NÓI VỀ CỤM TỪ “MÚT CHỈ CÀ THA”.....
#1
[Image: 291337605-1188063038715724-7976878072625188290-n.jpg]
Tác giả:Trần Định Tường-Đinh Trực sưu tầm

Tìm hiểu về nghĩa của cụm từ “mút chỉ cà tha” trên Google, tôi thấy hầu như các giải thích đều cho rằng đây là một khẩu ngữ Nam Bộ dùng để chỉ vùng đất xa xôi hẻo lánh, hoặc chỉ khoảng cách xa, mơ hồ, không xác định được giới hạn được về không gian, thời gian cụ thể, rất mông lung khó xác định...

Về cá nhân, tôi không nghĩ như vậy:

Theo từ điển Cam Bốt (Campuchia) - Pháp của J. B. Bernard, thì nghĩa từ "cà tha" là phiên âm từ chữ Cam Bốt "katha", có giải nghĩa là một loại "bùa" (bùa chú). Người bình dân có thể hiểu đây là các loại bùa của người Khmer dùng để hộ mạng, nó có một nguồn năng lượng giúp thân chủ tránh được các tai ương và tránh được tà ma, quỷ dữ...

Ngày xưa, một số gia đình ở Nam Bộ thường đến chùa để xin "bùa cà tha" (nói hơi thừa, có thể chỉ dùng từ "cà tha" là đủ) về đeo cho mấy đứa con nít trong nhà...

Ngày còn nhỏ, tôi có dịp quan sát những dây cà tha, thấy nó có dạng là những miếng vải màu được gói tém lại thành những miếng tam giác, hay tứ giác nhỏ, miếng vải này được gắn vào một sợi chỉ ngũ sắc để cột quanh cổ người đeo. Sợi chỉ màu và cái gói vải nhỏ phải được các sư, các lục trong chùa “sên bùa” trước khi ban phát cho người dân đến xin. Có khi dây cà tha chỉ là một sợi chỉ ngũ sắc cột quanh cổ tay.

Vì "bùa cà tha" đóng vai trò là bùa hộ mạng nên nó có ý nghĩa rất quan trọng, mất bùa coi như là tính mạng của người đeo sẽ gặp nguy hiểm. Vì thế người lớn thường dặn con nít phải giữ dây cà tha bên mình cho kĩ, tránh làm mất...

Tuy nhiên, con nít thời nào cũng hay thường ham chơi, và có một số đứa vì quá mê chơi nên để sứt dây cà tha lúc nào cũng không biết. Đến khi về báo lại thì một số người lớn trong nhà thường lắc đầu ngán ngẫm, tiện thể phán luôn một câu: “Chơi gì đến nỗi mất chỉ cà tha!”, hoặc có khi là: "Chơi gì đến nỗi sứt chỉ cà tha...!".

Theo thời gian, cụm từ “mất chỉ cà tha” hay "sứt chỉ cà tha" bị biến âm thành "sút chỉ cà tha", rồi dần dần ra “mút chỉ cà tha”. Và hàm ý của cụm từ “mút chỉ cà tha” là muốn nói về sự mê chơi, chơi quên trời quên đất, hay nói theo người miền Nam là chơi bạt mạng, chơi quên đường về.

Đây chính là cách hiểu của tôi...!

Reply
#2
(2022-07-02, 07:00 PM)Ech Wrote: ............

Đây chính là cách hiểu của tôi...!

Còn đây là cách hiểu của tui:

- Sứt chỉ cà-tha hay Đứt chỉ ca-tha hay Mút chỉ ca-tha đều là khẩu ngữ của người Nam Bộ. Trong đó đồng ý cà-tha là một loại bùa của người Campuchia. 

- Có thể ban đầu là hai chữ Sứt chỉ hay Đứt chỉ đi kèm với chữ cà-tha nhằm ám chỉ đến việc mê chơi của con nít nhưng khi gọi trái qua chữ Mút chỉ ca-tha thì khẩu ngữ này nó lại mang ý nghĩa khác, ý muốn nói đi về một nơi nào đó xa lắc xa lơ mà chưa chắc biết được ngày về . 

Một trong những cụm từ đồng nghĩa với cụm từ nói trên theo khẩu ngữ của người Miền Nam là cụm từ "Mút mùa lệ thủy", trong đó hai chữ lệ thủy không viết hoa, nhằm chỉ đến một khoảng thời gian rất lâu, tỷ như trong câu : "Anh tao bị đi học tập mút mùa lệ thủy" hay "Cho mày đi cải tạo mút mùa lệ thủy luôn!." chẳng hạn. 

Trong đó ai cũng hiểu chữ lệ thủy nói trên nhằm nhắc tới nghệ sỹ cải lương nổi tiếng Lệ Thủy, còn hai chữ đầu, Mút mùa, có thể ý nói Cô ấy ca một câu vọng cổ vừa hay vừa dài, chờ lúc xuống xề chắc phải hết một mùa trong năm vậy.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Sau này trong làng cải lương xuất hiện nhiều nghệ sỹ hát một câu dài hơn 100 chữ, tỷ như nghệ sỹ Phương Hăng chẳng hạn. Khi đó không biết nên gọi là Mút gì cho đúng, "Mút năm không dứt" hay "Mút kẹo cả đời"?... 

Becuoi

Vài hàng góp ý cho vui. Cảm ơn.
Love is now or never...
Reply