đoàn Diên Khánh.

Đoàn Dự sợ không tự chế ngự nổi dục tình và phạm tội loạn luân với em gái nên đã cố ý tự tử bằng cách nuốt hai con Mãnh Cổ Châu Cáp mà Chung Linh đã giao cho ông trước đó. Mãnh Cổ Châu Cáp là một loại ảnh ương nhỏ màu đỏ rất độc. Nhưng sau khi nuốt hai con vật này, Đoàn Dự đã không chết mà lại có khả năng thâu hút nội lực những người có võ công đụng chạm đến mình ông. Ông đã thật sự thâu hút nội lực nhiều cao thủ có ỳ muốn cứu ông hay chữa trị cho ông. Sau khi giải thoát Đoàn Dự, Đoàn Chánh Minh đã nhận thấy điều này. Ông đã đưa cháu đến chùa Thiên Long là chùa của hoàng tộc Đại Lý để xin các đại sư của chùa này chữa trị cho cháu.

Chính lúc ấy, chùa Thiên Long lại phải đương đầu với một kẻ địch mạnh đến viếng. Đó là Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn. Ông này đề nghi đem đồ phổ của 72 môn tuyệt kỹ Thiếu Lâm đồi lấy kiếm phổ dạy môn Lục Mạch Thần Kiếm là kiếm phổ độc đáo của gia tộc họ Đoàn phát xuất từ môn võ Nhứt Dương Chỉ. Mục đích của Cưu Ma Trí là lấy kiếm phổ này đến đốt ở mộ của người bạn là Mộ Dung Bác đề thực hiện một lời hứa của mình đối với người bạn ấy. Lục Mạch Thần Kiếm vốn là một kiếm pháp dựa vào sáu mạch trong cơ thể con người. Nó rất cao siêu, nhưng rất khó uyện nên chưa ai luyện được nó trọn vẹn. Bởi vậy, các nhà sư chùa Thiên Long phải lựa sáu cao thủ , mỗi người chỉ luyện một đường kiếm thuộc về một mạch và liên hợp nhau đề đối phó với Cưu Ma Trí. Đoàn Chánh Minh đã được yêu cầu xuống tóc làm một nhà sư để giữ vai tuồng cao thủ thứ sáu trong cuộc chiến đấu. Nhưng các nhà sư chùa Thiên Long vẫn không thắng nổi Cưu Ma Trí và phải hủy phá kiếm phổ để nó không lọt vào tay Cưu Ma Trí.

Vì phải đồi phó với Cưu Ma Trí nên các nhà sư chùa Thiên Long không chữa tri cho Đoàn Dự được, nhưng Đoàn Dự nhờ chứng kiến sự luyện tập của họ mà thuộc hết các bí quyết của Lục Mạch Thần Kiếm. Tuy nhiên, ông không có võ công nên không vận chơn khí đề sử dụng kiếm pháp này như ý muốn được Cưu Ma Trí nên Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí mang đi.

Nhưng khi Cưu Ma Trí đến nơi căn cử của Mộ Dung Phục là con của Mộ Dung Bác, ông đã không được đón tiếp, mà người nhà của Mộ Dung Phục là A Bích và A Châu còn tìm cách giải thoát Đoàn Dự. Họ cùng Đoàn Dự chạy trốn, nhưng vì hoảng hốt, lại lạc vào Mạn Đà Sơn Trang của Vương Phu Nhơn. Bà này là cô của Mộ Dung Phục, nhưng không thuận với ông. Trong khi đó, con gái bà là Vương Ngọc Yến lại yêu Mộ Dung phục. Cô sợ nếu mẹ cô trừng phạt người nhà của Mộ Dung Phục thì cô sẽ không còn kết hôn với Mộ Dung Phục được. Do đó, cô cùng với họ tìm cách trốn đi đề tìm Mộ Dung Phục. Đoàn Dự khi thấy Vương Ngọc Vền, đã mê sắc đẹp của cô. Ông đã luôn luôn theo dõi cô và đã nhiều lần liều mạng để cứu cô ra khỏi sự nguy hiểm. Mặc dầu cô cho ông biết rằng quả tim của cô đã thuộc về Mộ Dung Phục, và cô thật sự lúc nào cũng chỉ quan tâm đến Mộ Dung Phục, Đoàn Dự vẫn giữ nguyên mối tình đổi với Vương Ngọc Yến. Nhưng Đoàn Dự đã không tỏ ra ganh tỵ với Mộ Dung Phục mà chỉ mong cho Vương Ngọc Yến được hạnh phúc.

Trong khi lăn lộn trong chốn giang hồ lần này, Đoàn Dự đã kết làm anh em với Tiêu Phong và Hư Trúc tức là Hư Trúc Tử.

Khi hay tin vua Tây Hạ chánh thức chọn phò mã, triều đình Đại Lý đã bảo Đoàn Dự đi dự cuộc tuyển lựa này, vì nghĩ rằng nếu Đoàn Dự cưới được công chúa Tây Hạ thì Đại Lý sẽ có một nước đồng minh mạnh giúp mình tự vệ đối với các nước khác. Đoàn Dự phải tuân lịnh triều đình, nhưng thật sự lòng ông chỉ nghĩ đến Vương Ngọc Yến. Cuối cùng, Vương Ngọc Yến thấy rõ chân tình của ông và chịu chấp nhận làm vợ của ông. Trong dịp đi Tây Hạ, Đoàn Dự lại tăng thêm công lực vì sự ngẫu nhiên làm cho ông thâu hút hết nội lực của Cưu Ma Trí.

Trong lúc Đoàn Dự vừa bị Cưu Ma Trí bắt đi thì thân phụ ông là Đoàn Chánh Thuần đã được Đoàn Chánh Minh phải đi tìm ông với sự phụ lực của một số cao thủ của nước Đại Lý. Đoàn Chánh Thuần vốn là người đa tình nên ngoài bà vợ cả là Thư Bạch Phụng, mẹ Đoàn Dự, ông lại còn nhiều người yêu khác. Trong số các tình nhơn này, chẳng những có Tần Hồng Miên là mẹ Mộc Uyễn Thanh, Chung Phu Nhơn là mẹ Chung Linh, Nguyễn Tinh Trúc là mẹ A Châu và A Tử, mà lại còn có Mã Phu Nhơn và cả đến Vương Phu Nhơn là mẹ Vương Ngọc Yên. Trừ Chung Phu Nhơn đã có chồng và trung thành với người chồng hiện tại, những người khác đều còn nặng tình với Đoàn Chánh Thuần. Nhưng người nào cũng rất ghen tương và muốn độc chiếm Đoàn Chánh Thuần. Có người như Mã Phu Nhơn nếu không độc chiếm được ông thì thà thấy ông chết còn hơn là để ông sống với người đàn bà khác. Bà đã nói với A Châu rằng Đoàn Chánh Thuần là Thủ Lãnh Đại Ca để cho Kiều Phong giết Đoàn Chánh Thuần, vì lúc ấy, bà cho rằng Đoàn Chánh Thuần không còn nghĩ gì đền bà.

Khi được lịnh đi tìm Đoàn Dự, Đoàn Chánh Thuần đã nhơn cơ hội đi thăm lại các tình nhơn. Nhưng ông đã không tìm đến Vương Phu Nhơn vì bà này trước đó đã quyết liệt yêu cầu ông phải giết Thư Bạch Phụng để lấy bà làm vợ cả. Mặt khác, Đoàn Chánh Thuần lại phải né tránh Đoàn Diên Khánh đang đi tìm ông để gia hại.

Do kế hoạch của Vương Phu Nhơn, về sau có sự tiếp tay của Đoàn Diên Khánh và Mộ Dung Phục, cả Đoàn Chánh Thân, các bà vợ cùng tình nhơn của ông cũng như Đoàn Dự đều bị bắt đưa về Mạn Đà Sơn Trang. Nhưng mỗi bên trong nhóm các người mưu đồ việc bắt bớ này đều có dụng ý riêng. Vương Phu Nhơn muốn buộc Đoàn Chánh Thuần phải từ bỏ chức vụ và vợ cả cùng các tình nhơn khác để đến ở với bà vĩnh viễn. Đoàn Diên Khánh thì muốn ép Đoàn Chánh Thuần và Đoàn Dự nhường việc kế vị ngôi vua Đại Lý cho mình. Phần Mộ Dung Phục, ông muốn lấy thế nước Đại Lý đế khôi phục nước Đại Yên.

Theo kế hoạch của Mộ Dung Phục thì Đoàn Dự phải bị hạ sát. Nhưng mặc dầu đã dùng hơi độc chế ngự được hết mọi người, Mộ Dung Phục đã không đạt ý nguyện được, vì bất ngờ Thư Bạch Phụng đã dùng ẩn ngữ để cho Đoàn Diên Khánh biết rằng Đoàn Dự chính là con ông. Nguyên trước đó, Thư Bạch Phụng tức giận Đoàn Chánh Thuần không trung thành với bà nên trả thù bằng cách tìm lấy bất cứ người nào bà gặp trước hết, và người đó ngẫu nhiên lại là Đoàn Diên Khánh. Khi đã nhận được Đoàn Dự quả là con mình, Đoàn Diên Khánh không còn muốn cho Mộ Dung Phục giết Đoàn Dự như dự liệu. Nhưng lúc đó, ông đã bị chế ngự nên không còn đối phó với Mộ Dung Phục được. Tuy nhiên, lúc Mộ Dung Phục đã giết hết các bà tình nhơn của Đoàn Chánh Thuần và sắp hạ sát Thư Bạch Phụng thì Đoàn Dự bị kích thích được mối nguy của mẹ nên thình lình phát huy được chơn lực và bứt đứt dây trói rồi dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh Mộ Dung Phục làm cho Mộ Dung Phục phải bỏ chạy.

Đoàn Chánh Thuần thấy các mối tình phóng đãng của mình đã gây nhiều oan nghiệt và đau lòng vì cái chết của các tình nhơn nên đã tự tử. Thư Bạch Phụng cũng tự tử, nhưng trước khi chết, đã kín đáo cho Đoàn Dự biết rằng ông là con Đoàn Diên Khánh và do đó mà có thể cưới Vương Ngọc Yến làm vợ, vì Vương Ngọc Yến là con của Đoàn Chánh Thuần và Vương Phu Nhơn nên không có mối liên hệ anh em với Đoàn Dự.

Đoàn Dự về nước Đại Lý rời thì nói hết sự thật cho Đoàn Chánh Minh nghe. ông này nghĩ rằng nếu Đoàn Dự là con Đoàn Diên Khánh thì vấn đề xung đột nội bộ giữa người trong hoàng tộc họ Đoàn tự nhiên giải quyết và việc tranh ngôi báu không còn được đặt ra. Ông vốn đã xuống tóc làm sư khi đền chùa Thiên Long và tham dự cuộc chiến đấu chống Cưu Ma Trí nên thoái vị đề nhường ngôi cho Đoàn Dự, nhưng căn dặn Đoàn Dự giữ bí mật thân thề mình đế bảo toàn danh dự cho Đoàn Chánh Thuần và Thư Bạch Phụng.

Mặc dầu đã làm vua Đại Lý, Đoàn Dự đã cùng bộ hạ đi Đại Liêu đề cứu Tiêu Phong khi được tin là ông này bị vua Đại Liêu hạ ngục. Lúc này, công lực và võ nghệ của Đoàn Dự đã rất cao và chính ông đã cùng Hư Trúc Tự xông vào giữa quân Đai Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và giải nguy cho mọi người.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#38
III- HƯ TRÚC tức HƯ TRÚC TỬ

[Image: fan-sot-voi-hinh-anh-hoa-thuong-hu-truc-...7cdac4.jpg]

Hư Trúc tức Hư Trúc Tử là con tư sinh của Huyền Từ Đại Sư, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm và Diệp Nhị Nương. Vì lúc ông còn bé, Tiêu Viễn Sơn đã bắt cóc ông đề báo thù nên Diệp Nhị Nương đã trở thành điên loạn và độc ác, đi bắt trẻ con về để nâng niu rồi sau đó, cắn cổ uống huyết và móc tim để ăn. Với một võ công rất cao và tâm tánh như vậy, Diệp Nhị Nương đã nhập bọn với nhóm Tứ Ác và được liệt vào hàng thứ nhì sau Đoàn Diên Khánh.

Phần Hư Trúc thì được Tiêu Viễn Sơn cho vào chùa Thiếu Lâm làm sư và học võ, nhưng Phương Trượng Huyền Từ vẫn không dè đó là con của mình .

Vì được học theo giáo lý nhà Phật nên Hư Trúc có tánh từ bi, sẵn sàng cứu giúp những người bị nạn. Ông gặp Diệp Nhị Nương đang bắt một đứa trẻ con đề uống huyết nên can thiệp. Diệp Nhị Nương lúc đó chưa biết Hư Trúc là con mình nên bắt ông và phe Tứ Ác đã đưa Hư Trúc đến căn cứ của Tô Tinh Hà là đại đệ tử của Vô Nhai Tử, Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao. Theo lịnh Vô Nhai Tử cứ mỗi mười năm, Tô Tinh Hà lại mở cuộc đánh cờ để chọn người phá một thế cơ do Vô Nhai Tử nghĩ ra. Nhiều người trong giới võ lâm đã tề tựu về đó tham dự cuộc đánh cờ này. Thế cờ của Vô Nhai Tử rất đặc biệt nên không người nào tìm ra được cách phá nó. Hư Trúc vẫn không biết nhiều về cờ . Nhưng ông thấy Đoàn Diên Khánh đang bị mê loạn vì đánh cờ với Tô Tinh Hà nên muồn cứu Đoàn Diên Khánh và đặt bừa một quân cờ đen vào một chỗ làm cho nhiều quân cờ đen khác bị loại. Nước cờ này có vẻ bất lợi cho phía đen, nhưng chính vì chỗ nhiều quân cờ đen bị loại mà phía đen có nhiều thế hơn để đi và cuối cùng nằm phần thắng lợi. Vậy, ngẫu nhiên, Hư Trúc đã phá được thế cờ bí hiểm của Vô Nhai Tử.

Vì Hư Trúc phá được thế cờ nên Tô Tinh Hà đã đưa Hư Trúc vào gặp thầy là Vô Nhai Tử. Mặc dầu Hư Trúc vẫn muốn trung thành với phải Thiếu Lâm, ông không nỡ cự tuyệt một cụ già tha thiết muôn nhờ cậy mình. Cuối cùng, Vô Nhai Tử đã phả bỏ công lực mà Hư Trúc đã luyện theo lối Thiếu Lâm, truyền hết công lực dồi dào của ông vào người Hư Trúc, giao cho Hư Trúc đồ hình liên hệ đến phái Tiêu Dao và chức Chưởng Môn Nhơn phái này; với chiếc nhẫn biểu hiện uy quyền của chức vụ đó. Ông chỉ yêu cầu Hư Trúc một việc là giết Đinh Xuân Thu, một đồ đệ của ông nhưng đã trở mặt đánh thầy và sáng lập phái Tinh Tú chuyên làm những việc ác độc.

Sau đó. Hư Trúc định về chùa Thiếu Lâm, nhưng dọc trường lại lạc vào nơi hội họp của người thuộc 36 động, 72 đảo. Những người nảy đã bị Chủ Nhơn cung Linh Thứu là Thiên Sơn Đồng Mỗ cấy Sinh Tử Phù vào người để kềm chế và ức hiếp nên rất oán hận. Nghe tin Thiên Sơn Đồng Mỗ đang gặp một việc rắc rồi mà họ không đoán ra được là việc gì, họ bàn nhau tìm cách để đối phó. Người cầm đầu cuộc âm mưu này là Ô Lão Đại; đã lén vào cung Linh Thứu thám thính và bắt được một đứa bé gái nhỏ và câm. Ông đề nghị với đám quần hùng tham dự phiên họp là ai cũng cầm dao đâm hay chém vào mình cô bé mỗi người một lát để kết mối thù với cung Linh Thứu và không phản bội lời minh ước được. Hư Trúc vừa đi ngang qua đó đã động lòng bất nhẫn và cướp cô bé gái ấy mang đi.

Cô bé này chính là Thiên Sơn Đồng Mỗ. Vì luyện một môn võ công đặc biệt, bà này cứ mỗi 30 năm thì phản lão hoàn đồng một lần. Lúc trở thành bé nhỏ như vậy, bà không có công lực nên đã bị Ô Lão Đại bắt một cách dễ dàng. Bà cần phải có một thời gian để phục hồi công lực và trong lúc đó, phải có người bảo vệ cho bà. Về mặt môn phái thì bà chính là sư tỷ Vô Nhai Tử. Bà có mối hận với sư muội là Lý Thu Thủy, vì cả hai đều có lòng yêu Vô Nhai Tử và đã hại nhau vì mối tình này. Trong khi Hư Trúc mang Thiên Sơn Đồng Mỗ chạy trốn phe hội họp nhau để chổng bà thì Lý Thu Thủy lại đến với mục đích sát hại Thiên Sơn Đồng Mỗ và đã làm cho bà bị thương. Hư Trúc phải làm theo sự chỉ dẫn của bà và mang bà vào ẩn núp ở một hầm nước đá bên trong hoàng cung nước Tây Hạ.

Trong lúc ở chỗ ẩn núp này, Thiên Sơn Đồng Mỗ lần lần phục hồi công lực. Bả đã tìm mọi cách bắt Hư Trúc phải ăn mặn. Bà lại bắt một cô con gái đến để ân ái với Hư Trúc, làm cho Hư Trúc phạm luôn vào giới cấm tà dâm. Thỉnh thoảng, bà lại đưa cô này vào hầm nước đá với Hư Trúc và Hư Trúc đã mê cô này, mặc dầu hai bên chỉ gặp nhau trong bóng tối và không thấy được mặt nhau, chỉ biết nhau với tên Mộng Lang và Mộng Cô.

Lý Thu Thủy đã phát giác được chỗ ẩn núp của Thiên Sơn Đồng Mỗ trước khi bà này hoàn toàn luyện xong môn võ đặc biệt của mình. Vì cùng chung một mối tình với Vô Nhai Tử, hai người ganh tỵ nhau và tranh nhau ráo riết về mọi mặt từ lúc còn ở trong hầm nước đá cho đến lúc đã ra ngoài. Do sự tranh nhau này mà họ đã dạy cho Hư Trúc hết tuyệt nghệ của họ về võ thuật, lại truyền hết công lực vào người Hư Trúc và cùng chết. Trước khi chết, Thiên Sơn Đồng Mỗ đã giao cho Hư Trúc chiếc nhẫn biểu hiệu của uy quyền Chủ Nhơn cung Linh Thứu.

Khi người của cung này đi tìm Thiên Sơn Đồng Mỗ và gặp Hư Trúc để đưa về cung thì Hư Trúc đã có một nội lực kinh người mà võ nghệ cũng đã rất cao cường. Ông về đến cung Linh Thứu đúng lúc phe hội họp nhau chống Thiên Sơn Đồng Mỗ mở cuộc tẩn công. Họ đã chế ngự được những người được để lại giữ cung.

Nhưng lúc ấy, các Sinh Tử Phù mà Thiên Sơn Đồng Mỗ đã cấy vào người họ phát tác làm cho họ rất đau khổ. Do sự dàn xếp của Đoàn Dự, hai bên đã tìm được phương thức hòa giải với nhau. Phe hội họp chống cung Linh Thứu chịu thần phục cung này và hứa từ đó về sau sẽ không sát sanh bừa bãi, còn Hư Trúc thì giải Sinh Tử Phù cho họ. Vì cần phải nghiên cứu thêm võ công của phái Tiêu Dao khác trong một mật thất để giải Sinh Tử Phù cho quần hùng, khả năng võ thuật của Hư Trúc lại càng tăng thêm. Trong dịp này, Hư Trúc đã kết nghĩa anh em với Đoàn Dự, và tuy không có mặt Tiêu Phong, họ vẫn đồng ý xem Tiêu Phong là anh cả.

Mặc dầu đã được nhận làm Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao, đồng thời làm Chủ Nhơn cung Linh Thứu, Hư Trúc vẫn trung thành với chùa Thiếu Lâm và quyết định trở về chùa này để thú nhận các tội phạm giới cấm của mình. Ông đã tình nguyện xin chịu sự trừng phạt của chùa này. Nhưng bốn người thị tỳ của cung Linh Thứu đã lên đến chùa Thiếu Lâm và giả làm nhà sư ở đó để uy hiếp vi sư coi về giới luật của chùa, làm cho ông này không dám hành hạ Hư Trúc. Ít lâu sau đó, Cưu Ma Trí lại đến chùa Thiếu Lâm và dùng võ thuật uy hiếp các nhà sư chùa này. Hư Trúc vì muốn binh vực các nhà sư chùaThiếu Lâm nên đã đụng độ với Cưu Ma Trí. Nhưng khi chiến đầu với Cưu Ma Trí, ông đã dùng nhiều đòn của phái Tiêu Dao. Do đó, người của chùa Thiếu Lâm biết rằng ông có học võ công bên ngoài. Đó là một điều trái qui luật của chùa cho nên tuy ông thắng được Cưu Ma Trí, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm là Huyền Từ Đại Sư đã phạt ông bị phế võ công của chùa Thiếu Lâm, bị đánh 100 gậy và không còn được xem là đệ tử phái Thiếu Lâm. Thầy của Hư Trúc cũng bị phạt đánh 30 gậy vì giáo dục không nghiêm. Nhưng Hư Trúc đã tình nguyện chịu đánh 30 gậy này thay thầy.

Chùa Thiếu Lâm chưa kịp thi hành quyết định trừng phạt trên đây đối với Hư Trúc thì quần hào lại ùa đền chùa này vì vấn đề tranh nhau ngôi Minh Chủ Võ Lâm. Trong cuộc xung đột tiếp theo đó, Hư Trúc đã đánh nhau với Đinh Xuân Thu và đã cấy được Sinh Tử Phù vào mình ông này. Do đó, Đinh Xuân Thu bị kềm chế và bị giao cho Viện Giới Luật của chùa Thiếu Lâm quản chế. Như thế, Hư Trúc đã phần nào thỏa mãn ý muốn của Vô Nhai Tử và chấm dứt mối lo của phái Tiêu Dao. Cũng trong dịp hội họp quần hào này, Hư Trúc được gặp Tiêu Phong và chánh thức kết nghĩa anh em với Tiêu Phong.

Lúc cuộc đánh nhau chấm dứt, chùa Thiếu Lâm thí hành lịnh trừng phạt Hư Trúc. Khi cởi áo ông ra để đánh gậy thì Diệp Nhị Nương thấy các dấu hiệu trong người ông và nhận ra đó là con mình. Do sự tố giác của Tiêu Viễn Sơn, Huyền Từ Đại Sư đã công nhận rằng mình chính là thân phụ của Hư Trúc và tự cắt đứt kinh mạch mà chết sau khi nhận sự trừng phạt mà chính ông đã ấn định với tư cách là Phương Trượng chùa Thiếu Lâm. Diệp Nhị Nương đã tự tử chết theo ông. Phần Hư Trúc thì sau khi nhận chịu sự trừng phạt của chùa Thiếu Lâm rồi thì không còn được xem là đệ tử chùa này và trở thành Hư Trúc Tử, Chưởng Môn Nhơn phái Tiêu Dao, đồng thời là Chủ Nhơn cung Linh Thứu.

Khi Đoàn Dự được triều đình Đại Lý bảo đi Tây Hạ dự cuộc kén chọn phò mã, Hư Trúc Tử đã cùng Tiêu Phong đi theo để giúp Đoàn Dự. Nhưng cuối cùng, Hư Trúc Tử đã được chọn làm phò mã vì vị công chúa Tây Hạ kén chồng lại chính là Mộng Cô. Sau đó, khi Tiêu Phong về Đại Liêu và bị bắt, Hư Trúc Tử đã mang người của cung Linh Thứu đến cứu. Nhờ công lực và võ nghệ siêu tuyệt, ông đã cùng Đoàn Dự xông vào giữa đám quân Đại Liêu để bắt nhà vua Đại Liêu và nhờ đó mà làm cho người Đại Liêu phải bãi binh.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#39
(2022-08-12, 11:40 PM)JayM Wrote: Anh 5 có được bộ sách quả là quý hoá.

 Kỳ, anh 5, anh Vo Danh,

Đúng là càng đọc bài tuỳ bút của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy càng thấy "đã" thiệt.  Đó là Jay vẫn đang còn đọc lướt lướt đó.  Jay đang tìm cách tậu bộ sách này và sách anh 5 giới thiệu ở trên.  Ý nghĩ nằm đu đưa võng với quyển sách trên tay nghiền ngẫm từng câu văn, vần chữ quá là hấp dẫn luôn.

Cám ơn Kỳ, anh 5 đã giới thiệu.  Heavy-black-heart4 it.

Kỳ có bộ sách này bằng pdf, nàng thích Kỳ sẽ gửi nàng đọc.  Có nhiều sách Kỳ kg có hardcopy của bản gốc nên quyển nào Kỳ thật thích thì đành tự in từ bản digital ra để dành.  Có vài bộ là đánh máy lại từ sách rất là cũ của mấy tiền bối.   😅
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#40
IV- MỘ DUNG PHỤC

[Image: 00153.jpg]

Mộ Dung Phục Là con Mộ Dung Bác ở Cô Tô (tức là vùng Tô Châu trong tỉnh Giang Tô ngày nay). Ông là người thuộc chủng tộc Tiên Ti. Từ năm 307 đến năm 410, trong thời kỳ mà sử gia Trung Quốc gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, người Tiên Ti do họ Mộ Dung lãnh đạo đã nhiều lần thành lập được một nước mà họ đặt tên là Đại Yên và lãnh thổ bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, lại có thời lan rộng đến đông bộ tỉnh Thiểm Tây và góc đông bắc tỉnh Giang Tô ngày nay. Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục là hậu dụệ các nhà vua nước Đại Yên trước đây và nuôi giấc mộng khôi phục lại nước này. Để đạt mục đích, họ cố rèn luyện võ nghệ. Họ đặc biệt có một kỹ thuật làm cho kẻ đích tự hại mình với chính ngón đòn của mình. Kỹ thuật này được giới giang hồ gọi là đòn “gậy ông đập lưng ông”. Cha con Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục cũng gia công nghiên cứu và luyện tập võ nghệ của các phái khác. Ngoài ra, họ còn tìm cách tạo cơ hội thuận tiện cho việc cử đồ đại sự của mình.

Mộ Dung Bác nghĩ rằng nếu có cuộc xung đột giữa nhà Đại Tống với các nước Thổ Phồn và Đại Liêu thì tình thế rối beng và ông có thể thừa cơ hội thực hiện được giấc mộng của ông. Bởi đó ông đã đem 72 môn võ công tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm cho Cưu Ma Trí là quốc sư nước Thổ Phồn với dụng ý gây hiềm khích giữa Đại Tống và Thổ Phồn. Mặt khác, ông đã bảo một số cao thủ võ lâm người Hán là có một đoàn võ sĩ Khiết Đơn mưu đồ đến chùa Thiếu Lâm cướp đoạt các đồ phổ võ công với mục đích biết rõ kỹ thuật chiến đấu của người Hán và nhờ đó mà dễ đàng chế ngự người Hán khi họ dấy binh đánh nước Đại Tống. Vì tin theo lời Mộ Dung Bác, một sồ cao thủ võ lâm người Hán mói rủ nhau ra núp bên ngoài cửa ải Nhạn Môn để đón đánh người Khiết Đơn và lầm lạc tẩn công gia đình Tiêu Viễn Sơn. Sau đó, họ biết mình bị gạt, và Mộ Dung Bác sợ họ chất vấn nên giả chết, để cho Mộ Dung Phục đứng ra điều khiển công việc của nhà họ Mộ Dung. Phần Mộ Dung Bác thì trá hình làm một nhà sư bịt mặt mặc áo trắng và lén vào ở trong chùa Thiếu Lâm đề nghiên cứu thêm võ công của phái Thiếu Lâm.

Nối chí Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục lãnh đạo công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên với sự giúp đỡ của một sổ gia thần trung kiên, dũng cảm và võ nghệ cao cường. Với kỹ thuật “gậy ông đập lưng ông”, Mộ Dung Phục đã làm cho giới giang hồ kính trọng và nể sợ. Với câu ca ngợi “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”, giới này mặc nhiên cho rằng võ công Mộ Dung Phục tương đương với Kiều Phong mặc dầu hai bên chưa hề so tài nhau.

Vương Phu Nhơn là cô của Mộ Dung Phục sợ bị liên lụy vì công cuộc mưu đồ tái lập nước Đại Yên nên tỏ vẻ lãnh đạm không chịu thân cận với Mộ Dung Phục. Nhưng Vương Ngọc Yến vì yêu Mộ Dung Phục nên cố công đọc hết các sách nghiên cứu về võ công của tất cả các môn phái. Bởi đó, tuy chính mình không có võ công, cô biết rõ võ công của các môn phái và có thể chỉ nhìn cách đánh của một người mà biết ngay là người ấy thuộc môn phái nào, lại biết phải dùng chiêu thức gì để đỡ một đòn của người ẩy hoặc để phản công người ấy. Mộ Dung Phục cũng có cảm tình với Vương Ngọc Yến, nhưng vì lòng tự ái, ông ít khi hỏi Vương Ngọc Yến về vấn đề võ thuật mặc dầu ông cổ gắng học tập võ nghệ . Mặt khác, vì chỉ chú tâm đến việc tái lập nước Đại Yên, Mộ Dung Phục đã không để ỳ săn sóc đến Vương Ngọc Yến.

Đối với Đoàn Dự, Mộ Dung Phục ban đầu rất khinh thường. Lúc Vương Ngọc Yến bị người Tây Hạ định bắt và được Đoàn Dự cứu rồi đưa cô đi trốn, Mộ Dung Phục có dò theo. Ông giả làm một người Tây Hạ đế đánh nhau với Đoàn Dự và thử tài Đoàn Dự. Ông biết chắc là mặc dầu đương ở gần Đoàn Dự và mang ơn Đoàn Dự, Vương Ngọc Yến vẫn yêu ông hơn. Nhưng vì ông mang mặt nạ và dùng nhiều ngón đòn của nhiều môn phái khác nhau nên Vương Ngọc Yến không nhận ra ông, và ông rất phiền về chỗ Vương Ngọc Yến bảo rằng võ nghệ ông có nhiều khuyết điềm, lại khẳng định là Đoàn Dự tuy hiện còn yếu kém, nhưng về sau sẽ là người có võ công cao nhất. Dầu vậy, Mộ Dung Phục vẫn không giết Đoàn Dự vì ông đã thấy rõ là Đoàn Dự chỉ có thể chiến đấu một cách có hiệu lực khi có Vương Ngọc Yến chỉ cho cách đánh đỡ nên cho rằng Đoàn Dự không thể bằng ông được.

Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm lúc có cuộc tỷ thí giành ngôi Minh Chủ Võ Lâm, Mộ Dung Phục đã đụng độ với Đoàn Dự . Lúc ấy, Đoàn Dự vì nóng lòng binh vực thân phụ mà phát huy được công lực, lại được Tiêu Phong dùng lời chỉ dẫn cho lối đánh nên đã thắng được Mộ Dung Phục. Nhờ Vương Ngọc Yến yêu cầu Đoàn Dự nương tay nên Mộ Dung Phục không bị thương nhưng Mộ Dung Phục tức tối lại tấn công Đoàn Dự một cách bất ngờ và làm cho Đoàn Dự bị thương. Do đó. Tiêu Phong can thiệp, mắng Mộ Dung Phục là không có phong độ anh hùng hảo hán và xách Mộ Dung Phục ném ra xa. Mộ Dung Phục vừa thẹn vừa tức nên toan tự tử . Nhưng Mộ Dung Bác nấp dưới giả trang của nhà sư bịt mặt mặc áo trắng đã xuất hiện và nhắc Mộ Dung Phục là họ Mộ Dung không có ai nổi dõi ngoài ông ta ra, lại dạy rằng muốn lập sự nghiệp đế vương thì phải biết nhẫn nhục. Vì hành động này Phương Trượng chùa Thiều Lâm đã đoán biết được chân tướng Mộ Dung Bác.

Tiếp theo đó, cha con họ Mộ Dung lại chạm mặt với cha con nhà họ Tiêu, và Mộ Dung Bác đã nói rõ ý mình với cha con nhà họ Tiêu. Theo ông, nếu Đại Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn và Đại Lý hợp tác với họ Mộ Dung thì các nhóm này có thể chia nhau lãnh thổ Đại Tống được. Trong trường hợp cha con nhà họ Tiêu chấp nhận sự hợp tác như vậy thì ông sẵn sàng tự tử để cha con nhà họ Tiêu nguôi cái hận về việc vì ông mà Tiêu Phu Nhơn bị giết oan. Nhưng Tiêu Phong đã bác bỏ đề nghị này. Lúc nhà sư già mặc áo xám xuất hiện và cho Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác biết rằng cả hai đều bị nội thương vì đã quá tham và học quá nhiều môn võ công thượng thặng thì Tiêu Phong đã xin nhà sư chữa cho Tiêu Viễn Sơn, trong khi Mộ Dung Phục đã quyết đinh đưa Mộ Dung Bác đi mặc dầu ông này đương thống khổ vì nội thương hành hạ. Nhưng rồi nhà sư áo xám cũng chữa trị cho Mộ Dung Bác và chỉ điểm cho ông này giác ngộ và qui y, trong khi Mộ Dung Phục vẫn giữ quyết tâm khôi phục nước Đại Yên.

Việc vua Tây Hạ kén phò mã đã được Mộ Dung Phục cho là một cơ hội hiếm có giúp ông thực hiện giấc mộng của ông. Bởi đó, ông đã nhút quyết tranh cho bằng được chức phò mã Tây Hạ, mặc dầu điều này làm cho Vương Ngọc Yến thất vọng đến mức toan tự tử. Chính vì thái độ Mộ Dung Phục trong việc cầu thân này mà Vương Ngọc Yến thấy rõ là tư cách Đoàn Dự hơn Mộ Dung Phục nhiều và cuối cùng đã bỏ Mộ Dung Phục để theo Đoàn Dự

Sau khi thất bại trong việc mưu cầu làm phò mã nước Tây Hạ, Mộ Dung Phục lại âm mưu mượn thế nước Đại Lý để khôi phục nước Đại Yên. Chính ông đã đóng vai chủ động trong việc xảy ra tại Mạn Đà Sơn Trang. Kế hoạch của ông là: giết Đoàn Dự đề Đoàn Chánh Thuần không còn con nối nghiệp và nhận Đoàn Diên Khánh làm người kế vị, nhưng Đoàn Chánh Thuần sẽ phải ở lại Mạn Đà Sơn Trang với Vương Phu Nhơn thành ra khi vua Đại Lý là Đoàn Chánh Minh băng thì Đoàn Diên Khánh có thề lên ngôi tức khắc. Khi giúp Đoàn Diên Khánh được làm vua Đại Lý một cách danh chánh ngôn thuận như vậy, Mộ Dung Phục chỉ yêu cầu ông này giúp cho mình một sổ quân đề có cái thế mà cơ đồ đại sự.

Vì Đoàn Diên Khánh không nhận kế hoạch của Mộ Dung Phục sau khi biết rằng Đoàn Dự là con mình, Mộ Dung Phục tưởng rằng Đoàn Diên Khánh còn do dự là vì không tin cậy nơi ông. Do đó, ông đã cho biết rằng ông sẵn sàng nhận làm con nuôi của Đoàn Diên Khánh và đổi họ lại thành họ Đoàn theo sự đòi hỏi của Đoàn Diên Khánh. Ngoài việc làm cho Đoàn Diên Khánh tin cậy ông, Mộ Dung Phục còn tính rằng làm như vậy, ông có thể làm vua nước Đại Lý sau này. Dự liệu của ông là lúc đó, ông sẽ trở về với họ Mộ Dung và đổi tên nước Đại Lý ra nước Đại Yên.

Nhưng khi thấy Mộ Dung Phục chịu làm con nuôi Đoàn Diên Khánh và đổi họ thành họ Đoàn, các gia thần của ông đã phản đối ông. Trong sổ các gia thần này, có Bao Bất Đồng là người hay nói thẳng. Ông đã phân tích quyết định và các tính toán của Mộ Dung Phục và cho rằng với kế hoạch của mình, Mộ Dung Phục đã tỏ ra bất trung, bắt hiểu, bất nhân và bất nghĩa. Do đó, Mộ Dung Phục đã giết ông và điều này làm cho các gia thần khác ức uất và bỏ đi.

Mộ Dung Phục đã không thực hiện được kế hoạch vì Đoàn Dự đã bứt được dây trói và dùng Lục Mạch Thần Kiếm đánh cho ông phải bỏ chạy. Vì các gia thần có khả năng đã bỏ ông hết nên Mộ Dung Phục không còn cách nào thực hiện giấc mộng của ông và cuối cùng đã hóa điên. Ông đã mua kẹo bánh cho trẻ con ăn và bắt chúng quì lạy tung hô mình là hoàng đế đề thỏa mãn lòng mơ ước của mình.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#41
V- QUÁCH TĨNH

[Image: xa-dieu-tam-bo-khuc-kim-dung.jpg]

Quách Tĩnh là con Quách Khiếu Thiên, dòng dõi Quách Thạnh là một người trong các anh hùng Lương Sơn Bạc. Gia đình của Quách Khiếu Thiên ở vùng phụ cận Lâm An là kinh đô của nhà Đại Tống lúc đã dời về phương nam (nay là Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang). Thời đó, nhà Đại Tống suy yếu và bị nước Đại Kim uy hiếp. Bởi vậy, một số quan lại Đại Tống vì tham phú quí vinh hoa, đã ngầm làm việc cho người Đại Kim. Do lịnh của Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một võ quan của nhà Đại Tống là Đoàn Thiên Đức đã sát hại Quách Khiếu Thiên.

Lúc Quách Khiếu Thiên chết, vợ là Lý Bình đương có thai và bị Đoàn Thiên Đức bắt theo mình. Vì bị sự lùng bắt của Khưu Xứ Cơ là một đạo sĩ phái Toàn Chân đã kết bạn với Quách Khiếu Thiên, Đoàn Thiên Đức đã mang bà Lý Bình chạy sang nước Đại Kim, rồi theo một phái bộ Đại Kim sang Mông Cổ. Phái bộ này đã bị địch tấn công và bà Lý Bình đã nhơn lúc hỗn loạn gây ra vì cuộc tấn công này mà chạy thoát được.

Bà Lý Bình đã sanh Quách Tĩnh trong sa mạc Mông Cổ và cùng con sống luôn tại đó. Cậu bé Quách Trĩnh đã tỏ ra gan dạ và trọng nghĩa khí khi toan cứu Triết Biệt là một tướng Mông Cổ đã chống lại Thiết Mộc Chân nhưng sau lại đầu hàng Thiết Mộc Chân. Nhờ việc này, Quách Tĩnh được đưa về sống trong trại quân của Thiết Mộc Chân và kết bạn với Đà Lôi là con trai Thiết Mộc Chân. Kế đó Quách Tĩnh đã cứu được con gái Thiết Mộc Chân là Hoa Tranh khỏi bị beo vồ. Sau hết ông lạicó dịp cứu giúp Thiết Mộc Chân khi ông này bi sự chống đối và mưu hại của một số nhà lãnh đạo Mông Cổ khác bị sự mua chuộc của người Đại Kim. Bởi vậy, Thiết Mộc Chân rất tin yêu Quách Tĩnh và khi đã tự tôn làm Thành Cát Tư Hãn, ông đã cho Quách Tĩnh làm Kim Đao Phò Mã và hứa gả Công Chúa Hoa Tranh cho Quách Tĩnh.

Về võ nghệ thì Quách Tĩnh đã được Triết Biệt dạy cho về các khoa chiến đấu của người Mông Cổ, đặc biệt là bắn cung. Lúc còn trẻ, ông đã từng dùng một mũi tên mà hạ được hai con chim điêu bay trên mây và nhờ đó mà được nổi tiếng là Anh Hùng Xạ Điêu. Ngoài ra, Quách Tĩnh lại còn được sự dạy dỗ kín đáo nhưng tận tâm của một số cao thủ võ lâm người Hán thuộc phái Giang Nam. Họ nguyên có bảy người và được gọi chung là Giang Nam Thất Quái, nhưng lúc bắt đầu dạy Quách Tĩnh thì một người đã chết nên chỉ cỏn lại có sáu người thành ra Giang Nam Lục Quái.

Các cao thủ người Hán này đều có nghĩa khí và có tâm huyết . Họ đã cố công tìm ra tung tích của Quách Tĩnh đề huấn luyện vì họ đã đánh cuộc với Đạo Sĩ Khưu Xứ Cơ thuộc phái Toàn Chân và ước hẹn khi Quách Tĩnh được 18 tuổi thì đấu võ với đệ tử Khưu Xứ Cơ đề phân hơn kém. Do sự đánh cuộc này, họ đã cố sức dạy Quách Tĩnh và Quách Tĩnh cũng cố sức học tập. Nhưng Giang Nam Lục Quái không có phép luyện nội công mà võ thuật của họ đã phức tạp lại không mấy cao siêu trong khi Quách Tĩnh lại vốn trì độn.nên kết quả thâu hoạch được rất ít. Quách Tĩnh chỉ tiến bộ mạnh mẽ về võ thuật sau khi được Mã Ngọc là Chưởng Môn Nhơn phái Toàn Chân bí mật dạy phép luyện nội công cho. Nhưng đề tránh sự kiêng kỵ về phép thâu nhận đệ tử thời đó, Mã Ngọc đã không nhận mình là thầy Quách Tĩnh.

Khi Quách Tĩnh lớn lên, Giang Nam Lục Quái đã theo lời ước hẹn, cho Quách Tĩnh sang nước Đại Kim để đấu nhau với Dương Khang là đệ tử Khưu Xứ Cơ. Thật sự thì lúc ấy, về võ nghệ và sự ứng biến trong khi giao đấu, Quách Tĩnh đã không hơn được Dương Khang. Nhưng vì Dương Khang bi tội bất hiếu nên Khưu Xứ Cơ đã nhận thua phe Giang Nam Lục Quái.

Cuộc du hành kỳ này không những đưa Quách Tĩnh sang nước Đại Kim mà còn đưa ông về nước Đại Tống. Trong dịp đi mọi nơi như vậy, Quách Tĩnh đã gặp nhiều cơ hội may mắn.

Trước hết, ông đã gặp Hoàng Dung là con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, chúa đảo Đào Hoa. Cô này rất thông minh lanh lợi, nhưng vì bi cha quở nên đã bỏ đảo Đào Hoa ra đi. Cô đã gặp Quách Tĩnh lúc cô giả trai. Vì thấy Quách Tĩnh tánh tình hào hiệp và thành thật nên cô đem lòng yêu và tận lực giúp đỡ Quách Tĩnh.

Về mặt vô thuật, Quách Tĩnh đã tiến bộ vượt bực nhờ nhiều lý do. Trước hết, trong dịp đi tìm thuốc về chữa bịnh cho Đạo Sĩ Vương Xứ Nhút, ông đã ngẫu nhiên hút được huyết con rắn quí của Lương Tử Ông và nhờ đó mà tăng thêm công lực rất nhiều. Kế đó, nhờ sự khéo léo của Hoàng Dung, rồi nhờ sự chơn chất của mình, Quách Tĩnh đã được Bắc Cái là Hồng Thất Công thương mến và dạy cho môn võ Hàng Long Thập Bát Chưởng. Ngoài ra, ông lại được Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông kết nghĩa anh em và dạy cho hết cả hai phần của CỬU ÂM CHƠN KINH. Khi đi tìm Đoàn Nam Đế (lúc ấy trở thành Nhất Đăng Đại Sư) để yêu cầu ông này chữa thương cho Hoàng Dung, Quách Tĩnh lại được ông này giải thích cho nên hiểu được hết các câu tiếng Phạn chen lẫn trong bản Hán văn của bộ kinh này thành ra đã thông hiểu nó hoàn toàn. Và trong lúc cùng Hoàng Dung ra đảo Đào Hoa để tìm Hoàng Dược Sư, Quách Tĩnh đã nhờ chứng kiến cuộc tranh tài giữa Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong và Bắc Cái Hồng Thất Công mà hiểu hết các điểm ẩn ảo cao siêu của võ thuật. Sau hết. Quách Tĩnh đã nhờ tìm được bộVŨ MỤC DI THƯ do danh tướng nhà Tống là Nhạc Phi sáng tác nên biết cách điều khiển quân sĩ đánh giặc.

Tuy nhiên, mối tình giữa Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã gặp nhiều trở lực. Ban đầu, Giang Nam Lục Quái không muốn cho Quách Tĩnh gần Hoàng Dung vìcho rằng cô này không phải là người tốt. Sau đó, Đông Tà lại hận Quách Tĩnh vì Quách Tĩnh lúc nhỏ đã ngẫu nhiên hạ sát Trần Huyền Phong là đệ tử của ông thành ra ông đã’ cớ lúc muốn đem Hoàng Dung gã cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc. Khi ông chấp nhận gã Hoàng Dung cho Quách Tĩnh thì Quách Tĩnh đã tỏ ra quả chơn chất không biết lên tiếng tôn ông làm nhạc phụ ngay. Sau đó, Đông Tà lại tưởng rằng Quách Tĩnh đã nói dối ông khi bảo rằng mình không biết CỬU ÂM CHƠN KINH trong khi Quách Tĩnh thật sự đã không biết rằng cái mà Lão Ngoan Đồng đem dạy mình chính là bộ kinh trứ danh này. Lúc bị Linh Trí Thượng Nhơn gạt và tưởng rằng Hoàng Dung đã chết khi vượt biển đi tìm Quách Tĩnh, Đông Tà càng thù Quách Tĩnh thêm và có ý định triệt hạ luôn thầy Quách Tĩnh là nhóm Giang Nam Lục Quái.

Về phần Quách Tĩnh thì cũng hiềm Đông Tà vì ông này đã có sự đụng chạm với phái Toàn Chân. Sau đó. ông lại nghĩ rằng chính Đông Tà đã giữ năm người thầy của mình trong nhóm Giang Nam Lục Quái nên quay ra hận hủi Hoàng Dung. Nhờ lanh lợi, thông minh và có nhiều mưu kế Hoàng Dung đã nhẫn nhục cứu giúp Kha Trấn Ác là người duy nhất cỏn sống sót trong nhóm Giang Nam Thất Quái và làm cho ông thấy rõ rằng thủ phạm giết năm người anh em kết nghĩa với ông là Tây Độc và Dương Khang. Đến lúc đó, Quách Tĩnh mới nhận thấy sự thật và yêu Hoàng Dung trở lại.

Nhưng mặc dầu lòng Quách Tĩnh chỉ yêu Hoàng Dung, ông lại còn vướng víu vì lời hứa cưới Hoa Tranh làm vợ. Vì muốn giữ lời hứa, ông đã về Mông Cổ khi không tìm ra tung tích Hoàng Dung lúc ấy đang bị Tây Độc bắt giữ . Quách Tĩnh đã được Thành Cát Tư Hãn phong làm tướng đi đánh giặc. Phần Hoàng Dung thì đã trốn khỏi sự kềm chế của Tây Độc . Vì đương giữ chức Bang Chủ Cái Bang, Bà đã huy động được người của đoàn thể này ngầm giúp Quách Tĩnh, nhắc Quách Tĩnh sử dụng VŨ MỤC DI THƯ và nhờ đó mà lập công lớn với Thành Cát Tư Hãn, đồng thời giết được Hoàn Nhan Liệt báo thù cho cha. Quách Tĩnh đã đinh bụng lấy công trạng mình đã thâu hoạch được trong cuộc chiến đấu để đổi lại lời hứa cưới Công Chúa Hoa Tranh làm vợ và được kết duyên với Hoàng Dung. Nhưng vì ông bất nhẫn khi thấy người Mông Cổ tàn sát dân chúng của thành phố bị triệt hạ, ông đã lấy công ông để xin Thành Cát Tư Hàn tha cho dân chúng thành phố này.

Việc Công Chúa Hoa Tranh chỉ được giải quyết bằng một thảm kịch cho Quách Tĩnh. Mặc dầu không mấy hài lỏng về việc Quách Tĩnh xin tha cho cho dân chúng, Thành Cát Tư Hãn vẫn cỏn tin cậy và quí mến ông. Bởi đó, nhà vua Mông Cổ này đã phong cho Quách Tĩnh làm tướng đi đánh Đại Kim với Đà Lôi, nhưng đồng thời có mật lịnh theo đó Quách Tĩnh phải kéo quân đánh luôn Đại Tống sau khi hạ Đại Kim. Theo mưu đồ của Thành Cát Tư Hãn, nếu Quách Tĩnh từ chối không tuân lịnh đánh Đại Tống thì ông phải bi hạ sát ngay. Do chủ trương này, Thành Cát Tư Hãn đã giữ Bà Lý Bình là mẹ Quách Tĩnh ở lại Mông Cổ. Mẹ con Quách Tĩnh đã biết được dụng ý Thành Cát Tư Hãn nên định bỏ trốn về Đại Tống. Vì sợ Quách Tĩnh đi luôn, Công Chúa Hoa Tranh đã tố cáo âm mưu này với hy vọng giữ mẹ con Quách Tĩnh lại. Nhưng bà Lý Blnh không muốn cho con vì vướng víu mình mà bắt buộc phải phục vụ người Mông Cổ trong việc lấn đánh Đại Tống nên đã tự tử.

Do chỗ Công Chúa Hoa Tranh có trách nhiệm về cái chết của Bà Lý Bình mà Quách Tĩnh có thể quay về với Hoàng Dung. Nhưng khi thấy Quách Tĩnh xin với Thành Cát Tư Hãn cho dân khỏi chết thay vì xin khỏi lấy Công Chúa Hoa Tranh, Hoàng Dung lại nghĩ rằng Quách Tĩnh ham chức Phò Mã Mông Cổ mà phụ bạc mình nên bỏ đi và bị Tây Độc bắt trở lại. Quách Tĩnh phải đi tìm và giải thoát Hoàng Dung. Khi quân Mông Cổ vây thành Tương Dương, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã đến phụ giúp vào việc giữ thành này. Quách Tĩnh đã lén vào đại bản dinh Mông Cổ với ý định hành thích chủ tướng Mông Cổ là Đà Lôi mặc dầu ông này đã kết nghĩa anh em với mình.

Nhưng lúc đó, Thành Cát Tư Hãn đương hấp hối và có lịnh gọi Đà Lôi về gặp mặt trước khi chết. Thành Cát Tư Hãn lại nhắn với Đà Lôi là nếu có gặp Quách Tĩnh thì cũng đưa về gặp mình và Quách Tĩnh đã trở về Mông Cổ đề hội kiến với Thành Cát Tư Hãn trước khi nhà vua này băng hà.

Sau đó, Quách Tĩnh và hoàng Dung về đảo Đào Hoa và kết hôn với nhau sanh ra đứa con đầu lỏng là Quách Phù. Đông Tà Hoàng Dược Sư đã giao đảo Đào Hoa cho họ để đi chơi xa, không cho biết tin tức gì về mình. Lúc Quách Phù đã trên 10 tuổi, Quách Tĩnh và Hoàng Dung đã bỏ đảo Đào Hoa về Đại Tống thăm dò tin tức Đông Tà nhưng không tìm được ông. Khi người Mông Cổ đã diệt xong nước Đại Kim rồi chủ trương chinh phục Đại Tống, Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại đến thành Tương Dương lúc ấy là địa điểm then chốt cho việc phòng thủ lãnh thổ Đại Tống. Họ đã ở đó trong hơn mưởi năm đề giúp chánh quyền và nhơn dân chống chọi lại các đạo quân Mông Cổ đến tấn công. Đến lúc nhà vua Mông Cổ Mông Kha (tức là Nguyên Hiển Tông) bi tử trận khi công phá Tương Dương và thất bại, Quách Tĩnh và Hoàng Dung mới tạm thời rời bỏ thành này. Nhờ công ơn giữ thành giúp dân chúng nên Quách Tĩnh đã được tôn làm đại hiệp và được gọi là Bắc Hiệp để thay thể Bắc Cái đã chết trong số năm vị bá chủ võ lâm.

Cứ theo bộ CÔ GÁI ĐỒ LONG thì sau đó Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại trở lại giúp chánh quyền và dân chúng Tương Dương giữ thành này và đã tử nạn khi quân Nguyên phá được thành. Nhưng trước đó, hai nhơn vật này đã dự liệu rằng thế nhà Đại Tống không thể chồng cự nổi quân Mông Cổ. Để chuẩn bi cho việc đánh người Mông Cổ giải thoát Hán tộc trong tương lai, họ đã làm một bí kíp ghi võ công của CỬU ÂM CHƠN KINH và Hàng Long Thập Bát Chưởng giấu vào một thanh kiếm đặt tên là Ỷ Thiên, và đem VŨ MỤC DI THƯ giấu vào một thanh đao đặt tên là Đồ Long. Đồ Long hàm ý giết nhà cầm quyền Mông Cổ để giải thoát Hán tộc và Ỷ Thiên hàm ý thể theo ý trời mà trừ diệt những kẻ cầm quyền gian ác, tham nhũng, hại dân. Hai võ khí này được chế tạo bằng chất kim loại đặc biệt lấy từ cây Huyền Thiết Kiếm của Dương Quá nên rất sắc bén có thể chém gãy các võ khí khác, nhưng nếu dùng hai võ khí ấy đề chặt nhau thì cả hai đều gãy và để lộ các bí kíp . Người Hán tộc thời Quách Tĩnh và Hoàng Dung vừa bi xâm lấn của người Mông Cổ, vừa bị khổ sở vì nạn tham quan ô lại của nhà Đại Tống. Do đó, khi chế tạo đao Đồ Long và kiềm Ỷ Thiên, Quách Tĩnh và Hoảng Dung có dụng ý truyền lại cho kẻ có cơ duyên bộ VŨ MỤC DI THƯ đề họ đánh đuổi người Mông Cổ khỏi đất Hán và các bí kíp võ công đế họ trừ gian diệt bạo, bảo vệ nhơn dân đối với bất cứ chánh quyền nào.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#42
VI- DUƠNG KHANG tức HOÀN NHAN KHANG.

[Image: 4mieu-kieu-vy-giaoduc-net-vn.jpg]


Dương Khang là con Dương Thiết Tâm, dòng dõi của Dương Tái Hưng cũng là một người nổi tiếng anh hùng của nhà Đại Tống. Dương Thiết Tâm là bạn của Quách Khiếu Thiên và cả hai người đều cỏ lòng yêu nước nên rất đau lòng vì người Đại Kim đã xâm lấn và chiếm phần đất phía bắc của nhà Đại Tống. Cả hai đã làm quen với một đạo sĩ yêu nước là Khưu Xứ Cơ khi vợ họ cùng có thai một lượt. Do sự đề nghị của vị đạo sĩ này, họ đã đồng ý là sẽ đặt tên con một người là Tĩnh, một người là Khang, đề nhở lại niên hiệu Tĩnh Khang (1126) là năm mà người Đại Kim chiếm được kinh đô nhà Đại Tống và bắt hai vua Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông, khiến cho nhà Đại Tống mất Hoa Bắc và phải dời kinh đô về phía nam. Họ còn hẹn với nhau là nếu con họ là con trai cả thì chúng sẽ kết nghĩa anh em với nhau, cỏn nếu một đứa trai một đứa gái thì chủng sẽ kết hôn với nhau.

Nhưng trong khi vợ Dương Thiết Tâm là Bao Tích Nhược còn mang thai thì một thân vương Đại Kim là Hoàn Nhan Liệt đã gặp bà rồi mê nhan sắc của bà. Ông ta lập kế sai một võ quan Đại Tống là Đoàn Thiên Đức mang quân đến hạ sát Dương Thiết Tâm và Quách Khiếu Thiên. Quách Khiếu Thiên chết, nhưng Dương Thiết Tâm còn sổng sót được và đổi tên là Mục Dịch. Ông đã làm người mãi võ đi khắp nơi đề tìm vợ và có nuôi một đứa con gái tên là Mục Niệm Từ.

Phần Bao Tích Nhược thì được Hoàn Nhan Liệt tỏ vẻ hào hiệp cưu giúp và yêu thương nên đã nhận làm vương phi cho vị thân vương Đại Kim này. Do đó, khi bà đẻ ra một đứa con trai, bà vẫn đặt tên nó là Khang như dự liệu, nhưng đứa bé này lại mang họ Hoàn Nhan. Đạo sĩ Khưu Xứ Cơ vì đánh cuộc với Giang Nam Thất Quái nên cố tìm ra tung tích Bao Tích Nhược và thâu nhận Hoàn Nhan Khang làm đồ đệ . Khưu Xứ Cơ đã rèn luyện nội công và võ nghệ cho Hoàn Nhan Khang, nhưng lại không nói cho Hoàn Nhan Khang biết thân thế thật sự của minh. Do đó, Hoàn Nhan Khang vẫn tưởng mình là con Hoàn Nhan Liệt.

Lúc Mục Dịch đền kinh đô Đại Kim mở cuộc thí võ chiêu phu cho con gái nuôi là Mục Niệm Từ, Hoàn Nhan Khang đã thí võ để đùa chơi. Nhưng trong dịp này, Mục Niệm Tử đã yêu Hoàn Nhan Khang. Sau đó. Hoàn Nhan Khang đã mời cha con Mục Dịch vào vương phủ giả là để nói chuyện hôn nhơn, nhưng thật sự để thủ tiêu họ. Nhơn cơ hội này Bao tích Nhược đã gặp được Mục Dịch và nhìn ra đó là Dương Thiết Tâm, chồng mình. Hai người đã cùng nhau trốn khỏi vương phủ và bi Hoàn Nhan Liệt cùng Hoàn Nhan Khang rượt theo. Vì đã cùng đường, hai người đã cùng nhau tự tử. Trước khi chết họ đã cho Hoàn Nhan Khang biết sự thật, nhưng Hoàn Nhan Khang không chịu nhận Dương Thiết Tâm là cha mình. Do đó. Khưu Xứ Cơ đã tuyên bồ chịu thua Giang Nam Lục Quái vì nhận chân rằng đệ tử mình không có tư cách đứng đắn đáng trọng.

Sau khi mẹ chết, Hoàn Nhan Khang vẫn ở với Hoàn Nhan Liệt và xem Hoàn Nhan Liệt như cha. Trong một dịp đi công cán cho Hoàn Nhan Liệt trên đất Đại Tống, Hoàn Nhan Khang đã gặp Đoàn Thiên Đức và ông này đã cung khai hết việc ông đã theo lịnh Hoàn Nhan Liệt đi bắt và giết Quách Khiếu Thiên và Dương Thiết Tâm để cho Hoàn Nhan Liệt cướp Bao Tích Nhược làm vợ. Lúc ấy, Hoàn Nhan Khang vì thấy mình cô thế nên giả vờ nhận chân được sự thật. Ông tự nhận mình là Dương Khang và kết nghĩa anh em với Quách Tĩnh. Nhưng thật sự ông vẫn còn tiếc tước vị thân vương của nước Đại Kim nên không quyết tâm đồi phó với Hoàn Nhan Liệt để trả thù cho cha. Trái lại, ông vẫn còn trung thành với nước Đại Kim, nhứt là sau khi được Hoàn Nhan Liệt hứa sẽ cho ông kế vị sau này.

Do sự ham mê phú quí như vậy, Dương Khang đã che chở cho Hoàn Nhan Liệt không bị nhóm Quách Tĩnh bắt, và nhận nhiều công tác chánh tri quan trọng của nhóm Đại Kim có mục đích tạo thế thuận tiện cho Đại Kim tấn công Đại Tống. Một trong các mưu đồ của Dương Khang trong chiều hướng này là giành chức Bang Chủ Cái Bang rồi chấp nhận lời yêu cầu của Hoàn Nhan Liệt nhở Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang chuyển đến. Theo lời yêu cầu này, Cái Bang phải dồn bang chúng về phía nam để cho phía bắc của lãnh thổ Đại Tống còn lại không có tổ chức dân chúng nào hữu hiệu đối phó lại cuộc xâm lăng mà Đại Kim dự liệu. Ngoài ra, Dương Khang còn phụ lực với Hoàn Nhan Liệt trong việc đi tìm bộ VÕ MỤC DI THƯ của Nhạc Phi để lại dạy về phép hành quân.

Với các chủ trương trên đây, Dương Khang phải đối phó với Quách Tĩnh và Hoàng Dung và nhiều lần tìm cách hãm hại hai người này cùng những kẻ thuộc một phe với họ. Dương Khang đã cùng với Tây Độc Âu Dương Phong lén đến đảo Đào Hoa hạ sát năm người trong Giang Nam Lục Quái để làm cho Quách Tĩnh ngỡ là Hoàng Dược Sư giết và căm thù Hoàng Dược Sư, đồng thời tuyệt tình với Hoàng Dung. Hai người này cũng đã huy động quân bao vây để tẩn công phái Toàn Chân, Hoàng Dược Sư, Hồng Thất Công và Quách Tĩnh khi những người này họp nhau ở lầu Yên Vũ.

Mặc dầu đã yêu Mục Niệm Từ sau khi cô này lộng hiểm cứu mình lúc bị phe địch bắt, Dương Khang vẫn không nghe lời cô yêu cầu bỏ nước Đại Kim. Lúc bị Hoàng Dung đoạt chức Bang Chủ Cái Bang, Dương Khang đã chạy vào núi Thiết Chưởng nương tựa Thiết Chưởng Bang và đã hãm hiếp Tần Nam Cầm, một cô gái chuyên nghề bắt rắn đã bị Thiết Chưởng Bang bắt về để làm thú tiêu khiển cho người của mình.

Về mặt võ thuật Dương Khang là đệ tử chánh thức của đạo sĩ Khưu Xứ Cơ phái Toàn Chân nhưng lại còn lén học với Mai Siêu Phong là đệ tử của Hoàng Dược Sư lúc bà này đã bị Hoàng Dược Sư loại trừ khỏi môn phái. Nhưng điều ước mơ của Dương Khang là được làm đệ tử của Tây Độc Âu Dương Phong. Ông này chủ trương chỉ có một đệ tử và đã chánh thức truyền võ nghệ cho Âu Dương Công Tử là đứa cháu gọi ông bằng chú (nhưng thật sự là con ruột của ông). Để có thể được Âu Dương Phong nhận làm đệ tử, Dương Khang đã hạ sát Âu Dương Công Tử.

Các hành động âm độc của Dương Khang đã bị Hoàng Dung khám phá và tiết lộ trong Thiết Thương Thần Miếu. Lúc ẩy, Hoàng Dung nấp trong miếu với Kha Trấn ác. Nhưng khi nghe thẩy phe Hoàn Nhan Liệt, Âu Dương Phong và Dương Khang đến, bà lộng hiểm ra gặp mặt họ trong khi vẫn để Kha Trấn Ác nấp bên trong. Bà dùng lởi khéo léo để chất vấn Cô Khùng là con của Khúc Linh Phong, một đệ tử của Hoàng Dược Sư, và được Hoàng Dược Sư đem về đảo Đào Hoa để nuôi và dạy. Do sự trả lời của Cô Khùng mà Kha Trấn Ác nấp bên trong biết rõ là chính Dương Khang đã cùng Âu Dương Phong đến đảo Đào Hoa để giết các bạn ông trong Giang Nam Lục Quái. Hoàng Dung cũng dùng lời khéo léo đề Cô Khùng nói lên cho mọi người biết rằng chính Dương Khang đã giết Âu Dương Công Tử.

Thấy các việc làm của mình bị phá giác, Dương Khang nổi xung nhảy đến tấn công Hoàng Dung và đánh vào người Hoàng Dung. Nhưng vì Hoàng Dung có mặc cái áo giáp làm bằng da con nhím bên trong nên Dương Khang bị thương chảy máu. Lúc trở về đảo Đào Hoa sau khi Âu Dương Phong và Dương Khang đến hạ sát năm người của phe Giang Nam Lục Quái, Hoàng Dung đã bị một trong những người này là Nam Hi Nhân đánh vào vai trong lúc mê man. Nam Hi Nhân vốn đã bi Âu Dương Phong hại bằng chất độc lấy ra từ nọc rắn nên trong máu ông có chất độc này. Khi đánh vào vai Hoàng Dung trúng cái giáp da nhím, tay Nam Hi Nhân bị thương chảy máu và máu này dính vào cái áo giáp đó. Dương Khang đánh trúng nhằm chỗ Nam Hi Nhân đã đánh Hoàng Dung nên khi ông bi áo giáp da nhím làm cho bị thương, chất độc trên áo giáp truyền vào máu ông làm cho ông ngộ độc tức khắc. Âu Dương Phong có thuốc giải, nhưng vì đã biết rằng chính Dương Khang đã giết con mình là Âu Dương Công Tử nên không chịu cho thuốc giải đó thành ra Dương Khang bị điên loạn mà chết. Mọi người, ngay cả đến người Dương Khang thờ làm cha là Hoàn Nhan Liệt đều bỏ chạy để lánh xa ông vì sợ ông truyền chất độc vào người và bị chết thảm, chỉ có Mục Niệm Từ vẫn còn yêu ông nên tự tử chết theo ông.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#43
VII – DƯƠNG QUÁ.

[Image: 0026-chu-thich-4.jpg]


Dương Quá là đứa con mà Tần Nam Cầm sanh ra vì bị Dương Khang hãm hiếp. Khi bà sanh đứa trẻ này thì gặp Quách Tĩnh và Quách Tĩnh đã đặt tên cho nó là Quá vốn có ý nghĩa là lỗi lầm với mục đích ghi nhận sự sai quấy của Dương Khang. Vì Tần Nam Cầm sanh nhai với nghề bắt rắn nên từ nhỏ, Dương Quá cũng theo mẹ bắt rắn. Mặt khác, đểTần Nam Cầm khỏi bị người ta hà hiếp, Quách Tĩnh đã dạy cho bà phép luyện nội công của phái Toàn Chân. Tần Nam Cầm đã theo phép đó mà luyện tập, đồng thời dạy Dương Quá luyện tập theo. Lúc Dương Quá được 10 tuổi, Tần Nam Cầm chết vì bị rắn độc cắn nhằm lúc quên không mang thuốc giải theo mình. Sau khi chôn mẹ, cậu bé Dương Quá cảm thấy bơ vơ. Vì lúc Tần Nam Cầm còn sống, bà có kể cho con nghe câu chuyện của một dị nhơn ở Tây Vực chuyên luyện tập rắn làm theo ý mình nên cậu bé nảy ra cái ý đi phiêu lưu để tìm thầy học các thuật chiến đấu.

Trên đường đi phiêu lưu, cậu bé Dương Quá đã lượm nhằm một cây kim có tẩm chất cực độc và bị ngộ độc. Nhưng cậu lại may mắn gặp Tây Độc Âu Dương Phong và nhận ông này làm cha nuôi đề nhờ ông chữa cho. Âu Dương Phong chỉ mới tạm chữa cho Dương Quá thì phải lánh mặt vì có Quách Tĩnh và Hoàng Dung đến. Hai người này lúc đó đã thành vợ chồng và có đứa con gái khoảng 10 tuổi là Quách Phù. Vì Đông Tà Hoàng Dược Sư đã bỏ đảo Đào Hoa đi vân du lâu quá mà không về nên họ vào lục địa để thăm dò tin tức và tình cờ gặp Dương Quá.

Khi gặp Dương Quá, Quách Tĩnh và Hoàng Dung nhận ra ngay đó là con Dương Khang. Họ thấy Dương Quá mồ côi nên thương xót và nhận bảo bọc cậu bé này. Nhưng mặc dầu Dương Quá đã theo Quách Tĩnh và Hoàng Dung, Âu Dương Phong đã lén đến gặp Dương Quá, dạy cho Dương Quá phép luyện tập để trừ chất độc còn lại trong người và dạy luôn cả công phu Cáp Mô Công đặc biệt của mình. Dương Quá cũng mến Âu Dương Phong nên đã ngầm giúp ông khỏi bị hại khi ông phải đối đầu với Quách Tĩnh và Hoàng Dung cùng Kha Trấn Ác là thầy Quách Tĩnh, vốn rất thù hận Âu Dương Phong vì ông này đã giết những anh em kết nghĩa với mình trong nhóm Giang Nam Lục Quái.

Liệu không thể tim thấy Hoàng Dược Sư, Quách Tĩnh và Hoàng Dung lại trở về đảo Đào Hoa và mang Dương Quá theo. Quách Tĩnh nhớ đến mối tình thân thiết giữa thân phụ mình và thân phụ Dương Khang nên rất yêu Dương Quá và muốn rèn luyện võ công cho Dương Quá thật giỏi rồi đem gả con gái mình là Quách Phù cho Dương Quá. Bởi đó, ông đã cho Dương Quá chánh thức nhập môn phái Giang Nam cùng với Quách Phù và hai người con của Võ Tam Thông là Võ Đôn Nho và Võ Tu Văn cũng được vợ chồng Quách Tĩnh đem về nuôi vì mẹ chúng đã bị Lý Mạc Sầu giết, còn cha chúng thì điên loạn bỏ đi mất. Phần Hoàng Dung thì lại rất e ngại về sau Dương Quá phát giác được là bà có liên hệ đến cái chết của Dương Khang và tìm cách báo thù. Bởi đó, bà đã yêu cầu hoãn việc hứa gả Quách Phù cho Dương Quá. Mặt khác, bà đã dàn xếp với Quách Tĩnh để lãnh dạy Dương Quá. Quách Tĩnh vô tình nên theo ý kiến của vợ và Hoàng Dung chỉ dạy Dương Quá về văn chương chớ không dạy võ nghệ. Dương Quá cảm thấy việc đó và lén luyện tập Cáp Mô Công mà Âu Dương Phong đã chỉ cho mình. Ngoài ra cậu bé này còn rình xem cách Quách Tĩnh chỉ dạy cho anh em họ Võ để học và luyện tập theo.

Vì có người lạ mặt lén đến đảo Đào Hoa và bị Dương Quá đánh chết với một đòn của Cáp Mô Công Quách Tĩnh phát giác được là Dương Quá có học một môn võ khác hơn môn võ của mình. Sau khi thảo luận với thầy là Kha Trấn Ác và vợ là Hoàng Dung, ông đã mang Dương Quá lên Chung Nam Sơn để gởi Dương Quá cho phái Toàn Chân dạy dỗ. Đạo sĩ Khưu Xứ Cơ lúc đó là nhơn vật sổ hai trong phái này rất mừng khi gặp đứa con trai của đồ đệ mình trước đây là Dương Khang. Ông rất mến Dương Quá, nhưng không trực tiếp dạy cậu bé nảy mà lại giao nhiệm vụ giáo huấn cậu cho một đệ tử Toàn Chân hàng dưới mình là Triệu Chí Kính. Nhưng ngay từ lúc đầu Triệu Chí Kính và Dương Quá đã có sự xung khắc nhau. Bởi đó Triệu Chí tính chỉ dạy Dương Qua các khẩu quyết mà không dạy cách đánh thật sự. Đến lúc có cuộc giao đấu giữa tất cả các đệ tử của phái Toàn Chân để xem kết quả luyện tập, Triệu Chí Kính lại sai Dương Quá ra đấu để cho cậu học trò này bị đòn và mang nhục. Nhưng Dương Quá đã uất ức nên đánh bừa bãi và dùng đòn Cáp Mô Công đánh chết một đệ tử phái Toàn Chân và làm cho một đệ tử khác bị thương. Do đó, cậu bé này phải chạy trốn và lọt vào địa phận của phái Cổ Mộ.

Tổ sư của phái này là một phụ nữ tên Lâm Triều Anh trước đây bà có mối tình thâm hậu với tổ sư phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương. Nhưng vì phải lo việc nước, Vương Trùng Dương không đáp ứng đúng mức mối tình của bà nên bà thống hận và lập môn phái Cổ Mộ, lại nghiên cứu một võ thuật khắc chế võ thuật của phái Toàn Chân. Bà lại đánh cuộc với Vương Trùng Dương và đã thắng cuộc.

Do đó, phái Toàn Chân phải nhượng cho bà một phần núi Chung Nam ở sát căn cứ của mình với lời hứa không bao giờ xâm phạm đến phần núi đó . Căn cứ của Bà Lâm Triều Anh là một toà cổ mộ và giới luật bà đặt cho môn phái bà là chỉ nhận phụ nữ làm đệ tử, mà người này đã vào ở trong Cổ Mộ rồi thì vĩnh viễn không được ra, trừ ra khi nào có một người đàn ông yêu mình đến mức sẵn sàng chịu chết thay mình.

Tuy ở sát bên nhau, người của hai phải Toàn Chân và Cổ Mộ không hề có tiếp xúc với nhau. Nhưng vì thương Dương Quá còn nhỏ mà bị cả phái Toàn Chân hiếp đáp nên một người trong Cổ Mộ là Tôn Bà đã binh vực cậu bé này và bị người của phái Toàn Chân đánh trọng thương. Do sự nài nỉ của bà trước khi tắt hơi mà cậu bé Dương Quá đã được chấp nhận vào ở trong Cổ Mộ. Lúc ấy, trong căn cứ này chỉ còn có Tiểu Long Nữ, một thiếu nữ rất đẹp nhưng lớn tuổi hơn Dương Quá. Tiểu Long Nữ đã nhận làm thầy Dương Quá và dạy Dương Quá các tuyệt nghệ của phái Cổ Mộ. Nhưng sau đó, hai người đã yêu nhau.

Cuộc tình duyên giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã gập rất nhiều trắc trở. Trước hết là vì sự chống phá của Lý Mạc Sầu, sư tỷ của Tiểu Long Nữ . Vì trái môn qui nên bà này bị thầy đuổi và khi ra khỏi Cổ Mộ rồi thì bà đã phạm nhiều tội ác. Bà rất muốn lấy bộ sách võ thuật của môn phải là NGỌC NỮ TÂM KINH để luyện tập nên tìm mọi cách uy hiếp Tiểu Long Nữ và Dương Quá để đạt mục đích.

Chính vì Lý Mạc Sầu xâm nhập Cổ Mộ nên Tiểu Long Nữ và Dương Quá phải rời căn cứ này. Nhưng Tiểu Long Nữ đã không phạm môn qui khi ra khỏi Cổ Mộ vì trong khi đụng độ với Lý Mạc Sầu, Dương Quá đã tỏ quyết tâm chịu chết thay cho Tiểu Long Nữ. Trở lực thứ nhì cho sự kết thân giữa Tiểu Long Nữ với Dương Quá phát xuất từ nơi phải Toàn Chân. Một đạo sĩ của phái này là Doãn Chí Bình đã gặp Tiểu Long Nữ lúc cô này bị điểm huyệt và mê man. Vì đã thầm vêu cô từ trước nên Doãn Chí Bình đã thừa cơ hội hãm hiếp cô. Khi tỉnh dậy, cô ngỡ là Dương Quá đã làm việc đó nên ngỏ ý muốn làm vợ Dương Quá. Nhưng Dương Quá không biết việc này và trong lòng vẫn còn xem cô như thầy nên tỏ ý do dự . Do đó, cô giận dỗi bỏ đi. Đến sau, khi gặp lại Dương Quá, Tiểu Long Nữ lại phát giác rằng người đã làm cho mình mất trinh không phải là Dương Quá mà là Doãn Chí Bình. Cô nghĩ rằng mình không xứng đáng làm vợ Dương Quá nên lại bỏ Dương Quá ra đi một lần nữa.

Áp lực của dư luận cũng đã gây nhiều trở ngại cho cuộc tình duyên giữa hai người. Do sự gợi ý của Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ nghĩ rằng sự kết hôn với mình sẽ đặt Dương Quá trong một tình trạng khó xử. Nếu hai người kết hôn với nhau mà sống trong xã hội thì Dương Quá suốt đời sẽ bị thiên hạ khinh khi sỉ vả vì là học trò mà giày đạp lễ giáo để lấy thầy. Trái lại, nếu hai người lui về Cổ Mộ ở ẩn thì Dương Quá có thể khổ sở vì cuộc đời quá tích mịch tại đó. Ý nghĩ này cũng đã làm cho Tiểu Long Nữ tìm cách xa lánh Dương Quá.

Phần Dương Quá thì trên đường lưu lạc đã gặp nhiều thiếu nữ khác có cảm tình với mình, như Lục Vô Song, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc. Nhưng ông chỉ có mối chân tình với Tiểu Long Nữ và trung thành với mối tình đó. Và sau nhiều lần phân cách, mà lần chót trong một thời gian 16 năm dài đăng đẳng, Dương Quá đã vui duyên phu phụ với Tiểu Long Nữ, với sự tán thành, kính trọng và yêu mến của mọi người.

Đối với Quách Tĩnh và Hoàng Dung, Dương Quá đã có những tình cảm rất phức tạp. Ông biết rằng Quách Tĩnh hết dạ thương ông, lại muốn gả Quách Phù cho ông. Ông có hờn Hoàng Dung về chỗ lừa dối chỉ dạy văn mà không dạy võ cho ông, nhưng cũng đã tỏ ra thông cảm khi Hoàng Dung phân trần là mình có dụng ý tốt khi đã có hành động như vậy. Nhưng sau khi được biết chắc là thân phụ mình đã vì Quách Tĩnh và Hoàng Dung mà chết, ông đã hết sức thù hận Quách Tĩnh và Hoàng Dung và lập tâm sát hại hai người này để báo thù.

Nhưng lúc đó là lúc Quách Tĩnh và Hoàng Dung lo giúp đỡ nhơn dân và chánh quyền thành Tương Dương chống lại cuộc xâm lăng của người Mông Cổ. Dương Quá thấy rõ Quách Tĩnh là người đại nhân đại nghĩa, một lòng vì nước vì dân nên không nỡ xuống tay. Nhưng mặt khác, Dương Quá biết rằng vì việc nghĩa, Quách Tĩnh có thể hạ sát người thân nên càng tin chắc là Quách Tĩnh có trách nhiệm trong việc làm cho thân phụ mình chết. Sự xung đột trong tâm thức Dương Quá chỉ chấm dứt khi ông được Khá Trấn Ác kể hết lại sự tích thân phụ mình và nhận chân rằng ông này quả đáng chết vì đã có tội lớn đối với gia đình họ Dương và nhơn dân nước Đại Tống.

Sự giao thiệp giữa Dương Quá và gia đình họ Quách còn trở thành phức tạp hơn vì thái độ và tâm tánh của Quách Phù là con gái lớn của Quách Tĩnh. Từ nhỏ, Dương Quá đã nhiều lần tủi hổ vì lời nói hay cử chỉ của cô này. Lớn lên, ông lại bị cô chặt rụng cánh tay mặt trong lúc nóng giận và hiểu lầm. Tuy nhiều lần muốn trả thù, Dương Quá đã không nỡ xuống tay khi có cơ hội. Trái lại, ông đã nhiều lần giúp đỡ và cứu nguy cho Quách Phù. Cuối cùng, Quách Phù đã bị lòng quảng đại của ông cảm hóa và thành thật xin lỗi ông. Đối với người con gái thứ hai của Quách Tĩnh là Quách Tường thì Dương Quá chỉ có cảm tình. Chính vì muốn làm cho cô bé này vui lỏng mà Dương Quá đã phụ giúp vào việc triệt hạ lực lượng Mông Cổ vây đánh Tương Dương, và làm cho ngôi Bang Chủ Cải Bang không lọt vào tay của một người Mông Cổ mà giao về cho Gia Luật Tề là chồng của Quách Phù.

Trong thời kỳ lưu lạc khắp nơi, Dương Quá đã gặp nhiều cơ duyên và học được hết các kỹ thuật chiến đấu. Ngoài môn võ của phái Cổ Mộ và phái Toàn Chân, ông còn được học các tuyệt nghệ của Tây Độc Âu Dương Phong, Bắc Cái Hồng Thất Công và Đông Tà Hoàng Dược Sư, chỉ có môn Nhứt Dương Chỉ của Đoàn Nam Đế là ông không có học. Đặc biệt, ông còn được học kiếm pháp của một dị nhơn đã khuất là Độc Cô Cầu Bại. Ông đã nhờ một con thần điêu để bầu bạn với vị dị nhơn này mà tìm được chỗ ẩn cư của vị ấy. Mặt khác, nhờ sự chỉ dẫn của con thần điêu này và nhờ việc nó cho ông ăn một loại trái trân quí làm tăng thêm công lực, ông đã luyện tập được một nội công và một võ thuật siêu việt. Sau này, khi đi hành hiệp giang hồ, ông đã mang con thần điêu này theo nên đã được ngoại hiệu là Thần Điêu Đại Hiệp. Ông cũng đã được gọi là Tây Cuồng và được thay Tây Độc Âu Dương Phong làm một bá chủ võ lâm, ngang hàng với Trung Ngoan Đồng Châu Bá Thông (thay Trung Thần Thông Vương Trùng Dương), Đông Tà Hoàng Dược Sư, Nam Tăng Pháp Đăng (tức là Đoàn Nam Đế) và Bắc Hiệp Quách Tĩnh (thay Bắc Cái Hồng Thất Công).

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#44
VIII- TRƯƠNG VÔ KỴ tức TẠ VÔ KỴ

[Image: maxresdefault.jpg]

Trương Vô Kỵ hay Tạ Vô Kỵ là con của Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố, lại là con nuôi của Tạ Tốn. Trương Thúy Sơn là đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong, Tổ Sư phái Võ Đương, còn Hân Tố Tố là con gái của Hân Thiên Chính, Giáo Chủ Bạch Mi Giáo, một đoàn thể bị xem là có hành động tàn bạo, bất lương.

Thời đó, trên giới giang hồ có lời đồn đãi là ai giữ được thanh đao Đồ Long thì được làm Minh Chủ Võ Lâm. Vì muốn chiếm đao này, Hân Tố Tố với người anh là Hân Dã Vương đã làm cho sư huynh Trương Thúy Sơn là Dư Đại Nham bị trọng thương. Sau đó, Hân Tố Tố còn giả làm Trương Thúy Sơn đã giết nhiều người trong phái Thiếu Lâm. Nhưng vì muốn điều tra về thanh đao Đồ Long, Trương Thúy Sơn đã theo Hân Tố Tố đến dự một đại hội do một Đàn Chủ của Bạch Mi Giáo tổ chức để khoe rằng mình đã chiếm được đao này.

Khi đại hội đang khai diễn thì một vi Hộ Pháp của Minh Giáo là Tạ Tốn đến và cướp được đao Đồ Long. Tạ Tốn vốn là học trò Thành Khôn, sư đệ Dương Phá Thiên là vị Giáo Chủ trước đây của Minh Giáo. Vì có mối hận riêng với Dương Phá Thiên, Thành Khôn muốn tiêu diệt Minh Giáo. Để đạt mục đích này, ông một mặt ngầm dựa vào người Mông Cổ lúc ấy đương thống trị Trung Quốc, một mặt cố gây sự thù hiềm giữa Minh Giáo với các môn phái khác. Ông đã sát hại cha mẹ vợ con Tạ Tốn. Để báo thù, Tạ Tốn đã giết người của các môn phái với mục đích đổ tội cho Thành Khôn, nhưng các môn phái lại biết chính Tạ Tốn là thủ phạm nên rất thù hận Tạ Tốn. Tạ Tốn đã cố tìm đao Đồ Long vì hy vọng sẽ tìm được trong đó một bí kíp võ thuật giúp ông thắng được Thành Khôn.

Cướp được đao Đồ Long rồi, Tạ Tốn làm cho mọi người còn sống sót trong đại hội bị điên loạn, chỉ trừ Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố vì đã lỡ đánh cuộc với họ và thua cuộc. Nhưng để giữ cho không ai biết tung tích, ông đã bắt cả hai người này theo ông đi tìm một hoang đảo nơi đó ông hy vọng được yên ổn nghiên cửu về đao Đồ Long. Dọc đường, thỉnh thoảng ông bị điên loạn và có lúc muốn hãm hiếp Hân Tố Tố nên Hân Tố Tố đã dùng ám khi bắn ông mù mắt. Nhưng cả bọn cuối cùng đã đến một hòn băng đảo có núi lửa và phải sống chung với nhau.

Vì đã trải qua nhiều lần nguy hiểm chung nhau nên Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố yêu nhau và lấy nhau. Họ sanh được đứa con trai trên băng đảo . Để cho TạTốn thương mến bảo bọc nó, họ đã cho nó làm con nuôi Tạ Tốn và để cho nó tên Tạ Vô Kỵ vốn là tên của đứa con Tạ Tốn đã bị Thành Khôn giết. Tạ Tốn không tìm được bí mật của đao Đồ Long, nhưng đã đem hết sở đắc của mình về võ nghệ dạy cho cậu bé Tạ Vô Kỵ.

Lúc Vô Kỵ lên mười, Tạ Tốn chỉ cách cho Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố trở về lục địa , còn ông thì tình nguyện ở lại băng đảo một mình. Vợ chồng Trương Thúy Sơn về đến lục địa thì đã gặp ngay nhiều việc rắc rối. Vì trong số người dự đại hội của Bạch Mi Giáo khoe đao Đồ Long, còn có người sống sót mà không điên loạn nên giới võ lâm đã biết là đao này về tay Tạ Tốn và Tạ Tốn đã bắt Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố theo mình. Do đó, họ muốn Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố cho biết tung tích Tạ Tốn và đao Đồ Long. Riêng phái Thiếu Lâm còn muốn báo thù cho những người của họ đã bị sát hại. Trương Thúy Sơn đã được thày là Trương Tam Phong và các sư huynh sư đệ trong phái Võ Đương triệt để yểm trợ. Nhưng khi được biết rằng chính Hân Tố Tố đã làm cho sư huynh mình là Dư Đại Nham bị trọng thương, Trương Thúy Sơn đã tự sát và Hân Tố Tố đã chết theo chổng. Vì cha mẹ ruột không còn con nổi dõi nên Vô Kỵ trở về với họ Trương.

Từ khi về lục địa, chính Vô Kỵ cũng đã bị nhiều người tìm bắt hỏi về tung tích Tạ Tốn và đao Đồ Long. Nhưng cậu bé này nhứt định không nói ra nên đã bị tra khảo và bị một cao thủ làm việc cho người Mông Cổ và có liên hệ với Thành Khôn đánh bằng Huyền Minh Thần Chưởng nên bị nội thương trầm trọng. Trương Tam Phong và các đồ đệ ông trong phái Võ Đương đã cổ gắng cứu chữa cho Trương Vô Kỵ. Võ công của phải Võ Đương vốn phát xuất từ CỬU DƯƠNG CHƠN KINH nhưng phải này chỉ có được một phần ba của kinh ấy, hai phần ba còn lại thì một do phái Thiếu Lâm và một do phái Nga Mi nắm giữ. Vì không biết hết CỬU DUƠNG CHƠN KINH, phái Võ Đương không chữa được nội thương cho Vô Kỵ . Lòng thương đứa con của đệ tử mình đã làm cho Trương Tam Phong chịu nhục đến chùa Thiếu Lâm nhờ chùa này dạy cho Vô Kỵ phần CỬU DƯƠNG CHƠN KINH của họ.

Nhà sư Viên Chân được chùa Thiếu Lâm giao cho nhiệm vụ này chính là Thành Khôn. Khi dạy Trương Vô Kỵ học phần CỬU DUƠNG CHƠN KINH của phái Thiếu Lâm, ông biết rằng cậu bé này do phe mình đánh cho bị nội thương nên đã đả thông kỳ kinh bát mạch cho cậu. Việc đả thông kỳ kinh bát mạch như vậy thường thì làm cho người luyện nội công tăng thêm khả năng rất nhiều, nhưng trong trường hợp Trương Vô Kỵ, nó lại làm cho khí hàn độc của Huyền Minh Thần Chưởng thâm nhập vào tạng phủ và khó chữa hơn. Để cứu cậu bé Trương Vô Kỵ, Trương Tam Phong đã gởi cậu đến một danh y thời đó là Hồ Thanh Ngưu trị liệu. Tuy không lành bịnh, Trương Vô Kỵ đã nhơn cơ hội học được về nghề y và về các chất độc.

Sau đó, vì nhận lời một người sắp chết là Kỷ Hiểu Phù, cậu bé Trương Vô Kỵ đã đưa con gái của bà này đến núi Côn Luân. Trên đường về, cậu gặp một gia đình võ lâm gạt gẫm cậu để bảo cậu đưa đi kiếm Tạ Tốn. Nhưng cậu tình cờ biết được chân tướng những người này nên chạy trốn rồi lọt vào bên trong một thung lũng cách biệt thế giới bên ngoài. Tại đó, Trương Vô Kỵ ăn được những con nhái huyết có chất chí dương nên nhẹ bịnh đi. Đồng thời, cậu nhờ chữa bịnh cho một con vượn già mà lấy được cả quyển CỬU DUƠNG CHƠN KINH . Nhờ luyện theo kinh này, chẳng những cậu hết bị nội thương mà còn tăng thêm công lực.

Khi trở ra thế giới bên ngoài, Trương Vô Kỵ đã được đưa vào căn cứ của Minh Giáo trong lúc căn cứ đó đương bị người các đại môn phái đến đánh. Nhờ đối đầu với Viên Chân, Trương Vô Kỵ hoàn thành được Cửu Dương Thần Công. Sau đó, ông lọt vào nơi bí mật của Minh Giáo và luyện được Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Ngoài ra, Trương VÔ Kỵ đã gặp lại Trương Tam Phong khi ông này vừa hoàn thành hai môn Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm Pháp. Vị Tổ Sư của phái Võ Đương đã đem dạy hết hai môn đó cho Trương Vô Kỵ. Về sau, trong khi phải đương đầu lại các sứ giả của Minh Giáo nước Ba Tư, Trương Vô Kỵ lại bổ túc được võ công của Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Vậy, do sự ngẫu nhiên, Trương Vô Kỵ đã học được đến tột bực các môn tuyệt nghệ phát xuất từ ba dân tộc lớn: dân tộc Trung Hoa (với Thái Cực Quyền Kiếm Pháp do Tổ Sư phái Võ Đương là Trương Tam Phong sáng tạo), dân tộc Ấn Độ (với CỬU DUƠNG CHƠN KINH do Đạt Ma Tổ Sư phái Thiếu Lâm sáng tạo) và dân tộc Ba Tư (với Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp)

Vì cha là người của phải Võ Đương là một đoàn thể được cho là chánh phải, cỏn mẹ lại là người của Bạch Mi Giáo, một chi nhánh từ Minh Giáo mà tách ra, Trương Vô Kỵ rất muốn cho Minh Giáo và các chánh phái hoà giải nhau. Lúc đến căn cứ của Minh Giáo, ông được biết rằng đó là một đoàn thể đứng đắn và có tinh thần ái quốc. Sở dĩ nó bị chống đổi là vì một phần do sự hiểu lầm, một phần do chỗ có vài phần tử làm bậy. Khi biết được việc này thì Trương Vô Kỵ đã có một võ công siêu tuyệt nhờ luyện được Cửu Dương Thần Công và Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Nhờ đó, ông đã cứu được Minh Giáo khỏi bị tiêu diệt và được tôn làm Giáo Chủ. Trong cuộc chiến đấu với các chánh phái tại căn cứ Minh Giáo, Trương Vô Kỵ đã gác bỏ một bên các mối hận thù riêng và cố tìm cách bảo vệ danh dự các phái đó nên đã hóa giải được một phần thù hận. Sau đó, ông đã tổ chức Minh Giáo lại cho có kỷ luật hơn và tránh các hành động tàn bạo bất nhân, rồi lại cứu các chánh phái bị khốn đốn vì Thành Khôn ngầm liên kết với người Mông Cổ để triệt hạ. Do đó, các chánh phái đã nhận Trương Vô Kỵ làm Minh Chủ Võ Lâm. Riêng phái Nga Mi vì chủ trương của Diệt Tuyệt Sư Thái nên lúc đầu không chấp nhận sự lãnh đạo của Trương Vô Kỵ, nhưng cuối cùng, Châu Chỉ Nhược cũng đã trao cho ông chức Chưởng Môn Nhơn của phái này.

Với sự yểm trợ của nhiều môn phái, Trương Vô Kỵ đã cứu được Tạ Tốn khỏi bị giết. Ông này cuối cùng đã đánh nhau với Thành Khôn và làm cho Thành Khôn bị mù mắt để trả thù, nhưng không giết Thành Khôn, lại còn tự hủy hết võ công để không còn ơn oán gì với Thành Khôn nữa. Phần Trương Vô Kỵ thì lấy được các bí kíp trong đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên.

Với tư cách Minh Chủ Võ Lâm, Trương Vô Kỵ là nhơn vật cầm đầu công cuộc nổi lên để đánh người Mông Cổ . Ông đã trao cho Từ Đạt là một đại tướng của Minh Giáo tham dự phong trào giải phóng người Hán, bộ VŨ MỤC DI THƯ là bí kíp về việc hành quân do Nhạc Phi sáng tác. Nhưng về sau, Châu Nguyên Chương (sau này là Minh Thái Tổ) đã vì muốn giành địa vi lãnh đạo mà ngầm chống lại Trương Vô Kỵ. Hai thuộc hạ mà Trương Vô Kỵ rất mến là Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân đã đứng về phía Châu Nguyên Chương. Với võ công của mình, Trương Vô Kỵ có thể sát hại những thuộc hạ trong Minh Giáo đã chống lại ông vì lòng tham danh vọng và quyền lợi. Nhưng ông nhận thấy rằng công cuộc chống người Mông Cổ đương tiến triển khả quan, mà những người trong Minh Giáo theo phe Châu Nguyên Chương lại đương lãnh trọng trách trong việc đánh nhau với quân Mông Cổ. Nếu ông sát hại họ, công việc giải phóng dân Hán khỏi ách thống trị Mông Cổ có thể thất bại. Do đó, ông đã bỏ chức Giáo Chủ Minh Giáo và lui về ở ẩn.

Trên con đường lưu lạc của mình, Trương Vô Kỵ đã gặp nhiều thiếu nữ yêu thương mình và lòng ông cũng nhiều lúc phân vân , không rõ là mình chú tâm đền người nào nhiều nhất. Do đó, cuộc đời tình ái của ông cũng rất phức tạp.

1- Một trong những người đã yêu ông là Hân Ly, con gái của cậu ông. Cô này đã vì binh mẹ mà giết một người vợ lẽ của cha. Do đó, cô bị cha muốn sát hại và được thầy là Kim Hoa Bà Ba cứu. Cô gặp Trương Vô Kỵ lúc ông này còn nhỏ và bị nội thương. Cô muốn ép cậu bé Vô Kỵ về đảo Linh Xà để thầy mình chữa tri cho cậu. Nhưng cậu đã từ khước và cắn ngón tay cô để khỏi bị cô bắt. Cô yêu Vô Kỵ nhưng tưởng là cậu này đã chết. Về sau khi gặp lại Trương Vô Kỵ cô không nhận ra ông và đến lúc nhận ra thì cô đã điên điên rồ rồ chỉ nghĩ đến cậu Trương Vô Kỵ bé nhỏ đã cắn tay mình mà không yêu Trương Vô Kỵ đã trưởng thành.

2- Người thứ nhì yêu Trương Vô Kỵ là Tiểu Siêu, con gái của Kim Hoa Bà Bà . Bà nay vốn là một trong Thanh Sứ Nữ của Minh Giáo Ba Tư được đoàn thể này giao cho sứ mạng đi Trung Quốc để tìm bí quyết của Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp . Vì đã có chồng, bà không còn làm Thánh Sứ Nữ được nữa nên trao chức vụ này lại cho con và sai con đến căn cứ của Minh Giáo để thi hành sứ mạng của mình. Chính nhờ Tiểu Siêu giúp đỡ mà Trương Vô Kỵ gặp được miếng da dê ghi bí quyết về Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp. Tiểu Siêu yêu Trương Vô Kỵ và quyết tâm ở gần ông mãi mãi. Nhưng về sau, để cứu mẹ khỏi bị Minh Giáo Ba Tư hỏa thiêu vì tội thất trinh, Tiểu Siêu đã nhận làm Giáo Chủ Minh Giáo của Ba Tư và trở về nước này.

3- Người thứ ba yêu Trương Vô Kỵ là Châu Chỉ Nhược, đệ tử Diệt Tuyệt Sư Thái, Chưởng Môn Nhơn phái Nga Mi. Cô đã gặp cậu bé Trương Vô Kỵ lúc cậu bé này bị nội thương. Về sau, cô đã yêu Trương Vô Kỵ. Nhưng thầy cô là Diệt Tuyệt Sư Thải khi truyền chức Chưởng Môn Nhơn phái Nga Mi cho cô bà đã bắt cô thề độc là không được lấy Trương Vô Kỵ, mà còn phải dùng sắc đẹp để mê hoặc Trương Vô Kỵ hầu thực hiện sứ mạng của môn phái mình. Người thành lập môn phái này vốn là Quách Tường, con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Cha mẹ bà đã bị nạn khi quân Mông Cổ hạ thành Tương Dương. Nhưng trước đó, hai người đã trao thanh trao Đồ Long cho con trai là Quách Phá Lỗ và kiếm Ỷ Thiên cho con gái là Quách Tường. Quách Phá Lỗ đã tử nạn cùng với cha mẹ. Quách Tường thì còn sống sót và thành lập phái Nga Mi . Bà biết được sự bí mật của đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên và bí mật này đã được các Chưởng Môn Nhơn liên tiếp của phái này truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác.

Diệt Tuyệt Sư Thái dạy Châu Chỉ Nhược tìm đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên rồi dùng hai võ khí này chặt vào nhau làm cho cả hai cùng gảy và lấy các bí kíp giấu bên trong. Sau đó, Châu Chỉ Nhược phải lấy bí kíp võ công để tự luyện thành võ lâm cao thủ số một, làm rạng rỡ cho phái Nga Mi, còn bí kíp về hành quân thì giao cho một người lương thiện và có lòng yêu nước để họ tập luyện cho có đủ khả năng đánh đuổi quân Mông Cổ khỏi Trung Quốc. Vì kiếm Ỷ Thiên lọt vào tay Triệu Minh còn đao Đồ Long thì do Tạ Tốn nắm giữ mà cả hai đều có mối liên hệ mật thiết với Trương Vô Kỵ nên Diệt Tuyệt Sư Thái bảo Châu Chỉ Nhược lợi dụng Trương Vô Kỵ để lấy các võ khí đó.

Châu Chỉ Nhược đã làm theo ý Diệt Tuyệt Sư Thái và đã lấy được các bí kíp, rồi luyện tập theo CỬU ÂM CHƠN KINH. Nhưng vì muốn mau giỏi cô đã cho học phần thấp nhứt của kinh này và có những ngón đòn độc hại mà không có đủ công lực cần thiết. Mặt khác, cô vẫn còn yêu thương Trương Vô Kỵ. Để được két hôn với ông, cô đã tìm cách hại Hân Ly và đổ tội cho Triệu Minh. Nhưng các hành động của cô đã bị Triệu Minh và Tạ Tốn biết và lần lần vạch ra cho Trương Vô Kỵ thấy. Cuối cùng, Châu Chỉ Nhược đã nói hết tâm sự của cô cho Trương Vô Kỵ biết. Cô cũng thành thật xin lỗi Hân Ly, trao chức Chưởng Môn Nhơn phái Nga Mi cho Trương Vô Kỵ rồi cắt tóc đi tu.

4. Phần Triệu Minh thì là con một thân vương Mông Cổ và đã được phong làm quận chúa. Lúc đầu, cô phục vụ triều đình Mông Cổ và tìm cách gây sự xung đột giữa các môn phái người Hán, lại dùng những thủ đoạn tàn độc để sát hại người của các môn phái ấy. Nhưng sau khi gặp Trương Vô Kỵ, cô lại yêu ông. Vì mối tình này, Triệu Minh đã bỏ gia đình mình và hết sức giúp đỡ Trương Vô Kỵ. Tuy có lúc cũng oán hận và e sợ cùng nghi kỵ Trịệu Minh, thật sự, Trương Vô Kỵ đã yêu Triệu Minh hơn hết và cuối cùng, khi mọi sự nghi ngờ đã giải tỏa hết, hai người đã kết hôn với nhau, lúc Trương Vô Kỵ rời bỏ võ lâm để đi ở ẩn.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#45
IX- LỊNH HỒ XUNG

[Image: 160929-gamelandvn-cuuamchankinh-01.jpg]


Lịnh Hồ Xung nguyên là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ và được vợ chồng Nhạc Bất Quần, Chưởng Môn Nhơn phái Hoa Sơn đem về nuôi và cho làm đệ tử . Họ đã hết lòng dạy dỗ nên Lịnh Hồ Xung công lực và võ nghệ khá cao và được xem là đại đệ tử của Nhạc Bất Quần. Nhưng Lịnh Hồ Xung đã sống trong lúc có những cuộc xung đột lớn trong giới võ lâm, đặc biệt nhất là cuộc xung đột giữa Triều Dương Thần Giáo bị gọi là Ma Giáo và các môn phái khác được gọi là chánh phái. Vốn là người lánh tình phóng khoáng và chuộng lẽ phải, ông không thể khép mình trong sự giáo huấn có tánh cách chật hẹp của thầy. Khi theo thầy đi công tác, ông đã có dịp nhận thấy rằng trong tổ chức bị gọi là Ma Giáo, có những người tốt, và trong các đoàn thể tự xưng là chánh phái, cũng có người tham lam gian ác. Vì đó ông đã không cương quyết xem tất cả người của Ma Giáo là thù địch như Nhạc Bất Quần dạy và điều này làm cho Nhạc Bất Quần không hài lòng.

Mặt khác, nhơn lúc bị thầy phạt lên sám hối trên đỉnh Hoa Sơn, Lịnh Hồ Xung tình cờ khám phá được một thạch động bí mật trong đó các cao thủ Ma Giáo đã khắc trên vách đá những đồ hình dạy cách phá các chiêu thức của các kiếm phái ở năm hòn núi lớn. Ông đã học theo các thế kiếm trong đồ hình này đề đối phó với một địch thủ giỏi hơn mình là Điền Bá Quang. Trong dịp đánh nhau với ông này, Lịnh Hồ Xung gặp lại Phong Thanh Dương, một vị tiền bối phái Hoa Sơn, nhưng thuộc phe Kiếm Tông là phe đối nghịch lại phe Khí Tông của Nhạc Bất Quần. Vi tiền bối này đã dạy cho Lịnh Hồ Xung nguyên tắc “vô chiêu thắng hữu chiêu và kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm của Độc Cô Cầu Bại để lại. Với các kỳ ngộ này, Lịnh Hồ Xung đã tiến bộ thêm nhiều về kiếm thuật. Nhưng việc ông học thêm các võ công ngoài sự chỉ dạy của thầy làm cho Nhạc Bất Quần càng bất mãn ông nhiều hơn. Sự bất mãn này đã trở thành sự ghét bỏ khi Nhạc Bất Quần nghi Lịnh Hồ Xung đã hạ sát một sư đệ là Lục Đại Hữu và lấy TỬ HÀ BÍ LỤC là bí kíp dạy môn nội công đặc biệt của môn phái mình.

Về mặt võ thuật, Lịnh Hồ Xung càng càng ngày càng xa thầy là Nhạc Bất Quần. Khi đấu với một cao thủ phe Kiếm Tông đến Hoa Sơn để tranh chức Chưởng Môn Nhơn với Nhạc Bất Quần, Lịnh Hồ Xung đã bị đánh trọng thương. Để chữa thương cho ông, sáu quái nhơn có nội công rất cao thâm là Đào Cốc Lục Tiên đã dồn chơn khí vào người ông. Nhưng các quái nhơn này đã không thông y lý mà lại còn không đồng ý nhau nên kết quả là làm cho Lịnh Hồ Xung bị thêm nội /hương trầm trọng. Sau đó, cũng để chữa thương cho ông, Bát Giới Hoà Thường lại cho thêm vào hai luồng chơn khí để chế ngự sáu luồng của Đào Cốc Lục Tiên. Hai luồng chơn khí này đã giúp Lịnh Hồ Xung tạm bớt đau đớn. Nhưng vì các luồng chơn khí được dồn vào mình Lịnh Hồ Xung khác nhau và khác nội lực riêng của ông nên tất cả các luồng chơn khí trong mình ông đã xung đột với nhau thành ra ông còn bị nội thương nặng hơn. Ông không còn vận chơn khí được như là người không có chút nội lực nào và chỉ gắng sức một chút là trong ngực nhộn nhạo rất khó chịu. Về sau, Lịnh Hồ Xung được đưa lên chùa Thiếu Lâm đề nhờ các cao tăng trong chùa này chữa trị. Phương Sinh Đại Sư của chùa Thiếu Lâm đã dồn chơn khí của ông vào người Lịnh Hồ Xung. Nhưng cuối cùng, ông cũng chịu thua và cho Lịnh Hồ Xung biết rằng ông không đủ sức hóa giải các luồng chơn khí đã có trong mình Lịnh Hồ Xung, thành ra việc ông dồn chơn khí cho Lịnh Hồ Xung như vậy chỉ kéo dài thọ mạng cho Lịnh Hồ Xung trong một thời gian mà thôi.

Sau đó, vì tham dự một cách vô tình vào âm mưu của một cao thủ Triệu Dương Thần Giáo là Hướng Vấn Thiên để giải thoát Nhậm Ngã Hành là vị Giáo Chủ tiền nhiệm của tổ chức này, Lịnh Hồ Xungđã bị nhốt thay Nhậm Ngã Hành trong một nhà ngục dưới đáy Tây Hồ, rồi tình cờ phát giác được bí quyết của Hấp Tinh Đại Pháp mà Nhậm Ngã Hành đã khắc trên tấm ván sắt dùng làm giường nằm cho mình. .Nguyên tắc của phép này vốn là thâu hút nội lực người khác vào cơ thể mình rồi hóa tán nó ra đề dùng. Nhờ học được yếu quyết của Hấp Tinh Đại Pháp, Lịnh Hồ Xung đã hóa tán lần các luồng chơn khí trong người và chẳng những hết khó chịu mà còn tăng thêm công lực.

Tuy nhiên, Hấp Tinh Đại Pháp không hoàn toàn chế phục được các luồng chơn khí ngoại lai và thỉnh thoảng các luồng chơn khí ấy lại phát tác làm cho Lịnh Hồ Xung đau đớn không thể chịu được. Nhưng cuối cùng, Linh Hổ Xung đã hoàn toàn bình phục nhờ luyện được DỊCH CÂN KINH . Đó là một bí thuật của chùa Thiếu Lâm và Lịnh Hồ Xung đã từng từ chối không chịu học bí thuật ấy vì không nhận làm đệ tử Thiếu Lâm. Để cứu ông, Phương Trượng chùa Thiếu Lâm là Phương Chứng Đại Sư đã phải bảo đó là phép luyện tập của một tiền bối phái Hoa Sơn là Phong Thanh Dương chỉ và Lịnh Hồ Xung chấp nhận luyện theo nó để tự chữa thương cho minh.

Trên đường phiêu lưu của mình, Lịnh Hồ Xung đã có dính dáng nhiều đến Triêu Dương Thần Giáo nên bị Nhạc Bất Quần chánh thức trục xuất khỏi phái Hoa Sơn. Đã vậy, sau khi đánh cắp TỊCH TÀ KIẾM PHỔ của một đệ tử khác là Lâm Bình Chi, Nhạc Bất Quần còn vu cho Lịnh Hồ Xung làm công việc xấu xa này. Thái độ của Nhạc Bất Quần làm cho Lịnh Hồ Xung rất đau khổ, vì ngoài tình thầy trò với Nhạc Bất Quần, Lịnh Hồ Xung còn tha thiết yêu Nhạc Linh San là con gái Nhạc Bất Quần. Tuy nhiên, ông cũng biết là không thể kết hôn với cô này được, vì tuy thương mến ông, cô đã xem ông như một người anh và chỉ yêu Lâm Bình Chi mặc dầu Lâm Bình Chi không thật sự yêu cô.

Trong khi còn được xem là đại đệ tử của Nhạc Bất Quần, Lịnh Hồ Xung đã cứu được một đệ tử của phái Hằng Sơn là Nghi Lâm khỏi bị Điền Bá Quang làm ô nhục nên cô này rất yêu ông. Nhưng vì cô đã xuất gia mà rất tin tưởng nơi đạo nên không nhận hoàn tục để kết hôn với ông, mặc dầu cha mẹ cô muốn như vậy và đã toan bức bách Lịnh Hồ Xung phải cưới cô làm vợ, dầu cho là vợ lẽ.

Người thiếu nữ thử nhì yêu Lỉnh Hồ Xung tha thiết sau khi ngẫu nhiên gặp ông, nhưng không bị tín ngưỡng ngăn trở, là Nhậm Doanh Doanh. Lúc hai người mới quen biết nhau, thân phụ Nhậm Doanh Doanh là Nhậm Ngã Hành còn bị giam giữ trong ngục thất. Nhưng người đã cướp đoạt ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo của ông là Đông Phương Bất Bại không muốn cho người khác biết là mình đã hại Nhậm Ngã Hành nên đã rất nuông chiều Nhậm Doanh Doanh. Cô này thường xin được thuốc giải chất độc trong Tam Thi Não Thần Đơn mà Triêu Dương Thần Giáo bắt người ta uống để kềm chế. Do đó, cô rất được các hào khách trong giới giang hồ kính trọng và sợ hãi. Các hào khách này biết Nhậm Doanh Doanh yêu Lịnh Hồ Xung nên cũng hết sức tôn trọng ông và tìm mọi cách chữa nội thương cho ông, nhưng họ đã không thành công. Chính Nhậm Doanh Doanh sau khi thấy tánh mạng Lịnh Hồ Xung có thể lâm nguy nên đã đưa ông đến chùa Thiếu Lâm để nhờ các cao tăng của chùa này chữa tri, mặc dầu cô đã sát hại người của chùa này và chắc chắn là sẽ bị bắt giữ khi đến đó.

Khi đã học được Hấp Tinh Đại Pháp và có công lực cao siêu, và biết được rằng Nhậm Doanh Doanh bị giam ở chùa Thiếu Lâm, Lịnh Hồ Xung đã quản lãnh mấy ngàn hào khách giang hồ đến chùa này đề giải cứu cho cô. Sau đó, ông lại cùng Nhậm Doanh Doanh giúp Nhậm Ngã Hành triệt hạ Đông Phương Bất Bại để trở lại làm Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo. Nhưng mặc dầu Nhậm Ngã Hành hứa gả Nhậm Doanh Doanh cho ông, Lịnh Hồ Xung vẫn không chấp nhận gia nhập Triêu Dương Thần Giáo. Dầu vậy, sự liên hệ chặt chẽ với người của giáo phái này đã làm cho Lịnh Hồ Xung bị các Kiếm Phái Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn và Hoa Sơn nhìn với cặp mắt thiếu thiện cảm. Chỉ có phái Hằng Sơn vẫn ủng hộ Linh Hồ Xung vì đã được ông tận lực giúp đỡ khi phái này bị Chưởng Môn Nhơn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền uy hiếp để bắt buộc phải tự giải tán và gia nhập Ngũ Nhạc Kiếm Phái mà Tả Lãnh Thiền sẽ là Chưởng Môn Nhơn. Đã vậy, khi bị Nhạc Bất Quần đánh cho bị tử thương, Đinh Nhàn Sư Thái của phái Hằng Sơn còn truyền chức Chưởng Môn Nhơn của phái này cho Lịnh Hồ Xung.

Phần Phương Trượng chùa Thiếu Lâm là Phương Chứng Đại Sư và Chưởng Môn Nhơn phái Võ Đương là Xung Hư Đạo Trưởng thì thấy rõ là sau khi thống nhất các kiếm phái của năm hòn núi lớn, Tả Lãnh Thiền sẽ tiến lên, tìm cách chế ngự đoàn thể mình . Bởi vậy, họ đã khuyến khích Lịnh Hồ Xung giành lấy chức Chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái đề giữ sự hòa hảo với họ. Tuy nhiên, khi đến Tung sơn để tham dự cuộc tranh chức Chưởng Môn Nhân này, Lịnh Hồ Xung đã vì muốn nhường nhịn Nhạc Linh San mà để cho mình bị thương. Do đó, cuối cùng chức Chưởng Môn Nhơn Ngũ Nhạc Kiếm Phái đã về tay Nhạc Bất Quần. Nhưng trong khi đấu với Tả Lãnh Thiền để tranh đoạt chức đó, Nhạc Bất Quần đã cho mọi người thấy rằng ông ta còn gian xảo độc ác và có âm mưu thân hiểm hơn Tả Lãnh Thiền. Bởi đó, Lịnh Hồ Xung không còn tôn kính và thương mến ông ta nữa.

Sau đó, Nhạc Bất Quần đã bị cả Tả Lãnh Thiền lẫn Triêu Dương Thần Giáo tìm cách triệt hạ. Các âm mưu và kế hoạch của ông ta chỉ đưa đến cái chết của nhiều cao thủ trong các kiếm phải đã theo ông ta. Phần ông ta cũng đã bị Nghi Lâm giết khi đã mất nội lực thành ra Nghi Lâm đã vô tình trả thù được cho Đinh Nhàn Sư Thái. Lúc ấy, trong năm kiếm phái của các hòn núi lớn, chỉ còn có phái Hằng Sơn. Nhậm Ngã Hành đã định kề hoạch mở cuộc tấn công cả phái này lẫn hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương, nhưng lại thình lình chết vì bạo binh. Nhậm Doanh Doanh kế vi Giáo Chủ đã chủ trương hoà giải với các môn phái khác và chánh sách này được Hướng Vấn Thiên noi theo khi Nhậm Doanh Doanh từ nhiệm để kết hôn với Lịnh Hồ Xung lúc ấy cũng đã trao quyền Chưởng Môn Nhơn của phái Hằng Sơn cho một người đệ tử của phái này.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply